- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
6. KHI CHẾT LẬP TÂM
ĐIÊN ĐẢO LUẬN:
Trong lúc thiền định, chánh tâm kiên cố, ma chẳng được dịp quấy phá. Quán xét cùng tột cội gốc của sanh diệt, trong những chỗ sắc, thọ, tưởng, đã diệt từ trước, khởi tâm so đo, người ấy bị đọa vào tư tưởng điên đảo, chấp sau khi chết chẳng tướng.
- Thấy Sắc Diệt rồi thì hình thể chẳng có nhân,
- Thấy tưởng diệt rồi thì tâm chẳng bó buộc,
- Thấy thọ diệt rồi thì chẳng còn chỗ nối liền, tánh ấm tiêu tan, dẫu có sự sanh mà chẳng có thọ, tưởng, đồng như cây cỏ, cái thể chất hiện hữu này còn bất khả đắc, huống chi chết rồi thì đâu còn hình tướng nào! Theo đó suy lường, xoay chuyển thành tám thứ vô tướng, cho rằng nhân quả, Niết Bàn, tất cả đều không, chỉ có danh tự, cuối cùng đoạn diệt. Do so đo này, lạc vào ngoại đạo, mê lầm tánh Bồ Đề, ấy gọi là ngoại đạo thứ bảy trong ngũ ấm chấp sau khi chết chẳng tướng, lập Tâm Điên Đảo Luận.
8. KHI CHẾT CHẲNG CÓ CHẲNG
KHÔNG LẬP ĐIÊN ĐẢO LUẬN:
Trong lúc thiền định, chánh tâm kiên cố, ma chẳng được dịp quấy phá. Quán xét cùng tột cội gốc của sanh diệt, trong chỗ hành ấm còn mà thọ tưởng đã diệt, cho:
- "Có, Không" đồng thời cùng hiện nên tự thể phá nhau, người ấy bị đọa vào điên đảo luận, chấp sau khi chết chẳng phải "Có" cũng chẳng phải "Không".
- Trong sắc, thọ, tưởng, thấy có chẳng phải là có,
- Nơi hành ấm lưu chuyển, thấy không chẳng phải là không,
Xoay chuyển như vậy cùng tận ấm giới, thành tám thứ tướng "chẳng phải có chẳng phải không", dù gặp một duyên nào đều nói sau khi chết cũng có tướng cũng không tướng. Lại chấp hành ấm tánh hay thay đổi, tâm phát thông ngộ, thấy "Có, Không" đều chẳng phải, hư và thật đều không chỗ căn cứ, do so đo này, làm cho mịt mù chẳng thể nói được, lạc vào ngoại đạo, mê lầm tánh Bồ Đề, ấy gọi là ngoại đạo thứ tám trong ngũ ấm chấp sau khi chết chẳng có cũng chẳng không, lập Tâm Điên Đảo Luận.
9. KHI CHẾT LẬP ĐOẠN
DIỆT ĐIÊN ĐẢO LUẬN:
Trong lúc thiền định, chánh tâm kiên cố, ma chẳng được dịp quấy phá. Quán xét cùng tột cội gốc của sanh diệt, ở nơi Hậu-Hậu-Vô (6) khởi tâm so đo, người ấy bị đọa vào bảy thứ Đoạn Diệt Luận: hoặc chấp cái thân diệt, hoặc dục tận diệt, hoặc khổ tận diệt, hoặc cực lạc diệt, hoặc cực xả diệt, xoay chuyển như thế tận cùng bảy nơi, cái thân hiện tiền khi tiêu diệt rồi chẳng còn sanh nữa, do so đo này, lạc vào ngoại đạo, mê lầm tánh Bồ Đề, ấy gọi là ngoại đạo thứ chín trong ngũ ấm chấp sau khi chết đoạn diệt, lập Tâm Điên Đảo Luận.
10. CHẤP 5 THỨ NIẾT
BÀN ĐIÊN ĐẢO LUẬN:
Trong lúc thiền định, chánh tâm kiên cố, ma chẳng được dịp quấy phá. Quán xét cùng tột cội gốc của sanh diệt, ở nơi Hậu Hậu Hữu (7) khởi tâm so đo, người ấy bị đọa vào năm thứ Niết Bàn Luận:
- Hoặc nhận dục giới là nơi Chánh Chuyển Y, vì thấy cảnh viên minh nên tâm sanh ái mộ,
- Hoặc nhận sơ thiền vì tánh không còn lo,
- Hoặc nhận nhị thiền, vì tâm không còn khổ,
- Hoặc nhận tam thiền, vì rất vui đẹp,
- Hoặc nhận tứ thiền vì khổ vui đều mất, chẳng bị luân hồi sanh diệt vậy. Mê lầm cõi trời hữu lậu (dính mắc) cho là quả vô vi, năm nơi an ổn ấy là nơi Thắng Tịnh Y (nơi ở cõi trời), xoay chuyển ở năm chỗ này, cho là cứu cánh, do so đo này, lạc vào ngoại đạo, mê lầm tánh Bồ Đề, ấy gọi là ngoại đạo thứ mười trong ngũ ấm chấp năm thứ Niết Bàn, lập Tâm Điên Đảo Luận.
- A Nan! Mười thứ thiền định cuồng giải trên đều do Hành Ấm và dụng tâm giao tranh lẫn nhau mà hiện ra, chúng sanh ngu mê chẳng tự xét kỹ, gặp nhân duyên này, mà chẳng tự biết, nhận sự mê lầm cho là giải thoát, tự nói chứng thánh, thành đại vọng ngữ, đọa ngục A-Tỳ.
- Sau khi Như Lai nhập diệt, nơi thời mạt pháp, các ngươi phải theo lời dạy bảo như trên khai thị khắp tất cả chúng sanh, khiến đều tỏ ngộ nghĩa này, chớ cho tâm ma tự khởi nghiệp chướng, hộ trì cho họ dứt bỏ tà kiến, khiến thân tâm được mở mang, giác ngộ nghĩa chơn thật, thành Vô Thượng Đạo, chẳng bị lạc đường, chẳng được ít cho là đủ, làm bia chỉ đường giải thoát của Phật.
GIẢI NGHĨA:
(1) Mười hai loại chúng sinh: Là Thập nhị chủng sinh tử, tức là mười hai loại tái sinh cõi người, gồm:
1) Vô Dư Tử: Arhat (skt): Người đạt qủa thứ tư A La Hán, nhập diệt, không còn tái sinh.
2) Độ Ư Tử: Anagamin (skt): Người đạt qủa thứ ba A Na Hàm, chết lần cuối, không còn tái sinh lại cõi người.
3) Hữu Dư Tử: Sakradagamin (skt): Người đạt qủa thứ hai Tư Đà Hàm, tái sinh lại cõi người một lần.
4) Học Độ Tử: Srota-apanna (skt): Người đạt qủa thứ nhất Tu Đà Hoàn hay Dự Lưu, tái sinh lại cõi người bảy lần.
5) Vô Số Tử: Tái sinh làm người có tám trí nhẫn.
6) Hoan Hỷ Tử: Tái sinh làm người thích tu tập Thiền định.
7) Số Số Tử: Tái sinh làm người ác độc.
8) Hối Tử: Tái sinh làm người bình thường.
9) Hoạnh Tử: Tái sinh làm người cô độc cùng khổ.
10) Phược Khổ Tử: Tái sinh làm súc sanh.
11) Thiêu Lạn Tử: Tái sinh vào trong địa ngục.
12) Cơ Khát Tử: Tái sinh vào loài ngạ qủy.
(2) Hành ấm: (Ph: Saṃskra Pa: saṅkhra): Đối cảnh sinh yêu thích ham muốn hoặc ghét giận.
(3) Chúng Sanh Trược: Vô đạo đức, không sợ qủa báo; Chúng Sanh Trược thì sinh diệt chẳng ngừng, nghiệp báo thường lưu chuyển, luân hồi thành đủ thứ chúng sinh, dựa theo đó mà sinh ra tri kiến chấp thật.
(4) U-Ẩn Vọng Tưởng: Tại sao gọi là U Ẩn Vọng Tưởng? Vì cái vọng tưởng của Hành Ấm lưu chuyển nhỏ nhiệm (vi tế), động mà chẳng thấy động nên gọi là U-ẩn, u nhàn ẩn mật, khó mà tự phát giác được, gọi là U Ẩn Vọng Tưởng.
(5) Phân Vị: Luận về thường vô thường: Nói về tính thì thuộc phần thấy (kiến phần) như “biên, vô biên”; nói về phân vị thì thuộc phần hình dạng (tướng phần); có bốn thứ Hữu Biên Luận nói về phân vị là:
1. Phân vị tam tế, quá khứ, hiện tại, vị lai,
2. Phân vị kiến văn,
3. Phân vị nhân ngã,
4. Phân vị sinh diệt.
Tất cả đều bị kẹt trong phân vị của Hành Ấm mà sinh ra vọng tâm so đo phân biệt.
(6) Hậu Hậu Vô: Vì trước kia thấy có Hành Ấm mà chẳng có Thọ Tưởng, sau này Hành Ấm cũng chẳng có; trước kia thấy sau khi chết chẳng tướng là chỉ nói về một chỗ thân diệt mà thôi, nay truy cứu hết bảy chỗ tận diệt chẳng sinh nữa là:
1. Thân diệt thuộc dục giới, gồm cõi trời và cõi người.
2. Sắc dục diệt thuộc Sơ thiền,
3 Khổ diệt thuộc Nhị thiền,
4. Cực lạc diệt thuộc Tam Thiền,
5. Cực xả diệt thuộc Tứ Thiền.
6. Không Vô Biên Xứ.
7. Vô Sở Hữu Xứ.
Đây là lọt vào Vô Tưởng Thiên ngoại đạo, giống như Tỳ Kheo Vô Văn, đồng một đoạn kiến, tự nói chứng quả, chẳng thọ sinh nữa, nên chết sau khi lập đoạn-diệt-luận.
(7) Hậu Hậu Hữu: Trước đã nói là Hậu Hậu Vô, rồi nay tại sao lại nói Hậu Hậu Hữu? Bởi vì cái cội gốc sinh diệt lăng xăng này là chẳng thể diệt được vì chưa đến chỗ chân tịch diệt, mà vọng thấy chỗ diệt có sự chứng đắc, nên nói Hậu Hậu Hữu. Vì Hành Ấm được tạm ngưng trong chớp nhoáng (sát na) tánh viên minh hơi hiện, bèn cho là chẳng sinh diệt, tức là Niết Bàn, do so đo phân biệt thành có năm chỗ Niết Bàn vậy.
Về Ma Hành Ấm, người tu thiền định khi dứt được Tưởng Ấm thì những mộng tưởng tiêu sạch, thức ngủ thường như một, chẳng còn tưởng nhớ (đuổi theo) cảnh trần. Cái biết trong sáng (giác minh) vắng lặng như hư không, thấy núi sông đất đá như bóng hiện trong gương, đi ở đều chẳng dính mắc, biết các tập khí xưa đều mờ nhạt, biết cái nguồn gốc của sinh diệt. Thấy 12 loại tái sinh của chúng sinh trong mười phương, dù chưa thông suốt manh mối của từng loại, nhưng đều từ một nguồn gốc phát sinh ra giống như bụi trần, đây là chỗ căn cứ địa của Ngũ Căn, gọi là phạm vi của Hành Ấm. Nhưng tính của Hành Ấm vốn chẳng lăng xăng, sở dĩ lưu chuyển chẳng ngừng là do tập khí của nhiều kiếp, nếu tập khí dứt sạch, tướng lưu chuyển hết, như làn sóng lặng nước yên, gọi là Hành Ấm hết, thì lúc ấy nghiệp hết thì sinh tử ngừng “được siêu việt Chúng Sanh Trược”. Nhưng quán xét nguyên nhân là do bởi cái vọng tưởng của Hành Ấm rất là nhỏ nhiệm (U-Ẩn Vọng Tưởng) nên rất khó mà nhận ra được, do đó có những sự lập luận sai trái.
Đức Phật lưu ý rằng: Mười thứ thiền định cuồng giải trên đều do Hành Ấm và dụng tâm giao tranh lẫn nhau mà hiện ra. Chúng sinh si mê chẳng tự xét kỹ, gặp nhân duyên này, mà chẳng tự biết, nhận sự mê lầm cho là giải thoát, tự nói chứng Thánh, thành đại vọng ngữ, đọa ngục A-Tỳ. Sau khi Đức Phật nhập diệt, thời nay Mạt Pháp, phải theo lời dạy chân thật như trên, khai thị khắp tất cả chúng sinh, khiến đều tỏ ngộ. Như vậy, dứt bỏ tà kiến, khiến thân tâm được mở mang, giác ngộ nghĩa chân thật, chẳng bị lạc đường, thành Vô Thượng Đạo.
5). MA THỨC ẤM:
(Còn tiếp)