Các bài viết (12)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Pháp Sư Huyền Trang
Mới nhất
A-Z
Z-A
Đại A-La-Hán Nan đề Mật Đa La Sở Thuyết Pháp Trụ ký
08/10/2018
12:51
(Xem: 2222)
Truyền nghe như vậy,Tám trăm năm sau Phật nhập Niết Bàn. TrongThắng Quân Đô Vương, nước Chấp-Sư-Tử, thì có A-La-Hớn Nan Đề Mật Đa La, ( Đường gọi là Khánh Hữu) Ngài La Hớn này, Có đủ Bát giải thoát (1), Tam Minh (2), Lục Thông (3),và Tịnh Nguyện Trí Biên Tế Định, đầy đủ Vô Lượng công đức. Có Đại Oai Thần, danh xưng Cao Viễn. Ngài dùng Nguyện Trí Lực biết hết tâm hạnh tất cả hữu tình trong thế giới này. Lại hay tùy thuận làm các việc lợi ích, hóa duyên dẫn đến Niết Bàn. Ngài thường hộp chư Bí Sô, Bí sô ni, nói rõ các công đức mầu nhiệm các chỗ đã chứng đắc, các việc làm thích hợp lợi ích cho hữu tình và các sự nghiệp thành công cao nhất.
Luận Hiến Dương Thánh Giáo (sách)
13/04/2017
14:05
(Xem: 1646)
Luận Hiển dương Thánh giáo 顯揚聖教論, tiếng Phạn là Ārya-śāsana-prakaraṇa-śāstra hay Prakaranaryavaca-sastra (Acclamation of the Scriptural Teaching/ Treatise of Acclamation of the Sagely Teaching), là một bộ luận trọng yếu của Phật giáo Đại thừa Duy thức tông, do đại sĩ Vô Trước (無著,310-390) trước tác. Về hệ thống truyền thừa của Duy thức tông, nó bắt nguồn từ sau khi đức Phật nhập diệt 900 năm, ở Ấn độ có Bồ-tát Di lặc ra đời nói luận Du-già sư địa; ngài Vô trước vâng theo ý chỉ của luận này mà soạn ra các bộ: luận Đại thừa trang nghiêm kinh, luận Nhiếp đại thừa và luận Hiển dương Thánh giáo. Vào đời Đường, ngài Huyền Trang (玄奘, 602-664) phiên dịch luận này ra chữ Hán.
Kinh Công Đức Xưng Tán Đại Thừa
20/12/2013
08:05
(Xem: 6304)
Kinh Công Đức Xưng Tán Đại Thừa Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0840 Hán dịch: Đại Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang phụng chiếu dịch Việt dịch: Tỳ kheo Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ Hiệu đính: HT Thích Như Điển – Phương trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc Tôi nghe như vầy. Một thuở nọ, Đức Bạc Già Phạm, nơi điện công đức, an trú trong pháp giới tạng trang nghiêm, chỗ hành hoạt của chư Phật cùng chúng đại Thanh văn, đại Bồ tát không thể kể hết câu hội, và hàng trời người, A-tu-la v.v... đại chúng nhiều vô lượng, thứ tự vây quanh.
Quán Thế Âm Thập Nhứt Diện Thần Chú Tâm Kinh
12/05/2012
13:49
(Xem: 4509)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Đạo tràng trong thành Thất-la-phiệt, cùng các vị đại Tỳ-khưu chúng gồm 1.250 người đều đầy đủ. Đại Bồ-tát thì vô lượng vô số, ngài Từ Thị Bồ-tát làm thượng thủ. Lại có vô lượng Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di và chư Thiên Long, Dược-xoa, Kiền-thác-bà, A-tô-la, Yết-lỗ-trà, Khẩn-nại-lạc, Ma-hô-lạc-già, Cưu-bàn-trà, Tất-xá-giá, nhơn cùng Phi nhơn, v.v, đại chúng vây quanh cúng dường cung kính, tôn trọng tán khen đức Phật vì họ nói Pháp.
Kinh Phật Địa
03/11/2011
14:17
(Xem: 2858)
Gương trí vằng vặc của Như Lai cũng như thế, là pháp giới vắng lặng không có gián đoạn không có dao động, vì muốn giúp vô lượng vô số chúng sanh thấy rõ nhiễm-tịnh...
Kinh Công Đức Các Bổn Nguyện của Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Lược Giảng
27/08/2011
14:04
(Xem: 4268)
“Dược Sư Lưu Ly Quang” là tên gọi của đức Phật này; “Như Lai” là một trong mười tôn hiệu của mỗi vị Phật; “Bổn Nguyện” là các lời phát nguyện của đức Phật này khi Ngài phát tâm Bồ-đề...
Bất Không Quyến Tác Thần Chú Tâm Kinh
11/08/2011
15:30
(Xem: 2558)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại núi Bồ-đạt-lạt-ca, trong cung điện Quán Tự Tại, trong đó có nhiều cây báu như cây ta-la, đam-ma-la, chiêm-bác-ca, a-du-ca, Cực giải thoát. Lại có vô lượng các cây báu xen nhau trang nghiêm chung quanh, hương thơm hoa đẹp, cỏ lạ mềm dịu nơi nơi đều có. Lại có vô lượng suối ao khe báu, có nước tám thứ công đức đầy dẫy, trong ấy các hoa đơm trổ trang sức một cách rất thích thú. Lại có vô biên các loại cầm thú khác nhau, hình dung thù diệu, đều đủ từ tâm, phát ra các thứ âm thanh dường như âm nhạc: cùng các vị Tỳ-khưu chúng 8.000 vị đều đầy đủ, 99 câu-chi na-du-da trăm ngàn Bồ-tát Ma-ha-tát, vô lượng trăm ngàn chúng chư Thiên cõi trời Tịnh Cư, Tự Tại Thiên chúng, vô lượng trăm ngàn trước sau vi nhiễu nghe Phật thuyết Pháp.
Luận Đại Thừa 100 Pháp
30/03/2015
21:56
(Xem: 5907)
Như lịch sử bộ phái cho biết Bồ tát Vô Trước và em là Bồ tát Thế Thân sáng lập Du Già Hành Tông tức Duy Thức Tông ở Trung Hoa, trước có học Không Luận của Bồ tát Long Thọ. Bốn thế kỷ sau, ngài Huyền Trang đến Ấn Độ (năm 629) cũng theo học Du Già Hành Tông với pháp sư Giới Hiền tại đại học Na Lan Đa.
Luận Quán Sở Duyên Duyên
23/04/2017
17:35
(Xem: 1624)
Có những người chủ trương lấy ngoại sắc làm sở duyên và duyên cho năm thức: nhãn thức, v.v…; họ chấp rằng cực vi là có thật thể, vì nó dẫn sinh ra sự nhận thức; hay họ chấp rằng cực vi hòa hợp, vì khi nhận thức sinh khởi nó mang theo hình tướng của cực vi hòa hợp. Cả hai chủ trương ấy đều phi lý. Vì sao?
Du Già Bồ Tát Giới Bổn - Di Lặc Bồ Tát tuyên thuyết
01/07/2010
09:56
(Xem: 3233)
Các vị Bồ tát! sau khi đã thọ lãnh giới pháp thanh tịnh của Bồ tát, phải nên tự mình thường thường chuyên tâm cẩn thận suy ngẫm: "Đây là chỗ Bồ tát nên làm, đây là chỗ Bồ tát không nên làm". Suy ngẫm như vậy rồi, vì muốn thành tựu công hạnh Bồ tát, cần phải siêng năng tu tập, lại phải chú ý lắng nghe tạng Tố đát lãm, và tạng Ma đát lý ca của Bồ tát. Tùy theo điều đã nghe được mà siêng cần tu học.
Quay lại