TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRƯỜNG BỘ KINH
(Dìgha Nikàya)
Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ: Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG PL. 2555 - DL 2010
13. Kinh TEVIJJA
(Tevijja-sutta – Kinh Tam Minh)
Như vậy, tôi nghe :
1. Một thời, đức Thế Tôn, Ứng Cúng (1)
Du hành cùng Đại Chúng tịnh, hòa (2)
Khoảng năm trăm vị Tăng-Già
Cùng đi đến Kiều-Tất-La (3) nước này
Làng Bàn-môn (4) nơi đây mộc mạc
Có vườn xoài rợp mát mọi thì
Sông A-Chi-Ra-Va-Ti (4)
Ở sát bên cạnh phạm vi vườn xoài
Thuộc phía bắc làng này êm ả
Ma-Na-Sa-Ka-Tá (4) tên làng.
Phật cùng Đại Chúng trú an
Vườn xoài thanh tịnh, nghiêm trang sáu thời.
2. Lúc bấy giờ, gần nơi vườn ấy
Nhiều Bàn-môn thông thái, trứ danh
Nhiều đại phú hào khôn lanh
Ở tại làng ấy, tiếng lành đồn xa :
Ta-Rút-Kha (5), Chân-Ky (5) Phạm-chí
Pốt-Kha-Ra-Sa-Tí (5) Bàn-môn
Hay Tô-Đây-Gia (5) Bàn-môn
______________________________
(1): Hai trong 10 danh hiệu của Phật : Araham (Ứng Cúng) và
Bhagavà (Thế Tôn).(2):Bản thể Tăng Già là thanh tịnh và hòa hợp.
(3): Vua Pasenadi ( Ba-Tư-Nặc ) trị vì nước Kosala (Kiều-Tất-La).
(4) : Làng Bà-la-môn Manasàkata , có sông Aciravati .
* Bàn-môn hay Phạm-chí tức là Bà-la-môn .
(5): Các vị Bà-la-môn :Tàrukkha (Đa-lê-xa), Canki (Thương-già),
Pokkharasàti (Phí-già-la-bà-la) , Todeyya (Đạo-đề-đa) .
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 464
Cha-Nút-Sô-Ni (1) Bàn-môn… các nhà
Cùng Phạm-chí (2), Phú gia nhiều nữa.
3. Lúc bấy giờ, trang lứa thanh niên
Cùng nhau tản bộ hoa viên
Vừa đi vừa nghĩ sự duyên đáng bàn
Rồi hai chàng Bàn-môn (2) anh tuấn
Đã nghị luận chánh đạo hay tà
Khởi lên giữa Va-Sết-Tha (3)
Cùng với Pha-Rát-Va-Cha (3) hùng hồn.
4. Va-Sết-Tha Bàn-môn thì bảo :
“ Đây con đường trực đạo chấp trì
Của Pốt-Kha-Rá-Sa-Ti (4)
Dẫn đến cộng trú với vì Phạm Thiên ”.
5. Nhưng thanh niên Bàn-môn ý khác
Là Pha-Rát-Va-Chá bảo rằng :
“ Con đường trực đạo, chánh chân
Dẫn đến cộng trú vĩnh hằng Phạm Thiên
Ta-Rút-Khá (4) trí hiền Phạm-chí
Đã giảng dạy, dẫn chỉ thực hành ”.
6. Với ý kiến của mỗi anh
Không ai chấp nhận, chỉ dành ý riêng.
7. Sau, thanh niên tên Va-Sết-Thá
Bảo Pha-Rát-Va-Chá ý này :
“ Này bạn, tôi nghe gần đây
Sa-Môn Thích Tử đủ đầy tinh hoa
_______________________________
(1) : Bà-la-môn Jànussoni (Sanh Lậu).
(2) :Bàn-Môn hay Phạm-Chí tức là Bà-la-môn .
(3) : Hai thanh niên Bà-la-môn : Vàsettha và Bharadvàja .
(4) : Hai vị thầy Bà-la-môn : Pokkharasàti và Tarukkha .
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 465
Giòng Thích-Ca, xuất gia chứng ngộ
Gô-Ta-Ma là họ của Ngài
Hiện đang trú tại vườn xoài
Thuộc về phía bắc làng này không xa
Gần sông A-Chi-Ra-Va-Tí
Cùng với năm trăm vị Tỷ Kheo
Đệ tử ngưỡng mộ vâng theo
Trí và Giới đức thảy đều nghiêm minh
Mười tôn hiệu uy linh diệu ngữ :
Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu,
Phật, Thế Tôn, Thiên Nhân Sư,
Chánh Đẳng Chánh Giác đại từ uy linh
Vô Thượng Sĩ hay Minh Hạnh Túc,
Bậc Thiện Thệ, Ứng Cúng, Như Lai,
Do sự chứng ngộ tự Ngài
Xứng đáng cho chúng ta đây thân hành
Đến yết kiến hỏi rành nghĩa lý
Ngài trả lời, ta chỉ thọ trì ”.
8. Anh kia đồng ý tức thì
Hai Bàn-môn trẻ cùng đi đến vườn.
Gặp Thế Tôn, thông thường chào hỏi
Lời chúc tụng họ nói xã giao.
Sau khi cả hai đã chào
Đến chỗ ngồi xuống, hỏi vào sự duyên
Va-Sết-Thá thanh niên bạch hỏi :
– “ Thưa Tôn Giả ! Cơ hội khởi lên
Một cuộc nghị luận dựa trên
Chánh đạo, tà đạo hai bên chưa rồi
Hai chúng tôi đều đưa ý kiến
Lại khác nhau về chuyện nói trên
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 466
Trong khi tản bộ hàn huyên
Đồng thời trong ý cũng liền tư duy
Tôi thì nói : ‘Đường đi ngay thẳng
Dẫn sống chung với đấng Phạm Thiên
Do Bà-la-môn trí hiền
Vệ Đà ba tập tinh chuyên tụng trì
Pốt-Kha-Ra-Sa-Ti truyền giảng’.
Nhưng anh bạn Pha-Rát-Va-Cha
Lại bảo : ‘Con đường thẳng qua
Phạm Thiên cộng trú chính là chủ trương
Một học thuyết hiện đương truyền bá
Ta-Rút-Khá Phạm-chí giảng ra’.
Tôi và Pha-Rát-Va-Cha
Đều cho ý kiến mình là đúng thôi
Thưa Tôn Giả ! Thế rồi tranh biện
Sự bất đồng ý kiến xảy ra ”.
9. – “ Va-Sết-Thá ! Nếu như là
Điều ngươi vừa kể, trải qua bất đồng
Sự tranh biện chưa xong luận chấp
Nhưng luận chấp về vấn đề gì ?
Bất đồng ý kiến điều chi ?
Hãy nói cho rõ sở tri các người ! ”.
.
10. –“ Thưa Tôn Giả ! Trên đời nhiều ý
Chánh – tà đạo, nhiều vị Bàn-môn
Thuyết dạy khác nhau, tuyên ngôn
Nhiều đường sai khác, Bàn-môn các nhà
Như Át-Tha-Ri-Da (1) Phạm-chí
Bà-la-môn Tít-Tí-Ri-Da (2)
_______________________________
* Các vị Bà-la-môn danh tiếng :(1) : Addhàriyà . (2) : Tittiriyà .
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 467
Bà-la-môn Chanh-Đô-Ka (1)
Bà-la-môn Chan-Đa-Va (2), cùng là
Bram-Má-Cha-Ri-Da (3) Phạm-chí…
Các vị này đều chỉ con đường
Dẫn đến Đại Phạm Thiên Vương
Để được cộng trú, ai đương thực hành.
Thưa Tôn Giả ! Như gần làng nọ
Hay thị trấn, đã có nhiều đường
Khác nhau do từ nhiều phương
Nhưng các đường đó đều vươn vào làng.
Cũng như thế, các hàng Phạm-chí
Đã kể trên, đều chỉ nhiều đường
Nhưng tất cả các con đường
Chúng đều dẫn đến sống cùng Phạm Thiên ”.
11. –“ Va-Sết-Thá ! Ngươi liền vừa nói
‘Chúng dẫn đến’, Ta hỏi phải không ? ”
– “ Thưa Tôn Giả ! Tôi thật lòng
Nói ‘chúng dẫn đến’, chính trong ý phần ”.
Đức Thế Tôn ba lần hỏi tận
Va-Sết-Thá xác nhận cả ba.
12. Ngài hỏi lại Va-Sết-Tha :
– “ Có vị nào đó trong Bà-la-môn
Ba Vệ Đà tinh thông, quán triệt
Sự hiểu biết họ rất tinh chuyên
Các Bàn-môn này hiện tiền
Có ai đã thấy Phạm Thiên rõ ràng ? ”.
–“ Thưa Tôn Giả ! Các hàng Phạm-chí
_______________________________
(1) : Chandokà . (2) : Chandavà . (3) : Brahmacariyà .
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 468
Chưa một ai thấy vị Phạm Thiên ”.
.
– “ Va-Sết-Thá ! Vậy truy nguyên
Tôn Sư đời trước, hiện tiền Bàn-môn
Vốn tinh thông Vệ Đà ba tập
Có tận mắt thấy được Phạm Thiên ? ”.
– “ Thưa Tôn Giả ! Nếu truy nguyên
Cũng chưa ai thấy Phạm Thiên bao giờ ! ”.
– “ Vậy bảy đời Tôn Sư thuở trước
Của Bàn-môn thấy được hay không ?
Dù cho các vị thảy đồng
Vệ Đà ba tập thuộc lòng, tinh thông ? ”.
– “ Thưa Tôn Giả ! Thật không ai thấy ”.
.
13. – “ Va-Sết-Thá ! Như vậy từ nơi
Những vị Tu Sĩ cổ thời
Thuộc Bàn-môn hệ nhiều đời đã qua
Ba Vệ Đà tinh thông mọi thứ
Hoặc sáng tác thần chú bí truyền
Trì tụng, ngâm vịnh, hát lên
Ngày nay Phạm-chí vẫn bền lòng tin
Vẫn trì tụng, giảng bình, ngâm vịnh
Như danh tiếng của chính các vì
Bà-la-môn hệ danh tri
Sưu tầm thánh cú, chú trì tụng qua :
Át-Tha-Ka, Va-Ma-Đê-Vá,
Va-Ma-Ká, Vết-Sa-Mít-Ta,
Da-Ma-Tắc-Ghi, Pha-Gu,
Âng-Ghi-Ra-Sá, Pha-Rà-Va-Cha,
Va-Sết-Tha và Káp-Sa-Pá,
Những vị này đều đã nói lên :
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 469
‘Chúng tôi biết, đã có duyên
Thấy được chỗ ở Phạm Thiên chính ngài
Và đã thấy chỗ ngài đi, đến’.
Sụ việc ấy xảy đến hay không ? ”.
– “ Thưa Tôn Giả ! Quả tình ‘không’ ! ”
14. –“ Này Va-Sết-Thá ! Vậy trong lời mình
Chính ngươi đã xác minh sáng tỏ
Là không có Phạm-chí Tôn Sư
Hoặc là các Đại Tôn Sư
Cho đến Tu Sĩ cổ từ căn nguyên
Các thần chú bí truyền sáng tác
Được tụng tán, ngâm vịnh, hát lên
Vẫn được truyền lại vững bền
Tuy nhiên tất cả vị trên chưa từng
Đến tận nơi Phạm Cung chiêm bái
Tận mắt thấy vị Đại Phạm Thiên.
Các Bà-la-môn thường chuyên
Vệ Đà ba tập mối giềng tinh thông
Đã nói : ‘Chúng tôi không biết rõ
Không thấy được sáng tỏ con đường
Cộng trú Phạm Thiên hằng thường’,
Nhưng lại thuyết dạy về đường ấy ra :
‘Đây đường thẳng, đây là đường chánh,
Dẫn sống chung với đấng Phạm Thiên
Cho ai thực hành cần chuyên’.
Này Va-Sết-Thá ! Sự duyên vậy thời
Có phải lời Bàn-môn các vị
Không chính xác, vô lý hay không ? ”. .
– “ Thưa Tôn Giả ! Quả tình ‘không’ ! ”.
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 470
15. –“ Này Va-Sết-Thá ! Bàn-môn các nhà
Dù tinh thông Vệ Đà, quán triệt
Nhưng không thấy, không biết con đường
Cộng trú Phạm Thiên hằng thường
Mà lại thuyết dạy con đường ấy ra
Thì không thể có qua sự kiện
Cũng giống chuyện ví dụ như sau :
Chuỗi người mù ôm lưng nhau
Người trước không thấy, người sau chẳng tường
Cả đoàn người không phương hướng tới
Cứ lẩn quẩn, chới với xoay tròn.
Giống như vậy, Bà-la-môn
Trì tụng chú thuật, tinh thông Vệ Đà
Nhưng trải qua, người đầu không thấy
Cũng không thấy đến kẻ cuối cùng
Vậy những người ấy, nói chung
Lời nói mù quáng, mông lung sai lầm.
Lời những người uyên thâm Phạm-chí
Lại đáng bị chỉ trích, chê cười
Vì họ chỉ có những lời
Nói suông, không tưởng ; những lời rỗng không !
16. Va-Sết-Thá ! Tinh thông ba tập
Kinh Vệ Đà như khắp Bàn-môn
Những vị này số rất đông
Vừa đi quanh tụng với lòng lành ngay
Vừa cầu khẩn, chắp tay tán thán
Rồi đảnh lễ về mạn đông, tây
Nơi mọc và lặn hằng ngày
Mặt trăng buổi tối, ban mai mặt trời.
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 471
Họ có thấy mặt trời phía trước
Hay mặt trăng thấy được hay không ? ”.
– “ Thưa Tôn Gỉả ! Các Bàn-môn
Vệ Đà ba tập tinh thông trên đời
Cũng giống như mọi người đây đó
Cũng thấy rõ trăng lẫn mặt trời ”.
.
17. – “ Va-Sết-Thá ! Vậy theo ngươi
Những Bàn-môn nọ trên đời tinh anh
Đã thấy rành mặt trời, trăng tỏ
Vị này có thuyết giảng con đường
Đi đến nguyệt điện, thái dương
Hay là chỉ dạy : ‘Con đường thẳng đây
Là đường chánh hướng ngay cộng trú
Với mặt trời, tinh tú, mặt trăng,
Họ có thể chỉ được chăng ? ”.
– “ Kính thưa Tôn Giả ! Không hằng được đâu ”.
18. –“ Va-Sết-Thá ! Với câu nói ấy
Ngươi xác nhận không thấy vị nào
Trong số Bàn-môn tối cao
Vệ Đà thông hiểu biết bao tột vời
Dầu đã thấy mặt trời, trăng đó
Nhưng không thể chỉ rõ con đường
Cộng trú nguyệt điện, thái dương.
Và như ngươi nói câu thường vô tư
Rằng các Đại Tôn Sư Phạm-chí
Không tận mắt thấy vị Phạm Thiên
Bảy đời Phạm-chí tiền hiền
Tu Sĩ thời cổ lưu truyền thánh gia :
Át-Tha-Ká (1), Va-Ma-Đê-Vá (2)
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 472
Va-Ma-Ká (3), Vết-Sa-Mít-Ta (4)
Da-Ma-Tắc-Ghi (5), Pha-Gu (6)
Âng-Ghi-Ra-Sá (7), Pha-Rà-Va-Cha (8)
Va-Sết-Tha (9) và Káp-Sa-Pá (10)
Thì tất cả những vị nói trên
Không ai nói : Thấy Phạm Thiên
Hoặc : ‘Chúng tôi biết’ Phạm Thiên cơ mầu
Từ đâu đến, đi đâu, nơi ở
Các vị ấy không rõ con đường
Cộng trú Phạm Thiên hằng thường.
Như vậy Phạm-chí các phường tinh thông
Kinh Vệ Đà suốt trong ba tập
Nói không thấy, không gặp con đường
Dẫn đến cộng trú vĩnh trường
Với Phạm Thiên đó, nhưng thường thuyết ra
‘Đây đường thẳng, đây là đường chánh
Dẫn sống chung với đấng Phạm Thiên
Cho ai thực hành cần chuyên’.
Này Va-Sết-Thá ! Sự duyên vậy thời
Có phải lời Bàn-môn các vị
Không chính xác, vô lý hay không ? ”.
– “ Thưa Tôn Giả ! Quả tình ‘không’ ! ”
– “ Này Va-Sết-Thá ! Thuận đồng, lành thay !
Những Bàn-môn giỏi hay, quán triệt
Nhưng không thấy, không biết con đường
_______________________________
* Các vị Tu Sĩ thời cổ của Bà-la-môn : (1) :Atthaka (A-sá-ca) ,
(2) : Vamadeva (Bà-ma- đề-bà) . (3) : Vàmaka (Bà-ma) .
(4) : Vessàmitta . (5) : Yamataggì . (6) : Bhagu (Bà-Cửu) .
(7): Angirasa (Ương-kỳ-la). (8) : Bhàradvàja (Bạt-la-đà-phan-
xà) . (9) : V àsettha (Bà-tất-sá) . (10) : Kassapa (Ca-Diếp) .
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 473
Sống chung Phạm Thiên hằng thường
Mà lại thuyết dạy: ‘Đây đường chánh chuyên
Cộng trú với Phạm Thiên miên viễn
Cho những ai thực hiện chẳng trừ’.
Đây là sự kiện huyễn hư
Không bao giờ có, suốt từ khứ lai.
19. Va-Sết-Thá ! Như Lai ví dụ
Có một người thường cứ nói là :
‘Tôi yêu, ái luyến thiết tha
Một cô gái đẹp, nết na vùng này’.
Có người hỏi : ‘Hỡi này ông bạn !
Ông có biết tường tận người yêu ?
Thuộc giai cấp nào ? giàu nghèo ?
Quê quán, tên tuổi, mỹ miều ra sao ?
Người bậc trung hay cao hoặc thấp ?
Thân ốm mập, da dẻ thế nào ?
Đen sẫm hay là hồng hào ?
Ở thành hay ở làng nào, gần xa ?’.
Nghe hỏi vậy, anh ta ngơ ngẩn
Trả lời rằng : ‘Tôi chẳng biết chi !’
Có người hỏi lại tức thì :
‘Có phải anh đã yêu vì thiết tha
Thật ái luyến người mà chưa biết
Chưa từng gặp, cũng tuyệt thấy đâu ?’
Nghe hỏi, anh ta gật đầu.
– Này Va-Sết-Thá ! Nghĩ sao việc này ?
Sự kiện đây, phải chăng người ấy
Nói vô lý, trật bậy phải không ? ”.
– “ Vâng phải, bạch đức Thế Tôn !
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 474
Sự kiện như vậy thật không đúng rồi !
Không chính xác, đồng thời vô lý ”.
20. – “ Cũng như vậy, các vị Bàn-môn
Ba tập Vệ Đà tinh thông
Không thể tận mắt thấy trông tận tường
Vị Phạm Thiên vĩnh trường, phúc lạc.
Đại Tôn Sư của các vị này
Bảy đời Tôn Sư bậc thầy
Tu Sĩ thời cổ đến nay lưu truyền
Các thần chú luyện chuyên, sáng tác
Mãi bây giờ vẫn hát, tụng, ngâm
Nhưng khắp các vị uyên thâm
Không vị nào thấy một lần Phạm Thiên
Không một ai nói liền : ‘Tôi biết,
Chúng tôi thấy siêu việt Phạm Thiên
Ngài từ đâu đến tùy duyên
Và sẽ đi tới một miền vui an’.
Va-Sết-Thá ! Khách quan ngươi nghĩ
Lời của những Phạm-chí uyên thâm
Trên đây đề cập trọng tâm
Là không hợp lý, sai lầm phải không ? ”.
– “ Thưa Tôn Giả ! Thật không chính xác
Không hợp lý trong các việc này ! ”.
– “ Này Va-Sết-Thá ! Lành thay !
Những Bàn-môn nọ kỳ tài, tinh thông
Ba Vệ Đà thuộc lòng, quán triệt
Nhưng không thấy, không biết con đường
Cộng trú Phạm Thiên hằng thường
Mà lại thuyết dạy: ‘Đây đường chánh chuyên
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 475
Cộng trú với Phạm Thiên miên viễn
Cho những ai thực hiện chẳng trừ’
Đây là sự kiện huyễn hư
Không bao giờ có, suốt từ khứ lai.
21. – Va-Sết-Thá ! Như Lai ví dụ :
Một người chuyên hưởng thụ, lông bông
Một hôm chợt nghĩ trong lòng
Nẩy ra ý tưởng cuồng ngông, dự trù
Sẽ xây tại ngã tư đường cả
Một cái thang để gã lên lầu
Có người hỏi gã : Lầu đâu ?
Hướng
Hay là lầu được xây phương khác
Về hướng Đông cho hạp ý mình ?
Lầu ấy cao, thấp, trung bình ?
Ông ta nghe hỏi, thật tình bảo ‘không’ .
Họ hỏi tiếp : ‘Vậy ông muốn dựng
Một cầu thang đẹp vững lên lầu
Cái lầu ông chẳng biết đâu
Cũng chưa từng thấy cái lầu phải không ?’
Nghe hỏi vậy, thì ông xác nhận
Là không biết, không tận thấy lầu.
Va-Sết-Thá ! Ngươi nghĩ sao ?
Sự kiện như vậy phải đâu bình thường
Lời người ấy không tường chính xác
Không hợp lý, sai lạc phải không ? ”.
– “ Vâng phải, bạch đức Thế Tôn !
Sự kiện như vậy thật không đúng rồi !
Không chính xác, đồng thời vô lý ”.
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 476
22. – “ Va-Sết-Thá ! Hãy nghĩ điều mà
Bàn-môn tinh thông Vệ Đà
Dẫu từ quá khứ suốt qua nhiều đời
Đại Tôn Sư các thời Phạm-chí
Cả thời cổ Tu Sĩ các vì
Sáng tác thần chú tụng trì
Tất cả vị ấy chẳng chi không tường.
Nhưng không biết con đường ; không thấy
Sự cộng trú với Đại Phạm Thiên
Không dám nói mình có duyên
Đã thấy, đã biết Phạm Thiên đủ điều
Nhưng thuyết dạy : ‘Đây chiều đi thẳng
Dẫn cộng trú với đấng Phạm Thiên’.
Vậy khách quan với ý riêng
Ngươi nghĩ sự kiện tương duyên thế nào ?
Lời các vị biết bao mâu thuẩn
Không hợp lý, không chuẩn phải không ? ”.
– “ Thưa Tôn Giả ! Chính là không
Vô lý, dù họ tinh thông Vệ Đà ”.
23. –“ Va-Sết-Tha ! Lành thay ý tưởng
Lời của ngươi đúng hướng, vô tư
Đây là sự kiện huyễn hư
Không bao giờ có, suốt từ khứ lai.
24. Va-Sết-Thá ! Như vầy được ví
A-Chi-Ra-Va-Tí sông đầy
Con quạ đứng trên bờ này
Có thể uống nước được ngay dễ dàng.
Có một người muốn sang phía trước
Bờ bên kia cho được gấp liền
Nhưng sông lại chẳng có thuyền
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 477
Anh ta bèn gọi : ‘Cảm phiền bờ kia !
Hãy qua đây, hãy lìa bên ấy
Giúp cho ta qua đấy đi nào ! ’.
Va-Sết-Thá ! Ngươi nghĩ sao ?
Có phải vì sự khẩn cầu, van xin
Mà bờ kia nể tình qua đến
Vâng theo lệnh người ấy không nào ? ”.
– “ Thưa Tôn Giả ! Dẫu van cầu
Sự kiện ấy chẳng thể nào xảy ra ”.
25. –“ Va-Sết-Thá ! Vệ Đà ba quyển
Những Bàn-môn quán triệt, tinh anh
Loại bỏ những pháp tác thành
Bả-la-môn hệ, lại dành tuân theo
Không tác thành Bàn-môn các pháp
Những vị này khoác lác nói là :
‘ Chúng tôi cầu khẩn Inh-Dra (1)
Cầu Va-Nê-Ná (2) & Sô-Ma (3) phù trì
Y-Sa-Na (4) chứng tri gia bị
Cầu Pa-Cha-Pa-Tí (5) chủ sanh
Cầu nguyện Phạm Thiên (6) thượng tầng
Là đấng tối thắng vô ngần uy nghi
Cầu nguyện Ma-Hít-Thi (7) cứu độ
Cầu Dạ-Ma (8) gia hộ an lành.
Loại bỏ những pháp tác thành
Những Bàn-môn nọ chỉ dành cầu xin
Thì với sự van xin cầu khẩn
_______________________________
(1) : Indra (Nhân-đà-la) . (2) : Vanena (Bà-lưu-va) . (3) : Soma
(Tô-ma) . (4) : Isàna . (5): Pajàpati (Sanh Chủ) . (6): Brahma
(Phạm Thiên) . (7) : Mahiddhi (Ma-hi-đề) . (8) : Yama .
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 478
Đến sau khi duyên tận mạng chung
Những Bàn-môn ấy có cùng
Phạm Thiên một cõi sống chung không nào? ”.
– “ Thưa Tôn Giả ! Không sao thể đạt
Sự kiện ấy dứt khoát là không ”.
26. – “ Va-Sết-Thá ! Như bờ sông
Nước tràn ngập cả, lại không có thuyền
Một người nọ muốn liền sang bến
Bờ bên kia, đi đến khác miền
Gã bèn cầu khẩn, ước nguyền
Bở bên kia hãy qua liền bên đây
Để giúp gã đi ngay cho dễ
Sự kiện ấy không thể xảy ra.
27. – Cũng vậy, này Va-Sết-Tha !
Có năm pháp khiến Dục gia tăng dần
Năm pháp ấy trong phần Giới luật
Xem như thuộc giây thắng, giây chuyền
Thế nào là năm thứ riêng ?
Mắt cảm nhận Sắc có duyên, mỹ miều
Rất hấp dẫn, yêu kiều, khả ái.
Tiếng do Tai cảm thấy du dương
Điệu trầm bổng, âm vấn vương.
Hương thơm do Mũi ngửi thường đắm say.
Vị do Lưỡi hằng ngày cảm nhận
Sự ngon ngọt, cay, đắng, mặn, nồng.
Xúc do Thân cảm nhận xong
Liền thấy thích thú, trong lòng hân hoan.
Khi cảm nhận rõ ràng năm loại
Câu hữu với Dục, Ái lạc liền
Dục lạc tăng thịnh liên miên
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 479
Từ năm pháp, giống giây chuyền lưu thông
Giống giây thắng trong vòng Giới luật
Bậc Thánh nhân thông suốt giữ gìn.
Các Bàn-môn vẫn đắm mình
Năm pháp dục lạc mặc tình say mê
Bị trói buộc, không hề thấy sợ
Sự nguy hiểm từ đó sinh ra.
28. Do vậy , này Va-Sết-Tha !
Những Bàn-môn đã loại ra không hành
Với những pháp tác thành Phạm-chí
Không tác thành tuân kỹ pháp sinh
Người Bàn-môn chẳng đáng hành
Họ chỉ chấp trước, thực tình đắm mê
Bị trói buộc, không hề nhận thức
Sự nguy hiểm, không dứt buộc ràng
Sau khi chết lại mong sang
Sống chung trong cõi mỹ toàn Phạm Thiên
Sự kiện ấy dĩ nhiên không có.
29. Cũng giống như người nọ muốn mau
Sang bờ đối diện sông sâu
Nhưng người ấy lại trùm đầu ngủ say
Vậy bao giờ người này qua hẳn
Bờ bên kia như hắn mong chờ ? ”.
– “ Thưa Tôn Giả ! Không bao giờ !
Người ấy không thể có cơ hội rồi ! ”.
30. –“ Va-Sết-Thá ! Năm thời chướng ngại
Năm Triền Cái, cũng gọi màn che
Hay năm triền phược nặng nề
Trong vòng Giới luật thuộc về Thánh nhân
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 480
Sao được gọi là năm Triền Cái ?
Là Dục cái, Sân cái, hôn trầm,
Trạo hối, Nghi cái trong tâm
Gọi năm chướng ngại hay năm cái màn
Các Bàn-môn hoàn toàn quán triệt
Rất tinh thông lý thuyết Vệ Đà
Nhưng bị trói buộc, che lòa
Do Dục, trạo hối, nghi và Sân điên
Cùng ‘hôn trầm thụy miên’ chướng ngại,
Nên đã loại những pháp tác thành
Tuân theo pháp không tác thành
Bà-la-môn hệ phải hành theo đây.
Những ai bị phủ vây, chướng ngại
Năm Triền Cái vướng phải, vẫy vùng
Đến khi thân hoại mạng chung
Lại mong cộng trú vui cùng Phạm Thiên
Sự kiện ấy dĩ nhiên vô lý.
31. Va-Sết-Thá ! Ngươi nghĩ ra sao ?
Có nghe những Bàn-môn nào
Niên cao lạp trưởng thuộc vào Tôn Sư
Hay các Đại Tôn Sư bàn chuyện
Về đức hạnh uy hiển Phạm Thiên ?
Nay ta hỏi về căn nguyên
Đức tánh của đấng Phạm Thiên phổ đồng :
– “ Đức Phạm Thiên có & không Dục ái ? ”.
– “ Thưa Tôn Giả ! Dục ái thì không ”.
– “ Phạm Thiên có hận tâm không ? ”.
– “ Kính thưa Tôn Giả ! Hận không ẩn trầm ”.
– “ Vậy Phạm Thiên sân tâm vẫn có ? ”.
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 481
– “ Thưa Tôn Giả ! Không có sân tâm ”.
– “ Vậy Phạm Thiên có nhiễm tâm ? ”.
– “ Kính thưa Tôn Giả ! Nhiễm tâm không còn ”.
– “ Phạm Thiên có hay không tự tại ? ”.
– “ Thưa, Phạm Thiên tự tại an nhiên ”.
32. – “ Này Va-Sết-Thá ! Còn riêng
Các Bàn-môn vốn tinh chuyên Vệ Đà
– Có Dục ái hay là không có ?
– Thưa Tôn Giả ! Họ có dục tâm.
– Có hay không có hận tâm ?
– Kính thưa Tôn Giả ! Hận tâm vẫn còn.
– Với sân tâm họ còn hay mất ?
– Thưa Tôn Giả ! Sân tất mọi thời.
– Họ có nhiễm tâm đầy vơi ?
– Nhiễm tâm vẫn có trong đời Bàn-môn.
33. – “ Va-Sết-Thá ! Vẫn còn nghe, thấy
Các Bàn-môn đầy dẫy tánh hư
Tham, sân, si, mạn chẳng từ
Dục ái, phiền não… không trừ thứ chi
Trong khi ấy khoan thư tự tại
Đấng Phạm Thiên dứt ái, dục không
Sân, hận, ô nhiễm cũng không.
Bàn-môn ô nhiễm muốn đồng sống chung
Với Phạm Thiên khoan dung, từ ái
Sự việc này có xảy ra không ? ”.
– “ Thưa Tôn Giả ! Chính là ‘không ” .
34. – “ Này Va-Sết-Thá ! Thuận đồng, lành thay !
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 482
Như vậy thì điều đây chứng tỏ
Dù Bàn-môn thông rõ Vệ Đà
Tinh thông, quán triệt cả ba
Mạng chung, mong được an hòa sống chung
Với Phạm Thiên thật không thể có.
35. Nhưng với họ, vẫn tự dối mình
Các vị này ngồi tự tin
Thế nhưng thật sự đang chìm bùn nhơ
Và khi đang vật vờ chìm đắm
Trong bùn lầy, thật lắm dở dang
Vẫn tưởng mình đến cảnh an.
Do vậy đối với những hàng Bàn-môn
Sự tinh thông gọi là sa mạc
Không có nước, chết khát ở trong
Ta cũng gọi sự tinh thông
Chính là rừng rậm mênh mông mịt mù
Không lối ra muôn thu, được sánh
Sự tinh thông bất hạnh cũng là ”.
37. Khi nghe Thế Tôn giảng qua
Bà-la-môn Va-Sết-Tha bạch rằng :
– “ Thưa Tôn Giả ! Nghe rằng Tôn Giả
Biết con đường, diễn tả rõ liền
Đưa đến cộng trú Phạm Thiên ? ”.
– “ Này Va-Sết-Thá ! Căn nguyên có người
Đã sinh trưởng lâu đời, chẳng lạ
Ma-Na-Sa-Ka-Tá làng này
Chưa bao giờ rời khỏi đây
Có người hỏi gã chỉ bày đường đi
Các con đường phạm vi làng đó
Chắc với gã chẳng khó khăn gì ? ”.
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 483
– “ Thưa Tôn Giả ! Chẳng ai nghi
Vì gã thông thuộc phạm vi cả làng ”.
38. –“ Va-Sết-Thá ! Hoàn toàn rất lạ
Nếu có người với gã nghi ngờ
Khi hỏi đường làng bấy giờ.
Với ta, không có nghi ngờ, khó khăn
Về Phạm Thiên, muốn đăng cảnh giới
Và con đường đưa tới Phạm Thiên
Như Lai biết rõ căn nguyên
Về Phạm Thiên giới, tới liền cõi đây ”.
39. Nghe đến đây, thanh niên bạch Phật :
– “ Thưa Tôn Giả ! Quả thật lành thay !
Nếu Ngài hoan hỷ dạy ngay
Con đường cộng trú lâu dài Phạm Thiên ”.
– “ Va-Sết-Thá ! Hãy chuyên chú ý
Lắng nghe kỹ, Ta nói vấn đề :
Cõi trần phiền não nặng nề
Vô minh triền phược mọi bề phủ vây
Bỗng xuất hiện bậc thầy quảng đại
Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu,
Phật, Thế Tôn, Thiên Nhân Sư,
Chánh Đẳng Chánh Giác đại từ uy linh
Vô Thượng Sĩ hay Minh Hạnh Túc,
Bậc Thiện Thệ, Ứng Cúng, Như Lai,
Do sự chứng ngộ tự Ngài
Rồi lại tuyên thuyết, hoằng khai Pháp mầu
Thuyết Sơ Thiện, rồi sau Trung Thiện
Thuyết Hậu Thiện, văn nghĩa đủ đầy
Truyền dạy Phạm hạnh từ đây
Pháp thân thanh tịnh, bậc Thầy Nhân Thiên.
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 484
Có gia trưởng trong miền thôn ấp
Hoặc một người giai cấp tiện dân
Duyên lành nghe pháp thậm thâm
Sinh lòng ngưỡng mộ, kiếm tầm chân như
Tự suy nghĩ : ‘Đời như cát bụi
Sống dẫy đầy trói buộc não phiền
Luân hồi sinh tử triền miên
Đời sống xuất thế lụy phiền tránh xa
Ta nay phải xuất gia viên mãn
Đời xuất gia phóng khoáng hư không
Cuộc sống thế gian chất chồng
Phạm hạnh thanh tịnh thật không dễ gìn’..
Y trưởng dưỡng đức tin vững chắc
Cạo râu tóc, thân đắp ca-sa
Biệt gia quyến, bỏ cửa nhà
Ba y một bát, xuất gia tu hành.
Sống chế ngự, thực hành phạm hạnh
Giữ oai nghi, tự tánh sáng lòa
Giới bổn Pa-Tí-Mốc-Kha (1)
Thọ trì nghiêm mật, tránh xa điều tà
Thân, khẩu, ý từ hòa thanh tịnh
Giới cụ túc, thức tĩnh nhiếp tâm
Biết tri túc, giữ các căn
Là Sa-môn hạnh, pháp đăng soi đường.
– Va-Sết-Thá ! Sao tường thuần thục
Là Tỷ Kheo cụ túc giới điều ?
Phải thấy nguy hiểm mọi chiều
Lỗi lầm nhỏ nhặt triệt tiêu dần dần
Bỏ trượng kiếm, sát sanh tránh hẳn
_______________________________
(1) : Patimokkhasanvarasìla : Biệt biệt giải thoát thu thúc giới .
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 485
Đại từ tâm, bình đẳng, nhẫn kham
Có tâm hổ thẹn là Tàm,
Ghê sợ là Quý, không làm nghiệp sai
Hành phạm hạnh, bản lai thanh tịnh
Không trộm cướp, chẳng tính so đo
Quyết không lấy của không cho
Đó là giới hạnh, thước đo Giới điều.
Vị Tỷ Kheo mong điều giải thoát
Không tà hạnh, dâm ác thấp hèn
Không nói dối trá đua chen
Không nói hai lưỡi chê khen dối lòng
Không lường gạt cũng không ly gián
Sống hòa hợp giữa nạn rẽ chia
Sống đời chân thật sớm khuya
Tránh lời độc ác nọ kia lỗi lầm.
Là giới hạnh trong tầm Giới Luật
Vị Tỷ Kheo thuần thục thọ trì
Cả đến hạt giống, cỏ cây
Cũng đều thấm nhuận đức dày Sa-Môn
Chỉ ăn ngọ, sống tồn tri túc
Không múa hát, trang sức, kịch ca
Sống thanh đạm, tránh xa hoa
Không dùng hương liệu, dầu thoa thơm nồng
Lại cũng không giường nằm cao rộng
Cũng không nhận thịt sống, bạc vàng
Nô tỳ trai, gái – từ nan
Đàn bà, con gái – không màng lưu tâm
Cừu, dê, heo, gia cầm, voi, ngựa,
Ruộng, đất, vườn, nhà cửa không cần
Từ bỏ gian lận bằng cân
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 486
Từ bỏ môi giới, không phần gian tham
Không áp bức, không làm thương tổn
Không câu thúc, vây khổn, cừu thù
Đó là giới hạnh đặc thù
Nằm trong Giới Luật chân tu giữ gìn .
Luôn trưởng dưỡng đức tin vững chắc
Hiểu Nghiệp lực chi phối mọi thì.
*
– Va-Sết-Thá ! Hãy tường tri
Vị Tỷ Kheo ấy uy nghi, vô cầu
Được hộ trì nhờ vào Giới Luật
Tâm kiên cương chẳng chút sợ gì
Như Sát-Đế-Lỵ một vì
Làm lễ quán đảnh, trị vì giang san
Đã hàng phục lân bang thù địch
Không còn sợ đột kích biên phòng
Tỷ Kheo chân chánh cũng không
Sợ hãi tội lỗi, vì lòng thẳng ngay
Giới Luật ấy đủ đầy, cao quý
Hưởng lạc thọ, hoan hỷ nội tâm.
*
– Va-Sết-Thá ! Hãy lắng tâm
Tỷ Kheo bảo hộ các căn thế nào ?
Mắt thấy sắc nhưng nào giữ tướng
Tướng chung, riêng chẳng nắm giữ gì
Mắt không chế ngự tại chi
Khiến bất thiện pháp ưu bi khởi vào
Nên tham ái dâng trào đủ thứ
Vị Tỷ Kheo chế ngự nguyên nhân
Hộ trì tích cực nhãn căn
Cũng như hộ trợ nhĩ căn cũng cần
Tai nghe tiếng hay thân cảm xúc
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 487
Mũi ngửi hương , nhận thức : Ý căn
Tỷ Kheo hộ trì các căn
Nên hưởng lạc thọ, nội tâm sáng ngời.
– Va-Sết-Thá ! Thời thời tỉnh giác
Giữ chánh niệm, an lạc tự tâm
Tỷ Kheo đi, đứng, ngồi, nằm
Đều giữ tĩnh giác, trong tâm biết liền
Khi tới, lui ; biết mình lui, tới
Khi nhìn quanh, biết bởi mình làm
Hay khi co duỗi tay chân
Mặc y, đi bát hay cần uống ăn
Khi nhai, nuốt, nói năng : Tỉnh giác
Đại, tiểu tiện, nhổ khạc : Biết mình
Như vậy Tỷ Kheo tâm minh
Chánh niệm tỉnh giác, an bình, thanh cao.
– Va-Sết-Thá ! Thế nào biết đủ ?
Hạnh Tri Túc luôn giữ chỉnh tề
Bằng lòng ba y để che
Bình bát khất thực dễ bề cúng dâng
Y và bát luôn gần bên cạnh
Cũng như chim, đôi cánh luôn mang.
Đó là Tỷ Kheo giới toàn
Giữ hạnh Biết Đủ, không màng nhiều hơn.
Với Giới uẩn chánh chơn cao quý
Với các căn nhiếp kỹ, hộ trì
Chánh niệm tỉnh giác trí tri
Thêm hạnh tri túc, còn gì quý hơn.
Trang bị đủ những gì cao quý
Vị ấy lựa vị trí lặng yên
Như rừng tĩnh mịch, lâm viên
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 488
Gốc cây, khe núi hoặc liền tha ma
Thời ngọ thực đã qua, rửa bát
Ngồi kiết già, an lạc, thẳng lưng
An trú chánh niệm, lâng lâng
Tham ái từ bỏ, thoát dần ái tham
Bỏ sân hận, từ tâm thương xót
Chúng hữu tình mỗi một cảnh riêng
Từ bỏ hôn trầm, thụy miên
Thoát ly khỏi chướng thụy miên, hôn trầm
Giữ tịnh tâm, hướng về ánh sáng
Cùng chánh niệm, tỉnh giác, tâm yên
Gột rửa chúng, được an nhiên
Từ bỏ trạo cử thì liền tịnh thân
Hết nghi ngờ, phân vân lưỡng lự
Gột rửa hết trạo cử, hôn trầm.
Gột rửa tham ái, hận sân.
Đối với thiện pháp, tinh cần hành theo.
– Va-Sết-Thá ! Người nghèo mắc nợ
Liền chọn nghề, không sợ khó khăn
Nhờ sự nỗ lực, tinh cần
Nghề nghiệp phát đạt, tự thân nên giàu
Có tiền dư, nợ mau trả dứt
Nuôi vợ con, quả thực thanh nhàn
Người ấy nhờ vậy giàu sang
Sung sướng hoan hỷ, hoàn toàn an nhiên.
– Va-Sết-Thá ! Bệnh duyên người nọ
Rất đau đớn, lại khó uống ăn
Thể lực suy yếu dần dần
Cơn bệnh trầm trọng hành thân đêm ngày
Bỗng nhân duyên, gặp thầy gặp thuốc
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 489
Dứt hẳn bệnh, ăn uống tiêu thông
Thể lực khôi phục như mong
Hoan hỷ, sung sướng, sống trong an lành.
– Va-Sết-Thá ! Một anh bị nhốt
Trong ngục tù, ngục tốt khảo tra
Đau đớn, sợ hãi tối đa
Cầu mong thoát khỏi tai qua, nạn lùi
Bỗng duyên vui, gặp ngài Chánh án
Xét vô tội, xóa án thả mau
Tài sản không bị tổn hao
Thân vẫn khang kiện, ngục lao thoát rồi
Về lại nhà, bồi hồi nghĩ lại
Quá sung sướng, thanh thái hân hoan.
– Va-Sết-Thá ! Một thời gian
Có người nô lệ của hàng chủ nhân
Không tự chủ, bản thân lệ thuộc
Mất tự do, ràng buộc khó khăn
Bỗng một hôm, vị chủ nhân
Tuyên bố trả tự do thân người này
Quá hoan hỷ, lòng đầy sung sướng
Người nô lệ tận hưởng niềm vui.
– Va-Sết-Thá ! Có một người
Giàu, nhiều tài sản, là người lái buôn
Qua sa mạc mênh mông nguy hiểm
Thiếu lương thực, khan hiếm nước dùng
Sợ hãi trong bước đường cùng
Bỗng gặp ốc đảo, nước trong rất nhiều
Mấy hôm sau, lại điều may khác
Khỏi sa mạc, gần đến đầu làng
Vô sự, sung sướng, vui an
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 490
Khỏi sự nguy hiểm lòng hằng ước mơ.
– Va-Sết-Thá ! Chính nhờ quán niệm
Vị Tỷ Kheo tự nghiệm, tự tri
Năm Triền Cái chưa xả ly
Như là món nợ, Bệnh hay Ngục đường,
Như nô lệ, con đường sa mạc,
Nay trả dứt hết các nợ nần
Khỏi cơn bệnh dữ hành thân
Ra khỏi sa mạc, thoát tầng ngục lao,
Năm Triền Cái chừng nào chưa diệt
Vị Tỷ Kheo mãi miết tinh cần.
Chừng nào khi quán tự thân
Với năm Triền Cái đã cần xả ly
Do xả ly, tức thì hoan hỷ
Do hoan hỷ, tâm được khinh an
Lạc thọ sinh do khinh an
Đạt được như thế, tâm an định liền
Ly ác pháp, Tỷ Kheo ly dục
Chứng và trú vào mục Nhất Thiền
Trạng thái hỷ lạc tự tâm
Sinh do ly dục, với Tầm, Tứ chuyên
Đệ Nhất Thiền, Tỷ Kheo thấm nhuận
Như tẩm ướt, sung mãn, tràn nhanh
Hỷ lạc do ly dục sanh
Với Tầm, với Tứ thấm quanh tức thời.
– Va-Sết-Thá ! Như người hầu tắm
Thật lão luyện, lo sắm sửa mau
Rắc bột tắm vào trong thau
Rồi dùng bột ấy nhồi vào nước trong
Nhào trộn ướt, nhưng không chảy giọt
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 491
Cũng như một Tỷ Kheo thẳng ngay
Do sanh ly dục đủ đầy
Hỷ lạc cũng đẫm ướt ngay như vầy.
56. Va-Sết-Thá ! Lành thay ! Lại nữa
Vị Tỷ Kheo vào cửa định thiền
Diệt Tầm, diệt Tứ được yên
Thì chứng và trú vào Thiền thứ Hai
Một trạng thái ra ngoài Tầm, Tứ
Do Định sinh, nội tỉnh nhất tâm
Tỷ Kheo ấy đã thấm nhuần
Tẩm ướt, sung mãn khắp thân của mình
Do Định sinh, tràn đầy hỷ lạc
Không chỗ nào hỷ lạc chẳng nhuần.
– Va-Sết-Thá ! Tại cội nguồn
Có một hồ nước, nước tuông dâng đầy
Cả nam, bắc, đông, tây các chỗ
Không có lỗ thoát nước chảy ra
Suối nước mát lạnh phun ra
Làm cho đẫm ướt, thấm qua dâng tràn
Thỉnh thoảng mưa, hồ càng tẩm ướt
Không chỗ nào không được tràn dâng
Tỷ Kheo hỷ lạc thấm nhuần
Do Định, tẩm ướt khắp thân của mình.
– Va-Sết-Thá ! Hành trình tiếp nữa
Vị Tỷ Kheo vào cửa định thiền
Ly hỷ trú xả, nhất tâm
Chánh niệm tỉnh giác, thì thân cảm liền
Sự lạc thọ, thánh hiền gọi đủ
Là ‘xả niệm lạc trú’ tâm chuyên
Chứng và an trú Tam Thiền
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 492
Tỷ Kheo đẫm ướt, thấm nhuần tự thân
Sự lạc thọ, không cần có hỷ
Lạc thọ ấy thấm kỹ toàn thân
Không một chỗ nào trên thân
Mà Lạc thọ đó không phần thấm vô.
– Va-Sết-Thá ! Như hồ sen trắng
Cả sen hồng chen lẫn sen xanh
Những hoa sen ấy đều sanh
Từ trong hồ nước, lớn nhanh từng ngày
Nhưng chúng vẫn chưa ngoi khỏi nước
Từ gốc rễ đẫm ướt tới đầu.
Tỷ Kheo với lạc thọ sâu
Không đi với hỷ, thấm mau tràn đầy.
– Va-Sết-Thá ! Lành thay ! Lại nữa
Vị Tỷ Kheo vào cửa định thiền
Xả lạc, xả khổ ; tâm yên
Diệt hỷ, ưu, cảm thọ – liền trước đây
Chứng và trú vào Thiền Đệ Tứ
Không khổ, lạc ; không giữ niệm nào
Thanh tịnh, an lạc tiêu dao
Như Tỷ Kheo ấy thấm sâu, ướt đầm.
* Vị Tỷ Kheo với tâm thuần tịnh
Tâm định tỉnh, không nhiễm não phiền
Nhu nhuyến, vững chắc theo Thiền
Bình thản như vậy, chẳng phiền chẳng ưu.
Vị Tỷ Khưu hướng ngay tâm tới
Chánh Trí với Chánh Kiến như vầy
Biết rằng : ‘Thân của ta đây
Chính là Sắc pháp, thân này do sanh
Do bốn đại tác thành hoàn hảo
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 493
Cha mẹ nuôi, cơm cháo, vô thường
Biến hoại, đoạn tuyệt ; đáng thương
Phấn toái, hoại diệt. Nhưng nương thân này
Thức tánh ta bị giây trói buộc
Trong thân ấy, lệ thuộc như vầy.
Hành trình vị ấy thẳng ngay
Con đường giải thoát mở bày an nhiên.
* Vị Tỷ Kheo cần chuyên, thuần tịnh
Tâm định tỉnh, không nhiễm, không phiền
Nhu nhuyến, vững chắc – theo Thiền
Bình thản như vậy, chẳng phiền chẳng ưu.
Vị Tỷ Khưu hướng tâm đến với
Sự Hiện Hóa Thân mới khác vời
Do ý làm ra tức thời
Tạo một thân khác từ nơi thân này
Thân mới ấy cũng tày Sắc pháp
Do ý sinh, đủ các căn phần
Mắt, tai, mũi, lưỡi, tay chân
Toàn thân không thiếu một căn chi nào.
* Vị Tỷ Kheo thanh cao, thuần tịnh
Tâm định tỉnh, không nhiễm, không phiền
Nhu nhuyến, vững chắc – theo thiền
Bình thản như vậy, chẳng phiền chẳng ưu.
Vị Tỷ Khưu hướng tâm đến với
Các Thần Thông nhiều loại nhiệm mầu
Một thân hiện ra nhiều thân
Nhiều thân thu lại một thân dễ dàng
Hiện, biến hình, đi ngang qua vách
Xuyên qua núi như cách hư không
Độn thổ, trồi lên đất giồng
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 494
Đi được trên nước cũng không chìm nào
Ngồi kiết già trên cao vòi vọi
Bay trên không như loại chim bằng
Với tay chạm mặt trời, trăng
Có đại oai lực, oai thần uy linh
Hoặc có thể tự mình bay tới
Cõi Phạm Thiên vời vợi nơi này,
Hành trình vị ấy thẳng ngay
Con đường giải thoát mở bày an nhiên.
– Va-Sết-Thá ! Hãy liền ví dụ :
Có một người chăm chú qua đàng
Bỗng nghe tiếng trống rộn ràng
Trống lớn, trống nhỏ, muôn ngàn âm thanh
Tiếng xập xỏa, tiếng loa, tiếng kiểng
Người ấy nghe và hiểu tận tường
Âm thanh trầm bổng du dương
Tiếng trong, tiếng đục, âm vương vấn hoài
* Vị Tỷ Kheo nghiêm oai, thuần tịnh
Tâm định tỉnh, không nhiễm, không phiền
Nhu nhuyến, vững chắc – theo thiền
Bình thản như vậy, chẳng phiền chẳng ưu.
Vị Tỷ Khưu hướng tâm đến với
THIÊN NHĨ THÔNG, nghe tới muôn phần
Với Tai thanh tịnh siêu nhân
Vị ấy có thể nghe gần nghe xa
Hai loại tiếng : người ta và loại
Tiếng chư Thiên các cõi nghe rày.
Hành trình vị ấy thẳng ngay
Con đường giải thoát mở bày an nhiên.
– Va-Sết-Thá ! Hãy liền ví dụ
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 495
Có một người thiếu nữ, hay là
Thanh niên, đàn ông, đàn bà
Tính ưa trang sức, nhìn vào trong gương
Thật sáng trưng, hay trong chậu nước
Thấy mặt mình, biết được thế này :
Có tỳ vết thì biết ngay
Nếu không tỳ vết, mặt mày sạch thay.
* Vị Tỷ Kheo thẳng ngay, thuần tịnh
Tâm định tỉnh, không nhiễm não phiền
Nhu nhuyến, vững chắc – theo thiền
Bình thản như vậy, chẳng phiền chẳng ưu.
Vị Tỷ Khưu hướng tâm đến với
THA TÂM THÔNG, dẫn tới biết ngay
Tâm của người khác hằng ngày
Tâm tham cũng biết, không tham biết liền
Tâm nổi sân, biết liền sân hận
Tâm không sân không hận cũng tường
Tâm Si hay không Si thường
Chuyên chú, tán loạn biết dường tự tâm
Đại hành tâm, biết là như vậy
Hoặc không phải là đại hành tâm
Tâm vô thượng, biết rõ ràng
Tâm chưa vô thượng lại càng biết thông
Tâm thiền định hay không thiền định
Tâm giải thoát hay dính buộc ràng
Vị ấy đều biết rõ ràng
Tâm của người khác, cả hàng trí, ngu.
– Va-Sết-Thá ! Ví như một gã
Từ làng mình đi quá làng bên
Từ làng bên lại đi lên
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 496
Đến một làng khác rồi bèn trở lui
Về làng mình, bùi ngùi nhớ lại
Cuộc hành trình đã trải đi qua
Đến làng bên, gặp người ta
Đủ cả lớn bé, người già, trẻ con
Tại nơi ấy, ta còn kỷ niệm
Ngồi nơi nào, chuyện phiếm ra sao
Rời làng ấy, ta lại vào
Một làng khác nữa, biết bao chuyện còn
Gặp người lớn, trẻ con thôn ấp
Nói chuyện gì, cao thấp, đứng ngồi
Trở về làng cũ của tôi
Lại rất nhiều chuyện nổi trôi hằng ngày.
* Vị Tỷ Kheo thẳng ngay, thuần tịnh
Tâm định tỉnh, không nhiễm não phiền
Nhu nhuyến, vững chắc – theo thiền
Bình thản như vậy, chẳng phiền chẳng ưu.
Vị Tỷ Khưu hướng tâm đến với
TÚC MẠNG THÔNG, nhớ tới nhiều đời
Quá khứ với một, hai đời
Năm chục, ba bốn trăm đời đã qua
Một ngàn đời hay là hơn nữa
Một trăm ngàn đời thuở lâu xa
Hoại kiếp, thành kiếp trải qua
Vị ấy nhớ lại như là mới đây.
Tại nơi ấy, tên này ta có
Thuộc giai cấp, giòng họ thế này
Uống, ăn, thọ khổ, lạc rày
Tuổi thọ như thế, chết ngày ra sao
Ta tái sinh, nhằm vào làng đó
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 497
. Có tên tuổi, giòng họ thế nào
Cứ thế, nhớ lại biết bao
Tiền kiếp, tái kiếp không sao đếm rồi.
– Va-Sết-Thá ! Như nơi ví dụ :
Một tòa lầu có đủ kiều phù
Lầu này ở giữa ngã tư
Một người mắt sáng đến từ phương xa
Lên thượng đài, anh ta thấy rõ
Người ra vào các ngõ bốn phương
Nhiều người qua lại trên đường
Leo lên đài thượng hay dừng ngã tư
Những người khác đến từ nhiều hướng
Đi giữa đường hoặc đứng nhìn chơi
Chỉ bằng đôi mắt sáng ngời
Người ấy thấy rõ mọi người dễ thay.
* Vị Tỷ Kheo thẳng ngay thuần tịnh
Tâm định tỉnh, không nhiễm não phiền
Nhu nhuyến, vững chắc – theo thiền
Bình thản như vậy, chẳng phiền chẳng ưu.
Vị Tỷ Khưu hướng tâm đến với
THIÊN NHÃN THÔNG, dẫn tới tuệ minh
Xét về sinh tử chúng sinh
Thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy liền
Vị ấy biết mối giềng Nghiệp quả
Người hạ liệt, kẻ cả giàu sang
Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn
Đều do hạnh nghiệp trắng đen họ làm.
Gieo ác hạnh về thân, khẩu, ý
Hoặc phỉ báng các vị Thánh Hiền
Người này thân hoại, tận duyên
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 498
Do nghiệp tà kiến, đọa liền súc sinh
Các cõi dữ, như sinh địa ngục
Hoặc đọa xứ, thằng thúc nạn tai.
* Còn bậc hiền giả, những ai
Làm những thiện hạnh ý và lời, thân
Không phỉ báng Hiền nhân, Thánh hiển
Tạo nghiệp lành, chánh kiến vô cùng
Sau khi thân hoại mạng chung
Được sinh thiện thú, nhân trung, cõi trời.
Do thiên nhãn, biết đời sống chết
Người hạ liệt hay kẻ giàu sang
Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn
Người này bất hạnh, kẻ bèn gặp may
Do hạnh nghiệp kẻ này hành động
Có kết quả chẳng giống nhau này.
Hành trình vị ấy thẳng ngay
Con đường giải thoát mở bày an nhiên.
– Va-Sết-Thá ! Hãy liền ví dụ :
Dãy núi lớn đầy đủ nước trong
Không cấu nhiễm, sạch trắng bong
Một người mắt sáng sẽ trông rõ đồ
Những hòn sạn, con sò, hòn đá
Những con hến, đàn cá tung tăng
Trong tâm vị ấy nghĩ rằng
Nhờ mắt sáng thấy vô ngần điều hay.
* Vị Tỷ Kheo thẳng ngay, thuần tịnh
Tâm định tỉnh, không nhiễm não phiền
Nhu nhuyến, vững chắc – theo thiền
Bình thản như vậy, chẳng phiền chẳng ưu.
Vị Tỷ Khưu hướng tâm đến với
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 499
LẬU TẬN THÔNG, dẫn tới biết rành
Lậu Tận Trí, biết ngọn ngành
Đây là sự Khổ, nguyên nhân đưa vào
Đây Khổ Diệt, đường nào diệt khổ
Biết như thật lậu-hoặc loại này
Nguyên nhân lậu-hoặc là đây
Diệt trừ lậu-hoặc, biết ngay con đường.
Nhờ hiểu biết, tận tường nhận thức
Tâm vị ấy rất mực sáng trong
Dục-lậu, hữu-lậu thoát xong
Thoát vô-minh-lậu, khỏi vòng trói trăn
Liền hiểu rõ : ‘Tự thân giải thoát
Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành
Việc cần làm, đã thực hành
Sau đời hiện tại, Vô Sanh hiển bày.
76. Tâm vị ấy đủ đầy, an trú
Biến mãn tâm câu hữu với Từ
Bốn phương : nam, bắc, đông, tây
Hướng trên, hướng dưới cũng tày bề ngang
Khắp phương xứ vị này an trú
Biến mãn tâm câu hữu với Từ
Quảng đại, vô biên như như
Không sân, không hận, tâm Từ vui tươi.
77. Va-Sết-Thá ! Như người lực sĩ
Thổi tù-và đích thị dễ dàng
Muôn phương nghe tiếng vang vang.
Tỷ Kheo cũng vậy, trải sang mọi điều
Mọi hình thức, muôn chiều sự sống
Không bỏ sót ai, chóng quên lầm
Mà không biến mãn rộng thâm
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 500
Với Từ câu hữu, với tâm thoát trần.
Va-Sết-Thá ! Không sân, dục ái,
Không hận, nhiễm, tự tại an nhiên
Chính là con đường nhãn tiền
Dẫn đến cộng trú Phạm Thiên rõ ràng.
78. Va-Sết-Thá ! Hoàn toàn cảm thụ
Vị Tỷ Kheo an trú muôn phương
Cùng khắp thế giới vô lường
Biến mãn, câu hữu thường thường với Bi
Cũng như thế, đồng thì với Hỷ
Rồi với Xả ; thì vị Tỷ Kheo
An trú biến mãn duyên theo
Với tâm câu hữu cũng đều với Bi
Trú biến mãn khắp vì Hỷ, Xả
Không hận, sân, rộng cả, vô biên.
79. Va-Sết-Thá ! Như hiện tiền
Có người lực sĩ thổi lên tù-và
Khắp bốn phương gần xa nghe tới
Không khó khăn việc thổi tù-và
Cũng vậy, này Va-Sết-Tha !
Hình thức sự sống trải qua muôn chiều
Không một ai Tỷ Kheo bỏ sót
Không biến mãn, giải thoát suy tầm
Cùng khởi Tứ Vô Lượng Tâm :
Từ, Bi, Hỷ, Xả diệu thâm vô lường.
Đây chính là con đường đưa tới
Để cộng trú cùng với Phạm Thiên.
80. Va-Sết-Thá ! Việc như trên
Tỷ Kheo vị ấy, ngươi nên nghĩ gì ?
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 501
– Có hay không chấp trì Dục ái ?
– “ Thưa Tôn Giả ! Dục ái thì không ”.
– Có sân, hận tâm hay không ?
– “ Vị ấy không hận và không sân tà ”.
– Có nhiễm tâm hay là không có ?
– “ Thưa Tôn Giả ! Không có nhiễm tâm ”.
– Vị ấy tự tại hay không ?
– “ Vị ấy tự tại, cõi lòng an nhiên ”.
81. – Va-Sết-Thá ! Phạm Thiên, ngươi nói :
Không dục ái , không hận, không sân
Có tự tại, không nhiễm tâm.
Tỷ Kheo vị ấy : hận, sân không còn
Cũng tự tại, không còn dục ái.
Giữa Tỷ Kheo với Đại Phạm Thiên
Đã có một sự tương duyên
Có thể cộng trú một miền được không ? ”.
– “ Thưa Tôn Giả ! Tương đồng như thế
Sự việc ấy có thể xảy ra ”.
– Lành thay, này Va-Sết-Tha !
Tỷ Kheo vị ấy khi mà mạng chung
Với Phạm Thiên sống cùng một cõi
Khi đức hạnh đại loại giống nhau
Còn những Bà-la-môn nào
Dù tinh thông, giỏi đến đâu chăng là
Ba Vệ Đà thuộc lòng, quán triệt
Nhưng thân, tâm chưa diệt lỗi lầm
Dục ái, sân, hận, nhiễm tâm
Không có tự tại, phù trầm tử sinh
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 13 : TEVIJJA * MLH – 502
Thì làm sao đinh ninh hư vọng
Dạy con đường chung sống Phạm Thiên ? ”.
*
82. Vừa nghe xong, hai thanh niên
Bà-la-môn vốn tinh chuyên Vệ Đà
Va-Sết-Tha, Pha-Ra-Va-Chá
Đều hoan hỷ khôn tả, nói ngay :
– “ Thưa Tôn Giả ! Vi diệu thay !
Như người dựng vật lăn quay ngã nằm
Chỉ hướng kẻ sai lầm lạc lối
Đem đèn sáng vào tối như bưng
Để ai có mắt mở bừng
Có thể thấy được sáng trưng sắc màu
Cũng như thế, nhiệm mầu Chánh Pháp
Được Thế Tôn giải đáp, trình bày.
Chúng con quy ngưỡng từ nay
Quy y Đại Giác, nương ngay Pháp mầu
Quy y Tăng, thanh cao đức cả
Nối tiếp nhau hoằng hóa Pháp môn
Mong Thế Tôn nhận chúng con
Được làm đệ tử, vun tròn thiện duyên
Xin phát nguyện vẹn tuyền ngưỡng phục
Kể từ nay đến lúc mạng chung
Nguyện theo lời đấng Đại Hùng
Thực hành Giáo Pháp vô cùng cao thâm ”./-
* * *
( Chấm dứt Kinh 13 : TEVIJJA – Kinh Tam Minh )
- HẾT TẬP I -
Thơ Kinh Trường Bộ ( Tập I ) * MLH – 503
KINH SÁCH THAM KHẢO :
– TRƯỜNG BỘ KINH
( Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch )
– ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP
[ The BUDDHA and HIS TEACHINGS ]
( Hòa Thượng NARADA - Phạm Kim Khánh dịch )
–. LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT TỔ CỐ-ĐÀM
( Mahà Thong Kham Medhivongs )
– THIỀN TỨ NIỆM XỨ - MINH SÁT TUỆ
( Hòa Thượng Thiền Sư Giới Nghiêm – Thitasìlo Mahàthero )
– MI-TIÊN VẤN ĐÁP - MILANDAPANHÀ
( Hòa Thượng Giới Nghiêm – Thitasìlo Mahàthero soạn dịch )
– PHẬT HỌC QUẦN NGHI
( HT. Thích Thánh Nghiêm . Thầy T. Minh Quang dịch )
– ĐẠI TỰ ĐIỂN TIẾNG VIỆT
( Nguyễn Như Ý chủ biên - NXB Văn Hóa Thông Tin VN )
– TƯ TƯỞNG XÃ HỘI trong Kinh Điển PHẬT GIÁO
NGUYÊN THỦY - HT. Thích Chơn Trí ( Nguyên Siêu )
– PHẬT GIÁO NAM TÔNG tại ĐÔNG NAM Á
( Giáo sư Trần Quang Thuận )
– PHẬT GIÁO CHÁNH TÍN ( HT. Thích Trí Nghiêm )
– Tìm hiểu & Học tập KINH PHÁP CÚ Tập I
( Cư-sĩ THIỆN NHỰT phiên dịch và ghi chú )
Phần
PHỤ LỤC
( Vở Kịch Thơ về đạo : “ A-Dục Vương ”
hay : “ Thân người bất tịnh ” )
Kịch Thơ : “ A-Dục Vương ” * MLH – 505
Kịch Thơ :
A DỤC VƯƠNG
(hay: Thân người bất tịnh )
HTr. MAI LẠC HỒNG soạn.
*
* *
LỜI DẪN CHUYỆN :
Sau khi đức Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn khoảng hơn 200 năm, tại Ấn Độ đã xuất hiện một vị Vua nổi tiếng, đó là Vua A Dục tức ASOKA Đại Đế. Vì ông có thân hình đen đủi, xấu xí, da sần sùi, nên ông bị vua cha hất hủi, đa số triều thần đều chê bai, chế nhạo ông. Nuôi hận nên sau đó ông đã giết anh ruột là Thái tử Susima để cướp ngôi. Sau khi lên ngôi, ông trở thành một vị vua cùng hung cực ác : Giết những đại thần và tất cả những ai trước đây đã từng chế nhạo, khinh khi ông ; đem quân chinh phục các nước và tàn sát hết những ai chống cự lại.
Nhưng một buổi chiều trên chiến địa Kalinga, Vua đứng lặng nhìn bãi chiến trường ngổn ngang xác chết của quân lính hai bên, ông bỗng dâng lên niềm xúc động. Sau đó có cơ duyên gặp vị Thánh Tăng thuyết giảng cho Vua nghe về tội phước, nghiệp báo và do túc duyên từ kiếp trước nên Vua đã hồi đầu hướng thiện, quy y Tam Bảo và trở thành một vị Nhân Vương Hộ Pháp vô cùng đắc lực của Phật Giáo.
Chính từ trong bóng tối của Vô Minh, thấy được ánh sáng huyền diệu của Đạo Vàng nên Vua sau khi trở về với Chánh Pháp, hết lòng cung kính và ủng hộ Tam Bảo. Nhưng công đức cao quý và to lớn nhất của ông như nhận định chung của nhiều Sử gia, nhiều nhà nghiên cứu Đạo Phật là việc đã cho thành lập nhiều đoàn truyền giáo đến các nước lân bang, để từ đó lan rộng khắp
Kịch Thơ : “ A-Dục Vương ” * MLH – 506
năm châu bốn bể. Chính từ việc Giáo Pháp đã được truyền bá sâu rộng đến nhiều nơi, mà sau khi Phật Giáo bị bách hại do người Hồi Giáo cuồng tín đốt phá chùa chiền, tàn sát Tăng Ni vô cùng dã man, PG tại Ấn Độ hầu như sụp đổ ; thì PG tại nhiều nước đã đâm chồi bén rễ và ngày càng phát triển khắp năm châu.
Đại Đế ASOKA – A-Dục còn có công lớn trong việc lưu lại cho hậu thế những công trình kiến trúc tại những di tích liên quan đến cuộc đời Đức Phật tại Bốn Thánh tích : nơi Phật Đản sinh, Thành đạo, Chuyển Pháp luân và Nhập Niết-bàn. Riêng tại Thánh địa Lumbini ( nơi Phật đản sinh ), Vua cho dựng trụ đá và khắc nhiều bia đá kỷ niệm nơi ra đời của Bậc Đại Trí Đại Bi Thích Ca Mâu Ni. Chính bia đá ấy được các nhà khảo cổ Tây phương mệnh danh là “bản khai sinh của Đức Phật” và từ đó thế giới công nhận Đức Phật Thích Ca là nhân vật có thật và bộ Tam Tạng đồ sộ với giáo nghĩa thâm diệu là của Ngài thuyết ra.
Sự sùng kính đối với Tam Bảo được thể hiện qua việc Nhà Vua hễ gặp Chư Tăng bất cứ nơi đâu, Vua đều xuống kiệu quỳ mọp sát đất để đảnh lễ. ( Nhưng cũng do sự tôn kính Tăng-đoàn nên Vua đã ra lệnh trục xuất khỏi Tăng-đoàn hàng vạn người giả tu, mượn chùa chiền làm nơi mưu cầu danh lợi, hoặc Giới luật không nghiêm trì, hoặc không giữ gìn oai nghi tế hạnh của bậc Xuất gia, không xứng đáng đứng trong hàng ngũ bậc Chúng Trung Tôn ).
Sự sùng kính đối với Tăng Bảo của Vua không phải là không gặp sự chống đối từ các Đại thần không có đức tin nơi Phật Pháp, hay từ những người ngoại đạo, mà hình ảnh Đại Thần DA-TÁT trong vở Kịch Thơ này là một tiêu biểu. Nhưng Vua đã dùng phương tiện diệu dụng để hướng dẫn họ quay đầu về nẽo Giác.
( Người soạn : Giới Lạc – Mai Lạc Hồng )
_________________________________________________
CÁC VAI :
- Vua A-DỤC. - Đại thần DA-TÁT.
– Vị Sa-môn Và một số Cận thần, quân sĩ hầu cận.
Kịch Thơ : “ A-Dục Vương ” * MLH – 507
CẢNH 1 :
( Vua A-Dục, Đại thần Da-Tát và vài vị cận thần và quân sĩ hộ giá
cùng đi ra, thong thả thưởng ngoạn phong cảnh )
VUA : - Này Bá Quan ! Hãy xem kia phong cảnh
Thật hữu tình như dệt gấm thêu hoa
Hôm nay Trẫm có dịp dạo chơi để tìm hiểu gần xa
Đời sống của trăm họ có thuận hòa, an ổn ?
.
( Trầm ngâm , rồi tiếp )
Nghĩ lại Trẫm trước đây… Ôi dày tội !
Khắp nơi nơi gọi Trẫm là A-Dục Ác Vương
Bởi tính hung tàn, hiếu sát – chẳng xót thương
Coi tính mạng người người như cỏ rác.
Nhưng… một chiều kia, một mình ta đứng lặng
Giữa bãi thây người của chiến-địa Ka-Ling-Ga
Chợt từ thâm tâm, một nỗi ân hận xót xa !
Ôi ! Thù hận đã choán mờ kim cổ !
Chiến thắng sinh hận thù, làm sinh linh đau khổ
Rồi được gì với mồi phú quý, bã hư danh ?
Thế rồi nhân duyên gặp được bậc Thánh Tăng
Đã chuyển hóa Trẫm thành Hiền Vương A-Dục.
Thật mầu nhiệm, cao siêu lời Phật dạy :
“ Chiến thắng muôn quân không bằng tự thắng mình ”
Rồi từ đó Trẫm quy y, nương Giáo Pháp cao minh
Mang Phật đạo ứng dụng vào nền cai tri.
( Ngưng một lát, rồi tiếp )
Nhân lúc nhàn du, Vua tôi hoan lạc
Bá quan có điều gì muốn trình tấu cùng ta ?
DA-TÁT :
Tâu Thánh Thượng ! Xin Cửu Trùng lượng thứ
Cho những điều thần hạ sắp trình tâu.
Kịch Thơ : “ A-Dục Vương ” * MLH – 508
Quả thật là nhờ nơi Phật Pháp cao sâu
Mà Thánh Thượng đã trở thành Minh-quân uy đức.
Nhưng… theo thiển ý hạ thần từng thao thức
Chờ dịp nào thuận tiện để tâu Vua.
Nên hôm nay thần đánh bạo xin thưa :
Mong Thánh Thượng hãy cao minh xét lại :
Những chi phí để cúng dường… đáng ngại !
Nào xây chùa, xây Đại bảo tháp ở bốn chỗ động tâm
Nào cung dưỡng Chư Tăng hàng vạn vị các Tùng-lâm
Hao tổn công nho, sợ dân tình ta thán.
Xin Thánh Thượng. . .
VUA : . . . Khá khen khanh thẳng thắn.
Nhưng những việc Trẫm làm chưa hề tạo khó khăn.
Không bao giờ Trẫm muốn muôn dân nghèo đói,
nhọc nhằn.
Khiến đời sống trăm họ phải lầm than cơ cực,
Mà trái lại, dân chúng âu ca, chung lòng hợp sức
Xây dựng một quốc gia Đạo đức rạng ngời.
Ánh Đạo Vàng trải rộng khắp nơi nơi
Đem thịnh vượng, đem thanh bình an lạc.
(Chợt nhìn thấy một Nhà Sư chẩm rải bước ra, đang đi khất thực)
Ồ ! Nhân buổi nhàn du lại gặp bậc Sa-Môn .
Thân tướng trang nghiêm, an lạc tâm hồn
Hạnh nguyện độ tha ngày ngày khất thực
Nguyện xả ly, các ngài luôn thực hành Tỉnh thức,
Đem tình thương xoa dịu mọi đau thương.
( Bước tới trước vị Sa-môn, chí thành đảnh lễ )
– Bạch Đại Đức ! Đệ tử xin kính thành đảnh lễ
Nguyện muôn loài được ân cảm đức Từ Bi
Không tham lam, tật đố, chẳng mê si
Hành Chánh Đạo để thoát vòng sinh tử.
( Vị Sa-Môn chỉ chắp tay niệm Phật rồi đi vào )
Kịch Thơ : “ A-Dục Vương ” * MLH – 509
DA-TÁT :
Tâu Thánh Thượng ! Ngài quá tôn sùng Tăng-lữ
Đã hạ mình, không kể đến thân danh.
Bất quá Chư Tăng cũng chỉ là hạng thứ dân,
Còn Thánh Thượng ở ngôi cao chín bệ.
Là bậc Chuyển Luân Vương bốn phương đều vị nể
Lẽ nào Vua lại lạy Tăng-lữ giữa đường đi ?
VUA :
Này Da-Tát ! Hiền khanh chưa tường tận
Nên không thể hiểu về hành động của Trẫm đâu !
Rồi đây. . . Phải, Rồi đây khanh sẽ rõ nông sâu…
Giờ đã muộn, ta hãy hồi cung kẻo trễ.
( Vua tôi cùng vào )
CẢNH 2 :
( Da-Tát thất thểu bước ra, tay cầm cái đầu người, vừa đi vừa
kêu khổ )
DA-TÁT :
Ôi khổ sở cho thân ta… ! Thật là quá khổ !
Chẳng hiểu vì sao Vua lại truyền lệnh các quan
Mỗi người phải tự mình đem bán một món hàng
Món hàng đó là… cái đầu súc vật
Nào đầu heo, đầu dê, đầu bò. . . Chán thật !
Riêng mình ta phải lảnh cái đầu người !
Ôi ! Cái đầu người dơ nhớp tanh hôi
Ai cũng ghê tởm, chẳng dám đến gần nửa bước.
Ta đã rao bán khắp các chợ xa gần khắp lượt
Nhưng chẳng ai thèm đếm xỉa đến cái đầu lâu.
Các đầu súc vật kia đã bán hết từ lâu
Còn cái đầu người này mỗi lúc càng thêm hôi thối.
Thôi, ta cũng phải về Triều chịu tội
Bởi đây là nghiêm lệnh của Nhà Vua.
Kịch Thơ : “ A-Dục Vương ” * MLH – 510
Nếu bán không xong… Không phải chuyện đùa !
Vua sẽ chiếu nghiêm-lệnh theo Luật hình : Xử Tử !
Ôi ! Ngao ngán cho tình đời, thế sự…
Ôi , Vô thường ! Ta sắp phải chịu tai ương !
Ôi ! Đau thương, khổ não, đoạn trường !
( Khổ sở bứt đầu bứt tai rồi lê bước đi vào )
CẢNH 3 :
( Cảnh Triều đinh – Vua ngồi trên ngai vàng, các quan đứng chầu. Da-Tát khép nép bước vào, tay xách cái bọc, mặt cúi gầm )
VUA :
Này Da-Tát ! Khanh đã hoàn thành sứ mệnh
Của Trẫm đã giao – hay kết quả thế nào ?
Cớ sao khanh dáng thiểu não, xanh xao
Còn xách cái chi chi trong bọc ?
DA-TÁT : ( quỳ xuống )
Tâu Thánh Thượng ! Thần dập đầu chịu tội
Bởi không thi hành nổi lệnh Vua giao .
Cái đầu người là vật đáng kinh tởm biết bao !
Ai ai cũng xa tránh thì làm sao thần bán được…
VUA :
Vậy theo khanh, cái đầu này uế trược
Hay tất cả đầu người đều đáng gớm, đáng ghê ?
DA-TÁT : Tâu Thánh Thượng !
Tất cả mọi người từ thành thị chí thôn quê
Nếu lấy đầu đem bán đều đáng ghê, đáng gớm ?
VUA :
Thế thì đầu của Trẫm đây cũng là… đáng tởm ?
DA-TÁT : ( sợ hãi, mọp sát đất )
Tâu Thánh Thượng ! Hạ thần không có ý.
Chỉ vô tình phạm thượng với Thiên-nhan.
Kịch Thơ : “ A-Dục Vương ” * MLH – 511
Nhưng hạ thần đã không làm tròn việc của Vua ban
Xin Thánh Thượng chiếu Luật hình xử trị.
VUA : (đứng dậy, bước đến đỡ Da-Tát lên, giọng tha thiết )
Này Da-Tát hiền khanh ! Đây chỉ là dụng ý
Trẫm muốn cho khanh hiểu rõ Luật Vô-thường.
Cuộc đời này Vô ngã, khổ não, tai ương !
Thân tứ đại chứa toàn đồ bất tịnh :
Nào máu, mủ, đàm, thịt, gân, xương… kết dính
Nào phân, ghèn, mồ hôi, nước tiểu… tanh hôi
Sau khi chết đi, tứ đại rã tan rồi
Còn chi nữa mà uy quyền, mà thân danh oanh liệt
Khi còn sống đã gây ra bao ác nghiệp
Lúc mạng chung, chẳng mang theo được danh vọng,
tiền tài,
Kẻ vô trí không hiểu sâu Giáp Pháp Như Lai
Quý tấm thân giả tạm của mình, nâng niu trau chuốt
Ngã mạn cống cao nên lý-mầu không thông suốt,
Nâng bản ngã thấp hèn lên đến mức tối đa.
Nếu có người nào lỡ đụng đến cái Ta
Thì lập tức nổi tam bành, lục tặc…
( ngừng một chút, rồi tiếp )
Trẫm đã hiểu đạo và có đức tin vững chắc
Nên thường đảnh lễ Chư Tăng, trừ ngã mạn cho mình
Vả lại các vị chân tu là những bậc hiền minh,
Từ giã gia đình, nguyện làm Như Lai Sứ-giả.
Chỉ với bình bát, tam y ; với Tâm Từ cao cả
“Xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, hy sinh.
Nay còn chút hơi thở đây, ta hãy cố làm lành,
Đến khi chỉ còn là cái thây ma thì làm sao mà đảnh lễ
Thân tứ đại đã không phải là của ta, trược uế !
Cái đầu lâu này chỉ là vật đáng tởm, đáng ghê
Kịch Thơ : “ A-Dục Vương ” * MLH – 512
Hiền khanh đã hiểu chưa ? Nơi chốn đi về !
DA-TÁT :
Tâu Thánh Thượng ! Thật vô vàn hạnh phúc
Cho hạ thần ; được ngộ đạo hôm nay.
Nhờ tâm Từ bi của Thánh Thượng cao dày
Nên thần hạ được thấm nhuần nguồn đạo vị
Càng ngưỡng vọng sâu xa nền Giáo-lý,
Trong hồng ân nét mầu nhiệm thiêng liêng.
Từ nay, hạ thần xin quy y nương tựa đấng Cha Hiền
Quy y Pháp, quy y Tăng đời đời kiếp kiếp.
Nguyện tích cực hỗ trợ Thánh Quân những việc làm
kế tiếp,
Để Ánh Đạo Vàng tỏa rạng khắp nơi nơi.
VUA :
Thật lành thay ! Đạo Giải-thoát giúp đời !
Đã thu phục lòng người không bằng gươm đao,
bạo lực.
Đem lại sự an lạc cho tâm hồn, vun bồi đạo đức
Hạnh phúc gia đình, muôn loại được vui an.
Vậy các khanh hãy cùng Ta vọng hướng Từ Quang,
Cầu Phật lực sáng soi bao tấm lòng hướng thiện.
( Vua tôi cùng quỳ, ngước nhìn lên khoảng không. Hậu trường đồng ca bài ca “Kết đoàn”: “A-Dục Vương ! Đây là gương. Ngàn
năm vẫn còn truyền lưu chúng ta đạo tâm vô lượng . . .”. Màn từ
từ kéo lại ).
– HẾT – ( HTr. MAI LẠC HỒNG soạn )
_____________________________________________________