TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRƯỜNG BỘ KINH
(Dìgha Nikàya)
Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ: Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG PL. 2555 - DL 2010
1. Kinh PHẠM VÕNG
1. Một thời, đức Thế Tôn Ứng Cúng (1)
Du hành cùng Đại chúng tịnh, hòa (2)
Khoảng năm trăm vị Tăng Già
Từ thành Vương-Xá qua Na-Lan-Đà
Lúc đó Súp-Pí-Da (3) ngoại đạo
Là một lão du-sĩ láo liên
Với người đệ tử, thanh niên
Bram -Ma- Đát-Tá (4) cùng trên dặm ngàn
Súp-Pí-Da dùng toàn ác ngữ
Hủy báng Phật, Tăng lữ, Pháp môn
Đi sau Đại chúng, Thế Tôn
Liên thanh chưởi rủa, vọng ngôn ngút ngàn
Ngược lại thầy, thì chàng đệ tử
Tán thán Phật, Tăng lữ, Pháp mầu
Nhiệt tình ca ngợi thâm sâu
Ân đức Tam Bảo, ngọc châu cõi đời
Cứ như thế, những lời tương phản
Thầy và trò : tán thán, miệt khinh
Trái ngược trên suốt hành trình
Nhắm vào đức Phật, Pháp minh, Tăng già.
*
2. Khi ánh dương xế tà gác núi
Cảnh tịch liêu của buổi hoàng hôn
Chư Tỷ Kheo cùng Thế Tôn
______________________________
(1): Hai trong 10 danh hiệu của Phật : Araham (Ứng Cúng) và
Bhagavà (Thế Tôn). (3): Suppiyà . (4): Brahmadatta .
(2): Bản thể Tăng Già ( Sangha ) là thanh tịnh và hòa hợp .
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 002
Chọn nhà nghỉ mát chỉ dành Hoàng gia
Am-Ba-Lát-Thi-Ka (1) phước xá
Phật, Chúng Tăng an ngọa nghỉ đêm
Cũng tại đây, nghỉ trước thềm
Thầy trò du-sĩ cùng êm giấc nồng.
*
3. Bình minh đến, tình trong pháp hữu
Chư Tỷ Kheo tề tựu cùng nhau
Gian nhà hình tròn và cao
Là nơi hội họp, bàn vào sự duyên :
– ‘‘
Hy hữu thay ! Tỏa chiếu Phật ân
Thầy trò du-sĩ tự thân
Thốt ra lời lẽ ngụy chân khôn lường
Trò hết sức tán dương Tam Bảo
Thầy dùng lời vô đạo, ác tâm
Hủy báng cả Phật, Pháp, Tăng
Chuyện thật kỳ lạ, chưa hằng thấy nghe ’’.
*
Phật kinh hành bên hè nhà mát
Nghe chư Tăng bàn bạc ồn ào
Nhà tròn Đại Giác bước vào
Chư Tăng nghiêm cẩn đón chào hân hoan
Soạn tòa ngồi, thỉnh an Ngài ngự
Chúng Tỷ Kheo thứ tự ngồi quanh
Thế Tôn liền hỏi nguyên nhân :
– “ Các thầy tựu hội luận bàn việc chi ? ”
Chư Tỷ Kheo tức thì thưa chuyện :
– “ Bạch Thế Tôn ! Diễn biến họp bàn
Xoay quanh sự việc trái ngang
_________________________
(1): Ambalatthikà .
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 003
Du-sĩ ngoại đạo ngang tàng miệt khinh
Chưởi Phật, Pháp, chống kình Tăng bảo
Chắc sau này ác đạo phải sa.
Còn chàng Bram-Má-Đát-Ta
Đệ tử du-sĩ, ôn hòa dễ thương
Kính Tam Bảo, tán dương khen ngợi
Tạo duyên lành phúc lợi tự thân.
*
4. Nghe xong, Điều Ngự dạy rằng :
– “ Các hàng Tứ chúng phải hằng nhớ ghi :
Đừng phiền muộn mỗi khi bị hại
Chẳng giận hờn, cãi lại, bi ai
* Khi người phỉ báng Như Lai
Miệt thị Giáo Pháp, chê bai Tăng đoàn
Nếu tức giận, tâm toàn cố chấp
Hại công phu tu tập lâu ngày
Lại nữa, nghe người chê bai
Làm sao biết đúng hay sai tận tường ?
Là Sự Thật muôn đường vẫn thật
Điều nào là chân thật, điều sai ?
Các con phân tích, trình bày
Chân lý sáng tỏ, thấy ngay chân thường.
*
6. Khi có kẻ tán dương, khen ngợi
Tán thán Ta, Pháp hội, Tăng đoàn
Chớ nên thích thú, hân hoan
Tâm sinh hỷ lạc, chẳng màng đúng sai
Phải sáng suốt suy ngay lẽ thật
Điều nào đúng, điều trật ra sao.
Suy ra chấp nhận điều nào
Điều nào không đúng bỏ vào lãng quên.
*
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 004
7. Các Tỷ Kheo ! Trên nền Giới luật
Không quan trọng, nhỏ nhặt, sát na
Kẻ phàm phu tán thán Ta
Rằng tâm đức Gô-Ta-Ma (1) trọn lành
Bỏ trượng, kiếm, sát sanh tránh hẳn
Đại từ tâm, bình đẳng, nhẫn kham
Có tâm hổ thẹn là Tàm,
Ghê sợ là Quý, không làm nghiệp sai
Hành phạm hạnh, bản lai thanh tịnh
Không trộm cướp, chẳng tính so đo
Quyết không lấy của không cho
Đó lời tán thán của trò phàm phu.
8. Gô-Ta-Ma tịnh tu giải thoát
Không tà hạnh. dâm ác thấp hèn.
*
9. Không nói dối trá đua chen
Không nói hai lưỡi chê khen dối lòng
Không lường gạt cũng không ly gián
Sống hòa hợp giữa nạn rẽ chia
Sống đời chân thật sớm khuya
Tránh lời độc ác nọ kia lỗi lầm.
10. Đó là kẻ phàm tâm ca ngợi
Rằng Như Lai mang tới điều may
Cả đến hạt giống, cỏ cây
Cũng đều thấm nhuận đức dày Sa-Môn
Chỉ ăn ngọ, Thế Tôn tri túc
Không múa hát, trang sức, kịch ca
Đại Sa-Môn Gô-Ta-Ma
Không dùng hương liệu, dầu thoa thơm nồng,
____________________________________________
(1): Gotama (Cồ Đàm hay Kiều Đàm) : Họ của đức Phật .
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 005
Lại cũng không giường nằm cao rộng
Cũng không nhận thịt sống, bạc vàng
Nô tỳ trai, gái – từ nan
Đàn bà, con gái – không màng lưu tâm
Cừu, dê, heo, gia cầm, voi, ngựa,
Ruộng, đất, vườn, nhà cửa không cần
Từ bỏ gian lận bằng cân
Từ bỏ môi giới, không phần gian tham
Không áp bức, không làm thương tổn
Không câu thúc, vây khổn, cừu thù
Đó lời của kẻ phàm phu
Tán thán Điều Ngự Trượng Phu Phật Đà.
XONG TIỂU GIỚI
--------------------------------
Các Tỷ Kheo ! Trong nhiều giai đoạn
Hàng phàm phu tán thán Như Lai
Giới đức thanh tịnh trong ngoài
Bằng nhiều hình thức trình bày dưới đây :
11. Các Tỷ Kheo ! Nơi đây kẻ khác
Bà-la-môn hoặc các Sa-môn
Dù ăn tín thí cúng dường
Vẫn còn làm hại thường thường cỏ cây
Hạt từ rễ, hạt này từ đất
Từ chiết cây, hạt thật sinh ra
Còn Sa-Môn Gô-Ta-Ma
Không hề làm hại cỏ hoa, cây trồng.
12. Các Sa-môn, số đông Phạm-chí
Dù đã ăn tín thí cúng dường
Vẫn còn cất chứa khôn lường
Món ăn, đồ uống, vải, giường, ngựa xe,
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 006
Chứa hương liệu, hoa hòe – thụ hưởng
Cốt sao mình sung sướng, hanh thông.
Còn Gô-Ta-Ma thì không
Chẳng hề cất chứa, chất chồng nợ thêm.
13. Các Sa-môn cộng thêm Phạm-chí (1)
Dù đã ăn tín thí cúng dường
Vẫn còn sống rất phô trương
Múa hát, nhạc kịch, diễn tuồng thần tiên
Đấu bò đực, đấu chim cun cút
Đấu ngựa voi, vun vút đấu quyền
Diễn binh, dàn trận liên miên
Tụng chú, ngâm vịnh khắp miền trải qua.
Sa-Môn Gô-Ta-Ma không thế
Sống thanh tịnh, giới thể nghiêm oai
Phàm phu tán thán Như Lai
Những trò du hí miệt mài tránh xa.
*
14. Các Sa-môn hoặc là Phạm-chí
Dù đã ăn tín thí cúng dường
Vẫn sống giải trí du dương
Những trò cờ bạc chủ trương ăn tiền
Cờ trên không, cờ trên mặt đất
Tám hình vuông hoặc đặt mười hình
Trò chơi quăng thẻ cho tinh
Chơi banh, đoán chữ đoán hình trên lưng
Đoán tư tưởng, trông chừng bắt chước
Theo điệu bộ sao được giống bằng
Súc sắc, kèn lá, chơi khăng
Những trò tiêu khiển họ hằng mê sa
________________________________________
(1): Phạm Chí hay Bàn-Môn tức là Bà-La-Môn .
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 007
Thú giải trí sa đà thụ hưởng
Mất thì giờ, ngất ngưởng ngày qua.
Còn Sa-Môn Gô-Ta-Ma
Các loại giải trí ngụy tà tránh xa.
15. Các Sa-môn hoặc là Phạm-chí (1)
Dù đã ăn tín thí cúng dường
Vẫn sống phè phởn, cao lương
Giường cao, chăn ấm, trải giường bằng len
Mền lông thú, hai bên đính ngọc
Tấm khảm quý che bọc đỉnh giường
Nệm bằng da của sơn dương
Ghế dài có gối chân, thường bằng da
Mãi hưởng thụ xa hoa, phù phiếm
Những tiện nghi quý hiếm dùng qua.
Còn Sa-Môn Gô-Ta-Ma
Không dùng những cách xa hoa như vầy.
16. Các Sa-môn hoặc đây Phạm-chí
Dù đã ăn tín thí cúng dường
Vẫn sống đới sống vô lương
Thường dùng mỹ phẩm, xông hương, thoa dầu
Đeo trang sức với đầu tóc giả
Gậy cầm tay với cả lọng, gươm
Phất trần, vải trắng viền cườm
Đấm bóp, tắm, đập, soi gương cả ngày
Kem thoa mặt với đầy son phấn
Những kẻ này mê mẩn bướm hoa.
Còn Sa-Môn Gô-Ta-Ma
Tránh xa trang sức, lượt là cũng không.
________________________________
(1): Phạm Chí hay Bàn-Môn tức là Bà-La-Môn .
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 008
17. Các Sa-môn, số đông Phạm-chí
Dù đã ăn tín thí cúng dường
Vẫn nói vô ích, tầm thường
Nói toàn những chuyện đế vương dông dài
Chuyện ăn trộm, gái trai, binh lính
Chuyện đại thần, bách tính, chiến tranh
Những chuyện làng xóm, thị thành
Đồ ăn, thức uống, xoay quanh vải, mùng
Về quốc độ, anh hùng tiêu biểu
Hoặc chuyện về hương liệu, hoa hương
Hiện trạng thế giới, đại dương
Câu chuyện tạp thoại, sự thường hay không.
Gô-Ta-Ma thì không như thế
Đại Sa-Môn giới thể nghiêm oai
Phàm phu tán thán Như Lai
Không nói vô ích, dông dài dọc ngang.
*
18. Các Sa-môn, các hàng Phạm-chí
Dù đã ăn tín thí cúng dường
Vẫn sống bàn luận tranh đương
Như nói :“ Ngươi biết chuyện thường này
không ?
Pháp và luật ngươi thông không chứ ?
Ta rất rành những thứ luật này.
Ngươi phạm tà kiến tội dày
Ta thật chánh kiến, lời đầy tương ưng
Điều nói sau ngươi từng nói trước
Điều nói trước lại được nói sau
Chủ kiến ngươi bị phủ đầu
Ngươi bị thuyết bại, hãy cầu giải vây ”.
Những kẻ này luận bày tranh chấp
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 009
Quyết ăn thua cao thấp, gần xa
Còn Sa-Môn Gô-Ta-Ma
Từ bỏ biện luận, tránh xa tranh tài.
19. Các Sa-Môn, lợi tài Phạm-chí
Dù đã ăn tín thí cúng dường
Vẫn sống rất đáng coi thường
Đứng làm môi giới đế vương, đại thần
Đưa tin tức, thân gần Phạm-Chí
Sát-Đế-Lỵ, Gia chủ gần xa
Còn Sa-Môn Gô-Ta-Ma
Không làm môi giới ngụy tà ô danh.
20. Các Sa-Môn, lợi tranh Phạm-chí
Dù đã ăn tín thí cúng dường
Vẫn sống một cách bất lương
Lừa đảo, siểm nịnh muôn đường đáng khinh
Nói gợi ý, bất minh cầu lợi
Hoặc dèm pha cho tới phân ly
Tư cách ấy chẳng ra gì
Chỉ vì tư lợi vô nghì đáng thương !
Gô-Ta-Ma kiên cường diệt ác
Đại Sa-Môn an lạc nghiêm oai
Phàm phu tán thán Như Lai
Giới đức cao thượng, trong ngoài tịnh thanh.
XONG TRUNG GIỚI
-------------------------------------
21. Các Sa-Môn, lợi tranh Phạm-chí
Dù đã ăn tín thí cúng dường
Vẫn sống tà hạnh tầm thường
Xem tướng, đoán mộng, phô trương biệt tài
Phun hạt cải, tế khoai, tế lửa
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 010
Tế thục tô, tế lúa, tế dầu
Tế máu, cho đến khoa cầu
Cầu thần ban phước hoặc cầu quỷ ma
Khoa xem mộng lẫn khoa địa lý
Khoa thuốc độc cho chí khoa chim
Khoa đoán số mạng, cầu tìm
Chiêm tướng, triệu tướng, khoa ngừa bắn tên
Khoa bồ cạp hay tên khoa rắn
Khoa chim quạ, chuột cắn… những là.
Còn Sa-Môn Gô-Ta-Ma
Tránh xa ác hạnh ngụy tà ô danh.
22. Các Sa-Môn, lợi tranh Phạm-chí
Dù đã ăn tín thí cúng dường
Vẫn sống tà mạng vô lường
Xem tướng hòn ngọc, kiếm gươm, áo quần
Tướng mũi tên, cây cung, võ khí
Tướng đàn bà cho chí đàn ông
Thiếu nam, thiếu nữ, nhi đồng
Đầy tớ trai gái, tướng trong gia cầm
Tướng voi, ngựa ; sưu tầm tướng thú
Tướng dê, cừu, chim cú, cắc kè
Tướng trâu, cun cút, gậy que
Bò đực, bò cái, lập lòe tướng ma.
Sa-Môn Gô-Ta-Ma thì khác
Bậc giới đức an lạc nghiêm oai
Phàm phu tán thán Như Lai
Tà mạng từ bỏ, trong ngoài tịnh thanh.
23. Các Sa-Môn, lợi tranh Phạm-chí
Dù đã ăn tín thí cúng dường
Vẫn sống tà mạng như thường
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 011
Đoán rằng : “ Vua sẽ kiên cường tấn công
Vua ngoại bang thế cùng triệt thoái
Vua bản xứ rồi lại thu quân
Bên này thắng trận mấy lần
Bên kia đại bại, thất thần rút lui ”.
Những kẻ này không nguôi hiếu động
Cứ đoán mò, thực mộng chẳng sao !
Còn Gô-Ta-Ma thanh cao
Tránh xa suy đoán ngụy tà ô danh.
24. Các Sa-Môn, lợi tranh Phạm-chí
Dù đã ăn tín thí cúng dường
Vẫn sống chẳng được thiện lương
Bằng những tà mạng, đủ phương thức tà
Lòng ham muốn xa hoa hưởng thụ
Nên tìm đủ mọi cách điêu ngoa
Tiên đoán sẽ có xảy ra
Nguyệt thực, nhật thực hoặc là sao băng
Đoán mặt trời, mặt trăng đi lệch
Hoặc đi đúng, không chệch bầu trời
Sẽ có lửa cháy các nơi
Sẽ có động đất, sấm trời : Thiên cơ
Các tinh tú sẽ mờ, sẽ sáng
Hay lặn, mọc ; có nạn nguy, an
Kết quả xảy trong không gian
Những kẻ hiếu sự lan man đoán mò.
Không chấp nhận những trò đáng trách
Gô-Ta-Ma trong sạch nghiêm oai
Phàm phu tán thán Như Lai
Tránh xa tà mạng, lợi tài ô danh.
25. Các Sa-môn, lợi tranh Phạm-chí
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 012
Dù đã ăn tín thí cúng dường
Vẫn sống tà mạng bất lương
Đoán mưa, đại hạn, bất tường xảy ra
Sẽ được mùa hay là mùa mất
Sẽ có bệnh hoặc gặp họa tai
Các nghề như đếm ngón tay
Kế toán, cộng số, làm theo thế tình
26. Hoặc sắp đặt ngày lành tháng tốt
Để rước dâu, đón một rễ hiền
Hòa giải, chia rẽ, tiêu tiền
Đòi nợ, bùa chú người liền rủi ro
Dùng bùa chú làm cho cóng lưỡi
Để phá thai, cứng dưới quai hàm
Khiến cho bị điếc, bị câm
Hỏi gương soi, hỏi nữ nam phù đồng
Thờ đại địa cầu mong có phước
Thờ mặt trời để được quang huy
Phun ra lửa, thỏa sân si
Bùa chú, cầu nguyện Si-ri thần tài.
27. Hoặc tà mạng dùng ngay tà thuật
Để được yên, khỏi chuốc nạn tai
Các điều đã hứa, làm sai
Để được dương thịnh, trong nhà chở che
Tìm đất tốt, phước về nhà mới
Lễ rửa miệng, ca ngợi hy sinh
Làm cho mửa, xổ trong mình
Bài tiết nhơ bẩn, sạch tinh cả người
Thoa dầu tai, soi ngươi nhỏ mắt
Làm thầy thuốc mổ cắt bệnh nhân
Chữa bệnh con nít xa gần
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 013
Các loại cây rễ, lượng phân dùng bừa
Khi dùng thuốc, ngăn ngừa công hiệu
Tuy y thuật chỉ hiểu qua loa.
Còn Sa-Môn Gô-Ta-Ma
Tránh xa những thứ ngụy tà kể trên.
– Các Tỷ Kheo ! Hãy nên thường quán
Kẻ phàm phu tán thán Như Lai
Điều nhỏ nhặt thuộc Giới này
Rằng Sa-Môn có đủ đầy tịnh thanh.
XONG ĐẠI GIỚI
-------------------------------
28 . Bấy giờ đức Trọn Lành Đại Giác
Gọi chư Tăng : “ Này các Tỷ Kheo !
Có những pháp khác cao siêu
Khó thấu, khó chứng, mỹ miều cao thâm
Rất tế nhị, ngoài tầm luận lý
Chỉ có những người trí hiểu thôi
Như Lai đã giác ngộ rồi
Những ai như thật hết lời tán dương.
29. Các Tỷ Kheo ! Những phương mỹ diệu
Pháp tịch tịnh được hiểu ra sao ?
Có Sa-môn, Bàn-môn nào
Luận bàn Quá Khứ, chấp vào tối sơ.
Họ y cứ Tối Sơ Quá Khứ
Đề xướng nhiều luận cứ khác nhau
Với nhiều sở kiến ồn ào
Mười Tám Luận Chấp, thấp cao, thường thường.
30. THƯỜNG TRÚ LUẬN chủ trương tất cả
Họ chấp rằng : Bản ngã thường còn
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 014
Thế giới vĩnh viễn trường tồn
Đó là luận chấp tối tôn, số người.
31. Các Tỷ Kheo ! Có người ngoại đạo
Nhờ nhiệt tâm, niệm hảo, tinh cần
Vị ấy nhập định thiền tâm
Nhớ được tiền kiếp, bao lần tử sinh
Trăm ngàn đời nhục, vinh, quý, tiện
Hay hơn nữa, lũy tiến số đời
Nhớ lại rằng : Sinh những nơi
Giòng họ như thế, nhớ thời tuổi tên
Thuộc giai cấp dưới trên, vô số
Cách ăn uống, lạc & khổ thọ cùng
Đến khi thân hoại mạng chung
Sinh đến chỗ khác, cát hung còn tùy.
Vòng luân hồi lập đi lập lại
Hết kiếp này rồi tái kiếp sau
Bản ngã, thế giới thế nào ?
Vững như trụ đá, núi cao, thường còn
Hữu tình kia luân hồi lưu chuyển
Tuy tử sinh, vĩnh viễn thường còn
Số Sa-môn , Bà-la-môn
Thường Trú luận chấp, chúng tôn lập trường.
32. Nhóm hai cũng chủ trương Thường Trú
Vì có người chuyên chú nhất tâm
Không phóng dật, nhờ tinh cần
Nhờ chánh ức niệm nên tâm nhập thiền
Khi nhập định, họ liền nhớ lại
Đời quá khứ từng trải bao nhiêu
Thành kiếp, hoại kiếp số nhiều
Nhớ hết tên họ, những điều cảm quan
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 015
Lạc, khổ thọ thế gian, ăn uống
Khi chết đi, sớm muộn tái sinh
Nên họ chấp lấy niềm tin
Bản ngã, thế giới đinh ninh trường tồn.
Hữu tình kia luân hồi lưu chuyển
Tuy tử sinh, vĩnh viễn thường còn
Đề xướng luận cứ sắt son
Chấp Thường Trú Luận, vẫn còn mãi lâu.
33. Nhóm ba cũng trước sau chấp có
Thường Trú Luận, nhờ họ nhập thiền
Nhớ được vô số vô biên
Thành kiếp, hoại kiếp, họ tên, giai tầng.
Họ chấp rằng : Vĩnh hằng bản ngã,
Thế giới như trụ đá vững vàng
Hữu tình lưu chuyển lớp lang
Tuy có sinh tử, hoàn toàn tồn lâu.
34. Trường hợp bốn, đi đầu luận lý
Các Sa-môn, Phạm-chí thông thường
Là nhà thẩm sát, suy lường
Tùy thuận, chia chẻ ; chủ trương như vầy :
Đây bản ngã và đây thế giới
Là thường trú, đi tới bất sinh
Vững chắc như núi, trụ đình
Như hữu tình nọ, tử sinh luân hồi
Vẫn thường trú, đời đời bất biến
Tuy sống chết, vĩnh viễn bất sinh
Chấp Thường Trú Luận đinh ninh
Cả bốn luận chấp đồng tình với nhau :
35. Sa-môn nào hay là Phạm-chí
Chấp Thường Trú, đồng ý lập trường :
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 016
Lấy một trong bốn chủ trương
Hay chấp nhận cả bốn đường kể trên.
36 - Các Tỷ Kheo ! Hãy nên nhận biết
Tuệ phân biệt của bậc Như Lai
Đối với sở kiến đơn sai
Chấp thủ như vậy, chấp hoài ý đây
Sẽ đưa đến như vầy cõi thú
Sẽ an trú định mệnh tác thành
Như Lai không chấp sở hành
Chứng được tịch tịnh, nội tâm an từ
Như thật biết, diệt trừ các thọ
Những nguy hiểm và sự xuất ly
Giải thoát, Như Lai chứng tri
Tuyệt không chấp thủ, vĩnh ly ngụy tà
37. Những pháp ấy thật là sâu kín
Khó thấy, chứng, tịch tịnh, mỹ miều
Rất là tế nhị, cao siêu
Ngoài tầm luận lý, vượt điều nghĩ suy
Được tuyên thuyết, thắng tri, hoàn mỹ
Những pháp ấy, người trí hiểu thôi
Như Lai đã giác ngộ rồi
Những ai như thật, hết lời tán dương.
TỤNG PHẨM THỨ NHẤT
----------------------------------------------
1. Các Tỷ Kheo ! Có phường Phạm-chí (1)
Các Sa-môn lập dị chủ trương
Một phần Thường Trú lập trường
Một phần luận chấp Vô Thường song song
Chấp bản ngã và đồng thế giới
____________________________
(1) : Phạm Chí hay Bàn-Môn tức là Bà-la-môn .
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 017
Là Thường còn đối với hữu tình
Thường Trú luận chấp đinh ninh
Hạng hữu tình khác thuyết minh Vô thường
Bốn luận chấp đề cương song hữu
Y chỉ gì, căn cứ chủ trương ?
Thường Trú luận lẫn Vô Thường
Cả hai cùng có, luận cương lập trường.
2. Các Tỷ Kheo ! Vô thường thay đổi
Một thời đoạn thế giới chuyển mình
Biến hoại ; phần lớn hữu tình
A-Phát-Sa-Rá (1) tái sinh cõi này
Quang-Âm Thiên (1), tại đây nuôi sống
Bằng hỷ lạc ; tự phóng hào quang
Bay lượn tự tại không gian
Sống lâu tại đó, vinh quang, an lành.
3. Các Tỷ Kheo ! Lập thành thế giới
Sau thời gian trông đợi rất lâu
Thế giới mới, rất rộng cao
Phạm Cung được hiện, nhưng nào có ai !
Cung trống rỗng, hôm mai hoang vắng.
Một hữu tình đã tận phước duyên
Mạng chung từ Quang-Âm Thiên
Sinh qua Cung Phạm tức liền, ý sinh
Nuôi mạng sống cũng bằng hỷ lạc
Thân tốt đẹp, tự phát hào quang
Bay lượn khắp chốn dễ dàng
Và sống trong sự vinh quang khá dài.
4. Sau thời gian sống hoài như vậy
________________________
(1): Abhassara : Quang-Âm Thiên (cõi trời Quang Âm)
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 018
Hữu tình ấy chán ngấy, chẳng vui
Nên khởi ước vọng khôn nguôi
Mong sao được đón những người mới sinh.
Lúc bấy giờ hữu tình nhiều vị
Thọ mạng tận, phước quý tận duyên
Mạng chung từ Quang-Âm Thiên
Sinh qua Cung Phạm kết duyên bạn lành
Hữu tình ấy cũng sinh từ ý
Nuôi mạng sống bằng hỷ, phi hành
Hào quang tự chiếu quanh mình
Sống vậy trong sự quang vinh khá dài.
5. Các Tỷ Kheo ! Lúc này tại đó
Vị hữu tình đã có đầu tiên
Phát sinh tư tưởng tự nhiên :
“ Ta là Tối Thắng, Phạm Thiên cõi này
Sáng Tạo Chủ, Toàn Năng, Thượng Đế
Hóa Sanh Chủ, Chúa Tể Phạm Cung
Với hữu tình đã sống chung
Ta là Tổ Phụ, đã từng trải qua
Chúng hữu tình do ta sinh họ
Vì sao vậy ? Bởi họ đến sau
Do ta khởi niệm nguyện cầu
Mong cho có bạn, đỡ sầu, tiêu dao ”.
Các hữu tình đến sau cũng nghĩ :
“ Chính vị ấy là vị Phạm Thiên
Biến Nhãn, Tối Thắng, Thượng Tiên
Chúa Tể, Tổ Phụ, Cha hiền chúng ta
Vì sao vậy ? Sinh qua đã thấy
Có vị ấy ngự tại Phạm Cung
Hóa Sanh, Sáng Tạo muôn trùng
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 019
Chính từ vị ấy, ta cùng được sinh ”.
6. Các Tỷ Kheo ! Hữu tình có trước
Nhiều phước tướng, sống được lâu hơn
Uy quyền cũng có nhiều hơn
* Các hữu tình khác thân đơn ít quyền
Sống ngắn hơn, phước duyên cũng ít
Tướng hảo ít, thọ mạng lại cùng.
Hết phước sống tại Phạm Cung
Một hữu tình nọ thác sinh Ta Bà
Khi đến tuổi, xuất gia hành đạo
Sống độc thân, tu tạo phước lành
Nhờ sự tinh tấn, nhiệt thành
Nhờ không phóng dật, tịnh thanh, nhập thiền.
Khi nhập định, tâm yên nhớ lại :
Kiếp vừa qua ở tại Phạm Cung
Có Đại Phạm Thiên tột cùng
Bậc Sáng Tạo Chủ, Tổ chung mọi loài
Bậc Toàn Năng, lâu dài Chúa Tể
Bậc Tối Thắng, Thượng Đế, Hóa Sinh
Chúng ta do vị ấy sinh
Là đấng kiên cố, vĩnh hằng, đại ân
Còn chúng ta dần dần biến đổi
Bị yểu thọ, mòn mỏi, vô thường
Nửa Thường Trú, nửa Vô Thường
Trường hợp thứ nhất, chủ trương khó lường.
7. Trường hợp hai , tùy phương y chỉ
Nhóm Sa-môn, Phạm Chí chủ trương
Một phần luận chấp Vô Thường
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 020
Phần kia ThườngTrú luận cương lập trường
Là Vô Thường, hạng này chuyên chú
Còn hạng kia Thường Trú luận chuyên
Đã có những hạng chư Thiên
Nhiễm hoặc dục lạc, tâm liền mê say
Trong hí tiếu miệt mài dục lạc
Sống lâu ngày biếng nhác nhiễm sa
Khít-Đa-Pá-Đô-Si-Ka (1)
Một tên để gọi hạng là chư Thiên
Sống mê say nên liền thất niệm
Do thất niệm, từ bỏ thân này.
8. Các Tỷ Kheo ! Nhờ duyên may
Vị ấy sinh đến chỗ này, an nơi
Khi đến tuổi, đến thời từ bỏ
Biệt gia đình, giòng họ, thân nhân
Nhờ chánh ức niệm, tinh cần
Nhờ không phóng dật, nên tâm nhập thiền
Khi nhập định thì liền nhớ đủ
Chỉ một kiếp quá khứ kề liền.
9. Nói rằng : “ Có những chư Thiên
Không nhiễm dục lạc triền miên lâu dài
Không nhiễm hoặc mê say hí tiếu
Không thất niệm, khỏi chịu thác sanh
Được sống kiên cố, thường hằng
Còn ta thì chịu nhọc nhằn thác sanh
Do mê say ngọn ngành dục lạc
Nên thất niệm, cõi ác sanh hoài
Đó là trường hợp thứ hai
_____________________________
(1) : Khiddàpadosikà : Tên một hạng chư Thiên .
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 021
Chủ trương Thường Trú hoặc đây Vô Thường.
10. Trường hợp ba, chủ trương cũng thế
Hai luận chấp lưỡng thể : Thường, Vô
Ma-Nô-Pá-Đô-Si-Ka (1)
Là tên một hạng cũng là chư Thiên
Bị nhiễm hoặc căn nguyên tâm trí
Sống lâu ngày nung chí hận thù
Đố kỵ, oán ghét muôn thu
Thân, tâm mệt mỏi, chúng từ bỏ thân.
11. Một hữu tình trong hàng của chúng
Từ bỏ thân, sanh đúng cõi này
Khi đến an trú tại đây
Xuất gia tu tập đêm ngày nhất tâm
Chánh ức niệm, suy tầm, cần mẫn
Không phóng dật, tinh tấn, nhập thiền
Khi nhập định, tâm tịnh yên
Nhớ kiếp gần nhất kế liền kiếp đây.
12. Vị ấy nói : “ Đó đây Thiên chúng
Do tâm trí không nhiễm lỗi lầm
Tâm không oán ghét do sân
Cũng không đố kỵ, thân tâm an lành
Vị ấy không thác sanh, từ bỏ
Sống vĩnh hằng, kiên cố, thường còn
Chúng ta đời sống mỏi mòn
Tâm trí nhiễm hoặc, oán hờn ghét ganh
Thân, tâm mệt, thác sanh cõi nọ
Sống Vô Thường, yểu thọ, biến thiên
Thứ ba, trường hợp hiện tiền
___________________________
(1) : Manopadosikà : Tên một hạng chư Thiên khác.
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 022
Vô Thường một nửa, nửa chuyên Trường tồn.
13. Các Tỷ Kheo ! Vẫn còn trường hợp
Loại thứ tư, thứ lớp chủ trương
Thường Trú luận, lẫn Vô Thường
Bản ngã, thế giới đề cương hai đường
Hạng hữu tình Vô Thường đối mặt
Một hạng khác chấp chặt Trường tồn.
Có Sa-môn, Bà-la-môn
Thẩm sát, suy luận chuyên môn đủ đầy
Tùy thẩm sát, vị này tuyên bố :
Ngũ căn là bản ngã Vô thường
Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ương
Chuyển biến, không vững, không thường trú đây
Chỉ có Tâm, Ý này và Thức
Bản ngã ấy vuợt bực, thường còn
Không bị chuyển biến, hao mòn
Vô Thường chấp lẫn Thường Còn, cả hai
Hữu tình này chấp đây Thường Trú
Hữu tình kia chấp thủ Vô Thường
Luận chấp thứ tư tương đương
Một nửa Thường Trú, nửa thường chấp Không.
14. Sa-môn nào hoặc đồng Phạm Chí
Chấp song hữu, đồng ý lập trường
Lấy một trong bốn chủ trương
Hay chấp nhận cả bốn đường kể trên.
15. Các Tỷ Kheo ! Hãy nên nhận biết
Tuệ phân biệt của bậc Như Lai
Đối với sở kiến đơn sai
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 023
Chấp thủ như vậy, chấp hoài ý đây
Sẽ đưa đến như vầy cõi thú
Sẽ an trú định mệnh tác thành
Như Lai không chấp sở hành
Chứng được tịch tịnh, nội tâm an từ
Như thật biết, diệt trừ các thọ
Những nguy hiểm và sự xuất ly
Giải thoát, Như Lai chứng tri
Tuyệt không chấp thủ, vĩnh ly ngụy tà.
Những pháp ấy thật là sâu kín
Khó thấy, chứng, tịch tịnh, mỹ miều
Rất là tế nhị, cao siêu
Ngoài tầm luận lý, vượt điều nghĩ suy
Được tuyên thuyết, thắng tri, hoàn mỹ
Những pháp ấy, người trí hiểu thôi
Như Lai đã giác ngộ rồi
Những ai như thật, hết lời tán dương.
16. Các Tỷ Kheo ! Có phường Phạm Chí
Các Sa-môn lập dị chủ trương
Với Bốn luận chấp lập trường :
Vô Biên thế gìới hoặc đường Hữu Biên
* Các Sa-môn, não phiền Phạm Chí
Căn cứ gì, y chỉ đầu tiên
Chủ trương thế giới HỮU BIÊN
Hoặc là thế giới VÔ BIÊN, vô cùng ?
17. Các Tỷ Kheo ! Có người ngoại đạo
Nhờ nhiệt tâm, chu đáo, tinh cần
Nhờ chánh ức niệm, suy tầm
Nhờ không phóng dật nên tâm nhập thiền
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 024
Khi nhập định, ý liền phát khởi :
Thế giới này đi tới Hữu Biên
Chung quanh có một đường viền
Trường hợp thứ nhất, Hữu Biên lập trường.
* Trường hợp hai, chủ trương luận chấp
Là thế giới quả thật Vô Biên
Có người cần mẫn hành thiền
Nhờ rất tinh tấn, tâm liền tịnh yên
Khi nhập định, ý liền phát khởi :
Thế giới này hợp với Vô Biên
Không giới hạn, không đường viền
Vị nào mà nói Hữu Biên là lầm.
19. Trường hợp ba, với tâm cần mẫn
Một ngoại đạo tinh tấn hành thiền
Nhờ không phóng dật, tinh chuyên
Nhờ chánh ức niệm, tâm yên nhập thiền
Khi nhập định, ý liền phát khởi :
Thế giới này từ mới lập nên
Nó Hữu Biên ở phía trên
Còn bề ngang nó Vô Biên vô cùng
Nên phải nói gộp chung trở lại
Nó Hữu Biên cùng với Vô Biên.
Vị nào nói chỉ Hữu Biên
Hay nói chỉ có Vô Biên là lầm.
Nhờ nhập định suy tầm, ta rõ
Vừa Hữu Biên, vừa có Vô Biên
Trường hợp thứ ba đi liền
Chủ trương luận chấp Nhị Biên có cùng.
Trường hợp bốn, không chung một ý
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 025
Có Sa-môn, Phạm-chí thông thường
Là nhà thẩm sát, suy lường
Tùy thuận, chia chẽ, chủ trương như vầy :
Không Vô Biên, cõi này đã thế
Không Hữu Biên, sự thể cũng chuyên
Không Hữu Biên, Không Vô Biên
Vị nào chỉ nói Hữu Biên là lầm
Chỉ Vô Biên cũng không đúng thật
Nói thế này cũng trật đường liền :
‘Hữu Biên vừa có Vô Biên’
Cả Ba tư tưởng khùng điên, sai lầm.
Chỉ chúng ta suy tầm biết chắc :
Không Hữu Biên cũng Chẳng Vô Biên.
Đây Bốn Luận Chấp ngửa nghiêng
Chủ trương thế giới Nhị Biên chẳng đồng.
21. Sa-môn nào hay đồng Phạm-chí
Chấp Nhị Biên, đồng ý lập trường
Lấy Một trong bốn chủ trương
Hoặc chấp nhận cả Bốn đường kể trên.
*
22. Các Tỷ Kheo ! Hãy nên nhận biết
Tuệ phân biệt của bậc Như Lai
Đối với sở kiến đơn sai
Chấp thủ như vậy, chấp hoài ý đây
Sẽ đưa đến như vầy cõi thú
Sẽ an trú định mệnh tác thành
Như Lai không chấp sở hành
Chứng được tịch tịnh, nội tâm an từ
Như thật biết, diệt trừ các thọ
Những nguy hiểm và sự xuất ly
Giải thoát, Như Lai chứng tri
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 026
Tuyệt không chấp thủ, vĩnh ly ngụy tà
Những pháp ấy thật là sâu kín
Khó thấy, chứng, tịch tịnh, mỹ miều
Rất là tế nhị, cao siêu
Ngoài tầm luận lý, vượt điều nghĩ suy
Được tuyên thuyết, thắng tri, hoàn mỹ
Những pháp ấy, người trí hiểu thôi
Như Lai đã giác ngộ rồi
Những ai như thật, hết lời tán dương.
23. Các Tỷ Kheo ! Có phường Phạm Chí
Các Sa-môn lập dị chủ trương :
NGỤY BIỆN LUẬN thật dị thường
Dùng lời trườn uốn như lươn khác nào
Bốn Luận Chấp trước sau đề xướng
Dùng ngụy biện khi vướng trả lời.
*
24. Các Tỷ Kheo ! Ở vài nơi
Có những Phạm Chí, Sa-môn ngụy tà
Không thật biết : Đây là Bất Thiện
Không thật biết : Đây Thiện, tốt lành
Nhưng nghĩ : Nếu tôi phải đành
Trả lời Thiện, Ác ; chẳng lành cho tôi
Nói là Thiện, hay lời Bất Thiện
Thì tham, sân sẽ hiện nơi tôi
Nếu Dục, Hận khởi đồng thời
Như vậy tôi tất sẽ rơi sai lầm
Nếu sai lầm, sinh tâm phiền muộn
Khi phiền muộn, trạng huống chướng duyên
Nên khi được hỏi căn nguyên
Dùng lời trườn uốn ngửa nghiêng bổng trầm :
“ Tôi nói vậy nhưng không nói vậy
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 027
Không nói kia, nhưng thấy như vầy
Không nói không phải như đây
Không nói không phải không rày không kia ”
Đây Ngụy Biện Luận chia thứ nhất
Khi được hỏi, trườn thật như lươn.
25. Trường hợp thứ hai, chủ trương :
Cũng Ngụy Biện luận uốn trườn như lươn :
Có Sa-môn hoặc phường Phạm-chí
Không thật biết Thiện quý, Ác tà
Nhưng nghĩ : Nếu ta nói ra
Mình không thật biết, thật là hổ ngươi
Nếu có người gặp tôi vấn nạn :
Thiện, Bất Thiện thỏa đáng là sao ?
Nếu tôi lúng túng đáp trao
Thời dục, tham, hận khởi vào nơi tôi
Nếu sân khởi, tôi thời chấp thủ
Bị phiền muộn, chướng đủ nơi tôi
Nên khi bị hỏi, trả lời
Dùng Ngụy Biện luận rối bời, tinh ma :
“ Tôi không nói nó là như vậy
Tôi không nói nó lại như kia
Không nói không phải như kia
Không nói không phải không kia, không này ”.
Đó luận chấp thứ hai đề xướng
Ngụy Biện Luận trườn uốn như lươn.
26. Trường hợp thứ ba, chủ trương
Dùng Ngụy Biện Luận uốn trườn như lươn :
Có Sa-môn hoặc phường Phạm-chí
Không thật biết : Đây Thiện, đây Tà
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 028
Nhưng nghĩ : Nếu tôi nói ra
Tôi không thật biết, thật là hổ ngươi
Nếu như có những người bác học
Tính sàng lọc, nghị luận biện tài
Biện bác sợi tóc chẻ hai
Họ muốn đả phá kiến tà, chẳng thôi
Họ có thể đến tôi, cật vấn
Tôi sẽ khó tường tận trả lời
Nếu không giải đáp cho trôi
Tôi bị phiền muộn, tức thời chướng duyên
Nên bị hỏi, tôi liền phải mượn
Ngụy Biện Luận trườn uốn như lươn.
27. Trường hợp thứ tư, chủ trương
Dùng Ngụy Biện Luận, uốn trườn như lươn
Chính ở đây có phường ngụy thuyết
Không thật biết : Đây Thiện, đây Tà
Là người đần độn, tỏ ra
Ngu si, không biết đâu là ngụy, chân
Sợ xấu hổ chúng lần tìm cách
Dùng ngụy biện phân tách lung tung
Nên khi bị hỏi chung chung
Có Thế Giới Mới hay không có gì ?
“ Tôi nói có, nhung thì tiếp kế
Tôi không nói như thế, như vầy
Không phải là khác như đây
Không nói không phải không vầy không kia.
Nếu anh hỏi : Như kia có một
Thế giới mới đẹp tốt phải không ?
Tôi trả lời : Chính là không
Nhưng không nói vậy, cũng không nói vầy
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 029
Không nói khác như đây, như thể
Không nói không không thế, không kia
Cũng không không phải như kia
Không phải không có như kia, quá trình.
- Có hay không hữu tình sinh hóa ?
- Có kết quả dị thục, nghiệp chuyên ?
Về Thiện và Ác triền miên
Có & không kết quả nghiệp duyên ác, lành ?
- Đấng Như Lai bất sanh tồn tại
Hay không còn tồn tại, sau khi
Ngài đã tịch diệt, trà tỳ ?
Tất cả câu hỏi cũng vì hoài nghi.
Không thể đáp những gì được hỏi
Nên tôi đã phải nói lung tung
Với Ngụy Biện luận, tôi dùng
Như lươn trườn uốn giữa vùng đại dương ”.
Là thứ tư lập trường Ngụy Biện
Dùng những điều thiên kiến chủ trương
Dùng lời trườn uốn như lươn
Làm người hỏi chẳng biết đường ra sao.
28. Các Sa-môn, cống cao Phạm-chí
Chấp Ngụy Biện, đồng ý lập trường
Lấy Một trong bốn chủ trương
Hay chấp nhận cả Bốn đường kể trên.
29. Các Tỷ Kheo ! Hãy nên nhận biết
Tuệ phân biệt của bậc Như Lai
Đối với sở kiến đơn sai
Chấp thủ như vậy, chấp hoài ý đây
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 030
Sẽ đưa đến như vầy cõi thú
Sẽ an trú định mệnh tác thành
Như Lai không chấp sở hành
Chứng được tịch tịnh, nội tâm an từ
Như thật biết, diệt trừ các thọ
Những nguy hiểm và sự xuất ly
Giải thoát, Như Lai chứng tri
Tuyệt không chấp thủ, vĩnh ly ngụy tà
Những pháp ấy thật là sâu kín
Khó thấy, chứng, tịch tịnh, mỹ miều
Rất là tế nhị, cao siêu
Ngoài tầm luận lý, vượt điều nghĩ suy
Được tuyên thuyết, thắng tri, hoàn mỹ
Những pháp ấy, người trí hiểu thôi
Như Lai đã giác ngộ rồi
Những ai như thật, hết lời tán dương.
30. Các Tỷ Kheo ! Có phường Phạm-chí
Các Sa-môn lập dị chủ trương
Với VÔ NHÂN LUẬN lập trường
Có Hai luận chấp chúng thường khư khư
Chấp bản ngã và như Thế giới
Vô Nhân sanh, dẫn tới chấp liền.
31. Các Tỷ Kheo ! Có chư Thiên
Thường gọi ‘Vô Tưởng Hữu Tình’ là tên.
Một tưởng niệm khởi lên trong họ
Liền từ bỏ thân của chư Thiên
Cõi này sinh đến do duyên
Khi đã đến tuổi thì liền xuất gia
Khi xuất gia, vị này từ bỏ
Biệt gia đình, giòng họ, người thân
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 031
Nhờ không phóng dật, tinh cần
Nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập thiền
Khi nhập định, ý riêng liền khởi
Nhớ đến thời tưởng niệm phát sinh
Nói rằng : “ Do Vô Nhân sinh
Bản ngã, thế giới của mình thật hay.
Vì sao thế ? Vì nay tôi Có
Trước đây tôi chẳng có hiện bày
Từ trạng thái Không Có này
Tôi đã thực sự thành ngay hữu tình ”.
Các Tỷ Kheo ! phát sinh thứ nhất
Với luận cứ chấp chặt Vô Nhân
Ngoại đạo thiểu trí khó phân
Có những kiến chấp không chân chánh gì.
32. Trường hợp hai : Bất tri Phạm-chí
Các Sa-môn lập dị chủ trương
Y chỉ, căn cứ lập trường
Chấp rằng bản ngã, cõi : thường Vô Nhân.
Các Tỷ Kheo ! Lợi tranh ngoại đạo
Nhà thẩm sát, thông thạo, biện tài
Chia chẻ biện bác trong ngoài
Tùy thuận thẩm sát, vị này tuyên xưng :
Đây thế giới với từng Bản ngã
Đều Vô Nhân tất cả vậy thay
Đó là trường hợp thứ hai
Chấp Vô Nhân Luận, trình bày chủ trương.
33. Các Sa-môn và phường Phạm-chí
Chấp Vô Nhân, đồng ý lập trường
Lấy Một trong hai chủ trương
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 032
Hoặc chấp nhận cả Hai đường kể trên.
34. Các Tỷ Kheo ! Hãy nên nhận biết
Tuệ phân biệt của bậc Như Lai
Đối với sở kiến đơn sai
Chấp thủ như vậy, chấp hoài ý đây
Sẽ đưa đến như vầy cõi thú
Sẽ an trú định mệnh tác thành
Như Lai không chấp sở hành
Chứng được tịch tịnh, nội tâm an từ
Như thật biết, diệt trừ các thọ
Những nguy hiểm và sự xuất ly
Giải thoát, Như Lai chứng tri
Tuyệt không chấp thủ, vĩnh ly ngụy tà
Những pháp ấy thật là sâu kín
Khó thấy, chứng, tịch tịnh, mỹ miều
Rất là tế nhị, cao siêu
Ngoài tầm luận lý, vượt điều nghĩ suy
Được tuyên thuyết, thắng tri, hoàn mỹ
Những pháp ấy, người trí hiểu thôi
Như Lai đã giác ngộ rồi
Những ai như thật, hết lời tán dương.
35. Các Tỷ Kheo ! Có phường Phạm-chí
Các Sa-môn lập dị, bấy giờ
Luận bàn QUÁ KHỨ TỐI SƠ
Chấp kiến, y cứ tối sơ ban đầu
Nhiều ý kiến cơ cầu đề xướng
Mười Tám tướng luận chấp tinh thần
Vô Thường, Thường Trú, Vô Nhân
Ngụy Biện, Vô & Hữu Biên cần đề ra
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 033
Các Sa-môn, các nhà Phạm-chí
Chấp Tối Sơ Quá Khứ lập trường
Lấy Một trong MƯỜI TÁM đường
Hoặc cả Mười Tám chủ trương trên này.
37. Các Tỷ Kheo ! Lợi tranh Phạm-chí
Các Sa-môn lập dị chủ trương
Y chỉ , căn cứ lập trường
TƯƠNG LAI chấp kiến, nhiều phương xướng đề
Bốn Mươi Bốn thứ về Luận chấp
Chấp kiến và phổ cập Tương Lai
Họ cứ tranh luận miệt mài
Về những sở kiến dông dài, quẩn quanh.
38. Các Sa-môn, lợi tranh Phạm-chí
HỮU TƯỞNG LUẬN chấp kỹ ý này
Mười Sáu luận chấp trình bày
Chủ trương Hữu Tưởng sau ngày chết đi
Theo luận này, chấp thì Bản ngã
Có sắc tướng, không cả Bệnh chi
Chết đi, Có Tưởng một khi
Bản ngã có đủ những gì ở trong :
Nó có sắc, cũng không có sắc,
Không không sắc, hoặc thật Hữu Biên
Hoặc Hữu Biên lẫn Vô Biên
Không Vô Biên, cũng không tuyền Hữu Biên
Là Nhất Tưởng hay nghiêng Dị Tưởng
Vô Lượng Tưởng, Thiểu Tưởng, Thuần An,
Thuần Khổ , Khổ Lạc gộp chung
Chủ trương : Bản ngã là Không Bệnh tình
Không Khổ Lạc, đinh ninh định hướng
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 034
Sau khi chết Có Tưởng ; tin sâu.
39. Sa-môn, Phạm-chí hoạt đầu
Chấp rằng Có Tưởng ngay sau chết rồi
Với luận chấp có Mười Sáu thứ
Họ khăng khăng cố giữ lập trường
Một trong Mười Sáu chủ trương
Hay cả Mười Sáu con đường kể trên.
40. Các Tỷ Kheo ! Hãy nên nhận biết
Tuệ phân biệt của bậc Như Lai
Đối với sở kiến đơn sai
Chấp thủ như vậy, chấp hoài ý đây
Sẽ đưa đến như vầy cõi thú
Sẽ an trú định mệnh tác thành
Như Lai không chấp sở hành
Chứng được tịch tịnh, nội tâm an từ
Như thật biết, diệt trừ các thọ
Những nguy hiểm và sự xuất ly
Giải thoát, Như Lai chứng tri
Tuyệt không chấp thủ, vĩnh ly ngụy tà
Những pháp ấy thật là sâu kín
Khó thấy, chứng, tịch tịnh, mỹ miều
Rất là tế nhị, cao siêu
Ngoài tầm luận lý, vượt điều nghĩ suy
Được tuyên thuyết, thắng tri, hoàn mỹ
Những pháp ấy, người trí hiểu thôi
Như Lai đã giác ngộ rồi
Những ai như thật, hết lời tán dương.
* * *
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 035
TỤNG PHẨM THỨ HAI
1. Các Tỷ Kheo ! Có phường Phạm-chí
Các Sa-môn lập dị chủ trương
VÔ TƯỞNG LUẬN chấp, lập trường
Chấp Không Có Tưởng sau khi chết rồi
TÁM luận chấp đồng thời đề cử.
2. Y chỉ gì , căn cứ vào đâu ?
Chủ trương Vô Tưởng làm đầu
Bản ngã có sắc, nào đâu Tưởng gì
Không có Bệnh, hoặc thì Không Sắc,
Không Có Sắc, không Sắc không Không,
Là Hữu Biên hay Vô Biên
Phi Hữu Biên nửa, Không liền Vô Biên
Sau khi chết, ngã liền Không Tưởng
Không có Bệnh, Vô Tưởng luận này.
3. Sa-môn, Phạm-chí ở đây
Chủ trương Vô Tưởng, chấp đầy sở tri
Hoặc chấp cả Tám chi tổng số
Hoặc lấy Một trong số Tám điều
Ngoài ra không có chi nhiều
Ngoài TÁM luận chấp đủ chiều kể qua,
4. Các Tỷ Kheo ! Các nhà Phạm-chí,
Các Sa-môn lập dị cáo tri :
Phi Hữu & Vô Tưởng có gì ?
Chết rồi Bản Ngã tức thì chẳng chi
PHI HỮU TƯỞNG cùng PHI VÔ TƯỞNG
Y chỉ vào, căn cứ Luận này
6. Chấp rằng : Bản Ngã ở đây
Không Bệnh, Có Sắc, chết rồi còn chi ?
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 036
Phi Hữu Tưởng và Phi Vô Tưởng
Là Vô Sắc, không phải Sắc chuyên
Không phải Vô Sắc, đảo điên
Hữu Biên cùng với Vô Biên vô cùng
Là Hữu Biên cũng cùng Vô hạn
Chẳng có biên cũng chẳng không biên
Phi Hữu Biên, Phi Vô Biên
Không Bệnh, sau chết chúng liền chấp tri
Phi Hữu Tưởng cùng Phi Vô Tưởng
Tám luận chấp định hướng chủ trương
Ngoại đạo chấp kiến lập trường
Họ chấp Một hoặc Tám đường kể trên.
*
8. Các Tỷ Kheo ! Hãy nên nhận biết
Tuệ phân biệt của bậc Như Lai
Đối với sở kiến đơn sai
Chấp thủ như vậy, chấp hoài ý đây
Sẽ đưa đến như vầy cõi thú
Sẽ an trú định mệnh tác thành
Như Lai không chấp sở hành
Chứng được tịch tịnh, nội tâm an từ
Như thật biết, diệt trừ các thọ
Những nguy hiểm và sự xuất ly
Giải thoát, Như Lai chứng tri
Tuyệt không chấp thủ, vĩnh ly ngụy tà
Những pháp ấy thật là sâu kín
Khó thấy, chứng, tịch tịnh, mỹ miều
Rất là tế nhị, cao siêu
Ngoài tầm luận lý, vượt điều nghĩ suy
Được tuyên thuyết, thắng tri, hoàn mỹ
Những pháp ấy, người trí hiểu thôi
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 037
Như Lai đã giác ngộ rồi
Những ai như thật, hết lời tán dương.
*
Các Tỷ Kheo ! Có phường Phạm-chí
Các Sa-môn lập dị thuyết minh
ĐOẠN DIỆT LUẬN, với hữu tình
Vì do bốn đại hợp thành, do sanh
Vì Bản ngã ngọn ngành Có Sắc
Khi thân hoại, hủy nát còn chi !
Đoạn diệt, tiêu thất bất kỳ
Với BẢY luận chấp vân vi chấp trì
Sau khi chết, những gì cũng tuyệt
Nên Bản ngã đoạn diệt hoàn toàn.
Một vị khác nêu ý mình :
Bản ngã thật có, đồng tình với ông
Nhưng bản ngã thì không đoạn diệt
Tại vì ông không biết rõ, rành
Có một bản ngã sẵn dành
Có Sắc, thiên tánh, đồ ăn thực-đoàn
Bản ngã ấy hoàn toàn đoạn diệt
Khi thân hoại, hủy tuyệt không còn.
10. Vị khác nêu ý sáo mòn
Bản ngã thật có, tôi luôn đồng tình
Cái bản ngã không tin đoạn diệt
Chỉ có thiệt bản ngã sẵn dành
Thiên tánh, do ý tạo thành
Có Sắc, không khuyết một căn chi nào
Bản ngã ấy ông sao thấy được !
Chỉ có tôi biết trước rõ ràng
Khi thân hủy diệt, rã tan
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 038
Bản ngã đoạn diệt, hoàn toàn tiêu ma.
13. Lại vị khác đưa ra luận nghị
Cũng đồng ý bản ngã có thường
Nhưng không đoạn diệt hoàn toàn
Chỉ một bản ngã vượt hàng khứ lai
Một Bản ngã vượt ngoài Sắc Tướng
Lại diệt trừ các Tưởng tấn công
Dị Tưởng ức niệm cũng không
Hư không nhận hiểu là đồng Vô Biên
Không Vô Biên Xứ liền đạt tới
Bản ngã này ông với được sao ?
Chỉ tôi mới hiểu trước sau
Sau khi thân hoại, hủy mau không còn
Nên bản ngã hoàn toàn đoạn diệt
Trường hợp ba, được biết đề ra.
14. Một ý khác được nói qua
Của một vị nữa, cũng là ý thôi !
Có Bản ngã, ý tôi cũng thế
Nhưng không thể đoạn diệt hoàn toàn
Chỉ một bản ngã rõ ràng
Không Vô Biên Xứ vượt ngang ra ngoài
Thức Vô Biên Xứ, tài nhận biết
Bản ngã ấy, ông thiệt không thông
Chỉ tôi mới hiểu nằm lòng
Sau khi thân hoại, sạch không chẳng còn
Nên bản ngã hoàn toàn đoạn diệt
Trường hợp bốn, được biết đề ra.
15. Lại ý khác, đồng ý là
Có một bản ngã kể ra khác loài
Thức Vô Biên vượt ngoài tất cả
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 039
Nhận hiểu ngã sở hữu chi đâu ?
Vô Sở Hữu Xứ lần vào
Tôi thấy, tôi biết, ông nào biết chi !
Cái bản ngã tức thì đoạn diệt
Sau khi chết, mạng tuyệt, không còn.
16. Lại một ý khác nhắc hoài
Có một Bản ngã vượt ngoài ở đây
Vô Sở Hữu Xứ này nhận hiểu
Đây tịch tịnh, mỹ diệu ; đạt liền
Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên
Ông không từng biết, biết liền là tôi
Bản ngã ấy hoàn toàn đoạn diệt
Sau khi chết, mạng tuyệt, không còn.
17. Các Phạm-chí, các Sa-môn
ĐOẠN DIỆT luận chấp, chúng đồng thuyết minh
Sau khi chết, thân hình tan rã
Thì Bản ngã đoạn diệt là thường
Chấp Một trong BẢY lập trường
Hay chấp nhận cả Bảy đường kể trên.
18. Các Tỷ Kheo ! Hãy nên nhận biết
Tuệ phân biệt của bậc Như Lai
Đối với sở kiến đơn sai
Chấp thủ như vậy, chấp hoài ý đây
Sẽ đưa đến như vầy cõi thú
Sẽ an trú định mệnh tác thành
Như Lai không chấp sở hành
Chứng được tịch tịnh, nội tâm an từ
Như thật biết, diệt trừ các thọ
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 040
Những nguy hiểm và sự xuất ly
Giải thoát, Như Lai chứng tri
Tuyệt không chấp thủ, vĩnh ly ngụy tà
Những pháp ấy thật là sâu kín
Khó thấy, chứng, tịch tịnh, mỹ miều
Rất là tế nhị, cao siêu
Ngoài tầm luận lý, vượt điều nghĩ suy
Được tuyên thuyết, thắng tri, hoàn mỹ
Những pháp ấy, người trí hiểu thôi
Như Lai đã giác ngộ rồi
Những ai như thật, hết lời tán dương.
19. Các Tỷ Kheo ! Có phường Phạm-chí
Các Sa-môn lập dị cưu mang
HIỆN TẠI TỐI THƯỢNG NIẾT BÀN
Với NĂM luận chấp, bày hàng như sau
Căn cứ gì, điều nào ỷ lại
Chấp Hiện Tại Tối Thượng Niết Bàn ?
.
20 . Phạm-chí, Sa-môn các hàng
Chủ trương, quan niệm cảm quan biện tài
Khi bản ngã hưởng hoài, sung mãn
Năm dục lạc vô hạn khoái khoan
Như thế bản ngã sẵn sàng
Đạt đến Tối Thượng Niết Bàn hiện nay.
21. Một vị khác, ý này đề cập :
Đồng ý, thật bản ngã có thường
Nhưng chưa đạt đến hoàn toàn
Hiện Tại Tối Thượng Niết Bàn được đâu
Vì cớ sao ? Vì rằng dục tính
Là Vô Thường, biến dịch, khổ đau
Chuyển hóa, cho nên khổ sầu
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 041
Ưu, bi, phiền não, buồn rầu phát sanh
Ly dục lạc, ác hành, ác pháp
Đến khi đạt vào Đệ Nhất Thiền
Có Tầm, có Tứ, lạc, yên
Sinh từ ly dục là Thiền định đây
Nên bản ngã nơi này như vậy
Đạt Hiện Tại Tối Thượng Niết Bàn.
22. Một vị nêu ý liên quan
Đồng ý cho rằng bản ngã có thôi
Nhưng theo tôi, hiện thời chưa đạt
Đến Hiện Tại Tối Thượng Niết Bàn
Vì sao ? Thiền định hiện đang
Có Tầm, có Tứ, nhưng càng rất thô
Khi đạt vô, sau Tầm sau Tứ
Và an trú trong Đệ Nhị Thiền
Thiền này yên tĩnh, Trí chuyên
Nội tâm Nhất Cảnh, không duyên Tứ, Tầm
Có hỷ lạc, định sanh từ hướng
Đạt Hiện Tại Tối Thượng Niết Bàn.
23. Một vị khác, đồng ý rằng :
Đã có bản ngã, khả năng rõ ràng
Nhưng bản ngã chưa hoàn toàn hưởng
Đạt Hiện Tại Tối Thượng Niết Bàn
Vì sao ? Tâm trí còn đang
Có hỷ và bị vô vàn động xung
Nên bản ngã nói chung thô tháo
Chỉ khi nào tâm hảo, không tham
Vào hỷ, trú xả thân an
Chánh trí, chánh niệm, hưởng hoan lạc liền
Các bậc thánh thường xuyên gọi đủ
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 042
Là ‘Hỷ Niệm Lạc Trú’, theo duyên
An trú vào Đệ Tam Thiền
Tối Thượng Hiện Tại Niết Bàn đạt ngay
Một vị khác, ý này đề cập :
Là có thật Bản ngã, còn đang
Nhưng chưa đạt đến hoàn toàn
Tối Thượng Hiện Tại Niết Bàn cao thâm
Vì cớ sao ? Vì tâm thọ lạc
Nên thô tháo, vụt chạc không hay
Khi nào bản ngã ở đây
Xả lạc, xả khổ, diệt ngay ưu phiền
Diệt trừ hỷ, đạt liền an trú
Đệ Tứ Thiền, hưởng đủ khinh an
Thiền này không khổ, không an
Xả niệm thanh tịnh, hoàn toàn nghiêm trang.
25. Các Tỷ Kheo ! Có hàng Phạm-chí
Các Sa-môn định ý rõ ràng
Chủ trương HIỆN TẠI NIẾT BÀN
Với NĂM Luận Chấp hoàn toàn họ mong
Họ sẽ chấp Một trong Năm thứ
Hay chấp đủ Năm luận đồng hàng
Hiện Tại Tối Thượng Niết Bàn
Sa-môn, Phạm-chí chấp càn như trên.
26. Các Tỷ Kheo ! Hãy nên nhận biết
Tuệ phân biệt của bậc Như Lai
Đối với sở kiến đơn sai
Chấp thủ như vậy, chấp hoài ý đây
Sẽ đưa đến như vầy cõi thú
Sẽ an trú định mệnh tác thành
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 043
Như Lai không chấp sở hành
Chứng được tịch tịnh, nội tâm an từ
Như thật biết, diệt trừ các thọ
Những nguy hiểm và sự xuất ly
Giải thoát, Như Lai chứng tri
Tuyệt không chấp thủ, vĩnh ly ngụy tà
Những pháp ấy thật là sâu kín
Khó thấy, chứng, tịch tịnh, mỹ miều
Rất là tế nhị, cao siêu
Ngoài tầm luận lý, vượt điều nghĩ suy
Được tuyên thuyết, thắng tri, hoàn mỹ
Những pháp ấy, người trí hiểu thôi
Như Lai đã giác ngộ rồi
Những ai như thật, hết lời tán dương.
27. Các Tỷ Kheo ! Có phường Phạm-chí
Các Sa-môn lập dị chủ trương
Y chỉ, căn cứ lập trường
TƯƠNG LAI chấp kiến nhiều phương xướng đề
BỐN MƯƠI BỐN thứ về luận chấp
Chấp kiến và đề cập Tương Lai
Chấp Bốn Mươi Bốn thứ này
Hay chấp lấy Một luận này mà thôi.
28. Các Tỷ Kheo ! Các thời Phạm-chí
Các Sa-môn lập dị luận bàn
Quá Khứ Tối Sơ ngút ngàn
Tương Lai chấp kiến lan man luận nào
Nhiều sở kiến khác nhau đề cập
Sáu Mươi Hai luận chấp xướng bày
Họ chấp Một trong số này
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 044
Hay chấp cả Sáu Mươi Hai luận đề.
29. Các Tỷ Kheo ! Chủ trương THƯỜNG TRÚ
Chấp bản ngã, thế giới thường còn
Đó là kinh nghiệm cá nhân
Không biết, không thấy của tầng Sa-môn
Hoặc Bàn-môn (1) vẫn tồn cảm thọ
Sự kích thích, xuyên tạc, động tâm
Của những ai sống phù trầm
Tham ái chi phối nên lầm, đáng thương !
33. Các Tỷ Kheo ! Lập trường song hữu
Thường Trú Luận cùng với Vô Thường
Bản ngã, thế giới chủ trương
Hữu tình một hạng đơn phương Vô Thường
Hữu tình khác là Thường Trú cả
Nên Vô Thường với cả Thường còn.
Đó là kinh nghiệm cá nhân
Không biết, không thấy của tầng Sa-môn
Hoặc Bàn-môn vẫn tồn cảm thọ
Sự kích thích, xuyên tạc, động tâm
Của những ai sống phù trầm
Tham ái chi phối nên lầm, đáng thương !
34. Các Tỷ Kheo ! Chủ trương nói tới
Hữu Biên luận cùng với Vô Biên
Với Bốn Luận Chấp hiện tiền
Tùy theo mỗi hạng hữu tình khác nhau
Với một hạng chấp vào Thường Trú
Còn hạng kia chấp thủ Vô Thường
________________________________
(1) : Bàn-môn hay Phạm Chí tức là Bà-la-môn .
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 045
Đó là kinh nghiệm cá nhân
Không biết, không thấy của tầng Sa-môn
Hoặc Bàn-môn vẫn tồn cảm thọ
Sự kích thích, xuyên tạc, động tâm
Của những ai sống phù trầm
Tham ái chi phối nên lầm, đáng thương !
35. Các Tỷ Kheo ! Lập trường Ngụy Biện
Dùng phương tiện trườn uốn như lươn
Lời lẽ lắc léo khôn lường
Với Bốn luận chấp chủ trương kiên cường
Ngụy Biện Luận uốn trườn như thể
Những con lươn sông bể vẫy vùng.
Đó là kinh nghiệm cá nhân
Không biết, không thấy của tầng Sa-môn
Hoặc Bàn-môn vẫn tồn cảm thọ
Sự kích thích, xuyên tạc, động tâm
Của những ai sống phù trầm
Tham ái chi phối nên lầm, đáng thương !
36. Các Tỷ Kheo ! Lập trường nói tới
Vô Nhân Luận lập bởi Sa-môn
Hoặc Bà-la-môn, chủ trương
Bản ngã, thế giới vẫn thường Vô Nhân
Hai Luận Chấp thiết thân của họ
Y chỉ vào Luận đó định phân.
Đó là kinh nghiệm cá nhân
Không biết, không thấy của tầng Sa-môn
Hoặc Bàn-môn vẫn tồn cảm thọ
Sự kích thích, xuyên tạc, động tâm
Của những ai sống phù trầm
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 046
Tham ái chi phối nên lầm, đáng thương !
37. Các Tỷ Kheo ! Lập trường đơn cử
Luận bàn về Quá Khứ Tối Sơ
Chấp kiến, đề xướng khế cơ
Mười Tám luận chấp lửng lờ đề ra
Được trình bày bao la lý luận
Có những điều mâu thuẩn, không chân.
Đó là kinh nghiệm cá nhân
Không biết, không thấy của tầng Sa-môn
Hoặc Bàn-môn vẫn tồn cảm thọ
Sự kích thích, xuyên tạc, động tâm
Của những ai sống phù trầm
Tham ái chi phối nên lầm, đáng thương !
38. Các Tỷ Kheo ! Lập trường Hữu Tưởng
Chấp bản ngã Có Tưởng sau khi
Chết rồi, Tưởng vẫn còn ghi
Mười Sáu luận chấp họ thì xướng lên
Hữu Tưởng Luận làm nền tư tưởng
Y chỉ vào, đề xướng luận phân.
Đó là kinh nghiệm cá nhân
Không biết, không thấy của tầng Sa-môn
Hoặc Bàn-môn vẫn tồn cảm thọ
Sự kích thích, xuyên tạc, động tâm
Của những ai sống phù trầm
Tham ái chi phối nên lầm, đáng thương !
Các Tỷ Kheo ! Lập trường Vô Tưởng
Chấp bản ngã Không Tưởng, sau khi
Chết rồi, Tưởng có còn chi
Với Tám luận chấp, họ thì xướng lên
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 047
Vô Tưởng Luận làm nền tư tưởng
Y chỉ vào, đề xướng luận phân.
Đó là kinh nghiệm cá nhân
Không biết, không thấy của tầng Sa-môn
Hoặc Bàn-môn vẫn tồn cảm thọ
Sự kích thích, xuyên tạc, động tâm
Của những ai sống phù trầm
Tham ái chi phối nên lầm, đáng thương !
40. Các Tỷ Kheo ! Lập trường đề xướng
Là Hữu Tưởng, Vô Tưởng cùng không,
Chẳng phải Có Tưởng sẵn sinh
Chẳng phải Không Tưởng khi mình chết đi
Phi Hữu Tưởng cùng Phi Vô Tưởng
Tám Luận Chấp đề xướng nhiều lần.
Đó là kinh nghiệm cá nhân
Không biết, không thấy của tầng Sa-môn
Hoặc Bàn-môn vẫn tồn cảm thọ
Sự kích thích, xuyên tạc, động tâm
Của những ai sống phù trầm
Tham ái chi phối nên lầm, đáng thương !
41. Các Tỷ Kheo ! Lập trường Đoạn Diệt
Chấp hủy diệt, tiêu mất, hủy hình
Sau chết, của loài hữu tình
Với Bảy luận chấp, thuyết minh dài dòng
Đoạn Diệt Luận, số đông Phạm Chí
Các Sa-môn cùng ý luận phân.
Đó là kinh nghiệm cá nhân
Không biết, không thấy của tầng Sa-môn
Hoặc Bàn-môn vẫn tồn cảm thọ
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 048
Sự kích thích, xuyên tạc, động tâm
Của những ai sống phù trầm
Tham ái chi phối nên lầm, đáng thương !
42. Các Tỷ Kheo ! Lập trường đề xướng
Luận Hiện Tại Tối Thượng Niết Bàn
Với Năm luận chấp rõ ràng
Sa-môn, Phạm-chí các hàng nêu lên
Loài hữu tình dưới trên tồn tại
Y chỉ vào Hiện Tại Niết Bàn.
Đó là kinh nghiệm cá nhân
Không biết, không thấy của tầng Sa-môn
Hoặc Bàn-môn vẫn tồn cảm thọ
Sự kích thích, xuyên tạc, động tâm
Của những ai sống phù trầm
Tham ái chi phối nên lầm, đáng thương !
43. Các Tỷ Kheo ! Lập trường luận chấp
Về Tương Lai đề cập luận bàn
Sa-môn, Phạm-chí các hàng
Bốn Mươi Bốn luận chủ quan xướng đề
Chấp kiến về Tương Lai, y cứ
Đề xướng đủ sở kiến nhiều phần.
Đó là kinh nghiệm cá nhân
Không biết, không thấy của tầng Sa-môn
Hoặc Bàn-môn vẫn tồn cảm thọ
Sự kích thích, xuyên tạc, động tâm
Của những ai sống phù trầm
Tham ái chi phối nên lầm, đáng thương !
44. Các Tỷ Kheo ! Lập trường đơn cử
Luận bàn về Quá Khứ Tối Sơ
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 049
Luận bàn Tương Lai đang chờ
Tương Lai & Quá Khứ Tối Sơ thế nào ?
Họ đề xướng với bao sở kiến
Sáu Mươi Hai luận biện xoay vần.
Đó là kinh nghiệm cá nhân
Không biết, không thấy của tầng Sa-môn
Hoặc Bàn-môn vẫn tồn cảm thọ
Sự kích thích, xuyên tạc, động tâm
Của những ai sống phù trầm
Tham ái chi phối nên lầm, đáng thương !
***
45. Các Tỷ Kheo ! Lập trường được tả
Chấp bản ngã, thế giới trường tồn
Là Thường Trú Luận xoay tròn
Y chỉ lý thuyết sáo mòn khăng khăng
Bốn luận chấp họ hằng hướng tới
Chấp bản ngã, thế giới thường hằng
Chủ trương phát khởi rõ ràng
Do sự xúc chạm từ đàng các căn.
46. Các Tỷ Kheo ! Họ hằng chấp thủ
Nửa Thường Trú và nửa Vô Thường
Sa-môn, Phạm Chí chủ trương
Với Bốn luận chấp lập trường phát sinh
Là Vô Thường, hữu tình một hạng
Với hạng khác, Thường Trú luận cương
Chủ trương phát khởi rõ ràng
Do sự xúc chạm từ đàng các căn.
47. Các Tỷ Kheo ! Họ hằng chấp thủ
Luận Hữu Biên vừa cả Vô Biên
Với Bốn luận chấp tùy duyên
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 050
Chỉ Hữu Biên hay chỉ riêng Vô Cùng
Hay Vô Biên đi chung Giới Hạn
Chẳng Hữu Biên cũng chẳng Vô Biên
Chủ trương phát khởi đến liền
Do sự xúc chạm từ tuyền các căn.
*
48. Các Tỷ Kheo ! Họ hằng chấp thủ
Ngụy Biện Luận với đủ biện minh
Với Bốn luận chấp đinh ninh
Một số ngoại đạo mặc tình chủ trương
Dùng những lời uốn trườn ngụy biện
Như loài lươn sông biển vẫy vùng
Chủ trương phát khởi rõ ràng
Do sự xúc chạm từ đàng các căn.
49. Các Tỷ Kheo ! Họ hằng chấp thủ
Vô Nhân Luận với đủ Hai phần
Bản ngã, thế giới rõ rằng
Được sinh do bởi Vô Nhân, chấp liền
Chủ trương ấy mặc nhiên phát khởi
Do xúc chạm từ bởi các căn.
50. Các Tỷ Kheo ! Họ chấp rằng
Tối Sơ Quá Khứ luận bàn, đề ra
Họ chấp kiến, thông qua, y chỉ
Mười Tám Luận đề nghị, chấp toàn
Chủ trương phát khởi rõ ràng
Do sự xúc chạm từ đàng các căn.
51. Các Tỷ Kheo ! Họ hằng chấp thủ
Hữu Tưởng Luận là chủ trương này
Sau chết, Có Tưởng như nay
Mười Sáu luận chấp trình bày nơi đây
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 051
Chủ trương ấy như vầy phát khởi
Do xúc chạm từ bởi các căn.
52. Các Tỷ Kheo ! Họ chấp rằng
Bản ngã Vô Tưởng khi thân chết rồi
Tám luận chấp họ thời đề xướng
Khi mạng chung chẳng Tưởng nào còn
Chủ trương phát khởi rõ ràng
Do sự xúc chạm từ đàng các căn.
53. Các Tỷ Kheo ! Họ hằng chấp kỹ
Những Sa-môn, Phạm-chí đề ra
Bản ngã khi chết, trải qua
Cả hai loại Tưởng thì là những chi ?
Phi Hữu Tưởng cùng Phi Vô Tưởng
Tám luận chấp đề xướng lan man
Chủ trương phát khởi rõ ràng
Do sự xúc chạm từ đàng các căn.
54. Các Tỷ Kheo ! Họ hằng đề cập
Sự đoạn diệt, tiêu mất, hủy tan
Đoạn Diệt Luận, họ luận bàn
Với Bảy luận chấp lan man lập trường
Chủ trương ấy cùng nương phát khởi
Do xúc chạm từ bởi các căn.
55. Các Tỷ Kheo ! Nên nhớ rằng :
Sa-môn, Phạm-chí vẫn hằng chủ trương
Năm Luận Chấp họ thường đề xướng
Luận Hiện Tại Tối Thượng Niết Bàn
Chủ trương phát khởi rõ ràng
Do sự xúc chạm từ đàng các căn.
56. Các Tỷ Kheo ! Họ hằng cố chấp
Về Tương Lai, đề cập luận bàn
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 052
Chấp kiến, y cứ cảm quan
Bốn Mươi Bốn luận chấp toàn vào đây
Y chỉ gì luận này đề xướng
Về tương lai định hướng lan man
Chủ trương phát khởi rõ ràng
Do sự xúc chạm từ đàng các căn.
57. Các Tỷ Kheo ! Họ hằng chấp thủ
Về Tối Sơ Quá Khứ luận bàn
Luận bàn về cả Tương Lai
Tối Sơ Quá Khứ & Tương Lai cùng bàn
Họ đề xướng nhiều đàng sở kiến
Sáu Mươi Hai luận biện chu toàn
Chủ trương phát khởi rõ ràng
Do sự xúc chạm từ đàng các căn.
***
58. Này Chúng Tăng ! Sa-môn, Phạm-chí
Thường Trú Luận, chấp kỹ lập trường
Bản ngã, thế giới Còn Thường
Với Bốn luận chấp chủ trương chẳng đồng
Chủ trương này họ không cảm thọ
Nếu không có cảm xúc, vô hồn.
59. Các Tỷ Kheo ! Những Sa-môn
Hay những Phạm-chí chấp tồn chủ trương
Thường Trú Luận & Vô Thường, họ nói
Là Thường còn : Một loại hữu tình
Vô Thường loại khác hữu tình
Với Bốn luận chấp thuyết minh chẳng đồng
Chủ trương này họ không cảm thọ
Nếu không có cảm xúc, vô hồn.
60. Các Tỷ Kheo ! Những Sa-môn
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 053
Hay những Phạm-chí chấp tồn ý riêng
Bốn luận chấp Vô Biên & Giới Hạn
Là Hữu Biên cùng hạng Vô Biên
Họ không cảm thọ được liền
Nếu không cảm xúc, vô duyên vô hồn.
61. Các Tỷ Kheo ! Sa-môn, Phạm-chí
Ngụy Biện Luận chấp kỹ chủ trương
Dùng lời trườn uốn như lươn
Cùng với Bốn luận, họ thường chấp ngay
Chủ trương này họ không cảm thọ
Nếu không có cảm xúc, vô hồn.
62. Các Tỷ Kheo ! Những Sa-môn
Hay những Phạm-chí chấp tồn chủ trương
Vô Nhân Luận lập trường đề xướng
Chấp bản ngã, thế giới Vô Nhân
Với Hai luận chấp sẵn dành
Ngoại đạo tranh luận ngọn ngành đả thông
Chủ trương này họ không cảm thọ
Nếu không có cảm xúc, vô hồn.
63. Các Tỷ Kheo ! Những Sa-môn
Hay những Phạm-chí chấp tồn chủ trương
Về Tối Sơ lập trường Quá Khứ
Đề xướng nhiều luận cứ lập lờ
Mười Tám luận chấp bấy giờ
Y chỉ theo đó tôn thờ thuyết đây
Chủ trương này họ không cảm thọ
Nếu không có cảm xúc, vô hồn.
64. Các Tỷ Kheo ! Những Sa-môn
Hay những Phạm-chí chấp tồn chủ trương
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 054
Hữu Tưởng Luận lập trường đề xướng
Chấp bản ngã Có Tưởng đồng thời
Sau khi thân chết đi rồi.
Mười Sáu luận chấp nổi trôi chẳng đồng
Chủ trương này họ không cảm thọ
Nếu không có cảm xúc, vô hồn.
65. Các Tỷ Kheo ! Những Sa-môn
Hay những Phạm-chí chấp tồn chủ trương
Vô Tưởng Luận lập trường đề xướng
Chấp bản ngã Không Tưởng đồng thời
Sau khi thân chết đi rồi.
Với Tám luận chấp, chết rồi hết mong !
Chủ trương này họ không cảm thọ
Nếu không có cảm xúc, vô hồn.
66. Các Tỷ Kheo ! Những Sa-môn
Hay những Phạm-chí chấp tồn chủ trương
Phi Hữu Tưởng cùng Phi Vô Tưởng
Chấp bản ngã các Tưởng chẳng là
Chẳng phải Có Tưởng cùng qua
Chẳng phải Không Tưởng xảy ra sau phần
Thân chết đi, chẳng cần đề cập
Tám luận chấp họ lập đề cương
Họ không cảm thọ chủ trương
Nếu không cảm xúc, dở ươn vô hồn.
67. Các Tỷ Kheo ! Sa-môn, Phạm-chí
Đoạn Diệt Luận chấp kỹ lập trường
Đoạn diệt, tiêu mất ; chủ trương
Với Bảy luận chấp họ thường xướng ngay
Chủ trương này họ không cảm thọ
Nếu không có cảm xúc, vô hồn.
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 055
68. Các Tỷ Kheo ! Những Sa-môn
Hay những Phạm-chí chấp tồn chủ trương
Luận Hiện Tại Niết Bàn đề xướng
Loài hữu tình tư tưởng chấp vào
Với Năm luận chấp thấp cao
Họ chấp Năm thứ hoặc vào Một thôi.
Chủ trương này không nơi cảm thọ
Nếu không có cảm xúc, vô hồn.
69. Các Tỷ Kheo ! Những Sa-môn
Hay những Phạm-chí chuyên môn luận bàn
Về Tương Lai họ toàn chấp kiến
Đề ra nhiều luận biện khác nhau
Bốn Mươi Bốn luận trước sau
Họ đã đề xướng thấp cao, chấp vào
Chủ trương này không sao cảm thọ
Nếu không có cảm xúc, vô hồn.
70. Các Tỷ Kheo ! Những Sa-môn
Hay những Phạm-chí chấp tồn chủ trương
Về lập trường Tối Sơ Quá Khứ
Chấp kiến và y cứ điều này
Luận chấp có Sáu Mươi Hai
Họ đã đề xướng đúng sai không màng
Chủ trương này họ không cảm thọ
Nếu không có cảm xúc, vô hồn.
*
71. Các Tỷ Kheo ! Những Sa-môn
Hay những Phạm-chí chấp tồn chủ trương
Tất cả SÁU MƯƠI HAI luận thuyết
Mà các con đã biết qua rồi
Tất cả các vị này thời
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 056
Có những cảm thọ từ nơi lục trần
Sáu xúc xứ là nhân xúc chạm
Do cảm thọ, Tham Ái phát sinh
Do duyên tham ái, Thủ sinh
Do Thủ phát khởi – Hữu sinh, lập thành
Do duyên Hữu , sự Sanh phát khởi
Do duyên sanh , đưa tới điều chi ?
Già, Chết, Khổ, Não, Ưu, Bi
Đồng thời phát khởi, chung qui luân hồi.
*
Các Tỷ Kheo ! Hiện thời Tăng Chúng
Vị Tỷ Kheo biết đúng chân như
Sự tập khởi, sự diệt trừ
Vị ngọt, nguy hiểm xuất từ sáu căn
Vị ấy sẽ dần dần hiểu biết
Vượt ra ngoài dị biệt ngụy tà
Tất cả Luận Chấp kể ra
Sáu Mươi Hai thứ phải qua suy tầm.
72. Các Tỷ Kheo ! Chủ tâm lập dị
Bà-la-môn (Phạm-chí), Sa-môn
Đề cử, y cứ, chấp tồn
Tối Sơ Quá Khứ hoặc dồn Tương Lai
Nhiều sở kiến trong ngoài sai biệt
Họ sẽ bị lưới nghiệt bao ngoài
Là lưới của Sáu Mươi Hai
Luận chấp đề xướng Tương lai,Trước này
Dầu nhảy vọt, không sao khỏi lưới
Vì trên dưới đã bị bao vây.
Các Tỷ Kheo ! Thí dụ này :
Như người đánh cá là tay lành nghề
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 057
Với tấm lưới sít sao dùng để
Bao phủ cá không thể thoát ra
Dầu chúng vùng vẫy, nhảy qua
Vẫn bị hạn cuộc, lưới đà bủa vây.
*
Cũng như vậy, những tay ngoại đạo
Chấp lập trường điên đảo Tương Lai
Tối Sơ Quá Khứ càng sai
Luận chấp có Sáu Mươi Hai luận đề
Những vị ấy cũng đều bị phủ
Trong tấm lưới có đủ các chiều
Cho dầu nhảy vọt, cố liều
Cũng vẫn bị lưới mọi chiều phủ vây
Sáu Mươi Hai lưới này trùm khắp
Đó chính những Luận Chấp lầm sai.
*
Các Tỷ Kheo ! Thân Như Lai
Tuy còn tồn tại, nhưng ngoài tử sinh
Những nguyên nhân định đời sống khác
Đã chấm dứt sống thác lụy phiền
Loài người và cả chư Thiên
Thấy được thân ấy sinh tiền Như Lai
Khi thân hoại, Như Lai tịch diệt
Thì mọi loài cũng tuyệt thấy gì !
Các Tỷ Kheo ! Hãy tư duy
Nếu có một nhánh đầy chi chit xoài
Nhánh bị chặt, chùm xoài cũng chết
Thân Như Lai, giống hệt dụ này
Tái sinh, chặt đứt như vầy
Cũng như chặt đứt nhánh xoài, tuyệt căn ”.
* * *
Trường Bộ (Tập 1) Kinh 01 : PHẠM VÕNG * MLH – 058
Đức A-Nan nghiêm thân phục bạch :
– “ Kỳ diệu thay ! Kính bạch Thế Tôn !
Hy hữu thay ! Bạch Thế Tôn !
Chúng con phải gọi Pháp môn là gì ? ”.
– “ Này A-Nan ! Phụng trì tôn trọng
Pháp môn đây LỢI VÕNG tên này
PHÁP VÕNG cũng chính là đây
PHẠM VÕNG tên gọi, từ nay phụng trì
Gọi KIẾM VÕNG chẳng chi sai lạc
Tuy khác tên, không khác nghĩa mầu
VÔ THƯỢNG CHIẾN THẮNG cao sâu
Là một nghĩa khác, đặt đầu tên kinh.
*
Khi Thế Tôn thuyết minh rành mạch
Chúng Tỷ Kheo nhiều cách hân hoan
Suy gẫm lời dạy Thế Tôn
Hiểu tận, tín thọ Pháp môn tuyệt vời
Kinh PHẠM VÕNG đời đời ghi tạc
Đã đánh bạt Tà Thuyết chơi vơi
Một ngàn thế giới nơi nơi
Thảy đều rúng động, vang lời tôn xưng ./-
*
* *
( Chấm dứt Kinh 01 : PHẠM VÕNG – Brahmajàlasutta )