Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Câu Chuyện Ðạo Lý

22/02/201115:45(Xem: 4703)
16. Câu Chuyện Ðạo Lý

PHÁP NGỮLỤC
ThíchĐức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế Xuất Bản Phật Lịch 2535 - 1991

16. CÂU CHUYỆN ĐẠO LÝ

Thưaquý vị!

NhàPhật mỗi câu chuyện đạo đều có bao hàm cái đạo lý dạy đời, cái triết lý để chongười nương theo đó mà được đời sống thánh thiện hóa thân tâm.

Vàinăm gần đây, sống trên đất khách quê người, sau những ngày làm việc mệt mỏi,quý bà con thường tìm về Phật Học Viện Quốc Tế để nghe thuyết pháp, được hướngdẫn niệm Phật, tọa thiền. Lúc đó tinh thần ai nấy đều cảm thấy an vui thanhthản vô hạn. Trong những bài thuyết pháp, trong những lúc dạy niệm Phật, tọathiền, tôi thường có dẫn chứng những mẫu chuyện đạo ngắn. Qua những mẫu chuyệnđạo đó, đã giúp cho bà con dễ thâu nhận hiểu được ý nghĩa của lẽ sống. Mộttrong những câu chuyện đạo bà con còn ghi nhớ đậm nét trong trí óc, và chínhcâu chuyện này đã làm cho nhiều bà con Phật tử suy ngẫm về thật tướng giá trịcủa vợ chồng, tình đời, tình thân bằng quyến thuộc, những thứ này đều là cộinguồn xa gần của sanh tử luân hồi. Nay tôi xin lược kể dưới đây để hầu chuyệncùng qúy vị:

ĐứcPhật Thích Ca có một người đệ tử tên là A Nan. A Nan vốn là em chú bác củaPhật. A Nan còn có tên là Khánh Hỷ. Sở dĩ có tên này là vì khi ông ra đời đúngvào ngày Thái tử Tất Đạt Đa chứng thành đạo qủa Phật, hiệu là Thích CaMâu Ni. Nhơn đó mà A Nan còn có tên là Khánh Hỷ.

Saukhi Phật độ A Nan cho xuất gia, con người của A Nan bản chất vốn thông minh,tánh tình thuần hậu, nên được chọn làm thị giả hầu cạnh Phật. Khi thuyết pháp,lúc tọa thiền, mỗi mỗi sinh hoạt cử động của Phật, A Nan đều luôn luôn bêncạnh. Kinh điển còn ghi rành rành, sức thông minh và trí nhớ của Đức Phật, cũnggiống như nước từ bình này rót sang bình khác, không rơi rớt một giọt nào.Những kinh điển nay còn lưu truyền, hầu hết đều do A Nan thuật lại trong thờikiết tập đầu tiên.

ANan vốn thông minh đẹp trai lại thích học rộng hiểu nhiều, nhưng yếu về đườngtinh chuyên tu tập, nên đạo lực công đức có phần kém, do đó mà nghiệp duyênkhông thể cùng lúc đọan trừ sạch.

Mộthôm Đức Phật đang ở tinh xá Kỳ Hoàn, trong thành Thất La Phiệt, nhân ngày kỷniệm húy nhật của tiên vương vua Ba Tư Nặc, Đức Phật nhận lời thỉnh cầu của nhàvua. Phật cùng đại chúng vào hoàng cung vua để thọ trai, cầu nguyện siêu độ.Riêng A Nan vì đã riêng thọ nhận lời mời trước của tín chủ ở xa, nên chưa vềkịp để cùng dự vào đoàn tăng chúng đi thọ trai với Phật. Nên khi A Nan trở vềtinh xá, thì Phật và tăng chúng đã vào thành nội vua Ba Tư Nặc rồi. Giờ Ngọ đãđến, A Nan một mình, đem tâm bình đẳng, bưng bát đi khất thực từng nhà, với mộtlòng vị tha, thầm nguyện: "Tam Bảo là ruộng phước điền cho tất cả chúngsanh". Trong tướng mạo uy nghi với chiếc thân mặc y vàng giải thoát, A Nanvô tâm lần lượt bước đến trước cửa từng nhà để khất thực, thọ nhận thức ăn củangười hảo tâm cúng dường.

Cáchđó không xa, một thiếu nữ trẻ đẹp, trang sức yêu kiều diễm lệ, từ nãy giờ đãbưng cơm và thức ăn đứng chờ sẵn trước nhà lặng lẽ đợi A Nan. Như bao nhà khác,A Nan khoan thai nhẹ bước đến đứng trước cửa đưa bình bát, đôi mắt nhìn xuốngđất, thầm chú nguyện cho thí chủ được nhiều phước đức lợi lạc. Thiếu nữ trẻ đẹpMa Đăng lòng trần xúc động mỉm cười nhìn thẳng vào A Nan, nàng cố lấy sức trầmtĩnh, thi hành cử chỉ như sự huấn luyện chỉ dẫn kỹ lưỡng của các thầy ngoại đạochú thuật. Tay cô chầm chậm để cơm vào bình bát. Miệng cô thầm đọc chú Ca Tỳ TaLa Phạm Thiên để mê hoặc A Nan.

Cơmvà thức ăn vừa đầy bình bát, A Nan cũng bắt đầu mê man bất tĩnh như kẻ dại khờmất trí. Thiếu nữ Ma Đăng quay lưng chậm rãi bước vào nhà. Bị mê hoặc, A Nanbấy giờ cũng bước theo sau thiếu nữ. Thiếu nữ Ma Đăng đắc ý đi thẳng vào phòng,thầm nghĩ rằng, A Nan bây giờ đã nằm trong vòng tay mình, phen này quyết khôngđể mất cơ hội ái ân!

Lúcbấy giờ Đức Phật và đại chúng đang thọ trai ở trong hoàng cung vua Ba Tư Nặc.Thường thì mỗi khi thọ trai xong, Phật thuyết pháp cho thí chủ nghe, để ngườithí chủ tinh tấn phát tâm Bồ đề kiên cố, được nhiều lợi lạc. Nhưng lần này,khác hẳn mọi lần, Ngài thọ trai xong, cáo từ nhà vua, liền cùng đại chúng trởvề tinh xá, lên pháp tòa phóng ra muôn nghìn đạo hào quang. Trong mỗi đạo hàoquang lại có muôn ngàn Đức Phật ngồi trên hoa sen ngàn cánh. Trong mỗi Đức Phậtlại phóng ra muôn ngàn đạo hào quang đủ muôn màu sắc. Trước những hiệntượng kỳ diệu lạ lùng xưa nay chưa từng thấy, đã gây xúc động kinh ngạc sâu xa tronglòng đại chúng.

ĐứcPhật cùng với muôn ngàn đức hóa Phật ẩn ẩn hiện hiện trong muôn ngàn đạo hàoquang cùng nói thần chú Thủ Lăng Nghiêm, đồng thời bảo ngài Văn Thù Bồ Tát cấptốc đem thần chú này đến nhà cô Ma Đăng để giải thoát cứu A Nan đang mắcnạn.

BồTát Văn Thù Sư Lợi vâng lời Phật, liền vận dụng thần thông bay đến nhà cô MaĐăng định thần lực đọc chú Thủ Lăng Nghiêm. Ngay khi đó chú Ca Tỳ Ta La PhạmThiên của ngoại đạo mê hoặc A Nan liền bị tiêu tan. A Nan tỉnh lại thấy mìnhđang ngồi trong phòng với một thiếu nữ, cảm như sét đánh vào đầu, nhìn Văn ThùBồ Tát mà lòng A Nan cả thẹn. Văn Thù Bồ Tát khuyên nhủ an ủi rồi dắt A Nan vềgặp Phật.

KhiVăn Thù Bồ Tát dắt A Nan đi, thì cô Ma Đăng tự thấy cơ mưu đã đổ vỡ, mất ngườiyêu quý nhất trên đời, mà bao tháng ngày cô đã toan tính chờ đợi dịp tốt nhưhôm nay, bỗng nhiên như cơn gió trốc mạnh cào hốt đi hết. Bao tháng ngày xâymộng đẹp, chỉ trong khoảnh khắc tan tành! Cô la khóc, mắng nhiếc, đòi Văn ThùBồ Tát trả A Nan lại cho cô. Văn Thù Bồ Tát khuyên cô nên theo A Nan về tinh xágặp Phật, thì cô sẽ thỏa mãn ước mong.

Vừathấy Phật, A Nan hối hận quỳ khóc nức nở, than bạch với Phật rằng: "BạchĐức Thế Tôn, từ lâu con lầm tưởng học rộng, nghe nhiều có thể liễu đạo chứngquả. Con cũng nghĩ rằng, con là em của Phật, hằng ngày hầu cạnh Phật, chắc thếnào rồi Phật cũng thương tình ban cho con một qủa vị nho nhỏ. Nào ngờ hôm naycon bị mắc nạn. Con mới hiểu rằng, học mà không tu như đãy chứa sách, khó cóthể liễu đạo. Ai tu nấy chứng, chứ không thể tu dùm, không thể nhờ cậy, cũngkhông ai có thể cho ai quả vị tu chứng được". Nói xong A Nan sụp lạy, hốihận khóc lóc thảm thiết.

ĐứcPhật từ bi khuyên nhủ A Nan. Bấy giờ nàng Ma Đăng càng lúc càng tỏ ra ăn năntha thiết với đạo, nàng lo ngại sợ mất A Nan. Lòng xốn xang không yên, khôngcòn cầm lòng trầm tĩnh được nữa, nàng liền bước đến trước Phật quỳ bạch rằng:"Bạch Đức Thế Tôn, Ngài là bậc đại từ đại bi đại hỷ đại xả. Ngài hãy cứugiúp muôn loài. Ngài chưa bao giờ làm cho bất cứ ai đau khổ. Thế mà hôm nay, Ngàilại nỡ lòng nào làm cho con quá đau khổ, thất vọng như thế này. Bạch Ngài, Ngàicó biết không? A Nan là người yêu quý nhất của đời con. Suốt bao tháng ngày conchờ dịp tốt để được thân gần A Nan. Ngày hôm nay sắp được gần, thì Ngài và đệtử Ngài đã cướp mất người yêu nhất đời con. Ân ái chưa thực hiện, thì đệ tửNgài đã đến phá vỡ cơ hội ngàn vàng của con, dẫn A Nan về đây. Giờ này, con cúimong Ngài thương xót cho con được sống gần A Nan trọn đời, để thỏa lòng thươngnhớ. Như thế Ngài mới thật là đại từ bi đại hỷ xả".

-Đức Phật từ hòa hỏi Ma Đăng: Con hãy thành thật cho ta biết. Con thương A Nanlà bởi vì đâu? Những cái gì làm cho con thương nhớ sâu xa nhất?

-Ma Đăng khóc lóc thưa: Bạch Ngài, con thương A Nan là thương đôi mắt trongxanh, cái mũi dọc dừa, cái miệng có duyên, gương mặt trắng trẻo anh tuấn, dángngười cao ráo trượng phu.

-Đức Phật lại hỏi: Khi con mắt của A Nan chảy ghèn vàng; lỗ tai chảy mủ nhờn;cái mũi chảy nước tanh hôi; cái miệng ngủ dậy không xúc, chảy nước dãi, nướcmiếng, khạc đờm; cái mặt mọc mụt lở v.v... Rồi một ngày kia A Nan sẽ như thếđó, có đẹp nữa không?

-Ma Đăng nhăn mặt nhíu mày, thưa: Khi đã như thế rồi, bạch Đức Thế Tôn, ghê tởmlắm, có còn gì đẹp nữa đâu!

-Đức Phật giảng dạy, thân này là do tinh cha huyết mẹ hợp lại mà thành. Vốn làtanh hôi bất tịnh. Thân này là giả tạm mộng huyễn, đau bệnh, già chết vôthường. Thân này là đãy da thúi, bọc lấy đồ bất tịnh, nên ngày ngày chảy ra đồbất tịnh. Thân này có khác gì cầu tiêu lưu động đâu!?

Saukhi nghe Phật giảng dạy xong, nàng Ma Đăng nhận chân được lẽ vô thường, bấttịnh, ô uế của thân người, nên đã xin Phật xuất gia tu học. Đức Phật hoan hỷnhận lời. Rồi Ngài xoay lại hỏi A Nan:

-A Nan, ông vì sao xuất gia với ta?

-Bạch Đức Thế Tôn! Vì con thấy tướng mạo của Thế tôn trang nghiêm, lại nghe ThếTôn thuyết pháp âm điệu rất là vi diệu, nghĩa lý rất là sâu xa, nên con thíchxuất gia để gần Phật.

-Phật lại hỏi: Ông lấy cái gì để thấy, dùng cái gì để nghe và cái gì để thích?

-Bạch Đức Thế Tôn, con dùng mắt để thấy, tai để để nghe và lấy tâm phân biệt đểthích.

-Phật tiếp tục gạn hỏi A Nan tâm ở chỗ nào? Trải qua bảy lần Phật gạn hỏi, và ANan bảy lần đáp về tâm.

Mỗilần hỏi như vậy là mỗi lần Đức Phật đưa A Nan trở về cội nguồn tâm linh, phátrừ từng lớp vô minh nghiệp chướng. Cuối cùng A Nan đã nhận chân được tâm mình,đã thành bậc thánh thiện giác ngộ.

ANan đã khóc lóc buồn than với Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Tu mà thiếu bậc minh sưhướng đạo, thiếu bạn tri thức đồng tu, chẳng khác nào con cua không càng khôngchân; con cọp đui, con rùa mù ở biển khơi; như chiếc thuyền không địa bàn,không tay lái, mãi muôn vạn kiếp sóng dập gió dồi, nổi trôi trên biển khổ luânhồi sanh tử lụy kiếp.

Câuchuyện A Nan mắc nạn Ma Đăng được Phật cứu thoát, sau nhờ Phật khai đạo, A Nanmới thật sự thể nhập vào biển chánh pháp thanh lương, mới thật sự nếm hương vịgiải thoát. Câu chuyện này được gói trọn trong bộ kinh Thủ Lăng Nghiêm. Ngườihọc Phật mà không tìm đọc nghiền ngẫm bộ kinh Thủ Lăng Nghiêm là một điều thiếusót lớn lao trên bước đường học đạo tìm về bản thể chân tâm. Không đọc bộ kinhThủ Lăng Nghiêm thì khó mà phân định thế nào là chân tâm, thế nào là vọng tâm,tâm ở đâu, tâm là cái gì, và các vị A La Hán Bồ Tát tu thế nào để chứng quả.Nếu không đọc được bộ kinh Thủ Lăng Nghiêm thì ít nhất cũng nên đọc quyển TriếtLý Thủ Lăng Nghiêm. Không thọ trì kinh này thì khó có thể nhập vào Phật tánhcủa mình, và cũng không cảm thấy cái thâm diệu của Phật lý, cũng như không biếtđược cái thú vị của người nhai mía, hay ăn mật ong chính tự tay mình bẻ bắt từcành cây. Người tu Phật không đọc kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng như người đến thànhphố mà không có bản đồ, người thủy thủ không có hải bàn.

Cónhững người tin Phật mà không muốn học hiểu lời dạy của Phật. Hạng người nàychẳng khác nào tín đồ của các thần giáo, tin một cách mù quáng, mê tín. Phật đãtừng dạy: "Kẻ tin ta mà không hiểu ta, trước sau gì cũng sẽ hủy báng ta:.Lại có hạng người học hiểu đôi chút giáo lý Phật, rồi nói bô bô ồn ào, phê bìnhngười này, chỉ trích người nọ, vấn nạn người kia. Hạng người này chẳng khác dâyđờn reo lên muôn điệu, kẻ khác thưởng thức âm điệu của đờn, nhưng chính dây đờnmòn đứt mà không tự biết thưởng thức được gì. kẻ đó có khác nào con vẹt biếtnói tiếng người. Lại còn có kẻ chỉ biết ngồi nhà tụng kinh Đại thừa, ăn chay,tự mò đọc, biết lếu láo vài ba câu kinh kệ, rồi tỏ vẻ bệ vệ tự mãn, tự đắc,tưởng mình thông hiểu kinh điển, nghe ngóng lời đồn chẳng biết thực hư, liềnbạo miệng hủy báng khinh chê người này kẻ khác. Thậm chí còn khuyên người kháchủy báng Tăng Bảo, bỏ chùa này theo chùa nọ. Đây là hạng người mà Đức Phật gọilà "Sư tử trùng, thực sư tử nhục". Nghĩa là con vi trùng núp tronglông con sư tử, hút máu sư tử. Theo lời huyền ký của Đức Phật trong kinh ThủLăng Nghiêm, khi tôn giả A Nan hỏi Phật "đời sau nên đem phương pháp nàodạy người tu hành", và trong kinh Đại Tập, thì hạng người trên đây là hiệnthân của yêu ma ác quỷ mang lớp người, ngụy làm đệ tử Phật.

Trênđường hoằng pháp, phát triển đạo đức, xây dựng niềm tin thường gặp nhiều chưóngngại, phần đông cũng do hạng người tâm địa yêu ma, mà giả trang ngụy tướng làđệ tử Phật, miệng đọc kinh Đại thừa, mà tâm phá hoại Tam Bảo. Miệng ăn chay,nhưng lòng dạ còn hơn rắn độc, thú dữ.

Lạicó hạng người vào cửa Tam Bão mượn đạo tạo đời. Lấy đạo tạo uy tín cá nhân, đểcho có tiếng tăm dễ hoạt đầu danh lợi. Họ ở nhà thì sợ vợ, sợ con, sợ chồng.Nhưng vào chùa thì muốn sai khiến các nhà tu hành. Hoặc giả có cúng dường, giúpđỡ chút ít tiền của cho chùa cho thầy, rồi muốn các thầy phải nghe theo ý mình.Không nghe thì giận thì hờn, tìm cách hại thầy, chống phá chùa, bày đặt chuyệnác để khuyến dụ người bỏ chùa, hùa theo kẻ tà ma xưng phật xưng Thánh. Hạngngười này gọi là ma đầu. Nghĩa là muốn hướng đạo người vào con đường mê tín yêuma. Muốn tục hóa đạo, muốn tạo sóng gió cửa thiền.

Trướckhi vào Niết Bàn, Đức Phật có lời dạy: "Trong thời kỳ chánh pháp, thời ĐứcPhật còn ở đời, chúng sanh phước huệ tu chứng kiên cố. Người ở thời chánh phápnày, nói ít làm nhiều, tín tâm sâu sắc, hễ tu thì phần nhiều được chứng, Trongthời thời kỳ tượng pháp, thời sau Đức Phật nhập Niết Bàn khoảng chừng ba trămnăm đến ngàn năm, chúng sanh trong thời này thiền định kiên cố. Người tu thíchthiền định và vui sống trong thiền định có chứng quả nhưng số lượng ít hơn thờiPhật còn tại thế. Trong thời mạt pháp, thời tiếp sau Phật nhập Niết Bàn ngànnăm về sau, chúng sanh trí thức kiên cố, nhiều nghi hoặc, nhiều cố chấp, ít tuhành thích lý luận kém chứng quả. Thời đại mạt pháp này là thời đại chấp tướng,tà tâm, chánh tà lẫn lộn, đem điều tà ngụy để mê hoặc người chánh tâm, đem việcđời làm hoen ố đạo. Thời mạt pháp thường có loài tinh ma hiện hình là để tửPhật, chúng ngụy xưng là Phật hiện, là Bồ Tát hóa thân, nói lời Phật để mê hoặclòng người tin theo, với ý đồ làm ô uế Phật Pháp để cho Phật Pháp sớm hoại tiêudiệt. Người tà niệm tin theo họ cũng nhiều. Đồ đệ chúng cũng tự xưng chứngthánh. Chúng ma này cũng tạo thành thế lực. Thế nên người tu học Phật thời mạtpháp này phải hết sức sáng suốt, hết sức kiên nhẫn, mới mong khắc phục chướngngại ngoại cảnh và nội tâm. Phải cần nương nhờ tha lực của Phật".

Thưaquý vị, tôi đã trình bày những hiện tượng đã xảy ra và đang sẽ xảy ra trong câuchuyện đạo. Những mong sao quý vị về đây tu tập vào những cuối tuần, chắc đãhiểu được thế nào là người con Phật, đã tìm ra định hướng cho chính mình, là đệtử Phật cần phải luôn luôn sống lại nội tâm, kiểm điểm hành vi tâm niệm hằngnày, theo gót chân Phật; phải luôn luôn cảnh tỉnh mình và thức tỉnh bạn đạo,người có tâm học Phật trên đường giác ngộ; phải luôn luôn phát lời nguyềntheo chân Phật, sớm tìm minh sư học đạo, sống đời sống từ bi hỷ xả, mang tâmnguyện vị tha, sống cho ý nghĩ đạo pháp cao siêu, cho từ bi vô lượng. Sống chomình và người ngày một thêm rạng ngời tình thương và tuệ giác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567