Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (12)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
NS Thích Nữ Thuần Bạch
Mới nhất
A-Z
Z-A
09. Thiền viện Diệu Nhân, California
26/01/2021
17:25
Thiền viện được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Từ khai sơn vào năm 2002 trên ngọn đồi Duncan do sáu chị em Lục Hòa dâng cúng nhà và đất có diện tích 4,40 hecta (gần 11acres). Đầu tiên, Hòa thượng giao trách nhiệm trụ trì thiền viện cho Ni trưởng Thích Nữ Như Đức và cho thành lập Hội Thiền học Diệu Nhân trực thuộc thiền viện Viên Chiếu (Việt Nam). Hòa thượng đã đến chứng minh buổi lễ trọng thể đặt viên đá xây dựng ngôi chánh điện vào ngày 16.11.2002. Thiền viện tu tập theo Thiền tông Việt Nam, đường lối Trúc Lâm Yên Tử. Diệu Nhân là tên vị Thiền sư Ni Việt Nam (1041-1113), đời thứ 17, Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Ni sư Diệu Nhân xuất gia và thọ giới Bồ tát với Thiền sư Chân Không vào thời Lý, được Thiền sư cho pháp hiệu Diệu Nhân và dạy trụ trì Ni viện Hương Hải (Hà Nội).
Audio: HTB 248 - Xuân Thiền Mậu Tuất 2018
18/02/2018
06:15
HTB số 248: Xuân Thiền Mậu Tuất 2018, Giảng sư: HT Thích Quảng Ba HT Thích Trường Sanh TT Thích Nguyên Tạng TT Thích Phước Tấn Ni Sư Thuần Bạch Sư Cô Huyền Đạo Truyện : Hachi: A Dog's Tale (Chú Chó Hachiko) Thơ: Cáo Tật Thị Chúng, Thiền Sư Mãn Giác Thành viên thực hiện: Vân Lan, Mai Nhơn, Thiên Mãn, Phương Thảo, Tuyết Loan
Lâm Tế Ngữ Lục
23/09/2014
07:15
Quyển Lâm Tế Ngữ Lục song ngữ này được soạn thảo cho lớp Phật pháp tiếng Anh và cho giới trẻ người Việt học Phật. Đây là một phần việc trong chương trình giới thiệu những bản dịch hiện nay về văn bản Thiền cổ điển. Tôi xin chân thành cảm tạ dịch giả Eido T. Shimano đã hoan hỷ cho phép xử dụng bản dịch Anh ngữ The Book of Rinzai (Zen Studies Society Press, 2005) của ông từ nguyên văn chữ Hán. Bản dịch Việt ngữ tôi xin phép được xử dụng của Hòa Thượng Ân Sư Thích Thanh Từ. Tôi đã dịch chú thích của Eido T. Shimano sang tiếng Anh và viết thêm lời giảng Anh-Việt.
Thiền Vị Trên Đầu Lưỡi
21/05/2014
08:09
Mục tiêu của thiền dĩ nhiên là để kiến tánh và chứng ngộ, nhưng đó không phải là nơi an trụ cuối cùng. Thiền bao gồm Phật giáo và là sự thực hành Phật đạo. Thế thì Phật giáo là gì? Và Phật đạo là gì ? Nhiều người cho rằng Phật giáo chỉ là những chuyện về thiên đường, địa ngục, và làm sao để tẩn liệm một xác chết, hoặc có thể là một ông già nào đó nói về sự xả ly.
Phổ khuyết tọa thiền nghi
12/10/2010
10:46
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dogen Kigen, 1200-1253) là khai tổ tông Tào Động Nhật Bản. Năm 1224 sư sang Trung Hoa học đạo với thiền sư Thiên Đồng Như Tịnh (1163-1228) là tổ tông Tào Động đời thứ 15. Sau khi được thầy ấn chứng, sư trở về Nhật Bản vào năm 1228.
Thiền Sư Bạch Ẩn Huệ Hạc
01/12/2014
22:06
Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (1685–1768) là vị Tổ trung hưng thiền Lâm Tế tại Nhật Bản. Xa rời phương thức đánh hét cùng các ngôn ngữ siêu tuyệt, Ngài cố công diễn tả Thiền bằng ngôn ngữ dễ hiểu để tầng lớp bình dân có thể hiểu được. Khi hiểu được tức là tu được. Mọi người nhận được làn gió mới làm sống dậy niềm tin vào chính mình, đưa cuộc đời qua hết khổ ải. Muôn người nhớ ơn Ngài. Năng lực cứu bạt của một vị thiền sư không nằm ở chỗ khiến người ta kính ngưỡng tôn thờ mình, mà nằm ở chỗ làm cho người hết khổ. Cuộc đời của thiền sư Bạch Ẩn là bức tranh sống với câu chuyện ―Thế à! cho đến bây giờ vẫn được nghe kể. Biên dịch lại là góp thêm công hạnh của Ngài. Đây là một tác phẩm công phu trong vườn Thiền Phật giáo, xin trân trọng giới thiệu.
Bóng Tùng Cánh Hạc (sách)
21/03/2017
01:13
Đây là một tập bút ký, ghi lại cảm nghĩ của tác giả từ các nơi chốn tùng lâm ở Nhật Bản, Trung Hoa, Việt Nam. Không hề có một so sánh hay đánh giá ở đây, tất cả đều trình hiện như nó chính là nó. Chúng ta cũng vui đọc theo chân người đi, đôi lúc mình cũng là người đang đi như thế. Chiều thu muộn hay sáng hồng rực rỡ, một viên sỏi trong vườn thiền cũng chiếu rọi ánh tuyết lấp lánh. Tách trà xưa và nay cùng nâng lên để kỷ niệm giây phút tao phùng.
Đạt Ma Tổ Sư Luận (song ngữ, sách)
22/03/2017
20:46
Quyển Đạt-ma Tổ Sư Luận song ngữ này được soạn thảo cho lớp Phật pháp tiếng Anh và cho giới trẻ người Việt học Phật. Đây là một phần việc trong chương trình giới thiệu những bản dịch hiện nay về văn bản Thiền cổ điển.
Vấn Đáp về Thiền (sách)
24/03/2017
07:30
Nếu bạn hỏi tôi giải thích cái mà bạn gọi là đốn ngộ (satori-événement) và bảo tôi lý giải giữa hằng giác (satori-état) và đốn ngộ, tôi sẽ nói rằng: “Mỗi người chúng ta, không có trường hợp ngoại lệ - mọi chúng sanh và ngay cả mọi loài hữu tình – đều ở trong hằng giác.
Hương Thiền Pháp Cú (sách)
05/06/2012
00:26
Kinh Pháp Cú ở thời đại và trú xứ nào vẫn là kho tàng nguyên thủy. Từ lúc bắt đầu dịch tích truyện Pháp Cú và mãi đến bây giờ, mỗi lần đi giảng dạy, trước mắt chúng tôi đều hiển hiện đức Phật với tăng đoàn và đông đảo quần chúng thuộc mọi tầng lớp xã hội, có ác có thiện, có xấu có tốt, có phạm lỗi và có thứ tha...
Quay lại