Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Dạy Hành Đồng (Chú Tiểu)

12/04/201317:56(Xem: 10953)
12. Dạy Hành Đồng (Chú Tiểu)
Dạy Hành Đồng (Chú Tiểu)

Cổ Thanh Quy biết phỏng theo tâm lý khách quan người đời nên gọi là hành đồng. Ngày nay ở tòng lâm dùng chữ tăng nên không cần phải gọi là hành đồng, cần phải biết. Hành đồng mà ở tòng lâm tùy theo hạng tăng, cũng gọi là tùy chúng. Xưa, người ở ngoài phát tâm xuất gia hay người muốn xin cầu học; sợ họ gian, thật - giả khó lường cho nên trước phải cho 3 pháp quy y gọi là hành đồng. Cũng còn gọi là Tịnh nhơn. Chứng tỏ người đó có hạnh thanh tịnh vào Tam Bảo mà không bị 5 món dục ràng buộc. Từ đó được giao công việc phục dịch công quả thừa hành phận sự. Lạm gọi là đạo nhơn (tịnh hạnh nhơn) nói theo thuyết vô vi; Tam Quy là vui khoái vậy. Phật Ân thiền sư dạy rằng: từ lúc nhỏ lìa cha mẹ trước hết quy y Phật Tổ, sáng sớm kinh kệ chuyên cần, ban đêm mặc niệm tham thiền; được giao công việc nên chu toàn; vật của thường trụ phải yêu quí giữ gìn, một hạt gạo nặng ngàn cân. Có người hỏi nên đáp ra tiếng; nếu phải tiếp xúc không nên càn rỡ suồng sã. Phát ngôn nhỏ nhẹ ôn tồn; ra vào nên thúc liễm thân tâm; bước đi oai nghi nghiêm túc. Ra khỏi chùa gặp chư tăng nên hỏi thăm, vẫy tay chào tiễn. Đã xả tục tất nhiên phải tôn trọng quy tắc tòng lâm, lúc vị thầy lớn dạy khuyên, không được lớn tiếng cải lại. Ban ngày rảnh việc nên đọc sách học hỏi những điều kinh điển dạy, ghi lại cho dễ nhớ. Cẩn thận cùng thay nhau làm việc đừng coi thường Tam Bảo. Áo ngắn đen, áo dài chớ khoe mới tốt, phải tế nhị bó buộc thân tâm, chớ để nhiễm sâu tình đời. Nghĩ kỹ 6 đường luân hồi đáng khiếp mà lo tự răn nhắc. Người xuất gia cần phải vâng lời Phật dạy, không tin là thọ khổ trong 3 đường ác. Để tâm phụng sự chư tăng, kính tôn Tam Bảo ban ân phước; tuổi nhỏ phải kính trên hòa dưới, tửu nhục, đỏ đen chớ nên rình mò la cà; rãnh nhàn không nên bàn nhiều mà luôn luôn nghĩ tới lời Phật dạy. Đâu thể để luống qua tấc bóng, sau khi chết trông cậy vào đâu. Không khéo chỉ cô phụ bốn ân, lại cũng phiền lụy đến tiên tổ. Từ bỏ gia đình cắt đứt yêu thương, tìm thầy học đạo là ý muốn xuất trần cứu độ; khẳng khái quyết chí tu hành, luôn luôn tỉnh giác luân hồi nơi tâm niệm. Muôn kiếp mới làm được thân người nên biết hổ thẹn kiếp sau mà trừ bớt ham mê ngủ nghỉ. Điều phục thân tâm nhẹ nhàng từng giới một áp dụng thật cẩn mật. Trưởng thành là bậc thầy vững vàng lo tham thiền để báo đáp ân đức Phật mà quyết cần tu pháp môn đốn ngộ. Đời này may mắn được xuất gia, khó gặp mà gặp được, trong mỗi niệm không lui sụt thiện căn, tâm luôn trưởng dưỡng giác đạo. Nếu tu hành được như thế ắt chứng đạo Bồ Đề không lâu.

Lời dạy trên đây nên chép dán nơi liêu phòng để mắt nhìn thấy mà cảnh tỉnh tâm thân trong mỗi niệm.

Chứng nghĩa ghi rằng: Kẻ đồng chơn học đạo tu hành cố chấp ủng hộ tăng nên cũng gọi là đạo nhơn hoặc người thanh tịnh. Do vậy ngay lúc niên thiếu cần phải khép mình nghiêm chỉnh, hầu như không làm ác. Sơn Am tạp lục ghi rằng: Vu Lại ở Gia Hưng thuộc phủ Thiên Ninh, có vị tăng trộm chó của người trong khu phố giết hầm cho thịt ăn. Vu Lại được thịt chó hầm. Ngoài ra, Hình Thạch ở Cô Tô, Thừa Thiên chèo thuyền tới nhà tín chủ giảng Kinh ở một biệt thự sang trọng. Có Ông Tăng trộm dê của người lối xóm giết hầm cho ăn. Hình Thạch được ăn thịt dê ấy. Ôi! trộm chó, trộm dê chỉ có hạng người thấp kém mới làm thế, cớ sao Trụ Trì phải mang danh xấu ác kia? Bởi vì việc tầm thường làm mất hết nghĩa giáo huấn. Vả chăng phải lưu tâm xem xét kỹ, là trụ trì luôn luôn phải nên thận trọng đó!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com