- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Lễ Giỗ Hai Thầy Thế Độ và Giáo Thọ
Gặp ngày giỗ 2 Thầy thế độ và giáo thọ, theo như nghi trên, Trụ Trì cũng lại xuất tiền lo lễ. Thiết trí lễ phẩm, viết sớ cúng đại ý như:
Thiết nghĩ rằng, con tên…trăm kiếp nghìn đời trôi lăn trong dòng sanh tử, may được cạo bỏ tóc râu (thầy giáo thọ nên đổi lời là “dạy nghiêm từ”), được vào cửa Phật (đổi lời là pháp môn), nghĩ ân đức sâu dày thật khó báo đền. Từ những ngày xa vắng chân linh quy tịch, thật là một sự xao động của hải triều; chỉ ngày giỗ hôm nay chúng con nội tự thống thiết nghĩ trời cao khó báo đáp ân sâu. Do đó vân tập chúng lại tụng Kinh nhứt diên biểu tỏ chút lòng thành, cúi xin thầy chứng giám.
Lại nguyện, Phật nhựt phóng quang chiếu phá tội chướng đời này, gió từ phủ khắp quét sạch oan khiên kiếp trước; trong khoảnh khắc sanh về Cực Lạc quốc, được ngồi đài liên hoa. Bồ Đề tâm bất thoái, trí bát nhã thường sáng soi. Toàn thể hiếu đồ đệ tử chúng con chí thành dâng sớ.
Phật lịch… ngày…tháng…năm…
Chứng nghĩa ghi rằng: Thầy thế độ và y chỉ là 2 trong 5 bậc a xà lê nêu ở trước. Những vị này tuy không làm cho ta đắc pháp nhưng ta đã từng theo xin cạo tóc hoặc học kinh điển. Nêu lên đây chứng tỏ ta không quên nguồn gốc vậy…Người đệ tử ngày xưa thầy mất mà niềm tin vẫn kiên cố, đệ tử ngày nay thầy còn sanh tiền nhưng vẫn xem nhẹ, huống gì nhớ ngày lễ giỗ cúng kính chứ? Lý do dễ hiểu lúc đầu xuất gia thật không muốn y chỉ bậc chân sư, lao theo sanh tử mà chỉ nhất thời tùy tiện (tùy hứng) mà thôi. Tâm người như thế thấy lợi thì dễ sa, gặp bạn ác lôi kéo cũng dễ ngã. Cẩn thận lời dạy của thầy làm đúng thời dễ nhưng lại bỏ chánh theo tà; hình tướng là tăng nhưng tâm lại theo tục. Như thế, làm sao Phật Pháp không suy đồi cho được! Y cứ trong luật Phật dạy, đệ tử lìa thầy quá sớm. Nếu thầy thật bất minh hoặc không giữ giới mới tìm cách xa thầy.
Sách Vân Thê Sùng Hành Lục ghi rằng: Đường Thanh Giang lúc ấu thời ngộ lý vô thường giả ảo, lạy Luật sư Đàm Nhất làm thầy y chỉ, nhờ tụng Kinh bái sám giáp mặt mà thông. Kẻ thức giả nói rằng: Sư này tài năng trác tuyệt, luôn cùng với thầy hơi ngang ngược, bỏ đi du phương qua các đạo tràng và tự trách rằng, nửa hạnh của thiên hạ như thầy tôi là tuyệt vậy. Bèn trở về lại Thầy xưa đương lúc chư tăng nhóm họp, xử phạt đề nghị rằng: Thanh Giang trở lại nương nhờ Hòa Thượng, mong Ngài nhận cho. Lúc đó có một thầy chế nhạo cho rằng: Thanh Giang lấy 2 giọt nước mắt sám hối tạ tội. Niệm trước vô tri, tâm sau tỏ ngộ, mong Hòa Thượng đại từ hoan hỷ tha thứ, thương xót lại lần thứ tư. Luật sư thương tình tha thứ nhận làm thầy như lúc ban đầu. Sư Đàm Nhất tịch, hầu hạ thầy hết lòng và được truyền tâm pháp. Tổ Liên Trì ca tụng rằng: bỏ Thánh hiền mà biết lỗi trái, đang bị nhục mạ mà không thoái tâm, đáng gọi là thành thật sáng suốt, sau được truyền tâm ấn, chẳng có lý do hay sao? Bọn thiếu tin kia, ngờ vực thời đi mất hút không trở lại; bị mắng đuổi ắt giận không nguôi. Không gặp minh sư chung cục có lợi ích gì, như gặp minh chúa mà không giữ được 3 chức quan, đáng tiếc thay!
Gửi ý kiến của bạn