TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRƯỜNG BỘ KINH
(Dìgha Nikàya)
Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ: Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG PL. 2555 - DL 2010
34. Kinh
THẬP THƯỢNG
(Dasuttara-sutta )
Như vậy, tôi nghe :
1. Một thời nọ Thế Tôn Ứng Cúng
Du hành cùng Đại Chúng tịnh, hòa
Khoảng năm trăm vị Tăng Già
Đến an trú tại Chăm-Pa (1) thành này
Gáp-Ga-Ra (2), hồ đây đẹp lạ
Cũng có tên Già-Giá Liên trì.
Gội nhuần ân đức từ bi
Cỏ cây tốt đẹp đương thì trổ hoa.
Ngài Sa-Ri-Pút-Ta (3) Tôn-giả
Đã tập họp tất cả Chúng Tăng
Thay Phật thuyết giảng chánh chân
Những pháp tối thượng muôn phần an như.
Ngài lên tiếng : “ Này chư Hiền-giả ! ”
Chư Tỷ Kheo đáp trả lời ngài.
– “ Này chư Hiền-giả ! Hôm nay
Ta nói Thập Thượng Pháp này minh quang
Là pháp đưa đến Niết-bàn
Diệt trừ đau khổ đeo mang sớm chiều
Giải thoát triền phược mọi điều.
2. Các vị ! Một Pháp có nhiều thiết thân
_______________________________
(1) : Champa, âm là Chiêm Bà . (2) :Gaggara : Già-gia Liên trì.
(3) :Tôn Giả Sariputta – tức là Xá-Lợi-Phất hay Xá-Lợi Tử ; là
vị Đại Đệ Tử của Đức Phật - Trí Tuệ Đệ Nhất .
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 386
– Nhiều tác dụng ; Pháp cần tu tập ;
– Một pháp cần phải gấp biến tri ;
– Một pháp cần đoạn trừ đi ;
– Pháp chịu tai hại, đồng thì lầm sai ;
– Một pháp đưa đến ngay thù thắng ;
– Pháp thượng đẳng khó thể nhập đây ;
– Một pháp cần sanh khởi ngay ;
– Một pháp cần được đủ đầy thắng tri ;
– Một pháp cần có thì tác chứng.
a) Một pháp nào tác dụng có nhiều ?
Là bất phóng dật sớm chiều
Đối với thiện pháp mọi điều chánh chân.
b) Một pháp nào phải cần tu tập ?
Câu hữu gấp khả ý Niệm thân.
c) Thế nào là một pháp cần
Phải biến tri ? Pháp ấy dần hiểu ra :
Xúc hữu lậu cùng là hữu thủ.
d) Một pháp nào cần chủ động trừ ?
Ngã mạn – cần phải đoạn trừ,
Đó là tánh xấu do từ bản thân.
e) Một pháp nào chịu phần tai hại ?
Là bất chánh tác ý nhằm vào.
f) Một pháp thù thắng là sao ?
Chân chánh tác ý thanh cao bội phần.
g) Một pháp nào khó phần thể nhập ?
Là Vô gián tâm định sâu xa.
h) Một pháp cần sanh khởi là
Bất động trí ấy trải qua mọi thì.
j) Một pháp cần thắng tri, biết tới :
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 387
Hữu tình an trú bởi uống ăn.
k) Thế nào một pháp cho rằng
Cần được tác chứng, phải hằng lưu tâm ?
Đó là bất động tâm giải thoát,
Đem lợi lạc và cả an lành.
Như vậy mười Pháp đành rành
Lần lượt như thế, thực hành sâu xa
Là thực, chân, cùng là như thị
Không phải không như thị điều này,
Đã được Thiện Thệ Như Lai
Giác ngộ, tuyên thuyết pháp ngài chứng tri.
3. Pháp hành trì, nói về Hai Pháp
Được Thế Tôn thuyết pháp đủ đầy
– Pháp nhiều tác dụng, có hai ;
– Hai pháp tu tập ; – Có hai pháp cần
Phải biến tri ; – Hai cần trừ diệt ;
– Hai pháp biết tai hại vô lường ;
– Hai pháp thù thắng, an tường ;
– Pháp thường sanh khởi cho thường, có hai ;
– Pháp thắng tri có hai, bền vững
– Hai pháp cần tác chứng mọi điều.
a) Hai pháp tác dụng có nhiều :
Niệm và tỉnh giác – đạt điều thanh cao.
b) Hai pháp nào phải cần tu tập ?
Chỉ và quán – đề cập hành trì.
c) Hai pháp nào cần biến tri ?
Là danh và sắc – liễu tri từng phần.
d) Hai pháp nào phải cần diệt mãi ?
Vô minh và hữu ái thuộc vào.
e) Chịu phần tai hại pháp nào ?
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 388
Ác ngôn, ác hữu - khiến bao khổ sầu.
f) Hai pháp nào hướng vào thù thắng ?
Hiểu chắc chắn : Thiện hữu, thiện ngôn.
g) Thế nào hai pháp vẫn còn
Rất khó thể nhập, dập dồn âu lo ?
Nhân và duyên – làm cho ác nhiễm
Loài hữu tình ; vốn hiếm hiểu rành.
Nhân, duyên cũng làm tịnh thanh
Hữu tình các loại tâm lành chánh chân.
h) Hai pháp nào phải cần sanh khởi ?
Tận trí với vô sanh trí ni.
j) Hai pháp nào cần thắng tri ?
Hữu-vi-giới với vô-vi-giới phần.
k) Hai pháp nào phải cần tác chứng ?
Pháp bền vững : Giải thoát và minh.
Vậy, Hai Mươi Pháp đành rành
Lần lượt như thế, thực hành sâu xa
Là thực, chân, cùng là như thị
Không phải không như thị điều này,
Đã được Thiện Thệ Như Lai
Giác ngộ, thuyết giảng đủ đầy, cao siêu.
4. a) Ba Pháp nào có nhiều tác dụng ?
Giao thiệp đúng với những thiện nhân ;
Nghe diệu pháp ; hành tinh cần
Pháp và tùy pháp ; mọi phần chánh chân.
b) Ba pháp nào phải cần tu tập ?
Là Ba Định, hành thật đủ đầy :
– Hữu-tầm-hữu-tứ-định đây,
– Vô-tầm-hữu-tứ-định này chú tâm,
– Cùng vô-tầm và vô-tứ-định.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 389
c) Cần biến tri ở chính pháp này :
Ba thọ : Lạc & khổ-thọ đây ;
Bất-lạc-bất-khổ-thọ này an như.
d) Ba pháp nào đoạn trừ là phải ?
Là dục-ái ; hữu-ái – các phần
Cùng phi-hữu-ái, diệt phăng.
e) Thế nào ba pháp chịu phần nguy tai ?
Bất thiện căn ở đây ba thứ
Theo thứ tự : Tham-bất-thiện-căn ;
Sân và Si-bất-thiện-căn.
f) Đưa đến thù thắng ba phần ra sao ?
Ba thiện căn dựa vào ngôn ngữ
Theo thứ tự : Vô-tham-thiện-căn ;
Vô sân & vô-si-thiện-căn.
g) Pháp khó thể nhập ba phần kể ra
Chính đó là Ba xuất yếu giới :
– Xuất-ly khỏi dục-vọng tế, thô
Tức là ly dục bày phô ;
– Xuất-ly-sắc-pháp, tức vô sắc này ;
– Phàm pháp gì hữu vi, hiện hữu
Do duyên khởi ; thành tựu xuất ly
Ra khỏi pháp ấy tức thì
Tức là diệt. Thể nhập thì khó thay !
h) Ba pháp này phải cần sanh khởi :
Là Ba Trí : Trí đối tương lai ;
Trí đối với quá khứ dày ;
Trí đối hiện tại – như vầy có ba.
j) Thế nào là Thắng Tri ba pháp ?
Thì câu đáp : chính Ba giới, là :
Dục-giới ; Sắc-giới trải qua
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 390
Cùng Vô-sắc-giới – hằng hà vào ra.
k) Thế nào là pháp cần tác chứng ?
Ba trí minh, hiểu đúng, liễu tri :
– Đó là Túc-mạng-trí-minh ;
– Hữu-tình-sinh-diệt-trí-minh ; tường trình
–
Là ba pháp cần tác chứng rành.
Vậy, Ba Mươi Pháp đành rành
Lần lượt như thế, thực hành sâu xa
Là thực, chân, cùng là như thị
Không phải không như thị điều này,
Đã được Thiện Thệ Như Lai
Giác ngộ, thuyết giảng đủ đầy, cao siêu.
5. a) Bốn Pháp nào có nhiều tác dụng ?
Bốn bánh xe, hiểu đúng như vầy
Cũng như chiếc xe ở đây
Đã có bốn bánh đủ đầy cân phân :
– Trú cường-quốc ; – Thắng-nhân thân-cận ;
– Rồi : chánh-nguyện tinh tấn tự-thân ;
– Quá-khứ-tạo-phước tích dần.
b) Bốn pháp tu tập phải cần là sao ?
Bốn Niệm Xứ – thanh cao lời Phật
Hành thiền định, tâm thật an tường
Đưa đến thanh tịnh vô lường
Đưa chúng sinh vượt sầu thương ngập tràn
Diệt khổ ưu, khóc than, uất ức
Diệt khổ thân, trừ dứt khổ tâm
Chứng ngộ Niết Bàn cao thâm
Bốn Niệm Xứ ấy, phải cần hiểu ngay :
Vị Tỷ Kheo ở đây tu tập
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 391
* Phải như thật ‘Quán Thân trên thân’,
Chánh niệm, tỉnh giác, tinh cần
Tham ưu chế ngự, muôn phần tịnh yên.
* Rồi đến ‘Quán Thọ trên các thọ’,
Luôn tỉnh giác và có tinh cần
Chế ngự tham ưu tự thân.
* ‘Quán Tâm trên chính tâm’, cần nhiệt tâm
Luôn tỉnh giác và thầm chánh niệm
Để chế ngự, dứt điểm ưu tham.
* Quán Pháp trên các pháp trần
Chánh niệm, tỉnh giác, tinh cần, nhiệt tâm
Để chế ngự ưu tham các thứ,
Đó là Bốn Niệm Xứ chánh chân.
Cần phải tu tập tinh cần
Bốn pháp như thế là nhân xuất trần.
c) Thế nào cần biến tri bốn pháp ?
Là bốn thực tiếp giáp ngày đêm :
Đoàn-thực loại cứng hay mềm,
Xúc-thực & tư-niệm-thực liền kể ra,
Thức-thực là thứ tư hình thái.
d) Bốn pháp nào cần phải đoạn trừ ?
Dục-bộc-lưu ; hữu-bộc-lưu ;
Vô-minh và kiến-bộc-lưu – bốn phần.
e) Bốn pháp nào chịu phần tai hại ?
Bốn ách phải biết rõ từng điều :
Dục-ách ; hữu-ách hại nhiều,
Kiến-ách ; vô-minh-ách đều nguy tai.
f) Bốn pháp nào hướng ngay thù thắng ?
Bốn ly ách tinh tấn thực hành :
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 392
Ly-dục & ly-hữu-ách nhanh
Rồi ly-kiến-ách, tâm lành càng sinh,
Ly-vô-minh-ách – đều tu tập.
g) Bốn pháp khó thể nhập thế này :
Bốn định : Xả-phần-định đây
Chỉ & thắng-phần-định trình bày rõ ra,
Rồi quyết-trạch cũng là phần-định.
h) Cần sanh khởi là chính bốn phần :
Pháp-trí ; loại-trí ; tha-tâm ;
Cùng thế-tục-trí, chẳng lầm vào đâu.
j) Bốn pháp nào thắng tri cần thiết ?
Bốn thánh đế phân biệt rõ liền :
Là Khổ-thánh-đế đầu tiên
Khổ Tập-thánh-đế đi liền theo sau
Diệt-thánh-đế thanh cao vô kể
Khổ diệt Đạo-thánh-đế nhiệm mầu.
k) Bốn pháp cần tác chứng nào ?
Bốn Sa-môn-quả thanh cao vô vàn :
– Tu-đà-hoàn, Dự Lưu đạo & quả ;
– Tư-đà-hàm đạo & quả Nhất Lai ;
– A-na-hàm, quả Bất Lai ;
– A-la-hán quả, chứng rày Vô Sanh.
Thật trọn lành bốn Sa-môn-quả
Cần tác chứng tất cả tịnh thanh.
Vậy Bốn Mươi Pháp đành rành
Lần lượt như thế, thực hành sâu xa
Là thực, chân cùng là như thị
Không phải không như thị điều này
Đã được Thiện Thệ Như Lai
Giác ngộ, thuyết giảng đủ đầy, cao siêu.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 393
6. a) Năm Pháp nào có nhiều tác dụng ?
Năm Cần Chi hiểu đúng tin sâu :
– Giác ngộ của Phật thanh cao
Đại A-La-Hán, nhiệm mầu Thế Tôn,
Đại Sa-môn, bậc Minh Hạnh Túc,
Chánh Đẳng Giác điều phục, thuần từ,
Thiện Thệ, Điều Ngự Trượng Phu,
Thế Gian Giải, Thiên Nhân Sư nghiêm hòa,
Ngài cũng là bậc Vô Thượng Sĩ,
Tin tưởng bậc Đại trí vô biên.
– Vị ấy thiểu bệnh, vô phiền
Điều hòa tiêu hóa, an nhiên tự mình
Không lạnh, nóng, trung bình giới hạn
Hợp với sự tinh tấn nhiệt tình.
– Vị ấy không dối, bất minh
Lường đảo, nêu rõ tự mình như chân
Đối với Chân Đạo Sư chứng đạt ;
Đối với các vị khác cao minh
Các đồng Phạm hạnh với mình.
– Vị ấy tinh tấn giữ gìn siêng năng
Trừ ác pháp và hằng thành tựu
Các thiện pháp, trường cửu kiên trì
Cương quyết nỗ lực thực thi
Với các thiện pháp chẳng chi e dè.
– Vị ấy có mọi bề tuệ trí
Thành tựu trí hướng đến diệt sanh
Của các pháp đều rõ rành
Đạt thánh-quyết-trạch đưa nhanh đến phần
Sự đoạn diệt chánh chân các khổ.
Năm pháp độ tác dụng rất nhiều.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 394
b) Thế nào là pháp năm điều
Cần được tu tập sớm chiều nhiệt tâm ?
Chánh-định-chi năm phần được giảng :
– Hỷ-biến-mãn, – Lạc-biến-mãn này,
– Tâm & quang-biến-mãn như vầy
– Cùng quán-sát-tướng ; cần ngay hành trì.
c) Phải biến tri, thế nào năm pháp ?
Năm thủ-uẩn giải đáp điều này :
Sắc & thọ-thủ-uẩn hiểu ngay ,
Tưởng & hành & thức-uẩn trình bày trước sau.
d) Cần đoạn trừ, thế nào năm pháp ?
Năm triền-cái phức tạp, não phiền :
– Tham-dục-triền-cái đầu tiên ;
– Rồi Sân-triền-cái ; – Thụy-miên-hôn-trầm ;
– Trạo-cử-tâm và Nghi-triền-cái ;
Là năm pháp cần phải diệt mau.
e) Chịu tai hại, năm pháp nào ?
Tâm hoang-vu đó thuộc vào lầm sai.
Các Hiền-giả ! Ở đây năm thứ :
– Vị Tỷ Kheo do dự, nghi nan
Không quyết đoán, tin dở dang
Không thỏa mãn đối với hàng Đạo Sư.
Tỷ Kheo ấy do từ nghi tới
Không tin tưởng tuyệt đối Như Lai
Không hướng nỗ lực hăng say
Không có tinh tấn, quyết hay kiên trì.
Tâm hoang vu được ghi thứ nhất.
– Cũng như vậy, ngoài Phật Bảo ra
Đối với Pháp, với Tăng-Già
Đối với Học Pháp sâu xa vô bờ
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 395
Vị Tỷ Kheo nghi ngờ, do dự
Không quyết đoán, không tự tinh cần
Hăng hái, kiên nhẫn giảm dần
Tâm hoang vu có ba phần thêm đây.
– Vị Tỷ Kheo thường hay tức giận
Với các bạn Phạm hạnh đồng tu
Không hoan hỷ, tâm hoang vu
Không hướng nỗ lực công phu, kiên trì
Không tinh tấn chỉ vì do dự.
Tâm hoang vu năm thứ nguy nàn.
f) Thế nào năm pháp sẵn sàng
Hướng đến thù thắng, nghiêm trang các phần :
Là Tín-căn ; tấn-căn ; niệm & định ;
Và tuệ-căn – chân chính thanh cao.
g) Tiếp tục là năm pháp nào
Rất khó thể nhập ? thuộc vào cao siêu.
Xuất-ly-giới năm điều nhớ kỹ :
Các Hiền-giả ! Vị Tỷ Kheo đây
– Tác ý với dục vọng ngay
Tâm không hướng nhập dục này ở trong
Không tín lạc, cũng không an trú
Không chi phối bởi dục vọng ni.
Tác ý ly dục tức thì
Và tâm hướng nhập vào ly dục này
Có tín lạc, nơi đây an trú
Bị chi phối bởi ly dục ni,
Nên tâm vị ấy khéo ly
Khéo tu, khéo khởi những chi phải cần
Khéo giải thoát, khéo phần ly hệ
Với dục lạc, cốt để an nhiên
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 396
Và các lậu hoặc duyên liền
Tổn hại, nhiệt não ưu phiền khởi lên
Đều do duyên các điều dục lạc
Nhưng vị ấy được thoát chúng ngay,
Dứt cảm thọ cảm giác này.
Như vậy được gọi ở đây chính là
Giải thoát ra khỏi bao dục vọng.
Cũng như vậy, do sống tinh cần
– Tỷ Kheo tác ý với Sân ;
– Tác ý đối với Hại tâm âm thầm ;
– Tác ý với Tự thân & với Sắc
Không hướng nhập với bốn điều này
Không tín lạc, trú an đây
Không bị chi phối bởi đầy hận sân
Bởi hại tâm & tự thân, bởi sắc.
Vị ấy thật tác ý vô-sân
Tác ý với ly-hại-tâm
Tác ý vô-sắc và thân-diệt này
Có tín lạc ở đây, an trú
Bị chi phối bởi các nguyên nhân
Khi tâm hướng nhập vô-sân
Vô-sắc cùng ly-hại-tâm nơi này
Hướng nhập thân-diệt đây tức khắc,
Tâm Tỷ Kheo ấy thật khéo ly
Khéo tu, khéo khởi đồng thì
Lại khéo giải thoát, khéo ly hệ vào
Sân & hại-tâm và vào thân-diệt
Ly-hệ-sắc, cần thiết làm ngay.
Các lậu hoặc, tổn hại này
Và các nhiệt não đêm ngày khởi lên
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 397
Do từ duyên các phần : sân hận ;
Sắc ; hại tâm kia, lẫn tự thân
Vị ấy đối với các phần
Được giải thoát khỏi, không cần lo toan.
Cảm giác ấy không còn cảm thọ
Được gọi đó Giải thoát các phần
Sân ; hại tâm ; sắc ; tự thân.
Rất khó thể nhập là năm pháp này.
h) Năm pháp đây phải cần sanh khởi :
Chánh-định-trí nói tới đủ đầy :
– ‘Đây là định ! Đưa đến ngay
Hiện lạc, lạc quả tương lai như vầy’.
Chính tự mình điều này khởi trí.
– Hoặc khởi trí : ‘Xuất-thế-định này
Thuộc vào bậc thánh’. Lành thay !
– ‘Định do hiền-thiện-nhân đây thực hành’.
– ‘Định này thanh lương và thù thắng
Hướng an tịnh, chắc chắn nhất tâm
Không cần nhắc bảo nhiều lần
Không bị thất bại, ngoại nhân chống kình’.
– ‘Tôi chánh niệm, tự mình nhập định
Và xuất định với chánh niệm này’.
Tự mình khởi trí như vầy.
e) Năm pháp cần phải đủ đầy thắng tri :
Giải-thoát-xứ quang huy chân thật :
– Vị Tỷ Kheo nghe bậc Đạo Sư
Hay đồng Phạm hạnh thuần từ
Thuyết pháp đúng với chân như Pháp mầu
Với pháp ấy, hiểu sâu nghĩa lý
Cả văn cú hiểu kỹ và nhanh
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 398
Nhờ hiểu văn, nghĩa rõ, rành
Liền sinh khoan khoái, hỷ sanh dễ dàng.
Nhờ hỷ tâm, khinh an liền có
Nhờ khinh an, lạc thọ sinh ngay.
Chính nhờ vào lạc thọ này
Tâm được định tỉnh, như vầy trải qua
Giải-thoát-xứ này là thứ nhất.
– Vị Tỷ Kheo chân thật bất hư
Không nghe được bậc Đạo Sư
Hay đồng Phạm hạnh thuần từ thuyết ra
Pháp vi diệu sâu xa như vậy,
Nhưng vị ấy theo sự học qua
Theo điều nghe, thấy gần xa
Thuyết pháp rộng rãi khắp ra nhiều người.
– Hay vị ấy là người chân thật
Không được nghe từ bậc Đạo Sư
Hay đồng Phạm hạnh thuần từ
Thuyết pháp đúng với chân-như Pháp mầu
Cũng không theo điều nào đã học
Hay đã nghe, chọn lọc thuyết ra,
Vị ấy theo điều học qua
Theo điều nghe, tụng đọc ra Pháp này.
– Hoặc vị đây không theo cách ấy
Theo điều học, nghe thấy Pháp Từ
Dùng tâm tầm cầu, suy tư
Quán sát Pháp ấy để ‘như pháp’ hành.
– Không thực hành như trên bốn cách
Vị Tỷ Kheo dùng cách nhắm vào
Nắm giữ một định tướng nào
Và khéo tác ý, khéo mau thọ trì
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 399
Khéo thể nhập do vì trí tuệ,
Vị Tỷ Kheo nhờ thế hiểu rành
Nên đối với pháp thiện lành
Hiểu được nghĩa lý, cú văn rõ ràng
Nhờ hiểu vậy nên càng khoan khoái
Nhờ khoan khoái nên hỷ tâm sinh
Nhờ hỷ, thân khinh an sinh
Nhờ khinh an, lạc thọ sinh dễ dàng
Nhờ lạc thọ, tâm càng định tỉnh.
Là năm pháp chân chính thắng tri.
k) Pháp cần tác chứng là gì ?
Là năm Pháp-uẩn tức thì kể ra :
Giới & định & tuệ-uẩn và giải-thoát
Cùng giải-thoát-tri-kiến-uẩn lành.
Vậy, Năm Mươi Pháp đành rành
Lần lượt như thế, thực hành sâu xa
Là thực, chân, cùng là như thị
Không phải không như thị điều này,
Đã được Thiện Thệ Như Lai
Giác ngộ, thuyết giảng đủ đầy, cao siêu.
7. a) Sáu Pháp nào có nhiều tác dụng ?
Các hành giả hiểu đúng pháp lành :
Sáu Pháp hòa-kính tịnh thanh
Này các Hiền-giả ! Thường hành trì theo
Vị Tỷ Kheo ở đây thành tựu :
– Từ thân nghiệp hiện hữu thực hành
Trước mặt, sau lưng đều lành
Với đồng Phạm hạnh tịnh thanh các vì
Là một pháp thực thi hòa kính
Tạo từ ái, cung kính, thuận lành
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 400
Đưa đến đoàn kết thuần thành
Tâm đồng ý hợp, không tranh luận gì.
– Các Hiền-giả ! Rồi thì khẩu nghiệp
– Cùng ý nghiệp – trước mắt, sau lưng
Với đồng Phạm hạnh sống chung
Thành tựu Hòa kính Pháp cùng trải qua
Tạo từ ái, tạo ra cung kính
Khiến đoàn kết, thanh tịnh vô tranh,
Tâm đồng ý hợp, an lành.
– Đối với đồ vật tịnh thanh cúng dường
Đúng pháp, do tứ phương tín thí
Hoặc vật thí khất thực hằng ngày
Đều đem chia đồng đều ngay
Giữa các Phích-Khú đủ đầy giới nghiêm
Sống cùng nhau một niềm hòa kính.
– Lại Tỷ Kheo thanh tịnh thọ trì
Giới Luật không bị hoại đi
Không để phạm giới, kiên trì khâm tuân
Không tỳ vết, không phần uế tạp
Mong giải thoát, người trí tán dương
Hướng đến Thiền định thường thường
Cùng nhau giữ giới, chủ trương hợp hòa,
Cũng giống như nước hòa với sữa.
– Các Hiền-giả ! Lại nữa, vị này
Sống đời sống chung thẳng ngay
Hướng dẫn bởi chánh-kiến đầy thanh cao
Diệt khổ đau, tựu thành chánh kiến
Đồng Phạm hạnh thực hiện sống chung
Cùng luận giải Pháp viên dung
Sau lưng, trước mặt cũng cùng tương thân.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 401
b) Sáu pháp nào phải cần tu tập ?
Tùy-niệm-xứ phân lập sáu phần :
Phật & Pháp-tùy-niệm chánh chân
Tăng & Giới-tùy-niệm tinh cần, tịnh yên
Thí-tùy-niệm và Thiên-tùy-niệm
Sáu tùy-niệm-xứ ấy hành trì.
c) Sáu pháp nào cần biến tri ?
Này các Hiền-giả ! Hãy suy nghĩ rằng :
Sáu nội-xứ thiết thân thứ tự :
Là nhãn-xứ ; nhĩ-xứ hai phần
Tỷ-xứ ; thiệt-xứ ; xứ thân
Cùng với ý-xứ – pháp cần biến tri.
d) Sáu pháp gì phải cần trừ diệt ?
Sáu ái-thân phân biệt ở đây :
Sắc & thinh & hương & vị-ái này
Xúc-ái ; pháp-ái – phải ngay đoạn trừ.
e) Sáu pháp nào do từ sai trái
Nên chịu phần tai hại trải qua ?
Sáu không cung-kính-pháp là :
– Tỷ Kheo đối với Phật-Đà Đạo Sư
Không cung kính, chối từ tùy thuận ;
– Với Pháp, không cung kính thuận hằng ;
– Không cung kính, tùy thuận Tăng ;
– Học pháp không kính, thuận hằng cũng không ;
– Bất phóng dật cũng không cung kính ;
– Không tùy thuận, cung kính lễ nghi
Xã giao lạnh nhạt, lờ đi.
f) Sáu pháp lợi ích, chẳng chi phải bàn
Để đạt được muôn vàn thù thắng :
Vị Tỷ Kheo tinh tấn hành trì
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 402
Sáu cung-kính-pháp, thuận tùy :
– Cung kính, tùy thuận với vì Đạo Sư ;
– Với Pháp & Tăng cũng như Học pháp ;
Bất phóng dật – cung kính, thuận tùy
– Cung kính, tùy thuận lễ nghi
Xã giao niềm nỡ, hành trì chánh chân.
g) Khó thể nhập, sáu phần kể tới :
Xuất-ly-giới, Phích-Khú nghĩ thầm :
“ Tôi đã tu tập Từ tâm ;
Bi tâm tu tập ; Hỷ tâm thực hành ;
Tu Xả tâm ; tu tâm Vô tướng ;
‘Tôi có mặt’ là hướng lập trường
Hay là quan điểm khác thường
‘Cái này tôi đó’ tương đương như vầy,
Tôi từ khước cả hai đã dẫn
Không được tôi chấp nhận ở đây.
– Nhưng khi tu Từ tâm này
Làm cho sung mãn, ở đây làm thành
Cỗ xe vững, làm thành căn cứ
Để an trú, khéo léo tinh cần
Tuy vậy vẫn có Sân tâm
Thường xuyên ngự trị trong tâm tôi hoài.
– Còn tu hoài Bi tâm nỗ lực
Thì Hại tâm cứ chực tuôn tràn.
– Tu tập Hỷ tâm tinh cần
Bất lạc tâm vẫn nhiều lần phát huy.
– Tu Xả tâm kiên trì cố sức
Nhưng tâm tôi hừng hực Tham tâm.
– Tu Giải thoát Vô tướng tâm
Nhưng Thức tôi vẫn âm thầm chạy theo
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 403
Với các tướng, bám đeo theo đó.
– Còn quan điểm ‘Tôi có mặt’ đây
Quan điểm ‘Tôi là cái này’
Tôi không chấp nhận cả hai bấy giờ,
Nhưng mũi tên nghi ngờ, do dự
Vẫn ám ảnh, an trú trong tôi ”.
Các Hiền-giả ! Nghe vậy thời
Các vị cần phải nói lời trực ngôn :
“ Chớ hiểu lầm Thế Tôn như thế !
Chớ vu khống Thiện Thệ Phật-Đà !
Thế Tôn không hề nói ra
Những điều như thế ; thật là lầm sai ”.
Sự kiện này vốn không như vậy
Trường hợp cũng không phải thế này.
– Nếu tu tập Từ tâm này
Làm cho sung mãn, ở đây làm thành
Cỗ xe vững, làm thành căn cứ
Để an trú, khéo léo tinh cần
Thế mà vẫn có tâm Sân
An trú, ngự trị lớn dần trong ta.
Sự kiện không xảy ra như vậy
Từ tâm ấy thừa có khả năng
Giải thoát sân tâm đằng đằng.
– Cũng vậy, tu tập về phần Bi tâm
Cho sung mãn, thậm thâm quảng bác
Có khả năng giải thoát Hại tâm.
– Còn như tu tập Hỷ tâm
Sung mãn, khéo léo tinh cần nhiệt tâm
Giải thoát bất lạc tâm, nhất định.
– Tu tập chính giải thoát Xả tâm
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 404
Nỗ lực, sẽ thoát Tham tâm.
– Tu giải thoát Vô tướng tâm điều này
Làm sung mãn, đủ đầy vô lượng
Có khả năng các tướng thoát xa.
– Còn như quan điểm kể qua
‘Tôi có mặt’ với ‘Tôi là chính đây’.
Sự kiện này không hề xác đáng
Nhờ khước từ ngạo mạn ngập tràn
‘Tôi có mặt’ đầy kiêu gàn
Mũi tên do dự, nghi nan tiêu liền.
h) Sáu pháp nào phải chuyên sinh khởi ?
Hằng-trú-pháp do bởi như vầy :
Này các Hiền-giả ! Ở đây
Các vị hành giả đêm ngày cần chuyên
Sáu hằng-trú uyên nguyên chân thật
– Vị Tỷ Kheo mắt thấy sắc liền
Không hoan hỷ, không ưu phiền
Trú xả, chánh niệm và liền giác an.
– Lưỡi nếm vị ; tai đang nghe tiếng ;
– Thân cảm xúc ; mũi hiện ngửi hương ;
– Ý nhận thức pháp thường thường…
Không có hoan hỷ, không vương ưu phiền
An trú xả và liền chánh niệm
Luôn tỉnh giác, vô nhiễm thanh cao.
j) Pháp cần thắng tri là sao ?
Vô-thượng-chi-pháp hiểu mau sáu phần :
Kiến-vô-thượng và Văn-vô-thượng
Lợi đắc & Giới-vô-thượng ở đây
Hành & Ức-niệm-vô-thượng này
Sáu pháp cần được đủ đầy thắng tri.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 405
k) Sáu pháp gì phải cần tác chứng ?
Sáu thắng-trí hiểu đúng như vầy :
Này các Hiền-giả ! Ở đây
Vị Tỷ-kheo chứng đủ đầy cao siêu
Đạt thần túc với nhiều sai biệt :
– Các thần thông siêu việt oai thần
Một thân hiện ra nhiều thân
Nhiều thân thu lại một thân dễ dàng
Hiện, biến hình, đi ngang qua vách
Xuyên qua núi như cách hư không
Độn thổ, trồi lên đất giồng
Đi được trên nước cũng không chìm nào
Ngồi kiết già trên cao vòi vọi
Bay trên không như loại chim bằng
Với tay chạm mặt trời, trăng
Có đại oai lực, oai thần uy linh
Hoặc có thể tự mình bay tới
Cõi Phạm Thiên vời vợi, phi trần.
– Với tai thanh tịnh, siêu nhân
Vị ấy có thể nghe gần nghe xa
Hai loại tiếng : người ta và loại
Tiếng chư Thiên các cõi nghe rày.
– Tâm của người khác biết ngay
Tâm tham cũng biết, không tham biết liền
Tâm nổi Sân, biết liền sân hận
Tâm không sân không hận cũng tường
Tâm Si hay không Si thường
Chuyên chú, tán loạn biết dường tự tâm
Đại hành tâm, biết là như vậy
Hoặc không phải là đại hành tâm
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 406
Tâm vô thượng, biết rõ ràng
Tâm chưa vô thượng lại càng biết thông
Tâm thiền định hay không thiền định
Tâm giải thoát hay dính buộc ràng
Vị ấy đều biết rõ ràng
Tâm của người khác ; cả hàng trí, ngu.
– Vị Tỷ-khưu hướng tâm đến với
TÚC MẠNG THÔNG, nhớ tới nhiều đời
Quá khứ với một, hai đời
Năm chục, ba bốn trăm đời đã qua
Một ngàn đời hay là hơn nữa
Một trăm ngàn đời thuở lâu xa
Hoại kiếp, thành kiếp trải qua
Vị ấy nhớ lại như là mới đây.
Tại nơi ấy, tên này ta có
Thuộc giai cấp, giòng họ thế này
Uống, ăn, thọ khổ, lạc rày
Tuổi thọ như thế, chết ngày ra sao
Ta tái sinh, nhằm vào làng đó
Có tên tuổi, giòng họ thế nào
Cứ thế, nhớ lại biết bao
Tiền kiếp, tái kiếp, nghiệp nào vẫn theo.
– Vị Tỷ-kheo hướng tâm đến với
THIÊN NHÃN THÔNG, dẫn tới tuệ minh
Xét về sinh tử chúng sinh
Thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy liền
Vị ấy biết mối giềng Nghiệp quả
Người hạ liệt, kẻ cả giàu sang,
Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn,
Đều do hạnh nghiệp trắng đen họ làm.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 407
Gieo ác hạnh về thân, khẩu, ý
Hoặc phỉ báng các vị Thánh Hiền
Người này thân hoại, tận duyên
Do nghiệp tà kiến, đọa liền súc sinh,
Các cõi dữ, như sinh địa ngục
Hoặc đọa xứ, thằng thúc nạn tai.
Còn bậc hiền giả, những ai
Làm những thiện hạnh ý và lời, thân
Không phỉ báng Hiền nhân, Thánh hiển
Tạo nghiệp lành, chánh kiến vô cùng
Sau khi thân hoại mạng chung
Được sinh thiện thú, nhân trung, cõi trời
Do thiên nhãn, biết đời sống chết
Người hạ liệt hay kẻ giàu sang
Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn
Người này bất hạnh, kẻ bèn gặp may
Do hạnh nghiệp kẻ này hành động
Có kết quả chẳng giống nhau này.
– Rồi Lậu-tận-trí biết ngay
Nguyên nhân sự khổ, điều này duyên theo
Vị Tỷ-Kheo hướng tâm đến với
LẬU TẬN THÔNG, dẫn tới biết rành
Lậu-tận-trí, biết ngọn ngành
Đây là sự Khổ, nguyên nhân đưa vào
Đây Khổ Diệt, đường nào diệt khổ
Biết như thật lậu hoặc loại này
Nguyên nhân lậu hoặc là đây
Diệt trừ lậu hoặc, biết ngay con đường
Nhờ hiểu biết, tận tường nhận thức
Tâm vị ấy rất mực sáng trong
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 408
Dục-lậu, hữu-lậu thoát xong
Thoát vô-minh-lậu, khỏi vòng trói trăn.
Liền hiểu rõ : Tự thân giải thoát
Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành
Việc cần làm đã thực hành
Sau đời hiện tại, Vô Sanh hiển bày.
Tự tri, chứng ở ngay hiện tại
Đạt đến và mãi mãi trú an
Vô-lậu Tâm-giải-thoát an
Và Tuệ-giải-thoát hoàn toàn lạc an.
Sáu Mươi Pháp rõ ràng hiểu kỹ
Là thực, chân, như thị – thanh cao
Không phải không như thị đâu !
Đã được Thiện Thệ cao sâu giảng bày.
8. a) Bảy pháp này có nhiều tác dụng :
Thất thánh tài, hiểu đúng như vầy :
Tín tài ; giới tài ; tàm tài ;
Quý tài ; văn & thí & tuệ tài – chánh chân.
b) Bảy pháp nào phải cần tu tập ?
Bảy giác-chi, chân thật liễu tri :
– Niệm và trạch-pháp giác-chi ;
– Tinh-tấn và hỷ-giác-chi đồng thì
– Cùng khinh-an giác-chi ; định & xả.
c) Phải biến tri là bảy pháp nào ?
Bảy thức-trú cần hiểu mau :
– Hữu tình có loại khác nhau vô cùng
Thân sai biệt, tưởng cùng sai biệt
Như loài Người, chi tiết khác riêng
Hay là một số Chư Thiên
Một số đọa xứ, não phiền chúng sinh.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 409
Đây Thức trú phát sinh thứ nhất.
– Loài hữu tình thân rất khác nhau
Nhưng tưởng đồng loại thuộc vào
Như Trời Phạm Chúng lần đầu hóa sinh
( Đạt Sơ thiền tự mình thiền định )
Loại Thức trú ấy chính thứ hai.
– Hữu tình thân đồng loại đây
Nhưng tưởng sai biệt, như vầy cõi riêng
Như chư Thiên Quang-Âm Thiên vậy,
Thức trú ấy là loại thứ ba.
– Hữu tình thân đồng loại, và
Tưởng cũng đồng loại trải qua đồng thời
Như chư Thiên cõi Trời Biến Tịnh.
Thức trú bốn, được tính đến dần.
– Có những hữu tình tinh cần
Điều phục các tưởng về Sân mọi bề
Vượt mọi tưởng thuộc về Sắc ấy
Không tác ý các tướng khác xa
Không-vô-biên-xứ chứng qua
Chỉ với niệm : ‘Hư không là vô biên’.
Loại thứ năm tính riêng Thức trú.
– Loại hữu tình tự chủ vượt liền
Khỏi Không-vô-biên-xứ Thiên
Rồi chứng vào Thức-vô-biên-xứ này
Với niệm ngay : ‘Vô biên là Thức’.
Thức trú thực thứ sáu tính sang.
– Có những hữu tình vững vàng
Thức-vô-biên-xứ hoàn toàn vượt qua
Vô-sở-hữu-xứ đà chứng thật
‘Không có vật gì cả ’ ở đây.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 410
Thức trú thứ bảy loại này.
Là bảy Thức trú như vầy tỏ phân.
d) Bảy pháp nào phải cần trừ diệt ?
Đó chính thiệt là bảy tùy-miên :
– Tham dục và sân-tùy-miên ;
– Kiến & nghi và mạn-tùy-miên rõ ràng ;
– Cùng hữu-tham-tùy-miên lầm lỗi
– Và tăm tối vô-minh-tùy-miên.
e) Thế nào bảy pháp não phiền
Chịu phần tai hại liên miên như vầy ?
Phi-diệu-pháp ở đây có bảy :
Tỷ-kheo ấy : bất tín ; vô tàm ;
Vô quý ; giải đãi ; thiểu văn ;
Thất niệm ; ác huệ – bảy phần hiểm nguy.
f) Bảy pháp gì hướng về thù thắng ?
Bảy diệu-pháp thẳng thắn như vầy
Này các Hiền-giả ! Ở đây
Vị Tỷ-kheo ấy đủ đầy Tin chân ;
Có tàm ; quý ; đa văn ; có niệm ;
Có trí-tuệ quý hiếm ; tinh cần.
Bảy pháp thù thắng chánh chân
Hành trì rốt ráo, muôn phần thanh cao.
g) Bảy pháp nào khó phần thể nhập ?
Thượng-nhân-pháp cần phải liễu tri
Tỷ-kheo vị ấy hành trì :
Tri pháp ; tri nghĩa và tri ngã rồi
Cùng tri lượng ; tri thời ; tri chúng ;
Và tri nhân – diệu dụng thanh cao.
h) Cần sanh khởi, bảy pháp nào ?
Là vô-thường-tưởng hướng vào trừ mê.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 411
Vô-ngã-tưởng ; tưởng về bất tịnh ;
Quá-hoạn-tưởng ; tưởng chính đoạn trừ ;
Ly tham & diệt-tưởng không từ.
j) Cần thắng tri, bảy pháp như thế này :
Thù-diệu-sự, vị đây tha thiết
– Cứ mãi miết học pháp hành trì
Khát vọng học pháp hành trì
Từ thì hiện tại đến thì tương lai.
– Tha thiết ngay và luôn khát vọng
Về quán pháp, đời sống tương lai.
– Điều phục dục vọng cũng vầy,
– Tinh tấn & an tịnh kéo dài tương lai.
– Quán sát hoài về phần tự niệm,
– Với kiến giải, sở kiến hiểu dần.
Vị ấy tha thiết ân cần
Với các điều ấy, bao lần khát khao
Để nhắm vào tương lai đạt được
Các điều ấy lần lượt trước sau.
k) Cần tác chứng, bảy pháp nào ?
Bảy lậu-tận-lực thanh cao đủ đầy
Các Hiền-giả ! Ở đây Phích-khú
– Quán đầy đủ chân tánh vô thường
Của pháp hữu-vi vô lường
Quán với chánh tuệ sáng dường trăng treo.
Khi Lậu-tận-Tỷ-kheo chánh quán
Với chánh tuệ mỹ mãn tức thì
Thấy chân tánh pháp hữu-vi
Chính là sức mạnh của vì Tỷ-kheo.
Vị Lậu-tận-Tỷ-kheo rõ biết
Sự tận diệt các lậu hoặc này :
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 412
“ Các lậu-hoặc của ta đây
Đã được diệt tận, từ rày tịnh an ”.
– Lại nói sang, Tỷ-kheo-lậu-tận
Đã tinh tấn chánh quán như chân
Với chánh tuệ, để thấy rằng
Dục vọng như lửa than hừng bốc cao.
Chánh quán ấy tạo bao sức mạnh
Lậu-tận-lực chân chánh thứ hai.
– Vị Lậu-tận-Tỷ-kheo này
Hướng tâm tinh tấn hôm mai chuyên vì
Hướng xuất ly, lấy đây mục đích
Tâm vui thích ly dục an như
Mọi lậu-hoặc-trú đoạn trừ
“ Lậu-hoặc ta đã từ từ diệt qua ”.
Lậu-tận-lực thứ ba như vậy.
– Lậu-tận-Tỷ-kheo ấy sẵn sàng
Tu tập bốn niệm trú an
Và khéo tu tập hoàn toàn niệm trên.
– Rồi vị ấy luyện rèn, tu tập
Khéo tu tập đối với Năm căn
Lậu-tận-Tỷ-kheo nói rằng :
“ Lậu-hoặc ta diệt, san bằng mất tăm ”.
Lậu-tận-lực thứ năm có đủ.
– Vị Lậu-tận-Phích-khú đồng thì
Tu tập về bảy giác-chi
Và khéo tu tập, hành trì giác-chi.
Đối với vì Tỷ-kheo-lậu-tận :
“ Các lậu hoặc ta tận diệt ngay ”.
Lậu-tận-lực thứ sáu đây.
– Tỷ-kheo-lậu-tận vị này, tự thân
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 413
Bát Thánh Đạo tinh cần tu tập *
Khéo tu tập, chân chánh hành theo
Sức mạnh Lậu-tận Tỷ-kheo
Nhờ sức mạnh ấy, Tỷ-kheo biết là :
‘Các lậu-hoặc của ta từ trước
Nay đã được diệt tận, hoàn thành’.
Vậy, Bảy Mươi Pháp đành rành
Lần lượt như thế, thực hành sâu xa
Là thực, chân, cùng là như thị
Không phải không như thị điều này,
Đã được Thiện Thệ Như Lai
Giác ngộ, thuyết giảng đủ đầy, cao siêu.
- II -
1. a) Tám Pháp nào có nhiều tác dụng ?
Có tám Nhân và cũng tám Duyên
Đưa đến chứng đắc vẹn tuyền
Trí tuệ phạm hạnh căn nguyên dần dần.
Nếu đã chứng : bội tăng, quảng đại
Phát triển, lại viên mãn – lành thay !
Này các Hiền-giả ! Ở đây,
– Ai sống gần bậc cao dày Đạo Sư
Hoặc thuần từ vị đồng Phạm hạnh
Sống chân chánh, đáng kính mọi phần
Nhờ vậy, tàm – quý thịnh tăng
Ái lạc, cung kính được phần trú an.
Đó là nhân và duyên thứ nhất.
– Vị ấy sống gần bậc Đạo Sư
Hay đồng Phạm hạnh thuần từ
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 414
Ái lạc, cung kính an như trú vầy.
Vị ấy hay đến thăm các vị
Đạo Sư hoặc Thiện-trí-giả này
Đặt những câu hỏi như vầy :
“ Kính bạch Tôn-giả ! Việc này là sao ?
Vấn đề này thế nào ý nghĩa ? ”
Và còn nêu nhiều khía cạnh nào
Mà mình chưa hiểu là sao,
Còn bị che khuất, phủ bao mọi thời.
Bậc Đạo Sư hay người Thiện-trí
Giải thích kỹ, nêu rõ những gì
Đã bị che khuất, còn nghi,
Những gì bị dấu kín thì phơi ra.
Điều nghi ngờ trải qua trước đó
Như vậy có nhân & duyên thứ hai.
– Này các Hiền-giả ! Vị này
Sau khi nghe pháp, khởi đầy hỷ tâm
Thân an tịnh và tâm an tịnh
Đó là chính nhân & duyên thứ ba.
– Giới bổn Pa-Tì-Mốc-Kha (1)
Vị ấy tuân giữ thật là nghiêm trang
Sống chế ngự, bảo toàn giới hạnh
Đầy oai nghi chánh hạnh, thâm trầm
Thấy nguy hiểm trong lỗi lầm
Dù là nhỏ nhặt, âm thầm xét ra,
Các học-pháp thọ và tu tập
Nhân và duyên ta gặp thứ tư.
– Vị ấy chân thật bất hư
_______________________________
(1) : Giới Bổn Patimokkhasamvarasìla : Biệt biệt giải thoát
thu thúc giới trong Cụ-túc-giới Tỷ-Kheo ..
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 415
Đa văn, ghi nhớ điều từ đã nghe
Tích lũy điều đã nghe mọi chuyện,
Với các pháp Sơ-thiện và Trung &
Hậu-thiện, văn nghĩa viên dung,
Đề cao Phạm hạnh vô cùng tịnh thanh
Và viên mãn đạt thành như vậy.
Những pháp đó vị ấy nghe nhiều
Gìn giữ, ghi nhớ mọi điều
Lập đi lập lại, tâm đều suy tư
Khéo thành đạt như như chánh trí.
Là nhân & duyên vị trí thứ năm.
– Lại nữa, Tỷ-kheo âm thầm
Chuyên cần, tinh tấn, chẳng lầm lỗi chi,
Với thiện-pháp mọi thì thành tựu
Các ác pháp vĩnh cửu diệt đi
Hành trì nỗ lực phát huy
Với các thiện-pháp, kiên trì vững tâm
Nhân và duyên này nhằm thứ sáu.
– Vị Tỷ-kheo an hảo ở đây
Chánh niệm tối thượng như vầy
Ghi nhận, phân tích rõ bày bao nhiêu
Nhớ rõ điều đã làm, đã nói.
Nhân & duyên loại thứ bảy hiện tiền.
– Rồi vị Tỷ-kheo ấy liền
Quán sát sinh diệt liên miên đêm ngày
Năm thủ-uẩn : chính đây là sắc ;
Đây là tập của sắc như vầy
Đây là diệt của sắc đây.
Đây là thọ ; tưởng ; hành hay thức này,
Đều có tập & diệt ngay trong đó
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 416
Của tưởng ; thọ ; hành ; thức trải qua.
Nhân & duyên thứ tám kể ra.
Nếu chưa chứng được như là ước mong
Sẽ chứng đắc viên thông trí tuệ
Và bảo vệ phạm hạnh căn nguyên,
Nếu đã chứng đắc vẹn tuyền
Đưa đến quảng đại và liền bội tăng
Cùng phát triển, đến gần viên mãn
Tám pháp đoạn tác dụng có nhiều.
b) Thế nào tám pháp cao siêu
Cần phải tu tập, sớm chiều gắng ghi ?
Bát Chánh Đạo : Tư duy ; chánh kiến ;
Chánh ngữ & nghiệp ; chánh mạng tịnh thanh
Chánh tinh tấn ; chánh niệm lành
Cùng với chánh định, phát sanh nhờ thiền.
c) Thế nào là căn nguyên tám pháp
Cần biến tri ? Thế-pháp chính là
Bát phong xuy động , kể ra :
Đắc ; bất đắc ; danh văn và ác văn ;
Cùng tán thán ; bất bằng phỉ báng
Lạc và khổ vô hạn, nguồn cơn.
( Được ; thua ; tiếng xấu ; danh thơm ;
Khen ; chê ; vui ; khổ ) thiệt hơn cõi trần.
d) Tám pháp nào phải cần trừ diệt ?
Phải cần biết : Tà kiến ; tư duy ;
Tà ngữ ; tà nghiệp đồng thì
Tà mạng ; tà tấn cùng chi niệm tà ;
Và tà định – Tránh xa, đoạn diệt.
***
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 417
e) Tám pháp nào quả thiệt nguy tai ?
Này các Hiền-giả ! Ở đây,
Tám giải-đãi-sự như vầy kể ra
Các hành giả đều là cần biết :
– Vị Tỷ Kheo có việc phải làm
Nhưng vị này lại nghĩ thầm :
‘Ta nay có việc phải làm rồi đây !
Nếu làm việc, thân này mệt mỏi
Ta hãy nằm để khỏi làm chi !’.
Vị ấy nằm xuống tức thì
Không có tinh tấn, chỉ vì bản thân
Chưa thành tựu điều cần thành tựu
Chưa đạt tới hiện hữu điều cần
Cũng chưa chứng ngộ những phần
Phải cần chứng ngộ, chánh chân việc này.
Giải đãi sự như vầy thứ nhất.
– Các Hiền-giả ! Biếng nhát, lòng vòng
Tỷ Kheo vị ấy nhủ lòng :
‘Công việc ta đã làm xong hài hòa
Do làm việc, thân ta mệt mỏi
Ta hãy nẳm để khỏi mệt thêm’.
Rồi thì vị ấy nằm êm.
– Hay là vị ấy không thèm đi ngay
Việc phải đi đường dài thiên lý
Vị ấy nghĩ : ‘Đường ấy phải đi
Với ta, dằng dặc gian nguy
Thân ta mỏi mệt nếu đi như vầy
Vậy ta hãy nằm ngay xuống nghỉ’.
– Hay một vị Phích-Khú đã đi
Con đường thiên lý phải đi
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 418
Nghĩ rằng : ‘Ta mới vừa đi dặm dài
Thân ta nay rã rời mỏi mệt
Hãy vất hết, nằm xuống nghỉ thôi !’
Nghĩ xong, nằm xuống tức thời
Không có tinh tấn, biếng lười kéo theo.
– Hay trường hợp Tỷ Kheo một vị
Đi khất thực đô thị & xóm làng
Không nhận vật thí dễ dàng
Đồ ăn mềm, cứng sẵn sàng thí ra
Không đầy đủ như là mong muốn.
‘Khất thực vậy, thân luống mệt nhiều
Không có lợi ích bao nhiêu
Vậy ta nằm nghỉ, khỏi điều mệt thân’.
– Vị Tỷ Kheo khi cần khất thực
Tại thị xã, khất thực tại làng
Đồ ăn mềm, cứng cúng dàng
Đầy đủ như ý, muôn vàn an tâm.
Nhưng vị ấy nghĩ thầm : ‘Quả thực
Sau khi ta thọ thực đã xong
Thân ta nặng nề như đồng
Không làm gì được, chỉ mong nằm rồi !’.
Rồi vị ấy tức thời nằm xuống.
– Hay có vị trạng huống hiện đang
Có bệnh đau bụng, cảm xoàng
Nhưng lại tự nghĩ : ‘Ta đang bệnh rồi !
Vậy ta phải tức thời nằm xuống’.
Rồi vị ấy nằm xuống tức thì.
– Hoặc có Tỷ Kheo một vì
Vừa mới khỏi bệnh, nghĩ suy xa gần :
‘ Mới khỏi bệnh, ta cần nằm xuống
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 419
Thân yếu đuối, chẳng muốn làm gì !’.
Vị ấy nằm xuống tức thì
Không có tinh tấn, chỉ vì bản thân
Chưa thành tựu điều cần thành tựu
Chưa đạt tới hiện hữu điều cần
Cũng chưa chứng ngộ những phần
Phải cần chứng ngộ, chánh chân việc này.
f) Tám pháp nào hướng ngay thù thắng ?
Sự-tinh-tấn tám pháp như vầy :
Một vị Tỷ-kheo ở đây
– Có việc cần phải làm ngay chẳng chờ
Vị ấy nghĩ : ‘Bây giờ có việc
Ta phải làm mãi miết cho mau
Nếu ta làm việc dài lâu
Không dễ suy nghĩ Pháp mầu cao siêu
Ta phải cố đạt điều chưa đạt
Phải tinh tấn hoàn tất cho nhanh
Chứng ngộ điều chưa tựu thành’.
Là tinh-tấn-sự thiện lành đầu tiên.
– Vị Tỷ Kheo cần chuyên làm việc
Đã hoàn tất công việc của mình.
– Hoặc sắp trải qua hành trình
Trên đường xa tắp tự mình phải đi.
– Hoặc vị ấy đã đi qua khỏi
Con đường dài với mọi gian nan,
Nghĩ rằng : ‘Ta đã trải sang
Con đường mệt nhọc hoàn toàn vượt qua.
Khi đi đường thì ta không thể
Suy tư đến liên hệ Pháp mầu
Của chư Phật truyền dạy sâu
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 420
Phải cố tinh tấn chú vào thực thi.
Phải đạt được những gì chưa đạt
Cần nỗ lực hoàn tất cho nhanh
Chứng ngộ điều chưa tựu thành’.
– Hoặc Tỷ Kheo ấy thực hành ở đây
Theo pháp chế hằng ngày khất thực
Thị thành hay khất thực xóm làng
Nhận được vật thực cúng dàng
Không được đầy đủ, bĩ bàng như mong
Tự nghĩ : ‘Trong khi ta khất thực
Không đầy đủ vật thực để dùng
Nhưng thân nhẹ nhàng ung dung
Để ta làm việc vô cùng hiệu năng.
– Hoặc vị ấy vẫn hằng khất thực
Thị thành hay khất thực xóm làng
Nhận được vật thực cúng dàng
Rất là đầy đủ, bĩ bàng như mong.
Tự nghĩ : ‘Trong khi ta khất thực
Rất đầy đủ vật thực mong chờ,
Như vậy thân ta được nhờ
Cơ thể khỏe mạnh và thơ thới nhiều
Để làm việc, những điều lợi lạc’.
– Các Hiền-giả ! Điều khác đáng bàn :
Vị Tỷ Kheo đau bệnh xoàng
Nhưng nghĩ : ‘Cơn bệnh ta đang mắc này
Tuy là nhẹ nhưng rày có thể
Trầm trọng hơn và dễ tăng dần,
Vậy ta phải cố tinh cần.
– Hoặc Tỷ Kheo nọ có thân yếu gầy
Sau cơn bệnh, người đầy mệt mỏi
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 421
Vị ấy nghĩ : ‘Vừa khỏi bệnh duyên
Nhưng có thể tái phát liền
Phải cố tinh tấn cần chuyên hành trì
Phải đạt được điều gì chưa đạt
Cần nỗ lực hoàn tất cho nhanh
Chứng ngộ điều chưa tựu thành’.
Tám tinh-tấn-sự trong lành thanh cao.
g) Tám pháp nào khó bề thể nhập ?
Phạm-hạnh-trú tu tập cho nhiều
Bất thời bất tiết tám điều.
Này các Hiền-giả ! Sớm chiều, nơi nơi
Phạm-hạnh-trú bất thời bất tiết
Các Hiền-giả nên biết chánh chân
Có bậc Thế Tôn giáng trần
Đại A-La-Hán vô ngần trí minh
Chánh Đẳng Giác tự mình chứng đạt
Ngài tuyên thuyết Chánh Pháp tịnh an
Hướng đến giác ngộ, Niết-bàn
Thiện Thệ khai thị minh quang tuyệt vời.
– Nhưng có người vẫn vào địa ngục,
Phạm hạnh trú này thực nhãn tiền
Bất thời bất tiết đầu tiên.
– Cũng có những kẻ sinh liền bàng sanh
(Xương sống ngang chỉ dành loài thú )
Phạm hạnh trú được biết ở đây.
Bất thời bất tiết thứ hai.
– Hoặc sinh ngạ quỷ sâu dày tội khiên.
– Sinh các cõi Chư Thiên viên mãn
Rất an lạc, thọ mạng dài lâu.
– Hoặc sinh ở những vùng sâu
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 422
Biên địa hạ tiện, địa đầu ít dân,
Giữa các loài độn đần mọi rợ
Chỗ đáng sợ thiếu hẳn tiện nghi,
Các Tỷ Kheo, Tỷ Kheo Ni
Ưu-bà-tắc , Ưu-bà-di các hàng
Thiện tri thức hoàn toàn vắng biệt.
Năm bất thời bất tiết đáng thương.
– Hoặc sinh vào nước đại cường
Nhưng lại tà kiến mọi đường đảo điên :
‘Đừng cúng dường, không nên bố thí,
Không cúng tế. Không quả báo gì
Từ những thiện ác hành vi.
Không hề luân chuyển đời này đời sau.
Không có cha và nào có mẹ !
Không hóa sinh theo lẽ sinh tồn,
Không có Sa-môn, Bàn-môn
Chứng đạt chân chánh, pháp môn thực hành,
Tự chứng tri, an lành chứng ngộ
Thế giới này, thế giới về sau
Và tuyên thuyết pháp nhiệm mầu’.
Bất thời bất tiết hãy mau hiểu nhiều.
Các Hiền-giả ! Những điều đã kể
Cho dù là Thiện Thệ Như Lai
Thành đạo trong hiện tại này
Tuyên thuyết Giáp Pháp đủ đầy, cao minh
Độ hữu tình thực hành tinh tấn
Đạt an tịnh, hướng thẳng Niết-bàn,
Rất nhiều chúng sinh thế gian
Vẫn bị chìm đắm, trôi lăn biển đời.
– Có người thời sinh vào cường quốc
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 423
Rất văn minh và thực giàu sang
Nhưng bị ác tuệ mọi đàng
Ngu si, điếc, ngọng, bệnh mang câm, mù
Không khéo nói trơn tru hết ý,
Về nghĩa lý không biết chút nào.
Đó là Phạm hạnh trú vào
Bất thời bất tiết phần sau như vầy.
– Cũng có ngay hữu tình duyên phước
Sinh vào trong những nước phú cường
Nhưng có trí tuệ, hiền lương
Không điếc, ngọng ; nghĩa lý thường hiểu xa
Được khéo nói hay là vụng nói
Phạm-hạnh-trú đại loại là đây.
h) Thế nào tám pháp đủ đầy
Cần được sanh khởi, trình bày ở đây ?
Đại-nhân-tầm, pháp này tám mục :
– Dành cho người thiểu dục mà thôi,
Không dành người đa dục rồi.
– Cho người tri túc mọi thời vô lo,
Không dành cho người không tri túc.
– Cho người thích an tịnh độc cư,
Ngăn người tụ hội giao du.
– Cho người tinh tấn mặc dù khó khăn
Không cho người cứ hằng giải đãi.
– Dành người lại có Niệm hiện tiền
Không dành người thất niệm chuyên.
– Cho người có định tâm liền cao thâm,
Người không có định tâm, không kể.
– Dành cho người trí tuệ ở đây
Không dành người ác-tuệ đầy.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 424
– Không thích lý luận người này, dành riêng
Không dành người chỉ chuyên lý luận.
j) Tám pháp nào phải muốn thắng tri ?
Tám thắng-xứ, nghĩa là gì ?
Tỷ-kheo vị ấy mọi thì quán thông
Tám thắng-xứ thảy đồng hiểu chắc
– Một vị quán nội sắc ở đây
Thấy loại ngoại sắc như vầy :
Hạn lượng, đẹp, xấu. Vị này suy ra :
‘Nhiếp thắng chúng, nên ta thấy, biết’.
Là thắng-xứ cá biệt đầu tiên.
– Quán tưởng nội sắc, thấy liền
Ngoại sắc đẹp, xấu, tuy nhiên vô lường.
Nhận thức thường : ‘Sau khi nhiếp thắng
Ta thấy, biết’. Là thắng-xứ hai.
– Một vị quán tưởng ở đây
Nội tâm vô sắc, thấy ngay như vầy :
Các ngoại sắc ở đây hạn lượng
Và đẹp, xấu. Suy tưởng tức thời :
‘Sau khi nhiếp thắng chúng rồi
Ta biết, ta thấy’. Xứ thời đệ tam.
– Quán vô sắc nội tâm, nhận thấy
Các ngoại sắc vô lượng ở đây
Đẹp, xấu – Nhận thức như vầy :
‘Sau khi nhiếp thắng, thấy ngay, biết liền’.
Thắng-xứ riêng thứ tư được giảng.
.
– Một vị quán vô sắc nội tâm
Thấy loại ngoại sắc màu xanh
Sắc màu xanh nữa, sắc xanh tướng & hình
Ánh sáng xanh lung linh, thật giống
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 425
Bông gai sống màu xanh, sắc xanh
Tướng & hình xanh, ánh sáng xanh
Như Ba-la-nại lụa xanh, xanh rờn
Cả hai mặt láng trơn, bóng lưởng
Sắc màu xanh ; hình & tướng màu xanh
Vị này nhận thức được rằng :
‘Sau khi nhiếp thắng, ta hằng biết ngay
Ta cũng thấy’. Xứ này đệ ngũ.
– Một vị tự quán tưởng như vầy
Vô sắc ở nội tâm đây
Thấy các ngoại sắc ở đây màu vàng
Tướng & hình vàng ; cũng vàng ánh sáng
Như lụa quý trơn láng hai bề
Lụa Ba-la-nại thuộc về
Sắc vàng ; hình & tướng vàng khè như y.
Nên nhận thức : ‘Sau khi nhiếp thắng
Ta thấy, biết’. Sáu thắng xứ tầm.
– Quán tưởng vô sắc nội tâm
Thấy các ngoại sắc lại nhằm đỏ tươi
Sắc màu đỏ ; đỏ tươi hình & tướng
Ánh sáng đỏ, mường tượng như hoa
Tên Bân-Thú-Chi-Vá-Ka (1)
Tất cả đều đỏ ; hay là lụa trơn
Ba-la-nại láng trơn màu đỏ
Nhận thức rõ : ‘Nhiếp thắng chúng rồi
Ta thấy, ta biết hết thôi !’.
Thắng-xứ thứ bảy đồng thời quan tâm.
– Một vị quán nội tâm vô sắc
Thấy ngoại sắc các loại trắng tinh
_______________________________
(1) : Bông Bandhujìvaka .
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 426
Tướng & hình đều sắc trắng tinh
Và ánh sáng trắng, cũng hình như đây :
Ô-Ba-Thi (1) sao mai màu trắng,
Ba-la-nại lụa trắng láng trơn
Sắc trắng ; hình & tướng trắng trơn
Ánh sáng cũng trắng. Thiệt hơn biết là :
‘Nhiếp thắng chúng, nên ta thấy, biết ’.
Tám thắng-xứ quả thiệt như vầy.
k) Thế nào tám pháp ở đây
Cần được chứng ngộ đủ đầy viên dung ?
Tám giải-thoát, vô cùng uyên áo
Vị Tỷ-kheo rốt ráo thực hành
Tám pháp này được hiểu nhanh :
– Tự mình có sắc, thấy rành sắc đây
Giải thoát này chính là thứ nhất.
– Quán nội sắc là vô sắc ngay
Và thấy các ngoại sắc này,
Đó là giải thoát thứ hai như vầy.
– Quán tưởng Sắc ở đây là tịnh
Chú tâm chính vào suy tưởng này,
Giải thoát thứ ba là đây.
– Vượt khỏi các sắc tưởng đây hoàn toàn
Tưởng hữu đối sẵn sàng trừ diệt
Không suy tư khác biệt tưởng nào
‘Hư không vô biên’ nhắm vào
Không vô biên Xứ chứng vào an như.
Là giải thoát thứ tư tuần tự.
– Hư không vô biên Xứ vượt qua
_______________________________
(1) : Sao mai Osadhi .
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 427
Vị ấy nhận thức gần xa
Với suy tư đến : ‘Thức là vô biên’.
Chứng, trú Thức vô biên Xứ nọ
Thứ năm giải thoát đó như vầy.
– Vượt Thức vô biên xứ ngay
‘Vật gì chẳng có’, điều này nghĩ sâu
Chứng, trú vào Vô Sở Hữu Xứ
Là giải thoát thuộc thứ sáu đây.
– Vô sở hữu xứ vượt ngay
Chứng và an trú nơi đây tức thì
Là Phi tưởng phi phi tưởng xứ,
Là giải thoát thuộc thứ bảy đây.
– Phi tưởng phi phi tưởng này
Hoàn toàn vượt khỏi Xứ đây an hòa
Diệt Thọ Tưởng chứng và an trú
Giải thoát đủ thứ tám vuông tròn.
Các Hiền-giả ! Diệu pháp môn
Tám Mươi Pháp ấy Thế Tôn dạy rành
Là thực, chân, ngọn ngành như thị
Không phải không như thị điều này
Đã được Thiện Thệ Như Lai
Giác ngộ, thuyết giảng đủ đầy, cao siêu.
2. a) Chín Pháp nào có nhiều tác dụng ?
Chín tư duy, hiểu đúng về Căn :
Chánh tư duy, hân hoan sanh,
Do hân hoan, hỷ được sanh thật tình
Do hoan hỷ, thân khinh an đạt,
Thân khinh an thì lạc thọ sanh
Do lạc thọ này được sanh
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 428
Tâm được định tỉnh, tự mình an nhiên.
Tâm định tỉnh thì liền biết được
Và thấy được sự vật như chân
Do biết, nhờ thấy như chân
Yểm ly sanh, tiếp sanh phần dục ly.
Do ly dục, tức thì giải thoát,
Là chín pháp tác dụng có nhiều.
b) Có chín pháp nào là điều
Cần phải tu tập sớm chiều cho nhanh ?
Chín cần-chi tịnh thanh thanh tịnh :
– Giới thanh tịnh thanh-tịnh-cần-chi ,
– Tâm thanh tịnh, tịnh cần chi,
– Kiến thanh tịnh, tịnh cần chi hành trì.
– Đoạn nghi & Đạo-phi-đạo tri kiến
– Hành tri kiến & tri kiến ở đây.
– Tuệ và giải thoát – điều này
Đều thanh tịnh thanh tịnh này cần chi.
c) Chín pháp cần biến tri đầy đủ :
Hữu-tình-trú, chín pháp ra sao ?
Bất cứ Tỷ-kheo vị nào
Phải cần thông suốt, dồi trau quá trình
– Các Hiền-giả ! Hữu tình có loại
Thân và tưởng đại loại khác xa
Như loài Người cõi Ta Bà,
Một số các vị cũng là Chư Thiên,
Một số các não phiền đọa xứ.
Là hữu tình trú xứ đầu tiên.
– Hữu tình như Phạm Chúng Thiên
( Chỉ riêng các vị mới liền tái sinh)
Tưởng đồng nhất, thân hình sai biệt,
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 429
Ta được biết trú xứ thứ hai.
– Cũng có loài hữu tình này
Có thân đồng nhất, tưởng sai biệt liền
Như chư Quang Âm Thiên đơn cử,
Là hữu tình trú xứ thứ ba.
– Có loài hữu tình chính là
Tịnh Cư Thiên chúng, tưởng và thân cư
Đều đồng nhất. Thứ tư trú xứ.
– Loài hữu tình vốn tự căn nguyên
Không có tưởng & thọ nào riêng
Như các vị Vô Tưởng Thiên an bình,
Là thứ năm hữu tình trú xứ.
– Có hữu tình đã tự sẵn sàng
Vượt khỏi sắc tưởng hoàn toàn
Diệt trừ sân tưởng dễ dàng ở đây
Không tác ý về sai biệt tưởng
Chứng vào hướng Xứ Không Vô Biên
Nghĩ : ‘Hư không là vô biên’,
Trú xứ thứ sáu đến liền an nhiên.
– Vượt Hư không vô biên xứ đó
Thức Vô Biên Xứ nọ chứng liền
Nghĩ rằng : ‘Thức là vô biên’,
Trú xứ thứ bảy vẹn tuyền ở đây.
– Vượt ra ngoài Thức vô biên xứ
Chứng Vô Sở Hữu Xứ tức thì
‘Tất cả đều không có gì’.
Trú xứ thứ tám này thì điểm qua.
– Đã vượt ra Vô sở hữu xứ
Chứng vào Xứ thuộc Tưởng ở đây
Phi Tưởng Phi Phi Tưởng này.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 430
Trú xứ thứ chín hiểu ngay từng phần.
d) Chín pháp nào phải cần trừ diệt ?
Ái-căn-pháp chi tiết rõ, rành :
– Do duyên ái, tầm cầu sanh ;
– Do tầm cầu, đắc lợi sanh đến liền ;
– Phân biệt sanh do duyên đắc lợi ;
– Do phân biệt dẫn tới điều chi ?
Tới tham dục được sanh vì ;
– Do tham dục, thủ-trước thì sanh đi ;
– Do thủ trước, chấp trì sanh khởi ;
– Do chấp trì, sanh khởi xan tham ;
– Hộ trì do bởi xan tham ;
– Do hộ trì đó, sanh làm nhiều danh :
Chấp trượng & kiến ; luận tranh ; tránh tụng ;
Ly gián ngữ và cũng vọng ngôn ;
Ác bất thiện pháp sinh tồn
Cần trừ chín pháp thật hôn ám này.
e) Chín pháp nào có đầy tai hại ?
Chín hại-tâm cần phải hiểu rồi :
– ‘Người ấy đang làm hại tôi’.
– ‘Người ấy đã & sẽ hại tôi’, như lời.
– ‘Người ấy hại người tôi thương mến’.
– ‘Đang hoặc sẽ hại đến người thương’.
– ‘Người ấy đã làm lợi thường
Cho người tôi vẫn không thương mến gì’.
– ‘Đang hoặc sẽ mong vì làm lợi
Người tôi ghét, do bởi không thương’.
f) Chín pháp nào vẫn thường thường
Hướng đến thù thắng, thanh lương tột vời ?
Các Hiền-giả ! Mọi nơi mọi lúc
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 431
Có chín sự điều-phục hại-tâm :
Các hành giả phải chú tâm
Khi hại tâm hiện, phải thầm nghĩ qua :
– Cho là ta bị người làm hại
Hãy nghĩ lại : ‘Có ích lợi gì
Mà nghĩ như vậy làm chi !’
Hại tâm điều phục tức thì ở đây.
Cả ba thời : Vị lai, quá, hiện
Đều phương tiện dùng cách nghĩ suy :
‘Ta nghĩ như vậy ích gì !’.
– Rồi đến tư tưởng nghĩ vì người thương
Mà cho là họ thường bị hại.
– Hay trái lại, với kẻ không thương
Cho là đã làm lợi thường
Cả ba thời đoạn đều tương tự vầy,
Cũng dùng ý trên đây suy nghĩ :
‘Ích lợi gì mà nghĩ như vầy !’
Sẽ điều phục hại tâm ngay,
Hướng đến thù thắng pháp này thanh cao.
g) Chín pháp nào khó bề thể nhập ?
Chín sai-biệt đề cập ở đây :
– Do duyên giới-sai-biệt này
Nên xúc-sai-biệt như vầy được sanh.
– Xúc-sai-biệt nên sanh ra thọ ;
– Thọ-sai-biệt nên có tưởng sanh ;
– Tư-duy-sai-biệt được sanh
Do tưởng-sai-biệt tác thành như ri.
– Do tư-duy sanh dục-sai-biệt ;
– Do duyên dục-sai-biệt tác thành
Nhiệt-tình-sai-biệt được sanh.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 432
– Nhiệt-tình sai-biệt lại sanh tầm cầu ;
– Do sai-biệt tầm-cầu mãi miết
Nên đắc-lợi-sai-biệt sanh ngay.
Như vậy là chín pháp này
Rất khó thể nhập, hiểu ngay từng phần.
h) Chín pháp nào phải cần sanh khởi ?
Chín tưởng, với : – ‘Bất-tịnh-tưởng’ ni ;
– ‘Tử-tưởng’ ; ‘tưởng thực-yểm-ly’ ;
– ‘Bất-lạc-tưởng thế-gian’ thì thanh cao
– ‘Vô-thường-tưởng’, nơi đâu cũng tưởng
– ‘Khổ-tâm-tưởng trên sự vô thường’;
– ‘Vô-ngã-tưởng trên ngã’ thường ;
– ‘Đoạn-trừ ’ & ‘vô-tham-tưởng’ thường khởi lên.
j) Chín pháp nên thắng tri đầy đủ ?
Thứ đệ trú. Vị Tỷ-kheo này
– Ly ác bất thiện pháp đây
Chứng Thiền Đệ Nhất, có ngay tứ, tầm
Do ly dục sanh phần hỷ lạc.
– Tiếp điều khác, vị ấy định thiền
Diệt tầm, diệt tứ được yên
Thì chứng và trú vào Thiền thứ hai.
Một trạng thái ra ngoài tầm, tứ
Do định sanh, nội tỉnh nhất tâm.
– Ly hỷ trú xả âm thầm
Chánh niệm, tỉnh giác thì thân cảm liền
Sự lạc thọ ; Thánh Hiền gọi đủ
Là ‘Xả niệm lạc trú’ – Tam Thiền.
– Xả lạc, xả khổ – tâm yên
Diệt hỷ, ưu, cảm thọ – liền trước đây
Chứng, trú ngay vào Thiền Đệ Tứ
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 433
Không khổ & lạc, không giữ niệm nào
Thanh tịnh, an lạc tiêu dao.
– Các loại Sắc tưởng vượt mau hoàn toàn
Hữu-đối-tưởng sẵn sàng trừ diệt
Không-tác-ý sai-biệt-tưởng, và
‘Không Vô Biên Xứ’ chứng qua
Với ý niệm ‘Hư không là vô biên’.
– Vượt Hư không vô biên xứ đó
Chứng Vô Sở Hữu Xứ, trú đi
‘Tất cả không sự vật gì’.
– Vô-sở-hữu-xứ sau khi vượt, thì
Chứng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ
Và an trú ở tưởng xứ ngay.
– Phi-tưởng-phi-phi-tưởng này
Sau khi vượt khỏi Xứ đây hoàn toàn
Chứng, trú an Diệt Thọ Tưởng Định,
Cần thắng tri là chín pháp này.
k) Chín pháp nào thẳng ngay
Cần được chứng ngộ đủ đầy ở đây ?
Các Hiền-giả ! Như vầy phải biết
Thứ-đệ-diệt, chín pháp trình bày
Tinh tấn thực hiện chớ chầy :
– Tỷ Kheo thành tựu vào ngay Sơ Thiền
Các Dục-tưởng đều liền đoạn diệt.
– Thành tựu tiếp vào Đệ Nhị Thiền
Các tầm, tứ đoạn diệt liền.
– Tam Thiền thành tựu, diệt liền Hỷ đi.
– Đệ Tứ Thiền một khi thành tựu
Thì hơi thở hiện hữu vào ra
Đã bị đoạn diệt ngay mà !
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 434
– Không-vô-biên-xứ trải qua tựu thành
Thì sắc-tưởng đã nhanh bị diệt.
– Vô-sở-hữu-xứ tiếp tựu thành
Thức-vô-biên-tưởng diệt nhanh.
– Phi-tưởng-phi-phi-tưởng thành tựu đây
Thì diệt ngay Tưởng-vô-sở-hữu.
– Khi thành tựu Diệt-thọ-tưởng thiền
Các tưởng & thọ bị diệt liền.
Chín pháp chứng ngộ nhân duyên đủ đầy.
Các Hiền-giả ! Như vầy phải kể
Chín Mươi Pháp, Thiện Thệ dạy rành
Tăng & Ni Phích-Khú tâm thành
Lần lượt tinh tấn thực hành sâu xa
Là thực, chân, cũng là như thị
Không phải không như thị điều này
Đã được Thiện Thệ Như Lai
Giác ngộ, thuyết giảng đủ đầy, cao siêu.
3. a) Mười Pháp nào có nhiều tác dụng ?
Để Tỷ Kheo & Ni chúng hành trì
Mười pháp thanh tịnh, uy nghi
Có nhiều tác dụng chẳng chi sánh bằng
Là mười phần Hộ-trì-nhân pháp :
– Vị Tỷ Kheo hạ lạp thế nào
Vẫn giữ Giới hạnh thanh cao
Và sống chế ngự, nương vào uy nghi
Của Giới bổn Ba-Tì-Mốc-Khá
Đủ chánh hạnh và cả oai nghi
Thấy được hậu quả hiểm nguy
Trong lỗi nhỏ nhặt bất kỳ gần xa
Thọ lãnh và tu trong Giới pháp
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 435
Là hộ-trì-nhân-pháp đầu tiên.
Các hộ-trì-nhân tiếp liền :
– Tỷ Kheo vị ấy thường chuyên nghe nhiều
Thường gìn giữ những điều nghe ấy
Chất chứa điều nghe thấy bao lần
Những pháp ấy tăng trưởng dần
Sơ & trung & hậu thiện cú văn đủ đầy
Và nghĩa lý như vầy cụ túc
Đề cao mục Phạm hạnh sống lành
Hoàn toàn đầy đủ tịnh thanh
Với những pháp ấy, nghe rành nhiều hơn.
Đã nắm giữ, keo sơn ghi nhớ
Nhờ tụng đọc nhắc nhở nhiều lần
Chuyên ý quán sát mọi phần
Nhờ vào chánh kiến, khéo thành tựu ngay.
– Hoặc vị này đa văn quảng kiến
Thành tựu nhờ chánh kiến tịnh thanh.
– Tỷ Kheo là thiện hữu lành
Là thiện bạn lữ sẵn dành cận thân.
Pháp ấy hộ-trì-nhân như vậy.
– Các Hiền-giả ! Vị ấy cũng là
Thiện ngôn, đầy đủ nhu hòa
Khiêm nhường, nhẫn nại, tránh xa tị hiềm
Nhận chỉ trích một niềm cung kính.
– Khi nhận định trách nhiệm đinh ninh
Cần phải thực hiện nhiệt tình
Các đồng Phạm hạnh của mình hạ cao.
Thường khéo léo và nào biếng nhác
Cùng suy tư một cách đủ đầy
Về các phương tiện ở đây
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 436
Vừa đủ tổ chức, vừa ngay đủ làm.
Hộ-trì-nhân bao hàm như vậy.
– Các Hiền-giả ! Vị ấy tư lương
Ưa thích đối với Pháp thường
Ái luyến nói Pháp cũng dường thương thân.
Rất hoan hỷ về phần Thắng Pháp
Cùng Thắng Luật, dung nạp chánh chân
Chính là Pháp hộ-trì-nhân.
– Lại nữa, vị ấy tự bằng lòng thâu
Những vật dụng từ đâu nhận được
Như y phục, bệnh dược, thức ăn
Chỗ ở, sàng tọa vân…vân…
Như vậy là hộ-trì-nhân pháp này.
– Tỷ Kheo đây sống luôn tinh tấn
Siêng đoạn tận ác pháp khởi lên
Thành tựu các thiện pháp bền
Cương quyết, tinh tấn, dựa trên kiên trì
Không phế bỏ những gì Thiện pháp.
Hộ trì nhân là pháp như vầy.
– Vị ấy chánh niệm đủ đầy
Đủ tối-thượng-niệm thẳng ngay an hòa
Luôn tỉnh giác, nhớ và ghi nhớ
Điều đã nói, nhắc nhở đã làm.
Hộ-trì-nhân-pháp bao hàm.
– Lại nữa, vị ấy uyên thâm sẵn dành
Có tuệ trí, đủ sanh-diệt-trí
Hướng sự lý quyết trạch Thánh nhân
Diệt trừ đau khổ chánh chân
Như vậy, mười hộ-trì-nhân pháp này.
***
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 437
b) Mười pháp đây phải cần tu tập :
Được đề cập Mười Biến Xứ liền
Các vị ! Tỷ-kheo nói trên
Phải nên hiểu rõ vững bền pháp đây.
Mười biến-xứ như vầy chi tiết :
– Vị nào biết địa-biến-xứ toàn
Phía trên, phía dưới, bề ngang
Bất nhị, vô lượng mọi đàng hiểu mau.
– Hay vị ấy biết vào thủy-biến ;
– Biết hỏa-biến ; phong-biến-xứ đây,
– Biết được thanh-biến-xứ này,
– Hoàng-biến ; xích-biến cũng rày biết thông
– Biết bạch-biến ; hư-không-biến đó
– Và biết rõ thức-biến-xứ toàn.
Tất cả xứ : trên, dưới, ngang
Bất nhị, vô lượng mọi đàng hiểu mau.
c) Mười pháp nào biến tri cần thiết ?
Phải nên biết Mười Xứ như vầy :
Nhãn-xứ ; sắc-xứ ở đây
Nhĩ-xứ ; thanh-xứ – tai đầy âm thanh
Rồi tỷ-xứ đồng hành hương-xứ,
Đến thiệt-xứ ; vị-xứ – hiểu dần
Thân-xứ ; xúc-xứ – mười phần.
d) Thế nào mười pháp phải cần diệt đi ?
Tà kiến ; tà tư duy ; tà ngữ ;
Rồi thứ tự : tà nghiệp ; mạng tà ;
Tà tinh tấn và niệm tà ;
Tà định ; tà trí – xấu xa đồng thời
Tà giải thoát. Là mười tà pháp
Cần tu tập để sớm đoạn trừ.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 438
e) Mười pháp nào cứ khư khư
Chịu phần tai hại, chẳng trừ điều chi ?
Các Hiền-giả ! Diệt đi rốt ráo
Mười bất-thiện-nghiệp-đạo sai lầm :
Sát sinh, trộm đạo, tà dâm
Lưỡng thiệt, ác khẩu và phần dối gian
Cùng ỷ ngữ, tham, sân, tà kiến,
Đem nguy biến, tai hại mười điều.
f) Thế nào mười pháp thuận chiều
Hướng đến thù thắng, cao siêu an lành ?
Các Hiền-giả ! Thực hành tinh tiến
Có mười thiện-nghiệp-đạo tịnh thanh
Không trộm đạo ; không sát sanh ;
Không tà dâm ; nói lời lành không sai ;
Không hai lưỡi ; không hay nói ác ;
Không thêu dệt này khác điều gì ;
Không tham ; không sân ; không si ;
Mười pháp thù thắng hành trì chánh chân.
g) Mười pháp nào khó phần thể nhập ?
Mười thánh-tri tu tập tinh cần,
Tỷ-kheo thực hiện mọi phần :
– Năm chi trừ dứt, đều cần hành ngay.
– Sáu chi phải đủ đầy, thuận tiện.
– Một hộ trì . – Thực hiện bốn y.
– Các giáo-điều loại bỏ đi.
– Mong cầu đoạn tận tức thì cho xong.
– Tâm tư không để cho trệ phược.
– Làm thân thể thường được khinh an.
– Tâm thiện giải thoát sẵn sàng.
– Tuệ thiện giải thoát, hoàn toàn thanh cao.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 439
* Các Hiền-giả ! Thế nào nghĩa ý
Năm chi cần cố nghĩ đoạn trừ ?
– Hôn trầm thụy miên đoạn trừ,
– Tham dục ; trạo hối ; sân – trừ dứt ngay,
– Đoạn trừ nghi – như vầy tuân thủ.
* Thế nào là đầy đủ sáu chi ?
Tỷ Kheo gìn giữ oai nghi :
– Mắt khi thấy sắc chẳng chi động lòng
Không thích ý cũng không phật ý
An trú kỹ vào xả tức thì
Chánh niệm, tỉnh giác tự tri.
– Cũng như thế, với những gì trần, căn :
Tai nghe tiếng ; lưỡi cần nếm vị ;
Mũi ngửi hương ; thân cảm xúc liền ;
Ý nhận thức pháp chung riêng,
Vị ấy đều giữ an nhiên cõi lòng
Không thích ý cũng không phật ý
An trú kỹ vào xả tức thì
Chánh niệm, tỉnh giác tự tri.
Như vậy, đầy đủ sáu chi kể vào.
* Một hộ trì - thế nào nghĩa ý ?
Các Hiền-giả ! Một vị thực hành
Hộ trì về Niệm tựu thành,
Tỷ Kheo vị ấy một danh hộ trì.
* Thế nào là bốn y thực hiện ?
Vị Tỷ Kheo tinh tiến suy tư :
Thọ dụng một pháp an như
Nhẫn thọ một pháp ; đoạn trừ pháp đơn
Thứ tư còn Tránh xa một pháp.
* Thế nào là loại các giáo điều ?
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 440
Tất cả thông thường giáo điều
Sa-môn các vị phần nhiều chủ trương,
Vị Tỷ Kheo kiên cường loại bỏ
Không chấp nhận, chẳng có nương tay
Tẩn xuất, phóng xả giáo điều.
* Này các Hiền-giả ! Mong nhiều hại thay !
Vị Tỷ Kheo thẳng ngay trừ diệt
Các mong cầu về hiện hữu đây
Làm cho an tịnh đêm ngày
Mong cầu về phạm hạnh nay đoạn trừ.
* Thế nào là tâm tư sau trước
Không trệ phược với các hại tâm
Đoạn trừ các dục vọng tâm
Tâm tư sân hận chú tâm đoạn trừ
Đoạn trừ các tâm tư não hại.
Tỷ Kheo ấy không trệ phược tâm.
* Thế nào Tỷ Kheo tịnh lành
Hành trì có được thân hành khinh an ?
Vị Tỷ Kheo sẵn sàng trừ diệt
Diệt lạc & khổ, trừ diệt hỷ & ưu
Chứng, trú vào Thiền thứ tư
Xả niệm thanh tịnh, đoạn trừ khổ, vui.
* Thế nào vui thiện tâm giải thoát ?
Tỷ Kheo tâm giải thoát khỏi tham
Tâm giải thoát khỏi sân, tàm
Tâm giải thoát khỏi si, làm tịnh thanh.
* Các Hiền -giả ! Hiểu rành sự kiện
Là Tuệ thiện giải thoát thế nào ?
Tỷ Kheo tự biết thanh cao :
‘Như cây bị chặt, bị đào rễ đi
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 441
Nay tham, si, sân tâm ta đó
Đã đoạn trừ, đào bỏ rễ ngay
Không thể sinh khởi tương lai,
Tuệ-thiện-giải-thoát – vị đây tựu thành.
h) Mười pháp nào cần sanh khởi đó ?
Mười Tưởng nọ : – Bất-tịnh-tưởng ni ;
– Tử-tưởng ; tưởng thực-yểm-ly ;
– ‘Bất-lạc-tưởng nhất thiết vì thế gian’ ;
– Vô-thường-tưởng , sẵn sàng quán tưởng ,
– ‘Khổ-tâm-tưởng trên sự vô thường’;
– ‘Vô-ngã-tưởng-trên-khổ’ đương,
– Đoạn & ly tham & diệt-tưởng thường khởi lên.
Là mười pháp cần nên sanh khởi.
j) Mười pháp nào cần tới thắng tri ?
Mười đoạn-tận-sự là gì ?
– Chánh kiến đoạn tận, tức thì sinh ngay
Tà kiến này ; rồi duyên tà kiến
Ác-bất-thiện các pháp khởi lên,
Các pháp này đoạn tận liền
Do duyên chánh kiến, thiện hiền gia tăng.
– Tà tư duy do phần đoạn tận
Mất hướng dẫn của chánh tư duy.
– Tà ngữ xuất hiện do vì
Chánh ngữ đoạn tận tức thì ở đây.
– Do chánh nghiệp điều này đoạn tận
Nên tà nghiệp hưng phấn khởi lên.
– Tà mạng này được có nên
Là do chánh mạng móng nền vỡ tan.
– Chánh tinh tấn vội vàng đoạn tận
Tà tinh tấn đã khởi lên ngay.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 442
– Tà niệm có nên ở đây
Do chánh niệm đoạn tận ngay tức thì.
– Do chánh định đã vì đoạn tận
Nên tà định hưng phấn khởi lên.
– Tà trí phát triển có nên
Là do chánh trí móng nền diệt đi.
– Tà giải thoát tức thì hưng phấn
Chánh giải thoát đoạn tận mà ra.
Do duyên tất cả các tà
Ác-bất-thiện-pháp khởi ra tức thì.
Các pháp này mất đi, đoạn tận
Các điều chánh nếu vẫn phát dương
Các thiện pháp được tăng cường
Và được viên mãn, tinh tường phát huy
Mười pháp cần thắng tri hiểu rõ.
k) Mười pháp cần chứng ngộ là gì ?
Các Hiền-giả ! Phải liễu tri
Phải cần tu tập, hành trì chánh chân
Vô-học-pháp, mười phần chí thiện :
– Vô học chánh tri kiến ở đây,
– Vô học chánh tư duy này,
– Vô học chánh ngữ thẳng ngay mọi bề,
– Rồi vô học thuộc về chánh nghiệp,
– Vô học tiếp chánh mạng như vầy,
– Vô học chánh tinh tấn đây,
– Vô học chánh niệm thẳng ngay, an hòa,
– Đến chánh định thiền-na vô học,
– Cùng vô học chánh trí đủ đầy,
– Vô học chánh giải thoát này.
Mười pháp chứng ngộ Như Lai dạy rành.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 34 : THẬP THƯỢNG * MLH – 443
Một Trăm Pháp đành rành như vậy
Thực hành các pháp ấy chuyên cần
Tinh tấn hành trì chánh chân
Sẽ đạt kết quả vô ngần sâu xa
Là thực, chân, cùng là như thị
Không phải không như thị điều này,
Đã được Thiện Thệ Như Lai
Giác ngộ, thuyết giảng pháp ngài chứng tri.
Nghe Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Tá
Tức ngài Xá-Lợi-Phất Thánh Tăng
Đệ nhất Trí Tuệ truyền đăng
Bậc Đại-đệ-tử Phật hằng cẩn tin
Đã thuyết giảng, vẹn gìn Chánh Pháp
Một trăm pháp cao thượng, minh quang
Tỷ-kheo Tăng Chúng các hàng
Hoan hỷ tín thọ lời vàng Phật ngôn ./-
*
* *
( Chấm dứt Kinh 34 : THẬP THƯỢNG – Dasuttara-sutta )
Thi Hóa Trường Bộ Kinh ( Tập III ) MLH – 444
PHẨM PÀTIKA
Kinh Ba-Lê – Pa-Ti-Ka
Kinh U-Đúm-Ba-Ri-Ka đồng thì
Và kinh Chất-Ká-Vách-Ti
Ất-Ganh-Ná-Ká kinh thì biết qua
Sâm-Ba-Sa-Đá-Ni-Da
Ba-Sa-Đí-Ká, kinh đa tịnh hòa
Kinh Si-Ga-Lô-Va-Đa
Cùng Kinh Tướng – Lắc-Khá-Na, cũng là
( Kinh Ma-Ha-Pú-Rí-Sa )
Kinh A-Ta-Na-Tí-Da thọ trì
Kinh Phúng tụng – Săng-Ghi-Ti
Đa-Sút-Tá-Rá ( Kinh ni cũng là
Kinh Thập Thượng ), lời gấm hoa.
Mười một kinh – Pa-Ti-Ka phẩm này.
Đoạn trừ mọi khổ đau ngay
Đạt chân lạc thọ, pháp đầy thâm uyên
Chứng bất tử, an tịnh liền
Đại Pháp Vương, bậc vẹn tuyền cần nương.
HẾT TRƯỜNG BỘ KINH
___________________________________
* 11 Kinh của Trường Bộ hình thành Phẩm Pàtika này :Kinh Ba-
Lê – Pàtika ; Kinh Ưu-Đàm-Bà-La Sư-tử Hống – Udumbarika
Sìhanàda ; Kinh Chuyển-Luân Thánh Vương Sư Tử-Hống –
Cakkhavatti Sìhanàda ; Kinh Khởi Thế Nhân Bổn - Agganna ;
Kinh Tự Hoan Hỷ – Sampasàdaniya ;Kinh ThanhTịnh –Pàsàdika
Kinh Tướng – Lakkhana ; Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt –
Singàlovàda ; Kinh A-Sá-Nang-Chi – Atànàtiya ; Kinh Phúng
Tụng – Sangìti ; Kinh Thập Thượng – Dasuttara .
Thơ Kinh TRƯỜNG BỘ ( Tập 3 ) * MLH – 445
KINH SÁCH THAM KHẢO :
– TRƯỜNG BỘ KINH
( Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch )
– ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP
[ The BUDDHA and HIS TEACHINGS ]
( Hòa Thượng NARADA - Phạm Kim Khánh dịch )
–. LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT TỔ CỐ-ĐÀM
( Mahà Thong Kham Medhivongs )
– THIỀN TỨ NIỆM XỨ - MINH SÁT TUỆ
( Hòa Thượng Thiền Sư Giới Nghiêm – Thitasìlo Mahàthera )
– MI-TIÊN VẤN ĐÁP - MILANDAPANHÀ
( Hòa Thượng Giới Nghiêm – Thitasìlo Mahàthera soạn dịch )
– PHẬT HỌC QUẦN NGHI
( HT. Thích Thánh Nghiêm . Thầy T. Minh Quang dịch )
– ĐẠI TỰ ĐIỂN TIẾNG VIỆT
( Nguyễn Như Ý chủ biên - NXB Văn Hóa Thông Tin VN )
– TƯ TƯỞNG XÃ HỘI trong Kinh Điển PHẬT GIÁO
NGUYÊN THỦY - HT. Thích Chơn Trí ( Nguyên Siêu )
– PHẬT GIÁO NAM TÔNG tại ĐÔNG NAM Á
( Giáo sư Trần Quang Thuận )
– PHẬT GIÁO CHÁNH TÍN ( HT. Thích Trí Nghiêm )
– Tìm hiểu & Học tập KINH PHÁP CÚ Tập I
( Cư-sĩ THIỆN NHỰT phiên dịch và ghi chú )