- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Dự định lập các ban kiến đàn rõ ràng.
Công việc có sắp xếp trật tự, pháp mới thành tựu được mà điều cần nhất là sự hòa hơp. Hơn nữa trọng trách một đàn giới, trên dưới đều hổ tương thảo bàn trước kỳ giới đàn, cũng như tập dượt nhuần nhuyễn cho tới lúc đăng đàn. Từ từ hướng dẫn giới tử thành kính chiêm nghiệm mà sanh lòng chánh tín, làm mô phạm cho người không nên cô phụ kẻ hậu học. Thảng hoặc có điểm sai trái nên dàn xếp khéo, không nên quở trách ngay trong đàn tràng, làm mất vẽ trang nghiêm thanh tịnh. Người xướng ngôn (điều khiển chương trình) nên rõ ràng, giọng phải hòa huởn trong làm cho người dễ nghe, nhập tâm. Đạo muốn trường cữu, các thầy nên linh động đọc kỹ những từ sau đây:
- Hòa Thượng: tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là lực sanh hay Trưởng lão hoặc Trụ trì hay cũng còn gọi là Phương Trượng. Người đời thường xưng Đường Đầu hay Đàn Đầu Hòa Thượng tại Đại giới đàn.
- Yết Ma; tiếng Phạn là Yết Ma, dịch là tác pháp, tức là nhị sư hay tả sư tại Đại Giới đàn.
- Giáo Thọ: đời Đường gọi là Bậc tọa vị (thầy dạy Pháp) cũng gọi là nhị sư hay Hữu sư.
- Tôn chứng : một Hội đồng gồm 7 vị hoặc thất chứng hay xưng các sư, ngồi 2 dãy bàn hai bên tam sư tại đại giới đàn. –
- Khai đường tức là đại dẫn lễ hay cũng gọi là bổn đường; còn gọi là thầy Điển lễ, vì thầy hướng dẫn đàn giới như Duy Na tại Thiền đường.
- Bồi đường tức là người dẫn lễ thứ nhì, cũng gọi là bổn đường hoặc gọi thầy Phó, giống như Tham Đầu ở thiền đường.
- Đại tác pháp tức là người dẫn lễ thứ ba, gọi là tả ban cũng như Duyệt chúng ở Thiền đường.
- Nhị tác pháp tức là người dẫn lễ không luận nhiều ít đều gọi chung là dẫn tán; người đời gọi là chiếm ban dẫn lễ, cùng đi theo 5,6, 7, 8 vị khác mà là sư phó, đều thứ tự làm việc.
- Hương đăng trực đàn: hai vị luôn có mặt làm việc tại giới đàn. Phàm tân giới tử cũng gọi các thầy là sư phó.
- Phân công việc: Nhỏ một bậc trông coi một vị lớn, ngồi nhường chỗ, đi cũng phải nhường bước các vị trước. Hễ Sa Di thấy người thọ giới lâu tôn kính như Thượng Tọa. Giới tràng đại chúng trọng Ban Chức Sự, Ban Chức sự quí các ban khác, đều phân tôn ti trật tự; đã có nêu đầy đủ nơi hai chương ở đầu sách. Phàm giới đàn có việc gì cần, trước phải trình bày cho Bổn đường, Khai đường bàn tính, nếu không ổn mới đưa qua lưỡng tự. Công việc qua 3 vị mà đại bộ vẫn không xong mới bạch lên Phương Trượng. Nếu không trình qua Khai đường hẳn có xáo trộn tranh cải với lưỡng tự; trình lên Phương Trượng lớn tiếng làm động chúng nghiêm phạt.
Chứng nghĩa ghi rằng, ngày xưa truyền giới chỉ luật tông; từ đời lịch triều phân pháp về sua, thiền tông, giáo tôn đều mở rộng. Chánh tọa thay Phật tuyên dương làm chủ vị một phương, lưỡng tự phân ba cấp, hai thầy, bảy thầy là Thánh chấp. Trong giới Bồ Tát, Ngài Văn Thù, Di Lặc làm tôn chứng, dẫn lễ là hiền chấp; 10 phương Bồ Tát là bạn lữ đồng học. Hương đăng, trực đàn và chư vị trợ tá là chúng hay làm việc biện sự. Thiền sư Tiêu Sơn Tánh Hải ở Giang Nam trong Thập Di tập có luận việc Trì Phạm Hoặc Vấn: trong thời mạt pháp người truyền giới thông suốt gọi là Hòa Thượng, người thọ giới thông suốt giới là tăng mà giới đặt đầy đủ cho bất luận ai. Người phạm giới không thể vượt được, quả có tội không? Không có tội s ao?
- Đáp: Người không thọ giới, như chẳng phải quan tể tướng mà hành giả lấy quyền hành để áp đặt cai trị thiên hạ. Người thọ giới mà phạm giới như nhận chức quan không xứng đáng đi ngược lại dân; vua đặt cho chức không làm xong phần vụ có bị hình phạt không? Tôi biết rõ việc đó phải đặt trong hình phạt vậy. Vì thế, người truyền giới có một giới mới có thể truyền cho người một giới, có hai giới truyền hai giới. Không có giới nào mà truyền giới, một giới ắt chiêu lấy hậu quả của một giới, như người đời mà lộng quyền thiên hạ, đâu không bị trừng phạt ư? Người thọ giới, thọ một giới ắt giữ một giới; phạm một giới ắt hẳn chiêu báo của một giới. Như làm quan mà không xử công việc quan há không bị trừng phạt hay sao?
Lý đã rõ ràng, không đợi kẻ trí mới biết. Vì thế, đã có một giới mới có thể truyền cho người một giới; không có hẳn không truyền giới nào. Có khả năng giữ một giới thì thọ một giới; nhắm bất khả năng không giữ được nên trả lại giới sư. Phật có dạy rõ như vậy nên y theo đó mà làm không nên ham cái danh hão mà chuốt lấy họa.
Gửi ý kiến của bạn