Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

29/02/201619:31(Xem: 12969)
Tuần 4
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
( TUẦN THỨ 3 THÁNG 2, 2016 )
 
Diệu Âm lược dịch


HOA KỲ: Tranh Đa Văn Thiên Vương của Phật giáo Tây Tạng ước tính sẽ đạt giá $750,000

New York, Hoa Kỳ - Một tranh Đa Văn Thiên Vương của Phật giáo Tây Tạng sẽ dẫn đầu phiên đấu giá của các họa phẩm vùng Hi Mã Lạp Sơn tại nhà đấu giá Christie’s ở New York.

Tác phẩm này được ước tính sẽ có giá từ $550,000 đến $750,000  trong phiên đấu giá ngày 15-3-2016.

Bức tranh Đa Văn Thiên Vương có niên đại từ thế kỷ thứ 18 và là một tranh trong bộ 7 tranh với tài liệu dẫn chứng đầy đủ về các vị hộ pháp của phái Gelug. Nó là một trong 2 tranh còn tồn tại của nhóm tranh này.

Nhà đấu giá nhận xét rằng “tranh Đa Văn Thiên Vương phô bày tất cả các điểm nổi bật của một kiệt tác hội họa. Màu sắc, hình thức và bố cục được kết hợp để tạo nên một hình ảnh đa chiều năng động trên một khung vải một chiều. Với sự quan tâm đáng kinh ngạc đến từng chi tiết, vị họa sư thật xuất sắc trong nhiệm vụ khó khăn của việc kết hợp các khối đậm lớn về màu sắc và hình thức với chi tiết nhỏ nhất và đẹp nhất”.

(Paul Fraser Collectibles – February 23, 2016)

2016-02-04-000

Tranh Đa Văn Thiên Vương của Phật phái Tây Tạng Gelug

Photo: Paul Fraser Collectibles

 

 

ẤN ĐỘ: Chư tăng phái Gelug thảo luận về nền giáo dục tu viện

Dharamsala, Ấn Độ - Ngày 24-2-2016, tại Tu viện Drepung ở khu định cư Tây Tạng Mundgod, khoảng 80 vị thầy Phật giáo từ các tu viện lớn của Phật phái Gelug Tây Tạng đã hội kiến trong 3 ngày để thảo luận về phương pháp, chương trình giảng dạy và phương tiện để cải thiện các phương pháp hiện nay.

Khách mời chính là Tromthok Rinpoche, sư trưởng tu viện Namgyal đại diện cho văn phòng Gaden Phodrang của Đức Đạt lai Lạt ma. Là cuộc họp đầu tiên của loại này, hội đồng chư tăng bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Đạt lai Lạt ma và cầu nguyện ngài được trường thọ.

Tham gia cuộc thảo luận bao gồm 10 vị đại sư đến từ các tu viện Sera, Drepung, Gaden, Tashi Lhunpo, Ratoe, Namgyal, Gomang và Loseling, cùng các học viện Gyuto và Gyumed.

Trụ trì Lobsang Gyaltsen của tu viện Gomang nói, “Mục tiêu chính của chúng ta là cố gắng cải thiện cách dạy giáo lý nhà Phật. Không phân biệt cũ hay mới, điều quan trọng là chúng ta cần xem thử phương pháp ấy có hữu ích không. Các vị thầy cũng cần có sự hỗ trợ đầy đủ từ các vị sư trụ trì và chính quyền”.

Hội nghị cũng đã thảo luận về “những ảnh hưởng tiêu cực và trở ngại trong việc tu học do điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị khác gây ra”.
(Phayul – February 24, 2016)

2016-02-04-001

Chư tăng Gelug dự cuộc thảo luận 3 ngày về giáo dục tu viện tại tu viện Drepung, Ấn Độ

Photo: Phayul

 

THÁI LAN: Hội nghị Phật giáo đầu tiên của ASEAN (ABC-1)

 

Trường Đại học Rajbhat ở tỉnh Nakhon Pathom phối hợp với Mạng lưới Tì khưu ni Nam Tông Á châu (Việt Nam), Hội Buddhasavika (Thái Lan) và Hiệp hội Nghiên cứu Văn hóa và Tôn giáo Nam và Đông Nam Á (Ấn Độ) thông báo về việc tổ chức hội nghị Phật giáo ASEAN lần thứ nhất (ABC-1) tại trường Đại học Rajbhat từ ngày 22 đến 23-9-2016. 

 

Mười nước thuộc khu vực ASEAN có dân số Phật giáo khoảng 150 triệu người, tức 30% tổng số Phật tử của thế giới. Tuy nhiên Phật tử tại khu vực này gặp nhiều thách thức. Hội nghị tìm cách giải quyết những vấn đề vốn là trung tâm đối với Phật giáo, với thuyết tương đối và sự liên quan của tôn giáo này trong thế giới ngày nay.

 

Hội nghị hướng đến việc xây dựng một mạng lưới các học giả Phật giáo ASEAN,hỗ trợ Phật tử ASEAN cùng làm việc trong các dự án khác nhau, trao đổi ý kiến về cách truyền bá Phật giáo trong thế kỷ 26 này của Phật giáo, và kiến nghị một thỏa thuận chung về sự phát triển trong tương lai của Phật tử ASEAN.

 

(buddhistdoor – February 25, 2016)

 

 

HOA KỲ: TIN ẢNH: Triển lãm điêu khắc Phật giáo Nhật Bản thời Kamakura tại Bảo tàng Hội Á châu

New York, Hoa Kỳ - Triển lãm “Kamakura: Chủ nghĩa hiện thực và tâm linh trong điêu khắc của Nhật Bản” tiếp tục diễn ra cho đến ngày 8-3-2016 tại Bảo tàng Hội Á châu ở Manhattan, New York.

Triển lãm giới thiệu những tác phẩm đại diện của các vị thần tiên Phật giáo vào thời Kamakura của Nhật, từ 1185 đến 1333.

Được tổ chức bởi sử gia nghệ thuật Ive Cavaci và Andriana Proser, người phụ trách về nghệ thuật truyền thống Á châu của bảo tàng, cuộc triển lãm này trưng bày nhiều pho tượng trầm mặc cùng với những tượng của các vị thần thịnh nộ.

(nytimes.com – February 25, 2016)

Một số tác phẩm trưng bày tại triển lãm điêu khắc Phật giáo thời Kamakura của Nhật Bản:

 

2016-02-04-002

 

Đầu của tượng một vị thiên vương

 

2016-02-04-003 

 

Tượng Quan Âm bồ tát

 

2016-02-04-004 

 

Tượng hộ pháp cưỡi mây

 

2016-02-04-005

 

Tượng thần Hachiman trong lốt một tu sĩ Phật giáo

 

2016-02-04-006

 

Tác phẩm điêu khắc bồ tát Địa Tạng

 

2016-02-04-007

 

Tượng Bất động Minh vương bồ tát

 

Photos: The New York Times

 

 

 

ÚC ĐẠI LỢI: Trường tiểu học Phật giáo đầu tiên tại Melbourne

 

Springvale South là nơi có trường tiểu học Phật giáo đầu tiên của Melbourne.

 

Mở cửa vào đầu năm nay, Trường Tiểu học Hoa Nghiêm có 16 học sinh từ lớp mẫu giáo đến lớp 4, nhưng sẽ mở rộng đến lớp 6 vào năm sau.

 

Hiệu trưởng Jacqui Bosman nói rằng tăng sĩ Thích Thiện Tâm, người sáng lập trường, và Ni cô Thích Thước Uyên của Chùa Hoa Nghiêm đã nhận thấy một nhu cầu về ngôi trường để phục vụ cộng đồng Phật giáo địa phương nói riêng và cộng đồng Springvale nói chung. 

 

“Tôi đã cảm nhận rằng cần có một nơi thực sự trong xã hội ngày nay dành cho một ngôi trường được thành lập dựa trên niềm tin, lòng từ bi và tư duy nhận xét,” Cô Bosman nói. “Chúng tôi dành nhiều thời gian để phát triển khả năng tư duy nhận xét của trẻ em, để hỏi và phân tích những gì các em thấy trên đời”.

 

Trong khi đây là trường tiểu học Phật giáo duy nhất tại Melbourne, còn có một trường khác tại Dayleford và vài trường trung học Phật giáo trên khắp nước Úc.

 

Cô Bosman nói cô đã được động viên bởi sự phản hồi đến ngôi trường vào năm đầu tiên của nó, vì “trong một vài khía cạnh…đó là một bước nhảy vọt của niềm tin”. Cô cho biết các học sinh chủ yếu đến từ các gia đình Phật tử.

 

(tipitaka.net – February 27, 2016)

 

2016-02-04-008

Học sinh trường Tiểu học Phật giáo Hoa Nghiêm tại Springvale South, Úc Đại Lợi

 

Photo: Chris Eastman

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 16002)
Đây là tập sơ thảo về ĐẠO PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT được viết ra để giảng cho sinh viên "Chứng chỉ năm thứ nhất" của Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, niên khóa 1969 - 1970.Mục đích của môn học là nhằm giúp cho sinh viên hiểu biết về nguồn gốc Đạo Phật Việt Nam, từ sơ khai đến hiện đại.
09/04/2013(Xem: 6455)
Thực chất phong trào vận động của Phật Giáo Việt Nam năm 1963 là tự vệ. Sự tự vệ của một tín ngưỡng dân tộc trước chánh sách độc tài cố tín về quyền lợi gia đình và tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm. Để thực hiện chánh sách đó, chế độ Ngô Đình Diệm đã đàn áp dã man và khốc liệt tất cả những gì bị xem là trở lực: các tôn giáo không phải là Thiên Chúa Giáo trên đất này. Hòa Hảo, Cao Đài và rồi Phật Giáo Việt Nam.
09/04/2013(Xem: 59839)
Phật giáo tuy là một hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào nước ta, đã được nhân dân tiếp thu và vận dung vào đời sống dân tộc và đóng một vai trò lịch sử nhất định trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cho nên nghiên cứu lịch sử dân tộc không thể không nghiên cứu lịch sử Phật giáo. Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã trở thành một bộ môn của lịch sử dân tộc.
09/04/2013(Xem: 5738)
Trong thời Pháp thuộc, vì vận mệnh chung cả nước nhà đang suy đồi, lại bị văn hóa Tây phương và ngoại đạo lấn áp, nên Phật Giáo đối với phần đông dân tộc Việt nam như là một tôn giáo hạ đẳng, phụ thuộc, không có nghĩa lý gì.
09/04/2013(Xem: 10646)
Trong thời Pháp thuộc, vì vận mệnh chung cả nước nhà đang suy đồi, lại bị văn hóa Tây phương và ngoại đạo lấn áp, nên Phật Giáo đối với phần đông dân tộc Việt nam như là một tôn giáo hạ đẳng, phụ thuộc, không có nghĩa lý gì.
09/04/2013(Xem: 22770)
Ngày nay, căn cứ các tài liệu (1) và các lập luận khoa học của nhiều học giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ.
09/04/2013(Xem: 16778)
Trải qua những đêm dài dường như bất tận của hàng ngàn năm chịu đựng bao thử thách, cay đắng, tủi nhục với thân phận bị đô hộ bởi phương Bắc, dân tộc Việt Nam vẫn là dân tộc Việt Nam, vẫn là con cháu của những vị Anh hùng dân tộc, của những vị Nữ Vương yêu nước, hiên ngang, dũng cảm, quyết tử để bảo vệ tổ quốc, vẫn là con cháu của vua Hùng, vẫn là “con Hồng cháu Lạc, giống nòi còn biết nhớ mồ ông”.
08/04/2013(Xem: 8679)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
08/04/2013(Xem: 2482)
Đàng Ngoài-Đàng Trong, một giai đoạn bi ai của lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự phân chia đất nước kéo dài trên 170 năm với 7 lần hưng binh đánh nhau khiến cho muôn dân đồ thán. Cục diện huynh đệ tương tàn của hai nhà Trịnh -Nguyễn chưa kết thúc thì tiếp đến cuộc chiến tranh nông dân Tây Sơn lại nổi lên.
01/04/2013(Xem: 4734)
Riêng đối với đạo Phật và dòng sử Việt, công nghiệp của Vua Trần Thái Tông thật là to lớn. Ngoài việc in kinh, xây chùa, tô tượng, đúc chuông; về diện văn hóa, Vua đã viết khóa Hư Lục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]