• Tích Cốc Ngô Văn Phát
Từ đầu đến giữa năm 2020, con virus do Tập Cận Bình (TCB) cho tạo ra tại Viện Nghiên Cứu ở Vũ Hán, chẳng những để giết người dân Tàu ở Vũ Hán chống đối đường lối cai trị tàn ác dã man của Tập, mà còn cho con virus ác ôn này xuất ngoại với âm mưu thâm độc là gây truyền nhiễm, lây lan cho người dân lành khắp mọi nơi trên thế giới. Rồi đây đảng cộng sản Tàu do TCB dẫn dắt đã gieo cái nhân ác, sẽ nhận lãnh cái quả không thể nào lường trước được. Xin quý độc giả hãy chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra.
Viết tới đây, tôi chợt nhớ đến chuyện cái bánh „giò cháo quẩy“ cũng từ Tàu phát sinh, mà người Việt, hầu như ai ai cũng biết và rất thích ăn. Thế nhưng rất ít người hiểu và cũng không ngờ rằng đàng sau cái bánh này nó lại ẩn sâu bên trong một câu chuyện về nhân quả rất sâu sắc để cho người đời mãi mãi về sau lấy đó mà làm gương.
Gieo nhân ác
Câu chuyện rằng, ngày xưa, cách nay trên 800 năm, Tần Cối là một Tể Tướng dưới triều Nam Tống. Khi vợ chồng Tần Cối bị quân Kim bắt cóc giải về kinh đô Kim. Tần Cối tỏ ra phục tùng, quỳ lụy, nịnh hót, chấp nhận làm tay sai cho Kim Thái Tông nên được Thái Tông cho làm tham mưu quân sự dưới quyền tướng Đại Lạt.
Còn Nhạc Phi thì quê quán ở Tương Châu, gia đình nghèo khổ. Từ nhỏ, Nhạc Phi đã khổ công học hành, đặc biệt thích đọc binh pháp. Nghe nói
người đồng hương là Chu Đồng có võ nghệ cao cuờng, Phi liền tôn Chu Đồng làm sư phụ, học được tài bắn cung, trăm phát trăm trúng. Sau đó Phi tòng quân nhà Tống. Nhờ võ nghệ tinh thông, tính tình cương trực mà dần dần Phi trở thành một vị tướng nổi tiếng dưới quyền Đại tướng Tông Trạch của triều Tống.
Một hôm, Trạch giao cho Phi một bản trận đồ thời cổ và nói „Tướng quân hãy cầm lấy và chịu khó nghiên cứu, học tập“.
Phi tiếp nhận bản trận đồ, và nói „Tác chiến theo trận đồ là qui tắc thông thường của binh pháp. Còn việc vận dụng linh hoạt, tùy cơ ứng biến, lại cần sự khôn ngoan, uyển chuyển kịp thời của người cầm quân“. Tông Trạch nghe nói, gật đầu tán thưởng kiến giải của Phi.
Lúc bấy giờ, hai nước Tống - Kim là thù địch. Quân Tống dưới sự chỉ huy của tướng Nhạc Phi đánh đâu thắng đó. Kim Thái Tông quyết định thả vợ chồng Tần Cối, trước là để làm gián điệp cho Kim, sau tìm mọi cách phải loại cho được Nhạc Phi. Kim liền bố trí một cuộc „trốn thoát“ có bài bản để không ai nghi ngờ về việc vợ chồng Tần Cối và Vương Thị trở về Nam Tống.
Khi về đến Nam Tống, Tần Cối triều kiến Tống Cao Tông và khuyên Ông nên giảng hòa với Kim, đồng thời dâng lên một thư cầu hòa do Cối viết. Cao Tông đồng ý, liền phong cho Cối làm Lễ Bộ Thượng Thư, ba tháng sau cho thăng lên Phó Tể Tướng, nữa năm sau cho lên làm Tể Tướng kiêm Khu mật sứ. Thế là Tần Cối đã nắm được trọn quyền về quân sự, chánh trị của Nam Tống.
Được làm Tể Tướng, Tần Cối liền thực hiện hành động bán nước cho Kim theo lời hứa. Bán nước ẩn dưới hai chữ „cầu hòa“ với Kim, Cối trình với Cao Tông là cho lệnh Nhạc Phi rút quân về kinh và phong cho Nhạc Phi làm Khu Mật Phó Sứ, về danh nghĩa là thăng chức, nhưng thực tế là tước bỏ binh quyền của Nhạc
Mặc dù Nhạc Phi là một vị tướng không có quân nhưng Cối vẫn còn sợ, ngày đêm ăn không ngon, ngủ không yên, nên bằng mọi cách phải loại bỏ Phi, Cối mới yên tâm. Trước hết hắn xúi giục tay chân bộ hạ của hắn dâng sớ lên triều đình vu cáo Phi là ỷ mình tài giỏi nên khinh vua, kiêu căng, tự phụ, xúc phạm tới gia pháp Tổ Tông của Tống Triều v.v…
Biết Tần Cối không buông tha mình, Nhạc Phi liền tự xin từ chức. Cao Tông lập tức phê chuẩn. Nhưng sự việc không kết thúc ở đó, Tần Cối lại xúi giục cựu bộ hạ của Phi là Vương Quý và Vương Tuấn vu cáo là Nhạc Phi cùng với người bạn của Phi là Trương Hiến muốn nổi dậy chiếm Tương Dương để giành lại binh quyền. Đồng thời còn bịa đặt rằng con của nhạc Phi là Nhạc Vân đã bí mật xếp đặt kế hoạch đó.
Dựa vào những sự vu cáo trên, Tần Cối trước hết cho bắt giam Trương Hiến, dùng hình cụ tra tấn hết sức dã man. Sau đó, Cối tâu xin Tống Cao Tông cho bắt cha con Nhạc Phi nhốt vào nhà lao để thẩm vấn.
Các đại thần trung quân, ái quốc và dân chúng vô cùng bất mãn về sự lộng quyền của Tần Cối, và sự nhu nhược của Tống Cao Tông. Vụ án kéo dài suốt hai tháng, các quan chức trong triều đều biết cha con Nhạc Phi bị Tần Cối vu oan, có người mạnh dạn dâng sớ minh oan cho cha con Nhạc Phi thì lập tức bị Tần Cối hãm hại.
Một hôm, Tần Cối từ triều đình về, ngồi uống rượu với vợ là Vương Thị mà sắc mặt thay đổi bất thường, tâm thần bất định. Vương Thị biết chồng đang băn khoăn do dự về việc có nên giết cha con Nhạc Phi và Trương Hiến không, liền nói: „Lão già này, sao còn chần chờ gì nữa, nên biết rằng bắt hổ thì dễ, nhưng thả hổ thì khó đấy“.
Biết được ẩn ý của vợ, Cối quyết tâm hạ độc thủ, liền viết một mảnh giấy, bí mật giao cho bộ hạ trong nhà ngục ra lệnh thủ tiêu Nhạc Phi. Vào một đêm tháng giêng năm 1142, vị anh hùng dân tộc mới 39 tuổi đã bị giết chết trong nhà ngục, còn Nhạc Vân và Trương Hiến cũng bị đem ra chém ở ngoài chợ.
Sau khi Nhạc Phi bị giết, cảm phục trước nghĩa khí của Nhac Phi, một lính canh ngục là Quý Thuận liền bí mật cõng di thể của nhạc Phi ra khỏi thành, chôn ở ngôi đền Cửu Khúc Tùng, lấy miếng thẻ bài bằng ngọc mà Phi luôn đeo bỏ vào quan tài để làm chứng tích.
Sau khi Tống Cao Tông chết, vụ án oan của Nhạc Phi mới được xem xét lại và được giải oan. Người ta đem hài cốt Nhạc Phi mai táng trên Thế Hà Linh ven Tây Hồ-Hàng Châu, sau đó lại dựng Nhạc Miếu ở phía Đông của ngôi mộ. Ngày nay, trong tòa điện lớn của ngôi Nhạc miếu trang nghiêm hùng vĩ, có một pho tượng Nhạc Phi mặc võ phục, phía trên treo một bức hoành phi viết bốn chữ lớn theo đúng bút tích của ông „Hoàn Ngã Hà Sơn“ (trả lại sông núi của chúng ta).
Còn vợ chồng Tần Cối thì sao?
Gặt quả báo
* Quả báo l: Ở kinh thành, có một người bán bánh bột chiên nghĩ ra cách lấy bột nặn hai cái bánh hình người dính vào nhau, một hình đàn ông là Tần Cối, một hình đàn bà là Vương Thị vợ hắn. Làm xong, bánh bị bỏ vào chảo mỡ đang sôi sùng sục, người chiên bánh như đang hành hình hai kẻ bán nước, giết người trung nghĩa để thỏa lòng căm tức.
Dân chúng đi qua thấy lạ bèn mua vài cái, ăn thấy ngon, rồi một đồn mười, mười đồn trăm, món bánh lạ này ngày một lan rộng.
Chuyện đến tai Cối, hắn cho lính đến bắt người bán hàng, nhưng do lính cũng đồng tình với lòng dân rỉ tai cho người bán hàng trốn đi nơi khác để tiếp tục nghề bán bánh chiên để sống. Nhưng do ở trong tình thế bị truy nã, nên không có thời giờ nhiều để nặn bánh thành hình người như trước mà chỉ làm hai thỏi bột dài rồi cho dính vào nhau, biểu tượng vợ chồng Tần Cối. Do đó, người nào làm cái bánh „Du Gia Quỷ“ (油炸鬼) tức là con quỷ bị chiên trong vạc dầu thì phải làm hai thỏi bột dính nhau mới đúng ý nghĩa. Thấy bánh dễ làm, lại ăn ngon, nên được lan truyền khắp nước.
Bánh này khi được đưa sang Việt Nam thì đổi tên là „Dầu Cháo Quẩy“ hay „Giò Cháo Quẩy“.
Tại chùa Viên Giác, mỗi lần có lễ lớn như Tết Nguyên Đán, lễ Phật Đản, lễ Vu Lan đều có quý cô Phật tử làm món bánh ăn thích khẩu này để phục vụ quan khách, nhưng không biết quý cô làm bánh, cũng như người ăn bánh có hiểu lai lịch cái bánh này không?
Chuyện vợ chồng Tần cối gieo nhân ác đã xảy ra trên 800 năm nay, nhưng hai quả báo như trên và dưới họ phải nhận và vẫn còn lưu lại cho đến trăm ngàn năm sau để làm gương cho thế hệ nối tiếp khi nhìn thấy tượng Vương Thị và Tấn Cối quỳ trước ảnh Nhạc Phi, cũng như khi làm hay ăn cái bánh giò cháo quảy thì nghĩ ngay đến tội ác của hai người này để hiểu rằng hễ ai gây ác nghiệp, phải gánh chịu ác báo, đó là nguyên lý vận hành tự nhiên của nhân quả nghiệp báo. Kẻ bất thiện biết được điều này hãy ăn năn sám hối, cải tà quy chánh, tránh ác làm lành thì tâm mới bình. Mà tâm bình thì thế giới mới bình, nhân sinh mới an lạc.
• Quả báo lI: Người ta đúc bằng gang tượng của Tần Cối và vợ là Vương Thị bị còng tay quỳ trước mộ của Nhạc Phi để người đi qua nhổ nước bọt hoặc lấy những thứ dơ bẩn nhét vào miệng…
Hơn 800 năm qua, tượng của hai vợ chồng gian thần, ác độc, bán nước này đã bị người đời đánh đập quá nhiều, bị hư nên đã phải đúc đi, đúc lại đến 13 lần, bị rào lại bằng rào sắt, nhưng từ bên ngoài người ta cũng có thể với được tay để đánh vào đầu Tần Cối, khiến đầu hắn trở nên láng bóng.
Trên cây trụ đá ở cửa mộ Nhạc Phi có hai câu đối như sau:
Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt
Bạch thiết vô cô chú nịnh thần
Nghĩa là:
Núi xanh may mắn lưu xương cốt người trung nghĩa
Sắt trắng vô tội phải đúc ra kẻ nịnh thần.
LỜI CUỐI
Tần Cối và Vương Thị chỉ giết có cha con Nhạc Phi và một số trung thần trong triều Tống mà đã bị dân chúng căm thù, oán ghét như vậy.
Còn đảng Việt cộng từ khi sáng lập đến nay được 90 năm (1930-2020) đã giết chết bao nhiêu triệu người? Lòng dân căm thù, oán ghét cái đảng bán nước buôn dân này hơn nghìn lần dân Tàu oán ghét Tần Cối và Vương Thị.
Bằng chứng là mặc dù đảng Việt cộng đang áp dụng quyền lực trên đầu súng để cai trị dân, nhưng quả báo trước mắt mà Lê Đức Thọ, một hung thần của chế độ, ai ai cũng đều oán ghét là
khi Thọ chết (13.10.1990), lăng mộ được xây trong nghĩa trang Mai Dịch thường xuyên bị dân đến đại tiện, đổ chất dơ bẩn hôi thúi, chẳng ai dám đến gần. Con cháu Thọ xấu hổ, bí mật bốc mộ mang đi chỗ kín để cải táng. Ngoài ra còn nhiều mộ của quan chức đỏ khác cũng bị dân chúng oán ghét lấy cọc sắt dài đóng từ mặt đất xuyên qua hòm đến tận đáy như đã xảy ra ở huyện Phú Lộc - Thừa Thiên.
Còn lăng Hồ Chí Minh ở Ba Đình thì sao? Thì nếu ngày đêm không có một Trung Đoàn lính bộ đội thay phiên canh gác, thì hằng ngày chắc chắn đảng phải cho ít nhứt là một Trung đội lính cụ Hồ đến dọn dẹp chất dơ bẩn, hôi thúi do dân chúng vứt vào để tặng „Bác“.
Hỡi những thành viên trong đảng Việt cộng, từ người chóp bu cho đến người đảng viên hạng bét hãy lấy gương của Tần Cối và Vương Thị mà tự soi mình để hồi đầu hướng thiện, tự giải thể cái đảng độc tài, bán nước, buôn dân, trả lại Tự Do, quyền sống và quyền làm người cho dân.
Nếu không, sớm hay muộn, các người sẽ phải trả một cái quả rất đắt, đắt gấp trăm ngàn lần Tần Cối và Vương Thị. Vì sao? Vì:
Sống ở đời có vay có trả
Luật nhân quả không bỏ sót một ai.
Mong lắm thay!
Laatzen ngày 16.08.2020
● Tích Cốc Ngô Văn Phát
Cựu tù nhân cải tạo ở Hoàng Liên Sơn - Bắc Việt