Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Là Phật Tử Chân Chánh

22/02/201115:45(Xem: 4763)
05. Là Phật Tử Chân Chánh

PHÁP NGỮLỤC
ThíchĐức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế Xuất Bản Phật Lịch 2535 - 1991

5. LÀ PHẬT TỬ CHÂN CHÁNH

Thưaqúy vị,

Hômnay tôi xin được trình bày về ý nghĩa thế nào "là một Phật tử chânchánh".

Nhiềungười tự xưng là Phật tử, nhưng khi có người hỏi thế nào là Phật tử thì giậtnẩy người ra, trả lời quanh quẩn không nhằm vào đâu. Nhiều khi vô tình còn làmcho người ngoài hoài nghi chê cười. Ðể thành một người Phật tử chơn chánh thìcần phải để tâm công phu tu học. Tu học có nghĩa là học để thực hành. Trên đờinày không có việc gì thành công tiến bộ mà không thực hành theo chỗ sở học?Huống nữa Phật tử là người tiêu biểu cho lành thiện tiến bộ?

Nóiđến Phật tử chơn chánh tức là ngoài chơn chánh có hạng Phật tử tà ngụy. Phật tửtà ngụy là hạng người cũng đi chùa lạy Phật, cũng quy y Phật, nhưng lại ngấmngầm với cái tâm lợi dụng để được quen biết nhiều người, hầu để buôn bán, vaymượn tiền bạc, để có chức phận, để được người khen, để làm áp phe, để có dịpkhoe khoang con cháu tiền của danh phận, để tỏ ra đây tu lâu năm hiểu đạonhiều, hộ cúng chùa làm việc phước thiện, quen biết nhiều thầy v.v... Họ quy yPhật mà cũng quy y ngoại đạo tà nhơn tà giáo, thờ cúng ta ma thần quỷ. Ấy làhạng tà ngụy Phật tử.

CònPhật tử chơn chánh thì căn bản trước nhất là phải có quan niệm khách quan, nhậnđịnh đâu là chánh, đâu là tà. Chánh để theo và tà để tránh, với tâm thành cầuđạo và rõ biết người Phật tử sống với tâm hạnh nào, phải làm bổn phận gì.

Ngườisống ở đời ai cũng có bổn phận: Bổn phận cha con, bổn phận vợ chồng, bổn phậnvua tôi, bổn thầy trò, bổn phận công dân. Người có tín ngưỡng tôn giáo thì cóbổn phận của người tín đồ, đệ tử. Nói tóm lại, ở trên đời này hễ đã sống trongcương vị nào thì có bổn phận ở cương vị đó. Nếu không có ý thức về bổn phận củamình thì chẳng khác nào ký sinh trùng hay loài ruồi muỗi cỏ cây. Vậy người Phậttử có những bổn phận nào để trở thành là người Phật tử chơn chánh? Và từ đó mớimong thánh thiện hóa đời mình trên đường giác ngộ.

Ðểhoàn thành bổn phận của một người Phật tử chơn chánh, căn bản trước mắt nhấtphải thực hiện những điều sau đây:

1.- Thái độ chơn chánh khách quan.

ÐạoPhật là đạo chánh tín. Người theo đạo Phật phải đặt niềm tin nơi sự thật, tinđúng chân lý, tin đúng chánh pháp. Do đó để khỏi rơi vào tà nhơn tà thuyết mađạo, người tìm tôn giáo phải hết sức khách quan với tâm vô tư không một bợn nhơthành kiến, để từ đó có thể phân biệt đâu là chánh để theo, đâu là tà để tránh.Ta phải phân biệt xét xem tôn giáo nào siêu việt tuyệt luân làm cho con ngườikhai trí phát tuệ giác ngộ giải thoát. Phải biết nhận định tôn giáo nào mê tíndị đoan, đưa con người đến cuồng si ích kỷ hẹp hòi, vong bản quôc gia giốngnòi, coi nhẹ hiếu đạo, lơ là thờ cha kính mẹ. Ta còn phải khách quan nhận địnhtư cách vị giáo chủ của tôn giáo đó có phải là bậc đầy đủ trí đức của bực siêunhân cứu thế, hay chỉ là kẻ phàm tình khéo gây thanh thế rồi thần thánh hóahoặc chỉ là ngẩu tượng thần linh huyền hoặc mơ hồ.

NgườiPhật tử chơn chánh còn phải dùng trí sáng suốt vô tư để phân định nền giáo lý,những lời dạy của vị giáo chủ đó có chân chánh không, có khả năng nâng cao giátrị con người trên đường thánh thiện không, có làm cho nhân loại hòa bình và cóthật sự đưa nhơn loại đến cứu cánh chơn thiện mỹ an vui tịnh lạc không. Muốnđạt đến sự chân chánh khách quan của niềm tin, ta phải có trí sáng suốt và nghịlực mới mong vượt qua mọi thứ cám dỗ của cảm tình bè bạn. Phải có trí tuệ vànghị lực để soi đường cho lý tưởng, giữ vững lập trường ngõ hầu thoát khỏi sựràng buộc của ái tình bắt buộc, của bà con lôi kéo, của bạn bè dụ dỗ, của quyềnchức danh lợi cuốn lôi.

ÐứcPhật nói: "Tin ta mà không hiểu ta thì sẽ hủy báng ta". Một ngày nọ,có người đệ tử đến thưa với Phật: "Bạch Ðức Thế Tôn, con đến nghe Ngàithuyết pháp thật hay chí lý. Nhưng khi các Thầy bà La Môn họ cũng nói với con,đạo của họ hay lắm, cao tột lắm. vậy con không biết phải tin vào ai?". ÐứcPhật mỉm cười từ hòa đáp: "Con đừng vội tin vào ai hết. Con hãy dùng trísáng suốt vô tư của con, đem những lời giảng dạy của ta và những lời giảng dạycủa các thầy Bà La Môn áp dụng vào đời sống của con, và so sánh kết quả thấylời giảng dạy nào làm cho con an lạc tiến bộ lợi ích thiết thực thì con theo vịđó".

Thậtra, chọn lấy một tín ngưỡng làm lý tưởng cho đời sống của mình không thể vìtình cảm, danh lợi hoặc phó mặc cho bà con dòng tộc đặt định, hay nhắm mắt đưachân theo phong tục tập truyền. Nếu như thế chẳng khác nào kẻ nô lệ mặc tình đểcho người đem mình ném vào ngọn lửa thiêng tế thần. Người tin tôn giáo khôngdùng trí tuệ xét đoán, không dùng nghị lực tự chủ, họ thường hay nói một cáchvô ý thức biểu trưng cho sự nông cạn ngu dốt bằng câu: "Ðạo nào cũngtốt". Thật là tai hại lắm vậy.

2.- Thành tâm cầu học.

Saukhi khách quan nhận định về giáo lý, về những chứng tích sinh hoạt và thành quảquá trình của các tôn giáo, truyền bá phục vụ nhân loại, nhận thấy tôn giáo nàothật sự làm an lạc cho đời, phụng sự hòa bình thế giới không gây đau khổ chongười, thì ta quyết định tin theo. Một khi theo tôn giáo nào đó rồi, ta phảivận dụng khả năng, lợi dụng thời gian để nghiên tầm học hỏi giáo lý. Bằng khôngta mắc phải lỗi lầm tin ù ù cạt cạt, tin thiếu sáng suốt nhận định, hoặc tintheo thời thế, tin để được lợi lộc, đây không phải là niềm tin chơn chánh.

Ðặcbiệt, người Phật tử cần phải học hỏi giáo lý của Ðức Phật để đi cho đúng đường,để hiện đời được hạnh phúc tiến bộ, để tu hành đạt thành đạo quả. Nếu không họchỏi giáo lý thì chỉ là tu mù. Tu mù chẳng những không đi đến đâu mà sẽ còn rơisâu vào hố thẳm của tà nhơn ma đạo mê hoặc. Bởi ma thường hóa hiện giả tranglàm Phật. Người Phật tử nếu khong hiểu giaó lý thì dễ bị lung lạc trước nhữngtà thuyết, ma thuật ngụy thánh. Không học hiểu giáo lý thì dễ bị tà sư bạn ácđánh lừa dẫn dắt. Không học hiểu giáo lý thì không thể nào phân định được đâulà lời Phật nói, đâu là lời chư tổ dạy, đâu là lời ma nói, và sẽ đưa đến nhậnđịnh tà kiến Phật ma lẫn lộn. Không hiểu giáo lý, không thầy chân tu thật họckinh nghiệm hướng dẫn thì không biết phương pháp tu nào để đạt được an lạc hạnhphúc, mau thành đạo quả. Không học hiểu giáo lý thì chỉ là cái vỏ danh xưngPhật tử, là kẻ tu lấy lệ, và sẽ không thể nào đạt đến đạo quả cứu cánh như ÐứcPhật mong muốn chúng sanh đạt thành đạo quả giác ngộ, thoát ra vòng sanh tửluân hồi.

Thếnên, người Phật tử phải khéo biết lợi dụng thời gian, hoàn cảnh và khả năng củamình để cầu học hỏi giáo lý, để thấu hiểu lời chỉ dạy của Phật, để thực hànhđạo nghiệp có hiệu quả hơn. Không thể viện lý do vì bận rộn nhà quá, vì bận rộncông ăn việc làm quá. Biết bao giờ mới hết bận rộn? Còn hơi thở là còn bận rộn.Chúng ta bận rộn vì chúng ta đắm nhiễm vào ái ân tham vọng, vì thù tạc cảm tìnhvà như thế mãi mãi trôi lăn trong vòng lẩn quẩn ngày qua ngày, để rồi già nuaoan uổng một đời.

Nhiềungười nói tôi có tham vọng ái ân gì đâu! Xin thưa cứ mãi lo sắp xếp chuyện này,lo cho đứa con kia, lo cho đứa cháu nọ, phải đi tham dự vì người ta mời, lo muathêm cái nhà v.v... đủ thứ lý do, đó không phải là một hình thức tham vọng áiân ích kỷ chứ là gì? Chính những thứ này nó tiêu phí thời gian, giết chết mộtđời hành đạo của ta. Tại sao ta không khôn ngoan hơn để phân định thời gian ra,là khi nào lo việc nhà, việc con cái, lúc nào lo học đạo, tu dưỡng thân tâm,vun bồi phước đức để tự cứu lấy ta và giúp đời? Cứ mãi miết bận lo phần vậtchất ái ân giả tạm, mà quên đi phần tinh thần trường tồn thánh thiện của tâmlinh, điều đó không đáng tội nghiệp cho kẻ ngu muội lấy giả làm chơn, chấp phụlàm chánh, nhận phàm làm thánh sao?

3.- Quy y Tam Bảo.

Saukhi chọn lấy đạo Phật làm niềm tin của mình rồi, thì tiếp đến là tìm thầy họcđạo, chọn thầy quy y. Nghĩa là để hoàn thành xứng danh là một Phật thì ta phảiquy y Tam Bảo. Tại sao ta lại phải quy y Tam Bảo? Xin thưa, quy y Tam Bảo cónghĩa là đem đời mình nương tựa Phật, Pháp, Tăng với ý chí hướng thượng trênđường giác ngộ giải thoát, để dứt khoát xa lìa phiền lụy của sanh tử luân hồi.

Thếnào gọi là quy y Tam Bảo?

Quyy Tam Bảo bao hàm ý nghĩa trở về nương tựa. Như con nương tựa với cha mẹ mà đượcno cơm ấm áo lớn khôn. Như học trò nương tựa với thầy để học hỏi điều hay lẽtốt, trở thành người trí thức học rộng hiểu nhiều. Còn chúng sanh si mê lầm lạcnay hồi đầu trở về nương tựa với Tam Bảo Phật-Pháp-Tăng để trở thành hiền lươngquân tử thánh thiện. Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng là nơi hiền hòa thanh tịnh, giácngộ giải thoát các căn cội phiền não sanh tử luân hồi.

Nhưngtại sao gọi Phật-Pháp-Tăng là Tam Bảo?

-Xin thưa, Tam Bảo có nghĩa là ba ngôi quý báu. Nên Phật-Pháp-Tăng còn được gọilà ba ngôi qúy báu. Người đời cho vàng bạc ngọc ngà kim cương hột xoàn là quýbáu. Nhưng xét cho kỹ, những thứ này chỉ là đồ trang sức thân thể. Nó chẳng qualà phương tiện cho cuộc sống vật chất, mua cơm ăn áo mặc nhà ở xe cộ v.v... chứthật sự không đem lại hạnh phúc chơn thật cho con người. Mà quan niệm nghiêmchỉnh chơn chánh về hạnh phúc là, cái gì làm cho con người được chân thật anlạc hạnh phúc vĩnh viễn thì cái đó mới gọi là quý báu.

Biếtbao người vì muốn có được nhiều kim cương hột xoàn vàng bạc mà phải lập mưu tìmkế lừa dối phỉnh gạt. Biết bao người lo âu vì có nhiều kim cương hột xoàn vàngbạc. Lo âu vì sợ trộm cướp, lo âu vì sợ con cháu dâu rể biết được sẽ sanh tâmtranh giành tìm cách soán đoạt. Biết bao người vì nhiều kim cương hột xoàn vàngbạc của cải mà phải tan nhà mất mạng, hạnh phúc gia đình ly tán, tình thânquyến thuộc nhạt phai. Và cũng biết bao người không dám ăn dám mặc dám ngủ,trằn trọc suốt đêm vì sợ mất, vì muốn được nhiều thêm.

Tómlại, kim cương hột xoàn vàng bạc của cải không phải chơn thật quý báu. Nó chỉlà phương tiện cho đời sống vật chất giúp con người bớt đi đói rách mà thôi.Nếu ai biết xử dụng nó thì cuộc sống trở nên thoải mái đạo đức có ý nghĩa.Nhưng lòng người như túi tham không đáy, có bao giờ thấy đủ đâu? Lúc có dư mườiđồng thấy không đủ. Khi có dư một trăm, một ngàn, mười ngàn, mười vạn cũng thấykhông đủ? Cho nên càng có tiền mà không biết học hiểu và thực hành lời Phật dạythì càng trở nên thấy thiếu, càng thêm keo kiết và càng xa dần điều ân nghĩaphước thiện. Thế thì kim cương hột xoàn vàng bạc có phải là chân thật quý báukhông, thưa quý vị? Phàm ở đời, cái gì mang lại hạnh phúc thật sự và vĩnh viễncho đời sống không lo âu mới là quý báu. Cái gì làm cho con người lo âu, thúcdục, lòng người tham lam đuổi bắt là đau khổ, là không phải quý báu.

-Tại sao Phật Pháp Tăng gọi là quý báu?

-Phật là con người như bao nhiêu con người, là một thái tử như bao nhiêu tháitử. Ngài nhận thấy cuộc đời mộng huyễn dãy đầy khổ đau, nên ngài xả bỏ tất cảsự đời, quyết tâm tu hành và đã thành Phật. Người thành Phật là người thấu rõcội nguồn nhân sanh vũ trũ, thể nhập chân lý, sống như chân lý. Người thànhPhật là người tâm thanh tịnh sánh suốt, dứt sạch phiền não, không còn sanh tửluân hồi khổ đau. Thế nên Phật nói cho đủ là Phật Ðà, có nghĩa là con người đạigiác ngộ, hoàn toàn giải thoát mọi thăng trầm phiền lụy của nhân thế.

Phậtcó ba nghĩa căn bản là: Tự giác, giác tha, và giác hạnh viên mãn.

Tựgiác, nghĩa là tự mình tu hành đoạn sạch vô minh phiền não, phước huệ tròn đầy,thấu đạt chơn lý của vạn hữu, không còn sanh tử luân hồi.

Giáctha, nghĩa là đem sự giác ngộ của mình đã chứng đạt giáo hóa người đời, để chochúng sanh biết phản tỉnh tu hành, hồi tâm hướng thiện.

Giáchạnh viên mãn, nghĩa là Phật đem sự giác ngộ của mình ra dạy dỗ chúng sanh,khiến cho chúng sanh theo đó tu hành chứng thành đạo quả, thoát khỏi vô minhphiền não sanh tử luân hồi. Như thế, Phật đã giác ngộ và chúng sanh nghe theoPhật dạy phát tâm tu hành cũng giác ngộ, cả Phật và chúng sanh đồng giác ngộ,nên gọi là giác hạnh viên mãn.

Phậtlà người đã đạt đức tánh đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, đại giác ngộ. Ðem suốttrọn đời mình lo cứu tế nhân loại chúng sanh đang trầm luân khổ hải, thươngchúng sanh như mẹ hiền thương con nhỏ, nhất tâm quyết chí xây dựng hạnh phúcchân thật cho muôn loài chúng sanh. Như thế há không xứng đáng gọi là quý báuhay sao? Phật đã thật sự đem hạnh phúc chân thật cho con người, nếu người biếtsống theo lời Phật dạy. Vì thế nên người đời gọi là Phật bảo. Như thế Phật khôngđáng cho người đời tôn kính nương tựa quy ư ?

Pháplà giáo pháp, là lời dạy của Ðức Phật. Ðức Phật là bậc đại giác ngộ, nên lờidạy của Ngài là những lời giác ngộ, đúng với chân lý, thích hợp với căn tánhchúng sanh. Cũng như vị thầy thuốc giỏi bắt mạch cho toa thì trúng bệnh của mỗibệnh nhân. Như bậc đạo sư kinh nghiệm dẫn đường thì không lạc lối. Ðức Phật rađời vì mục đích cứu độ chúng sanh. Kinh Pháp Hoa Phật nói: "Ta ra đời vìmột đại sự nhân duyên lớn là khai thị chúng sanh, để chúng sanh ngộ nhập trikiến Phật". Tức là làm cho mỗi chúng sanh liễu ngộ Phật tánh của mình. Chonên giáo pháp của Ngài nói ra đều nhằm mục đích trị bệnh chúng sanh hết mê lầmphiền não, được thanh tịnh an vui. Chẳng hạn thuốc Bố thí thì trị bịnh tham lambỏn xẻn; thuốc Nhẫn nhục thì trị bịnh nóng giận; thuốc Hỷ xả trị bịnh cố chấp;thuốc Tinh tấn thì trị bịnh lười biếng; thuốc Trì giới thì trị bịnh buông lung;thuốc Ái ngữ thì trị bịnh ác khẩu; thuốc Quán bất tịnh thì trị bịnh tham dục;thuốc niệm Phật thiền định thì trị bịnh tâm loạn động. Người biết dùng thuốcgiáo pháp của Phật thì sẽ có đời sống từ bi, hỷ xả, lợi tha, thanh tịnh an lạcvà đạt được hạnh phúc giải thoát ngay trong hiện đời chớ chẳng phải tìm đâu xa.Chúng sanh căn tánh không đồng, nên giáo pháp của Ðức Phật có muôn vạn phápmôn. Quý vị thử áp dụng một trong những pháp môn Phật dạy thì sẽ thấy đời củaquý vị an vui tiến bộ ngay.

Nhữnglời Phật dạy làm cho ta hạnh phúc thánh thiện tiến hóa trên đường giác ngộ, từphàm đến thánh, há không đáng được gọi là quý báu ư? Do ý nghĩa này mà ngườiđời tôn kính những lời dạy của Ðức Phật xưng là Pháp bảo, là nơi để nương tựaquy y.

Tănglà người thoát ly sự ràng buộc gia đình, xuất gia tu theo hạnh Phật, sống đờisống từ bi hỷ xả lợi tha với ý chí cầu đạo vô thượng Bồ đề. Tăng là người tuhành quyết đoạn trừ phiền não tham sân si, mang tâm nguyện hiến dâng đời mìnhcho sự nghiệp giác ngộ giải thoát, cho lợi tha hạnh phúc nhân loại. Tăng nóicho đủ là Tăng già, có nghĩa là một đoàn thể người xuất gia sống hòa hợp chuyêntâm tập sống đời sống thanh tịnh như Ðức Phật với tâm nguyện cầu giác ngộ, độmình và độ người, sống bằng sáu pháp lục hòa. Thế nào là sống lục hòa? Ấy lànếp sống: 1/ Thân hòa cùng chung ở; 2/ Miệng nói lời hòa dịu không tranh cải;3/ Ý hòa cùng vui vẻ; 4/ Vật thọ dụng cùng hòa chia sẻ cho nhau; 5/ Ý hay lờiđẹp cùng hòa giải thích trao đổi; 6/ Cùng chung thọ trì giới luật của Phật hòavui tinh tấn tu hành.

Ngườixuất gia làm Tăng là người quyết tâm dứt khoát bước ra khỏi nhà thế tục, nhàphiền não và nhà tam giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới) sanh tử luân hồi.Hành trang của người xuất gia là trì giới thanh tịnh. Có trì giới thanh tịnhthì trí huệ phước đức mới phát sanh, mới có cơ hội thành đạo chứng quả, mới cókhả năng cứu độ chúng sanh. Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: "Sanh tử căn bổn dụcvi đệ nhất". Nghĩa là ái dục là nguồn gốc của sanh tử luân hồi khổ đau.Muốn thoát khỏi sanh tử luân hồi phải trừ ái dục. Muốn đoạn trừ ái dục tham sânsi thì cần phải giữ giới thanh tịnh.

Cógiữ giới thanh tịnh, có trang trải tình thương bình đẳng cho mọi người, có sốngcuộc đời vị tha thuận hợp với luân thường đạo lý, nghĩ như chánh pháp, nói nhưchánh pháp và làm như chánh pháp thì mới gọi là Tăng.

Ngườibỏ xả hết tất cả, nguyện sống đời sống thanh tịnh đạo đức, mang đại nguyện lợitha độ đời, đem trọn hiến dâng cho đạo pháp làm lợi ích chúng sanh, nhưthế không xứng đáng là quý báu ư? Vì đặc tính vị tha cao thượng hướng mình vàngười trên đường giải thoát, nên gọi là Tăng bảo. Như thế thì Tăng bảo khôngxứng đáng là nơi để cho chúng sanh quy y nương tựa học hỏi ư?

Tuynhiên trong hàng Tăng có chơn tăng và ngụy tăng. Người Phật tử phải sáng suốtchọn chơn tăng mà quy y để cầu học. Không quy y Tăng là không đủ Tam Bảo. Khôngquy y Tăng thì không thể nào thông hiểu Phật lý, không thể nào đi đúng đường tuhành, không thể nào tránh được tội ngã mạn cống cao, và không thể nào tránh xúcphạm vào một trong ba ngôi Tam Bảo.

Khôngthể ỷ vào thế trí biện thông kinh sách nằm lòng mà không cần Tam Bảo. Hiểu giáolý của Phật bằng sự thể hiện thực hành chứ không thể nói suông. Nếu chỉ nóisuông giáo lý Phật một cách làu làu vanh vách mà trong lúc đó lại kém khuyết sựhành trì thì chẳng khác nào băng cassette, muổng múc canh, người điếc đánh đờnhay, kẻ ngày ngày đếm bạc giỏi cho người triệu phú. Cũng không thể lấy cớ vàomột số ngụy tăng tà hạnh có hành vi làm tổn thương đạo Pháp mà bảo rằng Tam Bảokhông xứng đáng để quy y. Như thế là phạm tội quơ đủ cả nắm. Nên biết rằng míasâu có đốt, nhà dột có nơi, cuộc đời vốn là tương đối vàng thau lẫn lộn. Chúngta phải khôn ngoan sáng suốt chọn đốt mía tốt không sâu thưởng thức, phải khéolựa nhà không dột để ấm thân, phải thận trọng chọn vàng ròng để làm của. Khôngquy y Tăng thì trước nhất chính mình mất nhiều lợi lạc, lại phạm tội tăngthượng mạn, phản bội lời Phật dạy. Là Phật tử chân chánh nên tránh quan niệmsai lầm không quy y Tăng này.

TamBảo là đại lộ quang minh dẫn người ra khỏi rừng đêm chông gai tăm tối. Tam Bảolà thuyền Bát Nhã đưa người qua biển khổ trầm luân. Nên Cổ đức có kệ:

Mangmang trường dạ trung

TamBảo vi minh đăng

Thaothao khổ hải nội

TamBảo vi từ thuyền.

Dịch:

Hoangmang giữa quãng đêm dài

Nàynơi Tam bảo là đài quang minh

Ngậptrời biển khổ lênh đênh

Nàynơi Tam Bảo sinh linh thuyền từ.

4.- Chọn pháp môn tu.

Saukhi đã phát tâm quy y Tam Bảo, đã trở thành chánh thức là một Phật tử, thìngười Phật tử phải chọn pháp môn để tu hành. Có tu hành mới tìm được nguồn anlạc, mới có thể thành đạt đạo Bồ đề. Vì chúng sanh căn tánh bất đồng, nên ÐứcPhật cũng tùy theo đó chỉ bày nhiều pháp môn tu khác nhau, để thích ứng căn cơtrình độ của mỗi chúng sanh. Người Phật tử phải nên hết sức khách quan để chọnthầy, chọn bạn, chọn pháp môn tu. Sau khi chọn pháp môn tu rồi, phải thườngxuyên chuyên cần thực hành, đồng thời thường đem chỗ sở học, sở tu, sở hành vànhững hiện tưọng cảm nhận mình đã thu hoạch để thưa hỏi với bậc thầy mà mìnhquy y, hay bậc minh sư thiền đức mà mình thấy có thiện duyên.

Trênđưòng tu tập rất dễ bị tà ma giả hiện làm Phật và dụ dẫn người tu vào đường"tẩu hỏa nhập ma", tức là dễ lạc rơi vào đường tà nhơn cám dỗ, tà mangoại đạo (xin xem Triết Lý Thủ Lăng Nghiêm, phần ngũ ấm ma). Cổ đức thườngnói: "Phật cao nhất xích, ma cao nhất trượng". Nếu không có thể bậcminh sư chỉ đạo thì mình cứ lầm tưởng ma là Phật, cứ ngỡ là mình đã chứng đạo,rồi vui mừng tự đắc chấp chặt vào đó để rồi vào làm quyến thuộc của ma mà khôngtự biết. Từ đó, đến đâu, ngồi đâu cũng nói chuyện chứng thánh, chuyện tiếp nhậnân điển viễn vông, nói những điều tưởng tượng nào là đi vân du thiên giới, tiêncảnh v.v... chứng đắc, xuất hồn xuất viá, thấy Phật này Bồ Tát nọ. Những điềuđó không đúng lời Phật dạy, không đúng chánh pháp chút nào. Như thế, từ cuộcsống không tưởng này đưa đến tâm trí không còn bình thường, niềm tin mù quáng,tạo thành tâm trí băng hoại, hạnh phúc gia đình dần dần tan rã, bà con quyếnthuộc lạnh nhạt xa lìa. Ðó không phải là lối tu sống của người Phật tử chânchánh.

Suốttam tạng kinh điển diễn thuật trọn cuộc đời Ðức Phật hoằng pháp độ sanh, Ngàichưa từng nói những điều kỳ hoặc đó. Suốt tam tạng kinh điển cũng không có mộtcâu văn một bài kệ nào nói việc kỳ dị để khiêu gọi thị hiếu nhằm huyễn hoặclòng người như vậy.

TổQuy Sơn dạy:" Như sư thật bất minh, đương biệt cầu lương đạo". Nghĩalà, nếu như Thầy mình không phải là bậc minh sư sáng suốt, có đủ khả năng hướngdẫn mình tiến tu trên đường giác ngộ giải thoát, thì mình nên sớm đi tìm bậcminh sư khác để học đạo. Rủi gặp phải tà sư bạn ác thì mình phải dứt khoát tháiđộ, sớm xa lánh để khỏi rơi vào quyến thuộc của ma. Hoặc bậc Thầy mà mình quy yđã qua đời hay ở xa không liên lạc học hỏi đạo lý được, thì nên tìm xin y chỉvị Thầy đạo đức sáng suốt khác, để cầu học hỏi Phật Pháp tu hành. Không nên có tháiđộ cố chấp, viện lẽ là mình đã quy y rồi, nên không cần quy y nữa. Cũng khôngnên có quan niệm sai lầm cố chấp, Thầy tôi dù sao đi nữa cũng là Thầy tôi, rồimù quáng chấp chặt mãi vào đó để cho có lệ, không biết cầu học tiến tu.

NgườiPhật tử chân chánh cũng không nên có thái độ cực đoan là, khi thấy vị Thầy màmình đã quy y hoặc vị khác thôi tu hoàn tục, rồi sanh tâm thất vọng uất ứcbuông ra những lời nguyền rủa tệ bạc. Như thế là tự mình cao ngạo gây tội tộilỗi nặng nề. Vì sao? Bởi vì, khi người hết duyên hành đạo sống đời xuất gia,thì đường đường chánh chánh hoàn tục ra đời kết thê lập nghiệp, tu hạnh cư sĩđâu có gì lạ? Bởi duyên xuất gia đến đó là kết thúc. Ðìều đáng sợ nhất và tộilỗi nhất là, kẻ mặc chiếc áo tu, mà tâm hành thế tục, mưu cầu lợi dưỡng, trọngdanh lợi cá nhân hơn đoàn thể, lo ích kỷ phần mình hơn là việc lợi tha, đó mớilà loại mối mọt đục khoét ngôi nhà Phật Pháp. Ðấy mới là mối lo âu lớn lao chotiền đồ Phật giáo, là tai họa của đạo pháp. Ðáng lo ngại nhất, kẻ mang hìnhthức Tăng ở chùa mà tâm địa thế gian, làm cho đạo pháp tan hoang. Kinh Phật nóiloại người này là: "Sư tử trùng thực sư tử nhục".

LàPhật tử chơn chánh phải hết sức cẩn trọng trong việc tìm thầy chọn bạn để họcđạo; phải biết sống đời sống kiên nhẫn, dũng cảm trong việc hộ trì đạo pháp, dùgặp phải nguy khó. Là Phật tử chân chánh phải có tâm chí cầu tiến bộ hướngthượng không ngừng; phải thận trọng sáng suốt không để tình cảm dẫn dụ kéo lôi,không để trò huyễn thuật mê hoặc. Là Phật tử chơn chánh nên thực hành theo lờiPhật dạy. Nên theo gót bậc chân Tăng thì nhất định sẽ gặp được Phật.

LàPhật tử chân chánh, muốn có được đời sống an lành hạnh phúc tiến bộ, chóngthành đạo quả giác ngộ thì phải hết sức cẩn trọng trong việc chọn thầy, chọnbạn, chọn pháp môn tu, chớ để tánh hiếu kỳ dẫn dắt, thì mới khỏi oan uổng côngphu tu tập suốt cả một đời.

5.- Phụng sự đạo pháp.

Saukhi đã quy y Tam Bảo, đã tìm minh sư bạn tốt học đạo, đã chọn pháp môn tu hành,thì người Phật tử chân chánh nhất định không quy y thiên thần qủy vật, ngoạiđạo tà giáo, quyết không tin theo lời khuyến dụ của bạn tà, ác đảng ngụy trangthân thiện nhơn nghĩa, tự xưng Phật này nhập về mình, Thánh kia đã chứng cho,Bồ Tát nọ đã nói chuyện. Tất cả đều là huyễn thuật hoang đường, đều là ý đồ tàtâm mê hoặc.

Cuộcđời dưới con mắt của người thường, thì vàng thau lẫn lộn, thánh phàm khó phân.Thế gian này cũng lắm tổ chức, chùa viện với nhãn hiệu từ thiện tu hành, vàcũng đã có biết bao kẻ hiếu kỳ nhẹ dạ, cả Phật tử nữa đã nhiệt tâm muốn làmviệc hữu ích, vội vã tin theo, tổn công phí sức, tiêu hao tiền của, mà khôngđạt được như ý nguyện, rồi đâm ra thất vọng oán thán. Lại có những Phật tử nghelời ngọt bùi của bạn bè, hoặc nghe những lời than vãn của kẻ mang lớp áo nhàtu, những người mang danh nghĩa hộ đạo giúp chùa làm từ thiện, hay nông nổi vộitin ông kia bà nọ tu đắc đạo chứng quả rồi hấp tấp chạy theo, tốn hao tiền của,tâm thần không còn bình thường, gia đình mất hạnh phúc. Ðó là hậu quả của nhữngkẻ thiếu sáng suốt để chọn thầy tốt, bạn hiền, những kẻ hiếu kỳ vội tin lời bùingọt, để phục vụ cho tà đạo tà pháp tà sư.

NgườiPhật tử chân chánh phải bình tĩnh nhận định, phải học hỏi bậc minh sư. Ngườihọc Phật không thể để tình cảm phủ che lý trí.

Ðiềuhết sức lưu ý là đừng nghe lời rỉ tai dụ hoặc về chuyện kỳ lạ bà kia ông nọchứng thánh chứng thần. Ðó là chứng đạo tà ma chứ không phải là chân chánhPhật. (Xin xem Triết Lý Thủ Lăng Nghiêm, phần Ðại thừa Tâm giới).

LàPhật tử chân chánh điều tối quan trọng là phải biết chọn thầy để quy y, phảibiết chọn pháp môn để tu hành, phải biết bình tâm thanh tịnh hóa đời mình mỗilúc một thêm tiến bộ, và phải ngày đêm tận tâm phục vụ chánh pháp đúng chỗ, đểcho vườn phước đức trổ hoa, để cho tâm Bồ đề tỏa ngát hương giải thoát, để chođời mình mát tươi và để cho tâm mình mở rộng biển trí tuệ thênh thang. Thế mớilà Phật tử chân chánh.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]