Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

03/09/201519:37(Xem: 14004)
Tuần 1
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 1 THÁNG 8, 2012)
 
Diệu Âm lược dịch
 

THÁI LAN: Phật tử cúng dường chư tăng vào ngày Asarnha Bucha

 

TIN ẢNH: Ngày 2-8-2012, Phật tử Thái Lan đã đổ về các chùa để cúng dường chư tăng nhân kỷ niệm Ngày Asarnha Bucha, ngày Đức Phật truyền giảng bài thuyết pháp đầu tiên của Ngài cho 5 đại đệ tử cách đây 2.500 năm.

 

2012-8-1-000

1/ Những  luồng ánh sáng bao quanh một chính điện cổ xưa khi Phật tử tập trung tại Chùa Maheayang ở Ayutthaya vào Ngày Asarnha Bucha
2012-8-1-001
2/ Cư dân quận Ban Pong ở Ratchaburi tặng các nhà sư Chùa Pho Banlang một đèn sân khấu lớn. Người dân địa phương tin rằng tặng chùa thiết bị chiếu sáng sẽ làm cho cuộc đời của mình được sáng sủa.
2012-8-1-002
3/ Một bé gái bỏ tờ tiền giấy vào hộp cúng dường để làm công đức vào Ngày Asarnha Bucha tại Chùa Traimita Withayaram, Bangkok.
2012-8-1-003
4/ Phật tử đổ sáp lỏng vào các khuôn tại lễ làm đèn cầy ở Chùa Saket, Bangkok.
 
Photos: Bangkok Post
(Bangkok Post – August 3, 2012)
 

 

CAM BỐT: Xây lại khu tu viện Phật giáo Ta Prohm ở Siem Reap

 

Dù vẫn còn những dấu hiệu của sự hoang tàn ở khắp nơi, các điểm tham quan tại khu tu viện Phật giáo Ta Prohm vẫn thu hút du khách từ khắp thế giới, nhất là từ Nam Hàn, Nhật Bản, Pháp, Đức, Singapore và Ấn Độ.

Được vua Jayavarman VII xây vào khoảng năm 1181, khu tu viện này đã được UNESCO ghi vào Danh sách Di sản Thế giới vào năm 1992.

Ngày nay, nó là một trong những khu di tích được tham quan nhiều nhất tại vùng Angkor của Cam Bốt. Việc bảo tồn và phục hồi Ta Prohm là một dự án hợp tác của Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ (ASI) và Cơ quan Bảo vệ và Quản lý của Angkor và Khu vực Siem Reap (APSARA), với khoảng 200 công nhân Cam Bốt hỗ trợ cho nhóm ASI.

(Buddhist Door –August 3, 2012)

 

2012-8-1-004

Phòng triển lãm của khu tu viện Phật giáo Ta Prohm sau khi được ASI trùng tu - Photo: Ashok Krishnaswamy

 

 

ÁO QUỐC: Đại hội lần thứ 17 của Hiệp hội Nghiên cứu Phật giáo Quốc tế (IABS)

 

Đại hội lần thứ 17 của IABS đã được cống bố sẽ tổ chức tại trường Đại học Vienna ở Vienna, Áo quốc, từ 18 đến 23-8-2014.

Được thành lập vào năm 1976, IABS là tổ chức học thuật ưu việt cho những người nghiên cứu Phật giáo. Hiệp hội phát huy và tài trợ học bổng về nghiên cứu Phật giáo theo tinh thần độ lượng không đảng phái, và lấy nghiên cứu và truyền thông khoa học làm các mục tiêu chính.

Các đại hội của tổ chức này diễn ra 3 năm một lần tại các địa điểm khác nhau trên thế giới. Đại hội IABS lần gần đây nhất được tổ chức tại trường Cao đẳng Phật giáo Pháp Cổ ở Jinshan, Đài Loan vào năm 2011. Trước đó là đại hội vào năm 2008 tại trường Đại học Emory ở Atlanta, bang Georgia (Hoa Kỳ).

(Shambala Sun – August 3, 2012)

 

2012-8-1-005

Biểu trưng của IABS  -  Photo: Shambala Sun
 
 
ANH QUỐC: Nhà sư hướng dẫn tinh thần các vận động viên Thế vận hội Luân Đôn 2012

 

Tại Thế vận hội Luân Đôn 2012, Thượng tọa Trưởng lão Seelawimala Nayaka của Tịnh xá Phật giáo Luân Đôn là người phụ trách về việc hướng dẫn tinh thần của khoảng 500 vận động viên tại Làng Thế vận hội ở Công viên Thế vận hội.

Được bổ nhiệm làm vị tuyên úy Phật giáo của Thế vận hội năm nay, Thượng tọa S. Nayaka là nhà sư Tích Lan cao cấp nhất tại Vương quốc Anh.

Trong số vận động viên viếng đền thờ Phật giáo tại Làng Thế vận hội có nhiều người đến từ các nước có truyền thống Phật giáo – Hàn quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, Tích Lan và Trung quốc. Tuy nhiên, Thượng tọa S. Nayaka cho biết rằng không phải tất cả những người viếng đền thờ này đều là Phật tử. Thượng tọa chào đón bất cứ ai tìm đến ngôi đền của ông. Ông thảo luận về các vấn đề của họ, và đề nghị họ tham thiền để giúp tâm trí họ cân bằng và thư giãn.

(Shambala Sun – August 4, 2012)

 

2012-8-1-006

Thượng tọa Seelawimala Nayaka  - Photo: Shambala Sun
 
 
INDONESIA: Phật tử kỷ niệm lễ Asadha tại Chùa Mendut
 

Ngày 4-8-2012, hàng nghìn Phật tử từ một số khu vực đã tập trung tại khuôn viên Chùa Mendut ở Magelang, Trung Java, để dự nghi lễ Puja Bhakti Agung nhân lễ Asadha.

Asadha là lễ kỷ niệm lần chuyển pháp luân đầu tiên của Phật giáo, khi lần đầu tiên Đức Phật truyền giảng giáo lý của Ngài.

Trong bài thuyết pháp của mình, Đại trưởng lão tăng Sri Panyavaro – người đứng đầu Phật giáo Nguyên thủy của Indonesia – đã kêu gọi mọi người không nhượng bộ nạn tham nhũng vì nó sẽ hủy hoại nền văn minh nhân loại.

Ông cũng nêu lên sự quan trọng của thiền định để làm tâm trí trong sạch.

Trước đó, khoảng 100 nhà sư đã tham gia một loạt các cuộc rước kiệu, trong đó có nghi lễ Bhakti yatra với cuộc diễn hành 2 km từ Chùa Pawon đến Chùa Mendut.

(Tipitaka Network – August 7, 2012)

2012-8-1-007

Hàng nghìn Phật tử tham dự nghi lễ Puja Bakti, một phần của lễ Asadha tại Chùa Mendut, Indonesia - Photo: JP/ Bambang Muryanto

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 16002)
Đây là tập sơ thảo về ĐẠO PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT được viết ra để giảng cho sinh viên "Chứng chỉ năm thứ nhất" của Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, niên khóa 1969 - 1970.Mục đích của môn học là nhằm giúp cho sinh viên hiểu biết về nguồn gốc Đạo Phật Việt Nam, từ sơ khai đến hiện đại.
09/04/2013(Xem: 6455)
Thực chất phong trào vận động của Phật Giáo Việt Nam năm 1963 là tự vệ. Sự tự vệ của một tín ngưỡng dân tộc trước chánh sách độc tài cố tín về quyền lợi gia đình và tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm. Để thực hiện chánh sách đó, chế độ Ngô Đình Diệm đã đàn áp dã man và khốc liệt tất cả những gì bị xem là trở lực: các tôn giáo không phải là Thiên Chúa Giáo trên đất này. Hòa Hảo, Cao Đài và rồi Phật Giáo Việt Nam.
09/04/2013(Xem: 59839)
Phật giáo tuy là một hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào nước ta, đã được nhân dân tiếp thu và vận dung vào đời sống dân tộc và đóng một vai trò lịch sử nhất định trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cho nên nghiên cứu lịch sử dân tộc không thể không nghiên cứu lịch sử Phật giáo. Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã trở thành một bộ môn của lịch sử dân tộc.
09/04/2013(Xem: 5738)
Trong thời Pháp thuộc, vì vận mệnh chung cả nước nhà đang suy đồi, lại bị văn hóa Tây phương và ngoại đạo lấn áp, nên Phật Giáo đối với phần đông dân tộc Việt nam như là một tôn giáo hạ đẳng, phụ thuộc, không có nghĩa lý gì.
09/04/2013(Xem: 10646)
Trong thời Pháp thuộc, vì vận mệnh chung cả nước nhà đang suy đồi, lại bị văn hóa Tây phương và ngoại đạo lấn áp, nên Phật Giáo đối với phần đông dân tộc Việt nam như là một tôn giáo hạ đẳng, phụ thuộc, không có nghĩa lý gì.
09/04/2013(Xem: 22770)
Ngày nay, căn cứ các tài liệu (1) và các lập luận khoa học của nhiều học giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ.
09/04/2013(Xem: 16778)
Trải qua những đêm dài dường như bất tận của hàng ngàn năm chịu đựng bao thử thách, cay đắng, tủi nhục với thân phận bị đô hộ bởi phương Bắc, dân tộc Việt Nam vẫn là dân tộc Việt Nam, vẫn là con cháu của những vị Anh hùng dân tộc, của những vị Nữ Vương yêu nước, hiên ngang, dũng cảm, quyết tử để bảo vệ tổ quốc, vẫn là con cháu của vua Hùng, vẫn là “con Hồng cháu Lạc, giống nòi còn biết nhớ mồ ông”.
08/04/2013(Xem: 8679)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
08/04/2013(Xem: 2482)
Đàng Ngoài-Đàng Trong, một giai đoạn bi ai của lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự phân chia đất nước kéo dài trên 170 năm với 7 lần hưng binh đánh nhau khiến cho muôn dân đồ thán. Cục diện huynh đệ tương tàn của hai nhà Trịnh -Nguyễn chưa kết thúc thì tiếp đến cuộc chiến tranh nông dân Tây Sơn lại nổi lên.
01/04/2013(Xem: 4734)
Riêng đối với đạo Phật và dòng sử Việt, công nghiệp của Vua Trần Thái Tông thật là to lớn. Ngoài việc in kinh, xây chùa, tô tượng, đúc chuông; về diện văn hóa, Vua đã viết khóa Hư Lục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]