Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

48. Tạo Lập Tăng Xá (Tăng Phường)

12/04/201318:39(Xem: 10811)
48. Tạo Lập Tăng Xá (Tăng Phường)
Tạo Lập Tăng Xá (Tăng Phường)

Nói theo xưa của tự viện nên dùng từ “tăng phường”. Sách Tam Quy chánh phạm ghi rằng: “cạo đầu, nhuộm áo nghiêm gìn luật nghi; hoằng dương Phật đạo hành trì tăng bảo”. Nên công cuộc hoằng hóa phải nương chỗ nơi mà thành tựu; tăng phường chính là nơi đó vậy. Tiếng Phạn Tăng già, Trung Hoa dịch là hòa hợp chúng, chỉ 5 chúng xuất gia. Tiếng Phạn Già Lam, Trung Hoa dịch là chúng viên tức nơi tăng chúng cư trú. Nay nói tăng phường là gồm chung cả tiếng Hoa - Phạn để gọi vậy. Nhưng trong đó hàm ý là nơi phụng sự Phật pháp mà lấy tăng phường làm tên gọi. Điện Phật, nhà giảng không đứng riêng biệt xa cách với tự viện.

Kinh Phạm Võng, giới không tu phước huệ ghi rằng:

Nếu Phật tử thường phải giáo hóa hết thảy chúng sanh, tạo lập tăng phường, núi rừng, ruộng vườn, xây tháp Phật, an cư kiết hạ, kiết đông, nơi chốn tọa thiền, hết thảy những nơi hành đạo đều phải kiến tạo v.v...

Luận về việc tạo dựng đạo tràng, là đề cập tới phí tổn xây cất không thể thiếu được. Ở tòng lâm có vị tri ốc (nhà cửa) chuyên lo việc xây dựng. Phàm các nơi xây nhà cửa vốn không có mà tạo dựng nên mới gọi là kiến tạo; đã có nhà mà hoặc bị nghiêng đổ, hư hoại nên trùng tu lại gọi là sửa sang. Phàm có sửa sang nên quyết định không thể do dự được, nếu có tính dứt khoát mới làm xong được việc. Vì lợi ích của đạo mà xuất gia chứ không phải vì tu chùa mà xuất gia. Việc tu tạo hoặc tín chủ tại gia phát tâm làm cũng được, hoặc người xuất gia đã dứt hết không còn oan trái đứng làm, nên biết hạ mình là việc cần thiết. Đây là thành phần thượng thặng lập chí xuất gia; nếu như chí không theo kịp, nhưng lập chùa là tạo được công đức. Tuy công đức về phần tánh chẳng có, nhưng phần tướng trang nghiêm cũng không thể thiếu. Phải biết không mê lầm nhân quả mà tin sâu tội phước, không làm hao tổn của Tam Bảo, như ếm nhẹm của tín thí hoặc không tranh đoạt lợi mà lại ham danh. Vì kiến tạo tòng lâm là làm quang huy đạo pháp đưa lại mọi điều tốt đẹp. Sang đoạt, cưỡng lấy làm cho người mất tín tâm mà vẫn dung nạp, tòng lâm chưa chắc đã hưng thịnh mà rốt cục rồi bị vô vàn sự oán trách đưa lại. Lòng người như thế nên rõ tâm Phật, giữ phận tăng khổ hạnh làm thiện mà vẫn chưa am tường luật học! Phải biết giới không riêng tư ai, nhưng cứ giương đông kích tây, nâng Giáp giúp Ất, hoặc chuộng Tý bỏ Sửu v.v… ưa thích người này ghét bỏ người kia, là chiêu lấy ác báo. Nên có câu rằng: “thiên đường chưa đạt tới, địa ngục trước đã thành”. Đâu không sợ sao?

Lại có Trụ Trì tuy không quyên góp bên ngoài, nhưng trong tăng mượn danh kêu gọi riêng, nên ngoài chùa thông báo trên thư kêu gọi đề: bổn tự… tu tạo… công trình. Nội tự tận lực tạo dựng, mong đón nhận sự phát tâm cúng dường tùy hỷ của đàn việt, không có người nào ra ngoài quyên góp v.v...

Có 2 việc cần nên lưu ý:

- Một là miễn mượn danh nghĩa quyên góp mà tạo nghiệp phải tội đọa

- Hai là chưa ai phát hiện ra việc này càng thêm mánh mung để liên lụy đến Tam Bảo không ít.

Chứng nghĩa ghi: Vân Thê Pháp vựng có nêu rằng, kiến tạo tòng lâm vì chúng vốn là việc tốt. Nhưng phải biết sự biết lý rồi sau mới làm. Nếu không vậy, như gặp việc phiền toái liền bực chí, hoặc đắm trước các duyên, thậm chí có người như suốt đời chưa đạt được ước vọng, có ngưòi đạt sở đắc nhưng tới giữa đường bỏ phế. Tuy lao tâm tận lực tạo dựng mọi việc vẫn canh cánh lo toan lại càng lao tâm nhọc trí, chính mình làm tổn hại không ít, huống chi còn ra sức quyên góp của người ư? Như lời tôi đúng thời tượng Phật hư hoại ai lo xây dựng lại? Tăng chết đói dọc đường không được thức ăn, ai giúp đỡ họ?

Mọi người chỉ bàn sự mà để Tam Bảo hoang phế; đâu chẳng nghe ai tu huệ, tu phước chi; La Hán ứng cúng mỏng cạn vậy hay sao?

- Đáp rằng: không phải thế đâu. Chỉ nghĩ nhất thể Tam Bảo hoang phế thôi, còn thế gian Tam Bảo nữa chứ!

Từ khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc đến nay, việc đúc tượng, xây chùa, trai tăng v.v.. thời nào chấm dứt đâu; nơi nơi đều mong muốn, cớ sao lại lo lắng rồi đi kể lỗi vậy? Ngu Am Chích Cổ ghi rằng: thiền sư Diên Ân Pháp An đến viện Như Ý ở Quảng Sơn, nhà hư nền hỏng mà vẫn an trú được 10 năm; nhà lớn đổ nát hư hại, tâm ý chẳng hề chán nản, chỉ lo lợi vật, giúp người. Về già, Ngài ở nhà tranh, nằm chiếu đất, tại Diên Ân, dột nát ánh sáng dọi vào mà vẫn lấy đó làm vui, làm cho Duẫn phú hào động lòng cho làm chùa mới lại. Ngài Pháp An mỉm cười rằng: pháp đàn vốn để độ người, nay không người phát tâm mà cưỡng ép làm gọi là tạo nghiệp chứ không phải là làm Phật sự. Mỗi lần gọi người tới Ngài nói rằng: vạn sự tùy duyên là pháp an lạc.

Ngu Am ca tụng rằng:

Uy đó là huệ hành

Chẳng đến từ tâm thành

Lập đàn độ thúc nhanh

Khác nào vàng tô phết

Viện Như Ý tu hành

Vô tư tòng lâm thạnh.

Lúc về già Ngài ở Diên Ân, chắn gió che mưa lấy cỏ lau làm vách, chỗ ở người quân tử đâu có hạn hẹp. Cửa làm bằng cỏ, then bằng dâu, vui an nhiên tự tại. Nhà đỗ sụp, tối ở núp dưới gốc cây. Sư già luôn ở nhà tranh, trông nhìn lại xem ta như thế nào?

Y cứ theo Pháp Vựng Chích Cổ có 2 điều người sau nên khéo lãnh hội ý này:

1- Pháp Vựng gọi người lập chí là người cầu học, việc học chưa xong, không thể vì đó mà tự bỏ học; chẳng phải là hoang phí của Tam Bảo thế gian, mà đặc biệt huệ mạng là trọng yếu.

2- Chích Cổ gọi người đại tu hành tự không chịu an ở nhà rộng lớn, chẳng cần Phật điện to mới nhận lãnh; cưỡng cầu quyên góp trái điều Phật dạy, nên không làm vậy.

Trụ Trì ngày nay không được như vậy, cũng chưa từng lập chí tham học, trọn ngày vì lợi dưỡng, chỉ lo cho mình no đủ an nhàn, không đoái hoài đến Phật điện có hư hao đổ nát cũng mặc; cố ngoảnh mặt làm ngơ, lại còn cậy thế giả oai cưỡng cầu quyên góp; cũng có kẻ thật đáng thương xót !

Luận rằng, tự mình đã chẳng trang nghiêm nhất thể Tam Bảo[11], quả có trang nghiêm thế gian Tam Bảo cũng chỉ vớt vát được phân nửa; lời pháp đơn sơ này chưa diễn được trọn hết ý. Dù mình ở lều tranh, nhưng Tam Bảo đương nhiên phải là nơi trang trọng, ý này Chích Cổ chưa nêu ra hết vậy.


-----------------Hết quyển năm.-----------------


[1] Thập phát phú: 10 bực phát thú của Bồ Tát: 1. xả tâm, 2. giới tâm, 3. nhẫn tâm, 4. tấn tâm, 5. định tâm, 6. huệ tâm, 7. nguyện tâm, 8. hộ tâm, 9. hỉ tâm, 10. đảnh tâm.

[2] Thập trưởng dưỡng: 10 trưởng dưỡng Bồ Tát tâm, đó là 1. tâm từ, 2. tâm bi, 3. tâm hỷ, 4. tâm xả, 5. tâm thí, 6. hảo ngữ tâm, 7. ích tâm, 8. đồng tâm, 9. định tâm, 10. huệ tâm.

[3] Thập kim cang: 10 tâm như Kim cang của Bồ tát là: 1. tín tâm, 2. niệm tâm, 3. hồi hướng tâm, 4. đạt tâm, 5. trực tâm, 6. bất thoái tâm, 7. đại thừa tâm, 8. vô tướng tâm, 9. huệ tâm, 10. bất hoại tâm.

[4] Thập địa: 10 địa vị của Đại thừa Bồ tát như: Hoan hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa.

[5] Kiến hoặc, tư hoặc: thấy sự vật một cách điên đảo sanh kiến giải sai lầm gọi là kiến hoặc. Những sai lầm thuộc tư duy, lập luận gọi là tư hoặc. chẳng hạn, nhìn thấy đúng, nhưng lại rút ra kết luận sai lầm, do tư duy sai lầm.

[6] Diêm Phù Đề: một châu trong 4 châu lớn, còn gọi là Nam Thiệm Bộ châu ở phía Nam núi Tu Di, tức là cõi chúng ta đang sống đây. Vì có nhiều cây linh tên là Diêm phù (jumbud) rất quí nên gọi theo tên ấy.

[7] Pháp khí: có 2 nghĩa, chỉ đồ vật và chỉ người. Đồ sử dụng cho lễ nghi trong chùa như chuông, bảng, trống, phách… gọi là pháp khí. Người vượt trội, làm được việc mà người khác không làm được là bậc pháp khí.

[8] Đầu đà: hạnh tu ép xác của các vị khổ luyện công phu mà người thường cũng khó theo đuổi kịp. Chọn nơi rừng sâu núi thẳm, nghĩa địa, gốc cây… làm chốn tu luyện định tâm, là cả một sự phấn đấu phi thường. Hành giả còn chịu nhịn đói, nhịn khát, nằm tuyết phơi sương, hành xác thân thể v.v…

[9] Nhục kế: là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật, có chỏm thịt nhô lên trên đỉnh đầu đỏ au như búi tóc xoắn trông rất trang nghiêm.

[10] Thích đề hoàn nhân: vua trời Đế Thích đứng đầu cõi trời Đao Lợi, cũng gọi là trời thứ ba mươi ba.

[11] Nhất thể tam bảo, thế gian tam bảo: Tam bảo là ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng. Tăng truyền thừa giáo pháp Phật dạy mặc dù hình thức là 3 ngôi, nhưng về lý tánh chỉ một: nhất thể. Nói theo thông thường 3 ngôi báu ở trong đời, cho nên nói thế gian Tam Bảo.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com