TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRƯỜNG BỘ KINH
(Dìgha Nikàya)
Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ: Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG PL. 2555 - DL 2010
25. Kinh ƯU-ĐÀM-BÀ-LA SƯ TỬ HỐNG
( Udumbarikà Sìhanàda-sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời nọ , Thế Tôn Giác Giả (1)
Trú Vương-Xá – Ra-Chá-Ga-Ha (2)
Trên núi Ghít-Chá-Ku-Ta (3)
Tức Kỳ-Xà-Quật hay là Linh Sơn (3).
Lúc ấy vườn Nữ Hoàng vương giả
Tên là U-Đum-Bá-Ri-Ka (4)
( Hay tên Ưu-Đàm-Bà-La (4)
Cho đoàn du-sĩ trú qua an toàn
Tại đây khoảng ba ngàn du sĩ
Đang Đại hội, ầm ỉ nói, la.
Có du sĩ Ni-Rô-Tha (5)
Cũng được gọi Ni-Câu-Đà (5) tộc danh.
Lúc bấy giờ chàng Sanh-Tha-Ná (6)
Là Gia-chủ, người đã quy y
Kính ngưỡng đức Chánh Biến Tri (1)
_______________________________
(1) : Mười danh hiệu người đời xưng tụng Đức Phật : Araham (Ứng Cúng), Sammàsambuddho (Chánh Biến Tri hay Chánh Đẳng Chánh Giác) , Vijjàcaranasampanno (Minh Hạnh Túc) , Sugato (Thiện Thệ), Lokavidù (Thế Gian Giải), Anuttaro (Vô Thượng Sĩ), Purisadammasàrathi (Điều Ngự Trượng Phu), Satthàdevamanus-sànam (Thiên Nhân Sư), Buddha (Phật-Đà), Bhagavà (Thế Tôn).
(2) : Thành Vương-Xá - Ràjagaha, thủ phủ nước Ma-Kiệt-Đà.
(3) : Núi Gijjhakùta hay núi Kỳ-Xà-Quật, Linh Thứu, Linh Sơn.
(4) :Vườn Nữ Hoàng Udumbarikà (Ưu-Đàm-Bà-La).
(5) : Du-sĩ ngoại đạo Nigrodha ( Ni-câu-đà ).
(6) : Vị Thiện
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 046
Vào buổi chiều mát, ra đi khỏi thành
Đến yết kiến Trọn Lành Thiện Thệ (1)
Tại Linh Thứu (3), đảnh lễ vấn an.
Nhưng vị Gia chủ nghĩ rằng :
‘Nay không phải lúc ta sang gặp Ngài
Thế Tôn nay cùng chư Tăng Bảo
Đang tịnh cư hành đạo, lặng yên
Các ngài đang lúc định thiền.
Ta nay rảnh rỗi, hãy liền đi sang
Vườn Nữ Hoàng dành cho du-sĩ
Để thăm vị tên Ní-Rô-Tha’.
Rồi Gia-chủ Sanh-Tha-Na (6)
Đến U-Đúm-Bá-Ri-Ka (4) vườn này.
2. Tại nơi đây, rất đông du-sĩ
Cùng với vị tên Ní-Rô-Tha (5)
Đang lúc Đại-hội diễn ra
Tất cả lớn tiếng cãi, la ồn ào
Kẻ cất cao giọng bàn phiếm luận
Người thì muốn nói chuyện bên đường
Chuyện phiếm vô ích tầm thường
Hay toàn những chuyện đế vương dông dài
Chuyện ăn trộm, gái trai, binh lính
Chuyện đại thần, bách tính, chiến tranh
Những chuyện làng xóm, thị thành
Đồ ăn, thức uống, xoay quanh vải, mùng
Về quốc độ, anh hùng tiêu biểu
Hoặc chuyện về hương liệu, hoa hương
Hiện trạng thế giới, đại dương
Câu chuyện tạp thoại, các phương dị đồng
_______________________________
1& 2 & (3) & (4) & (5) & (6) : Xem chú thích ở trang trước.
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 047
Về hiện hữu hay không hiện hữu
Chuyện tân cựu đủ thứ tầm phào.
3. Thấy Sanh-Tha-Na đi vào
Ông Ni-Rô-Thá hướng vào chúng đây
Căn dặn rằng : “ Hiện nay Gia-chủ
Sanh-Tha-Na, đệ tử của ông
Gô-Ta-Ma Đại Sa-môn
Hiện nay vị ấy bước dồn đến ta.
Người này là Tín đồ áo trắng,
Là Cư-sĩ ưu thắng đáng tôn
Hãy giữ yên lặng, chớ ồn
Các đệ tử Đại Sa-môn Kiều-Đàm (1)
Họ chỉ ham từ hòa, an tịnh.
Nếu biết ta an tịnh nơi này
Gia-chủ có thể đến đây ”.
Nghe nói vậy, các vị này lặng yên.
4. Sanh-Tha-Na đến liền chỗ hội
Rồi ông nói lời chúc xã giao
Đoạn ông tìm chỗ ngồi vào
Nhìn Ni-Rô-Thá, ông mào đầu ngay :
“ Sai khác thay ! Khi nhiều du sĩ
Thuộc ngoại đạo các vị họp đông
Thì thường xảy ra bất đồng
Cao giọng lớn tiếng thật ồn diễn ra
Kẻ hét la, cãi bàn phiếm luận
Người thì muốn nói chuyện bên đường
Chuyện phiếm vô ích tầm thường
_______________________________
(1) : Kiều-Đàm hay Cồ-Đàm phiên âm từ chữ Gotama là họ của
đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni . ( Đại Sa-môn :Mahà Samano .
Sa-môn là vị xuất gia giữ gìn Phạm hạnh, giới luật ).
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 048
Hay toàn những chuyện đế vương dông dài
Chuyện ăn trộm, gái trai, binh lính
Chuyện đại thần, bách tính, chiến tranh
Những chuyện làng xóm, thị thành
Đồ ăn, thức uống, xoay quanh vải, mùng
Về quốc độ, anh hùng tiêu biểu
Hoặc chuyện về hương liệu, hoa hương
Hiện trạng thế giới, đại dương
Câu chuyện tạp thoại, các phương dị đồng
Về hiện hữu hay không hiện hữu
Chuyện tân cựu đủ thứ tầm phào.
Nhưng thật sai khác làm sao !
Thế Tôn an trú nơi nào tịnh yên
Nơi xa vắng, lâm tuyền tịch mịch
Cánh đồng ít tiếng động ồn ào
Xa mắt người đời nhìn vào
Thích hợp tu tịnh, thanh cao hành trì ”.
5. Nghe nói vậy, ông Ni-Rô-Thá
Nói với Sanh-Tha-Ná thiện nam :
– “ Anh biết Sa-môn Kiều-Đàm
Đã từng đối thoại, luận đàm với ai ?
Và với ai đạt thành tuệ trí ?
Trí Sa-môn đã bị hư rồi !
Sống với không xứ nơi nơi
Không giỏi điều khiển mọi thời đám đông
Ông ta không thể nào đối thoại
Chỉ đề cập việc ngoại biên thôi.
Như bò một mắt đơn côi
Đi vòng quanh, chỉ đi nơi phía ngoài.
Này Gia-chủ ! Hãy coi, ta nói :
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 049
Nếu Sa-Môn đến hội chúng này
Chỉ một câu hỏi, chận ngay
Sa-Môn không thể nói hay trả lời
Rồi chúng tôi lăn tròn ông ấy
Như lăn tròn một cái bình không ”.
6. Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn
Thiên nhĩ thanh tịnh nghe không sót lời
Câu chuyện nơi vườn đang đại hội
Ni-Rô-Tha nói với Thiện nam.
Rồi với thần lực phi phàm
Từ Linh Thứu, đức Kiều-Đàm uy nghiêm
Đến vườn nuôi loài chim khổng-tước (1)
Giữa lưng trời, Ngài bước lại qua
Cạnh sông Su-Ma-Ga-Tha (2).
Vị du-sĩ Ni-Rô-Tha thấy là
Đức Phật-Đà trên không đi lại.
Thấy như vậy, y dặn mọi người :
“ Các Hiền giả ! Chớ nhiều lời
Hãy giữ im lặng nghỉ ngơi, chớ ồn
Gô-Ta-Ma Sa-môn qua lại
Giữa hư không, chính tại vườn chim.
Tôn Giả này thích lặng im
Tán thán an tịnh, thường tìm tịnh an
Nều biết rằng nơi đây an tịnh
Ngài có thể đến chính vườn này.
Nếu Đại Sa-Môn đến đây
Chúng ta sẽ hỏi câu này, như sau :
– ‘Bạch Thế Tôn ! Pháp nào cao thượng
Mà Thế Tôn đã hướng dẫn ra
_______________________________
(1) : Chim khổng tước là con Công . (2) : Sông Sumàgadhà .
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 050
Huấn dạy đệ tử tịnh hòa
Đạt đến tịnh lạc trải qua phải tìm
Là căn bản trang nghiêm Phạm hạnh ?’.
Các du-sĩ im lặng tuân hành.
7. Bấy giờ Thế Tôn Trọn Lành
Lập tức hiện ở vườn dành du-gia.
Ni-Rô-Tha đón chào vồn vả :
– “ Bạch Thế Tôn ! Ngài đã đến đây.
Chúng con xin kính mừng Ngài
Lâu lắm không được đón Ngài quang lâm.
Đây là chỗ thành tâm soạn sẵn
Cung thỉnh Đức Chánh Đẳng tọa an ”.
Thế Tôn an tọa nghiêm trang
Du sĩ lấy ghế thấp hơn để ngồi .
Đức Thế Tôn mở lời hỏi chuyện :
– “ Ni-Rô-Thá ! Diễn tiến trải qua
Chuyện gì đang được nói ra ?
Vấn đề nào được bàn qua nửa chừng ? ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Tạm ngừng câu chuyện
Khi chúng con chứng kiến Thế Tôn
Đang đi qua lại trên không
Vườn chim công, cạnh bờ sông xuôi giòng.
Đó là sông Su-Ma-Ga-Thá.
Thấy sự lạ, chúng con bàn nhau
Sẽ hỏi Thế Tôn một câu :
‘ Thế Tôn huấn dạy pháp nào cao minh
Để đệ tử của mình chứng đạt
Sự tịnh lạc, Phạm hạnh căn nguyên ?’.
Vấn đề bàn luận hiện tiền
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 051
Đến khi Ngài đến thì liền ngưng ngay ”.
– “ Ni-Rô-Thá ! Khó thay, du sĩ !
Khi các vị kiến giải khác Ta
Kham nhẫn các việc khác xa
Theo đuổi mục đích cũng là khác xa
Được huấn luyện trải qua phương pháp
Thật sai khác để hiểu pháp nào
Ta dùng huấn dạy ra sao
Để các đệ tử đạt vào tịnh yên
Được xác nhận căn nguyên Phạm hạnh.
Ni-Rô-Thá ! Hãy tránh điều này
Hãy theo truyền thống ngươi đây
Tối thắng khổ hạnh – điều này hỏi ra
Hãy hỏi là : ‘Trong đời hiện hữu
Sự thành tựu khổ hạnh thế nào ?
Sự không thành tựu ra sao ?’
Các ngươi dễ hiểu hơn vào Pháp Ta ”.
Nghe như vậy, hét la lớn tiếng
Các du-sĩ hiện diện nói liền :
“ Thật là hy hữu, nhiệm huyền
Thật là kỳ diệu, hiện tiền xảy ra :
Uy lực Gô-Ta-Ma Tôn Giả
Đại thần lực cao cả, uy linh
Không đề cập giáo lý mình
Đề nghị thảo luận giáo trình người ta ”.
8. Ni-Rô-Tha yêu cầu im lặng
Rồi bạch đấng Chánh Đẳng Giác rằng :
– “ Bạch đức Thế Tôn ! Thường hằng
Chúng con thuyết giảng về căn bản vì :
Sống khổ hạnh, chấp trì khổ hạnh
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 052
Nhưng không hiểu khổ hạnh tựu thành
Không hiểu sự không tựu thành
Kính mong Thiện Thệ chỉ rành chúng con ”.
– “ Ni-Rô-Thá ! Vẫn còn có cảnh
Nhiều người tu khổ hạnh đáng buồn
Sống lõa thể, thân trần truồng
Họ sống phóng túng, luông tuồng lễ nghi
Hành khổ hạnh nhưng vì không hiểu
Cứ thực hành theo kiểu lôi thôi
* Hoặc cách đứng ăn không ngồi
* Đứng đại tiểu tiện, ăn rồi liếm tay
* Đi khất thực, đứng ngay chẳng bước
* Không nhận thức ăn trước khi đi
* Không nhận thức ăn riêng chi
* Mời ăn không nhận, sợ vì dành riêng
* Hai người đang hiện tiền ăn uống
Một người cho không muốn nhận quà
* Không nhận từ những đàn bà
Đang cho con bú hoặc là có thai
Sợ đứa trẻ thiệt thòi dinh dưỡng
* Không nhận phần từ hướng đi quyên
Khi có nạn đói trong miền
Sợ rằng xén bớt phần tuyền nạn nhân
* Không nhận, sợ mất phần gia súc
Khi chó , mèo… đang chực thức ăn
Không ăn cá, thịt lộn chen
Không uống rượu nấu, rượu men sa đà
Chỉ nhận ăn mỗi nhà một miếng
Hoặc hai nhà hai miếng, dùng qua
Hoặc nhận ăn tại bảy nhà
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 053
Chỉ ăn bảy miếng cho qua đói lòng
Hoặc nuôi sống chỉ mong một bát
Hoặc hai bát… bảy bát thí phần
Chỉ ăn mỗi ngày một lần
Hai ngày một bữa, một tuần mới ăn,
Hoặc vị ấy tinh cần tiết chế
Nửa tháng lệ một bữa ăn qua.
Khổ hạnh, ăn mặc qua loa
Tạm che thân hoặc đỡ qua đói lòng
Ăn để sống, chỉ là cỏ lúa
Ăn hạt cải, lúa tắc, bột vừng
Ăn gạo xấu, ăn trấu dừng
Ăn nước bột gạo, măng rừng, rễ cây
Ăn phân bò, trái cây rụng xuống
Ăn da vụn, ăn cỏ qua ngày.
Vị ấy mặc áo thô gai
Hoặc vải liệm xác ở ngoài tha ma
Ti-ta-ca vỏ cây làm áo
Da sơn dương, phấn tảo mặc thường
Bện bằng nhiều mảnh sơn dương
Hoặc áo bằng cỏ cát tường kết chung
Áo vỏ cây, áo từng miếng gỗ
Áo tóc bện gia cố thành mền
Đuôi ngựa bện thành áo bền
Không cạo râu tóc, nhổ liền tóc râu
Hạnh không ngồi, bao lâu vẫn đứng
Ngồi chò hỏ, giữ vững kiểu này
Thường nằm ngủ trên đống gai
Bạ đâu nằm đó, người đầy bụi dơ,
Ngủ ngoài trời, vật vờ nằm đất
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 054
Ăn uế vật, nước tiểu trâu bò
Ăn phân bò, ăn đất tro,
Nước lạnh không uống, tắm cho ba lần
Xuống dưới nước đầm thân tắm gội
Mong sạch tội, tục lệ lâu đời.
Những người khổ hạnh mọi nơi
Theo truyền thống họ, chẳng dời chấp danh.
Ni-Rô-Thá ! Thực hành như vậy
Ngươi nghĩ đấy thành tựu hay không ? ”
– “ Là thành tựu, bạch Thế Tôn !
Khổ hạnh, không phải là không tựu thành ”.
– “ Ni-Rô-Thá ! Tựu thành như vậy
Sự cấu uế nhiều loại đến, như :
* Một vị khổ hạnh siêng tu
Vị ấy hoan hỷ, tâm tư thỏa liền
Là cấu uế người chuyên khổ hạnh.
* Lại còn nữa, khổ hạnh vị này
Khen mình chê người thẳng tay
Là cấu uế của người này khổ tu.
* Người mặc dù thực hành khổ hạnh
Do khổ hạnh trở thành mê say
Nhiễm trước, phóng dật có đầy
Đó là cấu uế người này khổ tu.
10. * Vị khổ tu được nhiều kính trọng
Được cúng dường, danh vọng có dư
Do thọ nhận, được nhàn cư
Trở nên hoan hỷ, tâm tư thỏa liền
Là cấu uế người chuyên khổ hạnh.
* Người khổ hạnh được trọng, cúng dường
Khen mình chê người chẳng nương
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 055
Là cấu uế của người thường khổ tu.
* Người khổ tu được nhiều kính trọng
Được cúng dường, danh vọng có ngay
Chấp trước, phóng dật, mê say
Là cấu uế của người này khổ tu.
* Người khổ tu khi ăn, phân biệt :
Món ưa thích, tham tiếc cho mình
Nắm giữ chấp trước đinh ninh.
Món không thích hợp, cố tình chê bai.
Không thấy rằng điều này nguy hiểm
Đó là điểm không giải thoát ra.
Như vậy, này Ni-Rô-Tha !
Là những cấu uế của nhà khổ tu.
* Lại nữa, người khổ tu mong ước
Được cung kính và được cúng dường
Nghĩ rằng : ‘Các vị đế vương
Cũng sẽ cung kính thường thường với ta
Các vị Bà-la-môn (1), Gia-chủ
Hay Giáo-chủ giáo phái danh gia
Cũng sẽ cung kính, trọng ta’.
Đó là cấu uế của nhà khổ tu.
11. Ni-Rô-Thá ! Khổ tu du-sĩ
Thường chống báng Phạm-chí (1), Sa-môn
Rằng : ‘Các vị ấy sinh tồn
Ăn đủ mọi thứ hạt dồn trữ đây
Hạt giống này sinh từ rễ tốt
Hạt từ nhành, từ đốt cây sinh
Hạt giống từ chiết cây sinh
Hạt giống từ hạt giống sinh vẹn tuyền.
_______________________________
(1) : Bàn-Môn hay Phạm-Chí tức là Bà-La-Môn.
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 056
Được nhai nghiền với hàm tầm sét
Không bánh xe, kẽo kẹt thường làm
Được gọi là xương quai hàm
Mọi người gọi đó ly phàm Sa-môn’.
Ni-Rô-Thá ! Tâm tồn như thế
Là cấu uế của người khổ tu.
* Vị khổ hạnh thấy người tu
Sa-môn, Phạm-chí ôn nhu, khiêm nhường
Các gia đình cúng dường, trọng nể
Thường đảnh lễ các vị nói trên
Người khổ hạnh khởi ý lên :
‘Sao các Gia-chủ lại chuyên cúng dường
Cung kính, lễ, tán dương bọn họ
Những người có đủ thứ uống ăn
Mà sao họ không ân cần
Kính trọng, lễ bái, dành phần cho ta ?’
Hay ganh ghét, tâm tà tật đố
Là cấu uế người khổ hạnh này.
* Lại nữa, khổ hạnh vị đây
Trở thành ngồi giữa nơi đầy đám đông
Thành mục tiêu giữa công chúng nọ
Cấu uế đó người khổ hạnh gây.
* Ni-Rô-Thá ! Lại người này
Khi đi khất thực giữa ngay xóm nhà
Không để cho người ta trông thấy :
‘Là khổ hạnh như vậy của ta
Như vậy khổ hạnh của ta’.
Đây là cấu uế của nhà khổ tu.
* Người khổ tu làm như bí mật
Khi được hỏi việc rất dễ thông :
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 057
‘Có chấp nhận việc này không ?’
Trả lời rằng ‘Có’, dù không hài lòng.
Hoặc trả lời là : ‘Không chấp nhận’
Tuy chấp nhận, vừa bụng hài lòng.
Cố tình nói láo : Có, không
Là cấu uế của người giòng khổ tu.
12. Ni-Rô-Thá ! Cho dù Ta thuyết
Hay đệ tử ta thuyết pháp ra
Dùng một phương pháp sâu xa
Đáng được chấp nhận ; thì nhà khổ tu
Không chấp nhận, cho dù biết đúng
Là cấu uế của chúng khổ tu.
* Có người khổ hạnh siêng tu
Nhưng hay tức giận, oán thù trái oan
Là cấu uế của hàng khổ hạnh.
* Người khổ hạnh hay có dối lừa
Tật đố, bần tiện không chừa
Ngụy trá, giảo hoạt, có thừa mạn kiêu
Tánh khó dạy và nhiều ác ý
Bị ác ý chi phối ngập tràn
Tà kiến, tư tưởng cực đoan
Chấp trước kinh nghiệm mình đang dựa vào
Khó giải thoát, cứng đầu như thế
Là cấu uế của kẻ khổ tu.
Ni-Rô-Thá ! Với vô tư
Ngươi nghĩ khổ hạnh đến từ gồm trong
Là cấu uế hay không cấu uế ? ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Như thế nói chung
Thật là cấu uế, khó dung
Không phải không cấu uế cùng người tu.
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 058
Có nhiều người đang tu khổ hạnh
Dẫy đầy cảnh cấu uế họ làm
Nói gì đến uế sân tham
Thứ này thứ nọ, chẳng tàm quý chi ”.
* * *
13 – “ Ni-Rô-Thá ! Vậy thì ngược lại :
Người khổ hạnh hăng hái thực hành
* Sự không hoan hỷ phát sanh
Tâm tư không thỏa mãn dành khổ tu
Không hoan hỷ, tâm tư không thỏa
Vì khổ hạnh, hành giả vị này
Đạt được thanh tịnh điều đây.
* Lại nữa, khổ hạnh người này, mọi nơi
Không khen mình chê người, như vậy
Thì vị ấy thanh tịnh điều đây.
* Hoặc nhờ tu khổ hạnh này
Đã không nhiễm trước, mê say, luông tuồng
Vị ấy được cúng dường, cung kính
Có danh vọng, nhưng chính là người
Không hề thỏa thuê, vui cười
Cũng lại không có chê người khen ta.
* Người khổ hạnh dẫu là có đủ
Sự cung kính, tín chủ cúng dường
Được nhiều danh vọng, tán dương
Lại không nhiễm trước, không thường mê say
Và vị này cũng không phóng dật
Được thanh tịnh trong tất cả thời.
* Lại nữa, khổ hạnh một người
Vốn không phân biệt vào thời thức ăn
Nghĩ : ‘Món ăn dù không hay thích
Cũng có ích, chỉ để nuôi thân’.
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 059
Cho nên đối với thức ăn
Vị ấy không thích cũng hằng không chê.
Các món ăn thuộc về sở thích
Vị ấy cũng không tích chứa riêng
Không tham đắm, chấp trước, phiền
Vì thấy nguy hiểm đi liền ở trong.
Phân biệt chúng là không giải thoát
Không thọ hưởng sẽ lạc an ngay.
Vị ấy trong trường hợp này
Đạt được thanh tịnh đủ đầy, vui tươi.
* Ni-Rô-Thá ! Một người khổ hạnh
Không mong ước được cảnh an tường
Được các vua chúa cúng dường
Đại thần, Phạm-chí cũng thường tán dương
Sát-Đế-Lỵ (1), bốn phương Gia-chủ
Các Giáo-chủ giáo phái kính nhường
Vì không mong ước phô trương
Nên được thanh tịnh trong trường hợp đây.
14. * Lại khổ hạnh người này bình thản
Không chống báng Phạm-chí, Sa-môn
Rêu rao bêu xấu nói dồn
Về chuyện ăn uống, vọng ngôn bao lần
Ăn mọi thứ về phần hạt giống
Ví xương hàm trông giống máy nghiền.
Do không phỉ báng đảo điên
Trường hợp như vậy, được liền tịnh thanh.
* Ni-Rô-Thá ! Người lành khổ hạnh
_______________________________
(1) : Sát-Lỵ hay Sát-Đế-Lỵ -Khattiyà : Giai cấp Vua chúa quan
quyền , đứng thứ hai (sau Bà-la-môn) trong 4 giai cấp bất di
bất dịch của Ấn Độ, theo Kinh Vệ-Đà của Bà-la-môn Giáo.
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 060
Không tật đố, sanh nạnh, ghét dồn
Khi thấy Phạm-chí, Sa-môn
Được các Gia-chủ kính tôn, cúng dường
Dù họ không tán dương, cung dưỡng
Người chí hướng khổ hạnh như ta.
Vị ấy, trường hợp này là
Một người thanh tịnh an hòa khổ tu.
* Vị khổ hạnh mặc dù được trọng
Có danh vọng, cung kính, cúng dường
Vị ấy vẫn giữ tâm thường
Không chê người, chẳng tán dương về mình
Vị ấy không tự mình nhiễm trước
Không phóng dật, triền phược, mê say
Ni-Rô-Thá ! Khổ hạnh này
Được thanh tịnh, bởi điều đây thiện lành.
* Lại nữa. vị thực hành khổ hạnh
Không kiêu hãnh ngồi giữa đám đông
Khi đi khất thực thuận đồng
Vẫn giữ thân ý một lòng thản nhiên
Không dấu diếm, người liền trông thấy :
‘Là khổ hạnh như vậy của ta’.
Không làm ra vẻ như ta
Có việc bí mật hay là chuyện riêng
Khi chấp nhận, nói liền rằng : ‘Có’
Không chấp nhận, nói rõ là : ‘Không’.
15. Khi Như Lai thuyết pháp xong
Hay các đệ tử tinh thông pháp lành
Đã thuyết giảng giải rành nghĩa lý
Cho các vị khổ hạnh kể trên
Đã dùng phương pháp vững bền
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 061
Và các vị ấy nói lên tán đồng
Những sự việc thực lòng như vậy
Các vị ấy xứng đáng tịnh thanh.
* Các vị khổ hạnh tâm lành
Không hề tức giận, không sanh oán cừu
Không giả dối, không mưu lừa đảo
Không tật đố, không giảo hoạt nào
Không ngụy trá, không cứng đầu
Không có ác ý, cơ cầu, mạn kiêu
Không chi phối bởi điều ác ý
Không tà kiến, không bị cực đoan
Cũng không chấp trước trái ngang
Vào những kinh nghiệm mình đang có này
Ni-Rô-Thá ! Như vầy sự kiện
Nghĩ sao chuyện khổ hạnh vừa xong ?
Các vị thanh tịnh hay không ? ”.
– “ Bạch Ngài ! Như vậy đều đồng tịnh thanh
Không phải không trở thành thanh tịnh
Các khổ hạnh ấy chính đạt vào
Căn bản, tối thượng thanh cao ”.
– “ Này Ni-Rô-Thá ! Chưa sao đạt thành
Đến tối thượng, tịnh thanh căn bản
Chỉ mới đạt nông cạn vỏ ngoài ”.
16. – “ Bạch đức Thế Tôn ! Lành thay !
Nếu được Ngài giảng rõ ngay vấn đề
Đang nói về tối cao, căn bản
Khiến khổ hạnh đạt được điều này ? ”
– “ Này Ni-Rô-Thá ! Ở đây
Có vị khổ hạnh tu ngay bốn điều
Là bốn pháp triệt tiêu, chế ngự
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 062
Thế nào bốn chế ngự tịnh thanh ?
* Vị ấy không tự sát sanh
Không bảo người giết, không đành cùng vui.
* Không khiến xui người nào trộm cắp
Bản thân không trộm cắp vật, tài
Không hề tùy hỷ việc này.
* Cũng không nói láo, đặt bày dối ai,
Không bảo ai vọng ngôn, ác ngữ
Không tùy hỷ lời dữ, dối lừa.
* Dục tình tham vọng nguyện chừa
Không xúi người khác tham ưa dục tình
Chuyện dục tình cũng không tán thán.
Ni-Rô-Thá ! Viên mãn bốn điều
Bốn pháp chế ngự, triệt tiêu
Vị khổ hạnh ấy được nhiều thảnh thơi
Chỉ tiến lên, không rơi hạ phẩm.
Vị ấy lựa nơi vắng lặng yên
Như rừng tĩnh mịch, lâm viên,
Gốc cây, khe núi hoặc liền tha ma
Thời ngọ thực đã qua, rửa bát
Ngồi kiết già, an lạc, thẳng lưng
An trú chánh niệm, lâng lâng
Tham ái từ bỏ, thoát dần ái tham
Bỏ sân hận, từ tâm thương xót
Chúng hữu tình mỗi một cảnh riêng
Từ bỏ hôn trầm, thụy miên
Thoát ly khỏi chướng thụy miên, hôn trầm
Giữ tịnh tâm, hướng về ánh sáng
Cùng chánh niệm, tĩnh giác, tâm yên
Gột rửa chúng, được an nhiên
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 063
Từ bỏ trạo cử thì liền tịnh thân
Hết nghi ngờ, phân vân lưỡng lự
Gột rửa hết trạo cử, hôn trầm
Gột rửa tham ái, hận sân
Đối với thiện pháp, tinh cần hành theo.
17. Năm triền cái dính đeo, từ bỏ
Với trí tuệ sáng tỏ, quang huy
Các tâm cấu uế giảm đi
An trú, biến mãn tức thì một phương
Câu hữu thường Từ, Bi, Hỷ, Xả.
Phương thứ hai, rồi cả ba, tư
Cùng khắp thế giới chẳng trừ
Dưới, trên, ngang thảy phương từ nói chung
Và khắp cùng đến vô biên giới
An trú với tâm câu hữu Từ
Quảng đại, vô biên, như như
Không sân, không hận, khoan thư giữ mình.
Tiếp hành trình, vị này an trú
Tâm câu hữu Bi, Hỷ, Xả luôn
Biến mãn với cả bốn phương
Vô biên, quảng đại, không thường hận, sân.
Ni-Rô-Thá ! Những phần vừa kể
Ngươi nghĩ sao sự thể đành rành
Thanh tịnh hay không tịnh thanh ? ”
– “ Bạch Ngài ! Như vậy là thanh tịnh rồi
Không phải là điều không thanh tịnh
Đạt căn bản, cứu kính tối cao ”.
– “ Này Ni-Rô-Thá ! Chưa đâu !
Các khổ hạnh ấy chưa sao đạt vào
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 064
Đến tối thượng thanh cao, căn bản
Chỉ mới đạt nông cạn vỏ ngoài ”.
18. – “ Bạch đức Thế Tôn ! Lành thay !
Nếu được Ngài giảng rõ ngay vấn đề
Như thế nào đạt về căn bản
Đạt tối thượng khổ hạnh của con ? ”.
– “ Một vị khổ hạnh đáng tôn
Bốn pháp chế ngự vuông tròn hành theo
Thế nào là bốn điều chế ngự
Để vị ấy được tự tịnh thanh ?
* Vị ấy không tự sát sanh
Không bảo người giết, không đành cùng vui.
* Không khiến xui người nào trộm cắp
Bản thân không trộm cắp vật, tài
Không hề tùy hỷ việc này.
* Cũng không nói láo, đặt bày dối ai,
Không bảo ai vọng ngôn, ác ngữ
Không tùy hỷ lời dữ, dối lừa.
* Dục tình tham vọng nguyện chừa
Không xúi người khác tham ưa dục tình
Chuyện dục tình cũng không tán thán.
Ni-Rô-Thá ! Viên mãn bốn điều
Bốn pháp chế ngự, triệt tiêu
Vị khổ hạnh ấy được nhiều thảnh thơi
Chỉ tiến lên, không rơi hạ phẩm.
Vị ấy lựa nơi vắng lặng yên
Như rừng tĩnh mịch, lâm viên,
Gốc cây, khe núi hoặc liền tha ma
Thời ngọ thực đã qua, rửa bát
Ngồi kiết già, an lạc, thẳng lưng
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 065
An trú chánh niệm, lâng lâng
Tham ái từ bỏ, thoát dần ái tham
Bỏ sân hận, từ tâm thương xót
Chúng hữu tình mỗi một cảnh riêng
Từ bỏ hôn trầm, thụy miên
Thoát ly khỏi chướng thụy miên, hôn trầm
Giữ tịnh tâm, hướng về ánh sáng
Cùng chánh niệm, tĩnh giác, tâm yên
Gột rửa chúng, được an nhiên
Từ bỏ trạo cử thì liền tịnh thân
Hết nghi ngờ, phân vân lưỡng lự
Gột rửa hết trạo cử, hôn trầm
Gột rửa tham ái, hận sân
Đối với thiện pháp, tinh cần hành theo.
Năm triền cái dính đeo, từ bỏ
Với trí tuệ sáng tỏ, quang huy
Các tâm cấu uế giảm đi
An trú, biến mãn tức thì một phương
Câu hữu thường Từ, Bi, Hỷ, Xả (1).
Phương thứ hai, rồi cả ba , tư
Cùng khắp thế giới chẳng trừ
Dưới, trên, ngang thảy phương từ nói chung
Và khắp cùng đến vô biên giới
An trú với tâm câu hữu Từ
Quảng đại, vô biên, như như
Không sân, không hận, khoan thư giữ mình.
Tiếp hành trình, vị này an trú
Tâm câu hữu Bi, Hỷ, Xả luôn
_______________________________
(1) :Tứ Vô Lượng Tâm : Từ ( Mettà ), Bi ( Karunà ),
Hỷ ( Mudità ) và Xã ( Upekkhà ) .
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 066
Biến mãn với cả bốn phương
Vô biên, quảng đại, không thường hận, sân.
Rồi vị ấy dẫn tâm hướng đến
Túc Mạng Minh, nhớ đến nhiều đời
Một, hai… đến vài chục đời
Trăm, ngàn, vạn, ức… số đời nhiều hơn
Nhiều thành kiếp, nhiều hơn : hoại kiếp
Vị ấy nhớ liên tiếp rõ ràng :
Chỗ kia ta đã sinh sang
Nơi này đã sống tại làng, tỉnh kia
Tên như vậy, như kia giòng họ
Giai cấp đó, thọ khổ lạc vầy
Tuổi thọ đến mức thế này
Chết đi sinh lại làng này, quận kia.
Cứ như vậy, chưa lìa sinh tử
Thì luân hồi vẫn cứ vần xoay
Vị ấy nhớ lại đủ đầy
Đời sống quá khứ đến nay tỏ tường.
Với các nét đại cương, chi tiết
Ni-Rô-Thá ! Sự việc như vầy
Ngươi nghĩ thế nào điều này ?
Là không thanh tịnh hay rày tịnh thanh ? ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Tựu thành thanh tịnh
Đạt căn bản, cứu kính tối cao ”.
– “ Này Ni-Rô-Thá ! Chưa đâu !
Các khổ hạnh ấy chưa sao đạt vào
Đến tối thượng, thanh cao căn bản
Chỉ mới là gỗ lạn bên ngoài
Xung quanh cốt lõi của cây ”.
19.–“ Bạch Ngài ! Xin giảng rõ ngay vấn đề
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 067
Như thế nào đạt về căn bản
Đạt tối thượng khổ hạnh của con ? ”.
– “ Ni-Rô-Thá ! Chuyện vẫn còn
Vị ấy tiếp tục lo toan hành trình
Túc-mạng-minh biết nhiều đời trước
Có Thiên-nhãn để được tuệ minh
Xét về sinh tử chúng sinh
Thiên nhãn thuần tịnh, siêu minh thấy liền
Vị ấy biết mối giềng Nghiệp quả
Người hạ liệt, kẻ cả giàu sang,
Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn,
Đều do hạnh nghiệp trắng đen họ làm.
Gieo ác hạnh về thân, khẩu, ý
Hoặc phỉ báng các vị Thánh Hiền
Người này thân hoại, tận duyên
Do nghiệp tà kiến, đọa liền súc sinh,
Các cõi dữ, như sinh địa ngục
Hoặc đọa xứ, thằng thúc nạn tai.
Còn bậc hiền giả, những ai
Làm những thiện hạnh ý và lời, thân
Không phỉ báng Hiền nhân, Thánh hiển
Tạo nghiệp lành, chánh kiến vô cùng
Sau khi thân hoại mạng chung
Được sinh thiện thú, nhân trung, cõi trời.
Do thiên nhãn, biết đời sống chết
Người hạ liệt hay kẻ giàu sang
Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn
Người này bất hạnh, kẻ bèn gặp may
Do hạnh nghiệp kẻ này hành động
Có kết quả chẳng giống nhau này.
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 068
Ni-Rô-Thá ! Sự kiện đây
Thế nào ngươi nghĩ thẳng ngay thực lòng
Là thanh tịnh hay không thanh tịnh ? ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Thanh tịnh đành rành
Không phải là không tịnh thanh,
Đạt đến căn bản, đạt thành tối cao ”.
– “ Ni-Rô-Thá ! Diệt bao duyên chướng
Khổ hạnh đạt tối thượng, căn nguyên
Chính tử những Pháp diệu huyền
Như lời ngươi hỏi : ‘Ngài chuyên dạy gì ?
Những pháp chi Thế Tôn chứng dự ?
Và muốn dạy đệ tử các hàng
Để được đạt đến tịnh an
Căn bản Phạm hạnh hoàn toàn tinh nghiêm ?
Ni-Rô-Thá ! Hãy tìm hiểu kỹ
Những điều trên cao quý chánh chơn
Cao thượng hơn, thuần nhất hơn
Ta dạy đệ tử hành chơn-pháp này
Để đạt được như vầy tịnh lạc
Là căn bản Phạm hạnh thanh cao ”.
Được nghe lời giảng nhiệm mầu
Các du-sĩ ấy ồn ào cả lên
Giọng phát biểu trở nên lớn tiếng :
“ Các Tôn Sư của hiện chúng ta
Hoàn toàn bất lực thật mà !
Lời dạy của họ tỏ ra tầm thường
Nên chúng ta chẳng tường chi cả
Ngoài những điều họ đã dạy ta ”.
20. Vị Gia-chủ Sanh-Tha-Na
Biết được là các du-gia nơi này
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 069
Đã bắt đầu để tai nghe pháp
Đã chú tâm vào các lời Ngài
Nên Sanh-Tha-Na nói ngay
Với Ni-Rô-Thá lúc này ngồi ngây :
– “ Này Hiền giả ! Trước đây ông trách
Về Thế Tôn một cách sai lầm :
‘Anh biết Sa-môn Kiều-Đàm
Đã từng đối thoại, luận đàm với ai ?
Và với ai đạt thành tuệ trí ?
Trí Sa-môn đã bị hư rồi !
Sống với không xứ nơi nơi
Không giỏi điều khiển mọi thời đám đông
Ông ta không thể nào đối thoại
Chỉ đề cập việc ngoại biên thôi.
Như bò một mắt đơn côi
Đi vòng quanh, chỉ đi nơi phía ngoài.
Này Gia-chủ ! Hãy coi, ta nói :
Nếu Sa-Môn đến hội chúng này
Chỉ một câu hỏi, chận ngay
Sa-Môn không thể nói hay trả lời
Rồi chúng tôi lăn tròn ông ấy
Như lăn tròn một cái bình không’.
Nay thì chính đức Thế Tôn
Chánh Đẳng Giác, Đại Sa-Môn trí hiền
Đã đến đây, hiện tiền giảng giải
Vậy Hiền giả nay hãy nêu ra
Chứng minh Thế Tôn Phật Đà
Không thể lãnh đạo, tỏ ra bất tài
Như bò đi vòng ngoài, một mắt
Một câu hỏi được đặt với Ngài
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 070
Có thể chận đứng được Ngài
Khiến Ngài không thể nói, hay trả lời ! ”.
Nghe nói vậy, rối bời lúng túng
Ni-Rô-Thá bỗng đụng chướng duyên
Hai vai sụp xuống ưu phiền
Câm miệng ủ rủ, ngồi yên gục đầu.
21. Đức Thế Tôn nhìn vào hiện tượng
Vị du-sĩ tư tưởng ngẩn ngơ
Ngài hỏi du-sĩ bấy giờ :
– “ Này Ni-Rô-Thá ! Động cơ thế nào
Mà ngươi nói tào lao như vậy ? ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Thật bậy vô cùng
Thật là ngu ngốc khó dung
Con quá si ám, đã dùng lời trên ”.
– “ Ni-Rô-Thá ! Cao niên trưởng thượng
Các du-sĩ tôn trưởng, Tổ sư …
Ngươi có từng được nghe từ
Các vị ấy nói vô tư như vầy :
‘
Chánh Đẳng Giác, trí dũng Phật Đà
Trong thời quá khứ trải qua
Thường hay tụ hội, hét la cãi bàn
Kẻ cất cao giọng toàn phiếm luận
Người thì muốn nói chuyện bên đường
Chuyện phiếm vô ích tầm thường
Hay toàn những chuyện đế vương dông dài
Chuyện ăn trộm, gái trai, binh lính
Chuyện đại thần, bách tính, chiến tranh
Những chuyện làng xóm, thị thành
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 071
Đồ ăn, thức uống, xoay quanh vải, mùng
Về quốc độ, anh hùng tiêu biểu
Hoặc chuyện về hương liệu, hoa hương
Hiện trạng thế giới, đại dương
Câu chuyện tạp thoại, các phương dị đồng
Về hiện hữu hay không hiện hữu
Chuyện tân cựu đủ thứ trên đời.
Như ngươi, Sư trưởng của ngươi
Và các du-sĩ ở nơi đây làm ?
Hay các hàng Tổ sư, Tôn trưởng
Nói về các Vô Thượng Thế Tôn
Thích an trú trong tịnh môn
Núi rừng tịch mịch, không ồn, sạch trong
Ít tiếng động, gió đồng thổi mát
Lánh xa mắt người thích thị phi
Thích hợp tĩnh tu mọi thì
Như ta đang sống, tu trì hay chăng ? ”
– “ Bạch Thế Tôn ! Con hằng được biết
Các du-sĩ ưu việt niên cao
Tổ sư, trưởng thượng hàng đầu
Các vị thường nói về bao vấn đề
Có nói về Thế Tôn quá khứ
Không bao giờ qui tụ ồn ào
Không cãi vả, cất giọng cao
Cũng không bàn luận nhắm vào thế gian
Những chuyện phiếm hoàn toàn vô ích
Như chúng con vẫn thích luận bàn.
Những bậc Thế Tôn trú an
Núi rừng tịch mịch, thường nhàn tịnh cư
Thích hợp cho tĩnh tu, thiền định
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 072
Như đời sống thanh tịnh của Ngài ”.
– “ Này Ni-Rô-Thá ! Hiện nay
Ngươi vốn có trí, dạn dày, tuổi cao
Có khi nào tự ngươi suy nghĩ :
‘ Chính đức Vô Thượng Sĩ Thế Tôn
Là bậc Giác ngộ hoàn toàn
Thuyết giảng giáo pháp để mang lợi nhiều
Đến giác ngộ, để điều phục khắp
Giảng giáo pháp điều phục dễ dàng
An Chỉ, giảng pháp chỉ an
Thế Tôn đã đến hoàn toàn bờ kia,
Pháp đưa đến bờ kia thuyết giảng
Ngài viên mãn tịnh lạc an nhiên
Thuyết giảng giáo pháp uyên nguyên
Đưa đến tịnh lạc mãn viên, lâu dài ”.
22. Ni-Rô-Thá nghe Ngài nói dứt
Đã thưa rằng : “ Bạch đức Thế Tôn !
Con đã mê muội tự tôn
Ngu si, mờ ám ẩn tồn trong tâm,
Đã sai lầm nói về Thiện Thệ.
Tội như thế, xin Phật chứng minh
Về việc phạm tội của mình
Để ngăn ngừa tội phát sinh sau này ”.
– “ Ni-Rô-Thá ! Ngươi nay thú lỗi
Đã phạm tội một cách mê tà
Ngu si, bất thiện, điêu ngoa
Khi ngươi đã nói về Ta như vầy.
Nhưng ngươi nay phát lồ thú tội
Theo luật giới bậc Thánh dạy rày :
‘Thấy tội, phát lộ tội này
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 073
Đúng với hành động ; tương lai ngăn ngừa’.
Ni-Rô-Thá ! Hãy thừa huấn ngữ :
‘Người có trí hãy tự đến đây
Không lừa đảo, lòng thẳng ngay,
Ta sẽ huấn dạy đủ đầy pháp minh
Nếu vị ấy thực hành đúng Pháp
Tự biết mình, giải đáp hoài nghi
Chứng ngộ Phạm hạnh tức thì
Đạt được mục đích hành trì thanh cao
Người ấy sẽ đạt vào lý tưởng
Đến mục tiêu vô thượng mong tầm,
Vị ấy cần có bảy năm.
Hoặc chẳng cần có bảy năm phải tầm
Chỉ sáu, năm, bốn, ba, hai, một
Hoặc bảy tháng đến một tháng trời
Nửa tháng hoặc bảy ngày thôi
Nếu luôn tinh tấn, chẳng lơi hành trì
Sống chân trực, không vì lừa đảo
Cố thực hành hoàn hảo những điều
Được Ta huấn dạy sớm chiều
Vị ấy tự biết về điều ước mong
Và chứng ngộ ngay trong hiện tại
Vị hành giả đạt lấy mục tiêu
Vô thượng Phạm hạnh cao siêu
Các Thiện-nam-tử thảy đều thiết tha
Là lý tưởng xuất gia hướng đến
Vị ấy chỉ cần đến bảy ngày.
23. Ni-Rô-Thá ! Ở điều này
* Ngươi có thể nghĩ : ‘Như Lai giảng bày
Là ý muốn thu ngay đệ tử’.
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 074
Đừng hiểu lầm, căn cứ điều này.
Với Ta, Thầy ngươi là ai
Cứ vẫn giữ lấy vị này Bổn Sư.
* Có thể từ thâm tâm ngươi nghĩ :
‘Đại Sa-Môn có ý sẵn bày
Muốn chúng ta từ bỏ ngay
Các Kinh tụng đọc hằng ngày của ta’.
Chớ hiểu vậy ! Trải qua truyền thống
Cứ tụng đọc kinh điển các ngươi.
* Nghề nghiệp để sống trên đời
Cứ giữ nghề ấy, chẳng dời đổi chi.
* Chớ nghĩ suy hay đem bàn luận :
‘Sa-Môn muốn xác tín cho ta :
Với bất thiện pháp trải qua
Tổ sư truyền thống chúng ta vẫn thường
Xem nó là bất tường, bất thiện’
Ni-Rô-Thá ! Thực hiện từ xưa
Truyền thống Tổ sư truyền thừa
Xem là bất thiện, ngăn ngừa, cử kiêng
Hãy giữ chúng y nguyên như cũ.
* Cũng như vậy, vẫn giữ như xưa
Những thiện pháp được truyền thừa
Tổ sư truyền thống đã đưa thực hành.
Hãy chân thành lắng nghe chánh ngữ :
Không vì thu đệ tử cho đông
Mà khuyên các ngươi thay lòng
Từ bỏ tất cả thuộc trong cổ truyền.
Ni-Rô-Thá ! Nhưng riêng sự kiện
Bất thiện pháp thực hiện hằng ngày
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 075
Nếu không từ bỏ chúng ngay
Sẽ làm cấu uế , dẫn rày tái sanh
Rồi đau khổ chẳng lành đem đến
Vô bờ bến quả khổ về sau
Quả báo, thiện ác đáo đầu
Các bất thiện pháp biết bao hại này
Trong tương lai vẫn già, bệnh, chết
Ta thuyết để diệt hết chúng đi
Nếu các ngươi cố hành trì
Lời Ta huấn dạy, tức thì đạt ngay
Pháp cấu uế từ đây trừ diệt
Pháp thanh tịnh siêu việt tăng lên
Các ngươi tự chứng biết liền
Chứng ngộ, đạt đến hiện tiền trú an
Ngay hiện tại trí quang cụ túc
Viên mãn do liên tục thực hành.
24. Nghe Thế Tôn thuyết pháp lành
Chánh pháp vi diệu tịnh thanh tuyệt vời
Các du-sĩ đều ngồi im lặng
Vai sụp xuống, miệng vẫn như câm
Gục đầu ủ rủ âm thầm
Như Ma Vương nhập trong tâm họ rồi.
Lúc ấy thời Thế Tôn tự nghĩ :
Những kẻ ngu này bị Ác Ma
Xâm nhập, nên tâm mê tà
Không hề tự họ nghĩ ra thế này :
“Hãy đến đây, và ta hãy sống
Đời Phạm hạnh đáng trọng, tịnh hòa
Dưới sự hướng dẫn sâu xa
Của Sa-Môn Gô-Ta-Ma trọn lành”.
Trường Bộ -(Tập 3) Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA . . . * MLH – 076
( Sự hướng thiện, tịnh thanh không thiết
Còn nói chi đến việc chứng tri,
Viên mãn trí tuệ tức thì
Đạt đến chứng ngộ hạn kỳ bảy hôm ! ).
Đức Thế Tôn thấy là vô vọng
Cất tiếng Sư-tử-hống rền xa
Tại U-Đum-Ba-Ri-Ka
Vườn cho du-sĩ trú qua mọi thời,
Rồi bay lên giữa trời cao ngất
Trở lại Kỳ-Xà-Quật – Linh Sơn.
Còn Sanh-Tha-Ná thiện nhơn
Trở về Vương Xá, không sờn niềm tin ./-
*
* *
( Chấm dứt Kinh 25 : ƯU-ĐÀM-BÀ-LA SƯ TỬ HỐNG –
Udumbarika Sìhanàda-sutta )