- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH
THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
QUYỂN 7
KINH VĂN 13:
THẦN CHÚ
1). PHẬT KHAI THỊ VỀ HIỆU
NĂNG CỦA THẦN CHÚ:
- Ông dạy người đời tu Tam Ma Địa, phải dứt tâm trộm cắp, ấy là lời dạy rõ ràng trong sạch, gọi là nghĩa quyết định thứ ba của chư Phật.
- A Nan! Ngươi hỏi cách nhiếp tâm, trước ta đã nói về pháp môn vi diệu, tu tập Tam Ma Địa. Người cầu đạo bồ đề trước tiên phải giữ bốn thứ luật nghi kể trên, trong sáng như băng tuyết để làm căn bản, tự nhiên chẳng sanh tất cả nhánh lá; nhờ đó, ba ý nghiệp và bốn khẩu nghiệp ắt chẳng có nhân để sanh khởi. A Nan, nếu giữ kỹ bốn giới chẳng bỏ sót, tâm còn chẳng duyên theo Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, thì tất cả ma sự làm sao còn sanh khởi được?
- Nếu có tập khí xưa chẳng thể diệt trừ, ngươi dạy người ấy nhất tâm tụng trì "Phật Đảnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát La (thuần trắng chẳng ô nhiễm) Vô Thượng Thần Chú" của ta, ấy là cái tâm chú do Vô Kiến Đảnh Tướng Như Lai, từ nơi đảnh đầu hiện ra Vô Vi Tâm Phật, ngồi trên bửu liên hoa mà thuyết.
- Ngươi và Ma Đăng Già, do tập khí ân ái từ nhiều kiếp, ta vừa tuyên thuyết thần chú, liền khiến Ma Đăng Già thoát hẳn lòng yêu, đắc quả A La Hán. Nàng kia là dâm nữ, chẳng có tâm tu hành, nhờ thần lực thầm giúp, được mau chứng vô học, huống là hàng Thanh Văn các ngươi trong hội, cầu tối Thượng Thừa, nhất định thành Phật, cũng như bụi bay theo chiều gió, đâu có ngăn ngại gì?
- Nếu người đời mạt pháp muốn ngồi đạo tràng, trước tiên phải giữ giới cấm trong sạch của Tỳ Kheo, cần phải lựa chọn vị Sa Môn giữ giới trong sạch bậc nhất để làm thầy mình, nếu chẳng gặp vị tăng thật trong sạch, thì giới luật của người ấy ắt chẳng thành tựu.
- Khi giới đã thành tựu, nên mặc y áo sạch sẽ, đốt hương an cư, tụng 108 biến thần chú do tâm Phật sở thuyết, rồi kết giới dựng lập đạo tràng, cầu xin Vô Thượng Như Lai hiện ở các quốc độ mười phương, phóng hào quang đại bi đến chiếu soi đảnh đầu mình.
- A Nan! Trong đời mạt pháp (1), những Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Bạch Y (2), đàn việt (3), tâm diệt tham dâm, giữ giới trong sạch, phát nguyện Bồ Tát, khi ra vào nơi đạo tràng, đều tắm rửa sạch sẽ, sáu thời hành đạo chẳng ngủ, đến 21 ngày, ta tự hiện thân trước người ấy, xoa đảnh an ủi, khiến được khai ngộ.
A Nan bạch Phật:
- Con nhờ lời từ bi dạy bảo vô thượng của Như Lai, tâm đã khai ngộ, tự biết con đường tu chứng thành đạo vô học. Nhưng người tu hành đời mạt pháp muốn lập đạo tràng, cần kết giới thế nào, cho hợp với quy tắc trong sạch của chư Phật?
Phật bảo A Nan:
- Nếu người đời mạt pháp muốn lập đạo tràng, trước tiên phải lấy phân nhuyễn mịn của loài trâu trắng ở Tuyết Sơn, hòa với đất vàng và mười thứ thảo mộc thơm như Chiên Đàn, trầm hương v.v... để làm nền đạo tràng; nơi đất bằng đào sâu 5 thước, xây đàn hình bát giác, chu vi rộng 16 thước, chính giữa đàn chưng một hoa sen bằng kim loại trong hoa sen để một bát đựng nước sương mù tháng tám, trong nước để nhiều lá sen; chung quanh bát sen đặt 8 cái gương tròn nơi 8 góc, bên ngoài gương đựng l6 bông sen, xen với l6 lư hương, trong lư đốt bột trầm hương và dùng các thứ đồ ăn quý làm bánh sữa, đựng 16 chén để cúng dường chư Phật và Đại Bồ Tát. Trước đàn để một lư than nhỏ, đến mỗi bữa ăn hoặc nửa đêm, dùng mật ong và tô lạc đổ vào lư than, đốt lên cúng dường Phật Bồ Tát.
- Bốn phía bên ngoài treo phướn hoa, bốn vách trong đàn treo hình tượng của Chư Phật Bồ Tát, hai bên cửa treo tượng Hộ Pháp Long Thiên, lại lấy 8 cái gương treo úp hư không, chiếu thẳng vào 8 gương tròn trong đàn, khiến thành hình bóng nhiều lớp xen nhau, trùng trùng vô tận.
- Trong thất đầu, chí thành đảnh lễ chư Phật Đại Bồ Tát và A La Hán, sáu thời nhiễu đàn tụng chú, chí tâm hành đạo; thất thứ hai, chuyên tâm phát nguyện Bồ Tát chẳng gián đoạn; thất thứ ba, mười hai thời luôn luôn trì chú, đến ngày thứ bảy, mười phương Như Lai cùng hiện trong ánh sáng gương, được Phật xoa đầu, liền nơi đạo tràng vào Tam Ma Địa. Người đời mạt pháp tu học như thế, thì được thân tâm sáng tỏ, trong sạch như lưu ly, A Nan, nếu bổn sư truyền giới của Tỳ Kheo này và mười Tỳ Kheo đồng tu trong đàn, trong đó có một người giữ giới chẳng được trong sạch, thì đạo tràng này chẳng thể thành tựu.
- Sau thất thứ ba, tĩnh tọa an cư trải qua 100 ngày, nếu người lợi căn, có thể ngay đó chứng sơ quả, dẫu cho thân tâm chưa thành chánh quả, nhưng được tự biết nhất định sẽ thành Phật chẳng sai. Ông hỏi cách kiến lập đạo tràng là như thế.
A Nan đảnh lễ chân Phật và bạch rằng:
- Từ khi xuất gia, con ỷ lại nơi lòng thương của Phật, ham cầu đa văn, chưa chứng quả vô vi, nên bị kẹt vào tà thuật của Phạn Thiên, tâm dù rõ ràng, nhưng sức chẳng tự do, nhờ gặp Văn Thù, khiến con được giải thoát. Dù thầm nhờ sức thần chú của Như Lai, nhưng còn chưa nghe chú ấy, xin nguyện Đức Thế Tôn Đại Từ tuyên thuyết lại cho, thương xót cứu giúp các hàng tu hành trong hội này và những người đời sau còn trong luân hồi, nhờ mật âm của Phật mà thân tâm được giải thoát. Bấy giờ, đại chúng trong hội thảy đều đảnh lễ, chờ nghe thần chú bí mật của Phật.
GIẢI NGHĨA:
(1) Đời mạt pháp: Phật pháp tính từ khi Đức Phật nhập Niết Bàn được chia ra ba thời kỳ như sau: Chính pháp: 1,000 năm đầu, Thứ (Tượng) pháp: Từ 1,000 – 2,000 năm, Mạt pháp: Từ năm 2,000 trở về sau. Bây giờ (2017 Dương Lịch) là năm thứ 2561 Phật lịch, đang ở trong thời đầu của Mạt Pháp.
(2) Bạch y: Người đời, phàm phu
(3) Đàn việt: Người bố thí.
Mục 1 “Hiệu Năng Của Thần Chú” trong Kinh Văn 13 về “Thần Chú” này, Đức Phật dạy người muốn tu Tam Ma Đề cầu đạo Bồ Đề, trước tiên phải giữ bốn thứ Giới Luật (Không dâm dục, Không sát sinh, Không trộm cướp, Không vọng ngữ), làm sao cho thật chu đáo trong sáng để làm căn bản, nhờ đó Ba Ý Nghiệp (Tham, Sân, Si) và Bốn Khẩu Nghiệp (Nói dối, Nói đâm thọc, Nói thêm bớt, Nói ác) chẳng sinh khởi. Nếu giữ kỹ Bốn Giới chẳng bỏ sót, tâm chẳng dính mắc duyên theo Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, thì tất cả các việc làm lầm lẫn (Ma sự) chẳng còn sinh khởi.
Đức Phật giảng: “Nếu người có tập khí xưa chẳng thể diệt trừ, hãy dạy người ấy nhất tâm tụng trì Phật Đảnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát La Vô Thượng Thần Chú", đây là cái Tâm Chú do Vô Kiến Đảnh Tướng Như Lai ngồi trên hoa sen quý (Bảo liên hoa) nói, từ nơi đỉnh đầu không dụng tâm tạo tác mà tùy thuận tự nhiên hiện ra (Vô Vi Tâm Phật).
Ngài giảng tiếp: “Khi giới đã thực hành đầy đủ như thế rồi, nên tụng 108 biến thần chú do tâm Phật sở thuyết, rồi kết giới dựng lập đạo tràng, cầu xin Vô Thượng Như Lai hiện ở các quốc độ mười phương, phóng hào quang đại bi đến chiếu soi đỉnh đầu mình”, tức là lập thệ nguyện kiên cố tu hành (lập đạo tràng) và tụng 108 lần.
Trong đời mạt pháp, những Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, phàm phu (Bạch Y), người bố thí (đàn việt), diệt tâm tham dâm, giữ giới trong sạch, phát nguyện tu Bồ Tát. Kinh nói: “Khi ra vào nơi đạo tràng, đều tắm rửa sạch sẽ”, nghĩa là thân thể phải sạch sẽ, tâm phải trong lặng như Sáu Căn không để bị dính mắc bởi Sáu Trần, tham sân, mạn nghi, tật đố, ganh tị v.v... đều dứt bỏ. “Sáu thời hành đạo chẳng ngủ”, nghĩa là ngày đêm luôn luôn chẳng lúc nào quên tu tụng, thì “Đến 21 ngày, ta hiện thân trước người hành trì, xoa đỉnh đầu an ủi, khiến được khai ngộ”, nghĩa là khi tu kiên cố trong tất cả sáu thời miên mật không ngưng nghỉ đến 21 ngày thì Phật tính tự hiển hiện, đạt giải thoát.
Về "Kiến lập đạo tràng" điều đó nói lên rằng đây chỉ là một pháp môn "phương tiện" hình thức lập đạo tràng như: “lấy phân nhuyễn mịn của loài trâu trắng ở Tuyết Sơn”, trâu thì cần cù làm việc, trắng là trong sáng, nghĩa tượng trưng của người tu hành luôn luôn chịu cực vững bền như núi, “hòa với đất vàng”, đất là địa là tâm địa, đất vàng là tâm không dính mắc; “và mười thứ thảo mộc thơm như Chiên Đàn, trầm hương v.v... để làm nền đạo tràng”, câu này tượng trưng của việc làm mười điều lành; “nơi đất bằng” là đối xử công bằng, “đào sâu 5 thước” là giữ gìn 5 căn, “xây đàn hình bát giác” là giữ tâm đúng với Tám chính đạo, v.v...
Như vậy, hình thức lập đạo tràng không phải là kiến tạo theo như một cái đàn để cúng bái thần linh, mà tất cả đều là thứ Đạo Tràng nói lên sự thiết lập cái thân tâm của người tu là không sát đạo dâm vọng, làm các điều lành tránh làm các việc ác. Thiết lập đạo tràng là bố thí trì giới nhẫn nhục tinh tấn thiền định trí tuệ, bình đẳng, từ bi hỷ xả; là xoay cái nghe nghe vọng tưởng của mình, quán sát chúng là không thật là huyển ảo, để xa lià dứt bỏ chúng, tới khi tâm hoàn toàn thanh tịnh thì tự tính chân như, tức Như Lai hiển hiện.
Con số 108 là con số tiêu biểu của chúng sinh mê vọng vốn có do Sáu Căn “Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý” bị dính mắc bởi Sáu Trần “Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp” tạo thành ba mươi sáu nhiễm ô (6 x 6 = 36). Ba mươi sáu món nhiễm ô này xuất hiện trong ba thời “đã, đang và sẽ” sẽ có: 36 x 3 = 108, đó là hệ quả của con số 108. Ngày đêm mười hai thời trì tụng 108 lần (biến), nhằm đưa người trì chú hướng tâm vào thanh tịnh để hóa giải mọi phiền não chướng vi tế, thông qua 6 Căn, 6 Trần và 6 Thức của chính chúng ta đó.
Đức Phật giảng: “- Trong thất đầu, chí thành đảnh lễ chư Phật Đại Bồ Tát và A La Hán, sáu thời nhiễu đàn tụng chú, chí tâm hành đạo”, nghĩa là sau khi thiết lập Đạo tràng, tức việc tu hành thân tâm đầy đủ như trên đã trình bày thì bắt đầu lễ lạy Chư Phật, Bồ Tát và A La Hán để tỏ lòng tôn kính, rồi đi nhiễu tụng Chú trong bảy ngày đêm.
Ngài giảng tiếp: “Thất thứ hai, chuyên tâm phát nguyện Bồ Tát chẳng gián đoạn; thất thứ ba, mười hai thời luôn luôn trì chú, đến ngày thứ bảy, mười phương Như Lai cùng hiện trong ánh sáng gương, được Phật xoa đầu, liền nơi đạo tràng vào Tam Ma Địa. Người đời mạt pháp tu học như thế, thì được thân tâm sáng tỏ, trong sạch như lưu ly”. Nghĩa là phải có phát nguyện rộng lớn của một Bồ Tát như “Chúng sinh vô lượng thệ nguyện độ, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành, v.v…”; lại luôn luôn trì Chú ngày đêm không ngưng nghỉ sau 7 x 3 = 21 ngày, thì trí tuệ trong sạch sáng suốt rộng lớn như gương khổng lồ tròn đầy trong sáng soi chiếu cùng khắp, tượng trưng cho Chân như Phật tính hiển hiện.
Đức Phật dạy: “A Nan, nếu bổn sư truyền giới của Tỳ Kheo này và mười Tỳ Kheo đồng tu trong đàn, trong đó có một người giữ giới chẳng được trong sạch, thì đạo tràng này chẳng thể thành tựu”. Nghĩa là nếu người đứng đầu hoặc bất cứ một người nào trong Đạo tràng làm không đúng thì chẳng thể thành đạt.
Ngài dạy tiếp: “- Sau thất thứ ba, tĩnh tọa an cư trải qua 100 ngày, nếu người lợi căn, có thể ngay đó chứng sơ quả, dẫu cho thân tâm chưa thành chánh quả, nhưng được tự biết nhất định sẽ thành Phật chẳng sai. Ông hỏi cách kiến lập đạo tràng là như thế”. Nghĩa là nếu hành trì sau ba thất vẫn chưa chứng quả, thì có thể hành thiền tiếp tục cho tới 100 ngày thì sẽ có lợi ích chứng đạt
2). PHẬT TUYÊN NÓI THỦ
LĂNG NGHIÊM THẦN CHÚ:
(Còn tiếp)