- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
1.8.5 Lấy Sữa Đặc - Dụng Làm Giáo Tướng
Ngài Thiên Thai trí giả trích dẫn Kinh Niết Bàn nói rằng: “từ bò mà có sữa cho đến bơ” 5 vị để luận một đời giáo hóa của Như Lai chia làm 5 thời:
1- “Thời thuyết Kinh Hoa Nghiêm dụ như sữa,
2- Thời nói Kinh A Hàm dụ như sữa đặc,
3- Thời nói Kinh Phương Đẳng dụ váng sữa sống,
4- Thời nói Kinh Bát Nhã dụ như váng sữa chín,
5- Thời nói Kinh Pháp Hoa, Niết Bàn dụ như bơ.”
Thanh Quy này cũng mượn dùng ví dụ của Kinh trên. Phân định sữa – bơ đều là Dụng của 5 thời Phật thuyết giáo. Kinh Phạm Võng và Kinh Hoa Nghiêm nói đồng thời, chỗ thô chỗ diệu dung hợp, mảy may tinh tế không chi chẳng phải nhứt chân pháp giới; có nghĩa là lời lẽ răn đời, tư cách, nghề nghiệp v.v.. đều hợp với chánh pháp. Nay với Thanh Quy này, nghĩa tuân thủ Kinh Phạm Võng để cho kẻ thượng căn hành trì; lý-sự vô ngại, nơi nào cũng viên mãn đặc trưng như vị sữa. Đến như Kinh A Hàm tuy chuyên về pháp sanh diệt Tứ Đế[12], nhưng quy định của Tiểu Thừa là ngộ vô sanh, vô tác; còn lý của Đại Thừa khởi từ bơ cũng phát xuất do váng mà váng sữa do sữa đặc mà có. Thanh Quy đây so với Kinh A Hàm tức nằm trong phạm vi Tiểu Thừa, khiến cho nó cũng đóng vai trò dây mực, có nền móng chớ để hư hỏng, như người có 2 tay, hai chân không thiếu lại mặc áo quần đẹp càng xinh; như bức họa khéo pha chế màu không kém làm cho màu sắc trở nên nổi bật, mới có thể so sánh sữa đặc. Cho nên lấy sữa đặc dùng làm giáo tướng.
Trước đây Ngài Tông Hy nói rằng, các lệ chốn thiền môn, dù không phân thành 2 hình thức giới luật và con nhà mô phạm, nhưng phải có một mẫu mực qui định. Như vậy, trong việc thọ dụng người tu tự nhiên có tư cách thanh cao khác thường; còn kẻ gặp việc xây mặt vào vách, là làm mất cái thể con người vậy. Vì thế, người xuất gia phải trải qua các tòng lâm, đến tham học phương xa.
Người đầy đủ kiến văn hiểu biết hẳn làm tai mắt (lãnh đạo) tức chuẩn mực để nhờ đó trang nghiêm chùa viện, thiết lập đạo tràng hoằng pháp, tức làm Phật sự ở thiền môn; thiếu một không được, như Bồ Tát đủ ba tụ giới[13] Thanh Văn bảy thiên luật[14]. Đâu còn niềm vui nào hơn của đạo pháp nữa. Đúng là tùy căn cơ mà lập giáo, kẻ hậu học sơ cơ[15] phải thật khéo léo tham vấn bậc trưởng thượng thương xót chỉ dẫn.
Trở lên bên trên 5 việc chứng nghĩa đã thuật xong. Mời chư quý độc giả theo thứ tự xem qua quyển 1 đến quyển 9 của toàn bộ sách này để nắm vững điểm cốt yếu cho việc hành trì khỏi sai sót, khuyết phạm. Mong mỏi lắm thay.
Dịch giả cẩn khải,
Sa môn Thích Bảo Lạc
CHÚ THÍCH:
[1] Người làm mẫu mực, làm gương tốt cho người khác theo.
[2] Chùa tháp thờ Phật gọi là tòa phù đồ. Như câu: “Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phước cứu cho một người (Quan Âm Thị Kính).
[3] Trước kia chưa có đèn điện, chùa phải dùng đèn dầu.
[4] Toàn ý nói rằng: Thiền Tông truyền tới lục Tổ tại Tào Khê là dứt, không truyền y bát nữa.
[5] Đầu non Bách Trượng: Tổ Bách Trượng lập đạo tràng hoằng hóa trên núi Qui Sơn nhiếp hóa cả hàng ngàn người tới tu học.
[6] Nhà ông Duy Ma Cật: căn nhà tịnh thát tuy nhỏ bé nhưng dung chứa mấy cũng không chật.
[7] Tiếng pháp âm hay còn gọi là hải triều âm tượng trưng giáo pháp Phật lan xa rộng mãi.
[8] Tăng phường là tòng lâm. Tri sự nhơn là người chấp sự, tức là vị trông coi chúng Tăng trong chùa. Nên theo thứ tự mời thỉnh tức là theo đúng Thanh Quy
[9] Không dám tự mình cầm y quí giá mà nên nhờ vị chấp sự nhận thay; đợi hợp thời thanh tịnh mới nhận. Đó là giữ đúng Thanh Quy.
[10] Tiếng Phạn Thi La, Trung Hoa dịch là giới; quy tắc tức là Thanh Quy vậy.
[11] Thời kỳ giáo pháp hưng thạnh. Từ đức Phật nhập diệt đến 500 năm sau, có nhiều bậc Thánh tăng xuất hiện, và nhiều vị tu chứng. Sau thời kỳ này là thời tượng pháp từ 500 đến 1500 năm sau khi Phật Niết Bàn, và nay là thời mạt pháp.
[12] Bốn chân lý căn bản thiết đặt nền móng Phật đạo là khổ, tập, diệt, đạo. Đó cũng là bài pháp đầu tiên đức Phật Thích Ca giảng tại vườn Lộc Uyển cho ông Kiều Trần Như và 4 pháp hữu cùng tu với Ngài lúc chưa thành đạo. Sau khi đạt thành chánh giác ngày mồng 8 tháng 12 năm 573 tây lịch, Đức Phật liền nghĩ ngay tới 5 người bạn đồng khổ hạnh với Ngài trong rừng già lúc trước, nên đến nói pháp cho họ nghe. Cả 5 người này đều đạt ngộ đạo mầu chứng thánh quả A La Hán.
[13] Ba nhóm giới hội tụ là nhiếp luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giới và nhiêu ích hữu tình giới hay nói cách ngắn gọn là đoạn ác, tu thiện và độ hết thảy chúng sanh.
[14] Thất thiên: 250 giới Tỳ kheo chia ra thàng bảy thiên đó là: 4 tội cựa ác, 13 tội hữu dư, 2 pháp bất định, 30 pháp xả đọa, 90 tội đọa, 4 tội hướng bỉ hối, 100 pháp chúng học và 7 pháp dứt sự tranh cải.
[15] Là kẻ lớp sau, lớp đàn em mới nhập môn vào đường đạo.
Gửi ý kiến của bạn