ThíchĐức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế Xuất Bản Phật Lịch 2535 - 1991
12. CỘI NGUỒN KHỔ LỤY
Kínhthưa quý Phật tử,
ĐạoPhật là đạo cứu khổ. Nếu đời không khổ thì không có đạo Phật ở thế gian này.Cũng như nếu mọi người sanh ra đều biết đọc biết viết hết thì không cần có nhàtrường thầy giáo làm gì. Vì muốn hết dốt nên phải có thầy giáo, trường học.Cũng vậy, vì muốn chúng sanh giác ngộ giải thoát an vui mà Đức Phật mới ra đời.Vậy cội nguồn khổ lụy của kiếp người từ đâu?
Lầnđầu tiên tiếp xúc với đời, Thái tử Tất Đạt Đa đã chứng kiến cảnh khổ của kiếpngười bị bao bọc bởi bốn bức tường kiên cố muôn đời : Sinh, già, bệnh, chếtràng buộc chặt chẽ suốt cả kiếp sống.
Đãcó thân thì phải lăn lộn với đời tìm kế sinh nhai để nuôi dưỡng xác thể. Dù chobất cứ loài nào trong chúng sanh, hễ đã mang thể xác theo nghiệp thức của nhịptim bóp thắt, tình cảm vui buồn, đều phải khổ lụy buộc ràng với xác thân theonỗi thăng trầm buồn vui với bốn bức tường sanh, già, bệnh, chết.
Mãilo cơm ăn áo mặc nhà ở, danh lợi, ái ân cũng là bắt đầu của sự thắt gút buộcràng khổ lụy. Ngày tháng trôi qua, theo với thời gian năm tháng, thân này tàntạ già nua suy yếu là khổ. Một khi thân thể mình cũng như thân hình của nhữngngười mình thương mến tàn tạ, già nua bệnh hoạn, thì mình cũng mang một tâmtrạng buồn tiếc lo âu.
Sanhcon là khổ. Khi chúng còn nhỏ phải lo chăm sóc bú mớm, thay tã, đút cơm, giặtgiũ cho chúng. Lúc chúng đau ốm, hay nổi chướng nghịch ngợm, thì cha mẹ buồnkhổ. Khi lớn lên phải lo sắm sửa cho chúng ăn học. Kịp đến khi chúng khôn lớnnên người thì dù trong hoàn cảnh nghèo khó, cha mẹ vẫn phải chạy lo dựng vợ gảchồng. Khi được hạnh phúc thì chúng hưởng, nhưng khi cơm chẳng lành, canh chẳngngon thì cha mẹ phải lo âu sầu sầu não. Lo cho con chưa hết, tiếp đến lo chocháu. Cứ thế lo mãi lo hoài suốt tháng năm, suốt trọn cả cuộc đời, cho đến hơithở cuối cùng vẫn còn lo. Nỗi lo lắng cho con cho cháu, lắm lúc quên cả nỗi cơcực của chính bản thân mình. Con người vì quá lo âu cho tình thân máu mủ, lo âuđủ thứ việc ân tình mà xa dần bản tánh thiện tâm của mình. Nhà thơ đã nói về sựlo âu đắm đuối ân tình lợi danh ràng buộc của người đời:
Luyếnluyến mê mê chuyện thế gian,
Lợidanh tình ái khéo đa mang,
Baogiờ dứt bỏ tình danh lợi,
Làbước gần bên ánh đạo vàng.
Nếucon người quả quyết dứt khoát sự ái ân ràng buộc tình đời, thì ngay lúc đó, conngười được sống trong thảnh thơi giải thoát. Con người cảm nhận được cái thanhtịnh ngọt ngào của giòng suối mát thanh lương của tâm hồn, giờ nào dứt khoáttrừ bỏ lo âu ân tình là giờ đó sống trong ánh sáng bình minh giác ngộ tự tại.Nhà thơ đã nói người dứt bỏ được cái đam mê chìm đắm dục lạc của đời, là ngườimở cửa giải thoát, tiếp nhận được nguồn sống thanh thản của đạo vàng giác ngộ:
Đắmđắm say say chuyện thế trần,
Lợidanh tình ái buộc ràng thân,
Baogiơ dứt bỏ tình danh lợi,
Cửađạo mừng ai đã đến gần.
Lạicó những bậc cha mẹ, ngoài cái khổ thân xác làm lụng chụp bắt vất vả ra, cònphải tranh đua giành dụm, luồn cúi để cho con mình có được bằng cấp nọ, chức vụkia, việc làm tốt. Thậm chí vì những thứ danh lợi này mà cha mẹ phải nhịn ănnhịn mặc, tạo đất mua nhà để của cho vợ con. Mãi suốt đời lo cho chồng, cho vợ,cho con, cho cháu, đến giờ phút quờ quạng trút hơi thở cuối cùng vẫn còn lo. Locơm nước. Lo áo quần. Lo bằng cấp. Lo danh vọng. Lo con hết đến lo cháu. Ôithôi trùng trùng lớp lớp lo âu! Lo mà quên đi đầu bạc, răng rụng, mắt lờ, taiđiếc, thân đã kiệt sức! Nhưng cuối cùng được đền đáp lại bằng những gì? Chắcquý vị đều biết rõ hơn ai hết!
Nướcbao giờ cũng chảy xuống. Con mình thường thì nó thương lo cho vợ, cho chồng,cho con, cho bạn bè. Phần đông là chúng nó bỏ phó mặc cho cha mẹ già sống saothì sống. Có được mấy người con trên đời bỏ vợ để ở gần phụng dưỡng mẹ cha? Cóai trên đời bỏ lợi danh bạn bè để về phụng dưỡng cha mẹ già? Phần đông con cháunếu chúng còn nhờ cậy được cha mẹ thì còn thân thiết với mẹ cha. Bằng khôngchắc gì nhà của con, cha mẹ được yên ổn nương thân lâu dài. Suốt trọn một đờilao tâm khổ trí hy sinh tất cả cho con cháu. Đến khi con cháu có bằng cấp sựnghiệp, lúc đó cha mẹ đã già, chỉ còn là những tấm thân tàn tạ, ngày ngày mongmỏi sự an ủi từ những món quà, những cánh thư của những đứa con, nhưng những hyvọng này thật là mỏng manh! Kết quả lòng cha mẹ héo mòn theo năm tháng đợitrông!
Lạicó những bậc cha mẹ già nua yếu gầy, sống qua ngày bằng những niềm tin cầunguyện, chỉ mong con mỗi cuối tuần chủ nhựt nghĩ tưởng về giúp đỡ phương tiệnchở đi chùa viện nghe kinh thuyết pháp, hầu để tu bồi phước đức, an ủi tuổigià, nhưng niềm ước ao nhỏ này cũng chỉ mong manh, khi có khi không.
Chamẹ già yếu, thỉnh thoảng nhờ con giúp đỡ chút ít tiền bạc gọi là an ủi báohiếu, thì được con đáp rằng, lúc này "kẹt quá" đi thôi! Trong lúc đóchồng vợ con cái chúng nó sắm sửa ăn mặc se sua! Chủ nhật nhờ chở ông bà già đichùa nghe kinh cầu nguyện kiếm phước thì nó bảo rằng bận việc, mắc hẹn, kẹtlắm! Muốn đi thì tự lo lấy mà đi. Trong lúc đó chồng vợ con cái thì hồ hỡi dẫnđi shopping mua sắm, đi núi, dạo biển, rong phố. Cha mẹ già muốn cúng dường TamBảo, làm việc phước thiện, in kinh ấn tống, mua thú vật phóng sanh để vun trồngcội phúc, thì con cháu lại thấy vậy bất bình rầy la cho là ông bà già phung phílẩm cẩm! Cha mẹ già có phát tâm niệm Phật ăn chay tu tâm dưỡng tánh, thi concháu cho là mê tín lỗi thời, nói xa nói gần, hạch sách nặng nhẹ châm biếm pháphách làm cho cha mẹ không yên tâm.
Tómlại, từ khi con còn bé thơ trong tay mẹ, cho đến khi lớn khôn lập thành giathất, lúc nào cha mẹ cũng lo sợ con buồn, chìu con. Đến khi con khôn lớn, nhièukhi cha mẹ muốn làm việc phước thiện, cúng dường Tam Bảo mà phải lén lút dấucon. Quý vị thấy bao nhiêu nỗi khổ của tâm của thân mình, sanh già bệnh chếtlúc nào cũng thúc bách ép ngặt trước mặt. Thêm vào đó, những nỗi buồn lo thưongghét của con cháu quyến thuộc trói buộc lấy mình. Nội tâm phiền lo, ngoại cảnhthúc bách. Đức Phật gọi đó là khổ khổ. Nghĩa là nỗi khổ bên trong của bản thânvà nỗi khổ bên ngoài của hoàn cảnh chất chồng lên, mà con người vẫn bằng lòngnhận chịu, không muốn tìm một cuộc sống an lành trong chốn già lam thanh tịnh,dưới hào quang Phật đài để được giải thoát!
Mặcdù đang phải sống trong tình trạng phó mặc của con cháu, nhưng thật tội nghiệpcác bậc cha mẹ không muốn để người ngoài biết cười chê. Cha mẹ lúc nào cũngkhoe khoang với mọi người, nào là con tôi mấy đứa học Tây học Mỹ, có bằng cửnhân tiến sĩ, hiện giờ chức nọ chức kia. Con tôi có hiếu lắm! Thật là tộinghiệp cho những bậc cha mẹ khi thốt ra những câu nói giả tạo trong cảnh ngộ sựthực phủ phàng! Nói khoe khoang như thế để đỡ hổ thẹn với mọi người, để đỡ khổtâm với chính mình! Nhiều lúc an ủi với những hư danh đó, mà thật sự trong lòngâm thầm chua xót cho thực trạng tình cảnh của mình!!!
Suốtđời vì lo cho mình, vì lo cho gia đình con cháu mà phải lam lũ, nhịn ăn nhịnmặc, lắm lúc dối gạt để dành dụm tiền bạc cho con. Nhưng được gì, thưa quý bậccha mẹ già? Thực tế, con cháu hưởng mà nghiệp tội riêng mình mang. Khi sống thìcon cháu lơ là. Đến khi chết, nếu may mắn gặp những đứa con biết nghĩ đến chamẹ thì còn đến chùa làm tuần thất trai chay để cầu siêu độ. Bằng như vô phướcgặp phải những đứa con vô đạo, không có niềm tin, hoặc theo ngoại đạo, thì chamẹ vừa chết, chúng chỉ nghĩ đến tiền của, tranh lợi. Đem cha mẹ đi chôn là rồiviệc!
Mộtbà mẹ, một ông cha có thể nuôi một đàn con năm bảy đứa, lo cho chúng ăn học nênngười, thành danh phận, chức vị giàu sang, lập thành gia thất. Nhưng một bầycon giàu có danh phận, không chắc gì nuôi nỗi cha mẹ, tuy chúng có thừa dư tiềnbạc! Những đứa con này chỉ biết có sung sướng với vợ con, bỏ lơ cha mẹ trongcảnh thiếu thốn, cô đơn tẻ lạnh!
Chodù gia đình có phước được con thảo cháu hiền hiếu thuận đi nữa, cảnh hạnh phúcđâu có thường thấy mãi. Cổ đức dạy: "Nhứt đán vô thường vạn sự hưu".Một khi con qủy vô thường đến thì mọi việc của đời người đều chấm dứt tan rã.Các bậc thiền đức cũng cảnh tỉnh người đời:
Chamẹ ân sâu rồi cũng cách,
Vợchồng nghĩa nặng cũng chia lìa,
Tìnhđời chẳng khác chim chung ngủ,
Sángsáng đàn nào nấy tự bay.
Nỗikhổ phiền lụy đè nặng lên kiếp người, trói buộc suốt cuộc sống của chúng sanhđều do ái ân tham luyến. Cha mẹ già yếu bệnh chết là khổ. Con cái bất hiếu vôđạo là khổ. Óan thù không ưa thích mà phải gặp nhau là khổ. Vợ chồng không hạnhphúc là khổ. Bà con không hòa thuận là khổ. Cầu mong điều gì không toại nguyệnlà khổ. Mình thương người mà người không thương lại là khổ. Làm ơn mà bị trảoán là khổ. Đói cơm khát nước là khổ. Đau yếu tật nguyền là khổ. Chiến tranhtàn khốc là khổ. Thua kém người là khổ. Thân tâm không được thư thái là khổv.v... khổ là khổ.
Rõràng vui ít khổ nhiều. Cái khổ đè nặng lên suốt kiếp người nói sao cho hết? Cáikhổ hiện đời là khổ xác thân và tinh thần. Nếu không biết tu tỉnh, vun trồngphước đức, mà lại còn tạo thêm ác nghiệp cho ân ái thân thuộc, cho tham vọnglợi danh, thì chắc không tránh khỏi quả báo nghiệp ác khi bỏ xác thân này. Nhưthế còn phải chịu khổ và tiếp tục chịu khổ suốt những đời kế tiếp tới trong banẻo khổ đau địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh.
ĐứcPhật nói, nỗi khổ của chúng sanh trong cõi trần thế, nếu có hình tướng thì cóthể chất đầy cả địa cầu này. Nước mắt của chúng sanh nếu dồn lại chắc phảinhiều hơn nước trong bốn biển đại dương. Ôn Như Hầu đã chẳng diễn tả nỗi khổcủa con người triền miên tiếp diễn tả nỗi khổ của con người triền miên tiếpdiễn tự thuở lọt lòng mẹ cho đến hơi thở cuối cùng đó ư? Thi nhân đã nói lên sựthật phủ phàng của kiếp người:
Thảonào khi mới chôn nhao,
Đãmang tiếng khóc ban đầu mà ra
Khócvì nổi thiết tha sự thế
Aibày trò bãi bể nương dâu
Trắngrăng đến thuở bạc đầu
Tửsanh kinh cụ làm đau mấy lần.
Báohiệu cuộc sống của kiếp người nơi trần thế bằng tiếng khóc chào đời: "Khổquá, khổ quá" ngay thuở ban đầu lọt lòng mẹ. Và tiếp theo đó là chuỗi dàicủa những ngày tháng thăng trầm phiền muộn, lo âu dập dồn không biên giới, nhưkhói sóng mù tỏa trên biển cả ngút ngàn, với sóng dồi gió dập man man vô tận, màcon người lặn hụp trong đó không biết bao giờ yên nghỉ. Thi sĩ Đoàn Như Khuê đãhình dung nỗi khổ của kiếp người trần thế qua bài thơ:
Bểkhổ mênh mông sóng ngập trời
Kháchtrần chèo một chiếc thuyền chơi!
Thuyềnai ngược gió, ai xuôi gió
Ngoảnhlại cùng trong biển khổ thôi!
Ngoảnhlại cùng trong biển khổ thôi!
Nổichìm, chìm nổi biết bao người
Kiếpngười nghĩ cũng lênh đênh quá
Quacánh bèo trôi mặt nước thôi!
Suyngẫm cho cùng thì kiếp người quá long đong, khác nào như chiếc thuyền nan bébỏng bồng bềnh trên biển cả, nổi chìm theo lượn sóng đại dương. Con người sốngtrên cõi đời này thăng trầm dồn dập như thuyền nan trôi trên bể cả. Đời ngườiđã bao lần thăng trầm buồn khổ, và cũng chẳng biết trước từ giả cuộc đời lúcnào. Hơi thở ra mà không thở vào là qua đời khác. Mạng sống đã mong manh lẽ tấtnhiên dẫn theo sự nghiệp mong manh, địa vị mong manh, vợ con thân bằng quyếnthuộc mong manh, tất cả đều tan hợp như sương sớm đầu cành. Kinh Bát Đại NhânGiác, điều giác ngộ thứ nhứt của bậc đại nhân, Đức Phật nói: "Thế gian vôthường, nước nhà nguy biến, thân thể khổ không, tâm thức vô ngã ..." Vậytất cả có gì chân thật đâu?
Phậtnào Phật nấy, Bồ Tát nào Bồ Tát nấy tiếp tục xuất thế và thường xuyên hóa hiệntrong cõi đời khẩn thiết khuyến hóa độ sanh, những mong người đời tỉnh ngộ tutâm dưỡng tánh để sớm hồi đầu về bến giác, để thoát khỏi luân hồi sanh tử.Nhưng người đời vì vô minh, tham ái, lấy giả làm chơn, nhận giặc làm con, sốngtheo tình thức ngũ dục, đuổi bắt lợi danh tình ái thế gian bẩn nhơ mộng huyễn,cảnh còn thì vui, cảnh mất thì buồn, mà vẫn mông muội chẳng ý thức cảnh đời vốnđã không thật. Buồn vui theo cảnh trần hợp tan, sống chết trôi lăn theo nghiệpthức dẫn dắt. Thánh nhơn nói: "Lưới lủng chim bay, thần thức theonghiệp". Kinh Kim Cang, Đức Phật đạy:
Nhứtthiết hữu vi pháp
Nhưmộng huyễn bào ảnh
Nhưlộ diệc như điển
Ưngtác như thị quán.
Tạmdịch:
Xưanay vạn vật trên đời,
Bọtbèo mộng huyễn có rồi hoàn không,
Kìaxem điện chớp trên không,
hạtsương buổi sớm đem lòng quán xem.
Ngườimuốn đắc đạo giải thoát, muốn thoát ly đắm nhiễm thế tình khổ lụy thì cần phảiquán sát lời Phật lời tổ dạy mà hành trì để thúc liễm thân tâm, phát huy tựtánh, giác ngộ tự tại giải thoát để cùng thể nhập với đại thể Phật tâm.
Luậnvề khổ, thuở Đức Phật còn ở đời, có bốn vị tỳ kheo mới phát tâm tu học. Một hômnọ bốn vị tỳ kheo ngồi dưới gốc cây thảo luận về nỗi khổ của kiếp nhân sinh.Một thầy tỳ kheo nói:
-Theo tôi, cái họa hoạn khổ đau nhứt của con người không gì bằng sắc dục. Nếutâm không đọan trừ ái dục thì không thể nào nhập lý thể đạo chơn thường.
Vịtỳ kheo khác nghe nói thế, liền phát biểu ý kiến rằng:
-Nỗi khổ tâm lo âu của kiếp người, không gì bằng chạy lo ăn uống. Một khi lâmvào cảnh đói khát bức bách, thì không làm được việc gì cả.
-Vị tỳ kheo thứ ba lại bảo rằng: "Lòng sân hận là họa hoạn to lớn nhứt củakiếp người. Một niệm tâm sân khởi lên có thể cháy rụi trí huệ, theo đó muônngàn cửa nghiệp chướng đều tung mở. Như thế sân hận làm cho con người chịu vôlượng tội khổ".
-Vị tỳ kheo thứ tư cho rằng: "Nỗi lo khổ của chúng sanh trong thế gian nàylà sợ hãi. Mỗi ngày sống trong hồi hộp lo âu là sợ hãi, không có chút an ổn,thì còn gì khổ hơn".
Đanglúc bốn vị tỳ kheo biện luận hăng say về nỗi khổ của kiếp người, thì Đức Phậthiện đến. Vì mỗi người quan niệm về sự khổ khác nhau, nên không có một giảipháp nào rốt ráo cho vấn đề thảo luận về khổ, do đó các vị vẫn còn thắc mắc.Đức Phật rõ tâm ý của các thầy tỳ kheo nên lân mẫn ân cần hỏi:
-Này các tỳ kheo! Các thầy đang thảo luận về vấn đề gì vậy? Bốn vị tỳ kheo theothứ lớp tường thuật lại việc vừa rồi. Đức Phật nghe xong, lòng Ngài thương xótliền thuyết minh đính chánh chỗ kiến giải cho các tỳ kheo. Ngài giảng rằng:"Phàm người tu hành thường hay tụ hội một chỗ như thế này, để kiểm thảo vềsự tu học của mình, đấy là điều lợi ích an vui lớn lao. Như vừa rồi Như Lainghe các vị lý luận về sự khổ đau theo chỗ kiến giải của mình. Tuy các vị đềucó lý, nhưng không có lý nào hợp với đạo lý một cách rốt ráo cả. Giờ đây ta vìcác vị để nói rõ cội nguồn của sự khổ lụy họa hoạn của chúng sanh:
"Chúngsanh khổ vì cái thân ngũ uẩn (*) giả hợp này. Sắc thân ngũ uẩn tạo thành tất cảtội khổ. Do đó, ta có thể nói thân là công cụ của sự phiền khổ. Đói khát lạnh nóng,phiền não sợ hãi, sắc dục, oán hờn, họa hoạn, đều do thân thể cảm thọ mà có.Lao tâm khổ trí, nhọc xác như trâu, lo sợ đa đoan, chúng sanh tàn hại nhau, chođến sanh tử đắm chìm trong sáu nẻo luân hồi không dứt đều do thân thể này tạothành. Muốn thoát ly khổ não thì phải biết lợi dụng cái thân tâm ngũ uẩn nàychuyên cần tinh tấn tu hành, làm cho ba nghiệp thân miệng ý thanh tịnh thì sẽđạt đạo giác ngộ giải thoát, liền ngay đó được hết khổ. Ngược lại, nếu buôngthả theo sở thích nhục dục của thân ngũ uẩn thì vĩnh viễn kiếp trầm luân khổlụy.
Ngườitu học Phật phải biết nhận rõ như thế mới thực sự chân chánh lìa khổ, mới đượcan vui thanh thoát".
Khighe Đức Phật giảng nói như thế rồi, các vị tỳ kheo rất lấy làm hổ thẹn, khôngcòn ngồi lý luận suông nữa, phát tâm cầu tinh tấn dõng mãnh tu hành, chẳng baolâu au đó, cả bốn vị đều chứng thành quả giác ngộ.
(*)CHÚ THÍCH:
Ngũuẩn: Còn gọi là ngũ ấm tức là năm thứ tích tụ che lấp chân tánh. Năm thứ đó là:
1)Sắc: Chỉ cho năm căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Năm trần cảnh là sắc chất, âmthanh, mùi vị, xúc chạm, và các sự việc có thể dùng giác quan thấy biết.
2)Thọ: Đối với trần cảnh sanh ra cảm thọ vui sướng, khoái lạc hay buồn khổ saukhi tiếp xúc.
3)Tưởng: Nghĩ tưởng đến cảnh trần đen trắng, lớn nhỏ, ngắn dài, đực cái, nam nữ,tốt xấu sau khi tiếp xúc.
4)Hành: Dòng tâm thức duy trì mạng sống, như mạch nước dưới lòng đất, sóng ngầmdưới đại dương, đặc tánh chấp có, sanh ra lòng ham muốn.
5)Thức: Đối với cảnh trần sanh ra hiểu biết phân biệt. Năm thứ này tích tụ giảhợp thành thân tâm chúng sanh. Một khi ngũ uẩn tan hoại thì thân tâm giả hợpcủa chúng sanh không còn. Chính do mê chấp năm thứ ngũ uẩn này mà nó xui khiếnchúng sanh làm những điều lầm mê, sanh ra vô vàn tội lỗi. Nếu người trí nhận biếtnăm uẩn này giả hợp làm thân, khéo biết dùng thân tâm ngũ uẩn này mà hành đạo,thì sẽ được giác ngộ giải thoát.