Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

28/10/202118:48(Xem: 7209)
Tuần 4
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 4 THÁNG 10, 2021)
 
Diệu Âm lược dịch

 

ẤN ĐỘ: Khánh thành phi trường quốc tế phục vụ mạng mạch du lịch

Phật giáo tại Kushinagar (Câu Thi Na)

Thủ tướng Narendra Modi đã khánh thành phi trường quốc tế Kushinagar vào ngày 20-10 (nhằm Ngày Abhidhamma – Ngày Đức Phật từ thượng giới về lại cõi trần) trước sự chứng kiến ​​của  Thống đốc bang Uttar Pradesh (UP) Yogi Adityanath, và đại diện từ 12 quốc gia, trong đó có phái đoàn Tích Lan do bộ trưởng Bộ Thể thao Namal Rajapaksa, con trai của Thủ tướng Mahinda Rajapaksa, làm trưởng đoàn.

Phi trường ở phía đông UP nói trên là phi trường quốc tế thứ ba tại bang, sẽ chủ yếu phục vụ tuyến du lịch Phật giáo. Chuyến bay của Hàng không Tích Lan chở các nhà sư và các vị chức sắc là chuyến đầu tiên hạ cánh xuống phi trường này.

Trong số các cuộc hành hương Phật giáo quan trọng nhất, Kushinagar là nơi Đức Phật đạt giác ngộ vào năm 483 trước Công nguyên.

Cuộc khai quật đầu tiên ở Kushinagar được thực hiện bởi Alexander Cunningham và ACL Carlleyle, những người đã khai quật bảo tháp chính và bức tượng Phật Nằm dài 6 mét vào năm 1876. Kushinagar là một trong số rất ít những nơi ở Ấn Độ có tượng Phật Nằm.

(NewsNow – October 22, 2021)

 

TinTuc_PGTG_2021-10-4-000TinTuc_PGTG_2021-10-4-001

Phi trường quốc tế phục vụ mạng mạch du lịch Phật giáo tại Kushinagar (Câu Thi Na)
Photos: Google
TinTuc_PGTG_2021-10-4-002
 
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến thăm chùa Mahaparinirvana ở Kushinagar, nhân Ngày Abhidhamma ( 20-10-2021)
Photo: PTI

 

 

PAKISTAN: Mục 144 áp đặt để bảo vệ các di sản Phật giáo ở Malakand

Peshawar, Pakistan - Một nhóm phối hợp của chính quyền quận và Cục Khảo cổ và Bảo tàng KP hôm thứ Sáu đã ngừng các hoạt động xây dựng và khai quật gây nguy hiểm cho sự an toàn của các di sản Phật giáo nằm trong khu vực Qulangi, quận Malakand.

Hành động này được thực hiện sau khi người dân địa phương nêu rõ vấn đề hoạt động bất hợp pháp gần các địa điểm khảo cổ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các di sản Phật giáo này.

Altaf Sheikh, Phó Ủy viên quận Malakand, cùng với Trợ lý Ủy viên, các quan chức Cục Doanh thu và Khảo cổ học đã đến thăm các địa điểm khảo cổ có liên quan và đã buộc dừng hoạt động phi pháp bằng cách thực thi Mục 144 để bảo tồn và khôi phục di sản lịch sử.

Nhóm quan chức này cũng đã tổ chức một cuộc họp tại chỗ với những người lớn tuổi địa phương để nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc phát triển và quảng bá các địa điểm du lịch địa phương.

Giám đốc Khảo cổ học và Bảo tàng KP, Tiến sĩ Abdul Samad, cho biết có hơn 6,000 địa điểm khảo cổ và di sản ở Khyber Pakhtunkhwa. Ông nói rằng vào năm 1980 UNESCO đã tuyên bố di tích Takht Bhai tại KP là di sản thế giới, nơi có hàng ngàn phế tích của Phật giáo.

(nation.com.pk – October 23, 2021)

 

TinTuc_PGTG_2021-10-4-003

Di tích tổ hợp tu viện Phật giáo Takht Bhai tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan
Photos: Google

 

 

 

NHẬT BẢN: Phục chế 2 tượng hộ pháp ‘Nio’ ở chùa Enkakuji, Naha

Naha, Okinawa - Một cặp tượng thần Phật giáo “Nio”, từng đứng gác tại đền Enkakuji ở thành phố Naha từ thế kỷ 15 cho đến khi chúng bị phá hủy trong Thế chiến II, đã được phục hồi trong một dự án kéo dài 6 năm.

Các nhân viên phục chế chỉ có 13 mảnh vỡ của bản gốc để hướng dẫn họ, bao gồm cả các mảnh của một chân, các cánh tay và phần ngực mà cư dân địa phương và những người khác tìm thấy ngay sau chiến tranh.

Nỗ lực này là một phần của dự án “Thu thập và khôi phục di sản văn hóa Vương quốc Ryukyu” của Bảo tàng Nghệ thuật và Bảo tàng Tỉnh Okinawa ở Naha.

Các công nhân của dự án đã phỏng vấn khoảng 20 cư dân địa phương - những người đã nhìn thấy các bức tượng khi chúng vẫn còn nguyên vẹn - và tiến hành phân tích khoa học về các mảnh vỡ.

Thông qua những nỗ lực đó, họ đã xây dựng lại bức tượng “agyo” cao 2.5 mét có vẻ ngoài dữ tợn với miệng há ra, còn bức tượng “ungyo” thì có miệng khép lại.

Cặp tượng thần Nio này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Kyushu ở Dazaifu, tỉnh Fukuoka, như một phần của cuộc triển lãm du lịch có tiêu đề “Tewaza: Tái tạo Văn hóa Thủ công mỹ nghệ Ryukyuan.”

(asahi.com   -   October 22, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-10-4-004TinTuc_PGTG_2021-10-4-005

Tượng hộ pháp “agyo” (bên trái) có vẻ ngoài dữ tợn với miệng há ra, còn tượng hộ pháp  “ungyo” thì có miệng khép lại
TinTuc_PGTG_2021-10-4-006 
Các nhân viên phục chế chỉ có 13 mảnh vỡ của tượng Nio bản gốc để hướng dẫn họ, bao gồm cả các mảnh của một chân, các cánh tay và phần ngực
Photos: Mika Kuniyoshi

 

 

HOA KỲ: Buổi hòa nhạc được phát trực tiếp gây qũy cho Tu viện và Ni viện Phật giáo ở Nepal

Tuệ Âm (WisdomSound), một buổi hòa nhạc kéo dài 75 phút ủng hộ Tu viện Ka-Nying Shedrub Ling và Ni viện Nagi ở Nepal, sẽ được phát trực tiếp trên khắp thế giới vào ngày 8-11-2021.(Trong trận động đất kinh hoàng vào tháng 4 và tháng 5-2015, cả tu viện và ni viện nói trên đều bị thiệt hại nặng nề. Mặc dù vậy, các tu sĩ vẫn tiếp tục tham gia vào các nghi lễ và cầu nguyện hàng ngày của mình, đồng thời hỗ trợ cộng đồng địa phương bằng cách cung cấp cho họ nơi ở rất cần thiết. Các kế hoạch tu sửa 2 viện này đang được vạch ra.)

Trong số các nghệ sĩ hạng A đã tập hợp để gây quỹ cho sự kiện chỉ có một-lần này là Norah Jones, Richard Gere, Laurie Anderson, Jon Batiste, Ban nhạc Steve Miller và Maggie Rogers.

Dự kiến ​​công chiếu qua Mandolin.com cho khán giả toàn cầu lúc 8 giờ tối EST (giờ chuẩn miền Đông Bắc Mỹ), buổi hòa nhạc sẽ có sẵn để xem theo yêu cầu cho đến ngày 22-11-2021. Mặc dù xem miễn phí, nhưng việc đóng góp vẫn được khuyến khích vì chúng sẽ mang lại lợi ích cho mạng lưới các trung tâm và tổ chức quốc tế của Shedrub Mandala.

(Home: Buddhistdoor -  October  24, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-10-4-007

Đền thờ chính của Tu viện Ka-Nying Shedrub Ling, Nepal

Photo: alchetron.com

 

 TinTuc_PGTG_2021-10-4-008

Norah Jones, ca sĩ tham gia buổi hòa nhạc Tuệ Âm

Photo: usatoday.com

 

 

 

 

 

LIÊN BANG NGA: Phong cách kiến trúc đền chùa Phật giáo của Tu viện Kizhinginsky Datsan ở  nước Cộng hòa Buryatia

Tu viện Kizhinginsky Datsan “Dechen Dashi Lhumboling”(Nơi của Núi Cực Lạc An lành) nằm ở Quận Kizhinginsky ở phía nam Cộng hòa Buryatia.

Cũng như hầu hết các tu viện Phật giáo ở nước cộng hòa này, Tu viện Kizhinginsky Datsan là một trong những khu phức hợp đền chùa lớn nhất ở Buryatia, có liên kết với trường phái Gelug của Phật giáo Tây Tạng và là thành viên của Tăng đoàn Phật giáo Nga.

Kizhinginsky Datsan được thành lập vào năm 1758 và ban đầu tọa lạc tại một khu bảo tồn trên sườn núi Shilsan. Đến năm 1853, khu phức hợp đền chùa này mới được xây dựng trên bờ bắc sông Kizhinga - Kizhinginsky Datsan, và trở thành một trong những trung tâm giáo dục Phật giáo chính ở Buryatia.

(Buddhistdoor – October 25, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-10-4-009

Khu phức hợp đền chùa Kizhinginsky Datsan

 

TinTuc_PGTG_2021-10-4-010

Lễ cầu nguyện tại Kizhinginsky Datsan

TinTuc_PGTG_2021-10-4-011

Đại bảo tháp Jarun Khashor và 2 bảo tháp phụ

TinTuc_PGTG_2021-10-4-012

Tượng Phật A Di Đà

TinTuc_PGTG_2021-10-4-013

Đại Bảo tháp Jarun Khashor và câu thần chú Án ma ni bát mê hồng

Photos: Buddhistdoor

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 16002)
Đây là tập sơ thảo về ĐẠO PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT được viết ra để giảng cho sinh viên "Chứng chỉ năm thứ nhất" của Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, niên khóa 1969 - 1970.Mục đích của môn học là nhằm giúp cho sinh viên hiểu biết về nguồn gốc Đạo Phật Việt Nam, từ sơ khai đến hiện đại.
09/04/2013(Xem: 6455)
Thực chất phong trào vận động của Phật Giáo Việt Nam năm 1963 là tự vệ. Sự tự vệ của một tín ngưỡng dân tộc trước chánh sách độc tài cố tín về quyền lợi gia đình và tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm. Để thực hiện chánh sách đó, chế độ Ngô Đình Diệm đã đàn áp dã man và khốc liệt tất cả những gì bị xem là trở lực: các tôn giáo không phải là Thiên Chúa Giáo trên đất này. Hòa Hảo, Cao Đài và rồi Phật Giáo Việt Nam.
09/04/2013(Xem: 59839)
Phật giáo tuy là một hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào nước ta, đã được nhân dân tiếp thu và vận dung vào đời sống dân tộc và đóng một vai trò lịch sử nhất định trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cho nên nghiên cứu lịch sử dân tộc không thể không nghiên cứu lịch sử Phật giáo. Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã trở thành một bộ môn của lịch sử dân tộc.
09/04/2013(Xem: 5738)
Trong thời Pháp thuộc, vì vận mệnh chung cả nước nhà đang suy đồi, lại bị văn hóa Tây phương và ngoại đạo lấn áp, nên Phật Giáo đối với phần đông dân tộc Việt nam như là một tôn giáo hạ đẳng, phụ thuộc, không có nghĩa lý gì.
09/04/2013(Xem: 10646)
Trong thời Pháp thuộc, vì vận mệnh chung cả nước nhà đang suy đồi, lại bị văn hóa Tây phương và ngoại đạo lấn áp, nên Phật Giáo đối với phần đông dân tộc Việt nam như là một tôn giáo hạ đẳng, phụ thuộc, không có nghĩa lý gì.
09/04/2013(Xem: 22770)
Ngày nay, căn cứ các tài liệu (1) và các lập luận khoa học của nhiều học giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ.
09/04/2013(Xem: 16778)
Trải qua những đêm dài dường như bất tận của hàng ngàn năm chịu đựng bao thử thách, cay đắng, tủi nhục với thân phận bị đô hộ bởi phương Bắc, dân tộc Việt Nam vẫn là dân tộc Việt Nam, vẫn là con cháu của những vị Anh hùng dân tộc, của những vị Nữ Vương yêu nước, hiên ngang, dũng cảm, quyết tử để bảo vệ tổ quốc, vẫn là con cháu của vua Hùng, vẫn là “con Hồng cháu Lạc, giống nòi còn biết nhớ mồ ông”.
08/04/2013(Xem: 8679)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
08/04/2013(Xem: 2482)
Đàng Ngoài-Đàng Trong, một giai đoạn bi ai của lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự phân chia đất nước kéo dài trên 170 năm với 7 lần hưng binh đánh nhau khiến cho muôn dân đồ thán. Cục diện huynh đệ tương tàn của hai nhà Trịnh -Nguyễn chưa kết thúc thì tiếp đến cuộc chiến tranh nông dân Tây Sơn lại nổi lên.
01/04/2013(Xem: 4735)
Riêng đối với đạo Phật và dòng sử Việt, công nghiệp của Vua Trần Thái Tông thật là to lớn. Ngoài việc in kinh, xây chùa, tô tượng, đúc chuông; về diện văn hóa, Vua đã viết khóa Hư Lục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]