- 01. Mùa Hoa Năm Nào
- 02. Sống
- 03. Vườn Cải Hoa Vàng
- 04. Bệnh Nan Y
- 05. Sư Ông và Lãng Tử
- 06. Hữu Công, Hữu Tội
- 07. Bức Tranh Phù Thủy
- 08. Những Giọt Lệ Hồng
- 09. Hai Cha Con
- 10. Tiếng Gọi
- 11. Mẹ Tôi
- 12. Khai Bút
- 13. Xuân Tâm
- 14. Họa Phúc Trùng Trùng
- 15. Dốc Mơ Đồi Mộng
- 16. Phụ Trương - Phật Mẫu
- 17. Phụ Trương - Sống Tức Là Tương Quan
Diệu
Nga
DỐC MƠ ĐỒI MỘNG
Tu Viện Trúc Lâm Canada Xuất Bản PL. 2547 DL. 2003
Khai
Bút
Sau
khi cúng Giao thừa, cả nhà đều đi ngủ, chỉ ông Hai Cửu
còn thức. Mặc dù ở Mỹ, đêm Giao thừa thiếu không
khí thiêng liêng, thiếu tiếng pháo đì đùng nhưng ông cũng
khá hài lòng với sự chu đáo của vợ chồng Công, nhất là
con dâu quí hóa của ông, nó sắm sửa chẳng thiếu món gì.
Tiểu bang Cali có khác!
Bàn thờ Phật trông ra vẻ Tết lắm với hai chậu mai vàng tươi tốt, tuy nhỏ nhưng đầy nụ. Mai thật chớ không phải mai nylon đâu. Hôm đi chợ hoa ở khu Lion, hai đứa thấy ông cứ đứng tần ngần bên hàng mai nên bàn nhau mua về tặng ông đồng thời cũng để lấy hên cho năm mới.
Ông cảm động vì sự hiếu thảo của con cái, để tự ý chúng làm chớ ông cũng có khả năng mua được. Tiền già lãnh hàng tháng, ông phụ con phân nửa tiền mướn nhà – Công chẳng giàu có gì với đồng lương thợ sơn – còn mấy trăm ông xài dư giả, lại có khả năng cúng chùa, bố thí, làm việc phước thiện.
Ông Cửu hay làm việc nghĩa, thích giúp người hoặc bố thí; một phần do thói quen, một phần khác là để tưởng nhớ người vợ hiền đã khuất núi, một mẫu người đức hạnh, từ tâm hiếm có, đã từng hướng dẫn khuyến khích ông trong các việc làm từ thiện.
Vợ ông từ nhỏ đến lớn đã sống trong nhung lụa, có lắm kẻ hầu người hạ nhưng không bao giờ khinh rẻ, chê bai ai khiến chung quanh mọi người đều thương yêu, quí trọng.
Có lẽ vì tâm hồn bà rộng rãi, hiền từ, bao dung như thế nên bà đã không phải chứng kiến cuộc đổi đời 1975, cảnh gia đình bị đánh tư sản và bị đuổi về vùng “kinh tế mới”. Bà mất sớm lại là cái hay!
Từ ngày theo đứa con trai duy nhất vượt biên sang Mỹ, ông chẳng còn tha thiết điều gì. Tài sắc, lợi danh thảy đều như huyễn hóa. Ông hay đi chùa để tìm sự an tĩnh, nghe thuyết pháp để chiêm nghiệm về lẽ thật của cuộc đời nhưng thì giờ vẫn còn thừa thãi quá trong tuổi già.
Một hôm, nhớ lại sự say mê cầm bút thuở còn đi học – mà sau nầy lớn lên, con người kinh doanh đã đánh tan mộng văn sĩ trong ông – ông Hai Cửu thử viết truyện, tập làm thơ.
Chẳng biết bài vở của ông xem cũng được hay vì báo chí ở đây cần có bài để chen vào các trang quảng cáo dầy đặc - chiếm ba phần tư tờ báo – mà người ta cho đăng bài ông rất thường xuyên. Bút hiệu Hà Văn lần lần trở thành quen thuộc với những độc giả không khó tánh và dư thì giờ. Ông lấy làm hả dạ dù có được tiền nhuận bút hay không.
Giao thừa Kỷ Mão năm nay, ông chuẩn bị khai bút thật cẩn thận: Bình trà Nhật Bản đã do chính tay ông tự pha lấy và dĩa mứt gừng cay đang mời mọc. Cành hoa đào hồng thắm trên bình sứ đang nở rộ như gợi hứng cho văn nhân. Tập giấy bản thảo trắng tinh đã mở sẵn, cây viết Parker đang chờ đợi.
Ông Cửu đứng lên đi vòng vòng trong phòng, giờ đã trở nên lặng lẽ. Đêm nay, ông muốn viết một bài thật trong sáng, hiền hòa, cởi mở để tặng người vợ quá cố. Với món quà quí hiếm này, chắc bà sẽ vui lòng vì thấy tâm hồn chồng đã chuyển biến, không còn cố chấp, khắt khe như thuở nào.
Ý nghĩa đó làm ông sinh phấn khởi, ông kéo ghế ngồi xuống, tự thưởng mình một chung trà nóng thơm ngát hương sen. Rồi trân trọng cầm viết, ông tập trung tư tưởng như một thiền sinh…
Trong giây phút trọng đại đó, hình ảnh của “thằng Lập” bỗng hiện ra. Cái mặt mâm nung núc thịt của nó chiếm trọn tâm thức của ông như một màn ảnh vĩ đại. Ông thấy rõ từng nét khó ưa của nó: Cặp mắt ốc nhồi trắng dã, cái miệng hô hốc, hàm răng khấp khểnh đen thui. Vậy mà sau nầy còn bày đặt để râu xồm xàm cho ra vẻ phú quí, chứ thật ra trông vừa xấu lại vừa dơ, chịu không nỗi.
Giọng nói của nó bây giờ cũng khác xưa. Ngày nào còn là thư ký của ông, nó nói năng mềm mỏng như lụa; nhất là mỗi khi vợ ốm con đau, thiếu điều nó quì xuống lạy ông để mượn lương trước. Chắc chắn nó cũng đã lợi dụng tánh hay thương người của vợ ông để xin xỏ lắm thứ rồi. Những lúc gia đình nó hữu sự, vợ chồng ông đã cứu giúp nó tận tình; bây giờ qua đây, vợ con nó gặp thời, làm “neo” kiếm được lắm tiền, mua nhà sắm xe rộn ràng thì nó xem ông chủ cũ của nó như kẻ khố rách áo ôm; nó trở giọng thầy đời, nói năng lếu láo, nổ lung tung khiến ông không tức sao được.
Cả đời ông chuyên làm ơn làm phước cho người, chưa hề gây thù gây oán với ai, duy chỉ ghét thằng Lập nầy thôi, ghét cay ghét đáng.
Mà lạ lắm, hễ mình ghét nó thì cứ phải nghĩ về nó hoài, càng nghĩ càng tức lộn cả ruột gan, muốn xua đuổi đi, nó càng bám riết.
Ông Hai nhớ nhiều lần thầy giảng rằng tâm mình là nơi cao quí lắm, như phòng khách chính trong nhà, đừng để cho những ý tưởng tham sân si làm nhơ bẩn, xấu xa. Hãy mời thiện tri thức vào đấy, hãy thờ Phật ở đấy. Vậy mà thằng Lập cứ ngồi chễm chệ ở đó hoài; sáng vừa mở mắt ra là gặp nó, tối ngủ nó cũng không tha. Bây giờ muốn khai bút đầu năm, nó lại lù lù hiện ra phá đám, nó ám mình như quỷ, như ma vậy… Ông Cửu vò đầu, bứt tóc. Ông cảm thấy nhức đầu, ngã người trên ghế sofa cạnh đấy.
“Ai lấp ló như thằng Lập vậy kìa? Mà sao nó không còn phương phi, trịch thượng như cũ? Nó ốm tong teo, mặt mày hốc hác, tóc tai bơ phờ. Còn hàm râu khả ố đã biến đi đâu mất rồi”.
Nó chấp tay lễ phép chào ông Cửu khi vừa bước vào nhà chớ không kênh kênh theo lối Mỹ vừa hất mặt vừa nói: “Hê! Hao you?” Rất chướng tai như trước.
- Ông chủ ơi, em khổ quá!
“Lạ chưa, bây giờ bị khổ lại nhớ kêu mình là ông chủ!”
Ông trầm tĩnh bảo nó ngồi xuống ghế. Trông nó buồn xo, xuôi xị như cái bánh bao chiều. Tự nhiên ông cảm thấy tội nghiệp; ác cảm hầu như không còn.
Ân cần, ông hỏi:
- Sao, chú em gặp chuyện gì rối reng lắm hay sao mà xuống sắc dữ vậy?
- Ông chủ ôi, vợ con em bỏ đi rồi! Sáng mở mắt ra là nhà cửa trống trơn, ba mẹ con nó thì mất dạng. Em ra tiệm “neo” tìm thì tiệm đã sang cho người khác rồi.
Lập cúi đầu để dấu hai hàng nước mắt đang thi nhau nhỏ giọt:
- Hồi qua Mỹ tới giờ, thiệt tình mà nói, em chỉ ăn không ngồi rồi, sống nhờ vào tay vợ. Bây giờ đùng một cái, em hóa thành kẻ vô gia cư, chẳng biết nương dựa vào đâu? Tiền bạc không, nghề ngỗng cũng không. Nhà cửa thì bị ngân hàng thu hồi lại rồi.
Ông Cửu bậm môi để khỏi thốt ra lời khiển trách: “Mầy là đàn ông mà nói nghe bịnh quá! Thân nam nhi lại vô dụng, sống nhờ vợ như chùm gửi. Bạc nhược hết chỗ nói!”
Tuy nhiên, ông Cửu cảm thấy dễ chịu hơn với hình ảnh chú Lập khốn cùng: còn cái thằng Lập phởn phơ thành công sao mà đáng ghét chi lạ!
Trước hoàn cảnh bi đát của Lập – bi đát hơn thiên tai, bão lụt hay hỏa hoạn nữa kìa – vì đùng một cái bị mất hết cả tiền lẫn tình, hóa thành kẻ bơ vơ; ông Cửu nghe thương hại.
Ông nói không đắn đo:
- Thôi, chú em (ông gọi Lập thân mật như hồi xưa) đừng buồn, chuyện đâu còn có đó. Chú còn trẻ, có thể tìm việc làm nuôi thân. Bây giờ tạm ở chung với tôi đi. Phòng tôi cũng còn chỗ kê thêm cái giường nữa.
Thấy Lập vẫn cúi đầu làm thinh, ông an ủi thêm:
- Đời người ai cũng có lúc thịnh lúc suy, khi được khi thất. Những sự vô thường đó hãy nhìn nó đến đi như mây nổi, như chiêm bao…
- Ông nội ơi, thức dậy! Sao ông nội ngủ ở ngoài nầy vậy?
Ông Cửu nghe tiếng gọi, giật mình, mở mắt ra nhìn chung quanh mới hay mình ngủ quên ở phòng khách từ Giao thừa đến sáng bét và đã trải qua một giấc mơ.
- Ông đứng lên, xoa đầu thằng Trương, cười trừ:
Ừ, ông ngủ quên! Thôi để ông đi rửa mặt thay đồ rồi trở ra cho con mừng tuổi nghe! Thằng cháu đích tôn rất ư là phục phịch của ông nhe miệng cười, hai răng cửa trống trơn. Vừa lúc ấy, mẹ nó, Chi, bước ra:
- Thưa ba, con đã pha cà phê sữa cho ba rồi. Anh Công vẫn còn ngủ. Thằng nầy cứ đòi kêu ông nội dậy hoài, để xin tiền lì xì. Nếu ngày thường chắc phải đòn rồi.
- Không sao đâu con!
Nói rồi ông lững thững bước vào trong. Đi ngang qua bàn thờ vợ đang tỏa khói hương, ông thấy ảnh bà như mỉm cười.
Thuở bà con sanh tiền, hầu như mỗi lần ông có một hành vi nào sai trái, bà vẫn hay cười như thế. Cái cười nhẹ, tuy độ lượng bao dung nhưng cũng gói trong đó một lời khuyên nhủ thẳng thắn: “Tôi thấu rõ tâm địa ông rồi, nên chuyển đổi đi!”
Trong lúc rửa mặt, ông Cửu tự hỏi lòng: “Hình như có điều gì sai trái trong ta? Tối hôm qua đến nay, chỉ lo tụng kinh làm lễ đón Giao thừa, mình đâu đã làm hay nói hay nghĩ gì sai quấy đâu? Duy chỉ có một việc tính mà chưa làm được, đó là khai bút đầu năm. Mà thật ra, chuyện ấy cũng chẳng quan trọng gì”.
Chợt có tiếng phone reo, rồi tiếng con dâu nói vào:
- Thưa ba, chú thím Lập nói chút nữa sẽ tới chúc Tết ba!
- Ờ!
“Thằng Lập! Thì ra giấc mơ thấy thằng Lập sạt nghiệp chỉ là do tính ghen ghét sinh ra.
Giấc mơ đã thỏa mãn lòng đố kỵ của mình. Thấy nó giàu có, mình không chịu được rồi tìm cách bắt bẻ lỗi phải đủ thứ, lại còn trù ẻo nó. Ai dè lòng dạ mình hiểm ác đến độ nầy!”
Nhưng luật sư riêng trong ông lên tiếng bào chữa ngay:
- Dù trong giấc mơ, ông cũng đã thể hiện lòng tốt. Ông mời thằng Lập về ở chung kia mà!
Vị luật sư “vô minh” có vẻ hữu lý lại xoa dịu lòng tự ái của ông. Nhưng nụ cười của vợ ông lại hàm ẩn một ý nghĩa khác:
- Tánh ông xưa nay vẫn vậy, chưa khá hơn được! Đành rằng thấy ai sa cơ lỡ vận ông tận tình giúp đỡ nhưng giúp ai rồi, ông muốn người ta mang ơn ông suốt đời, hoặc giả thấy người ta ăn nên làm ra, phát đạt giàu có hơn thì ông tức, ông ghét, ông lỗi phải. Đó không phải là lòng từ bi. Thật ra ông giúp người chỉ để thỏa mãn tánh ngã mạn của ông thôi.
- Tại sao?
- Bởi vì ông ra tay giúp kẻ thấp kém để tự thấy rằng mình hơn người ta, để được người ta cung kính, biết ơn.
- Khó hiểu quá! Hễ giúp đỡ là tốt rồi. Không có lòng từ bi, làm sao phát tâm được?
- Ông ơi! Kẻ có lòng từ bi, khi thấy người khác khổ, họ cũng khổ y như vậy nên ra tay tế độ mà không thấy mình làm, vì thế không bao giờ màng đến nghĩa ơn. Kẻ có lòng từ bi thường vui với nỗi vui của người chung quanh, lại hay tùy hỉ với sự thành công của mọi người nên tâm từ bi rộng lớn vô biên. Với đức Từ Bi Hỉ Xả, phàm phu trở nên Bồ Tát, phiền não hóa thành Bồ Đề, cảnh địa ngục biến thành cõi An Lạc.
Ông gần đất xa trời rồi mà chưa chịu sửa đổi, tự làm khổ mình, gây khó cho người…
Miên man với những ý nghĩ tự vấn, ông Cửu đánh răng rửa mặt thật lâu mới xong. Nhìn vào gương chải tóc, ông có cảm tưởng những sợi tóc trắng lưa thưa của ông như bông lau ngã nghiêng trước gió. Rồi những sợi tóc bạc màu nầy cũng sẽ tan hoại đi khi ông nằm dưới ba tấc đất. Rồi cái mà ông tâng tiu nhất, quí trọng nhất, cái ngã chấp cũng theo duyên nghiệp mà trôi nổi luân lưu…
Thằng Trương chờ ông nội hoài không thấy trở ra, nó xồng xộc đi tìm. Bắt gặp ông còn ở trong nhà tắm, nó mừng rỡ, níu áo ông lôi ra ngoài.
- Thủng thẳng rồi ông ra mà!
Trương giậm chân, vò đầu, bức tóc, mặt mày đỏ rân. Nó sắp sửa hét lên để biểu lộ sự tức giận. Cái nết của nó ghê lắm, nhất là khi gặp chuyện không vừa ý. Lần đầu tiên ông thấy nó hư – chung quanh ai cũng nói vậy mà ông không chịu – cũng tại ông cưng chìu cháu quá trở nên cứng đầu khó dạy; cả nhà đổ lỗi cho ông.
Chắc cũng đúng đó! Nhưng mà xét cho kỹ, ông còn hư hơn, tệ hơn nó nhiều lắm kia. Bởi vì ông cưng chìu nó mới sáu, bảy năm nay mà nó còn như vậy; còn cái “ngã” của ông, ông tôn quí, phục dịch nó từ vô lượng kiếp đến bây giờ thì chắc chắn nó còn tệ hại vạn bội ức lần hơn.
Khi ông bước ra ngoài, tập bản thảo vẫn còn y chỗ cũ. Ông sinh hứng khởi vì đã có đề tài để khai bút. Ông sẽ viết một bài với tựa đề là: “Tôi biết tôi hư!”
Ở phòng bên kia, ông nghe tiếng thằng Trương khóc thút thít. Chắc nó bị đòn. Mặc dù xót ruột, ông cũng gật gù: “Ờ, thương thì cho roi cho vọt, vậy mới nên người!”
DỐC MƠ ĐỒI MỘNG
Tu Viện Trúc Lâm Canada Xuất Bản PL. 2547 DL. 2003
Bàn thờ Phật trông ra vẻ Tết lắm với hai chậu mai vàng tươi tốt, tuy nhỏ nhưng đầy nụ. Mai thật chớ không phải mai nylon đâu. Hôm đi chợ hoa ở khu Lion, hai đứa thấy ông cứ đứng tần ngần bên hàng mai nên bàn nhau mua về tặng ông đồng thời cũng để lấy hên cho năm mới.
Ông cảm động vì sự hiếu thảo của con cái, để tự ý chúng làm chớ ông cũng có khả năng mua được. Tiền già lãnh hàng tháng, ông phụ con phân nửa tiền mướn nhà – Công chẳng giàu có gì với đồng lương thợ sơn – còn mấy trăm ông xài dư giả, lại có khả năng cúng chùa, bố thí, làm việc phước thiện.
Ông Cửu hay làm việc nghĩa, thích giúp người hoặc bố thí; một phần do thói quen, một phần khác là để tưởng nhớ người vợ hiền đã khuất núi, một mẫu người đức hạnh, từ tâm hiếm có, đã từng hướng dẫn khuyến khích ông trong các việc làm từ thiện.
Vợ ông từ nhỏ đến lớn đã sống trong nhung lụa, có lắm kẻ hầu người hạ nhưng không bao giờ khinh rẻ, chê bai ai khiến chung quanh mọi người đều thương yêu, quí trọng.
Có lẽ vì tâm hồn bà rộng rãi, hiền từ, bao dung như thế nên bà đã không phải chứng kiến cuộc đổi đời 1975, cảnh gia đình bị đánh tư sản và bị đuổi về vùng “kinh tế mới”. Bà mất sớm lại là cái hay!
Từ ngày theo đứa con trai duy nhất vượt biên sang Mỹ, ông chẳng còn tha thiết điều gì. Tài sắc, lợi danh thảy đều như huyễn hóa. Ông hay đi chùa để tìm sự an tĩnh, nghe thuyết pháp để chiêm nghiệm về lẽ thật của cuộc đời nhưng thì giờ vẫn còn thừa thãi quá trong tuổi già.
Một hôm, nhớ lại sự say mê cầm bút thuở còn đi học – mà sau nầy lớn lên, con người kinh doanh đã đánh tan mộng văn sĩ trong ông – ông Hai Cửu thử viết truyện, tập làm thơ.
Chẳng biết bài vở của ông xem cũng được hay vì báo chí ở đây cần có bài để chen vào các trang quảng cáo dầy đặc - chiếm ba phần tư tờ báo – mà người ta cho đăng bài ông rất thường xuyên. Bút hiệu Hà Văn lần lần trở thành quen thuộc với những độc giả không khó tánh và dư thì giờ. Ông lấy làm hả dạ dù có được tiền nhuận bút hay không.
Giao thừa Kỷ Mão năm nay, ông chuẩn bị khai bút thật cẩn thận: Bình trà Nhật Bản đã do chính tay ông tự pha lấy và dĩa mứt gừng cay đang mời mọc. Cành hoa đào hồng thắm trên bình sứ đang nở rộ như gợi hứng cho văn nhân. Tập giấy bản thảo trắng tinh đã mở sẵn, cây viết Parker đang chờ đợi.
Ông Cửu đứng lên đi vòng vòng trong phòng, giờ đã trở nên lặng lẽ. Đêm nay, ông muốn viết một bài thật trong sáng, hiền hòa, cởi mở để tặng người vợ quá cố. Với món quà quí hiếm này, chắc bà sẽ vui lòng vì thấy tâm hồn chồng đã chuyển biến, không còn cố chấp, khắt khe như thuở nào.
Ý nghĩa đó làm ông sinh phấn khởi, ông kéo ghế ngồi xuống, tự thưởng mình một chung trà nóng thơm ngát hương sen. Rồi trân trọng cầm viết, ông tập trung tư tưởng như một thiền sinh…
Trong giây phút trọng đại đó, hình ảnh của “thằng Lập” bỗng hiện ra. Cái mặt mâm nung núc thịt của nó chiếm trọn tâm thức của ông như một màn ảnh vĩ đại. Ông thấy rõ từng nét khó ưa của nó: Cặp mắt ốc nhồi trắng dã, cái miệng hô hốc, hàm răng khấp khểnh đen thui. Vậy mà sau nầy còn bày đặt để râu xồm xàm cho ra vẻ phú quí, chứ thật ra trông vừa xấu lại vừa dơ, chịu không nỗi.
Giọng nói của nó bây giờ cũng khác xưa. Ngày nào còn là thư ký của ông, nó nói năng mềm mỏng như lụa; nhất là mỗi khi vợ ốm con đau, thiếu điều nó quì xuống lạy ông để mượn lương trước. Chắc chắn nó cũng đã lợi dụng tánh hay thương người của vợ ông để xin xỏ lắm thứ rồi. Những lúc gia đình nó hữu sự, vợ chồng ông đã cứu giúp nó tận tình; bây giờ qua đây, vợ con nó gặp thời, làm “neo” kiếm được lắm tiền, mua nhà sắm xe rộn ràng thì nó xem ông chủ cũ của nó như kẻ khố rách áo ôm; nó trở giọng thầy đời, nói năng lếu láo, nổ lung tung khiến ông không tức sao được.
Cả đời ông chuyên làm ơn làm phước cho người, chưa hề gây thù gây oán với ai, duy chỉ ghét thằng Lập nầy thôi, ghét cay ghét đáng.
Mà lạ lắm, hễ mình ghét nó thì cứ phải nghĩ về nó hoài, càng nghĩ càng tức lộn cả ruột gan, muốn xua đuổi đi, nó càng bám riết.
Ông Hai nhớ nhiều lần thầy giảng rằng tâm mình là nơi cao quí lắm, như phòng khách chính trong nhà, đừng để cho những ý tưởng tham sân si làm nhơ bẩn, xấu xa. Hãy mời thiện tri thức vào đấy, hãy thờ Phật ở đấy. Vậy mà thằng Lập cứ ngồi chễm chệ ở đó hoài; sáng vừa mở mắt ra là gặp nó, tối ngủ nó cũng không tha. Bây giờ muốn khai bút đầu năm, nó lại lù lù hiện ra phá đám, nó ám mình như quỷ, như ma vậy… Ông Cửu vò đầu, bứt tóc. Ông cảm thấy nhức đầu, ngã người trên ghế sofa cạnh đấy.
“Ai lấp ló như thằng Lập vậy kìa? Mà sao nó không còn phương phi, trịch thượng như cũ? Nó ốm tong teo, mặt mày hốc hác, tóc tai bơ phờ. Còn hàm râu khả ố đã biến đi đâu mất rồi”.
Nó chấp tay lễ phép chào ông Cửu khi vừa bước vào nhà chớ không kênh kênh theo lối Mỹ vừa hất mặt vừa nói: “Hê! Hao you?” Rất chướng tai như trước.
- Ông chủ ơi, em khổ quá!
“Lạ chưa, bây giờ bị khổ lại nhớ kêu mình là ông chủ!”
Ông trầm tĩnh bảo nó ngồi xuống ghế. Trông nó buồn xo, xuôi xị như cái bánh bao chiều. Tự nhiên ông cảm thấy tội nghiệp; ác cảm hầu như không còn.
Ân cần, ông hỏi:
- Sao, chú em gặp chuyện gì rối reng lắm hay sao mà xuống sắc dữ vậy?
- Ông chủ ôi, vợ con em bỏ đi rồi! Sáng mở mắt ra là nhà cửa trống trơn, ba mẹ con nó thì mất dạng. Em ra tiệm “neo” tìm thì tiệm đã sang cho người khác rồi.
Lập cúi đầu để dấu hai hàng nước mắt đang thi nhau nhỏ giọt:
- Hồi qua Mỹ tới giờ, thiệt tình mà nói, em chỉ ăn không ngồi rồi, sống nhờ vào tay vợ. Bây giờ đùng một cái, em hóa thành kẻ vô gia cư, chẳng biết nương dựa vào đâu? Tiền bạc không, nghề ngỗng cũng không. Nhà cửa thì bị ngân hàng thu hồi lại rồi.
Ông Cửu bậm môi để khỏi thốt ra lời khiển trách: “Mầy là đàn ông mà nói nghe bịnh quá! Thân nam nhi lại vô dụng, sống nhờ vợ như chùm gửi. Bạc nhược hết chỗ nói!”
Tuy nhiên, ông Cửu cảm thấy dễ chịu hơn với hình ảnh chú Lập khốn cùng: còn cái thằng Lập phởn phơ thành công sao mà đáng ghét chi lạ!
Trước hoàn cảnh bi đát của Lập – bi đát hơn thiên tai, bão lụt hay hỏa hoạn nữa kìa – vì đùng một cái bị mất hết cả tiền lẫn tình, hóa thành kẻ bơ vơ; ông Cửu nghe thương hại.
Ông nói không đắn đo:
- Thôi, chú em (ông gọi Lập thân mật như hồi xưa) đừng buồn, chuyện đâu còn có đó. Chú còn trẻ, có thể tìm việc làm nuôi thân. Bây giờ tạm ở chung với tôi đi. Phòng tôi cũng còn chỗ kê thêm cái giường nữa.
Thấy Lập vẫn cúi đầu làm thinh, ông an ủi thêm:
- Đời người ai cũng có lúc thịnh lúc suy, khi được khi thất. Những sự vô thường đó hãy nhìn nó đến đi như mây nổi, như chiêm bao…
- Ông nội ơi, thức dậy! Sao ông nội ngủ ở ngoài nầy vậy?
Ông Cửu nghe tiếng gọi, giật mình, mở mắt ra nhìn chung quanh mới hay mình ngủ quên ở phòng khách từ Giao thừa đến sáng bét và đã trải qua một giấc mơ.
- Ông đứng lên, xoa đầu thằng Trương, cười trừ:
Ừ, ông ngủ quên! Thôi để ông đi rửa mặt thay đồ rồi trở ra cho con mừng tuổi nghe! Thằng cháu đích tôn rất ư là phục phịch của ông nhe miệng cười, hai răng cửa trống trơn. Vừa lúc ấy, mẹ nó, Chi, bước ra:
- Thưa ba, con đã pha cà phê sữa cho ba rồi. Anh Công vẫn còn ngủ. Thằng nầy cứ đòi kêu ông nội dậy hoài, để xin tiền lì xì. Nếu ngày thường chắc phải đòn rồi.
- Không sao đâu con!
Nói rồi ông lững thững bước vào trong. Đi ngang qua bàn thờ vợ đang tỏa khói hương, ông thấy ảnh bà như mỉm cười.
Thuở bà con sanh tiền, hầu như mỗi lần ông có một hành vi nào sai trái, bà vẫn hay cười như thế. Cái cười nhẹ, tuy độ lượng bao dung nhưng cũng gói trong đó một lời khuyên nhủ thẳng thắn: “Tôi thấu rõ tâm địa ông rồi, nên chuyển đổi đi!”
Trong lúc rửa mặt, ông Cửu tự hỏi lòng: “Hình như có điều gì sai trái trong ta? Tối hôm qua đến nay, chỉ lo tụng kinh làm lễ đón Giao thừa, mình đâu đã làm hay nói hay nghĩ gì sai quấy đâu? Duy chỉ có một việc tính mà chưa làm được, đó là khai bút đầu năm. Mà thật ra, chuyện ấy cũng chẳng quan trọng gì”.
Chợt có tiếng phone reo, rồi tiếng con dâu nói vào:
- Thưa ba, chú thím Lập nói chút nữa sẽ tới chúc Tết ba!
- Ờ!
“Thằng Lập! Thì ra giấc mơ thấy thằng Lập sạt nghiệp chỉ là do tính ghen ghét sinh ra.
Giấc mơ đã thỏa mãn lòng đố kỵ của mình. Thấy nó giàu có, mình không chịu được rồi tìm cách bắt bẻ lỗi phải đủ thứ, lại còn trù ẻo nó. Ai dè lòng dạ mình hiểm ác đến độ nầy!”
Nhưng luật sư riêng trong ông lên tiếng bào chữa ngay:
- Dù trong giấc mơ, ông cũng đã thể hiện lòng tốt. Ông mời thằng Lập về ở chung kia mà!
Vị luật sư “vô minh” có vẻ hữu lý lại xoa dịu lòng tự ái của ông. Nhưng nụ cười của vợ ông lại hàm ẩn một ý nghĩa khác:
- Tánh ông xưa nay vẫn vậy, chưa khá hơn được! Đành rằng thấy ai sa cơ lỡ vận ông tận tình giúp đỡ nhưng giúp ai rồi, ông muốn người ta mang ơn ông suốt đời, hoặc giả thấy người ta ăn nên làm ra, phát đạt giàu có hơn thì ông tức, ông ghét, ông lỗi phải. Đó không phải là lòng từ bi. Thật ra ông giúp người chỉ để thỏa mãn tánh ngã mạn của ông thôi.
- Tại sao?
- Bởi vì ông ra tay giúp kẻ thấp kém để tự thấy rằng mình hơn người ta, để được người ta cung kính, biết ơn.
- Khó hiểu quá! Hễ giúp đỡ là tốt rồi. Không có lòng từ bi, làm sao phát tâm được?
- Ông ơi! Kẻ có lòng từ bi, khi thấy người khác khổ, họ cũng khổ y như vậy nên ra tay tế độ mà không thấy mình làm, vì thế không bao giờ màng đến nghĩa ơn. Kẻ có lòng từ bi thường vui với nỗi vui của người chung quanh, lại hay tùy hỉ với sự thành công của mọi người nên tâm từ bi rộng lớn vô biên. Với đức Từ Bi Hỉ Xả, phàm phu trở nên Bồ Tát, phiền não hóa thành Bồ Đề, cảnh địa ngục biến thành cõi An Lạc.
Ông gần đất xa trời rồi mà chưa chịu sửa đổi, tự làm khổ mình, gây khó cho người…
Miên man với những ý nghĩ tự vấn, ông Cửu đánh răng rửa mặt thật lâu mới xong. Nhìn vào gương chải tóc, ông có cảm tưởng những sợi tóc trắng lưa thưa của ông như bông lau ngã nghiêng trước gió. Rồi những sợi tóc bạc màu nầy cũng sẽ tan hoại đi khi ông nằm dưới ba tấc đất. Rồi cái mà ông tâng tiu nhất, quí trọng nhất, cái ngã chấp cũng theo duyên nghiệp mà trôi nổi luân lưu…
Thằng Trương chờ ông nội hoài không thấy trở ra, nó xồng xộc đi tìm. Bắt gặp ông còn ở trong nhà tắm, nó mừng rỡ, níu áo ông lôi ra ngoài.
- Thủng thẳng rồi ông ra mà!
Trương giậm chân, vò đầu, bức tóc, mặt mày đỏ rân. Nó sắp sửa hét lên để biểu lộ sự tức giận. Cái nết của nó ghê lắm, nhất là khi gặp chuyện không vừa ý. Lần đầu tiên ông thấy nó hư – chung quanh ai cũng nói vậy mà ông không chịu – cũng tại ông cưng chìu cháu quá trở nên cứng đầu khó dạy; cả nhà đổ lỗi cho ông.
Chắc cũng đúng đó! Nhưng mà xét cho kỹ, ông còn hư hơn, tệ hơn nó nhiều lắm kia. Bởi vì ông cưng chìu nó mới sáu, bảy năm nay mà nó còn như vậy; còn cái “ngã” của ông, ông tôn quí, phục dịch nó từ vô lượng kiếp đến bây giờ thì chắc chắn nó còn tệ hại vạn bội ức lần hơn.
Khi ông bước ra ngoài, tập bản thảo vẫn còn y chỗ cũ. Ông sinh hứng khởi vì đã có đề tài để khai bút. Ông sẽ viết một bài với tựa đề là: “Tôi biết tôi hư!”
Ở phòng bên kia, ông nghe tiếng thằng Trương khóc thút thít. Chắc nó bị đòn. Mặc dù xót ruột, ông cũng gật gù: “Ờ, thương thì cho roi cho vọt, vậy mới nên người!”
Gửi ý kiến của bạn