Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Tâm Ở Ðâu

22/02/201115:45(Xem: 5108)
02. Tâm Ở Ðâu

PHÁP NGỮLỤC
ThíchĐức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế Xuất Bản Phật Lịch 2535 - 1991

2. TÂM Ở ÐÂU

Thưa quý vị,

Người đời thường nóitu tâm. Người Phật tử chúng ta thường nói Phật tại tâm. Phật tại tâm sao ta cứmãi sai lầm trầm luân phiền khổ thế này! Vậy tâm ở đâu? Hôm nay tôi xin lượctrình bày cùng với quí vị, tâm ở đâu.

Thưa quý vị,

Không ít người thắcmắc khi nghe nói đến tâm Phật, tâm chúng sanh. Vậy tâm là cái gì, nó ở đâu? Ðólà câu hỏi thường được phát xuất trên miệng người đời. Một cách đơn giản, xintrả lời gọn, hằng ngày chúng ta suy nghĩ, phán đoán, quyết định, thương ghét,vui buồn v.v... tất cả những thuộc về tinh thần nhận thức đều gọi là tâm, làbóng hình của tâm, nhà Phật gọi đó là vọng tâm. Tâm chủ đông hành vi tạo tácsuốt cả đời người, và làm cho cuộc đời trở nên an định hay loạn động.

Nhưng đó là câu trảlời tổng quát. Muốn phân biệt một cáh rõ ràng, xin quý vị lần lượt theo đây:

Giáo lý của nhà Phậtrộng sâu như rừng biển, phương tiện pháp môn của nhà Phật nhiều đến vạn thiên.Bàng cách này hay cách khác, tất cả đều quy về tâm. Tâm có tâm Vương, tâm Sở.Phần này ở Duy thức học phân biệt rất cặn kể, rõ ràng. Chỉ thuyết minh về tâmthôi, mà hình thành một tông phái gọi là Duy thức tông hay còn gọi là Pháptướng tông. Với những bộ kinh Ðại thừa như Bát Nhã, Thủ Lăng Nghiêm, Lăng Già,Kim Cang ... đều luận giảng về tâm.

A Nan tôn giả đã baophen bối rối khi Ðức Phật hỏi tâm ở đâu? Ðủ thấy "Tâm" mật áo vi diệuđến là dường nào. Nhiều người hằng ngày miệng bô bô nói "tâm tôi",tôi "tu tâm". Nhưng khi hỏi tâm ở đâu chỉ ra xem, thì họ ngẩn ngườilúng túng. Rồi hỏi thế nào là tu tâm, thì ú ớ ngây người trợn mắt, không có lấymột câu trả lời dứt khoát. Ðó là những người quá thờ ơ dễ dãi xem nhẹ phần tâmlinh của mình, không thấu hiểu vai trò trọng yếu là, tâm chỉ huy suốt ca đờisống của mình. Thăng trầm, vinh nhục đều do tâm. Biết nhận định, chánh, tà,chân, giả đều là tâm.

Tâm là phần hiểu biếtcủa phàm phu. Chơn tâm là hiểu biết của Phật. Phàm phu sống theo vọng tâm thamlam, sân hận, si mê, ích kỷ, đắm đuối với danh lợi, ái ân, trần cảnh ngũ dụccủa thế gian. Ðược, còn, cảnh thạnh thì vui. Mất, suy, cảnh tàn thì buồn. Buồnvui theo cảnh, bị động theo duyên trần là vọng tâm. Ðạt được lẽ sắc không,chẳng tham đắm cảnh trần mộng huyễn, tự tại trước cuộc đời thịnh, suy, tan,hợp, thì đó là chơn tâm. Chơn tâm tức là tâm Phật.

Tâm Phật thì giác ngộkhông đắm nhiễm mê chấp. Tâm Phật thì từ bi, hỷ xả, lợi tha, bình đẳng, tự tạigiải thoát, an nhiên trước cảnh thịnh suy, còn mất. Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói:"Nhân duyên hòa hợp hư vọng hữu sanh. Nhân duyên biệt ly hư vọng hữu diệt.Nghĩa là mọi vật ở đời có, đều do nhân duyên sanh. Một khi nhân duyên không hòahợp thì mọi vật tan rã, hoại diệt. Bát Nhã Tâm Kinh nói: "Người ta khổ lụyvì mê chấp thân này. Thân này do ngũ uẩn hợp thành. Ngài Quán Tự Tại Bồ Tátquán ngũ uẩn đều là không, nên thoát ly mọi sự khổ ách". Thời đại nhà Lý,ngài Ðạo Hạnh Thiền sư nói:

"Tác hữu trần sahữu

"Vi không nhứtthiết không

"Hữu không nhưthủy nguyệt

"Vật trước hữukhông không.

Tạm dịch:

"Có thì có tự mảymay

"Không thì cả thếgian này đều không

"Kìa xem bóngnguyệt dòng sông

"Ai hay không cócó không là gì.

Vạn hạnh Thiền sư đãđạt được lẽ sắc không mộng huyễn của vạn vật, nên trước khi thị tịch, Ngài làmbài kệ để nhắc nhở chúng tử như sau:

Thân như điện ảnh hữuhoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thuhựu khô

Nhậm vận thịnh suy vôbố úy

Thịnh suy như lộ thảođầu phô.

Tạm dịch:

Thân như bóng chớpchiều tà

Cỏ xuân tươi tốt thuqua rụng rời

Sá chi suy thịnh cuộcđời

Thịnh suy như hạtsương rơi đầu cành.

Nhận định rõ tâm, biếtđâu là chơn là vọng, thật sống với chơn tâm là người đã đạt đạo chứng quả. Tâmđịa một khi không còn phân biệt đắm nhiễm duyên trần, mà thể nhập với pháp tánhbao la hòa đồng với vũ trũ, không còn hạn hẹp trong giả tướng thịnh suy, cònmất, ấy là chơn tâm. Như sóng hết, biển trong. Hình thức sóng bọt chao động chỉcho vọng tâm. Tánh nước biển trong sóng, phẳng lặng tạm chỉ chơn tâm. Chơn tâmthì tự tại vô ngại thường hằng. Tâm đã tự tại vô ngại, không còn chấp trướcphân biệt nhân ngã, đây kia, mất còn, tốt xấu, thương ghét, đây chính là tâmPhật. Kinh Hoa Nghiêm nói: "Tâm, Phật, chúng sanh tam vô sai biệt. Mê thịchúng sanh, ngộ tức Phật". Nghĩa là tâm ta, tâm Phật và tâm chúng sanh cảba đều không sai khác. Mê là chúng sanh, ngộ là Phật.

Tâm mê là tâm vọngđộng. Tâm ngộ là tâm thanh tịnh. Ðủ biết phàm phu tục tử khổ lụy đọa đày cũngdo tâm. Mà thánh nhơn từ bi giải thoát tự tại cũng do tâm. Kinh Pháp Hoa, ÐứcPhật nói: "Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh". Nghĩa là tất cảchúng sanh đều có Phật tánh. Nhưng chúng sanh không thắng nổi dục vọng, khôngkhắc phục loạn động của phàm tâm, nên Phật tâm bị lu mờ. Chẳng khác nào nướcbiển vốn trong ngần bị gió chao động mà thành sóng. Chúng sanh tâm vốn thanhtịnh bị nhiễm ngũ dục thế gian mà sanh phiền não buộc ràng.

Tâm Phật như trăngsáng, trăng mờ bởi mây. Tâm Phật như gương sáng, gương lu bởi bụi trần. Gióthổi mây bay, trăng lại sáng. Lau bụi thì gương trong. Mây, bụi có đến đi, cònmất. Tánh sáng của trăng, gương muôn đời vẫn là sáng. Không vì mây, bụi mà bảnchất sáng của trăng, gương hoen ố. Phật tâm muôn đời sáng suốt giác ngộ vẫn tồntại nơi chúng sanh. Nhưng chúng sanh mê chấp lại giong ruổi theo dục tình trầncảnh mà quên đi Phật tâm nơi mình, giong ruổi truy cầu không trở về sống lạivới bản tâm Phật tánh thường tại nơi mình. Như đứa con nghe lời dụ dỗ của bạnác bỏ cha mẹ ra đi sống lang thang thành kẻ cùng tử. Như đứa trẻ được cha mẹdấu ngọc trong vạt áo mà không biết, lại đi ăn xin đầu đường xó chợ. Cũng vậy,mỗi chúng sanh đều có chơn tâm Phật tánh nơi mình, nhưng không chịu sống vớiPhật tâm chơn tánh để được tự tại giải thoát an vui, mà lại đắm đuối chạy theovọng thức bị ngũ dục ái ân, danh lợi, tình đời cuốn lôi nhận chìm trầm luân khổhải muôn kiếp không dứt.

Thiền sư Trần TháiTông nhận rõ kiếp luân lưu nổi chìm của phàm nhơn, ông nói:

"Vĩnh vi lăngđăng phong trần khách,

Nhứt vãng gia hươngvạn lý trình".

Tạm dịch:

"Một thưở ra đitrong cát bụi,

Ngàn năm mất dấu hướngvề quê".

Ðức Phật thương xótkiếp trầm luân của muôn loài, nên Ngài thốt lên lời tâm nguyện trong kinh PhápHoa: "Ta ra đời vì một đại sự nhân duyên lớn. Nhân duyên đó là, khai mởchỉ bày cho chúng sanh thấy rõ Phật tánh, chơn tâm để ngộ nhập tri kiến Phậtcủa chính mình, chơn tâm để ngộ nhập tri kiến của chính mình". Nên ÐứcPhật đã suốt 49 năm cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, thức tỉnh người đời giácngộ, để quay về chơn tánh Phật tâm của chính mỗi người.

Nặng mang tâm nguyệnlợi sanh như vậy, nên không ngày nào Ngài nghỉ, không chỗ khó khăn nguy hiểm xaxăm nào mà Ngài không đến, không chúng sanh nào nghiệp chướng sâu dày mà Ngàikhông phương tiện để độ, và không nghịch cảnh gian nguy nào mà Ngài không xôngpha vào để hóa độ.

Ðã nhiều kiếp hy sinhhóa đạo

Ðem phép mầu giáo hóaquần sanh

Dứt niềm nhơn ngã đuatranh

Thẳng đường Bát chánhđến thành chơn như.

Suốt đời Ðức Phật hysinh cho chúng sanh nhân loại bằng tu chứng, bằng suốt năm mươi năm rày đây maiđó thuyết pháp, khai mở đủ phương tiện pháp môn để chỉ bày bí quyết, khiến chochúng sanh trở về cội nguồn bản tánh Phật tâm giác ngộ. Nhờ lời dặn cặn kẻ củaPhật mà ta nhận biết được trong ta sẵn có chơn tánh Phật tâm, từ bi, hỷ xả, lợitha. Nếu ta không cố gắng khắc phục tu tĩnh để trừ bỏ vọng tâm phàm tánh thamlam, sân hận, si mê, đố kỵ, ái tình, danh lợi để trở lại với bản tánh Phật tâmcủa ta thì không ai cứu nổi ta thoát kiếp trầm luân. Rồi ra sáu nẻo luân hồitránh sao cho khỏi tiếp tục đọa lạc? Như vậy là vô tình vong ân Phật đã vì tamà thiết tha chỉ dạy sự tu tĩnh. Như thế là ta đã cô phụ khả năng thánh thiệnPhật tâm của ta. Như thế là ta tự đào huyệt trầm luân để đắm chìm trong sanh tửmuôn triệu kiếp, và như thế làm sao ta có thể báo ân Phật, đền trả ơn cha mẹ,và cứu giúp chúng sanh?

Chúng sanh chỉ vì đắmmê ngũ dục, sống theo vọng thức, tham lấy cái giả, mà đành xa lìa chơn tâm, bỏđi cái thường lạc tự tại, nên phải vùi sâu kiếp kiếp trầm luân.

Vậytâm là gì, ở đâu? Nói một cách ngắn gọn là: Tất cả nhận thức phân biệt hằngngày của ta là hình bóng của tâm, hay là vọng tâm. Chừng nào đối với ngũ dụclạc không sanh tâm đắm nhiễm, không vui buồn phiền khổ theo sự mất còn, ấy làchơn tâm. Hay nói cách khác, không mê chấp là tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]