- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Phụ: Già Lam sanh nhựt
Căn cứ các Kinh như Đại Quán Đảnh ở Tây Vức (Ấn Độ) thần Già Lam có 18 vị. Ở Đông độ (Trung Quốc) có nhiều vị như Hoa Quang, Quan Đế (Công), Long vương v.v... Hoa Quang sanh nhựt hoặc ngày 28 tháng 9 âm lịch, sanh nhựt Long vương không thấy chép. Quan Đế thánh đản thông thường người Tàu lấy ngày 13 tháng 5 âm lịch dựa theo tích truyện đời Minh (1368-1661) niên hiệu Khương Hy năm thứ 9 tại tỉnh Quảng Đông, các nhà hội quán đồng lập một tòa miếu thờ Quan Thánh. Tuy nhiên, theo tích truyện y sanh Trần Diệu do đức Quan Thánh hiển linh về mách bảo, Ngài sanh tháng 7 chứ không phải tháng 5 như mọi người tin nghĩ. Thánh Hoa Quang, Long vương thánh tích không ghi rõ ngày sanh. Chỉ có Quan Đế hiển thánh ở núi Ngọc Tuyền hoặc hiện thân tại Chùa Hoàng Mai v.v…nay không có nơi nào hiển linh nữa. Vì thế, tại tăng viện giới tăng già mới tôn Ngài là thần hộ pháp chốn già lam mà ngày sanh nhựt như trên đã nêu. Nghi cúng giống như lễ vía Vi Đà thiên. Chỉ có lời khác như:
Ngưỡng mong đại đế phò trợ thánh giáo
Của Tam Bảo khí sắc luôn vẫn mới
Xin thuận phàm tình, dẫn sanh linh nương cậy
Bẩm thần oai linh hiển
Trấn các phương hoạnh yểu nơi nao
Tâm chánh trực thông minh
Hết thảy ác tà thanh tảo
Là nhờ ân pháp vương gia hộ
Hằng thường theo hộ điện vàng
Thiên đế giáng chỉ bảo an
Đây ngày thánh đản hân hoan
Vô cùng sạch đẹp mát trong
Cung hiến hương trầm
Ngưỡng mong chứng giám
Từ đây bờ giác dự phần
Dứt trừ oan trái lần khân
Vâng nhờ uy đức độ dần chúng sanh
Rõ soi trong ngoài tăng tục.
Văn này trước kia chỉ dùng cho Quan Đế, nếu bạch chung ở già lam nên dùng lời như sau:
Cung kính nghe rằng già lam thánh Bồ Tát
Đèn trí soi ba cõi sáng tỏa mười phương
Lấy già lam tựa nương hộ trì Phật Pháp
Làm thành lũy giúp sức bậc pháp vương
Khắp chốn phân thân
Chở che chúng tăng
Trông nom việc Phật.
Ghi tên họ người cúng vào đây…, tên vị Trụ Trì…
Thân nương nhờ ngôi già lam
Theo cội gốc để trở về
Mong gặp ngày tốt sanh
Thiết cúng niệm tâm thành.
Lại nguyện:
Không quên Phật di chúc
Có mặt khắp đạo tràng
Chánh pháp giúp xiển dương
Lối ma sạch thênh thang
Mông ân gia hộ đàn na
Gia đình mọi thành viên an hảo
Chúng đức hộ đạo quyền uy
Đường giác rộng hanh thông
Đạo tràng lập khắp chốn
Chấn chỉnh tông phong
Vĩnh viễn dài lâu
Tăng chúng hòa hài
Thành tựu đạo quả mãi về sau…
Chứng nghĩa rằng, ở Ấn Độ có 18 vị già lam xuất phát từ Kinh Thất Phật như:
1) Mỹ Âm
2) Phạm Âm
3) Thiên Cổ
4) Thán Diệu
5) Thán Mỹ
6) Ma Diệu
7) Lôi Âm
8) Sư Tử
9) Diệu Thán
10) Phạm Hưởng
11) Nhơn Âm
12) Phật Diệu
13) Thán Đức
14) Quảng Mục
15) Diệu Nhãn
16) Triệt Thính
17) Triệt Thị
18) Biến Thị.
Các thần già lam Đông độ tùy cơ duyên không nhất định hoặc chỉ một như Hoa Quang hay Quan Đế; 3 hoặc 5 mà danh tánh được định như lúc mới khai sơn. Ngày nay nhiều người tin Quan Thánh và Vi Đà nổi bật hơn cả, nhân vì sự linh ứng của các Ngài vậy. Bài tán ca tụng rằng:
Quan Thánh Đại Đế
Oai thần rộng khắp
Thệ nguyện thâm sâu
Hộ pháp hết lòng lo.
Gửi ý kiến của bạn