- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Sắp Viên Tịch
Giờ viên tịch sắp đến, phàm người săn sóc bịnh nhân cần niệm Phật lớn tiếng để trợ giúp vãng sanh. Sau khi viên tịch chờ tàn một cây nhang mới sắp xếp tang lễ, hoặc đưa ra một số việc cần làm, nên chia đều để tránh tranh cải nhau. Nếu y pháp cận bên nên liệm theo, để lại tiểu sư không thể đắp được; vải gai khóc thống thiết. Thỉnh thủ tọa chủ tang, những người khác túc trực ở phòng khách, nhà kho, nhà bếp lo liệu công việc. Mọi Phật sự tùy nghi mà làm, đừng quên thể ông tăng để không phí của Tam Bảo, không phiền lòng đại chúng. Nếu Trụ Trì có công với Tam Bảo, tăng chúng nên niệm nghĩ ân đức, như y bát chưa truyền đều nên tiến hậu thương tiếc.
Chứng nghĩa ghi rằng: Công tích người lúc sanh tiền tới lúc lâm chung mới trắc nghiệm, không hẳn là người có bịnh hay không bịnh, mà chỉ xem trước giờ ra đi có nhẹ nhàng, tự tại hay không mới biết được mà thôi. Sách Thiền Tông Bí Yếu ghi rằng: thiền sư Động Sơn Lương Giới lúc thị tịch, hỏi chúng rằng:
- Lìa bỏ cái xác nhơ này hướng về đâu để chúng ta gặp nhau?
Chúng không trả lời. Theo lời Ngài dạy bảo: cạo tóc, tắm rửa thân thể sạch sẽ, cho thỉnh đại hồng chung để Ngài từ biệt chúng. Ngài an nhiên ngồi mà hóa, lúc đó đại chúng thương quá kêu lên, níu lại không cho đi. Sư bỗng mở mắt bảo chúng rằng:
- Người xuất gia tâm không tùy vật là tu hành đúng; tham sanh úy tử, thương tiếc giá có ích gì!
Nhưng chủ sự khiến bày thiết trai kéo dài 7 ngày, đồ ăn đầy đủ, Sư cũng tùy chúng thọ trai xong, bèn nói:
- Nhà tăng vô sự, đại hạn lâm hành đừng nên náo động.
Nói xong về lại phòng, ngồi ngay ngắn mà tịch.
Lại như thiền sư Thúy Nham Khả Chân lúc sắp lâm chung hiện bịnh rất ngặt nghèo, nằm vật vả dưới đất, nghiêng qua một bên không cục cựa. Triết khai thị tỏ lòng thương cảm nói rằng:
- Bình sanh chê Phật mắng Tổ, nay làm gì thế kia?
Sư thấm thía quát lên rằng:
- Ông cũng làm vậy thấy giải không?
Liền ngồi dậy kêu thị giả đốt hương khói xông lên rồi thị tịch. Hai bậc cổ đức này lúc lâm chung đều có bịnh khổ nhưng đều tự do tự tại như thế, há không nhờ tích lũy công huân tu tập hay sao!
Lại trong kinh ghi rằng, người lúc lâm chung muốn nghe tiếng chuông, tiếng khánh làm tăng thêm chánh niệm cần thiết ngay trước lúc hơi thở chưa dứt hẳn. Ngày nay thời đi thẳng, người mất tắt thở chưa bao lâu đã tới lúc nhập quan, tụng Kinh, gõ khánh đã không kịp nữa rồi. Tuy nhiên, đây là việc của người còn lại; nếu người chết lúc sống tu hành tịnh nghiệp đến lúc này thời hẳn được người khác trợ lực cũng như gấm có thêu hoa. Nếu người chết lúc sanh tiền không tu tịnh nghiệp đến lúc này đây hoàn toàn trông vào tha lực, chính là từ trước lúc tắt hơi thở trở đi niệm Phật ngay cho tới khi nhập quan về sau. Tuy không mong được lợi ích, nhưng lợi ích có thừa. Nhưng chắc chắn việc trợ niệm không thể thiếu được mà luận về đạo có thể đem an lạc giúp đỡ chứ? Chỉ có lúc lâm chung mới qui tụ được người đồng chí phân ban niệm Phật, giúp người mất được chánh niệm vãng sanh. Nên niệm Phật là điều không thể thiếu được.
Ngoài ra, nên sắp xếp với nhân viên nhà thương hay nhà quàng không được động tới thân xác trong vòng mấy tiếng đồng hồ. Trong thời gian đó nên luân phiên niệm Phật không dứt. Sau đó mới tắm rửa, thay quần áo và di chuyển thi hài đi nơi khác.
Gửi ý kiến của bạn