Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Kinh Đại Duyên

17/05/202013:51(Xem: 1997)
15. Kinh Đại Duyên

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRƯỜNG BỘ KINH
(Dìgha Nikàya)
Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ: Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG PL. 2555 - DL 2010


15.  Kinh  ĐẠI DUYÊN

( Mahà Nidàna-sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

 1.       Một thời, đức Thế Tôn an trụ

          Tại bộ-lạc Kú-Rú (1) vùng xa

              Hay tên Câu-Lâu (1) cũng là

       Ấp Kiếm-Ma-Sắt-Đàm-Ma (2) hiền hòa

          Kam-Ma-Sá-Tham-Ma (2) nguyên ngữ

          Tại nơi đây Điều Ngự (3) giáo truyền

              A-Nan Tôn-giả cần chuyên

       Là vị Thị giả hầu bên Phật Đà  (3)

          Một hôm, A-Nan-Đa Tôn giả

          Đến thất Phật vào quá thiền thời

              Đảnh lễ Thế Tôn xong rồi

       Tìm chỗ thuận tiện và ngồi một bên

          Đoạn A-Nan nói lên ý tưởng :

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Vô lượng diệu kỳ !

              Hy hữu thay ! Pháp huyền vi

       Giáo pháp Duyên Khởi minh tri rõ ràng

          Thật vi diệu, vô vàn thâm thúy,

          Thật bất khả tư nghị, mỹ toàn,

    _______________________________

(1) : Bộ lạc Kura ( Câu-lâu ). 

(2) : Ấp Kammassadhamma ( Kiếm-ma-sắc-đàm-ma ) tại Kuru .

(3) :Hai trong 10 tôn hiệu do người đời xưng tụng đức Phật :  

   Araham (Ứng Cúng) ;Sammà Sambuddho (Chánh Biến Tri hay  

   Chánh Đẳng Chánh Giác) ; Vijjàcaranasampanno (Minh Hạnh  

   Túc); Sugato (Thiện Thệ); Lokavidù (Thế Gian Giải); Anuttaro   

   (Vô Thượng Sĩ); Purisadammasarathi (Điều Ngự Trượng Phu) 

   Satthàdevamanussànam (Thiên Nhân Sư) ;  Buddho (Phật) ; 

   Bhagavà (Thế Tôn) .

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  076

 

              Duyên khởi thông suốt mọi đàng

       Hết sức minh bạch, rõ ràng với con ”.

 

    – “ A-Nan- Đa ! (1) Hãy còn thô tháo  

          Đừng nói vậy về Giáo pháp này.

              Chính vì Duyên Khởi pháp đây

      Thật sự thâm thúy, đủ đầy cao siêu.

          Vì chúng sinh phần nhiều trí thiểu

          Không giác ngộ, không hiểu sâu xa

              Nên bị rối loạn mê tà

       Như một ổ kén hay là ống tơ

          Rối chằng chịt bao giờ gỡ hết

          Hay y hệt như cỏ Mun-Cha  (2)

              Như lau sậy Ba-Ba-Cha  (3)

       Không thể thoát khỏi để ra an lành.

          Sinh đọa xứ hoặc sanh khổ xứ

          Đọa ác thú, sinh tử triền miên ”.

 

 2.           Này A-Nan ! (1) Nếu hiện tiền

       Ai hỏi : ‘Già, Chết do duyên thế nào ?’  

          Hãy đáp rằng : ‘Khổ đau già, chết

          Do duyên Sanh thêu dệt mà nên’.

           –  Sanh do duyên nào mà nên ?

   –  Sanh do duyên Hữu móng nền mà ra.

       – Hữu do duyên gì mà tích tụ ?

       – Hữu là do duyên Thủ hình thành.

           – Thủ do duyên gì phát sanh ?

    _______________________________

(1) : ANANDA : Có khi được gọi là Ngài A-Nan , là con của Hộc -

   Phạn Vương (Sukodana), em vua Tịnh Phạn (Suddhodana), tức 

   ngài Ananda là em thúc bá với đức Phật và là vị thị giả trung

   tín của Phật suốt 30 năm thời trung-giác-thời và hậu-giác-thời .

  ( 15 năm đầu - tiền-giác-thời  - đức Phật chưa có vị thị giả nào

  nhất định ).           (2) :Cỏ munja .          (3) : Lau sậy Babaja . 

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  077

 

     – Thủ do duyên Ái mà thành lập mau.

       –  Ái do duyên thế nào mà có ?

       –  Ái là do duyên Thọ thành hình.

            –  Thọ do duyên nào hình thành ?

    –  Thọ do duyên Xúc mà sanh tức thì.

       –  Xúc là do duyên gì mà có ?

       –  Do Danh Sắc mà có Xúc này.

            –  Danh Sắc do duyên nào đây ?

    –  Danh Sắc do Thức duyên này phát sinh.

.  

 3.       A-Nan- Đa ! Thuyết minh sáng tỏ

          Có ai hỏi : ‘Thức có từ đâu ?’  

           –  Thức do Danh Sắc sinh mau.

       Như vậy Danh Sắc duyên đầu Thức sinh

          Lại do Thức, duyên sinh Danh Sắc

          Do Danh Sắc, nên Xúc phát sinh

              Do duyên Xúc nên Thọ sinh

       Do duyên Thọ đó, Ái sinh tiếp liền

          Do duyên Ái, Thủ liền sinh khởi

          Do duyên Thủ, đưa tới Hữu sinh

              Do duyên Hữu, Sanh phát sinh

       Do Sanh, đưa tới thành hình điều chi ?

          Tới Già, Chết, Ưu, Bi, Khổ, Não.

          Như vậy thì rốt ráo đưa sang

              Khổ Uẩn tập khởi hoàn toàn.

 

 4.   Như trước đã nói : ‘Mở màn duyên Sanh

          Nên Già, chết  phát sinh như vậy

          Vậy A-Nan hiểu thấy thế nào ? 

              Nếu Sanh không có loại nào

       Không có bất cứ chỗ nào, nơi đâu

          Như Chư Thiên, hay vào Thiên-giới

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  078

 

          Càn-Thát-Bà hay giới Thát-Bà

              Dạ-Xoa hay giới Dạ Xoa

       Quỷ thần hay giới Quỷ ma, thánh thần

          Hoặc loài Người hay Nhân-giới tục

          Loài bốn chân, Tứ-túc-giới  này

              Loài chim – Điểu-giới thường bay

       Trùng xà – Trùng-xà-giới này, ví như

          A-Nan-Đa ! Nếu từ không có

          Sự Sanh vào các họ loài trên

              Thì Sanh bị diệt hiển nhiên

       Vậy thời Già, Chết có tên không nào ? ”

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Không sao hiện hữu ”.

 

    – “ A-Nan-Đa ! Nghiên cứu tinh tường

              Nhân vậy, Duyên vậy hiểu thường

       Tập Khởi như vậy, chỉ đường nhân duyên

          Của Lão tử, tức duyên Sanh vậy.

 

 5.      Trước nghe thấy : “ Do Hữu sinh Sanh ”

              A-Nan-Đa ! Phải hiểu rành

       Thế nào câu nói : ‘ Hữu sinh Sanh’ này ?

          Này A-Nan ! Nếu đây không có

          Bất cứ loại, bất cứ giới nào

              Bất cứ chỗ nào, xứ nào

       Dục Hữu, Sắc Hữu không vào loại chi

          Vô Sắc Hữu đồng thì không có

          Nếu không có Hữu tất cả rồi

              Do Hữu bị diệt mọi nơi

       Thì Sanh như vậy hiện thời có không ? ”

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Sanh không thể có ”.

 

    – “ A-Nan-Đa ! Chính đó là nhân

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  079

 

              Là duyên, tập khởi dự phần

       Nhân duyên là Hữu, dẫn dần Sanh sinh.

 

 6.       Trước đã nói : “ Hữu sinh do Thủ ”

          Hiểu thế nào tròn đủ câu này ?

             ‘Do duyên Thủ, Hữu sinh’ ngay

       A-Nan-Đa ! Nếu Thủ này trước sau

          Không bất cứ loại nào, nơi chỗ

          Như Dục Thủ, Kiến Thủ đều không

              Hay Giới Cấm Thủ cũng không

       Hoặc Ngã Chấp Thủ tương đồng không luôn

          Nếu không có Thủ thường vĩnh cửu

          Thủ bị diệt thì Hữu có không ? ”

           – “ Bạch Thế Tôn ! Chính là ‘không ”.

 – “ A-Nan-Đa ! Cũng chính trong điều này

          Nhân như vầy, duyên vầy, tập khởi

          Do duyên Thủ đưa tới Hữu sinh

              Cho nên biết chắc đinh ninh :

       ‘Hữu sinh do Thủ’, hành trình đã cho.

 

 7.       Trước đã nói : “ Chính do duyên Ái

          Thủ phát sinh ” ; hình thái thế nào ?

              A-Nan ! Phải hiểu ra sao

       Câu nói : ‘Do Ái đưa vào, Thủ sinh’ ?

          Nếu Ái không tự mình có đủ

          Bất cứ loại, bất cứ chỗ nào

              Sắc Ái, Thanh & Vị Ái nào

       Hương Ái hay Xúc Ái nào, ngoài trong

          Hay Pháp Ái ; đều không cả thảy

          Ái diệt đấy thì Thủ có không ? ”

          – “  Bạch Thế Tôn ! Chính là ‘không ”.

      

  – “ A-Nan ! Như vậy tương đồng nhân duyên

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  080

 

          Nhân như vậy và duyên như vậy

          Tập khởi vậy ; như thế nhân duyên

              Của Thủ tức là Ái tuyền

       Nghĩa là có ‘Thủ do duyên Ái’ này.

.      

 8.      Trước đã nói : “ Do đây duyên Thọ

          Ái phát sinh ”. Thọ chẳng có nào

              Bất cứ loại, nơi chỗ nào

       Nhãn Xúc sinh Thọ, không sao biết rành

          Rồi Nhĩ Xúc sở sanh Thọ  ấy

          Tỷ & Thiệt Xúc sinh Thọ, rõ bày

              Thân Xúc sở sinh Thọ  này

       Ý Xúc sinh Thọ, điều này cũng do

          Nếu không có Thọ cho mọi việc

          Nếu Thọ diệt  thì Ái có không ? ”

 

          – “ Bạch Thế Tôn ! Chính là ‘không ”.    

 

 – “ A-Nan ! Như vậy tương đồng nhân duyên

          Nhân như vậy và duyên như vậy

          Tập khởi vậy. Như thế hiểu rành

              Do duyên Thọ nên Ái sinh

       Rồi do duyên Ái, phát sinh Tìm cầu

          Do tìm cầu, phát sinh ra Lợi

          Do duyên lợi, quyết-định sinh ngay

              Rồi do duyên quyết-định này

       Tham dục phát khởi đủ đầy trải qua.

          Do Tham dục sinh ra Đắm trước

          Do Đắm trước, Chấp Thủ liền sinh

              Do chấp thủ , Hà-tiện sinh

       Do duyên hà-tiện, Thủ gìn sinh ra

          Do Thủ hộ, dần dà các Ác

          Bất thiện pháp, lầm lạc sinh rày

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  081

 

              Như chấp trượng, chấp kiếm này

       Tranh luận, ác khẩu, sân đầy, vọng ngôn.

 

10.      Trước đã nói : “ Do còn Thủ hộ

          Phát sinh ra một số Ác ” rồi

              Bất thiện pháp sinh đồng thời

       Chấp trượng, chấp kiếm, nặng lời, vọng ngôn

          Hay khẩu chiến, tâm tồn ác khẩu

          A-Nan-Đa ! Hiểu thấu thế nào ?

              Ở câu nói trên, nhằm vào

       Nếu Thủ không có loại nào, chỗ nơi

          Không Thủ-hộ đồng thời diệt gấp

          Bất thiện pháp, ác pháp có không ? ”

 

          – “ Bạch Thế Tôn ! Chính là ‘không ”.

 

 – “ A-Nan ! Như vậy tương đồng nhân duyên

          Nhân như vậy và duyên như vậy,

          Tập khởi vậy. Như thế nhân duyên

              Của bất thiện pháp, ác duyên

       Tức là thủ-hộ, căn nguyên gắn liền

          Nghĩa là do từ duyên thủ-hộ

          Phát sinh ra các chỗ không lành.

 

11.           Trước đã nói : “ Thủ-hộ sanh

       Do duyên hà-tiện ”, hiểu nhanh thế nào ?

          Hà-tiện không có vào mọi thứ

          Bất cứ loại, bất cứ chỗ nào

              Không có loại nào, nơi đâu

       Không cho tất cả, cơ cầu ra sao ?

          Không hà-tiện, nhằm vào mọi việc

          Hà-tiện diệt, Thủ-hộ còn không ? ”

          – “ Bạch Thế Tôn ! Chính là ‘không ”.

 – “ A-Nan ! Như vậy tương đồng nhân duyên

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  082

 

          Nhân như vậy và duyên như vậy,

          Tập khởi vậy. Nên gốc điều này

              Của Thủ là hà-tiện đây

       Tức ‘do hà-tiện, Thủ này sinh’ ngay.

 

12.      Trước đã nói : “ Do đây Chấp-thủ

          Hà-tiện sinh” ; hiểu đủ thế nào ?

              Chấp-thủ không có loại nào

       Không có bất cứ chỗ nào, nơi đâu

          Không chấp-thủ, nhằm vào mọi việc

          Chấp-thủ diệt, hà-tiện có không ? ”

 

          – “ Bạch Thế Tôn ! Chính là ‘không ”.

     

 – “ A-Nan ! Như vậy tương đồng nhân duyên

          Nhân như vậy và duyên như vậy,

          Tập khởi vậy. Như thế nhân duyên

              Của hà-tiện được biết liền

       Đó là chấp-thủ, căn nguyên chẳng hiền.

 

13.      Trước đã nói : “ Do duyên Đắm-trước

          Chấp-thủ sinh ”. Hiểu được thế nào ?

              Đắm trước không có loại nào

       Không có bất cứ chỗ nào, nơi đâu

          Không Đam mê, nhằm vào mọi việc

          Đắm-trước diệt, chấp-thủ có không ?”

 

          – “ Bạch Thế Tôn ! Chính là ‘không ” .

 

 – “ A-Nan ! Như vậy tương đồng nhân duyên

          Nhân như vậy và duyên như vậy,

          Tập khởi vậy. Nên gốc vấn đề

              Của chấp-thủ là đam mê

       Đam mê  (đắm-trước) nhất tề Thủ sinh.

 

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  083

 

14.      Trước đã nói : “ Do duyên Tham dục

          Đắm-trước sinh ”. Nhận thức thế nào ?

              Tham dục không có loại nào

       Không có bất cứ chỗ nào, nơi đâu

          Không tham dục, nhằm vào mọi việc

          Tham dục diệt, Đắm-trước có không ? ”

 

         – “ Bạch Thế Tôn ! Chính là ‘không ”.

 

 – “ A-Nan ! Như vậy tương đồng nhân duyên

          Nhân như vậy và duyên như vậy,

          Tập khởi vậy. Như thế nhân duyên

              Đắm-trước do tham dục truyền

       Do duyên tham dục, sinh liền Đam mê.

 

15.      Trước đã nói : “ Do về quyết-định

          Tham dục sinh ”. Hiểu chính thế nào ?

              Quyết-định không có loại nào

       Không có bất cứ chỗ nào, nơi đâu

          Không quyết-định, nhằm vào mọi việc

          Quyết-định diệt, Tham dục có không ? ”

 

         – “ Bạch Thế Tôn ! Chính là ‘không ”.

 

 – “ A-Nan ! Như vậy tương đồng nhân duyên 

          Nhân như vậy và duyên như vậy,

          Tập khởi vậy. Như thế nhân duyên

              Của tham dục được biết liền

       Chính là quyết-định, căn nguyên biết rồi.

 

16.      Trước đã nói : “ Do nơi duyên Lợi

          Quyết-định sinh ”. Hiểu tới thế nào ?

              Nếu lợi không có loại nào

       Không có bất cứ chỗ nào, nơi đâu

          Lợi không có, nhằm vào mọi việc

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  084

 

          Nếu Lợi diệt, quyết-định có không ? ”

 

         – “ Bạch Thế Tôn ! Chính là ‘không ”.

 

 – “ A-Nan ! Như vậy tương đồng nhân duyên

          Nhân như vậy và duyên như vậy,

          Tập khởi vậy. Như thế nhân duyên

              Của quyết-định là Lợi liền

      ‘Quyết-định có được do duyên Lợi’ này.

 

17.      Trước đã nói : “ Do đâu sinh Lợi ?

          Do Tìm cầu ” . Hiểu tới thế nào ?

              Tìm cầu không có loại nào

       Không có bất cứ chỗ nào, nơi đâu

          Không tìm cầu, nhằm vào mọi việc

          Tìm cầu diệt, thì Lợi có không ? ”

 

         – “ Bạch Thế Tôn ! Chính là ‘không ”.

 

  – “ A-Nan ! Như vậy tương đồng nhân duyên

          Nhân như vậy và duyên như vậy,

          Tập khởi vậy. Nên gốc thâm sâu

              Của lợi tức là tìm cầu

       ‘Tìm cầu sinh Lợi’, hiểu mau vấn đề.

 

18.      Trước đã nói : “ Do về duyên Ái

          Tìm cầu sinh ”. Phải trái thế nào ?

              Nếu Ái không có loại nào

       Không có bất cứ chỗ nào, nơi đâu

          Ái không có, nhằm vào mọi việc

          Nếu Ái diệt, Tìm kiếm có không ? ”

 

          – “ Bạch Thế Tôn ! Chính là ‘không ”.

 

 – “ A-Nan ! Như vậy tương đồng nhân duyên

          Nhân như vậy và duyên như vậy,

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  085

 

          Tập khởi vậy. Như vậy nhân duyên

              Của tìm cầu là Ái liền

       A-Nan ! Nhờ Thọ làm duyên sinh này

          Cho nên Ái, cả hai phương diện

          Đều hòa quyện thành một, tương liên.

 

19.           Trước đã nói : “ Chính do duyên

       Từ Xúc nên Thọ sinh liền ”. Hiểu sao ?

          Nếu không có loại nào bất cứ

          Cũng không có bất cứ chỗ nào

              Nhãn xúc, nhĩ & tỷ xúc nào

       Thiệt & thân & Ý xúc – cái nào cũng không

          Xúc không có, nhằm vào mọi việc

          Nếu Xúc diệt, thì Thọ có không ? ”

 

          – “ Bạch Thế Tôn ! Chính là ‘không ”.

 

 – “ A-Nan ! Như vậy tương đồng nhân duyên

          Nhân như vậy và duyên như vậy,

          Tập khởi vậy. Như thế nhân duyên

              Của Thọ là Xúc, biết liền

     ‘Thọ phát sinh bởi từ duyên Xúc’ này.

 

20.      Trước đã nói : “ Do đây Danh sắc

          Nên Xúc sinh ”. Hiểu thật ra sao ?

              Nếu những hình, sắc, tướng nào

       Danh thân và sắc thân nào nhờ đây

          Những hình, sắc, tướng này không có

          Thời danh-mục-xúc có hay không ? ”

 

          – “ Bạch Thế Tôn ! Chính là ‘không ”.

 

 – “ Những hình, sắc, tướng, mạo trong điều cần

          Nhờ đó mà sắc thân thi thiết

          Những thứ đó đều tuyệt, vô phần

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  086

 

              Hữu-đối-xúc trong danh thân

       Có thể hiện hữu khi cần được không ? ”

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Điều này không được ”.

 

    – “ Những hình, sắc, tướng, mạo đều cần

              Nhờ đó danh thân, sắc thân

       Mới được thi thiết khi cần lưu thông

          Những thứ đó nếu không có với

          Danh-mục-xúc, hữu-đối-xúc đồng

              Có thể hiện hữu được không ? ”

 

 – “ Bạch Ngài ! Điều đó thì không thể nào ”.

 

    – “ A-Nan-Đa ! Nhờ vào các mặt  

          Những hình, sắc, tướng, mạo chi chi

              Những thứ đó không có gì

       Tương duyên với xúc, vậy thì có không ? ”

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Tuyệt không thể vậy ”.

 

    – “ Này A-Nan ! Như vậy là nhân

              Như vậy là duyên cận thân

       Tập khởi như vậy. Chính phần nhân duyên

          Của xúc tức là tuyền Danh sắc

         ‘Do danh sắc, Xúc đã phát sinh’.

 

21.           Trước đã nói rất tận tình :

    “ Do duyên Thức, danh sắc sinh ” tức thì

          Phải hiểu gì qua câu nói đó ? 

          Danh sắc sinh do có Thức này.

 

              A-Nan-Đa ! Hãy nghe đây   

       Nếu thức không nhập mẫu thai an lành   

          Thì có thể hình thành danh sắc

          Trong bụng mẹ có mặt được không ? ”

 

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  087

 

        – “ Bạch Thế Tôn ! Chính là ‘không ”.

 

 

 – “ A-Nan ! Nếu thức vào trong thai bào

          Nhưng rủi thay, không sao tồn tại

          Bị tiêu hoại, thai đó như không

              Danh sắc có thể thành xong

       Với nhiều trạng thái trong lòng mẹ không ? ”

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Điều không thể có ”.

 

   – “ A-Nan-Đa ! Thức nọ đoạn trừ

              Trong đứa con nít, ví như

       Đồng nam, đồng nữ ; thì từ điều trên

          Danh sắc có thể nào phát triển

          Rồi trưởng thành mãn nguyện được không ? ”

 

          – “ Bạch Thế Tôn ! Chính là ‘không ”.

 

 – “ A-Nan ! Như vậy tương đồng nhân duyên

          Nhân như vậy và duyên như vậy,

          Tập khởi vậy. Như thế nhân duyên

              Của Danh sắc được biết liền

       Tức là Thức đó, căn nguyên vẹn tuyền.

 

22.      Trước đã nói : “ Do duyên Danh sắc

          Thức phát sinh ”. Hiểu thật thế nào ?

              A-Nan-Đa ! Nếu Thức nào

       Chính trong Danh sắc, không vào trú an

          Thì tương lai sẵn sàng có thể

          Có hiện hữu và để hình thành

              Của khổ, tập, lão, tử, sanh

       Sự việc như thế có thành được không ? ”

 

   – “ Bạch Thế Tôn ! Tuyệt không thể vậy ”.

      

   – “ Này A-Nan ! Như vậy là nhân

              Như vậy là duyên cận thân

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  088

 

       Tập khởi như vậy. Chính phần nhân duyên

          Của thức tức là tuyền Danh sắc

         ‘Do danh sắc, thức đã sinh ra’.

 

              A-Nan ! Giới hạn tính ra

       Con người phải chết, phải già, phải sinh

          Rồi diệt đi, tái sinh cõi khác

          Trong giới hạn của các vấn đề

              Danh-mục-đạo ấy nói về

       Ngôn ngữ & thi-thiết-đạo về trải qua

          Trong giới hạn ấy là Tuệ giới

          Trong giới hạn lưu chuyển luân hồi

              Hiện hữu trạng thái mọi thời

       Nghĩa là danh sắc, thức nơi con người.

 

23.      A-Nan-Đa ! Bao lời tuyên bố

          Về cái Ngã. Tuyên bố điều chi ?

            – ‘Ngã tôi có sắc, đồng thì

       Nó có hạn lượng’, phạm vi rõ ràng.

      – ‘Ngã của tôi hoàn toàn có sắc

          Nhưng không có hạn lượng’, là đây.

            – ‘Ngã tôi không sắc thế này

       Nó có hạn lượng’ đủ đầy tường tri.

      – ‘Ngã của tôi nó thì không sắc

          Không hạn lượng’ ; biết chắc ngã này.

 

24.           A-Nan ! Tuyên bố ở đây

      ‘Ngã tôi hạn lượng, có đầy Sắc đây

          Trong tương lai hay trong hiện tại’,

          Hoặc nói rằng : ‘Hình thái ngã tôi

              Không phải là như vậy rồi

       Tôi sẽ uốn nắn, đắp bồi ngã tôi’.

 

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  089

 

          A-Nan-Đa ! Việc thời diễn tiến                

          Lời tuyên bố tà kiến lún sâu

              Là ngã hạn lượng, sắc màu

       Như vậy quá đủ, hơi đâu luận bàn !

 

          Này A-Nan ! Có người tuyên bố :

         ‘Ngã vô lượng và có Sắc’ đây

              Trong hiện tại, trong tương lai

       Hoặc đã nói khác : ‘Ngã này của tôi

          Không phải vậy, để rồi uốn nắn’.

    

          A-Nan-Đa ! Việc hẳn như vầy

              Thì lời tà kiến trên đây

       Như vậy quá đủ, ngưng ngay luận bàn.

 

          Này A-Nan ! Có người tuyên bố :

        ‘Ngã hạn lượng, không có Sắc’ đây

              Trong hiện tại, trong tương lai.

       Hoặc đã nói khác : ‘Ngã này của tôi

          Không phải vậy, để rồi uốn nắn’.

          A-Nan-Đa ! Việc hẳn như vầy

              Thì lời tà kiến trên đây

       Như vậy quá đủ, ngưng ngay luận bàn.

 

25.      Này A-Nan ! Lời không tuyên bố

          Về ngã này thì có bao nhiêu ?

              Dù không tuyên bố các điều :

    –  Hạn lượng, có sắc, ngã đều của tôi.  

     –  Ngã của tôi vô lường, có sắc. 

     –  Ngã của tôi không sắc, hạn lường.

          –  Ngã tôi vô sắc, vô lường.

       Tương lai, hiện tại cũng thường tịnh thôi.

 

26.      Không tuyên bố : ‘Ngã tôi chẳng thế

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  090

 

          Để tôi sẽ uốn nắn như vầy’.

              A-Nan ! Sự việc thế này

       Không lời tuyên bố điều này điều kia

          Về tà kiến phân chia về sắc

          Về hạn lượng – thì thật đủ rồi !

              Như vậy có bao nhiêu lời

       Có hay không có tuyên lời ngã đây.     

 

27.      Này A-Nan ! Thế này về ngã

          Dưới bao nhiêu thứ ngã nêu lên ?

           –  Ngã được xem như Thọ liền. 

    –  Ngã không phải Thọ, không tuyền thọ đâu.

     –  Hoặc ngã được đứng sau quan niệm :

        ‘Ngã tôi hiện không phải thọ đâu

              Không phải không cảm thọ nào

       Ngã tôi có thọ, nhờ vào khả năng’.

 

28.      Này A-Nan ! Ai hằng tuyên bố :

         ‘Ngã của tôi là Thọ’ khơi khơi

              Người ấy cần được trả lời :

      ‘Ba loại cảm thọ đầy vơi, như là :

          Đây Lạc thọ, đây là Khổ thọ,

          Bất khổ bất lạc thọ, thứ ba.

              Ba loại cảm thọ chỉ ra

       Loại nào ông thấy chính là ngã đây ?’.

          A-Nan-Đa ! Khi ta cảm giác

          Một thọ Lạc, thì chẳng thọ nào

              Bất khổ bất lạc thọ đâu

       Hay là khổ thọ, không sao lọt vào

          Chỉ cảm giác tuyền vào Lạc thọ.

          Cũng như thế, khổ thọ có nên

              Thì hai cảm thọ nói trên

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  091

 

       Đều không cảm giác, chỉ tuyền khổ thôi.

          Hoặc nếu ta nhất thời cảm thọ

          Bất khổ bất lạc thọ  nơi ta

              Hai cảm thọ kia tránh xa

       Bất khổ bất lạc thọ là một thôi.

 

29.     Này A-Nan ! Việc rồi như thế

         Ba cảm thọ vừa kể trên đây :

              Thọ lạc và thọ khổ này

       Không khổ không lạc thọ đây cũng tùy

          Đều vô thường, hữu vi, đoạn hoại

          Pháp duyên khởi và lại đoạn trừ

              Là pháp diệt tận, huyễn hư

       Là pháp ly dục, chẳng từ thứ chi.

          Khi lạc thọ tức thì cảm giác

          Nói : ‘Thọ lạc là ngã của tôi’

              Thì khi lạc thọ diệt rồi

       Không lẽ lại nói : ‘Ngã tôi diệt rồi ?’

 

          Cũng như khi nói : ‘Tôi cảm giác

          Một khổ thọ, không lạc & khổ’, thời

              Cho rằng : ‘Đây ngã của tôi’

       Khi hai cảm thọ ấy rồi diệt đi

          Người ấy nghĩ : ‘Vậy thì bản ngã

          Cũng diệt mất, tất cả còn đâu !’.

 

              Vậy ai đã nói như sau :

      ‘Ngã tôi là thọ’, từ đầu đã sai.

          Vì người ấy chấp hoài định kiến :

        ‘ Ngã của mình trong hiện tại đây

              Là sự xen lẫn an bài

       Vô thường, lạc, khổ ; pháp này diệt sanh.

          Này A-Nan ! Không sao chấp có

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  092

 

          Quan niệm : ‘Thọ là ngã của tôi’.

 

30.           A-Nan ! Ai trước nói rồi :

      ‘Không phải là thọ, ấy thời ngã tôi’

          Ngã của tôi cũng không cảm thọ’.

          Phải trả lời người ấy như vầy :

             ‘Này ông ! Không cảm thọ đây

       Nói là ‘Tôi có’ chỗ này được không ?

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Ta không thể nói

          Là ‘tôi có’ ở mọi nơi, thì

              Dù không có cảm thọ gì ”.

 – “ A-Nan ! Như vậy không chi đúng rồi !   

          Không chấp nhận ở nơi quan niệm :

         ‘Ngã tôi hiện không phải thọ’ đâu

             ‘Ngã tôi không cảm thọ’ nào.

 

31.   Cũng vậy, quan niệm không sao thuận đồng

        ‘Ngã của tôi chính không là Thọ’.

        ‘Cũng không phải không có thọ này’.

            ‘Ngã tôi có cảm thọ’ đây.

     ‘Có khả năng cảm thọ’ ngay tức thì,

          Những quan niệm được quy như thế

          Đều không thể chấp nhận được đâu.

 

32.           Này A-Nan ! Thí dụ vào

       Tỷ Kheo một vị không sao thuận đồng

          Với quan niệm ‘ngã’ trong ‘cảm thọ’

          Không quan niệm ‘ngã – thọ’ có chung

              ‘Ngã không phải thọ’ cũng không

       Lại không quan niệm ở trong điều rằng :

         ‘Ngã tôi có khả năng cảm thọ’.

          Khi vị đó không chấp điều gì

              Trên đời chấp trước làm chi

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  093

 

       Nên không sợ hãi, tự tri hành trình           

          Nên hoàn toàn tự mình tịch tịnh

          Tâm tự tín : Phạm hạnh đã thành

              Biết rằng đã tận sự sanh

       Việc cần làm đã hoàn thành sắt son

          Sau đời này không còn đời khác

          Đã giải thoát, an lạc từ đây.

 

              A-Nan ! Với Tỷ Kheo này

       Có tâm giải thoát như đây trình bày

          Nếu có ai nói Tỳ Kheo ấy

          Có tà kiến ở mấy vấn nàn :

 

          * ‘Như Lai tồn tại khinh an

       Sau khi đã chết’, hoàn toàn là sai. 

      *  Hoặc ‘Như Lai không hoài tồn tại

          Sau khi chết’, cũng lại càng sai.

              Hoặc có tà kiến sau đây :

   * ‘Như Lai tồn tại & Như Lai không còn

          Sau khi chết’,  thật càng phi lý.

     *   Nêu tà ý : ‘Không tồn tại hoài  &

              Không không tồn tại Như Lai

       Sau khi đã chết’ ; càng sai ngút đầu.

 

          Tại sao vậy ? Ví dầu có thực

          Bao ‘danh-mục’, ‘danh-mục-đạo’ này

             ‘Ngôn-ngữ’, ‘ngôn-ngữ-đạo’ đây

       ‘Thi-thiết’, ‘thi-thiết-đạo’ này bao nhiêu

          Bao trí tuệ, bao nhiêu tuệ giới

          Bao luân chuyển, rồi tới vận hành

              Với thắng trí, hiểu biết rành

       Tỷ Kheo giải thoát, tịnh thanh vô ngần

          Mà nói rằng : Tỷ Kheo vị ấy

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  094

 

          Không biết, thấy – thì thật sai lầm.

 

33.           A-Nan-Đa ! Hãy chú tâm :

       Có bảy Trú Xứ Thức, tầm hiểu thêm

          Cùng hai Xứ làm nền, căn cứ.

          Bảy trú xứ của Thức là gì ?

 

            * Những loại hữu tình này thì   

       Có Thân dị loại, Tưởng tri dị loài

          Như loài người hay vài Thiên giới

          Hoặc cho tới địa ngục vài nơi

              Đây Thức trú xứ đầu thời.

 

    * Hữu tình khác có Thân nơi dị loài

          Nhưng có Tưởng nhất loài, được ví

          Như các vị Phạm Chúng cõi thiên

              Sanh cõi ấy, nhờ Sơ thiền

       Đây Thức trú xứ đi liền thứ hai.

 

       * Cũng có loài hữu tình có hướng

          Thân nhất loại, nhưng Tưởng dị loài

              Như Quang Âm Thiên chúng đây  (1)

       Là Thức trú xứ, điều này thứ ba.

 

       * Loài hữu tình Thân là nhất loại        

          Tưởng nhất loại, như Biến Tịnh Thiên

              Su-Phá-Kin-Na (2) chư thiên

       Đây Thức trú xứ, biết liền thứ tư.

 

       * Loại hữu tình vượt từ Sắc tưởng

          Đoạn hết Hữu đối tưởng, không ngoài

              Không nghĩ dị tưởng mọi loài

       Chỉ có Tưởng Hư Không là Vô Biên

    _______________________________

    (1) :Cõi Trời Quang Âm Thiên ( Abhasarà ).

    (2) :Cõi Trời  Biến Tịnh Thiên  ( Subhakinna ).

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  095

 

          Sinh qua cõi Không Vô Biên Xứ             

          Đây trú xứ của Thức thứ năm.

 

            * A-Nan-Đa ! Nên chú tâm :

       Hữu tình những loại ngoài tầm tế, thô

          Vượt ra khỏi Không Vô Biên Xứ

          Sinh vào cõi Thức Xứ Vô Biên

              Thứ sáu Thức trú xứ chuyên

       Khi sinh vào Thức Vô Biên Xứ này.

     

       * A-Nan này ! Hữu tình các loại

          Vượt ra khỏi Xứ Thức Vô Biên

              Sinh Vô Sở Hữu Xứ liền

       Thứ bảy Thức trú xứ tuyền là đây.

 

          A-Nan-Đa ! Trình bày hai Xứ :

       * Hữu Tình Xứ Vô Tưởng  đầu tiên

              Cùng Xứ thứ hai tương liên

       Phi Tưởng Phi Phi Tưởng – tên Xứ này.

 

34.      Thức trú xứ ở đây thứ nhất :    

          Thân dị loại, Tưởng thật dị loài

              Như ở cảnh giới Nhân loài

       Hay những cảnh giới của vài cõi Thiên

          Hoặc cho tới vài miền địa ngục

          Những hữu tình khổ bức chẳng thôi

              Nếu có ai hiểu đồng thời

       Về sự tập khởi, hiểu nơi đoạn trừ

          Sự nguy hiểm và từ vị ngọt

          Sự xuất ly của một Xứ này

              A-Nan ! Như vậy vị đây

       Có còn hoan hỷ, thích ngay xứ này ? ”

 

   – “ Bạch Thế Tôn ! Vị này không thích ”.

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  096

 

    – “ A-Nan-Đa ! Điều nghịch cũng đồng

              Những ai như lý suốt thông

       Cũng sẽ chán ngán cả trong bảy tầng

          Thức trú xứ đã từng nói đến :

          Như Phạm Chúng cho đến Quang Âm 

              Biến Tịnh Thiên chúng các tầng,

       Không Vô Biên Xứ, Thức phần Vô Biên      

          Vô Sở Hữu Xứ miền thứ bảy

          Thức Trú Xứ cả bảy nơi này

              Nếu có ai hiểu, thấy đây

       Về sự tập khởi, hiểu ngay đoạn trừ

          Sự nguy hiểm và từ vị ngọt

          Sự trót lọt bảy xứ xuất ly

              A-Nan ! Sự kiện vậy thì

       Vị ấy còn thích, yêu vì xứ đây ? ”.

 

   – “ Bạch Thế Tôn ! Vị này không thích ”.

 

   – “ A-Nan-Đa ! Với đích hướng ngay

              Vô Tưởng Hữu Tình Xứ này

       Phi Tưởng Phi Phi Tưởng  đây cũng là

          Nếu có ai hiểu qua trú xứ

          Sự tập khởi và sự đoạn trừ

              Hiểu được vị ngọt thặng dư

       Hiều được nguy hiểm và từ xuất ly

          Thì vị ấy còn tùy hỷ lạc

          Ưa thích các Trú xứ này không ?

 

          – “ Bạch Thế Tôn ! Chính là ‘không ”.

 

 – “ Bảy thức trú xứ ở trong điểm này

          Và hai Xứ, giờ đây vị ấy

          Đã như chơn hiểu thấy huyễn hư

              Tập khởi, nguy hiểm, đoạn trừ

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  097

 

       Xuất ly, vị ngọt cũng từ chúng ra

          Vị xuất gia không còn chấp thủ

          Tỷ Kheo trú giải thoát, không sai.

              Này A-Nan ! Tỷ Kheo này

       Với Tuệ giải thoát như vầy gọi tên.

 

35.      Về giải thoát, có nên tám loại 

          Tại sao gọi có tám như vầy ?

 

            * Tự mình có sắc, thấy rày

       Các thứ sắc pháp ; điều này đầu tiên.

 

        * Không biết duyên tự mình có sắc

          Thấy các sắc ở ngoại tự thân

              Giải thoát thứ hai đã phân.

 

   * Tâm mạnh hướng đến những phần tịnh thanh

          Đây là ngành thứ ba giải thoát.

 

       * Vượt khỏi mọi sắc tưởng hoàn toàn

              Diệt Hữu-đối-tưởng mọi đàng

       Mọi tưởng dị biệt không màng nghĩ suy

          Chỉ tưởng vì ‘Hư không vô hạn’

          Chứng, trú thẳng Không Xứ Vô Biên

              Giải thoát thứ tư hiện tiền.

 

    * Hoàn toàn vượt Không-vô-biên-xứ liền

          Chứng, trú Thức Vô Biên Xứ ấy

          Và như vậy giải thoát thứ năm.

 

            * Hoàn toàn đã vượt khỏi tầm

       Thức-vô-biên-xứ, và thầm suy tư

         ‘Vô Sở Hữu’ ; chứng, như an trú

          Vào Vô-sở-hữu-xứ, nơi này

              Giải thoát thứ sáu là đây.

 

    * Vô-sở-hữu-xứ vượt ngay tức thì        

Trường Bộ - (Tập 2) Kinh 15 :  ĐẠI DUYÊN    *  MLH  –  098

 

          Chứng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ

          Và an trú vào tưởng-xứ này

              Giải thoát thứ bảy là đây.

 

    * Phi-tưởng-phi-phi-tưởng này vượt ngay

          Chứng, trú đây : Diệt Thọ Tưởng Định 

          Đây cũng chính giải thoát cuối cùng

              Là tám giải thoát ung dung.

 

       A-Nan ! Vị ấy thuận tùng nhập theo

          Tám Giải Thoát, Tỷ Kheo có thể

          Nhập và xuất khỏi, dễ dàng thay !

              Bất cứ giải thoát trên này

       Khi chỗ mình muốn, kéo dài thời gian

          Các lậu hoặc hoàn toàn đoạn diệt

          Vị Tỷ Kheo ưu việt chứng vào

              An trú tám giải thoát sâu

       Cùng Tuệ Giải thoát chứng vào, trú đây

          Dứt lậu-hoặc ở ngay hiện tại

          Tự thấu đạt, chứng ngộ lý chơn

              Không Câu Giải Thoát nào hơn

       Bằng Câu-giải-thoát rất tôn quý này

          Thù thắng hơn, đủ đầy viên mãn

          A-Nan-Đa ! Phải ráng phụng hành ”.

       

              A-Nan nghe Phật giảng rành

       Hoan hỷ tín thọ, tâm thành vâng theo ./-

 

        Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( 3 L )

 

*

*   *

 

( Chấm dứt Kinh 15 : ĐẠI DUYÊN   –  Mahà-Nidàna-sutta  )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567