- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Quyển năm
Bách Trượng Tòng Lâm
Thanh Quy Chứng Nghĩa
Thanh Quy Chứng Nghĩa
Bách Trượng Hoài Hải biên soạn vào đời Đường tại Hồng Châu.
Tỳ Kheo Nghi Nhuận chứng nghĩa chùa Chân Tịch tại Hàng Châu.
Trụ Trì Diệu Vĩnh chùa Giới Châu duyệt lại tại Việt Thành vào đời Thanh.
Chương 5: Trụ Trì
Lời thuật rằng, Trụ Trì gọi là chủ trì Phật Pháp; lập trụ trì ở Tòng Lâm là mượn người gìn giữ pháp làm cho tồn tại lâu ở đời không diệt. Luận về pháp là đạo của bậc đại thánh; có giới - định - huệ để duy trì được pháp; người làm việc trong tăng viện, duy trì là việc giữ pháp. Gốc có đứng vững thì mọi việc mới yên; việc yên nên gốc càng bền chắc. Cho nên người trụ trì có quan hệ rất trọng đại đối với Phật Pháp. Đáng đảnh lễ Linh Sơn Trụ Trì là Ngài Ca Diếp thống lãnh hết; trụ trì Trúc Lâm Tinh Xá là Xá Lợi Phất trông coi.
Từ khi Phật giáo du nhập Trung Quốc trải qua 400 năm rồi Tổ Đạt Ma đến, lại truyền đến Tổ Bách Trượng; thời gian đó chỉ đem đạo truyền dạy, tuy cùng chúng đồng sống chung nhưng luật lệ lại đơn giản, qui tắc chưa hoàn bị, chưa có từ gọi Trụ Trì của thiền tông. Tổ Bách Trượng làm cho thiền tông hưng thạnh, trên từ vua tôi dưới đến sĩ dân đều hướng về học đạo. Thống nhất đưa Thiền về một gốc, thế chẳng thể không chuyên môn một người mà người này tạm chẳng xưng vị thì đạo chẳng sáng, chẳng được người tôn sùng thể đạo ắt pháp không lập được.
Trong khi đó mới cống hiến một mẫu người lỗi lạc là Trụ Trì thiền tông, nhưng gọi là Trưởng Lão, vì đức độ rộng đáng tôn. Dần lại tạo nhà rộng để chúng ở lập thành hai dãy; chia phân người trông coi mà chế độ nấu ăn bắt đầu cụ thể. Nhưng cái thế của Trụ Trì tuy tôn trọng mà đến như làm việc chúng cũng chia đều làm việc. Như Ngài Bách Trượng, hể một ngày không làm việc là một ngày không ăn (nhất nhựt bất tác, nhất nhựt bất thực), là qui tắc hàm ý nghĩa mà Trụ Trì phải biết. Cho nên đương thời do chúng thúc đẩy hoặc do lệnh quan trên, do lời mời cất nhắc đưa lên mà Trụ Trì không nhận chức. Trọng trách thật nặng mà không đáng hâm mộ tới việc quan; thậm chí như ngày nay nhờ sự dồi dào của thuế má, chiếc xe chở an ổn đều là việc của Trụ Trì không lạ sao? Sang giàu lấn xen như món hàng kỳ lạ. Than ôi! Trụ trì chẳng phải người như thế. Một ngôi chùa bỏ hoang phế phương hại đến đời sau như thế nào rồi, thậm chí trong vòng một nghìn năm mà không có thể phục hồi được không đáng tiếc lắm thay! Người sau cử người vào Trụ Trì thật là may mắn thay! Xử lý vai trò Trụ Trì nên phải thận trọng; chọn người thành thật hơn là ở cho có người đạo pháp mới mong sáng tỏ. Thành lập Ban Điều Hành mọi việc sẽ được giải quyết êm đẹp.
Gửi ý kiến của bạn