- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Kiền chùy
Kiền chùy là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là khánh. Kinh Tăng Nhất A Hàm ghi rằng, A Nan thăng tòa giảng pháp thường gõ kiền chùy. Đây là tiếng làm tin của Như Lai vậy. Ngoài ra, các kinh, luật, luận đều luận loại kiền trùy hay kiền chùy. Trùy đọc âm là đất; sách Yết Ma sớ nói là kiền địa. Luật Ngũ Phần ghi rằng, tùy theo có các loại như đất, gỗ, đồng, sắt có tiếng kêu đều gọi là Kiền địa. Do cái nhìn như vậy nên hễ vật nào phàm phát ra thành tiếng tập họp chúng đều dùng tạo nên được cả. Cho đến lên chánh điện, thuyết pháp trước phải gõ khánh mà từ quen gọi là bạch chùy. Lời bạch như sau: pháp diên hoàn bị, đại chúng nên quán đệ nhứt nghĩa, nói xong nhịp khánh gọi là kết chùy.
Xưa Đức Thế Tôn một hôm thăng tòa, đại chúng tọa thiền, ngài Văn Thù bạch chùy rằng: lắng nghe Pháp Vương nói pháp, Pháp Vương nói pháp. Sau khi Phật nói xong Ngài xuống tòa, đây gọi là kết chùy.
Gửi ý kiến của bạn