- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Vía Phổ Hiền
Ngày 21 tháng 2 âm lịch là vía Phổ Hiền đại sĩ đản sanh. Nghi thức giống như vía Phật Dược Sư.Trước hết niệm:
Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Tiếp theo tụng: Kinh Hoa Nghiêm Chương Quán Phổ Hiền Bồ Tát hạnh ghi rằng: có một vị Bồ Tát ngồi thiền định gọi là Phổ Hiền, thân màu bạch ngọc với 50 loại tia sáng, mỗi tia sáng có 50 màu hợp thành làn ánh sáng lớn. Các lỗ chân lông đều phát ra ánh sáng vàng; mỗi ánh sáng vàng nghiêm túc đó có vô số hóa Phật, các hóa Bồ Tát chọn làm quyến thuộc, bước đi thong thả nhẹ nhàng, tung hoa lớn như mưa rơi trước hành giả: các tượng hóa nhân miệng mở các răng. Các ao ngọc nữ, trống nhạc đờn ca âm thanh vi diệu tán dương đại thừa, là đạo chân thật. Hành giả thấy xong lòng vô cùng hoan hỷ lễ lạy, rồi lại đọc tụng Kinh thâm diệu, lễ khắp 10 phương Phật, cũng lễ tháp Phật Đa Bảo và lạy Phật Thích Ca Mâu Ni, cùng lễ Ngài Phổ Hiền và chư vị đại Bồ Tát. Phát thệ nguyện rằng: nhơn phước đời trước nên con được gặp Phổ Hiền, mong tôn giả hiện điềm lành cho con thấy sắc thân.
Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát (108 biến).
Tiếp theo tụng chú biến thực, cam lồ, phổ cúng dường như nghi cúng Phật Dược Sư. Thầy Duy Na bạch: Cung bạch Đại sĩ bèn được bổ thánh của hoa tạng, làm bến thanh lương của pháp giới trong vô số cõi nước đều trải qua đại hạnh; trong ngàn pháp môn vẫn giữ đại nguyện, cùng với Kinh Hoa Nghiêm mà làm trưởng tử. Lý sự viên dung làm thầy dẫn dắt ở cõi Cực Lạc; trí lực sâu rộng, nay là ngày 21 tháng 2 giữa mùa xuân gặp lễ Khánh đản đại sĩ, chúng con tăng chúng vân tập trước Phật đài, thiết lễ cúng dường. Lại nguyện: phổ môn đi vào lực Đại Thừa đem lại lợi lạc cho hết thảy mọi loài chúng sanh dứt sạch chướng nhiễm không còn thừa. Hết thảy diệu hạnh đều thành tựu. Tiếp tán bài Phổ Hiền:
Hạnh nguyện Phổ Hiền, Phước đức vô biên
Trí huệ bực ấy, Danh hiệu Phổ Hiền
Thảy đều mãn viên, Muôn đức trang nghiêm
Lợi khắp nhơn thiên.
Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Chứng nghĩa ghi rằng: dựa theo hoa tạng mà luận, nơi hội Tỳ Lô bên trái là Phổ Hiền, bên phải là Văn Thù; xem trên hội Hoa Nghiêm, Phổ Hiền dụ như trưởng tử, Văn Thù như con trai út. Theo trí hạnh mà nói, Văn Thù tiêu biểu đại trí, Phổ Hiền tiêu biểu đại hạnh. Hạnh lấy trí dẫn đạo cho nên Văn Thù ở bên trái, Phổ Hiền ở bên phải. Nay cúng lễ trước thánh tượng đều nương trí hạnh làm chuẩn mực thì trước Văn Thù mà sau Phổ Hiền. Cho nên bốn danh sơn lớn của Trung Quốc, thứ nhất Ngũ Đài là chỗ cư trú của Văn Thù, thứ nhì Nga Mi là nơi cư trú của Phổ Hiền, thứ ba Phổ Đà là đạo tràng của Quán Âm, thứ tư Cửu Hoa là chỗ cư trú của Địa Tạng. Theo Kinh Bi Hoa, trong kiếp xa xưa Phật A Di Đà làm Vua Chuyển Luân, lúc đó là đệ nhứt thái tử tên là Bất Hủ; Thế Chí là thái tử thứ hai, tên là Ni Ma, Văn Thù là thái tử thứ ba tên là Vương Chúng, đến thái tử thứ 8 tên Mẫn Đồ mà nay là Phổ Hiền Bồ Tát vậy. Thế thì bổn và tích tương đồng, nhân và quả cùng loại; do đức tướng, thần thông, thuyết pháp, lợi ích, hạnh nguyện, lễ tụng, cảm ứng đều cùng khắp 3 đời. Bút mực chẳng có thể diễn tả đầy đủ hết được. Vào đời Đường tại núi Thiên Thai có Hàn Sơn, Thập Đắc 2 tăng nhân có nhiều thuật linh dị, mỗi vị có tập thơ truyền lại đời hàm ý như là hóa thân Ngài Văn Thù và Phổ Hiền mà cổ kim còn lưu truyền tích lạ này.
Gửi ý kiến của bạn