Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

08/10/201613:40(Xem: 12297)
Tuần 1
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 1 THÁNG 10, 2016)
 
  Diệu Âm lược dịch

 

ẤN ĐỘ: Bộ Du lịch Ấn Độ tổ chức Hội nghị Phật giáo Quốc tế

Từ ngày 2 đến 6-10-2016, Bộ Du lịch Ấn Độ tổ chức một Hội nghị Phật giáo Quốc tế trong một nỗ lực để quảng bá ngành du lịch của đất nước, cũng như thu hút tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới tham dự các hoạt động dành cho tôn giáo này. Những sự kiện chính được tổ chức tại thủ đô New Delhi và hai thánh địa Bồ đề Đạo tràng và Varanasi.

Các đại biểu và các tổ chức từ khắp nơi trên thế giới đã đến New Delhi vào ngày 2-10 để tham dự lễ khai mạc hội nghị. Mục tiêu của hội nghị là kết nối “cộng đồng Phật tử trên toàn thế giới, bao gồm cả tăng đoàn, trong việc hỗ trợ tầm nhìn của Ấn Độ để phát triển các mạng mạch Phật giáo và đánh thức thế giới đến với đất nước Ấn Độ của Đức Phật”, theo bản thời khắc biểu của các sự kiện gởi cho khách mời. Chương trình còn bao gồm các gian hàng triển lãm được tổ chức bởi chính quyền các bang khác nhau, cũng như các chương trình văn hóa để làm nổi bật tiềm năng kinh tế, văn hóa và ngoại giao của các di tích Phật giáo Ấn Độ.

(Buddhistdoor Global – October 3, 2016)

2016-10-01-0000
Ảnh trên: ‘Ni cô hát’ Ani Choying Drolma trình diễn tại lễ khai mạc hội nghị Phật giáo quốc tế ở Ấn Độ
2016-10-01-0001
Ảnh dưới: Các vị khách mời đến từ Pháp và Ba Lan
Photo: Facebook & Shantum Seth

 

 

HOA KỲ: Hội Phật giáo Từ Tế tổ chức buổi hòa nhạc từ thiện nhân lễ kỷ niệm 50 năm thành lập

Hội Từ Tế sẽ tổ chức buổi hòa nhạc từ thiện mang tên “Hàng nghìn Bàn tay Giúp đỡ” để kỷ niệm 50 năm thành lập hội.

Chương trình sẽ diễn ra tại Hội trường David Geffen, 10 Lincoln Center Plaza, New York vào ngày 16-10-2016, với tiết mục chính là vũ điệu “Mơ ước của tôi” do Đoàn Nghệ thuật Những người Khuyết tật Trung Quốc trình diễn. Vũ điệu phi thường này tán dương Đức Quan Âm Bồ tát Nghìn tay, được các nghệ sĩ khiếm thị, khiếm thính và suy yếu thể chất thể hiện.

Tại buổi hòa nhạc từ thiện, các tình nguyện viên Từ Tế cũng sẽ tham gia với các màn trình diễn trên sân khấu nhằm mục đích cổ động các thói quen sống thân thiện với sinh thái và sự tôn trọng đối với trái đất, cũng như giới thiệu tầm quan trọng vô cùng của sự kiên trì và lòng từ bi.

(PRNewswire-USNewswire – October 3, 2016)  

2016-10-01-0002

Poster của buổi hòa nhạc từ thiện “Hàng nghìn Bàn tay Giúp đỡ” do Hội Phật giáo Từ Tế tổ chức tại New York
Photo: PRNewswire-USNewswire

 

 

CAM BỐT: Phật tử Cam Bốt tưởng niệm nạn nhân Khmer Đỏ

Phật tử Cam Bốt đã tổ chức một lễ tưởng niệm tại Bảo tàng Diệt chủng Toul Sleng vào ngày 28-9-2016 để tưởng nhớ các nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ 1975-1978.

Khoảng 100 đến 200 tín đồ Phật giáo có mặt tại bảo tàng đã cầu nguyện và cúng dường chư tăng tiền và thực phẩm.

Không khí thật yên tĩnh và u buồn khi họ vinh danh gần 2 triệu nạn nhận của chế độ cộng sản này. Các nạn nhân đã chết do đói và lao động cưỡng bức, hoặc bị giết trong những cuộc hành hình vì lý do chính trị.

Buổi lễ tưởng niệm nói trên tại nơi trước đây là nhà tù S21 diễn ra trước Ngày Tổ tiên, một lễ hội tôn giáo kéo dài 15 ngày của người Cam Bốt (năm này bắt đầu vào ngày 30-10)  để tỏ sự tôn kính thân nhân quá cố của họ.

(tipitaka.net – October 4, 2016)

2016-10-01-0003

Lễ tưởng niệm nạn nhân Khmer Đỏ tại Bảo tàng Diệt chủng Toul Sleng của Phật tử Cam Bốt
Photo: tipitaka.net

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Karmapa đối thoại với các sinh viên tâm lý học về  cảm xúc của con người

Đức Ogyen Trinley Dorje, Gyalwang Karmapa thứ 17, đã tiếp 20 sinh viên  tâm lý học sau đại học tại Dharamsala, bắc Ấn Độ vào ngày 29-9-2016. Họ sẽ tham dự một chương trình của các cuộc hội kiến đặc biệt với ngài qua 11 ngày. Trong suốt chương trình, các sinh viên và Đức Karmapa sẽ thảo luận và nghiên cứu về cách mà Phật giáo và tâm lý học hiện đại tiếp cận và thông hiểu những cảm xúc khác nhau của con người.

Các cuộc hội kiến của Đức Karmapa với những sinh viên đến từ trường Đại học Ambedkar ở Delhi này sẽ gồm các cuộc thảo luận, trình bày và phần hỏi đáp về nhiều chủ đề do chính các sinh viên đề xuất – bao gồm sự ghen ghét, tình yêu và sự gắn bó, tham lam, ao ước và sự hài lòng, tội lỗi và xấu hổ, căng thẳng và lo lắng, niềm tin và hy vọng, và sự sợ hãi, khủng bố và lòng can đảm. Những sinh viên này đại diện cho liên tôn giáo và các thành phần từ khắp Ấn Độ, bao gồm các cộng đồng Phật giáo, Ấn giáo, đạo Jain, Hồi và Sikh.

(Buddhistdoor Global – October 4, 2016)

2016-10-01-0004

Đức Karmapa 17 gặp gỡ sinh viên sau đại học tại Dharamsala vào ngày 29-9-2016
Photo: kagyuoffice.org

 

 

HÀN QUỐC: Chủ tịch công ty Kolmar Hàn Quốc tặng Bảo tàng Quốc gia bức tranh Phật giáo 700 năm tuổi

Ngày 3-10-2016, Công ty mỹ phẩm hàng đầu Kolmar Hàn Quốc của đất nước này cho biết : Chủ tịch Yoon Dong-han của công ty đã chi 2.3 triệu usd để mua bức tranh Phật giáo thời Cao Ly (918-1392) mang tên Thủy Nguyệt Quán Âm, vốn bị Nhật Bản lấy đi từ Hàn Quốc. Và ông Yoon đã quyết định tặng tác phẩm này cho Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc.

Ông Yoon mua bức Thủy Nguyệt Quán Âm từ một nhà khảo cổ học tại Nhật thông qua một người môi giới nghệ thuật vào tháng 6-2016, sau khi có thông tin vào mùa xuân năm nay rằng một người môi giới nghệ thuật đang tìm người mua bức tranh nói trên từ sở hữu chủ tại Nhật Bản.

Thủy Nguyệt Quán Âm được xem là một trong những tranh thời Cao Ly đẹp nhất của thế kỷ thứ 14. Hầu hết trong số khoảng 160 tranh Phật giáo thời Cao Ly hiện còn tồn tại trên thế giới vốn đã bị bọn cướp người Nhật đánh cắp vào cuối thời Cao Ly, trong khi những tranh khác bị đưa ra khỏi đất nước này trong thời kỳ thuộc địa Nhật Bản.

(tipitaka.net – October 7, 2016)

2016-10-01-0005

Tranh Thủy Nguyệt Quán Âm
Photo: Lee Dong-in

 

 

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 16002)
Đây là tập sơ thảo về ĐẠO PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT được viết ra để giảng cho sinh viên "Chứng chỉ năm thứ nhất" của Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, niên khóa 1969 - 1970.Mục đích của môn học là nhằm giúp cho sinh viên hiểu biết về nguồn gốc Đạo Phật Việt Nam, từ sơ khai đến hiện đại.
09/04/2013(Xem: 6455)
Thực chất phong trào vận động của Phật Giáo Việt Nam năm 1963 là tự vệ. Sự tự vệ của một tín ngưỡng dân tộc trước chánh sách độc tài cố tín về quyền lợi gia đình và tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm. Để thực hiện chánh sách đó, chế độ Ngô Đình Diệm đã đàn áp dã man và khốc liệt tất cả những gì bị xem là trở lực: các tôn giáo không phải là Thiên Chúa Giáo trên đất này. Hòa Hảo, Cao Đài và rồi Phật Giáo Việt Nam.
09/04/2013(Xem: 59839)
Phật giáo tuy là một hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào nước ta, đã được nhân dân tiếp thu và vận dung vào đời sống dân tộc và đóng một vai trò lịch sử nhất định trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cho nên nghiên cứu lịch sử dân tộc không thể không nghiên cứu lịch sử Phật giáo. Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã trở thành một bộ môn của lịch sử dân tộc.
09/04/2013(Xem: 5738)
Trong thời Pháp thuộc, vì vận mệnh chung cả nước nhà đang suy đồi, lại bị văn hóa Tây phương và ngoại đạo lấn áp, nên Phật Giáo đối với phần đông dân tộc Việt nam như là một tôn giáo hạ đẳng, phụ thuộc, không có nghĩa lý gì.
09/04/2013(Xem: 10646)
Trong thời Pháp thuộc, vì vận mệnh chung cả nước nhà đang suy đồi, lại bị văn hóa Tây phương và ngoại đạo lấn áp, nên Phật Giáo đối với phần đông dân tộc Việt nam như là một tôn giáo hạ đẳng, phụ thuộc, không có nghĩa lý gì.
09/04/2013(Xem: 22770)
Ngày nay, căn cứ các tài liệu (1) và các lập luận khoa học của nhiều học giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ.
09/04/2013(Xem: 16778)
Trải qua những đêm dài dường như bất tận của hàng ngàn năm chịu đựng bao thử thách, cay đắng, tủi nhục với thân phận bị đô hộ bởi phương Bắc, dân tộc Việt Nam vẫn là dân tộc Việt Nam, vẫn là con cháu của những vị Anh hùng dân tộc, của những vị Nữ Vương yêu nước, hiên ngang, dũng cảm, quyết tử để bảo vệ tổ quốc, vẫn là con cháu của vua Hùng, vẫn là “con Hồng cháu Lạc, giống nòi còn biết nhớ mồ ông”.
08/04/2013(Xem: 8679)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
08/04/2013(Xem: 2482)
Đàng Ngoài-Đàng Trong, một giai đoạn bi ai của lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự phân chia đất nước kéo dài trên 170 năm với 7 lần hưng binh đánh nhau khiến cho muôn dân đồ thán. Cục diện huynh đệ tương tàn của hai nhà Trịnh -Nguyễn chưa kết thúc thì tiếp đến cuộc chiến tranh nông dân Tây Sơn lại nổi lên.
01/04/2013(Xem: 4734)
Riêng đối với đạo Phật và dòng sử Việt, công nghiệp của Vua Trần Thái Tông thật là to lớn. Ngoài việc in kinh, xây chùa, tô tượng, đúc chuông; về diện văn hóa, Vua đã viết khóa Hư Lục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]