TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRƯỜNG BỘ KINH
(Dìgha Nikàya)
Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ: Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG PL. 2555 - DL 2010
29. Kinh THANH TỊNH
( Pàsàdika-sutta )
Như vậy, tôi nghe :
1. Một thời nọ Thế Tôn hoằng hóa
Giữa giòng tộc Sắc-Dá – Thích Ca (1)
Trú vườn xoài của chủ gia
Vê-Thanh-Na (2), cũng họ là Thích ca.
Lúc bấy giờ xảy ra : Giáo Cả
Ni-Ganh-Tha Na-Thá-Pút-Ta (3)
Vừa tạ thế ở Pa-Va (4)
( Phái Ni-Kiền-Tử chính là phái đây
Tu lõa hình, vị này Giáo Chủ
Trong Lục Sư quần tụ có tên )
Khi Ni-Ganh-Thá nói trên
Vừa mới tạ thế, xảy nên bất hòa
Ni-Kiền-Tử chia ra hai phái
Tranh chấp nhau, tàn hại bằng lời
Chia rẽ, tranh chấp mọi nơi
Dùng binh khí miệng đồng thời tấn công :
“ Ngươi đã không biết đây pháp luật
Ta hiểu biết pháp luật này rành
Sao ngươi có thể biết rành
Ngươi theo tà hạnh, ta hành chánh chân
Lời nói ta tương ưng là thế
Lời ngươi nói không thể tương ưng
Ngươi nói trước sau vô chừng
_______________________________
(1) : Thích Ca – Sakya :giòng của đức Phật . (2) : Vedhannà . (3) : Nigantha Nàthaputta . (4) : Thành Pàvà của bộ tộc Mallà .
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 166
Điều đáng nói trước ngươi từng nói sau
Điều nói sau bỗng dưng nói trước
Ngươi quan niệm đảo ngược trình bày
Bị thách đố quan niệm này
Ngươi bị đánh bại. Giải vây đi nào !
Hãy tự thoát điều vào bế tắc
Nếu ngươi chắc có thể thực hành ”.
Hình như họ muốn giao tranh
Với nhau tàn hại, để dành quyền uy
Ngay sau khi vắng vì Giáo chủ.
Các đệ tử áo trắng phái này
Chán ngấy trước hiện tượng đây
Chống các Ni-Ganh-Thá ngay tức thì
Phản đối vì trình bày pháp, luật
Hay tuyên bố pháp, luật vụng về
Không vì an tịnh hướng về
Hiệu năng hướng dẫn mọi bề cũng không.
Lại cũng không do từ một bậc
Chánh Đẳng Giác tuyên thuyết, trình bày
Pháp y chỉ đổ vỡ ngay
Không nơi nương tựa cho rày bạch y.
2. Vị Sa-Di có tên Chun-Đá (1)
Sau khi đã mãn hạ an cư
Pa-Va ba tháng tịnh tu
Về thăm Tôn-giả thuần từ đa văn
Tức là ngài A-Nan (2) Tôn-giả
Tại Sa-Ma-Ga-Má (3) nơi này
_______________________________
(1) : Sa-di (Samanero) tên Cunda . Nghĩa từ Sa-di xin xem lại chú
thích ở Kinh Ba-Lê – Pàtika số 24 . (2) :Tôn-giả Ananda (xin
xem chú thích ở Kinh Đại Bát Niết Bàn số 16 ). (3) :Sàmàgama .
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 167
Đến nơi, Sư đảnh lễ ngài
Một bên ngồi xuống, trình bày sự duyên :
– “ Bạch Tôn-giả ! Xảy nên mối họa
Ni-Ganh-Tha Na-Thá-Pút-Ta
Vừa tạ thế ở Pa-Va
Nhưng ông vừa mất, xảy ra bất hòa
Ni-Kiền-Tử chia ra hai phái
Tranh luận nhau, tàn hại bằng lời
Chia rẽ, tranh chấp mọi nơi
Dùng binh khí miệng với lời sân si.
Các đệ tử bạch y cư sĩ
Đang phản đối các vị chấp tranh
Vì pháp, luật họ lập thành
Trình bày, tuyên bố phong phanh, vụng về
Không hiệu năng, không hề an tịnh
Không do Chính Đẳng Giác đã tuyên
Pháp y chỉ đổ vỡ liền
Không nơi nương tựa, não phiền tín gia ”.
Vừa nghe qua chuyện từ Chun-Đá
A-Nan-Đa Tôn-giả bảo là :
– “ Hiền-giả Chun-Đa ! Chúng ta
Cần yết kiến Phật để mà thưa lên
Vấn đề trên để Ngài được biết
Chuyện cần thiết ta phải đưa ra ”.
3. Thế rồi Sa-di Chun-Đa
Theo Tôn-giả A-Nan-Đa đến liền
Nơì hương thất tịnh yên Thiện Thệ
Sau khi đến, đảnh lễ Phật Đà
Rồi Tôn-giả A-Nan-Đa
Thưa rằng : “Bạch Phật ! Xảy ra chuyện kỳ
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 168
Do lời kể Sa-di Chun-Đá
Ni-Ganh-Tha Na-Thá-Pút-Ta
Vừa tạ thế ở Pa-Va
Nhưng ông vừa mất, xảy ra bất hòa
Ni-Kiền-Tử chia ra hai phái
Tranh luận nhau, tàn hại bằng lời
Chia rẽ, tranh chấp mọi nơi
Dùng binh khí miệng với lời sân si.
Các đệ tử bạch y cư sĩ
Đang phản đối các vị chấp tranh
Vì pháp, luật họ lập thành
Trình bày, tuyên bố phong phanh, vụng về
Không hiệu năng, không hề an tịnh
Không do Chính Đẳng Giác đã tuyên
Pháp y chỉ đổ vỡ liền
Không nơi nương tựa, não phiền tín gia ”.
– “ Này Sa-di Chun-Đa ! Như vậy
Pháp, luật ấy đã được trình bày
Tuyên bố vụng về như vầy
Hiệu năng hướng dẫn điều này cũng không
Lại cũng không hướng về an tịnh
Không do Chính Đẳng Giác thuyết ra.
4. Ở nơi đây, này Chun-Đa !
Đạo Sư một vị không là Thánh nhân
Chánh Đẳng Giác chánh chân không phải
Ông ta lại tuyên bố vụng về
Trình bày về mọi vấn đề
Không có hiệu quả, không hề tịnh an
Những đệ tử hoàn toàn thúc thủ
Không thành tựu an trú pháp lành
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 169
Trong pháp, tùy pháp thầy mình
Sống không chánh hạnh, thực hành lầm sai.
Họ vượt ngoài pháp và tùy pháp
Vì đệ tử biết pháp lầm sai.
Nên bảo người đệ tử này :
– ‘Này bạn ! Lợi ích đủ đầy cho ngươi
Khéo chứng đắc với người như bạn.
Đạo Sư bạn không phải Thánh nhân
Không phải Chánh Giác cõi trần
Pháp, luật tuyên bố lăng nhăng, vụng về
Không có về hiệu năng hướng dẫn
Không hướng thẳng an tịnh từ hòa
Không do Chánh Đẳng thuyết ra,
Và ngươi trong pháp, luật tà nói trên
Không thành tựu, vững bền an trú
Nên đã tự vượt thoát ra ngoài
Pháp và tùy pháp lầm sai’.
Chun-Đá ! Như vậy trình bày nói trên
Vị đạo sư đáng nên quở trách
Pháp, luật đáng quở trách, chê bai
Nhưng về người đệ tử này
Đáng được tán thán thẳng ngay bằng lời.
Này Chun-Đa ! Với người đệ tử
Hiểu đúng sai lành dữ như vầy
Thì ta nên nói thế này :
– ‘Hiền giả ! Nếu bạn hành ngay những điều
Mà đạo sư bạn đều truyền dạy
Thực hành đúng như vậy âm thầm
Như là ai có suy tầm
Hay là ai bị suy tầm, cả đôi
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 170
Suy tầm rồi, thi hành như thực
Đều không được phước báo chút nào.
Không có phước báo, vì sao ?
Vì pháp, luật ấy trước sau trình bày
Và tuyên bố vụng sai, lẩn thẩn
Không hiệu năng hướng dẫn mọi bề
Không vì an tịnh hướng về,
Vị Chánh Đẳng Giác chẳng hề thuyết ra’.
5. Này Chun-Đa ! Đạo sư vị khác
Không phải Chánh Đẳng Giác Phật Đà
Pháp được trình bày, nói ra
Vụng về, không hướng từ hòa, tịnh an
Không hiệu năng sẵn sàng hướng dẫn.
Các đệ tử cũng vẫn hành trì
Sống thành tựu pháp, pháp tùy
Sống đúng tùy pháp, thuận vì pháp đây.
Với vị này, tức người đệ tử
Nói với họ để tự xét suy :
– ‘Này bạn ! Chẳng lợi ích gì
Với sự cố gắng hành trì của ngươi
Thật không khéo cho ngươi chứng đắc
Đạo sư ngươi quả thật vô nghì
Không phải Chánh Giác Toàn Tri
Trình bày, tuyên bố pháp thì vụng thô
Các môn đồ như ngươi thuận hạp
Sống thành tựu tùy pháp, pháp này,
Sống theo chánh hạnh đủ đầy’.
Chun-Đa ! Vị Đạo sư này đáng chê
Pháp đáng trách. Còn về đệ tử
Thì đệ tử đáng quở trách luôn.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 171
Với vị đệ tử đáng buồn
Nên gặp vị ấy, nói luôn rõ, rành :
– ‘Này Hiền-giả ! Tựu thành chánh hạnh
Tinh tấn trong chánh hạnh, người khen
Hoặc giả là người được khen
Người được khen ấy lại bèn cố hơn.
Tất cả không chánh chơn sau trước
Không có được phước đức chút nào !’
Chun-Đa ! Điều ấy vì sao ?
Vì pháp tuyên bố rơi vào vụng thô
Không hiệu năng môn đồ hướng dẫn
Không tường tận an tịnh hướng về
Vị Chánh Đẳng Giác không hề
Tuyên thuyết như vậy, đường mê lối tà !
6. Này Chun-Đa ! Còn về điều khác
Đạo Sư là Chánh Đẳng Giác đây
Pháp được khéo giảng, trình bày
Hiệu năng hướng dẫn, hướng ngay tịnh hòa
Do Phật Đà Toàn Tri Diệu Giác
Đã tuyên thuyết phổ quát, trình bày
Vị đệ tử trong pháp này
Sống không thành tựu pháp hay pháp tùy
Sự hành trì không theo chánh hạnh
Sống không thuận pháp chánh, pháp tùy.
Với người đệ tử này thì
Nói rằng : ‘Thật chẳng lành gì cho ngươi
Không lợi ích cho ngươi mọi mặt
Thật không khéo chứng đắc cho ngươi
Vì vị đạo sư của ngươi
Là Chánh Đẳng Giác, khéo lời thuyết tuyên
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 172
Trình bày pháp vẹn tuyền, minh mẫn
Có hiệu năng hướng dẫn rõ, rành
Hướng đến an tịnh thiện lành,
Nhưng ngươi trong pháp thực hành sai xa
Không thành tựu pháp và tùy pháp
Không chánh hạnh, không hạp pháp lành
Không đúng tùy pháp thực hành
Không thuận theo pháp ngọn ngành đúng nơi’.
Này Chun-Đa ! Vậy thời căn bản
Đáng tán thán vị đạo sư này
Pháp đáng tán thán ở đây
Đệ tử đáng bị quở rầy không lơi.
Cần phải nói với người đệ tử :
– ‘Này Hiền-giả ! Hãy tự nghĩ suy
Hãy đúng như pháp hành trì
Thực hành lời dạy của vì Đạo sư
Đã trình bày, thực hư giảng kỹ
Ai điều tra, ai bị điều tra
Hoặc ‘ai có bị điều tra
Thi hành như thực’ - đều là phước sâu’.
Việc như thế, vì sao ? Chun-Đá !
Vì pháp, luật vốn đã được Ngài
Chánh Giác khéo thuyết, trình bày
Hiệu năng hướng dẫn, hướng ngay tịnh hòa.
7. Này Chun-Đa ! Một trường hợp khác
Vị đạo sư Chánh Giác Phật Đà
Pháp được khéo tuyên thuyết ra
Hiệu năng hướng dẫn, thật là tịnh an.
Vị đệ tử hoàn toàn thuận hạp
Thành tựu pháp, tùy pháp thiện lành
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 173
Thành tựu chánh hạnh tịnh thanh
Sống đúng tùy pháp, thuận hành pháp đây.
Hãy nói ngay với người đệ tử :
– ‘Này Hiền-giả ! Vinh dự mọi thời
Thật là lợi ích cho ngươi
Thật khéo chứng đắc tuyệt vời cho ngươi
Vì đạo sư của ngươi viên mãn
A-La-Hán, Chánh Đẳng Phật Đà
Khéo tuyên thuyết, khéo nói ra
Đưa tới lợi lạc hằng sa hữu tình
Còn về ngươi, tự mình thành tựu
Pháp thành tựu, tùy pháp đủ đầy
Sống thành tựu chánh hạnh này
Sống đúng tùy pháp, thuận ngay pháp từ.
Vị đạo sư rất nên tán thán
Pháp ở đây thật đáng tán dương
Đệ tử cũng đáng tán dương.
Nói với người đệ tử thường tịnh thanh :
– ‘ Này Hiền-giả ! Tựu thành như pháp
Và tinh tấn như pháp của ngươi
Người khen, được khen ở đời
Người được khen càng chẳng lơi tinh cần
Tất cả đều nhiều phần công đức’.
Vì sao vậy ? Pháp, luật ở đây
Khéo được tuyên thuyết, trình bày
Hiệu năng hướng dẫn, hướng ngay tịnh hòa
Do một vị Phật Đà minh triết
Chánh Đẳng Giác tuyên thuyết rõ ràng.
8. Này Chun-Đa ! Lại nói sang
Xuất hiện một vị thuộc hàng Đạo-sư
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 174
Chánh Đẳng Giác, Đại Từ, La-Hán
Pháp viên mãn tuyên thuyết, trình bày.
Hiệu năng hướng dẫn đủ đầy
Hướng đến an tịnh, do Ngài thuyết ra.
Các đệ tử trải qua hành pháp
Chưa tinh thông diệu pháp cao minh
Chưa đạt Phạm hạnh cho mình
Thứ bậc, vị trí chương trình liên quan
Chưa trở thành sẵn sàng diệu dụng
Chưa khéo đúng diễn giải cho người,
Trong lúc đệ tử vậy thời
Đạo sư viên tịch hướng nơi Niết Bàn.
Này Chun-Đa ! Khó khăn đối mặt,
Các đệ tử sẽ rất ưu tư
Vì đã mất vị Đạo sư
Khi họ chưa đạt Chân Như nhiệm mầu.
9. Này Chun-Đa ! Ví dầu có vị
Đạo sư là Đại Trí Phật Đà
La-Hán, Chánh Giác tịnh hòa
Pháp khéo truyền thuyết, khéo qua trình bày
Có đủ đầy hiệu năng hướng dẫn
Đến an tịnh – Chánh Đẳng thường tuyên.
Các vị đệ tử an nhiên
Tinh thông diệu pháp, mối giềng hiểu sâu
Và Phạm hạnh thanh cao hoàn mỹ
Các thứ bậc, vị trí liên quan
Trở thành diệu dụng hoàn toàn
Trình bày một cách vẻ vang cho Người.
Khi đến thời đạo sư viên tịch
Các đệ tử hiểu biết, an nhiên
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 175
Không có ưu tư não phiền
Vì Thầy là bậc phước điền Thế Tôn,
Còn đệ tử tinh thông diệu pháp
Và phạm hạnh viên mãn an như
Đạo sư tịch diệt Vô dư
Đệ tử không có ưu tư, não phiền.
10. Này Chun-Đa ! Nói riêng Phạm hạnh
Chưa đầy đủ các nhánh chi phần :
Nếu không đạo sư chánh chân
Chưa là Thượng Tọa, thiếu phần sâu xa
Thiếu kinh nghiệm, xuất gia còn ngắn
Chưa trưởng thượng, tâm vẫn loay hoay,
Thì một phạm hạnh như vầy
Là không viên mãn, điều đây phải tường.
Này Chun-Đa ! Con đường bậc thánh
Nếu phạm hạnh đầy đủ chi phần :
Có được đạo sư chánh chân
Là vị Thượng Tọa mọi phần sâu xa
Nhiều kinh nghiệm, xuất gia lâu trước
Bậc trưởng thượng duyên phước đủ đầy
Thì một phạm hạnh như vầy
Xem là viên mãn, điều này lành thay !
11. Này Chun-Đa ! Như vầy Phạm hạnh
Đủ chi phần : Chân chánh đạo sư
Nhưng không có những điều như :
Đệ tử Thượng Tọa khoan từ Tỷ Kheo
Và các hàng vâng theo đệ tử
Không sáng suốt, không tự sửa thân
Không vô úy, không đa văn
Không thể thuyết giảng pháp đăng diệu huyền.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 176
Với giáo lý của tuyền ngoại đạo
Không khéo tạo điều phục mọi thì
Bằng giáo pháp mình hành trì.
Không thể thuyết bất tư nghì pháp siêu,
Thì phạm hạnh này đều không đáng
Không thể nào viên mãn, tốt lành.
12. Chun-Đa ! Phạm hạnh tịnh thanh
Khi nào đầy đủ duyên lành liễu tri :
* Có đạo sư là vì Thượng Tọa
Nhiều kinh nghiệm, tu đã lâu năm
Đến tuổi trưởng thượng, thâm trầm
Nhưng Có & Không Có thành phần vâng theo
Những Thượng Tọa Tỷ-kheo đệ tử
Những đệ tử Trung lạp Tỷ-kheo (1)
Đệ tử Hạ lạp Tỷ-kheo
Và những đệ tử vâng theo hành trì
Tỷ Kheo Ni (1) có & không uyên bác
Trưởng Lão Ni, Trung lạp Ni Sư
Những Hạ lạp Ni không trừ.
Bạch y đệ tử thế cư, bao hàm :
Có hoặc không Thiện
Sống phạm hạnh hoặc chẳng tịnh thanh
Hay những Tín Nữ (1) tâm thành
Tại gia áo trắng, tịnh lành hoặc không
( Sống tịnh hạnh & sống trong dục lạc )
_______________________________
(1) : Bốn Chúng đệ tử của Đức Phật : 2 hạng xuất gia là Tỷ Kheo
hay Tỳ-Khưu ( Bhikkhu ) và Tỷ-Kheo-Ni ( Bhikkhuni ). 2 chúng
tại gia cư sĩ là Upasiko ( Ưu-Bà-Tắc -
tục Ấn Độ người Tại Gia thường mặc đồ trắng nên các Cư-sĩ
được gọi là hàng Bạch Y hay người áo trắng ).
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 177
Không có các đệ tử tịnh thanh
Không hành trì pháp thiện lành
Phạm hạnh như vậy không thành công chi,
Không hưng thịnh, không gì phát triển,
Khó phổ biến, khó khiến hoằng tuyên.
Còn ngược lại, nếu thuận duyên
Đệ tử Bốn Chúng vẹn tuyền tịnh thanh
Hành trì đúng thiện lành pháp thánh
Như vậy là phạm hạnh thành công
Hưng thịnh, phát triển, phổ thông
Phổ biến rộng rãi, khéo trong hoằng tuyền.
13. Này Chun-Đa ! Với duyên thực hiện
Những phương diện phạm hạnh đủ đầy
Đạo sư Thượng Tọa vị này
Có nhiều kinh nghiệm, lâu ngày xuất gia
Bậc trưởng thượng thật là xuất chúng
Có đông đảo đồ chúng vâng theo.
Đệ tử : Thượng Tọa Tỷ-kheo
Tăng Ni đệ tử thảy đều tỏ ra
Có phẩm hạnh, từ hòa sáng suốt
Tự điều phục và thuộc đa văn
Đạt được vô úy, bình an
Có thể thuyết giảng pháp quang diệu huyền
Với giáo lý của tuyền ngoại đạo
Đã khéo tạo nhiếp phục mọi thì
Bằng giáo pháp mình hành trì,
Có thể thuyết bất tư nghì pháp siêu.
Hàng Cư-sĩ cũng đều tín dự
Những thiện nam, tín nữ bạch y
Phạm hạnh & dục lạc chấp trì
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 178
Phạm hạnh trường hợp ấy thì thành công,
Và hưng thịnh, phổ thông phát triển
Rộng phổ biến, lợi lạc mọi thời
Khéo tuyên bố giữa các Người
Danh xưng, lợi dưỡng tuyệt vời sâu xa.
Phạm hạnh ấy thật là viên mãn
Về phương diện trong sáng như vầy.
***
14. Này Chun-Đa ! Hiện tại nay
Ta, Chánh Đẳng Giác Như Lai cõi trần
A-La-Hán chánh chân giác ngộ
Pháp được khéo tuyên bố, trình bày
Hiệu năng hướng dẫn đủ đầy
Hướng đến an tịnh, Như Lai giảng bày.
Các đệ tử thẳng ngay, thanh tịnh
Đạt cứu kính diệu pháp tinh thông
Phạm hạnh viên mãn ngoài trong
Thứ bậc, vị trí thảy đồng liên quan,
Được trở thành rỡ ràng, diệu dụng,
Khéo trình bày khắp chúng loài Người.
Ta là Đạo sư ở đời
Có nhiều kinh nghiệm, thuyết lời sâu xa
Là Trưởng lão xuất gia lâu trước
Tuổi trưởng thượng, duyên phước đủ đầy.
15. Này Chun-Đa ! Ta hiện nay
Đệ tử Thượng Tọa cao dày tuệ minh
Trí sáng suốt, tự mình điều phục
Tâm vô úy và thuộc đa văn
Đạt đến trạng thái bình an
Có thể thuyết giảng pháp quang diệu huyền.
Với giáo lý của tuyền ngoại đạo
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 179
Đã an hảo chiết phục mọi thì
Bằng giáo pháp mình hành trì
Có thể thuyết bất tư nghì pháp siêu.
Những Thượng Tọa Tỷ-kheo đệ tử
Những đệ tử Trung lạp Tỷ-kheo
Đệ tử Hạ lạp Tỷ-kheo
Các hàng đệ tử vâng theo hành trì
Tỷ-kheo-ni ít nhiều pháp-lạp
Trưởng lão Ni, Trung lạp Ni-sư
Những Hạ lạp Ni không trừ.
Bạch y đệ tử thế cư, bao hàm :
Có những vị Thiện
Sống phạm hạnh hoặc chẳng tịnh thanh
Có những Tín Nữ tâm thành
Tại gia áo trắng, tịnh lành hoặc không
( Sống phạm hạnh & sống trong dục lạc )
Cả Tứ Chúng không khác tâm đồng
Phạm hạnh như vậy thành công
Hưng thịnh, phát triển phổ thông hoằng truyền.
16. Này Chun-Đa ! Nói riêng phương diện
Những đạo sư xuất hiện trước sau
Ta không thấy đạo sư nào
Bằng Ta về mặt thanh cao không ngừng
Về lợi dưỡng, danh xưng tối thượng
Còn về hướng đoàn thể, hội đoàn
Xuất hiện ở đời rộn ràng
Không bằng tập thể Tăng Đoàn của Ta
Về phương diện : một là ‘lợi dưỡng’
Hai, ‘danh xưng tối thượng’ Tăng Già.
Khi tả một phạm hạnh ra
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 180
‘Thành tựu hết thảy tướng’ mà viên thông
Không thiếu sót và không quá đáng
Khéo tuyên thuyết viên mãn, hoàn toàn
Một cách đúng đắn, nghiêm trang
Vị ấy tuyên bố rõ ràng, mãn viên :
‘Hết thảy tướng vẹn tuyền thành tựu
Về phạm hạnh diệu hữu nói ra’.
Này Chun-Đa ! Úc-Đa-Ka (1)
Là con của vị Ra-Ma (1) thiên thần
Thường nói rằng : ‘Thấy mà không thấy’
Thấy cái gì không thấy, nghĩa chi ?
Con dao bén, thấy tức thì
Không thấy khía cạnh bén nguy dao này.
Này Chun-Đa ! Chính đây lý giải
‘Thấy nhưng mà không thấy’ nêu ra.
Úc-Đa-Ka, con Ra-Ma
Ở đây đã đề cập qua vấn đề
Vật hạ liệt và đê tiện ấy
Không phải thánh, chính đấy phàm phu,
Chỉ là con dao, mặc dù
Câu nói ám chỉ phạm trù ở đây
Phải nói đúng như vầy câu ấy :
‘Thấy nhưng mà không thấy’ hiểu thông.
Một phạm hạnh thành tựu xong
Đầy đủ hết thảy tướng, không thiếu gì
Không quá đáng, khéo vì tuyên giảng
Khéo trình bày viên mãn đủ đầy
Vị ấy thấy phạm hạnh này.
Nhưng nếu trừ bớt một hai điểm nào
_______________________________
(1) : Uddaka , con của Ràma.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 181
Vì nghĩ rằng do vào làm thế
Khiến sự thể sẽ rõ hơn, thì
Vị ấy sẽ không thấy gì .
Còn nếu vị ấy tự tri, thêm vào
Phương diện nào, chỗ nào - ở đó
Vì nghĩ rằng làm rõ hơn, thì
Vị ấy sẽ không thấy gì.
Còn nếu vị ấy tự tri, thêm vào
Phương diện nào, chỗ nào - ở đấy
Nghĩ làm vậy viên mãn tức thì
Vị ấy cũng không thấy gì.
‘Thấy mà không thấy’, chính vì ý đây.
Này Chun-Đa ! Như ai diễn tả
Một Phạm hạnh hành giả tựu thành
Hết thảy tướng, sẽ nói rành :
“ Phạm hạnh cụ túc, tựu thành viên thông
Hết thảy tướng và không hề thiếu
Không quá đáng, khéo hiểu trình bày
Tuyên bố viên mãn điều này
Phạm hạnh thanh tịnh như vầy khéo tuyên ”.
17. Này Chun-Đa ! Nhân duyên như vậy
Những pháp Ta tự thấy, chứng tri
Tuyên thuyết, chỉ dẫn những gì
Các ngươi cần phải hành trì pháp trên
Hãy hội họp và nên tụng đọc
Chớ cãi nhau, đôn đốc cùng nhau
So sánh các nghĩa, các câu
Để cho phạm hạnh dài lâu, còn hoài
Được an trú lâu dài, liên tục
Vì hạnh phúc, an lạc muôn loài
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 182
Vì lòng thương tưởng cho đời
Lợi ích, an lạc loài Người, chư Thiên.
Là những pháp thắng duyên, siêu việt
Rất cần thiết thực hiện mọi phần :
Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần,
Tứ Như Ý Túc, năm phần Lực & Căn
Thất Giác Chi, tám phần Thánh Đạo
Ba mươi bảy Trợ Đạo Phẩm này
Do chứng tri của Như Lai
Các ngươi cần phải đêm ngày cần chuyên
Hãy hội họp và siêng tụng đọc
Chớ cãi nhau, đôn đốc cùng nhau
So sánh các nghĩa, các câu
Để cho phạm hạnh dài lâu, còn hoài
Được an trú lâu dài, liên tục
Vì hạnh phúc, an lạc muôn loài
Vì lòng thương tưởng cho đời
Lợi ích, an lạc loài Người, chư Thiên.
18. Phải hội họp thường xuyên, an tịnh
Trong tinh thần tương kính, hòa đồng
Không có tranh luận dài dòng.
Nếu có vị Phạm hạnh đồng với nhau
Đang nói pháp giữa bao Tăng chúng
Nếu ngươi nghĩ không đúng pháp lành
Rằng : “Đại Đức này không rành
Hiểu nghĩa sai lạc hay hành văn sai ”.
Các ngươi chớ vội ngay phán đoán
Không tán thán, không bác bỏ gì
Nói cho vị ấy tường tri :
– “ Hiền giả ! Với nghĩa, cách vì hành văn
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 183
Thì cách này hay bằng cách ấy
Cách nào thấy hành văn đúng hơn ?
Những cách hành văn, ngữ ngôn
Nghĩa này nghĩa ấy, hợp hơn điểm nào ? ”.
Nếu vị ấy hướng vào để đáp :
– “ Với cách này thì hạp hơn kia.
Còn về cách hành văn kia
Ở giữa những cách không lìa hành văn
Thì nghĩa này có phần thích hạp
Hơn nghĩa kia ”. Câu đáp như vầy.
Các ngươi đừng vội trình bày
Bác bỏ, phỉ báng vị này thẳng ngay
Phải giải thích vị này cẩn thận
Cả nghĩa lẫn về cách hành văn.
19. Chun-Đa ! Lại có điều rằng :
Vị đồng phạm hạnh liền thăng pháp tòa
Nói pháp giữa Tăng Già tịnh chúng
Nếu ngươi nghĩ không đúng lắm rồi
Rằng : “ Đại Đức này hiện thời
Hiểu nghĩa sai lạc, đúng rồi hành văn ”.
Các ngươi chớ vội vàng phán đoán
Không tán thán, không bác bỏ xằng.
Nên nói với vị ấy rằng :
– “ Hiền giả ! Những cách hành văn như vầy
Với nghĩa này, nghĩa kia dường ấy
Thì nghĩa nào ngươi thấy hợp hơn ? ”
Nếu vị ấy đáp giản đơn :
– “ Nghĩa kia không thích hợp hơn nghĩa này ”.
Trường hợp đây, các ngươi đình chỉ
Không bác bỏ, chẳng phỉ báng chi
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 184
Phải nên giải thích thị phi
Ý nghĩa đúng đắn cho vì nói trên.
20. Này Chun-Đa ! Lại liền có cảnh
Một vị đồng phạm hạnh thăng tòa
Thuyết pháp giữa chúng Tăng-già ,
Nếu các ngươi nghĩ : “Thật là tiếc thay !
Đại Đức này hành văn sai lạc
Tuy điểm khác là nghĩa không sai ”.
Không nên tán thán, chê bai
Các ngươi nên đối vị đây, nói rằng :
– “ Này Hiền-giả ! Hành văn như vậy
Với nghĩa này, ngươi thấy nguồn cơn
Hành văn nào thích hợp hơn ? ”
– “ Hành văn này thích hợp hơn, đúng rồi ! ”.
Không phỉ báng đồng thời không bác
Phải giải thích mạch lạc, chánh chân
Về cách đúng đắn hành văn
( Để đại chúng được tăng phần đức tin ).
21. Này Chun-Đa ! Khi nhìn thấy cảnh
Một vị đồng phạm hạnh thăng tòa
Thuyết pháp giữa chúng Tăng-già
Nếu các ngươi nghĩ : “Thật là lành thay !
Đại Đức này hành văn đúng đắn
Nghĩa đúng đắn trong pháp thuyết ra ”.
Các ngươi nên tán thán là :
“ Thiện tai ! Sa-Thú ! (1) Thật là Lành thay ! ”
Khi tán dương vị này, ca tụng
_______________________________
(1) : Sàdhu – Sàdhu : tức là Lành thay ! hay Thiện tai !
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 185
Các ngươi cũng nên nói những lời :
“ Thật là lợi ích, tuyệt vời !
Hiền giả đã khiến chúng tôi vui mừng
Vì thấy rằng một đồng phạm hạnh
Thuyết chân chánh, nghĩa lý tinh thông
Hành văn mạch lạc tinh thông
( Khiến cho thính chúng hài lòng, vững tin ).
22. Này Chun-Đa ! Giữ gìn viên mãn
Ta sẽ giảng một pháp mới đây :
Ngăn chận các lậu-hoặc này
Ngay trong hiện tại, trình bày rõ ra
Này Chun-Đa ! Ta không giảng thuyết
Chỉ để diệt lậu-hoặc tương lai
Mà Ta thuyết giảng đủ đầy
Vừa ngăn lậu-hoặc hiện nay hiển bày
Cũng để diệt tương lai lậu-hoặc.
* Tăng Y ấy (1) đang mặc trong người
Mà Ta cho phép các ngươi
Mặc Y ngăn chận muỗi, ruồi, nóng oi
Ngăn lạnh, gió, các loài rắn rết
Để che dấu hổ thẹn lõa thân.
* Món ăn (2) khất thực chánh chân
Ta cho thọ dụng vừa phần đủ no
Nuôi dưỡng thân để cho sức mạnh
Gắng tu hành Phạm hạnh, thường suy :
_______________________________
(1) : Một vị Tỷ Kheo (Tỳ-Khưu -Bhikkhu ) đã thọ Cụ-Túc-Giới (Đại
Giới) luôn luôn mang theo mình Bình Bát và Tam Y : Y An-Đà-Hội
(Antarvàsa –Y mặc như quần ); Y Uất-Đà-La-Tăng (Uttara sangha –Y vai trái ); Y Tăng-Già-Lê – Sanghàti ( Y may từ 2 đến 7 lớp- có
thể dùng để đắp .Y này chỉ hàng Tỷ Kheo mới có, khi hành Tăng Sự
thì bắt buộc phải đắp lên vai trái, bên ngoài Y Uất-đà-la-tăng ). .
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 186
‘Nhờ vật thực, ta khỏi nguy
Các cảm thọ cũ diệt đi mọi thời
Cảm thọ mới không nơi sinh khởi,
Đời sống ta do bởi điều này
Mới khỏi lầm lỗi, làm sai
Ta sống an lạc hằng ngày gắng tu’.
* Nhà cửa (3) dù ở đâu, mới cũ
Ta cho phép trú ngụ an vui
Ngăn chận lạnh, nóng, muỗi, ruồi
Ngăn gió, rắn rết, mặt trời nắng gay
Tránh nguy hiểm đổi thay thời tiết
An hưởng việc thiền định, tịnh cư.
* Các loại dược phẩm (4) đến từ
Những vị thí chủ thế cư cúng dường
Ta cho phép Tăng thường dùng nó
Để ngăn chận cảm thọ ốm đau
Chữa trị cơn bệnh lành mau
Giữ gìn sức khỏe, hướng vào đường tu.
23. Này Chun-Đa ! Các du-sĩ dạo
Thuộc ngoại đạo, có thể thốt lời :
“ Sa-môn Thích tử các người
Đam mê hỷ lạc, đáng cười chê thay ! ”
Nếu họ nói như vầy để trách
Hãy trả lời rành mạch như sau :
– “ Này Hiền giả ! Hiểu thế nào
Đam mê hỷ lạc thuộc vào loại chi ?
Vì có nhiều hành vi hỷ lạc ? ”.
_______________________________
(1), (2), (3), (4) : Giới Luật có liên quan đến việc sử dụng Tứ
Vật Dụng : Y phục , Vật thực , Chỗ Ở và Thuốc ngừa bệnh .
Paccayasannissitasìla ( trong Tứ Thanh Tịnh Giới Tỷ Kheo)
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 187
Này Chun-Đa ! Lầm lạc mọi bề
Bốn loại hỷ lạc đam mê
Thấp kém, hạ liệt, thuộc về phàm phu
Không xứng với đường tu thánh hạnh
Không lợi ích, không tránh tham gian
Không hướng yểm ly, tịnh an
Không hướng tịch diệt, Niết bàn Vô dư
Không thắng trí, Chân như giác ngộ .
Thế nào là bốn chỗ đam mê ?
Chun-Đa ! Ở đây nói về :
– Người ngu, mê muội có nghề sát sinh
Sau khi giết, tự mình sung sướng
Là hỷ lạc nghiệp chướng đầu tiên.
– Có người trộm cắp liên miên
Sau khi trộm cắp, vui liền, hân hoan
Là thứ hai trái oan hỷ lạc.
– Có người khác nói láo vô chừng
Sau khi dối gạt, vui mừng
Đam mê hỷ lạc thuộc từng thứ ba.
– Lại có người mê sa say đắm
Năm dục lạc, làm lắm điều hư,
Đam mê hỷ lạc thứ tư.
Bốn loại hỷ lạc đến từ đam mê
Là thấp kém, thuộc về hạ liệt
Không lợi ích, là việc phàm phu
Không xứng thánh hạnh đường tu
Không hướng tịch diệt vô dư niết bàn
Không thắng trí, tịnh an, giác ngộ
Không yểm ly, tật đố, còn tham.
* *
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 188
24. Này Chun-Đa ! Hãy lưu tâm
Có thể ngoại đạo hiểm tâm hỏi dồn :
“ Có phải là Sa-môn Thích tử
Sống đam mê bốn hỷ lạc này ? ”
Họ cần được trả lời ngay :
– “ Các ông chớ nói điều này lầm sai
Nói như vậy là đầy xuyên tạc
Không đúng với sự thật xảy ra ”.
Có bốn loại, này Chun-Đa !
Là bốn hỷ lạc giúp ta hành trì
Nhất định đến yểm ly, diệt độ
Đến thắng trí, giác ngộ, Niết bàn
Đưa đến an tịnh, vô tham.
Thế nào là bốn ? Rõ ràng kể ra :
* Này Chun-Đa ! Ở đây Phích-Khú
Ly ác pháp, ly dục sẵn sàng
Sơ Thiền chứng và trú an
Trạng thái hỷ lạc, hân hoan âm thầm
Do ly dục, với Tầm, với Tứ,
Đó là thứ hỷ lạc đầu tiên.
* Lại nữa, Tỷ Kheo cần chuyên
Diệt Tầm diệt Tứ, chứng Thiền thứ hai
Một trạng thái vượt ngoài tầm, tứ
Do Định sinh, nội tỉnh nhất tâm
Hỷ lạc thứ hai hiểu thâm.
* Chun-Đa ! Lại nữa, tinh cần Tỷ-kheo
Sống thanh tịnh, vâng theo phạm hạnh
Hành thiền định trong cảnh sơn lâm
Ly hỷ trú xả, nhất tâm
Chánh niệm tỉnh giác thì thân cảm liền
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 189
‘Sự lạc thọ’, thánh hiền gọi đủ
Là ‘xả niệm lạc trú ’, tâm chuyên
Chứng và an trú Tam Thiền,
Đây là hỷ lạc kể liền thứ ba.
* Này Chun-Đa ! Tịnh thanh cần mẫn
Vị Tỷ Kheo tinh tấn hành thiền
Xả lạc, xả khổ - tâm yên
Diệt hỷ, ưu, cảm thọ – liền trước đây
Chứng, trú ngay vào Thiền Đệ Tứ,
Không khổ, lạc ; không giữ niệm nào
Hỷ lạc thứ tư kể vào.
Hỷ lạc bốn loại thanh cao như vầy
Đưa đến ngay yểm ly, diệt độ
Đến thắng trí, giác ngộ, niết bàn,
Đưa đến an tịnh, vô tham ”.
Nếu có du sĩ các hàng nói ra :
– “ Các vị là Sa-môn Thích tử
Với hỷ lạc bốn thứ đam mê
Bốn loại thiền định thuộc về ”.
Nên trả lời họ vấn đề trên đây :
– “ Nói thế là thẳng ngay, chính chắn
Như vậy là đúng đắn, không sai
Không có xuyên tạc điều này ”.
25. Có thể sự kiện như vầy xảy ra :
Các ngoại đạo du gia sẽ hỏi :
– “ Này Hiền giả ! Xin nói vấn đề
Những ai thường sống đam mê
Với bốn hỷ lạc thuộc về Thiền-na
Họ có thể trải qua mong đợi
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 190
Kết quả gì ? Có lợi ích chi ? ”.
Được hỏi vậy, đáp tức thì :
– “ Hiền giả ! Những vị hành trì chánh chân
Sống đam mê bốn phần hỷ lạc
Về thiền định, sẽ đạt bốn điều
Kết quả mong đợi, lợi nhiều
Thế nào là bốn ? Các điều kể ra :
* Vị Tỷ Kheo diệt ba kiết sử
Quả Dự Lưu sẽ tự chứng tri
Nhập vào giòng thánh, uy nghi
Không còn đọa lạc, bảy kỳ tử sinh.
Nhất định sẽ tự mình giác ngộ
Đó là chỗ kết quả đầu tiên.
* Lại nữa, Tỷ Kheo cần chuyên
Diệt ba kiết sử, giảm liền Tham, Si
Và giảm Sân ; diệt đi chướng ngại
Bậc Nhất Lai, sinh lại một lần
Trước khi khổ đau diệt phăng
Kết quả lợi ích thuộc phần thứ hai.
* Hành giả này, Tỷ Kheo Thích tử
Năm hạ phần kiết sử diệt trừ
Mạng chung, sinh cõi Tịnh Cư
Tại đó sẽ đắc Vô dư Niết bàn,
Đây rõ ràng thứ ba kết quả
Và lợi ích, hành giả thấy ngay.
* Lại nữa, Tỷ Kheo lành thay !
Diệt các lậu hoặc, vị này chứng tri
Chứng và trú ngay thì hiện tại
Và Vô lậu Tâm-giải-thoát rồi
Tuệ-giải-thoát, được thảnh thơi
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 191
Kết quả, lợi ích tuyệt vời thứ tư.
Vị hành giả nếu như đã sống
Đam mê bốn hỷ lạc như vầy
Vị ấy có thể mong ngay
Đạt bốn kết quả, lợi thay, như vầy ”.
26. Này Chun-Đa ! Việc này có thể
Sẽ xảy ra thực tế khó phòng,
Các du sĩ nói viễn vông :
– “ Sa-môn Thích tử sống không lập trường ”.
Này Chun-Đa ! Nghe tường như vậy
Nên nói với vị ấy ôn hòa :
– “ Hiền giả ! Đạo Sư của ta
Thế Tôn thấy, biết sâu xa mọi điều,
Chánh Đẳng Giác có nhiều phương pháp,
Bậc Toàn Tri giải đáp, trình bày
Những pháp cho đệ tử Ngài
Trọn đời tu tập thấy ngay, an từ
Này Hiền giả ! Giống như cột trụ
Được ví dụ bằng đá, sắt, đồng
Chân trụ chôn sâu dự phòng
Không thể rung lắc, chẳng mong xoay dời.
Chúng Tỷ Kheo mọi thời y chỉ
Vào Thế Tôn đại trí Phật Đà
Những pháp Ngài đã thuyết ra
Các hàng đệ tử thấy ra chân thường.
Theo Pháp Vương tinh cần, chí quyết
Đã trừ diệt lậu hoặc ngọn ngành
Phạm hạnh thanh tịnh đã thành
Việc cần làm đã thực hành xong ngay.
Cả gánh nặng trên vai đặt xuống
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 192
Đạt mục tiêu mình muốn trước đây
Diệt trừ hữu kiết sử này
Chánh trí giải thoát rõ bày, lành thay !
Không thể làm sau đây chín việc :
Các lậu hoặc đã diệt trừ rồi
Các Tỷ Kheo trong mọi thời
Cũng vẫn không thể đổi dời thiện tâm :
– Không mưu thâm đoạt đi sinh mạng
Loài hữu tình, dù mạng nhỏ, to.
– Không thể lấy của không cho
Tức là trộm cắp không do của mình.
– Không dục tình, hành dâm tà hạnh.
– Không thể biết mà tránh, nói gian.
– Không thể cất chứa tiền, vàng
Hưởng thọ dục lạc như hàng bạch y.
– Không thể đi con đường Tham uế.
– Không thể đường Sân nhuế mà đi.
– Không thể đi đường hành Si.
– Hành theo sợ hãi, chẳng đi đường này.
Này Hiền giả ! Như vầy xác thật
Vị Tỷ Kheo chứng đắc Vô Sinh
Bậc A-La-Hán cao minh
Hay Chánh Đẳng Giác tự mình chứng tri,
Vị này thì mọi người sùng tín
Không khi nào làm chín việc này ”.
27. Chun-Đa ! Sự kiện trình bày
Có thể xảy đến ở đây vấn đề :
Các du sĩ thuộc về ngoại đạo
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 193
Họ có thể vênh váo nói là :
– “ Đối với quá khứ lâu xa
Sa-môn họ Gô-Ta-Ma đúng là
Có tri kiến sâu xa, siêu việt.
Nhưng chỉ tiếc đối với tương lai
Đại Sa-môn không đủ tài
Không có tri kiến lâu dài siêu minh
Như sự tình xảy ra sao vậy ?
Và vì sao việc ấy xảy ra ? ”.
Sự kiện đó, này Chun-Đa !
Du sĩ ngoại đạo thật là ngô ngây
Chủ trương vấn đề này tri kiến
Được nêu rõ, thực hiện trải qua
Bởi tri kiến việc khác xa
Như kẻ ngu muội thật là vô minh.
Với trí tuệ tự mình chứng đạt
Vị Chánh Giác có Thức nhớ rành
Đời sống quá khứ ngọn ngành
Muốn biết mấy kiếp, tự mình nhớ ngay
Vô lượng kiếp nếu Ngài muốn biết.
Nhưng vấn đề chi tiết tương lai
Do trí tuệ nên Như Lai
Biết rằng : ‘Đời sống hiện nay cuối cùng
Khi mạng chung, không còn đời khác
( Được an lạc tấn nhập Niết bàn )’.
28. Này Chun-Đa ! Thật rõ ràng :
– Những việc quá khứ hoàn toàn vọng hư
Không lợi ích cũng như không thật
Thì Như Lai hà tất trả lời.
– Những gì thuộc quá khứ thời
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 194
Chân chánh, như thật mọi nơi mọi bề
Nhưng thật ra không hề ích lợi
Thì đừng đợi Như Lai trả lời.
– Những gì thuộc quá khứ thời
Chân chánh, như thật mọi nơi mọi bề
Có lợi ích, vấn đề như thế
Thì Ta biết thời để trả lời.
– Tương lai hay hiện tại thời
Những gì hư vọng đồng thời không chân
Vấn đề lại không phần ích lợi
Thì đừng đợi Như Lai trả lời.
– Tương lai hay hiện tại thời
Những gì như thật mọi thời chánh chân
Nhưng biết rằng không hề ích lợi
Cũng đừng đợi Như Lai trả lời.
– Tương lai hay hiện tại thời
Những gì như thật mọi thời chánh chân
Có lợi ích, với phần như thế
Thì Ta biết thời để trả lời.
Chun-Đa ! Như vậy ở đời
Quá khứ, hiện tại, cả thời tương lai
Thì Như Lai Thế Tôn, Ứng Cúng
Nói phải thời, nói đúng, chánh chân
Nói thật lợi ích nhiều phần
Nói đúng pháp, luật khi cần nói ra.
Này Chun-Đa ! Do vầy, được gọi
Là Như Lai trong mọi thời, phương.
29. Trong thế giới này hoằng dương
Chư Thiên, Đại Phạm, Ma Vương, loài Người
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 195
Chúng Sa-môn đồng thời Phạm-chí
Mọi sự nghĩ, cảm giác, thấy, nghe
Đạt đến, phân biệt mọi bề
Tìm cầu, suy đạt thuộc về ý đây
Tất cả được Như Lai biết rõ
Nên gọi đó là vị Như Lai.
Này Chun-Đa ! Thời gian dài
Từ khi Chánh Giác Như Lai chứng thành
Cho đến đêm Vô sanh tịch diệt
Nhập Vô dư siêu việt Niết bàn
( Bốn lăm năm, suốt thời gian )
Những gì Ta nói, giảng bàn đúng sai
Khi nói chuyện, trình bày, thuyết pháp
Là như vậy, chẳng khác lý chân,
Nên gọi Như Lai cõi trần.
Cũng vì lẽ ấy là nhân an bài
Vị Như Lai mọi người được thấy
Nói gì thời làm vậy không sai
Làm gì thời nói vậy ngay
Nên đã được gọi Như Lai, tịnh hiền
Với Chư Thiên, Ma Vương, Đại Phạm
Chúng Sa-môn hay đám Bàn-môn
Và giữa loài Người sinh tồn
Ta là Toàn Kiến, Thế Tôn trí tài
Bậc Toàn Thắng không ai thắng nổi
Bậc Tự Tại vượt trội, nghiêm uy.
30. Chun-Đa ! Sự kiện khả thi
Có thể xảy đến do vì nguyên nhân :
Các du sĩ thành phần ngoại đạo
Có thể hỏi vênh váo như vầy :
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 196
– “ Hiền giả ! Vậy thì Như Lai
Có tồn tại sau khi Ngài chết đi ?
Điều như vậy đúng y sự thực
Còn ngoài ra một mực sai lầm ?”
Nghe nói vậy hãy bình tâm
Trả lời cho họ hiểu thâm vấn đề :
– “ Như Lai vốn không hề nói rõ
Là Ngài có tồn tại sau khi
Niết bàn tịch diệt, trà tỳ
Như vậy là đúng, ngược thì là sai ! ”.
Họ hỏi tiếp như vầy trở lại :
– “ Như Lai không tồn tại sau khi
Cõi trần từ giã, chết đi
Điều đó là đúng, ngược thì lầm sai ? ”
– “ Đức Như Lai không hề nói lại
Là Ngài không tồn tại sau khi
Niết bàn tịch diệt, trà tỳ
Như vậy là đúng, ngược thì là sai ! ”.
– “ Vậy Như Lai có còn tồn tại
Và không có tồn tại sau khi
Cõi trần từ giã, chết đi ?
* Hoặc không tồn tại, không không tồn hoài ?
Điều đó đúng, còn ngoài sai cả ? ”.
– “ Này Hiền giả du sĩ ! Hãy thông
Phật không hề nói viễn vông
Ngài không tồn tại, không không tồn hoài
Sự thật vậy, còn ngoài sai cả ! ”.
31. Này Chun-Đá ! Sự kiện như vầy
Du sĩ ngoại đạo người này
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 197
Có thể sẽ nói : “ Sao ngài Sa-môn
Gô-Ta-Ma lại không nói vậy ? ”.
Hãy trả lời người ấy thẳng ngay :
– “ Hiền giả ! Vì những điều này
Những sự lợi ích không rày liên quan
Không liên hệ Pháp quang bậc thánh
Không liên hệ Phạm hạnh căn nguyên
Không hướng đến yểm ly liền
Tham, không đoạn diệt, tịnh yên, trí huyền
Không mãn viên Niết bàn giác ngộ
Chính vì đó, Ngài chẳng trả lời ”.
32. Chun-Đa ! Sự kiện ở đời
Có thể xảy đến mọi nơi mọi thì
Các du sĩ thị phi ngoại đạo
Có thể bảo : “ Như đã nói qua,
Vậy Sa-môn Gô-Ta-Ma
Điều gì Ngài sẽ nói ra thường thường ? ”.
Này Chun-Đa ! Nghe tường câu hỏi
Ngươi hãy nói với họ như sau :
– “ Thế Tôn thường dạy thanh cao :
Đây Tứ Diệu Đế nhiệm mầu cao xa
Đây là Khổ, đây là khổ Tập
Đây khổ Diệt, phải gấp tìm phương
Đạo Đế chính là con đường
Đưa đến diệt Khổ, Ngài thường nói ra.
33. Còn lý do Phật Đà nói vậy
Vì điều đấy lợi ích hiện tiền
Liên hệ đến Pháp thâm uyên
Liên hệ Phạm hạnh căn nguyên hành trì
Nhất định hướng yểm ly, đoạn diệt
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 198
Không tham tiếc, thắng trí, tịnh an
Hướng đến giác ngộ, Niết bàn
Do vậy Phật mới sẵn sàng nói ra ”.
34. Này Chun-Đa ! Các tà kiến luận
Mọi biện luận Quá khứ Tối sơ
Loại nào khế lý, khế cơ
Đáng nói, Ta chẳng chần chờ giải thông
Còn biện luận nào không đáng nói
Dù có hỏi, Ta chẳng trả lời.
Biện luận tà kiến xa vời
Và có liên hệ đến thời Tương lai
Mọi luận này, điều nào đáng nói
Ta đã nói rõ đến các ngươi
Những biện luận nào xa vời
Không đáng nói đến, Ta thời lặng thinh.
Này Chun-Đa ! Biện minh về chuyện
Thế nào là tà kiến liên quan
Quá khứ Tối sơ luận bàn
Điều nào đáng nói Ta hằng nói ra,
Những biện luận mà Ta không nói
Vì không đáng để nói ; là gì ?
Này Chun-Đa ! Có những vì
Sa-môn, Phạm-chí có tri kiến là :
‘Bản ngã’ và phạm trù ‘thế giới’
Là Thường còn - chấp với ý này :
Như vậy đúng, ngoài ra sai.
Một số vị lại chấp hoài ý riêng
Là quan điểm hay tuyền tri kiến
Xoay quanh chuyện ‘bản ngã’, ‘thế gian’
- Là ‘không thường còn’ – họ bàn.
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 199
- Là ‘thường còn’ và bất an ‘không thường’
- Là ‘không thường’, ‘không không thường’ cả.
Hay : ‘bản ngã’, ‘thế giới’ này là :
- Do mình đã tự tạo ra,
- Là do người khác tạo ra đành rành,
- Do người khác và mình tạo tác,
- Không do mình & người khác tạo ra,
- Là do tự nhiên sinh ra
Không do mình tạo, không qua người nào.
Như vậy đúng, khác vào sai cả.
Về ‘lạc’& ‘khổ’, họ đã chủ trương :
- ‘Thường còn’ hay là ‘vô thường’,
- ‘Thường còn’ mà lại ‘vô thường’ bày phô,
- ‘Không thường còn’ & ‘không vô thường’ ấy,
- Lạc & khổ đấy do tự mình làm,
- Lạc & khổ do người khác làm,
- Là tự nhiên khởi, không màng do ai.
Không do mình & người ngoài nào khác
Đã tạo tác lạc, khổ như vầy.
Như vậy mới đúng thực đây
Ra ngoài điều đó, lầm sai cả rồi ! ”.
35. Này Chun-Đa ! Một thời các vị
Bà-la-môn, các vị Sa-môn
Quan điểm, tri kiến bảo tồn :
‘Bản ngã & thế giới Thường còn’, đề ra,
Như vậy đúng, ngoài ra sai cả’.
Ta đến gặp và đã hỏi qua :
“ Có phải Hiền giả nói là
Bản ngã’& ‘thế giới’ đều là ‘Thường’ không ?”
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 200
Các vị ấy họ đồng xác nhận
Còn Ta không chấp nhận điều này.
Tại sao vậy ? Vì nói ngay
Hữu tình nhiều vị đó đây lắm điều
Nhiều tư tưởng với nhiều sai khác,
Ta không xem là các điều này
Ngang bằng quan điểm Như Lai
Chứ đừng nói chúng vươn dài, cao hơn.
Vì Như Lai cao hơn quan điểm
Về thượng trí là nghiễm nhiên thôi !
36. Này Chun-Đa ! Cũng đồng thời
Quan điểm, tri kiến nhiều nơi bảo tồn
Do những vị Sa-môn, Phạm-chí
‘Bản ngã’ và ‘thế giới’ chủ trương
Rồi ‘lạc’ và ‘khổ’ mọi đường
Như những quan điểm đã tường trình trên.
Ta đến gặp, đặt lên câu hỏi
Với các vị về mọi điều trên
Nếu các vị ấy vững bền
Chấp chặt quan điểm nói trên của mình,
Thì Chun-Đa ! Sự tình đã dẫn,
Như Lai không chấp nhận như vầy !
Vì sao vậy ? Vì nói ngay
Hữu tình nhiều vị đó đây lắm điều
Nhiều tư tưởng với nhiều sai khác,
Ta không xem là các điều này
Ngang bằng quan điểm Như Lai
Chứ đừng nói chúng vươn dài, cao hơn.
Vì Như Lai cao hơn quan điểm
Về thượng trí là nghiễm nhiên thôi !
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 201
Những sự biện luận vừa rồi
Về những tà kiến nổi trôi, vật vờ
Liên hệ đến Tối sơ quá khứ
Nếu đáng nói, Ta tự nói ra
Để các ngươi được hiểu qua
Còn những biện luận thấy là lầm sai
Không đáng nói, Như Lai im lặng
Vì chúng chẳng đáng phải nói ra.
37. Này Chun-Đa ! Thế nào là
Tương lai biện luận kiến tà liên quan ?
Những biện luận đáng mang ra nói
Ta đã nói cho các ngươi rồi.
Còn những điều nào lôi thôi
Không đáng nói đến, Ta thời làm thinh !
Có một số hữu tình các vị
Là Sa-môn, Phạm-chí chủ trương
Quan điểm ‘bản ngã’ vẫn thường :
‘Có Sắc’, ‘không bệnh’ sau đường chết đi.
Các vị kia chấp trì điều ấy
Vậy là đúng, khác vậy là sai.
Hoặc những quan điểm trình bày
Đề cập ‘bản ngã’ như vầy, kể ra :
- Là ‘có sắc’ hay là ‘vô sắc’,
- ‘Không phải sắc’, ‘không vô sắc’ đây,
- ‘Có tưởng’, ‘vô tưởng’ điều này,
- Là ‘không có tưởng’, ‘không vô tưởng’ rày,
- Là ‘đoạn diệt’ và hay ‘biến hoại’
Không tồn tại khi đã chết đi.
Họ tin bất dịch bất di
Những điều ấy đúng, khác thì lầm sai !
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 202
38. Này Chun-Đa ! Trình bày tri kiến
Và quan điểm, sự kiện nghe đồn
Của những Sa-môn, Bàn-môn
Vừa được nói đến hùng hồn ở trên.
Ta đến gặp, nêu lên câu hỏi
Với các vị về mọi điều trên.
Nếu các vị ấy chấp bền
‘Bản ngã’ quan điểm nói trên của mình,
Thì Chun-Đa ! Sự tình đã dẫn,
Như Lai không chấp nhận như vầy !
Vì sao vậy ? Vì nói ngay
Hữu tình nhiều vị đó đây lắm điều
Nhiều tư tưởng với nhiều sai khác,
Ta không xem là các điều này
Ngang bằng quan điểm Như Lai
Chứ đừng nói chúng vươn dài, cao hơn.
Vì Như Lai cao hơn quan điểm
Về thượng trí là nghiễm nhiên thôi !
39. Những sự biện luận vừa rồi
Về những tà kiến nổi trôi mãi hoài
Liên hệ đến Tương lai, can dự,
Nếu đáng nói, Ta tự nói ra
Để các ngươi được hiểu qua
Còn những biện luận thấy là lầm sai
Không đáng nói, Như Lai im lặng
Vì chúng chẳng đáng phải nói ra.
40. Chun-Đa ! Với mục đích là
Đoạn trừ và để vượt qua vấn đề
Những biện luận thuộc về tà kiến
Liên hệ đến Quá khứ Tối sơ
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 203
Liên hệ Tương lai vật vờ
Cho nên bốn pháp khế cơ ra đời :
Tứ Niệm Xứ được Ta truyền thuyết
Thế nào bốn ? Chi tiết trình bày
Về cả Bốn Niệm Xứ này
Các ngươi cần phải hiểu ngay đủ đầy :
Vị Tỷ Kheo ở đây tu tập
* Phải như thật ‘Quán Thân trên thân’
Chánh niệm, tỉnh giác, tinh cần
Tham ưu chế ngự, muôn phần tịnh yên.
* Rồi đến ‘Quán Thọ trên các thọ’
Luôn tỉnh giác và có tinh cần
Chế ngự tham ưu tự thân.
* ‘Quán Tâm trên chính tâm’, cần nhiệt tâm
Luôn tỉnh giác và thầm chánh niệm
Để chế ngự, dứt điểm ưu tham.
* ‘Quán Pháp trên các pháp’ trần
Chánh niệm, tỉnh giác, tinh cần, nhiệt tâm
Để chế ngự ưu tham các thứ.
Bốn Niệm Xứ chân thật bất hư.
Chun-Đa ! Mục đích đoạn trừ
Vượt các biện luận khư khư kiến tà
Liên hệ qua Tối sơ Quá khứ,
Các biện luận căn cứ Tương lai,
Bốn Niệm Xứ được Như Lai
Tuyên thuyết rành mạch, trình bày sâu xa.
41. Lúc bấy giờ U-Pa-Va-Ná (1)
Là một vị Tôn-giả hiền hòa
_______________________________
(1) : Tôn giả Upavàna .
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 204
Đang đứng quạt hầu Phật-Đà
Nghe vậy hoan hỷ, tỏ ra vui mừng
Thốt lên rằng : “ Bạch Ngài Thiện Thệ !
Thật hy hữu, không dễ nghe qua !
Thật là kỳ diệu, sâu xa !
Pháp thoại được thuyết thật là tịnh thanh
Thật tuyệt đối là thanh tịnh pháp
Bạch Thế Tôn ! Bài pháp tên gì ? ”.
– “ U-Pa-Va-Ná ! Nhớ ghi
Pháp thoại ‘Thanh Tịnh’, phụng trì lâu xa ”.
Kinh Thanh Tịnh – Pa-Sa-Đí-Ká
Được Thế Tôn Giác Giả thuyết ra
Tôn-giả U-Pa-Va-Na
Hoan hỷ tín thọ Phật-Đà kim ngôn ./-
*
* *
( Chấm dứt Kinh 29 : THANH TỊNH – Pàsàdikà-sutta )
Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 29 : THANH TỊNH * MLH – 205
DÂNG HOA - PUPPHAPÙJÀ
Pùjemi Buddham kusumenanena
Punnena me tena ca hotu mokkham
Puppham milàyàti yathà idam me
Kàyo tathà yàti vinàsabhavam .
Pùjemi Dhammam kusumenanena
Punnena me tena ca hotu mokkham
Puppham milàyàti yathà idam me
Kàyo tathà yàti vinàsabhavam .
Pùjemi Sangham kusumenanena
Punnena me tena ca hotu mokkham
Puppham milàyàti yathà idam me
Kàyo tathà yàti vinàsabhavam .
Dâng hoa cúng đến Phật-Đà
... Dâng hoa cúng đến Đạt-Ma
... Dâng hoa cúng đến Tăng-Già
Nguyện mau giải thoát sinh, già khổ đau
Hoa tươi nhưng sẽ úa xàu
Tấm thân tứ đại khỏi sao điêu tàn !