- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Cúng Ông Táo
Ngày 24 tháng 6, mồng 3 tháng 8, 23 hoặc 24 tháng 12 âm lịch là lễ cúng. Viết thông tư dán ở trai đường giờ điểm tâm sáng như sau: hôm nay nhân ngày lễ táo quân có diên (nghi) cúng ngọ. Khi nghe hiệu lệnh, đại chúng vân tập trước điện Giám Trai để cúng. Nhà bếp đốt nhang đèn; lập bàn thờ trước tượng Giám Trai, thiết đèn nến, hoa quả, cơm cúng đầy đủ. Mọi người chỉnh tề, đốt nhang niệm hương, lễ Phật xong, Duy Na bắt bài tán Lư Hương đến hết, nghi giống nghi cúng Vi Đà. Chỉ lúc cúng ngọ, thầy Giám Viện dâng hương, hiến trà lễ lạy, đọc tới phần chú phổ cúng dường xong, đến lượt Duy Na niệm hương lễ 2 lạy tiến tới trước quỳ gối chấp tay đọc lời này:
Cung kính nghe rằng Giám Trai đại sĩ
Ngài là bậc vô cùng đại trí
Ứng hiện thần diệu tùy nghi
Xôi nếp cúng đầy công niệm nghĩ
Một hạt biến thành núi Tu Di
Không thấy tướng ẩn khuất trong mây
Thân to lớn hiện nhiều cõi đó đây
Hộ pháp an tăng hưng hiển
Việc Phật quyền phương tiện
Ngưỡng mong uy đức
Chứng pháp trai diên.
Lại nguyện:
Nhờ thần minh nguyện lực
Chứng lòng thành thực kính dâng
Tùy cơ duyên cảm hóa thân
Hiện có thân nhưng không sắc tướng
Hiển hóa khôn lường
Hiện thân ăn uống mà trợ pháp luân
Khiến bày bếp núc nhưng tu chứng
Độ khắp quần mông (quần sanh)
Khiến tiếp mùi biết quay về
Mong ủng hộ già lam an tịnh
Tăng chúng đều tinh tấn tu hành
Thấm nhuần pháp lạc
Chốn chốn vững tông phong.
Xá một xá rồi đại chúng cùng lui về liêu nghỉ.
Chứng nghĩa ghi rằng: cúng bếp (ông táo) tuy giống, nhưng tăng, tục tin có hơi khác nhau. Vị Giám Trai nơi Phật môn là Đại Thánh, sự tích giống chư thiên, nên cúng vào buổi sáng sớm, bởi vì chư thiên thọ thực buổi sáng.
Ngày nay qui định cúng vào giờ ngọ cũng được vậy. Gần đây giới tăng sĩ cúng buổi chiều như thế gian so với giờ ăn của quỉ, là không đúng, là cúng phi thời, thần không thọ hưởng được; lại thêm phí phạm vô ích. Ngoài ra, báo huyện Hà Nam cho rằng, từ Đường khởi đầu ở chùa Thiếu Lâm có một vị tăng đầu bù lưng đeo bầu rượu đi chân trần, chỉ mặc áo che ngực, làm việc ở nhà trù rất chăm chỉ trong một thời gian dài không có pháp danh. Đến năm lên 11 tuổi, giặc khăn đỏ nổi lên ở Hiệt Châu, lệnh động viên đến chư tăng Thiếu Lâm nếu ai muốn thi hành nghĩa vụ. Vị tăng này bèn cầm một hỏa côn ra đi biến thân cao lớn 10 trượng phi lên đứng trên chóp núi. Giặc thấy thế khiếp sợ, vị tăng hô lớn nói: ta là Vua Khẩn Na La. Nói xong, bèn biến mất. Dân chúng mới biết là Bồ Tát hóa thân, tạc tượng để tại chùa Thiếu Lâm thờ, bèn trở thành thần Già Lam. Giới tăng già khắp nơi cho vị này là Giám Trai nên nặn tượng thờ cúng ở nhà trù.
------------Hết quyển hai.------------
Gửi ý kiến của bạn