Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19. Kinh Đại Điển Tôn

17/05/202014:00(Xem: 2383)
19. Kinh Đại Điển Tôn

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRƯỜNG BỘ KINH
(Dìgha Nikàya)
Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ: Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG PL. 2555 - DL 2010


19. Kinh ĐẠI ĐIỂN TÔN

(Mahà Govinda-sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

 1.       Một thời, đức Thế Tôn ngụ tại  

          Vương Xá thành – Rá-Chá-Ga-Ha  (1)

              Trên núi Ghít-Chá-Ku-Ta  (2)

       Hay núi Linh-Thứu cũng là nơi đây

          Trong canh chầy, khi đêm gần mãn

          Bỗng toàn núi ánh sáng chói lòa

              Ngũ Kế – Panh-Chá-Si-Kha  (3)

       Thuộc giòng họ Càn-Thát-Bà (4), hiện ra

          Đến tại chỗ Phật-Đà đảnh lễ

          Rồi đứng kế bên cạnh Thế Tôn.

 

              Ngũ Kế thưa : “ Bạch Thế Tôn !

       Những điều con đã tự thân nghe rồi

          Tự chấp nhận, tại Trời Đao Lợi

          Trước chư Thiên của cõi Băm Ba,

              Nay con muốn được thưa qua

       Trình bày để đấng Phật-Đà tường tri ”.

 

    – “ Này Ngũ Kế ! Những gì ngươi biết

          Hãy nói lại hơn thiệt Ta nghe ”.

 

 2.       – “ Bạch Ngài ! Nhân có vấn đề  :

       Xưa kia nhân lúc trăng về sáng trưng

          Kỳ Bố-tát của từng nửa tháng

          Nhân an cư đúng hạn mùa mưa

    _______________________________

  (1) : Thành Ràjagaha .         (2) : Hay Linh Sơn - Gijjakùta .

  (3) : Pancasikha - Ngũ Kế . (4) : Gandhabba - Càn-thát-bà .

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  310

 

              Toàn thể chư thiên cũng vừa                   

       Hội họp Thiện Pháp Đường, thừa sự duyên

          Tại Tam Thập Tam Thiên – Đao Lợi

        ( Tức Thiên giới Ta-Vá-Tim-Sa )  (1)

              Đại Thiên chúng ngồi trên tòa

       Xung quanh bốn phía vòng qua Pháp Đường.

          Ở bốn phương, Thiên Vương bốn vị

          Ngồi trên tòa, vị trí cát tường :

 

           *  Phương Đông, Trì Quốc Thiên Vương     

    ( Thá-Ta-Rát-Thá )(2) nhìn thường hướng Tây,

    

      *  Vua phương Nam, mặt xây hướng Bắc

          Tính nghiêm mật Tăng Trưởng Thiên Vương

            ( Ví-Ru-Lá-Ká ) kiên cường,

 

   * Phương Tây, Quảng Mục Thiên Vương an tường

       ( Tức Thiên Vương Ví-Ru-Bắc-Khá )(3)

          Ngồi xây mặt về ngã hướng Đông,

 

           *  Còn Thiên Vương Tỳ-Sa-Môn

     ( Vết-Sa-Vá-Ná ) bảo tồn Bắc phương                              

          Ngồi xây mặt Nam phương, tham dự.

          Có đầy đủ Tứ Đại Thiên Vương

              Trước Thiên chúng tại Pháp Đường.

 

    –  Bạch đức Thiện Thệ ! thường thường tại đây

          Trời Đao Lợi khi bày hội tụ

    _______________________________

(1) : Cõi trời Dục-giới  Tàvatimsà – Đao Lợi hay cõi trời Tam thập

        tam thiên ( cõi trời Ba mươi ba )  do vị Thiên Chủ Sakka Deva

        Indra ( Thích-Đề-Hoàn-Nhân  hay  Đế-Thích ) chủ quản .

  (2) : Trì Quốc Thiên Vương – Dhatarattha : một vị khác trong Tứ

          Đại Thiên Vương .

  (1) :  Quảng Mục Thiên Vương - Virùpakkha : một vị khác trong

         Tứ Đại Thiên Vương .

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  311

 

          Thiện Pháp Đường đầy đủ chư Thiên

              Tứ Đại Thiên Vương tại tiền

       Các Đại Thiên chúng ngồi liền chung quanh

          Các chỗ ngồi đành rành thứ tự,

          Rồi đến chỗ ngồi dự chúng con.

 

              Thật lành thay ! Bạch Thế Tôn !

       Chư Thiên nào trước vun trồng thiện duyên

          Sống phạm-hạnh, cần chuyên giữ giới

          Sinh Đao Lợi, vượt thắng hơn xa

              Chư Thiên cõi trời Băm Ba

       Hơn họ dung sắc cùng là danh thơm !

 

          Bạch Thế Tôn ! Nguồn cơn đề cập 

          Chư Thiên ở Tam Thập Tam Thiên

              Hoan hỷ tín thọ, nghĩ liền :

 

    “ Thiên giới thật sự bình yên, thịnh cường

          A-Tu-La giới, thường suy kiệt

          Sẽ hoại diệt, do sự sân thường ”.

 

 3.           Bấy giờ Đế Thích Thiên Vương

       Sắc-Ka Inh-Đá  đảm đương mọi thời

          Là Thiên Chúa cõi trời Đao Lợi

       ( Thích Đề Hoàn Nhân ) nói kệ liền :

 

     Chư Thiên Tam Thập Tam Thiên

        Cùng vua Đế Thích hiện tiền tán dương

        Đảnh lễ Thế Tôn Pháp Vương                     

        Cùng với Chánh Pháp vô lường diệu minh

        Các Thiên chúng mới hóa sinh

        Lên cõi Đao Lợi thân hình đẹp thay

        Quang sắc thù thắng hòa hài

        Những vị này trước đã hay tu hành

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  312

 

        Sống đời phạm-hạnh tịnh thanh

        Giữ gìn giới luật, hóa sanh cõi này

        Thắng xa về quang sắc đây

        Thọ mạng, danh tiếng đủ đầy, vượt hơn.

 

        Đệ tử của đấng Thế Tôn

        ( Là bậc Đại Tuệ đáng tôn quý này )   

        Sống theo lời dạy của Ngài

        Đến khi mệnh tận, sinh ngay cõi trời

        Chư Thiên cùng với Vua trời

        Sắc-Ka Inh-Đá, hết lời tán dương

        Đảnh lễ Thế Tôn Pháp Vương

        Cùng với Chánh Pháp vô lường diệu minh ”.     

 

          Bạch Thế Tôn ! Tiến trình đề cập

          Chư Thiên ở Tam Thập Tam Thiên

              Lại càng tín thọ, nghĩ liền :

    “ Thiên giới thật sự bình yên, thịnh cường

          A-Tu-La giới, thường suy kiệt

          Sẽ hoại diệt, do sự sân điên ”.

 

              Đức Đế Thích biết chư Thiên       

       Hiện đang thỏa thích, nên liền hỏi ngay :

 

    – “ Này Thiên chúng ! hiện nay hoan hỷ

          Nay các vị nghe pháp hay không ?

              Tám pháp như thật đáng tôn

       Đã được chính đức Thế Tôn giáo truyền ? ”.

 

    – “ Thưa Thiên Chủ ! Chư Thiên tin Phật

          Muốn nghe pháp như thật kể trên ”.

 

              Thế rồi Thiên Chủ giảng liền

       Tám pháp như thật, vững bền như sau :

 

 

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  313

 

       “ Chư Thiện-hữu ! Thế nào suy nghĩ

          Về hành trạng một vị Phật-Đà

               Dấn thân vì sự độ tha

       Vì sự hạnh phúc, an hòa chúng sinh

          Độ hữu tình vì thương, cứu giúp

          Vì an lạc, hạnh phúc Trời, người

              Một vị Đạo Sư ở đời

       Đầy đủ đức tánh tuyệt vời, viên thông

          Thật khó tìm ở trong quá khứ

          Cả hiện tại ; chỉ có Thế Tôn.

 

 6.           Chánh pháp được đức Thế Tôn

       Đã khéo thuyết giảng chánh chơn vô cùng

          Một chánh pháp tựu trung ‘thiết thực’,

         ‘Luôn hướng thượng’, ‘vượt bực thời gian’, 

             ‘Đến để mà thấy’ rõ ràng

      ‘Chỉ có người trí tự mình giác tri’.

 

          Một Giảng Sư thuyết vì hướng thượng  

          Bậc Đạo Sư vô lượng đức lành

              Quá khứ khó tìm đã đành 

       Khó thấy hiện tại ; chỉ mình Thế Tôn.

 

 7.      ‘Đây là thiện’, ‘đây còn bất thiện’,  

         ‘Đây không tội’, ‘đây diện tội nhiều’

              ‘Đây điều cần phải tuân theo’

      ‘Đây cần né tránh’, chỉ gieo ác tà

         ‘Đây hạ liệt’, ‘đây là cao thượng’

         ‘Đây đen trắng hai hướng cũng đồng’.

              Được đức Đại Giác Thế Tôn

       Đã khéo giải thích suốt thông mọi điều

          Về các pháp đã nêu, hướng thượng

          Là Đạo Sư vô lượng đức lành

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  314

 

              Quá khứ khó tìm đã đành

       Khó thấy hiện tại ; chỉ mình Thế Tôn.

 

8.       Con đường mà Thế Tôn chỉ dẫn

          Cho đệ tử hướng tận Niết-bàn

              Con đường và cõi niết-bàn

       Phối hợp thành một, lạc an cát tường.

 

          Đức Thế Tôn khéo phương giải thích

          Như sông Hằng phát tích thượng nguồn

              Phối hợp để cùng chảy tuôn

       Sông Da-Mu-Ná, thành luồng nước chung

          Khéo giải thích, ung dung hướng thượng

          Bậc Đạo Sư vô lượng đức lành

              Quá khứ khó tìm đã đành 

       Khó thấy hiện tại ; chỉ mình Thế Tôn.

 

 

 9.       Đức Thế Tôn đã từng đào tạo

          Chúng Hữu Học (1) nẽo đạo đang đi 

              Cùng chúng Vô Học (2) đồng thì    

       Là bậc Lậu-tận chứng vì Vô Sinh

          Cùng sống chung hòa mình lạc trú      

          Không phân cách, đầy đủ hiệp hòa

              Một vị Đạo Sư tinh hoa

       Đầy đủ đức tánh thật là viên thông

          Thật khó tìm ở trong quá khứ

          Cả vị lai ; chỉ có Thế Tôn.

 

10.          Ngưỡng mộ cúng dường Thế Tôn

       Luôn được tín thí kính tôn an bài.

          Sự cung dưỡng, khi Ngài thọ dụng

    _______________________________

  (1) : Bậc Hữu học : Sekha .          (2) : Bậc Vô học : Asekha –

                                 đã chứng đạt, không cần phải tu học nữa .

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  315

 

          Không lợi dưỡng, sống đúng giới phần

              Những  Sát-Đế-Lỵ cận thân

       Quý mến, ngưỡng phục xuất trần nghiêm dung

          Nhưng Thế Tôn khi dùng của thí

          Không kiêu mạn, thọ chỉ đủ dùng.

              Đạo Sư vì lợi ích chung

       Đầy đủ đức tánh vô cùng viên thông

          Thật khó tìm ở trong quá khứ

          Cả vị lai ; chỉ có Thế Tôn.

 

11.           Nói gì làm vậy, giữ tròn

       Làm gì nói vậy, bậc tôn quý này

          Đã thành tựu đủ đầy các pháp

          Và tùy pháp cũng đã tựu thành

              Một vị Đạo Sư tịnh thanh

       Đầy đủ đức tánh trọn lành, viên thông

          Thật khó tìm ở trong quá khứ

          Cả vị lai ; chỉ có Thế Tôn.

 

12.           Thế Tôn bi, trí vuông tròn

       Nghi ngờ vượt khỏi, không còn phân vân

          Mọi suy tư dần dần thỏa mãn

          Đã diệt đoạn do dự, nghi ngờ

              Tâm nguyện, phạm-hạnh tối sơ

       Đã được thỏa mãn sau giờ suy tư.

          Vị Đạo Sư có dư đức tánh

          Diệt do dự, vượt tránh nghi nan

              Quá khứ hay thời hiện đang

       Khó tìm thấy bậc vẹn toàn Đạo Sư ”.

 

          Bạch Thế Tôn ! Rồi từ Thiên chúng   

          Một số vị cao hứng nói là :

            “ Chư Thiện-hữu ! Rất lợi tha

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  316

 

       Nếu có bốn vị Phật Đà Thế Tôn

          Dùng pháp môn nhiệm mầu tiêu biểu

          Với kim ngôn vi diệu thánh chân

              Diễn giải chánh pháp xuất trần

       Mới đem hạnh phúc cho hàng chúng sinh 

          Đem an bình, vì lòng thương tưởng

          Vì an lạc, vui sướng Trời, người ”.

 

              Một số chư Thiên mở lời :

     “ Này chư Thiện-hữu ! Cõi đời suy vi 

          Cần gì đến bốn vì Đại Giác

          Chỉ cần ba Đại Giác hiện thân

              Diễn giải chánh pháp xuất trần

       Mới đem hạnh phúc cho hàng chúng sinh 

          Đem an bình, vì lòng thương tưởng

          Vì an lạc, vui sướng Trời, người ”.

 

              Một số chư Thiên tiếp lời :

     ‘ Này chư Thiện-hữu ! Cõi đời tham si 

          Cần gì đến ba vì Đại Giác

          Chỉ cần hai Đại Giác hiện thân

              Diễn giải chánh pháp xuất trần

       Mới đem hạnh phúc cho hàng chúng sinh 

          Đem an bình, vì lòng thương tưởng

          Vì an lạc, vui sướng Trời, người ”.

 

14.          Bạch Thế Tôn ! Nghe những lời

       Của chư Thiên ở cõi trời Băm Ba

          Vị Thiên Chúa Sắc-Ka – Đế Thích

          Đã giải thích điều đó như sau :

 

           “ Chư Thiện-hữu ! Không chỗ nào

       Cũng không có thời gian nào xảy ra

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  317

 

          Là hai vị Phật Đà trí phước

          Cùng ra đời, không trước không sau

              Sự kiện ấy không thể nào

       Xảy ra như thế, trước sau chưa từng

          Bậc Thế Tôn đã dừng tật bệnh

          Không khổ đau, thọ mệnh dài lâu

              Mới đem hạnh phúc bền sâu

       Đem lại an lạc dồi dào chúng sinh

          Đem an bình, vì lòng thương tưởng

          Vì an lạc, vui sướng Trời, người ”.

 

          *  Bạch Thế Tôn ! Đó là lời

       Thiên Chủ Đao Lợi cõi trời trùng tuyên.  

          Mục đích gì Chư Thiên hội tập

          Thiện Pháp Đường, Tam thập tam thiên

              Suy tư thảo luận căn nguyên

       Về mục đích ấy, tương liên thuận thời

          Bốn Thiên Vương được mời khuyến giáo

          Bốn vị ấy đứng tại chỗ mình.   

       

     “ Bốn vị Thiên Vương đồng tình

        Chấp nhận lời giảng khuyến sinh làm lành

        Thanh thoát, an lạc, tịnh thanh

        Bốn vị đứng chỗ của mình an như ”.

 

15.      Bạch Thế Tôn ! Rồi từ phương Bắc

          Ánh sáng thật vi diệu khởi lên

              Hào quang thù thắng vượt trên

       Oai lực của cả Chư Thiên nơi này. 

          Đức Thiên Chúa Sắc-Ka lên tiếng :

 

        ‘ Các Thiện-hữu ! Theo hiện tượng đây

              Báo hiệu Phạm Thiên đến ngay

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  318

 

       Hào quang vi diệu, điều này báo tin ”.

      “ Theo hiện tượng thấy phát sinh

        Phạm Thiên sẽ hiện quang minh tại tiền

        Vì khi xuất hiện Phạm Thiên

        Hào quang vi diệu đến liền trước ngay ”.   

 

16.      Bạch Thế Tôn ! Nơi đây Thiên chúng

          Cõi Đao Lợi ngồi xuống ghế mình

              Nói rằng : “ Hiện tượng phát sinh

       Ta sẽ tìm hiểu tận tình ra sao ?

          Hào quang ấy thế nào hậu quả ?

          Khi biết cả, sẽ gặp vị này ”.

              Tứ Đại Thiên Vương tại đây

       Cũng nói như thế, ngồi ngay tòa mình.

          Và như vậy, đồng thanh nhất trí

          Cõi Đao Lợi các vị đồng lòng.

 

17.          Bạch Ngài ! Thảo luận vừa xong

       Bỗng xuất hiện Thường Hình Đồng Phạm Thiên

          Trước Chư Thiên cõi trời đông đủ 

          Sá-Năng-Kú-Ma-Rá (1) Phạm Thiên

              Xuất hiện hóa tướng tại tiền

       Thô xấu, sắc tướng vô duyên tầm thường

          Không thù thắng ; Chư Thiên không phục

          Nên đúng lúc xuất hiện rỡ ràng

              Như tượng chói sáng bằng vàng

       Sắc tướng, danh tiếng lại càng thắng xa

          Chư Thiên cõi Băm-Ba – Đao Lợi

          Phạm Thiên tới, sáng chói như vầy.

              Nhưng các vị Thiên tại đây

    _______________________________

  (1) : Vị Phạm Thiên tên Sanamkumàra - Thường Đồng Hình

       ( hay Thường Hình Đồng , vì hiện thân con nít (đồng tử ).

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  319

 

       Không ai đảnh lễ, không ai mời ngồi.

          Đứng tại nơi, chắp tay yên lặng  

          Với ý nghĩ : “ Nếu đấng Phạm Thiên

              Muốn gì với một vị Thiên

       Thời ngồi trên chỗ vị Thiên đó liền ”.

 

          Bạch Thế Tôn ! Phạm Thiên nếu muốn, 

          Sẽ ngồi xuống chỗ vị Thiên nào

              Vị Thiên ấy vui biết bao !

       Sảng khoái, hoan hỷ không sao nghĩ bàn.

          Như một vị trong hàng Sát-Lỵ  (1)

          Lễ quán đảnh (2), vương vị lên ngôi

              Sảng khoái, hoan hỷ vô hồi

       Như ai được Phạm Thiên ngồi chỗ riêng.

 

17.      Bạch Thế Tôn ! Phạm Thiên lúc ấy

          Thấy được sự thoải mái, an nhiên

              Sự hoan hỷ của chư Thiên

       Đao Lợi – Tam thập tam thiên cõi trời

          Liền tức thời ẩn hình mất dạng

          Rồi tùy hỷ nói đoạn kệ liền :

 

     Chư Thiên Tam Thập Tam Thiên

        Cùng vua Đế Thích hiện tiền tán dương

        Đảnh lễ Thế Tôn Pháp Vương

        Cùng với Chánh Pháp vô lường diệu minh

        Các Thiên chúng mới hóa sinh

        Lên cõi Đao Lợi thân hình đẹp thay

    _______________________________

(1) &(2) : Theo tập tục Ấn-Độ xưa , khi chính thức tuyên cáo địa vị kế thừa của Thái Tử để chuẩn bị lên ngôi Vua , hoàng tộc lấy nước 4 biền rưới lên đỉnh (đảnh) đầu Thái-tử., Do đó Thái-tử cũng được gọi là“Quán đỉnh vương tử ”. Điều đó có ý rằng sau này vị vương tử có thể thống trị toàn bộ lãnh thổ và nhân dân trong bốn biển  .

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  320

 

        Quang sắc thù thắng hòa hài

        Những vị này trước đã hay tu hành

        Sống đời phạm-hạnh tịnh thanh

        Giữ gìn giới luật, hóa sanh cõi này

        Thắng xa về quang sắc đây

        Thọ mạng, danh tiếng đủ đầy, vượt hơn.

        Đệ tử của đấng Thế Tôn

        ( Là bậc Đại Tuệ đáng tôn quý này )   

        Sống theo lời dạy của Ngài

        Đến khi mệnh tận, sinh ngay cõi trời

        Chư Thiên cùng với Vua trời

        Sắc-Ka Inh-Đá, hết lời tán dương

        Đảnh lễ Thế Tôn Pháp Vương

        Cùng với Chánh Pháp vô lường diệu minh ”.     

 

19.      Bạch Thế Tôn ! Sự tình như vậy   

          Những lời ấy của vị Phạm Thiên

              Tiếng nói Phạm Thiên căn nguyên

       Có tám đặc điểm được tuyên xưng đầu :

          Ý thâm sâu, phân minh, lưu loát, 

          Nghe rõ ràng, dịu ngọt, vang vang,

              Sung mãn, nghe hiểu dễ dàng.

       Khi ngài giải thích, âm vang tỏ tường

          Cả hội chúng các phương nghe hiểu

          Tám đặc điểm tiêu biểu, cao thâm

              Tiếng ấy gọi là Phạm-âm.

 

19.   Bạch Phật ! Thiên chúng đạo tâm cõi trời

          Ba mươi ba – có lời đáp trả

          Sá-Năng-Ku-Ma-Rá Phạm Thiên :

           “ Thưa ngài ! chúng tôi hiện tiền

       Hoan hỷ với những điều nên phải làm.

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  321

 

          Thiên Chủ Tam thập tam Đao Lợi

          Đã nói tới Tám Pháp chánh chân

              Tám pháp như thật quý trân

       Chúng tôi hoan hỷ về phần pháp trên ”.        

 

          Nghe như vậy, Phạm Thiên liền hỏi

          Vị Thiên Chúa Đao Lợi thiên cung :

 

          – “ Thật lành thay ! Lợi vô cùng 

       Nếu được Thiên chủ ngài cùng sẻ chia

          Tám pháp kia, cao siêu, như thật

          Mà đức Phật thuyết giảng, lưu truyền ”.

 

          – “ Xin vâng ý ngài Phạm Thiên ”.

 

       Rồi đức Đế Thích giảng liền như sau :

 

20. – “ Thưa Phạm Thiên ! Thế nào suy nghĩ

          Về hành trạng một vị Phật-Đà

              Dấn thân vì sự độ tha

       Vì sự hạnh phúc, an hòa chúng sinh

          Độ hữu tình vì thương, cứu giúp

          Vì an lạc, hạnh phúc Trời, người

              Một vị Đạo Sư ở đời

       Đầy đủ đức tánh tuyệt vời, viên thông

          Thật khó tìm ở trong quá khứ

          Cả hiện tại ;  chỉ có Thế Tôn.

 

 21.          Chánh pháp được đức Thế Tôn

       Đã khéo thuyết giảng chánh chơn muôn trùng

          Một chánh pháp vô cùng ‘thiết thực’,

         ‘Luôn hướng thượng’, ‘vượt bực thời gian’, 

              ‘Đến để mà thấy’ rõ ràng

      ‘Chỉ có người trí tự mình giác tri’.

 

          Một Giảng Sư thuyết vì hướng thượng  

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  322

 

          Bậc Đạo Sư vô lượng đức lành

              Quá khứ khó tìm đã đành 

       Khó thấy hiện tại ; chỉ mình Thế Tôn.

 

 22.     ‘Đây là thiện’, ‘đây còn bất thiện’,  

          ‘Đây không tội’, ‘đây diện tội nhiều’,

             ‘Đây điều cần phải tuân theo’,

      ‘Đây cần né tránh’, chỉ gieo ác tà

         ‘Đây hạ liệt’, ‘đây là cao thượng’,

         ‘Đây đen trắng hai hướng cũng đồng’.

 

              Được đức Đại Giác Thế Tôn

       Đã khéo giải thích suốt thông mọi điều

          Về các pháp đã nêu, hướng thượng

          Là Đạo Sư vô lượng đức lành

              Quá khứ khó tìm đã đành

       Khó thấy hiện tại ; chỉ mình Thế Tôn.

 

23.      Con đường mà Thế Tôn chỉ dẫn

          Cho đệ tử hướng tận Niết-bàn

              Con đường và cõi niết-bàn

       Phối hợp thành một, lạc an cát tường.

 

          Đức Thế Tôn khéo phương giải thích

          Như sông Hằng phát tích thượng nguồn

              Phối hợp để cùng chảy tuôn

       Sông Da-Mu-Ná, thành luồng nước chung

          Khéo giải thích, ung dung hướng thượng

          Bậc Đạo Sư vô lượng đức lành

              Quá khứ khó tìm đã đành 

       Khó thấy hiện tại ; chỉ mình Thế Tôn.

 

 

 24.     Đức Thế Tôn đã từng đào tạo

          Chúng Hữu Học nẽo đạo đang đi  

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  323

 

              Cùng chúng Vô Học đồng thì        

       Là bậc Lậu-tận chứng vì Vô Sinh

          Cùng sống chung hòa mình lạc trú      

          Không phân cách, đầy đủ hiệp hòa

              Một vị Đạo Sư tinh hoa

       Đầy đủ đức tánh thật là viên thông

          Thật khó tìm ở trong quá khứ

          Cả vị lai ; chỉ có Thế Tôn.

 

25.           Ngưỡng mộ cúng dường Thế Tôn

       Luôn được tín thí kính tôn an bài.

          Sự cung dưỡng, khi Ngài thọ dụng

          Không lợi dưỡng, sống đúng giới phần

              Những Sát-Đế-Lỵ cận thân

       Quý mến, ngưỡng phục xuất trần nghiêm dung

          Nhưng Thế Tôn khi dùng của thí

          Không kiêu mạn, thọ chỉ đủ dùng.

              Đạo Sư vì lợi ích chung

       Đầy đủ đức tánh vô cùng viên thông

          Thật khó tìm ở trong quá khứ

          Cả vị lai ; chỉ có Thế Tôn.

 

26.           Nói gì làm vậy, giữ tròn

       Làm gì nói vậy, bậc tôn quý này

          Đã thành tựu đủ đầy các pháp

          Và tùy pháp cũng đã tựu thành

              Một vị Đạo Sư tịnh thanh

       Đầy đủ đức tánh trọn lành, viên thông

          Thật khó tìm ở trong quá khứ

          Cả vị lai ; chỉ có Thế Tôn.

 

27.          Thế Tôn bi, trí vuông tròn

       Nghi ngờ vượt khỏi, không còn phân vân

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  324

 

          Mọi suy tư dần dần thỏa mãn

          Đã diệt đoạn do dự, nghi ngờ

              Tâm nguyện, phạm-hạnh tối sơ

       Đã được thỏa mãn sau giờ suy tư.

          Vị Đạo Sư có dư đức tánh

          Diệt do dự, vượt tránh nghi nan

              Quá khứ hay thời hiện đang

       Khó tìm thấy bậc vẹn toàn Đạo Sư ”.

 

          Bạch Thế Tôn ! Nghe từ Thiên chủ

          Giải thích đủ tám pháp uyên nguyên

              Chư Thiên Tam thập tam thiên

       Lại càng thích thú, một niềm hân hoan

          Phần hỷ-duyệt lại càng sung mãn

          Được nghe giảng như thật pháp lành.

 

28.          Bạch Thế Tôn ! Rồi thật nhanh

       Vị Phạm Thiên có biệt danh vẹn tuyền

          Thường Đồng Hình Phạm Thiên biến tướng

          Lại xuất hiện hình tượng xấu xa

              Là một đồng tử tên là

       Ngũ Kế  – Panh-Chá-Si-Kha (1) tiểu đồng.

 

          Hiện thần thông, vị này bay bổng

          Ngồi kiết già khoảng trống hư không

              Giống như lực sĩ oai phong

       Ngồi trên đất phẳng thế trong kiết già.

 

29.      Vị Phạm Thiên an hòa thuyết giảng :

       “ Chư Thiện-hữu ! Viên mãn thế nào

              Đức Thế Tôn từ bao lâu

       Đạt đại trí tuệ nhiệm mầu bao la ?

    _______________________________

(1) : Pancasikha : Ngũ Kế . 

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  325

 

          Chư Thiện-hữu ! Lâu xa có vị

          Vua Đi-Săm-Pa-Tí (1) hiền lương

            ( Tức là Thành Chủ quốc vương )

       Quốc sư cố vấn tên thường Điển Tôn

       ( Gô-Vinh-Đa ) Bàn-môn (2) thông thái

          Quốc sư lại có một con trai

              Chô-Tí-Pa-La (3)  chàng này

     ( Hộ Minh công tử ) trí tài gồm hai.

 

          Đức vua có con trai – hoàng tử

          Tên Rê-Nu (4), kinh sử đua tài

              Với bạn Hộ Minh vui vầy

       Cùng sáu Sát-Lỵ hàng ngày thân nhau.

 

          Thời gian sau, Điển Tôn Phạm-chí  

        ( Gô-Vinh-Đa ) an nghỉ ngàn thu

              Vua than khóc với Rê-Nu :

     “ Nay trẫm biết lấy chi bù vào đây

          Quốc sư đã đêm ngày tận tụy

          Luôn suy nghĩ, kế hoạch đề ra 

              Cáng đáng mọi chuyện quốc gia

       Tiếc thay, nay Gô-Vinh-Đa từ trần ! ”.

 

          Nghe cha than, Rê-Nu hoàng tử

          Theo duyên sự thưa với Phụ hoàng :

          – “ Tâu Phụ vương ! Chớ sầu than

       Quốc sư đã sớm tìm đàng xa chơi

          Nhưng hiện thời, Chô-Ti-Pa-Lá

          Tức Hộ Minh , con cả Quốc sư

              Là người thông minh, hiền từ

       Lại có trách nhiệm giống như cha mình

    _______________________________

(1) : Vua Disampati ( Thành Chủ ).         (2) : Bà-la-môn Govinda

(Điển Tôn). (3) : Jotipàla (Hộ Minh). (4) : Hoàng tử Renu (Lê-Nô).

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  326

 

          Rất sáng suốt, chương trình khéo vạch

          Có kế hoạch sinh lợi hơn cha

              Nhiệm vụ Phụ vương giao ra

       Hộ Minh hoàn tất rất là tốt thay ! ”.

 

    – “ Này Hoàng nhi ! Điều này có lý

          Trẫm sẽ dùng Chô-Tí-Pa-La ”.

 

30.          Thế rồi lệnh vua truyền ra

       Sai đến Chô-Tí-Pa-La, nói rằng :

        “ Vua Đi-Săm-Pa-Ti  cầu chúc

          Cho công tử hạnh phúc, tốt lành

              Vua mời công tử vào thành

       Đến triều bệ kiến luận bàn việc công ”.

 

          Vâng lệnh ngự, chàng công tử trẻ

          Đến triều kiến trước bệ nghiêm uy

              Chúc tụng vua giữa đan trì

       Rồi ngồi vào chỗ thích nghi cho mình.

 

          Vua Thành Chủ thân tình lên tiếng :

     – “ Này Hộ Minh ! Ta hiện đang cần

              Khanh sẽ thay thế phụ thân

       Chấp chánh, việc nước muôn phần cậy khanh ”.

 

    – “ Tâu Đại vương ! Xin vâng lệnh ngự

          Hạ thần sẽ tham dự việc triều ”.

   

31.           Đức vua hoan hỷ mọi điều

       Giao cho công tử được nhiều quyền uy

          Phong chức tước như khi thân phụ

          Gô-Vinh-Đa ngày cũ đã làm

              Chô-Ti-Pa-Lá thi hành 

       Những việc thân phụ điều hành trước đây

          Phần việc nào nằm ngoài nhiệm vụ

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  327

 

          Thì chàng không can dự, xen vào

              Điều hành mọi việc trước sau

       Thực hiện trách nhiệm được giao chu toàn.

          Làm giỏi giang, cho nên dân chúng

          Đã ca tụng Chô-Tí-Pa-La :

            “ Vị này thật sự hơn cha

       Phải gọi ‘Đại Gô-Vinh-Đa’ (1) trí, tài ”.    

          Do điểm này, Hộ Minh từ đó

         ‘Đại Điển Tôn’(1) tên nọ cũng là.

 

32.           Rồi Ma-Ha Gô-Vinh-Đa (1)

       Đến các Sát-Lỵ (2) vốn là cố tri

          Sáu hoàng thân đang khi nhàn nhã

          Gặp Hộ Minh vồn vả đón chào

              Đại Điển Tôn liền nói vào

       Điểm chính câu chuyện, đuôi đầu như sau :

 

       “ Vua Thành Chủ đã vào xế bóng

          Đã già nua, không chóng thì chầy

              Ngài sẽ băng hà nay mai

       Ai biết thọ mạng của ngài ra sao ?

          Nếu vua băng, vị nào trách nhiệm

          Khỏi tìm kiếm, hãy chọn Rê-Nu

              Hoàng tử sáng suốt, ôn nhu

       Lên ngôi cai trị thiên thu vững bền.

 

          Các hoàng thân hãy nên đi đến

          Nơi hoàng tử vâng mệnh trú an.

              Đến nơi, hãy nói rõ ràng :

     “ Chúng tôi ủng hộ hoàn toàn Rê-Nu

    _______________________________

(1) : Bà-la-môn Jotipàla  được gọi là Mahà Govinda ( Đại Điển

      Tôn) .       (2) : Sát-Lỵ tức  Sát-Đế-Lỵ ( Khattiyà ) là giai cấp

     Vua chúa quan quyền theo sự phân chia của đạo Bà-la-môn.

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  328

 

          Khi đức vua ngàn thu vắng bóng

         Chúng tôi sẽ vận động tôn vương

              Hoàng tử sẽ thành quốc vương

       Cai trị đất nước, muôn phương được nhờ

          Đừng thờ ơ sau khi kế vị

          Hãy chia sẻ vương vị chúng tôi ”.

 

              Sáu vị hoàng thân y lời

       Nhắm cung hoàng tử đến nơi tức thì

          Gặp hoàng tử, nói y điều ấy,

          Nghe như vậy, hoàng tử vui mừng :

 

            “ Này các thân hữu hoàng thân ! 

       Ta giữ lời hứa ân cần trước sau

          Chúng ta đã đồng lao cộng khổ  

          Thì quốc độ cùng hưởng vui an ”.

 

34.        “ Chư Thiện-hữu ! Một thời gian

       Đi-Săm-Pa-Tí, vua đang trị vì

          Bỗng ngọa bệnh rồi thì mệnh tuyệt

          Vua băng hà, vĩnh biệt ngàn thu

              Do sự vận động ôn nhu

       Hoàng gia đã cử Rê-Nu cầm quyền

          Lên ngôi vị, mối giềng vẫn giữ

          Làm quốc vương hưởng thụ vô ngần

              Hưởng năm món dục thịnh tăng

       Dường quên lời hứa với bằng hữu xưa.

 

          Đại Điển Tôn tính ưa suy nghĩ

          Liền gặp các Sát-Lỵ bạn thân

              Nói rằng : “ Này các hoàng thân !

       Nay vua Thành Chủ mãn phần thiên thu

          Bạn Rê-Nu được phong vương vị

          Sống hưởng lạc, không nghĩ công lao

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  329

 

              Của sáu hoàng thân giúp vào !

       Ai có thể biết thế nào đổi thay !

          Dục vọng khiến người hay si loạn

          Vậy các bạn hãy gặp Tân vương

              Nhắc lại lời hứa tận tường 

       Điều vua đã hứa, xem thường được sao ? ”.

 

          Sáu hoàng thân liền vào cung nội

          Gặp Tân vương, nhắc tới những lời

              Vua hứa sau khi lên ngôi

       Sẽ chia vương vị, phước trời hưởng chung.

 

          Vua Rê-Nu nói cùng sáu vị :

     – “ Trẫm nhớ kỹ lời hứa của mình,

              Vì có việc chưa phân minh

       Khiến cho trẫm phải trùng trình phân vân,   

          Ai có thể khéo phân quốc độ

          Thành bảy chỗ địa giới bằng nhau

              Đất nước này kể trước sau

       Phía Bắc rộng lớn lại giàu tài nguyên

          Phần phía Nam nối liền, dài hẹp

          Như càng xe, chẳng đẹp tí nào.

              Theo các bạn, có vị nào

       Có thể chia cắt sít sao đồng đều ? ”.

 

    – “ Thưa Đại vương ! Người nhiều sáng kiến

          Và có thể thực hiện chia ra

              Là Ma-Ha Gô-Vinh-Đa

       Quốc-sư bạn của chúng ta, trí hiền ”.

       

35.      Đức vua liền sai người đến gọi

          Đại Điển Tôn để hỏi rõ ràng

              Vị Bà-la-môn đi sang

       Hoàng cung, yết kiến Vua đang mong chờ

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  330

 

          Đại Điển Tôn tung hô chúc tụng

          Rồi ngồi đúng vị trí của mình.

 

              Đức vua Rê-Nu tường trình :

 – “ Nhờ Quốc-sư hãy phân minh chia phần

          Đất nước này bảy phần đều đặn.

          Nhưng địa thế nước chẳng đều nhau

              Đất nước này kể trước sau

       Phía bắc rộng lớn lại giàu tài nguyên

          Phần phía nam nối liền, dài hẹp

          Như càng xe, chẳng đẹp đẽ gì.

              Nay nhờ Quốc-sư minh tri

       Phân chia làm bảy, thực thi công bằng ”.

 

    – “ Tâu Đại Vương ! Chia phần như thế

          Việc cũng dễ , thần sẽ chia ra ”.

              Rồi Ma-Ha Gô-Vinh-Đa                      

       Đã chia địa giới phân ra bảy phần

          Cho sáu vị hoàng thân, thành tựu

          Phần trung ương sở hữu Vua nhà.

 

           -  Phần đất Đanh-Ta-Pu-Ra  (1)

       Dành cho dân Ká-Linh-Ga (1) chủ quyền

 

       -  Pô-Ta-Na (2) dành riêng bộ tộc

          Át-Sa-Ka (2) hưởng lộc, trú an.

 

           -  Dân A-Vanh-Tí (3) an nhàn 

       Ma-Hít-Sa-Tí  (3) mở mang đất này.

       -  Rô-Ru-Ka  (4) vùng đây mới lạ

          Thuộc dân Sô-Vi-Rá  (4) hưởng qua.

    _______________________________

  (1) : Dantapura (Nại-đa-bố-la) của dân Kàlinga (Ca-lăng-giới).

  (2) : Potana (Bao-tĩnh-noa) của dân Assaka (Ma-thấp-na-ca) .

  (3) : Mahissati (Ma-hê-sa-ma) của dân Avanti (Ương-đế-na) .

  (4) : Roruka (Lao-lỗ-ca) của dân Sovira (Tô-vĩ-la) .

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  331

 

           -  Mi-Thi-La (1) được chia ra

       Thuộc về dân Vi-Đê-Ha (1) hưởng phần.

 

       -  Đất Chăm-Pa (2) của dân Âng-Gá (2).

        

       -  Dân Ka-Si (3) kết quả thuận vì

              Được đất Ba-Ra-Na-Si (3).

 

       Các tiểu-quốc đó tức thì lập nên.

          Rê-Nu Vương vững bền chính giữa

          Sáu hoàng thân lần lựa tôn vương :

 

           -  Sát-Ta-Phu (4) ( Phá Oan Vương ),

 

    -  Bram-Ma-Đát-Tá (5), tên thường vương gia

        ( Phạm Thọ Vương ) đất nhà lảnh nhận,

 

       -  Vết-Sa-Phu  (6) tức Thắng Tôn Vương,

           -  Pha-Ra-Ta (7) ( Minh Ái Vương ),

    -  Hai vị là Trì Quốc Vương danh đồng

        (Tên chánh tông Tha-Ta-Rách-Thá (8)

 

          Gọi bảy vị là  Phá-Ra-Ta  (9)

           ( Tức Đại Vương Bà-La-Đa ) 

       Cai trị bảy nước thuận hòa, tương thân.

 

37.      Sáu Sát-Lỵ hoàng thân khi trước

          Nay đều được tiểu-quốc trị vì

              Sáu vị hợp nhau cùng đi

    _______________________________

  (1) : Mithilà (Di-thể-la) của dân Videhà (Vi-đề-hê) .

  (2) : Campà (Thiềm-ba) của dân Anga (Ương-già) .

  (3) : Bàrànasì (Ba-la-nại) của dân Kàsi (Ca-thi) .

  (4) : Sattabhù  (Phá Oan vương) .       

  (5) : Brahmadatta  (Phạm Thọ vương) .

  (6) : Vessabhù  (Thằng Tôn vương) .

  (7) : Bharata  (Minh Ái vương) .      

  (8) : Dhatarattha  (Trì Quốc vương) .

  (9) : Bharata  (Bà-La-Đa vương) .  

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  332

 

       Đến nơi tư thất của vì Quốc Sư

          Bậc trí, tài nghiêm từ hùng biện

          Nhiều sáng kiến, giúp họ tối đa

              Là Ma-Ha Gô-Vinh-Đa

       Quốc sư Thừa-tướng Vua nhà Rê-Nu.

 

          Rồi sáu vị từ từ gợi chuyện :

    – “ Bạn trí thiện Đại Gô-Vinh-Đa !

              Thân thiết, ý hiệp tâm hòa

       Với vua Rê-Nú ; cũng là bạn thân

          Của chúng tôi, giúp dần thành tựu.

          Xin thiện-hữu giáo hóa chúng tôi

              Với những lời dạy tuyệt vời

       Sẽ đem lợi lạc, đời người thanh cao ”.

 

          Nghe những lời trước sau khẩn khoản

          Quốc sư đã thỏa mãn yêu cầu

              Giáo hóa vương-chánh pháp sâu

       Cho bảy vua mới, ngỏ hầu trị dân.

 

          Ông cũng dạy các phần thuật chú

          Cho bảy vị Triệu-phú Bàn-môn

              Và bảy trăm vị đáng tôn

       Siêng tu tịnh hạnh, pháp môn nghiêm trì.

 

38.      Thời gian sau, lan đi khắp chốn 

          Tiếng đồn tốt về Gô-Vinh-Đa

              Là vị này đã thấy qua,

       Tự thân nói chuyện với là Phạm Thiên

          Cùng Phạm Thiên nghị bàn, thảo luận

          Thật là người kiệt tuấn Bàn-môn.

 

              Nghe như vậy, Đại Điển Tôn

       Suy nghĩ : ‘Với những tiếng đồn gần xa

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  333

 

          Nhưng thật ra ta nào trông thấy

          Chẳng luận giải gì với Phạm Thiên

              Những tin đồn chẳng căn nguyên

       Lại gây náo động khắp miền dân gian.

          Trong đạo tràng ta thường kính ngưỡng

          Những Bàn-môn trưởng thượng, tuổi cao

              Các vị ấy thường truyền rao :

      ‘Những ai sống tịnh cư vào mùa mưa

          Suốt bốn tháng, ngăn ngừa bất tịnh 

          Tu thiền định chuyên chú Bi tâm

              Sẽ thấy Phạm Thiên thân lâm

       Sẽ được nói chuyện, cao thâm luận bàn

          Với Phạm Thiên, là hàng tối thượng’.

      

          Vậy ta hãy tìm hướng tịnh cư

              Mùa mưa bốn tháng có dư

       Tu tập thiền định hướng từ Bi tâm ! ”.

 

39.      Với quyết tâm, Đại Gô-Vinh-Đá

          Vào yết kiến Vua cả Rê-Nu

              Tâu rằng : “ Danh tiếng phù du

       Đã được truyền tụng, mặc dù sai ngoa.

          Họ đồn là hạ thần thấy được

          Và thảo luận với đức Phạm Thiên.

              Nhưng thần nào thấy hiện tiền

       Không luận nghị với Phạm Thiên bao giờ !

 

          Từ ban sơ, mọi người kính ngưỡng

          Những Bàn-môn trưởng thượng, tuổi cao

              Các vị ấy thường truyền rao :

      ‘Những ai sống tịnh cư vào mùa mưa

          Suốt bốn tháng, ngăn ngừa bất tịnh 

          Tu thiền định chuyên chú Bi tâm

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  334

 

              Sẽ thấy Phạm Thiên thân lâm

       Sẽ được nói chuyện, cao thâm luận bàn

          Với Phạm Thiên, là hàng tối thượng’.

        

          Nên thần muốn tìm hướng tịnh cư

              Mùa mưa bốn tháng có dư

       Tu tập thiền định hướng từ Bi tâm.

          Không một ai được thăm, gặp mặt

          Trừ một người cắt đặt đưa cơm ”.

 

          – “ Thiện hữu ! Khanh biết thiệt hơn

       Hãy làm những việc chánh chơn, hợp thời ”. 

 

40.      Gô-Vinh-Đa đến nơi sáu vị

          Sát-Đế-Lỵ đã được tôn vương

              Với niền từ ái, an tường

       Ông nói với sáu vị vương chân tình :

 

    – “ Thưa chư Vương ! Phong thanh nghe lại

          Danh tiếng tốt đồn đại về tôi :

             ‘Đại Gô-Vinh-Đa tuyệt vời !

       Thấy, nghe, nói chuyện với Trời Phạm Thiên’.

          Nhưng thật sự chỉ tuyền sai bậy

          Tôi không hề nghe, thấy Phạm Thiên

              Không hề nói chuyện Phạm Thiên

       Nhưng tôi nghe các tiền hiền Bàn-môn

          Bậc trưởng thượng đáng tôn, cao tuổi

          Nói rằng : ‘Ai thay đổi, ngăn ngừa

              Sống tịnh cư bốn tháng mưa

       Bi tâm thiền định sớm trưa chuyên cần

          Thì tự thân sẽ liền thấy tận

          Sẽ thảo luận với đấng Phạm Thiên’.

              Nên tôi đã nảy ý liền :

       Tịnh cư bốn tháng, tu thiền Bi tâm

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  335

 

          Không một ai được thăm, gặp mặt

          Trừ một người cắt đặt đưa cơm ”.

 

          – “ Thiện hữu ! Bạn biết thiệt hơn

       Hãy làm những việc chánh chơn, hợp thời ”.

 

41.      Đại Điển Tôn đến nơi tư xá

          Bảy Triệu-phú danh giá Bàn-môn

              Cùng bảy trăm vị tịnh-nhơn

       Nói rằng : “ Danh tốt được đồn gần xa :

         ‘Ma-Ha Gô-Vinh-Đa Phạm-chí

          Không những chỉ thấy được Phạm Thiên

              Mà còn thảo luận, hàn huyên

       Nói chuyện với đấng Phạm Thiên cao vời’.

          Thật ra tôi chưa hề thấy tận

          Chưa nói chuyện với đấng Phạm Thiên

              Những tin đồn chẳng căn nguyên

       Lại gây náo động khắp miền dân gian.

          Trong đạo tràng chúng ta kính ngưỡng

          Những Bàn-môn trưởng thượng, tuổi cao

              Các vị ấy thường truyền rao :

      ‘Những ai sống tịnh cư vào mùa mưa

          Suốt bốn tháng, ngăn ngừa bất tịnh 

          Tu thiền định chuyên chú Bi tâm

              Sẽ thấy Phạm Thiên thân lâm

       Sẽ được nói chuyện, cao thâm luận bàn

          Với Phạm Thiên, là hàng tối thượng’.

      

          Nên tôi sẽ tìm hướng tịnh cư

              Mùa mưa bốn tháng có dư

       Tu tập thiền định hướng từ Bi tâm

          Không một ai được thăm, gặp mặt

          Trừ một người cắt đặt đưa cơm ”.

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  336

 

          – “ Thiện hữu ! Ngài biết thiệt hơn

       Hãy làm những việc chánh chơn, hợp thời ”.

 

42.      Gô-Vinh-Đa liền rời, đi thằng

          Đến bốn mươi đồng đẳng phu nhân

              Nói y nội dung các phần

       Như ông đã nói các lần kể trên

          Các phu nhân nghe liền hiểu biết

          Khuyến khích ông làm việc hợp thời.

 

43.          Rồi Gô-Vinh-Đa liền mời

       Thợ xây trú xá, làm nơi hội đường

          Hướng Đông phương kinh thành, vắng vẻ

          Để tịnh cư và để tu thiền

              Về Bi tâm ; luôn cần chuyên

       Không gặp ai cả, chỉ riêng một người

          Mang đồ ăn vào nơi nhập thất.

 

          Sau bốn tháng, bỗng thất vọng nhiều

              Nỗi sợ hãi, nghĩ về điều

       Dù gắng hết sức sớm chiều thiền-na

          Về Bi tâm, trải qua bốn tháng

          Nhưng vẫn chưa thấy dạng Phạm Thiên

              Chưa được thảo luận, hàn huyên

       Chưa nói chuyện với Phạm Thiên một lời.

 

44.      Tại cung Trời Phạm Thiên an trú

          Phạm Thiên Sa-Năng-Kú-Ma-Ra

              Với tha-tâm-thông sáng lòa

       Biết được tâm Gô-Vinh-Đa tức thì,

          Rồi giống như một vì lực sĩ

    _______________________________

   (1) : Vị Phạm Thiên tên Sanamkumàra - Thường Đồng Hình

          ( hay Thường Hình Đồng Phạm Thiên ).

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  337

 

          Duỗi cánh tay hay chỉ co tay

              Biến khỏi Phạm-Thiên-giới ngay

       Hiện ra trước Gô-Vinh-Đa tức thời

 

          Đại Điển Tôn rụng rời, hoảng hốt

          Rất run sợ, dựng ngược tóc lông

              Thốt lên bài kệ sáng trong

       Với Phạm Thiên Thường Hình Đồng nghiêm 

                                                                      minh :

   - “ Ôi đoan tướng thật quang vinh !

        Xuất hiện đột ngột, thật tình là ai ?

        Xin cho được biết tên ngài

        Từ đâu ngài đến nơi này thật nhanh ?”.

 

   - “ Từ Phạm-Thiên-giới uy linh

        Ta, đồng tử Thường Hình Đồng Phạm Thiên

        Là bậc Thiên Vương hiện tiền

        Hãy biết như vậy ! Căn nguyên cõi trời

        Hãy đem sàng tọa đến nơi

        Đem đến thục mật, nước thời rửa chân

        Hiền giả có điều gì cần

        Hãy cho ta biết tự thân muốn gì ?

        Ta nhận lễ vật tùy nghi

        Mà ngươi đề cập, để vì lạc an

        Hoặc vì hạnh phúc hiện đang

        Hoặc vì lợi ích cho hàng tương lai

        Dịp may đã đến, không hai

        Hãy hỏi những việc hiện nay chưa tường ”.

 

45.      Gô-Vinh-Đa còn đương suy nghĩ :

       “ Đây dịp may đến chỉ một lần

              Vị Phạm Thiên đã sẵn dành 

       Cho phép ta hỏi ngọn ngành điều nghi.

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  338

 

          Nay hỏi gì ? Tương lai ? Hiện tại ?

          Những điều gì ích lợi cho ta ?

 

              Nhưng về hiện tại xảy ra

       Ta hiểu thông suốt lợi và lạc an

          Chính ta đây sẵn sàng chỉ dẫn

          Những lợi ích tường tận cho người,

              Vậy nay hãy hỏi vị Trời

       Những điều lợi ích về thời tương lai ”.

          Rồi ông nói kệ này đầy đủ

          Hỏi vị Sa-Năng-Kú-Ma-Ra :

 

    - “ Thưa ngài Phạm Thiên thượng tòa

        Thường Hình Đồng-tử thật là tinh thông

        Hai điều nghi ngờ trong lòng

        Mọi người muốn biết và mong hiểu tường :

     * An trú chỗ nào thanh lương ?

     * Tu tập tại chỗ nào thường tốt hơn ?

        Chứng quả bất tử chánh chơn ?

        Hai điều muốn hỏi nguồn cơn đó mà ! ”.

 

   “ Này Ma-Ha Gô-Vinh-Đa !

        Tại Phạm-Thiên-giới sinh qua nơi này

        Là những người luôn thẳng ngay

        Bỏ ngã, ngã sở hữu đây sai lầm

        Chuyên chú nhất cảnh nhất tâm

        Nỗ lực tu đại bi tâm sáng ngời

        Thoát ly xú uế mọi thời

        Lánh xa tà dục, thảnh thơi tu hành

        An trú nơi này tịnh thanh

        Chứng quả bất tử thiện lành vui an

        Tại Phạm-Thiên-giới nghiêm trang

        Đó là phạm-hạnh của hàng Phạm Thiên ”.

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  339

 

46. – “Thưa Tôn-giả ! căn nguyên tôi hiểu

       * Từ bỏ ngã đang chịu cuốn lôi

               Bỏ ngã-sở-hữu đồng thời

       Trong đời có kẻ hiểu rồi xã ly :

          Tài sản gì, nhỏ to cũng bỏ

          Lìa quyến thuộc, từ bỏ gia đình

               Cạo bỏ râu tóc của mình

       Đắp ca-sa, quyết tu hành xuất gia

          Sống độc cư, cửa nhà bỏ cả

          Thưa Tôn-giả ! Tôi hiểu nghĩa trên.

 

            * Tâm chuyên nhất cảnh vững bền

       Nghĩa này tôi hiểu dựa trên thực hành

          Như có người thích thanh tịnh trú

          Chọn một chỗ tạm ngụ đêm ngày

               Như là rừng vắng, gốc cây,

       Trên một ngọn núi, chốn đầy hoang vu,

          Bãi tha ma âm u, hang động,

          Giữa khoảng trống, cạnh đống rơm liền

               Nhiếp tâm không để phan duyên

       Như vậy, nhất cảnh tâm chuyên hiểu rồi !

 

          Thưa Tôn-giả ! Còn nơi câu nói

          Thường được gọi : ‘Tu tập Bi tâm’

               Nghĩa này tôi đã hiểu thầm :

      ‘Có người an trú, tỏa tầm một phương

          Tâm họ thường với Bi câu hữu ,

          Cũng như vậy, câu hữu bốn phương

               Cùng khắp thế giới vô lường

       Hết thảy phương xứ, cũng dường dưới, trên

          Cả bề ngang ;  vững bền an trú

          Biến mãn tâm câu hữu với Bi

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  340

 

              Quảng đại vô biên diệu kỳ                     

       Không sân, không hận, chỉ vì Bi tâm.

          Nghĩa ‘tu tập Bi tâm’ hiểu rõ.

     

          Nhưng câu nọ , ‘xú uế’ nghĩa gì ?

              Tôi đây không được tường tri 

       Xin Phạm Thiên hãy giải nghi câu này ”.

 

   - “ Đại Điển Tôn ! Hãy nghe đây :

        Loài người bị phủ che đầy bởi chi ?

        Họ bị trói buộc cái gì ?   

        Phải sinh đọa xứ, vĩnh ly cõi nhàn

        Cửa Phạm Thiên bị đóng ngang

        Đó do ‘phẫn nộ’ với toàn ‘vọng ngôn’

       ‘Gian manh, lừa đảo’ dập dồn

       ‘Hà tiện’, ‘kiêu mạn’ tâm tồn xấu dơ 

       ‘Tật đố’, ‘dục cầu’, ‘nghi ngờ’,

        Tham, sân, si, mạn chực chờ hại nhân.

 

        Những tánh này trói buộc thân

        Khiến người xú uế, phải sanh đọa trầm.

        Cánh cửa Phạm Thiên  thậm thâm

        Đã bị đóng kín, không tầm thấy đâu ! ”

 

    – “ Thưa Tôn-giả ! Nghĩa mầu toàn bích

          Được Tôn-giả giải thích rõ ràng

              Về các xú uế đa mang

       Không thể điều phục dễ dàng chúng đâu !

          Nếu sống vào tại gia vọng động.

          Phải xuất gia để sống một mình

              Tôi muốn từ bỏ gia đình

       Để mong thành tựu hành trình cao minh ”.

 

    – “ Này Hiền-giả ! Phát sinh ý thiện

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  341

 

          Hãy thực hiện điều thấy hợp thời ! ”

 

47.           Rồi Đại Điển Tôn đến nơi      

       Vua Rê-Nu ngự, để rồi tâu lên :

    – “ Tâu Đại Vương ! Ngài nên hãy tuyển    

          Phụ tá khác điêu luyện, tài ba

              Giúp ngài điều khiển quốc gia

       Vì nay thần muốn xuất gia tu hành

          Sống tịnh thanh, gia đình không kể

          Để điều phục xú uế tâm mình

              Thần nghe Phạm Thiên giải trình

       Không dễ trừ uế nếu mình tại gia ”.

 

   - “ Kính tâu Rê-Nu vương-gia

        Thần xin thưa chuyện diễn ra âm thầm

        Vì muốn an lạc thân tâm  

        Muốn xuất gia để kiếm tầm chân nguyên

        Không thiết chức vụ, uy quyền

        Xin ngài hãy chọn Ngự tiền Quốc-sư

        Giúp ngài quốc sự công tư

        Nước nhà vững mạnh, dân cư thái hòa ”.

 

   - “ Này Ma-Ha Gô-Vinh-Đa !  

        Nếu khanh chưa đủ vinh hoa mong cầu

        Chưa đủ dục lạc dài lâu

        Trẫm sẽ thỏa mãn nhu cầu của khanh.

        Nếu có người muốn hại khanh

        Trẫm sẽ trừng trị ngọn ngành họa tai

        Khanh là Quốc phụ triều giai

        Đừng bỏ rơi Trẫm đêm ngày dựa nương ”.

 

   - “ Muôn tâu Rê-Nu Đại vương !

        Thần đây không thiếu mọi đường vinh hoa

 

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  342

 

        Không thiếu dục lạc trải qua

        Cũng chẳng ai hại, họa tai chẳng từng

        Chỉ vì nghe bậc phi nhân

        Chỉ dạy cho rõ chánh chân con đường

        Không muốn ràng buộc vấn vương

        Chỉ mong ly thế, tìm đường xuất gia ”.

 

   - “ Phi nhân khanh vừa nói qua

        Là ai ?  Và đã nói ra những gì ?

        Mà khanh cương quyết từ ly

        Bỏ Trẫm, bỏ cả thân tùy chung quanh ? ”.

 

   - “ Tâu Đại vương ! Với tâm thành

        Trước đây thần đã tịnh thanh nguyện thường

        Đốt lò lửa thiêng, thiêu hương

        Chí thành rải cỏ cát tường, chưng hoa ,

        Bỗng ngài Phạm Thiên hiện ra

        Từ Phạm-Thiên-giới giáng sa cõi trần

        Trả lời câu hỏi của thần

        Về sự xú uế tâm thân của mình.

        Nghe xong, quyết bỏ gia đình

        Xuất gia, phạm-hạnh cao minh thực hành ”.

 

   - “ Này khanh ! Lời nói chí thành

        Trẫm tin lời nói của khanh mọi phần

        Được nghe từ bậc phi nhân

        Đó là điều kiện chánh chân phải làm !

        Trẫm sẽ theo gương lánh phàm

        Khanh là định hướng chỉ nam, bậc thầy

        Như ngọc không bị sướt trầy

        Không bị tỳ vết, không rày uế nhơ ”.

 

     – “ Này Thiện-hữu ! Chẳng chờ nghĩ kỹ

          Trẫm sẽ bỏ vương vị, xuất gia

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  343

 

              Nương thiện-hữu Gô-Vinh-Đa

       Để cùng tu tập thuận hòa mọi nơi ”.

 

48.      Rồi Điển Tôn đến nơi sáu vị

          Sát-Đế-Lỵ cai trị sáu nơi

              Đoạn ông nói lại y lời

       Như nói với vua đương thời Rê-Nu :

 

    – “ Chư Vương tước ! Dự trù sắp tới 

          Tôi từ bỏ danh lợi, xuất gia.

              Hãy tìm Phụ tá tài ba

       Thay tôi điều khiển quốc gia vững bền.

          Tôi được nghe Phạm Thiên giải thích

          Các xú uế trầm tích trong tâm

              Không dễ điều phục, truy tầm

       Khi còn đời sống nịch trầm tại gia

          Nên tôi quyết xuất gia, từ bỏ

          Biệt gia đình, giàu có, lợi danh ”.

 

              Nghe Gô-Vinh-Đa tỏ rành

       Sáu vị vương tước bất thần, ngạc nhiên.

          Sáu vị kéo ra riêng một góc

          Cùng thảo luận cấp tốc việc này :

            “ Các Bàn-môn rất tham tài

       Lại tham danh lợi. Vậy nay thế cùng

          Cách dụ dỗ là dùng tài sản

          Để ngăn cản ý định Bàn-môn !”. 

              Bàn xong, bảo Đại Điển Tôn :

 

 – “ Thiện hữu thân mến ! Đừng nôn nóng nhiều

          Bảy quốc độ phì nhiêu, phong phú

          Tài sản nhiều, no đủ, giàu sang

              Nhu cầu Thiện hữu mọi đàng

       Cần bao nhiêu, sẽ chu toàn bấy nhiêu ”.

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  344

 

    – “ Chư Vương tước ! Về điều tài sản

          Tôi có nhiều, sung mãn lợi tài

              Nhờ sự giúp đỡ các ngài.

       Nhưng muốn từ bỏ, từ rày xuất gia

          Sống độc cư nghiệm ra lẽ thực 

          Để điều phục xú uế trong tâm ”.

 

              Sáu Sát-Đế-Lỵ trầm ngâm

       Kéo nhau bàn luận để tầm phương chi

          Khiến Bàn-môn bỏ đi ý định.

        “ Các Vương-hữu ! Hãy tính điều là

              Các Bàn-môn thích đàn bà

       Vậy nên hãy lấy đàn bà dụ y ”.

          Bàn luận xong, liền đi vào gặp

          Gô-Vinh-Đa ; nói gấp điều đây :

 

          – “ Thiện hữu ! Bảy quốc độ này  

       Rất nhiều mỹ nữ đủ đầy nết na

          Hoặc phụ nữ thật là tuyệt sắc 

          Hay người đẹp nét mặt như hoa

              Thiện hữu nếu muốn đàn bà

       Chúng tôi cung cấp tối đa nhu cầu ”.

 

    – “ Chư Vương tước ! Tôi đâu cần đến !

          Bốn mươi vị yêu mến phu nhân

              Của tôi, đồng đẳng muôn phần

       Tôi còn chẳng thiết ; chỉ cần xuất gia ”.

 

50.      Sáu vương tước nghe qua quyết chí

          Rất hoan hỷ, bảo Đại Điển Tôn :

          – “ Này Gô-Vinh-Đa Bàn-môn !

       Nếu ngài từ bỏ gia môn, lợi tài

          Để xuất gia, trừ bài xú uế

          Thì chúng tôi cũng sẽ xuất gia

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  345

 

              Theo thiện hữu Gô-Vinh-Đa

       Để cùng tu tập thuận hòa mọi nơi.

 

      “ Nếu trừ dục vọng ở đời

        Kẻ phàm say đắm chơi vơi giữa giòng

        Tinh cần cương quyết một lòng

        Vững chắc, nhẫn nại trong vòng tử sinh

        Đó là đường chánh cao minh

        Hướng đến vô thượng uy linh tức thì

        Sẽ được chư Thiên hộ trì

        Phạm-Thiên-giới sẽ đồng quy sinh về ”. 

 

          Nhưng nhất thời, khó bề sắp xếp

          Thời gian đẹp là bảy năm sau ”.

 

          – “ Chư Vương ! Thời gian qua mau

       Vô thường sẽ đến, biết đâu mà lường !

          Không thể chờ chư Vương đằng đẳng

          Suốt bảy năm bình lặng phí hoài

              Phải bước đi, hướng tương lai

       Chúng ta phải học nhờ rày tuệ tri.

          Việc thiện phải thực thi lập tức

          Phạm hạnh cần phải thực hành ngay

              Ai tránh được cái chết này

       Khi ai ai cũng an bài phải sinh 

          Muốn xú uế của mình trừ diệt

          Phải xuất gia, từ biệt thê nhi ”.

 

52.          Sau đó các Vương nằn nì :

     “ Xin chờ đến sáu năm thì xuất gia…

          Xin chờ năm, bốn, ba năm nữa…

          Chờ hai năm…, lần lựa một năm…”

 

              Nhưng Gô-Vinh-Đa quyết tâm :

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  346

 

     “ Không thể chờ đợi. Một năm cũng dài ”.  

 

53.      Các Vương tước nói hoài thuyết phục :

        “ Chờ bảy tháng là lúc đi ngay…

              Sáu tháng, năm, bốn, ba, hai…

       Một tháng, nửa tháng… đến ngày xuất gia ”.

 

          Gô-Vinh-Đa khăng khăng từ khước :

    – “ Chư Vương tước ! Nửa tháng cũng dài

              Tôi không thể chờ các ngài                        

       Vô thường sẽ đến, nào ai đoán lường ?

          Dù vài ngày cũng dường đăng đẳng

          Thời gian trôi bình lặng phí hoài

              Phải bước đi, hướng tương lai

       Chúng ta phải học nhờ rày tuệ tri.

          Việc thiện phải thực thi lập tức

          Phạm hạnh cần phải thực hành ngay

              Ai tránh được cái chết này

       Khi ai ai cũng an bài phải sinh 

          Muốn xú uế của mình trừ diệt

          Phải xuất gia, từ biệt thê nhi ”.

 

          – “ Này Gô-Vinh-Đa ! Vậy thì

       Xin chờ cho đến sau khi bảy ngày

          Chúng tôi cần đổi thay, sắp xếp

          Giao quốc độ êm đẹp cho con

              Hay các anh em hiện còn

       Sau bảy ngày nữa, sẽ tròn thiện duyên ”.

 

    – “ Chư Vương tước ! Nếu tuyền bảy bữa

          Tôi xin hứa chờ đợi các ngài ! ”.

 

56.           Rồi Gô-Vinh-Đa đến ngay

       Bảy vị Triêu phú lợi tài Bàn-môn

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  347

 

          Bảy trăm vị đáng tôn phạm hạnh

          Đoạn nói vào điểm chánh vấn đề :

 

          – “ Các Thiện hữu ! Hãy nương về

       Vị Giáo thọ khác mọi bề tài ba

          Tôi nay muốn xuất gia, từ bỏ

          Sống độc cư, không có gia đình

              Với các xú uế phát sinh

       Không dễ điều phục, nếu mình tại gia ”.

 

    – “ Bàn-môn Gô-Vinh-Đa thân hữu !

          Chớ xuất gia, thành tựu ý riêng

              Xuất gia ít có thế quyền

       Ít có lợi dưỡng, sống riêng sớm chiều

          Chỉ Bàn-môn có nhiều quyền thế

          Nhiều lợi dưỡng thừa kế vững bền ”.

 

          – “ Các vị nói thế không nên !

       Có ai lợi dưỡng, thế quyền hơn tôi ?

          Là Phạm Thiên của người Phạm-chí,

          Là vua trên vị trí các vua,

              Là Trời che chở sớm trưa

       Của các Gia-chủ, ngăn ngừa họa tai.

          Nhưng tôi nay quyết lòng vất bỏ

          Điều danh lợi hưởng thọ vô ngần,

              Muốn cát ái từ sở thân

       Xuất gia, đoạn dứt lụy trần nợ duyên

          Nghe Phạm Thiên giảng ra sự thể :

          Các xú uế không dễ diệt trừ

              Nếu sống tại gia, chần chừ,

       Phải lìa thế tục, độc cư tu hành ”.

 

    – “ Gô-Vinh-Đa bạn lành thân mến !

          Ngài quyết bỏ thân quyến, gia đường,

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  348

 

              Xuất gia cầu đạo minh lương

       Chúng tôi cũng sẽ theo gương của ngài

          Nguyện từ nay xuất gia tu tập

          Theo chân ngài đi khắp nơi nơi

              Nương lời ngài dạy mọi thời

       Để cùng khuyến tấn, không lơi tu trì ”.

 

57.          Điển Tôn đi đến nơi trú sở

       Chỗ bốn mươi người vợ của mình

              Bảo rằng : “ Ta nói thật tình

       Các phu nhân hãy tự mình mưu sinh

          Hoặc trở về gia đình, quyến thuộc

          Hoặc lấy chồng, sống cuộc sống riêng

              Ta đã quyết xuất gia liền

       Điều phục xú uế là duyên đọa trầm ”.

 

    – “ Nếu phu quân quyết tâm ly thế

          Để điều phục xú uế tự tâm

              Chúng thiếp cũng nguyện theo chân

       Xuất gia, nương chí xuất trần phu quân

          Vì phu quân là nơi nương tựa

          Nguồn thương yêu chan chứa bao la

              Chúng thiếp không thể sống xa

       Cầu mong cùng được xuất gia an từ ”.

 

58.      Thời gian như bóng câu qua cửa

          Hạn bảy ngày lần lựa đã qua

              Rồi Ma-Ha Gô-Vinh-Đa

       Tự cạo râu tóc, ca-sa khoác vào

          Hành phạm hạnh thanh cao đáng quý.

     

          Cả bảy vị vua cũng xuất gia

              Sau khi giải quyết triều ca

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  349

 

       Làm lễ quán đảnh người nhà lên ngôi.

 

          Bảy Triệu phú việc đời xa lánh

          Cùng bảy trăm tịnh hạnh tương lân.

       

              Bốn mươi đồng đẳng phu nhân

       Cùng nhau hoan hỷ lánh trần tu an.

 

          Sát-Đế-Lỵ vài ngàn cùng chí

          Bà-la-môn, Cư sĩ  vài ngàn

              Một số thiếu phụ trong làng

       Tất cả cạo tóc hay toàn tóc râu

          Một lòng cầu xuất gia lánh tục

          Nương đạo đức vị Đại Điển Tôn.

 

              Đoanh vây bởi hội chúng đông

       Du hành qua khắp quận thôn thị thành

          Đi đến đâu an lành hoàn mỹ

          Gô-Vinh-Đa Phạm-chí sớm trưa

              Được xem Vua của các Vua

       Là Phạm Thiên của kế thừa Bàn-môn

          Trời đáng tôn của hàng Cư-sĩ.

      

          Vào thời đó, ai bị trược chân

              Hay bị nhảy mũi bất thần

       Cũng đều gọi đến tên thân thiết này :

       “ Đảnh lễ ngài Đại Gô-Vinh-Đá

          Bậc phụ tá của bảy quốc gia ”.

 

59.          Rồi Bàn-môn Gô-Vinh-Đa

       An trú biến mãn từ hòa một phương

          Tâm an tường với Từ câu hữu

          Cũng như vậy, câu hữu phương hai

              Phương thứ ba, thứ tư này

       Cùng khắp thế giới, trong, ngoài, dưới, trên,

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  350

 

          Cả bề ngang, mọi bên phương xứ

          Khắp vô biên… an trú với Từ

              Quảng đại, vô biên , an như

       Không sân, không hận, tâm Từ các phương.

 

          Rồi biến mãn các phương an trú

          Tâm câu hữu khắp cả với Bi

              Với Hỷ , với Xã – cũng y

       Câu hữu phương một rồi thì phương hai

          Rồi tiếp đây phương ba câu hữu

          Phương thứ tư câu hữu cũng vầy

              An trú, biến mãn hòa hài

       Cùng khắp thế giới trong, ngoài, dưới, trên

          Cả bề ngang, mọi bên phương xứ

          Khắp vô biên, an trú với Từ

              Với Bi, Hỷ, Xã chẳng trừ

       Không sân, không hận, quảng từ, vô biên.

 

          Rồi vị ấy dạy liền đệ tử

          Đường đưa đến thân hữu Phạm Thiên. 

 

60.          Những vị đệ tử cần chuyên

       Thấu hiểu giáo lý uyên nguyên của Thầy

          Những vị này đến khi mệnh tận

          Được sinh lên Thiên cảnh, Phạm Thiên.

              Những vị chưa hiểu vẹn tuyền

       Sinh làm thân hữu ở liền chư Thiên

          Tha Hóa Tự Tại Thiên cảnh giới,

          Một số tới Hóa Lạc Thiên cung,

              Hoặc Dạ-Ma Thiên sinh cùng

       Hoặc Trời Đao Lợi ung dung thanh nhàn

          Hoặc sinh sang Tứ Thiên Vương chúng

          Thấp nhất cũng Càn-Thát-Bà thân.

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  351

 

              Như vậy tất cả thiện nhân

       Xuất gia, đạt được vô ngần điều mong

          Chẳng trống không, không là vô hiệu 

          Họ thật hiểu, tiến bộ , tựu thành.

 

              Sự việc quá khứ trôi nhanh

       Thế Tôn có nhớ rõ rành đã qua ? ”.

 

61.-  “ Này Banh-Chá-Si-Kha ! Nhớ lại         

          Ta thuở ấy là Đại Điển Tôn

              Ta dạy tất cả pháp môn

       Cho các đệ tử bảo tồn, hành theo

          Con đường đưa đến điều thân hữu

          Phạm-Thiên-giới thành tựu, sinh về.

       

              Ngũ Kế ! Nhưng chỉ một bề

       Đường Phạm hạnh ấy chỉ về Phạm Thiên

          Không đưa đến mãn viên ly dục

          Không thuần thục tịch diệt, yểm ly

              Không đạt giác ngộ chứng tri

       Không có thắng trí, xã ly, Niết-bàn.

 

          Nay con đàng của Ta, phạm hạnh

          Là con đường chân chánh hoàn toàn

              Đưa đến ly dục, tịnh an

       Đưa đến tịch diệt, Niết-bàn, yểm ly

          Đến thắng trí, xã ly, giác ngộ

          Con đường đó : Thánh đạo tám chi :

              Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy,

       Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp nghiêm trì quý thay 

          Chánh Tinh Tấn và đây Chánh Mạng

          Chánh Niệm đoạn Chánh Định thực hành.

 

              Đường phạm hạnh này tịnh thanh

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  352

 

       Hoàn toàn đưa đến thiện lành tối tôn.

          Là pháp môn yểm ly, ly dục 

          Khỏi thằng thúc, tịch diệt, tịnh an

              Thắng trí, giác ngộ, niết bàn

       Con đường phạm hạnh hoàn toàn thanh cao.

 

62.   * Những đệ tử vị nào hiểu kỹ

          Toàn diện về giáo lý của Ta

              Các vị ấy trừ diệt qua

       Về các lậu hoặc ; hay là tự thân

          Đã hiện chứng vô ngần thắng trí

          Sự giác ngộ, hoan hỷ trú an

              Vào Tâm-giải-thoát hoàn toàn

       Vào Tuệ-giải-thoát, Niết-bàn chứng tri.

 

       * Trong những vì vẫn chưa hiểu kỹ 

          Về toàn diện giáo lý của Ta :

              Những vị nào đã trải qua 

       Năm hạ kiết sử kể ra diệt trừ

          Sẽ hóa sinh Tịnh Cư Thiên-giới

          Rồi từ đó nhập tới Niết bàn

              Không còn sinh lại thế gian.

 

    * Những vị chưa đạt hoàn toàn pháp Ta  

          Nhưng đã diệt trừ ba kiết sử

          Và đã tự bớt tham, sân, si

              Thành bậc Nhất Lai, nghiêm trì

       Tái sinh một kiếp rồi thì Vô Sanh.

 

       * Vị diệt nhanh ba phần kiết sử

          Chứng Dự Lưu, sinh tử bảy lần

              Không sinh đọa xứ, tiện nhân

       Sau đó chứng quả quý trân Bồ-đề.

 

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  *  MLH  –  353

 

          Này Ngũ Kế ! Nói về hiện tại

          Pháp Như Lai vô ngại, chánh chân

              Tất cả những vị thiện nhân

       Xuất gia và sống ly trần viên thông

          Chẳng trống không, cũng không vô hiệu

          Họ thật hiểu, tiến bộ, tựu thành ”.

 

              Thế Tôn thuyết giảng ngọn ngành

       Phạm hạnh cao quý thiện lành khứ lai

          Khiến vị này – Banh-Cha-Si-Khá

          Càn-Thát-Bà, thật quá vui thay

              Sung sướng nghe Phật trình bày

       Đảnh lễ, hữu nhiễu đoạn rày biến đi ./-

 

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

 

 

*

*  *

 

(  Chấm dứt  Kinh 19 :  ĐẠI ĐIỂN TÔN  – 

                                                        Mahà Govinda-sutta  )

 

 

          

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com