- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Lễ Kỵ Tổ Bách Trượng
Ngày 29 tháng giêng âm lịch là lễ kỵ Tổ Bách Trượng. Nghi thức giống như cúng Tổ Đạt Ma. Trước hết cử tán:
Nam Mô Nam Nhạc nhị thế Bách Trượng Hoài Hải thiền sư giác linh thùy từ chứng giám (3 lần).
Tiếp theo tụng Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Phạm Hạnh như:
“Lúc đó Thiên Tử Chánh Niệm, thưa Bồ Tát Pháp Huệ rằng: thưa Phật tử, hết thảy thế giới các chúng Bồ Tát y lời dạy của Phật, bỏ thói nhiễm xuất gia, làm sao đạt phạm hạnh thanh tịnh - từ địa vị Bồ Tát nhanh đạt đạo Bồ Đề?
Pháp Huệ Bồ Tát đáp:
- Này Phật tử, đại Bồ Tát tu phạm hạnh phải lấy 10 pháp làm điểm tựa, ý nghĩa, quán sát gọi là nương nơi thân – thân nghiệp; nơi miệng - khẩu nghiệp; nơi ý – ý nghiệp. Phật, Pháp, Tăng, giới nên quán xét như thế lấy thân là phạm hạnh ư? Cho đến giới là phạm hạnh ư? Nếu thân là phạm hạnh nên biết phạm hạnh như thế là chẳng thiện, là vì chẳng phải pháp, là vì nhơ nhiễm, vì xấu ác, bất tịnh, đáng che dấu, vì trái nghịch, vì tạp nhiễm, là như thây chết, là vì vi trùng nhóm. Nếu thân nghiệp là phạm hạnh, thế thì phạm hạnh là đi - đứng - nằm - ngồi; ngó trông 2 bên; co - duỗi – cúi - ngước. Nếu khẩu là phạm hạnh thì phạm hạnh ấy là tiếng nói, hơi thở, môi, lưỡi, cổ họng, súc, nhổ, đưa vào, vặn ép, ngang, cao, thấp, trong, đục. Nếu ngữ nghiệp là phạm hạnh thì phạm hạnh ấy là đứng dậy, hỏi han, nói hẹp, nói rộng, nói thí dụ, nói thẳng, khen, chê, nói an lập, nói theo tục, nói rõ ràng… Nếu ý là phạm hạnh thì phạm hạnh phải là giác, là quán, là phân biệt, nhiều loại phân biệt, là niệm nhớ, đủ thứ nghĩ ngợi, suy tư, đủ thứ suy tư, là hư ảo, là mơ ngủ… Nếu ý nghiệp là phạm hạnh nên biết phạm hạnh ấy là tư tưởng lạnh, nóng, đói, khát, khổ, vui, lo, mừng…
- Nếu Phật là phạm hạnh, thế Sắc là Phật ư? Thọ là Phật? Tưởng là Phật? Hành là Phật? Thức là Phật ư? Tướng là Phật sao? Tốt là Phật ư? Thần thông là Phật? Nghiệp hành là Phật ư? Quả báo là Phật ư? Nếu Pháp là phạm hạnh, như thế tịch diệt là pháp ? Niết Bàn là pháp ? Bất sanh là pháp ư? Bất khởi là pháp? Bất khả thuyết là pháp? Vô phân biệt là pháp ? Không chỗ hành là pháp ? Không nhóm họp là pháp sao? Không tùy thuận là pháp ư? Không chỗ đắc là pháp ư? Nếu Tăng là phạm hạnh thời lấy quả dự lưu hướng là Tăng? Dự lưu quả là Tăng? Nhứt lai hướng là Tăng? Nhứt lai quả là Tăng? Bất hoàn hướng là Tăng ư? Bất hoàn quả là Tăng sao? A La Hán hướng là Tăng ? A La Hán quả là Tăng ư? Ba món minh[2] là Tăng? Sáu phép thông[3] là Tăng ư? Nếu giới là phạm hạnh như vậy lấy đàn tràng làm giới ư? Vấn thanh tịnh là giới ? Dạy oai nghi là giới sao? Hỏi ba lần bạch yết ma[4] là giới ư? Hòa Thượng là giới sao? A Xà Lê[5] là giới sao? Cạo tóc là giới ư? Mặc đắp y ca sa là giới? Khất thực là giới? Sống nghề chân chánh là giới ư? Đã quán xét như thế không chấp thủ thân, không chỗ vướng buộc tu, không trụ nơi pháp. Quá khứ đã qua, vị lai chưa đến, hiện tại vắng lặng, không có người tạo nghiệp, không kẻ thọ báo. Đời này không di động, biến đổi, trong đó pháp nào là phạm hạnh? Phạm hạnh từ đâu đến? Ai là kẻ sở hữu? Thể nó là gì? Do ai tạo thành mà có? Đó là không, là sắc, là phi sắc, là thọ, phi thọ, là tưởng, phi tưởng, là hành, phi hành, là thức, phi thức. Quán xét như thế cho thấy rằng phạm hạnh không thể đạt được. Các pháp 3 thời đều vắng lặng nên ý không chấp bám, tâm không chướng ngại, việc làm không hai nên phương tiện tự tại. Thọ vô tướng nên quán pháp không tướng để biết Phật pháp bình đẳng. Vì hết thảy đều là Phật Pháp và như thế gọi là phạm hạnh thanh tịnh.”
Tiếp theo tụng chú biến thực, cam lồ, phổ cúng dường như nghi cúng kỵ Tổ Đạt Ma. Chỉ thay đổi lời bạch:
Cung kính nghe rằng một lời vì thiên hạ ban pháp trong đó có qui củ phép tắc thì muôn đời biết tôn sư trọng đạo, có kỷ có cương (mối giềng) lấy lễ nhạc tòng lâm làm thạnh; pháp tánh làm phát long tượng; thiền giáo cùng đeo đuổi sự phong phú, vẹt đá tảng hưởng lộc trời. Kinh luật đều nhuần nhuyễn như nén vàng thoi ngọc; đáng nên bồi đắp tổ thiền lấy tế tự nên tuân ngày húy nhựt mà cúng kiến. Lại nguyện: Không bỏ tục đế cảm được thân thanh tịnh, tiếp nối khêu đèn trí soi sáng đêm tăm tối.
Bạch xong, xá 1 xá; Duy Na cử tán, đại chúng hòa theo:
Bực thầy thiên hạ, truyền bá chánh tông
Tuy tu diệu hạnh trụ pháp chân không
Thiền, luật làu thông
Muôn đời làm chấn song
Bách Trượng tông phong.
Nam Mô Nam Nhạc nhị thế Bách Trượng Hoài Hải Tồ Sư (tam bái).
Ngoài ra, theo như nghi thức cúng Tổ Đạt Ma. Chứng nghĩa ghi rằng: nơi bàn thờ Tồ, chính giữa thờ Tổ Đạt Ma, bên trái Tổ Bách Trượng, bên phải Tổ Khai Sơn. Tuy do tăng già qui định, nhưng chỉ có thiền tông theo đúng như vậy. Trong khi Luật tông, chính giữa thờ Tổ Đàm Vô Đức, bên trái Tổ Đạo Tuyên, bên phải Tổ Khai Sơn. Tông Sám Ma, ở giữa thờ Ngài Chí Công, bên trái Ngài Ngộ Đạt, bên phải Tổ Khai Sơn. Tông Thiên Thai, chính giữa thờ Tổ Long Thọ, bên trái Tổ Trí Giả, bên phải Tổ Khai Sơn. Tông Hiền Thủ, chính giữa thờ Ngài Đỗ Thuận, bên trái Ngài Hiền Thủ, bên phải Tổ Khai Sơn. Tông Từ Ân, chính giữa thờ Ngài Huyền Trang, bên trái Ngài Khuy Cơ, bên phải Tổ Khai Sơn. Tông Pháp Tánh, ở giữa thờ Ngài Tăng Triệu, bên trái Ngài Đạo An, bên phải Tổ Khai Sơn. Mật tông chính giữa thờ Ngài Kim Cang Trí, bên trái thờ Ngài Đại Quảng Trí, bên phải thờ Tổ Khai Sơn. Tông Phiên Dịch chính giữa thờ Ngài Ca Diếp Ma Đằng, bên trái Ngài Trúc Pháp Lan, bên phải thờ Tổ Khai Sơn. Tông Tịnh Độ chính giữa thờ Tổ Huệ Viễn, bên trái thờ Tổ Ưu Đàm, bên phải thờ Tổ Khai Sơn.
Cách thờ tự như thế mới làm nổi bật các nhà lập phái, 10 hệ phái không hơn mà các ngày cúng giỗ có ghi đầy đủ trong các sách như Cao Tăng truyện v.v.. Người nào muốn hiểu rộng nên tự tìm tòi, mong mỏi thay! Thờ Tổ từ lâu nay đã lâu mất dần tôn chỉ, nội việc cúng cũng không biết Tổ nào? Cúng ngày nào? Vong bản đến thế, Phật Pháp làm sao hưng long chứ? Tổ Bách Trượng thực hành đã nói rõ nguyên nghĩa ở trước, nên ở đây không lặp lại nữa. Nay chỉ nói tụng kinh phẩm Phạm Hạnh, điều Thanh Quy Chương 9. Thực hành tuy không giống nhau, nhưng chung vẫn là giữ giới, ngăn lỗi là hình thức các tông giống nhau. Lấy vô sở đắc quán tự tánh; quán lý nếu sáng tỏ; phạm hạnh tự tịnh. Tâm thuần là pháp cùng với pháp ứng hợp nhau; đó là không bị trần cảnh làm chướng ngại. Sự và lý tu song hành, chân và tục không hai thì một phẩm Phạm Hạnh đây thật là hữu ích trợ duyên tu thiền cũng như trợ lực Thanh Quy vậy. Không phải chỉ dâng cúng tụng kinh mà có khi cũng còn cần nên tham cứu lời Tổ dạy nữa.
Gửi ý kiến của bạn