- 01. Mùa Hoa Năm Nào
- 02. Sống
- 03. Vườn Cải Hoa Vàng
- 04. Bệnh Nan Y
- 05. Sư Ông và Lãng Tử
- 06. Hữu Công, Hữu Tội
- 07. Bức Tranh Phù Thủy
- 08. Những Giọt Lệ Hồng
- 09. Hai Cha Con
- 10. Tiếng Gọi
- 11. Mẹ Tôi
- 12. Khai Bút
- 13. Xuân Tâm
- 14. Họa Phúc Trùng Trùng
- 15. Dốc Mơ Đồi Mộng
- 16. Phụ Trương - Phật Mẫu
- 17. Phụ Trương - Sống Tức Là Tương Quan
DỐC MƠ ĐỒI MỘNG
Tu Viện Trúc Lâm Canada Xuất Bản PL. 2547 DL. 2003
Thông thường, Phật tử chúng ta hay kể cho nhau nghe về những truyền thuyết khi Thái Tử Tất Đạt Đa ra đời nơi vườn Lâm Tì Ni. Những biểu hiện kỳ lạ khi Thái tử ra đời rất đáng được truyền tụng và hiểu rành rẽ về cả sự lẫn lý, nên bằng cách này, quí vị đã và đang làm sống dậy ngày Phật Đản cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ. Duy còn một điều khác cũng không kém phần quan trọng trong cuộc đời của Thái Tử Tất Đạt Đa, ấy là mẹ của ngài, bà Ma Gia phu nhân, tưởng cũng nên được biết đến một cách rõ ràng.
Chúng ta chỉ biết Ma Gia phu nhân là con gái của vua A Loa Tích Ca và là vợ của vua Tịnh Phạn. Khi sắp đến ngày sinh đứa con đầu lòng, theo phong tục của xứ Ấn Độ thời bấy giờ, Ma Gia phu nhân trở về quê mẹ để sinh nở. Trên đường đi, ngang qua vườn Lâm Tì Ni, phu nhân thấy phong cảnh ở đây xinh đẹp lạ thường, hoa nở phô bày hương sắc dịu dàng tươi thắm, chim chóc líu lo ca hót đón mừng. Phu nhân truyền lịnh xa giá ngừng lại cho bà ngoạn cảnh và nghỉ ngơi. Chính nơi đây, trong khi bà vói tay hái cành hoa, thái tử ra đời. Thời gian ngắn sau đó, bà từ trần, có lẽ vì phu nhân qua đời quá sớm nên trong lược sử đức Phật Thích Ca cũng ít đề cập đến Ma Gia phu Nhân.
Nhưng
trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới, khi Thiện Tài đồng
tử đến cầu đạo Bồ Tát với Ma Gia phu nhân trên cung trời
Đao Lợi, chính Ma Gia phu nhân đã nói với Thiện Tài rằng:
-
Ta đã thành tựu môn “Giải Thoát Bồ Tát Đại Nguyện Trí
Huyễn” do đây ta thường làm mẹ của Bồ Tát. Từ hông bên hữu, ta đã sanh Thái Tử Tất Đạt Đa, hiện
bất tư nghì thần biến tự tại. Trong thế giới hải
này, tất cả Tỳ Lô Giá Na Như Lai đều vào thân ta mà thị
hiện đản sanh thần biến.
Thiện
Tài bạch rằng:
-
Đại Thánh được môn giải thoát này đã bao lâu?
Ma
Gia phu nhân nói:
-
Thiện nam tử! Cách đây bất khả tư nghì kiếp số,
có kiếp tên là Tịnh Quang, thế giới tên là Tu Di Đức.
Nơi đây có vị Chuyển Luân Vương tên là Đại Oai Đức ngự
trị.
Thời
ấy có Bồ Tát Ly Cấu Tràng đang ngồi kiết già nơi đạo
tràng, sắp thành bậc Đẳng Chánh Giác thì bị ma vương cùng
quyến thuộc đến bao vây định quấy nhiễu. Chuyển
Luân Vương Đại Oai Đức dùng thần thông tự tại, biến
hóa vô số binh lực kéo đến đạo tràng. Ma quân thấy
thế sợ hãi và tan rã. Nhờ đó Bồ Tát Ly Cấu Tràng
thành bậc Vô Thượng Chánh Giác.
Bấy
giờ có vị thần nơi đạo tràng tên là Từ Đức, thấy sự
việc xảy ra, lòng hoan hỉ vô lượng, đối trước Phật phát
nguyện rằng: “Chuyển Luân Vương này chẳng luận sanh
chỗ nào, nguyện tôi đều làm mẹ của vương, nhẫn đến
đời vương thành Phật cũng vậy”.
Vị
thần Từ Đức chính là tiền thân của ta, còn Chuyển Luân
Vương Đại Oai Đức là tiền thân của Đức Tỳ Lô Giá Na
Như Lai. Do lời phát nguyện ấy, về sau ta đời đời
làm mẹ của ngài. Vô Lượng chư Phật sắp thành Đẳng
Chánh Giác cũng đều chọn ta làm mẹ cho tối hậu thân của
các ngài.
“Niệm
niệm nguyện vi chư Phật Mẫu
Sinh sinh thị tác nữ hoàng thân”
(Bách
thành yên thủy)
Tạm
dịch:
“Niệm
niệm nguyện làm chư Phật Mẫu
Đời đời mong được nữ hoàng thân”
Nhứt Sanh Bổ Xứ là bậc Bồ Tát đã ở ngôi vị bất thoái chuyển, tâm đã tự tại giải thoát nhưng khi thị hiện ở cõi Ta Bà ở kiếp sau rốt (tối hậu thân) để hàng phục ma vương và chuyển bánh xe pháp hầu viên thành quả vị Phật, ngài cũng phải nương vào Đại Trí Huyễn (được biểu tượng bằng hình ảnh của Ma Gia phu nhân). Tại sao Bồ Tát phải nương vào Đại Trí Huyễn khi tế độ quần sanh trong cõi ngũ trược ác thế này?
Bước
vào ngôi nhà lửa của chúng sanh, hành giả phải dùng Đại
Trí Huyễn để tự trang nghiêm mới có thể thong dong đi cùng
khắp. Tại sao thế? Bởi vì nếu chấp có cảnh
thật, người thật thì cảnh dễ làm não lòng người: nào thành, nào bại, nào đắng, nào cay, nào thương, nào ghét… mỗi mỗi sự đều lưu lại trong tâm khảm hành giả một
ấn tượng khó phai khiến cho tâm người bị dính chặt vào
thế giới của sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, làm sao có
thể siêu quá thế gian mà cứu độ chúng sanh?
Bồ
Tát khi giữ vững tâm niệm “Tu như huyễn pháp, hành như
huyễn sự” thì lòng dạ rảnh rang vì không dính mắc
vào đâu. Nếu tất cả chỉ là mộng ảo thì có ai phân
biệt, thủ xả làm chi những điều xảy ra trong các giấc
mộng?
Nhân
gian là cảnh mộng, thế nhân là người mộng; Bồ Tát
cũng vì cơn mê dài của chúng sinh mà phải dùng nhiều pháp
môn phương tiện để thức tỉnh họ: vì mộng nên phải
nói, vì mộng nên phải làm, một khi tất cả đều tỉnh dậy
rồi thì nào có ai là Bồ Tát, đâu có kẻ làm phàm phu, cũng
đâu có pháp môn tu, đâu có thuyền độ khổ!
Nhờ
buông bỏ hết mọi thật chấp nên Bồ Tát được thong dọng
tự tại trong mọi tình huống của cuộc đời, trong mọi cảnh
giới mà mình thọ sinh.
Bởi
thế, tất cả các Bồ Tát, nếu muốn thành tựu đại hạnh,
đại nguyện đều phải nhờ nơi ĐẠI TRÍ HUYỄN. Đó
là lý do vì sao những tối hậu thân của các Bồ Tát đều
nhận Ma Gia phu nhân làm mẹ của mình (Màya cũng có nghĩa là
ảo hóa).
Ngoài
Ma Gia phu nhân là người mẹ của báo thân và ứng thân, chư
Phật ba đời còn có người mẹ tinh thần tối cao, tối thắng,
tối diệu, đó là Bát Nhã Ba La Mật. Kinh Đại Bát Nhã
phẩm Phật Mẫu, phần thượng, có đoạn như sau:
“Vì
pháp thậm thâm Bát Nhã Ba La Mật thường hay sanh ra chư Phật,
cũng hay giúp cho chư Phật phát triển Nhất Thiết Trí, cũng
hay chỉ bày các tướng trạng thế gian nên chư Phật thường
dùng Phật nhản chú tâm vào pháp Bát Nhã Ba La Mật này”.
Hoặc là:
“Này
ông Tu Bồ Đề, sở dĩ chư Phật thành tựu đạo quả Vô
Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, hoặc đã, đang hay sắp đắc
quả đều do nương vào nhơn duyên pháp thậm thâm Bát Nhã
Ba La Mật này mà được thành tựu”.
Vì
sao Bát Nhã Ba La Mật là người mẹ tối cao của ba đời mười
phương chư Phật?
Chúng
ta biết rằng tâm chúng sanh vốn rỗng không, vô tướng, vô
nhiễm và rộng lớn vô biên nhưng vì chúng sanh bị vướng
mắc, bị ràng buộc vào chỗ trụ trước nên phát ra tà kiến,
biên kiến. Do có tà kiến, biên kiến nên ngã chấp, pháp
chấp ngày càng kiên cố khiến cho tâm loạn động. Tâm
loạn động luôn luôn biến đối theo hoàn cảnh và làm cho
chúng sanh trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi. Những
vị Bồ Tát từ đệ thất địa trở xuống sở dĩ chưa chứng
được ngôi vị Bất Thối Chuyển cũng vì tâm loạn động
(vi tế, nhỏ nhiệm chứ không thô thiển như phàm phu). Pháp thậm thâm Bát Nhã phá trừ tất cả những kiến chấp
nhị biên (chấp thường, chấp đoạn, chấp hữu, chấp vô
v.v…) lại phá bỏ hết 60 loại tà kiến của chúng sanh để
hiển bày tướng NHƯ của các pháp, vốn bất tận, bất hoại.
Chư Phật nhờ thân chứng tướng NHƯ này mà viên thành đạo
Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác nên chư Phật cũng gọi
là Như Lai.
Hành giả tu học Phật pháp mà tin hiểu và thấu rỏ được tướng NHƯ này chẳng những không bị thối chuyển trong đạo Bồ Đề mà còn có thể tiến thẳng lên ngôi vị Phật, vì những hành giả này đã và đang làm con của Bát Nhã Ba La Mật.
Chúng ta ai cũng thấy rằng ánh đạo vàng vẫn luân chuyển như vầng thái dương, không bao giờ ngừng chiếu sáng. Đồng thời chúng ta cũng tưởng nhớ công đức của những vị Phật Mẫu đã sinh thành và trưởng dưỡng Nhất Thiết Trí của chư Phật. Đối với Phật Mẫu Ma Gia, nguyện chúng con nương vào năng lực của pháp môn Như huyễn phá trừ nghiệp chấp. Đối trước Bát Nhã Ba La Mật, nguyện chúng con phá trừ vô minh, thấu tỏ “mày mặt thật” để có thể vào nhà Như Lai và gánh vác công việc của Như Lai, làm muôn vàn lợi ích cho chúng sanh với tâm hồn sáng trong, vô trước nhiễm…