Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19. Ý Nghĩa Lá Cờ Phật Giáo

22/02/201115:45(Xem: 5429)
19. Ý Nghĩa Lá Cờ Phật Giáo

PHÁP NGỮLỤC
ThíchĐức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế Xuất Bản Phật Lịch 2535 - 1991

19. Ý NGHĨA LÁ CỜ PHẬT GIÁO

Thưaquý vị,

Hiệnnay quý vị thấy cờ Phật giáo 5 sắc tung bay phất phới khắp nơi. Tôi xin lượcnói về ý nghĩa lá cờ Phật giáo này.

I.Nguyên nhân:

Sauhai trận thế chiến đã để lại cho nhân loại cái hậu quả tàn phá vô cùng khủngkhiếp thê thảm do vũ khí nguyên tử gây ra.

Trướcđà phát triển của khoa học về phương diện vũ khí, mà thực tế không có sự kềmchế hữu hiệu nào về lòng ích kỷ tham vọng hận thù của con người, thì vũ khíchiến tranh sẽ không bao giờ ngừng chế tạo, với tiến trình ngày một tinh vi,với sức hủy diệt vạn triệu lần hơn.

Sựtiến bộ của khoa học về phương diện chế tạo vũ khí nguyên tử, với sức tàn phását hại ngày một tăng theo số nhân. Mà sự giáo dục con người về lòng nhân đạo,chỉ mới như số cộng. Lương tâm phát triển kém xa khoa học. Tham vọng khống chếnhân loại là một thứ tham vọng hão huyền, nhưng con người vẫn nuôi mộng đeođuổi. Mưu đồ chinh phục từng khối lớn nhân loại để lệ thuộc vào ảnh hưởng thếlực của mình là một hiện trạng thực tế. Chính tham vọng mưu đồ này đã gây nênhai cuộc thế giới đại chiến hiện đang không ngừng tiếp tục gây tang tóc khổ đaucho nhân loại, và sẽ khó có thể ngăn chận được đệ tam thế chiến nguyên tử đưađến hủy diệt nhân loại.

Thấyrõ hiểm họa trước mắt điều đó, các nhà đạo đức học, các nhà giáo dục, các nhàtâm lý học, các tổ chức từ thiện nhân đạo, nhân quyền, các nhà tôn giáo đãnghiên cứu phương thức, đã khẩn thiết kêu gọi lương tri nhân loại, trách nhiệmlương tâm, nhưng hầu như không hiệu quả. Con người đã không ngừng phát minh vũkhí tàn phá hủy diệt nhân loại. Nhưng trong lúc đó cũng chính con người đã tỏra bất lực phát triển tình người, lòng nhân đạo để xây dựng hạnh phúc cho nhau.

Vớiniềm thao thức về tiền đồ sinh tồn và hạnh phúc của nhân loại, với hy vọng lòngngười rộng mở tình thương của đạo từ bi hỷ xả vị tha, để cho sóng tình thươngtràn ngập mọi tâm hồn, để tránh khỏi hiểm họa chiến tranh đẩy nhân loại vào vựcthẳm hủy diệt, ông Henry Steele Olcott, một đại tá hải quân, một học giả, mộtchuyên gia quân sự Hoa Kỳ, đã từng chứng kiến cảnh tượng thảm khốc thương tâmtrong hai cuộc thế chiến I và II, lương tâm ông bừng tỉnh, ông đã tuyên bố:"Chỉ có phương thuốc từ bi hỷ xả của đạo Phật mới mong cứu nổi được ích kỷtham vọng của nhân loại". Để biểu tượng cho phương thuốc cứu trị tinh thầnnày, ông đã nghĩ ra cách làm lá cờ Phật giáo đầu tiên và đã được Thượng TọaTiến Sĩ Sumangala Thera, Giám Đốc Đại Học Đường Phật Giáo Tích Lan chứng minh.

Vàongày 25-5-1950, trong Đại Hội Phật Giáo Quốc Tế gồm 26 phái đoàn của 26 nướckhắp trên thế giới về họp tại Colombo, thủ đô Tích Lan, đã công nhận lá cờ nămsắc dọc và một sắc tổng hợp ngang này, chính thức là lá cờ Phật Giáo Quốc Tế,tượng trưng cho ngày lịch sử Phật Giáo Quốc Tế kết hợp thống nhứt. Kể từ đó, cờPhật giáo tung bay khắp nơi trên địa cầu.

II.Ý nghĩa:

1)Cờ Phật giáo gồm 5 sắc: Xanh, vàng, đỏ, trắng, và vàng cam là tượng trưng nămđạo hào quang của Đức Phật. Tất cả các Đức Phật trong khắp mười phương thế giớicũng như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Ta Bà này, khi thiền định cũngnhư lúc thuyết pháp, thường ở nơi Ngài phóng ra năm đạo hào quang sáng chói.Năm đạo hào quang là tượng trưng cho đức tánh viên mãn.

*Màu xanh: Tượng trưng cho thiền định.

*Màu vàng: Tượng trưng cho trí huệ.

*Màu đỏ: Tượng trưng cho tinh tấn.

*Màu trắng: Tượng trưng cho thanh tịnh.

*Màu vàng cam: Tượng trưng cho từ bi.

Nămmàu nhỏ tổng hợp nằm ngang là tượng trưng cho sự tổng hợp dung thông tổng trìbất động. Hàm ý nghĩa biểu tượng cho con người tu hành đạt thành quả vị chánhđẳng chánh giác, phải là con người có tròn đầy năm đức tính thiền định, trítuệ, tinh tấn, thanh tịnh, và từ bi dung thông.

2)Tượng trưng cho năm căn: Năm căn gồm có: Tín căn, tấn căn, niệm căn, định cănvà huệ căn. Đây là 5 đặc tính tinh thần tạo thành sức mạnh khiến cho hành giảcó đủ nghị lực và khả năng thẳng tiến trên đường giác ngộ.

Ngoàira còn bao hàm ý nghĩa tượng trưng cho 5 phù trần căn. Ấy là mắt, tai, mũi,lưỡi, và thân. Bình diện sinh hoạt của mỗi con người đều nương vào năm căn haynói cách khác là năm giác quan. Năm căn tiếp xúc với năm trần (màu, sắc, âmthanh, mùi vị, chạm xúc) sanh ra năm thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệtthức và thân thức).

*Nhãn căn: Mắt nhìn thấy màu sắc sanh ra phân biệt cái này đẹp, vật kia xấu. Tùytheo cảnh sắc xấu, mà sanh thương ghét, thích chán v.v...

*Nhĩ căn: Tai nghe âm thanh sanh ra phân biệt. Chẳng hạn tôi thích chim hót, tôighét quạ kêu. Tôi thích giọng hát ca sĩ này, ghét tiếng cười của chàng kia,nhàm chán nghe tiếng nói của bà nọ v.v...

*Tỷ căn: Mũi ngửi mùi sanh ra nhận thức phân biệt. Ưa thích mùi thơm. Chán ghétmùi tanh hôi v.v...

*Thiệt căn: Lưõi nếm vị sanh ra phân biệt, thích ngọt, ghét đắng, thèm chuav.v...

*Thân căn: Thân thể xúc chạm với vật sanh ra nhận thức phân biệt. Thích chạm xúcmềm mại trơn láng. Không ưa chạm xúc đồ vật cứng nhám, sần sùi v.v... Do nămcăn tiếp xúc năm trần mà sanh ra năm thức phân biệt. Từ đó, con người bị lôicuốn vào ngũ dục lạc (tiền tài, sắc đẹp, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ). Vì nămcăn thức này thường hay đắm trước dục lạc, thúc đẩy con người đua đòi, tìmkiếm, mưu đồ thành bại. Được thì hỷ hả mừng vui tự đắc. Mất thì sầu khổ, thấtchí chán chường tuyệt vọng. Cứ thế con người phải nô lệ năm căn, cuốn hút vàonăm trần, đọa lạc nổi trôi theo năm thức, đắm trước vào năm dục lạc tạo thànhtham vọng, ích kỷ, tam, sân, si. Nếu không khéo điều phục năm căn trong chiềuhướng tĩnh tu tri túc, thì chúng ta sẽ gây ra muôn ngàn đau khổ đổ vỡ cho chínhmình và người, vật.

khácvới phàm phu chúng sanh, Đức Phật cùng chư vị Bồ Tát khi còn là phàm nhơn hànhđạo tu tập, các ngài đã không ngừng vận dụng ngũ căn tạo thành ngũ lực để điềuphục năm căn, khéo léo hướng dẫn năm thức sở thích của mình theo chiều hướng chánhthiện, đạt thành phước trí giác ngộ tròn đầy.

3)Tượng trưng cho năm châu nhân loại: Nhân loại sống trong năm châu, chủng tộctuy có khác, nhưng màu da, xương máu không ngoài năm sắc xanh, vàng, đỏ, trắngvà vàng cam.

CờPhật giáo mang năm màu sắc ngoài ý nghĩa tượng trưng năm đạo hào quang của ĐứcPhật sáng soi vào mọi cõi lòng sâu thẳm thầm kín của muôn loài, để nhân loạikhắp năm châu được soi sáng ánh từ quang, thấm nhuần tinh thần từ bi hỷ xả củaPhật Đà, dứt trừ tham vọng ích kỷ tham, sân, si, ngõ hầu tạo cho thế giới nhânloại trường tồn thanh bình hạnh phúc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]