- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Đức Phật Thích Ca đản sanh
Ngày giáng sinh của Phật Thích Ca, xưa là mồng 8 tháng 4, nay (theo qui định từ kỳ đại hội PGTG lần đầu tiên 1950 tại Columbo – Tích Lan) là Rằm tháng 4 âm lịch, lễ Phật Đản.
Viết thông báo gởi đài phát thanh, đăng báo, dán ở trai đường, phòng khách. Đại ý như sau:
Để kỷ niệm ngày lịch sử trọng đại, đức Phật ra đời cứu độ quần sanh hướng về giác ngộ, đại lễ Phật Đản sẽ được long trọng tổ chức tại… vào ngày… tháng… năm… (tức ngày… tháng… năm… âm lịch) vào lúc… giờ.
Kính mời quý Phật tử cùng gia quyến, bằng hữu về Chùa lễ Phật, nghe pháp, thọ trai…để kết pháp duyên với Phật pháp.
Kính chúc quý vị vô lượng an lạc, hạnh phúc và mong đón tiếp bà con vào ngày lễ Phật Đản như quy định.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Tại chùa nội dung thông báo viết như sau:
Ngày mai nhằm ngày đức Bổn Sư Thích Ca từ phụ giáng sanh, tối nay xin mời đại chúng nghe chuông, đắp y, cầm tọa cụ tập trung tại chánh điện. Tới giờ chúng tập họp chỉnh tề, vị trụ trì niệm hương xong cắm lên lư; Thầy Duy Na cử tán bài:
Thiên thượng thiên hạ vô như Phật,
Thập phương thế giới diệc vô tỉ,
Thế gian sở hữu ngã tận kiến,
Nhứt thiết vô hữu như Phật giả.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần).
Trên trời dưới thế không ai như Phật
Mười phương các cõi chẳng so bằng
Những gì mắt con tận thấy ở đời
Hết thảy không một ai như đức Phật.
Tiếp theo tụng chú Đại Bi, bài Kinh Khánh Đản, niệm Phật Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Nam Mô Đại Trí Văn Thù, Đại Hạnh Phổ Hiền, Đại Bi Quán Thế Âm…
Nam Mô Thập Phương chư Phật, chư Đại Bồ Tát
(mỗi hiệu 3 lần).
Tụng Bát Nhã, hồi hướng, phục nguyện, tự quy y…
Xong đại chúng lui về hậu liêu, thỉnh Ngài Phương Trượng thuyết pháp. Tới ngày lễ chính, sáng thức dậy tụng Kinh Lăng Nghiêm như thường lệ, lạy thù ân chúc tán xong, đại chúng lui về nghỉ rồi dùng điểm tâm sáng. Trước giờ ngọ, nghe hiệu lệnh, tất cả tập trung lên chánh điện, niệm hương tán Phật, tắm Phật xong, phục nguyện:
Phật pháp trường tồn
Giáo pháp hưng long
Chúng sanh an lạc
Gió thuận mưa hòa
Lúa thóc được mùa
Giặc giả lui tan
Khủng bố đầu hàng
Thiên tai dứt sạch
Bịnh dịch không còn
Tăng tín an khang
Đạo tâm kiên cố.
Khắp nguyện:
Pháp gìới chúng sanh
Hữu tình, vô tình
Đồng thành Phật đạo
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nên thiết tôn tượng Đản sanh nhỏ - Thái Tử Tất Đạt Đa - một tay chỉ thiên, một tay chỉ địa; các thau nước có để hoa thơm sẵn, gáo múc.
Chủ lễ cử bài:
Ngã kim quán mộc chư Như Lai,
Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ,
Ngũ trược chúng sanh linh ly cấu,
Đồng chứng Như Lai tịnh pháp thân.
Án Mâu Ni Mâu Ni Tam Mâu Ni Ta Bà Ha (3 lần).
Con nay tắm gội đức Như Lai
Trí sáng trang nghiêm hàm công đức
Năm trược chúng sanh lìa cấu trần
Đồng chứng Như Lai đức pháp thân.
Đại chúng cùng đi chung quanh tượng sơ sanh, mỗi người múc nước hoa rưới lên tượng và xá 1 xá, xong chuyền gáo cho người kế tắm Phật… Tất cả cùng đọc chú:
Án y mộ già, phế rô giả ra, ma ha mẫu đà la Ma Ni, Bát Đầu Ma, nhập phược la, Bạt la miệt Đơn Dã Hộc (7 lần).
Án Để Sa Để Sa Tăng Già Ta Ha (7 lần).
Tắm Phật xong, đại chúng trở lại vị trí cũ. Thầy Duy Na đọc văn tác lễ:
Cung kính nghe rằng, hiện tướng pháp thân
Từ quang sáng chiếu cung Vua Tịnh Phạn
Hóa Phật hiện thân nước Ca Tỳ La
Sanh ra thân màu vàng ánh
Một tay chỉ lên trời thân ngà gội tắm
Cảm động chín rồng đồng phun nước
Nhìn 4 phương, 7 bước sen nở hoa
Nói trên trời dưới thế chỉ riêng ta
Được trời người tán dương ngợi ca
Không màng ngai vàng điện ngọc
Bỏ cung son vào tu núi Tuyết
Mười chín tuổi xuất gia chí quyết
Chứng Phật Đà tuổi thiệt ba mươi
Thuyết giảng Kinh 5000 bộ có dư
Cửa phương tiện độ 3 thừa tuần tự
Thọ mạng kéo dài 80 năm tròn đủ
Đưa 7 chúng vào đường giác ngộ
Nhớ xưa đời Châu Chiêu Vương
Năm Giáp Dần thứ hai mươi bốn
Tính từ ngày Phật giáng thế đến nay
Khoảng 10 thế kỷ tới triều Đại Thanh
Pháp mạch chấn hưng hoàn bị
Trong số nhiều bậc cao đức sanh thành
Nay biểu tâm thành mừng lễ đản sanh
Đàn tràng thanh tịnh, tăng đức nghiêm minh
Bồn vàng thiết đặt nâng cao
Dễ trông Tất Đạt hồng hào kim thân
Nước thánh thân tắm dung nhan
Ngữa trông đức mẫu Ma Gia phu nhân
Muốn hầu kề cận hào quang Phật Đà
Cùng nhau cất giọng xướng hòa sấm vang.
Duy Na đọc xong, bắt tán bài:
Trên trời dưới thế không ai giống Phật
10 phương các cõi chẳng ai sánh bằng
Những gì mắt con tận thấy ở đời
Hết thảy không một ai như đức Phật.
Lâm Tỳ Ni lúc giáng sanh
Được trời rồng phun nước tắm gội
Phật đầy đủ mọi sự tốt lành
Con nay tắm Phật cũng như vậy
Là tắm gội các đức Như Lai
Phước trí trang nghiêm công đức nhóm
Chúng sanh năm trược khiến đều lìa
Cùng chứng pháp thân thanh tịnh Như Lai
Hoa hương đèn nến thật trang nghiêm
Cúng dường pháp-báo-hóa thân Như Lai
Mong đức từ bi thọ pháp cúng dường
Nguyện tột đời vị lai làm Phật sự.
Tán xong xướng tiếp:
Các báu trang nghiêm vi diệu tòa
Trân quí xen đan kết đài hoa
Y pháp thiết bày dâng cúng hiến
Nguyện đức từ bi nạp thọ ngay.
Án y mộ già, Bát Đầu Ma, Tôn Na Lệ, Đà Ra Đà Ra nể, mạn nổ lệ hồng (3 lần).
Duy Na bắt bài cúng dường, đại chúng tụng hòa theo:
Nguyện hương hoa đèn này,
Biến khắp cõi 10 phương,
Cúng dường Phật-Pháp-Tăng,
Thọ nhận làm Phật sự.
Án nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhựt ra hộc (3 lần).
Đọc tiếp:
9 rồng phun nước,
Tắm gội kim thân,
Trên trời dưới thế chỉ Phật tôn,
7 bước nở sen hồng,
Uy đức Ngài lồng lộng,
Các cõi gội nhuần ân.
Nam mô kiết tường hội thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Đến đây tụng hồi hướng, phục nguyện, tự quy y. Xong đại chúng lui về hậu liêu. Nên nhớ thiết lập đàn tràng luân phiên tụng niệm, viết 2 câu này trương lên phía sau bàn Phật.
· Công viên vạn đức vị chứng nhứt thừa, thị thiên trung thiên, thượng vô nhị thượng
· Hoành biến thập phương, thọ cùng tam tế, thành Phật đảnh Phật, tôn duy độc tôn
Trước Phật 2 câu này:
· Bổn dĩ tích chương, thủ quần linh nhi thành chánh giác
· Cơ nhân thời ứng, tùng ngũ trược nhi thị giáng sanh
Trước cửa Chùa:
· Thoát trân phục, trước tệ y, phiến chân phong ư mạt thế
· Xả hóa thành, đăng bảo sở, yết huệ nhựt ư trung thiên
Bên hông chánh điện:
· Vô Phật vô ma, sát sát tuyên dương chánh pháp
· Phi cấu phi tịnh, trần trần quán mộc kim khu.
Nghĩa 4 cặp câu đối:
1- Vạn đức công viên chưa chứng nhất thừa, hiện cõi trung thiên, vô thượng y vương
2- Thành Phật tột Phật, duy nhất độc tôn, tận cùng ba thuở, dung khắp mười phương
1- Xưa lấy tích chương, nhiếp quần sanh mà thành chánh giác
2- Cơ duyên hợp thời, từ năm trược mà hiện giáng sanh.
1- Thoát hoàng bào, mặc y vá, quyết chấn hưng thời mạt pháp
2- Bỏ hóa thành, vào bảo sở, ngời tuệ giác cõi trung thiên.
1- Không Phật không ma, niệm niệm tuyên dương chánh pháp
2- Chẳng dơ chẳng sạch, trần trần tắm gội kim thân.
Chứng nghĩa ghi rằng, từ trước tới nay tại các chùa viện chỉ tắm tượng Thái Tử đản sanh, chưa nghe có lễ tắm Phật, hầu như là mất điển tích. Lễ tắm Phật chỉ xuất hiện từ đời Minh, Thanh, trong Đại Tạng Kinh có ghi rõ, dựa theo kinh để nói. Trước lập đàn giữa nền sạch, dùng một chiếc bàn trải khăn lên trên, trên bàn đặt thau nước hoa, trong thau để gáo múc có tay cầm, dùng gáo múc nước tắm tượng Tất Đạt Đa. Mỗi người dùng 2 ngón tay lấy ít nước tắm Phật, miệng đọc chú tắm Phật: Con nay tắm sạch thân Như Lai… như trên.
Nước xối nhẹ lên đầu tượng gọi là nước mát lành. Tắm tượng xong lấy vải lau sạch sẽ, rồi đặt tượng trở lại vị trí cũ. Việc làm này ý bao hàm một đời giáo hóa của đức Phật. Nay lục lại nguyên gốc để chỉ cho người mới học. Dựa theo nước Ấn Độ có chia ra đông, nam, tây, bắc, trung ương năm nước lớn. Phật sanh ở Trung Thiên Trúc thuộc gia đình hoàng gia nước Ca Tỳ La, giòng Sát Đế Lợi, tên là Cù Đàm, tiếng Phạn là Gautama, Trung Hoa phiên âm là Cam Giá. Thủy Tổ Vương tiên bị người thợ săn bắn chết, máu loang ra đất mọc lên 2 cây mía, mặt trời thiêu chín một cây sanh ra một nam tử hiệu là Cam Giá Vương. Một cây là nữ, vợ vua tên Thiện Hiền, sanh người con trai làm vua Chuyển Luân dùng mặt trời thiêu đốt, còn gọi là Nhựt Chủng truyền tới 700 đời đến vua Tịnh Phạn. Phật do công phu tu hành nhiều kiếp đầy đủ, từ cung trời Đâu Suất giáng xuống hoàng cung chun vào hông bà Ma Gia phu nhân. Bấy giờ nhằm năm thứ 24 đời Châu Chiêu Vương, hay còn gọi là năm Giáp Dần thứ (624 BC). Ngài sanh mồng 8 tháng 4, tên là Tất Đạt Đa. Sau khi sanh được 7 ngày, mẹ mất bà sanh lên cung trời Đao Lợi. Nhờ bà dì Ma Ha Ba Xà Ba Đề nuôi nấng, đến năm lên 19 tuổi, Thái Tử vượt thành đến rừng Bạt Già Tiên, lấy kiếm cắt tóc, cổi áo hoàng bào đổi cho thợ săn, mặc áo ca sa làm vị khất sĩ. Ngài đến tham học với các tiên nhơn nhiều nơi, lại tới vùng Bắc sông Hằng tu thiền tại núi Già Xà hơn 6 năm khổ hạnh, mỗi ngày chỉ ăn một hạt mè, một hạt gạo để duy trì sự sống. Ngài lại suy nghĩ: nếu xả thân mà giữ đạo, bọn ngoại đạo sẽ cho là ta đói, là nguyên nhân nhập Niết Bàn. Bèn tới dòng sông Ni Liên tắm rửa xong và nhận một bát sữa của nàng chăn bò dâng cúng. Uống sửa xong, Ngài đến dưới cây Bồ Đề, được trời Thích Đề Hoàn Nhơn đem cỏ kiết tường trải cho Ngài ngồi kiết già tọa thiền.
Ngài phát lời thệ nguyện:
- “Ngồi dưới gốc cây này, nếu không thành đạo chứng quả, dù thịt nát xương tan, Ta quyết không rời khỏi nơi đây”.
Ma Vương Ba Tuần muốn làm hại Ngài nên tìm bách kế quấy nhiễu như nói rằng:
- “Ông nay mau nên đứng dậy trở về hoàng cung. Nếu không làm thế ta sẽ xách chân ông quăng ra ngoài biển khơi.”
Lúc đó Bồ Tát như sư tử chúa, tâm không chút kinh sợ, bảo với ma rằng: “Ngươi từng cúng dường một vị Bích Chi Phật, thọ 8 trai giới, do phước này nên được làm thiên vương. Nhưng ta đã trải qua vô số kiếp tu hành thành tựu hạnh khổ hạnh khó hành. Cõi đại địa như kim nhọn đâm mình, nếu như xưa ta không tu khổ hạnh, giá như quân ma nhiều như cát sông Hằng cũng không làm động đến một sợi lông ta. Tại sao nay ngươi muốn đem Ta quăng ra ngoài biển?”
Ma lại nói:
- “Ta trong thuở xưa cúng thí cho một vị Bích Chi Phật mà được làm thiên vương, việc này đã rõ ràng. Nay ngươi nói đó lấy gì chứng minh?”
Ngay lúc đó Bồ Tát mở tay chỉ xuống đất nói:
- “Đây hãy biết Ta.”
Lúc bấy giờ Địa Thần từ mé Kim Cang chui thân hiện ra, chấp tay bạch rằng: “Thật đúng là tôn giáo từ đất này mà đến. Ta là thần cuộc đất đây không có thứ kim nhọn, chẳng phải là chỗ bổn hạnh của Bồ Tát.”
Ma nghe lời này bèn rơi trong điên đảo làm lễ sám hối tội rồi bỏ đi. Bồ Tát dẹp bọn ma xong ngày mồng 8 tháng 12 lúc sao mai vừa mọc hoát nhiên đại ngộ thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Nhân gian truyền rằng Phật thành đạo mồng 8 tháng chạp, có nghĩa là thuyết này đúng lúc đó ngài 30 tuổi. Tại Ma Kiệt Đà, đại học Na Lan Đà, Phật vì Đại Thừa Bồ Tát nói Kinh Hoa Nghiêm, hàng Tiểu Thừa không thấy không nghe như người đui điếc. Do trời Phạm Thiên, Đế Thích thưa thỉnh Phật bèn tới vườn Lộc Uyển vì năm anh em ông Kiều Trần Như mà nói pháp bốn chân lý (tứ đế) cũng như nhơn quả của nhân thiên trải qua 12 năm.
Lúc 42 tuổi, Phật nói Kinh Phương Đẳng để dạy hàng Đại Thừa chuyển đại pháp luân. Nói sáu độ chọn lọc đệ tử, nói Kinh Duy Ma, Lăng Già trong 8 năm. Năm 50 tuổi, phần lớn Phật thuyết Kinh Bát Nhã để loại bỏ bớt kẻ tình chấp nặng trong 22 năm.
Lúc 72 tuổi, Phật giảng Kinh Pháp Hoa trong 8 năm, để cho chúng đệ tử nhận lãnh trọng trách và thọ ký ai làm Phật mới mãn nguyện bổn hoài của Ngài. Vào đời Mục Vương thứ 53 năm Nhâm Thân, lúc đó Phật 79 tuổi Ngài sắp nhập Niết Bàn. Trước hết Phật tới trời Đao Lợi thuyết pháp cho mẫu thân nghe. Di mẫu bà Đại Ái Đạo cùng 500 tỳ kheo ni, Ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên v.v.. và 7 vạn A La Hán không đành lòng thấy Phật nhập Niết Bàn, tức có nghĩa là nhập diệt. Đến năm sau ngày rằm tháng 2 âm lịch, Phật đến ngoại ô thành Câu Thi Na để nhập Niết Bàn. Mười cõi đều có mặt, mỗi người đem cúng đồ đẹp xinh Phật đều không nhận. Cuối cùng, ông Thuần Đà cúng dường bữa cơm Phật thọ nhận.
Ngài vì chúng tỳ kheo thuyết pháp thường lạc ngã tịnh, và dạy y theo giới luật làm thầy, y bốn niệm xứ mà an trú. Phật còn dạy: “Chánh pháp vô thượng Ta đã phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp nên các Thầy phải một mực y chỉ hành trì.” Do vì Như Lai biết A Nan bị ma quấy nhiễu ở ngoài rừng Sa La, nên bảo Văn Thù rằng:
- A Nan là em Ta, theo làm việc với Ta hơn 20 năm, nghe pháp và nhớ kỹ đạt đến chỗ không thể nghĩ bàn, như nước đựng trong bình chứa, muốn thọ trì là Kinh Niết Bàn.
Bồ Tát Văn Thù vâng lời Phật dạy, đem chú hàng phục ma ra bắt A Nan về. Phật dạy:
- Có một người Phạm Chí tên là Tu Bạt Đà La 120 tuồi chưa bỏ kiêu mạn, ngươi có thể bảo với ông như vậy.
Như Lai trong đêm nay phải nhập Niết Bàn, tức thời ông ta cùng đến nghe Phật thuyết pháp bèn chứng quả A La Hán.
Phật bảo đại chúng:
- “Từ khi Ta đắc đạo trước độ anh em Kiều Trần Như và sau cùng độ Tu Bạt Đà La. Công việc ta đã xong.”
Trong đêm rằm tháng 2, Phật nói Kinh Di Giáo, lại chỉ dạy rõ ràng:
- “Tỳ Kheo các con, sau khi Ta diệt độ nên tôn trọng Ba La Đề Mộc Xoa (giới luật), đó là vị đại sư của các con, như Ta còn ở đời không khác vậy”.
Lúc đó giữa 2 cây Sa La, Phật nằm nghiêng bên hông phải và tịch diệt, yên lặng như tờ. Phật nhập thứ đệ định vào ra thuận nghịch, tất cả 27 lần, 3 vòng xong, Ngài xoay bảo đại chúng:
- “Lấy Bát Nhã chân không thật tướng làm bổn nguyên; sau khi Ta niết bàn, đệ tử A Na Luật lên cung trời Đao Lợi báo cho Ma Gia phu nhân biết.” Bà từ cõi trời xuống, đức Thế Tôn vạch kim quan đứng dậy thuyết pháp an ủi mẹ.
Lại bảo A Nan:
- “Nên biết là về sau này có những chúng sanh bất hiếu, nên Ngài từ Kim quan bước ra hỏi thăm mẹ…”
Phật nhập Niết Bàn 7 ngày sau, Ca Diếp xuất định mới biết Phật đã thị tịch bèn dẫn theo 500 đồ đệ đi bộ từ núi Kỳ Xà Quật đến rừng Câu Thi Na khóc lóc lễ lạy. Phật đưa 2 chân ra khỏi kim quan cho Ca Diếp và chúng đệ tử thấy. Hai tuần lễ sau trời người mang hương hoa tới nơi làm lễ hỏa thiêu, tức là làm lễ hỏa táng. Bảy ngày sau các đệ tử thâu xá lợi cho đầy vào 8 hủ báu. Vua A Xà Thế cùng 8 nước tranh nhau đoạt xá lợi. Sau khi nghe phân giải họ ngưng tranh chấp và 8 nước, mỗi nước thỉnh một phần xá lợi đem về xứ phụng thờ. Đến 100 năm sau Vua A Dục dùng thần lực cho thâu xá lợi lại trong một đêm dựng 84,000 tháp và mỗi tháp thờ một phần xá lợi. Vua cũng chỉ định cho tôn giả La Hán Da Xá phóng 84,000 tia sáng theo ánh sáng tới các tháp xá lợi; trời, người, 8 bộ chúng đều được dự phần cõi nước đều chấn động. Theo ngành khảo cổ truyền rằng, có 19 tháp nay còn rất linh thiêng mà theo như tác giả, tháp chùa A Dục tại Ninh Ba là một trong số đó.
Gửi ý kiến của bạn