Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. “Dường như Cái trí lan rộng vô tận”

19/07/201114:19(Xem: 6169)
17. “Dường như Cái trí lan rộng vô tận”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 3

PHƠI BÀY LỜI GIẢNG

1950-1959

CHƯƠNG 17

“Dường như Cái trí lan rộng vô tận.”

Tháng ba năm 1955, người ta quyết định rằng trước khi quay lại Châu âu, Krishnaji sẽ nghỉ một tháng tại Ranikhet, một nhà ga trên đồi ở Himalayas. Suốt những năm cai trị của người Anh, Ranikhet, trong những dãy Kumaon của Himalayas, là một vị trí quân sự – không người dân sự nào sống ở đó. Những ngôi nhà, giống như tất cả những ngôi nhà nào được xây dựng bởi người Anh trong những nhà ga trên đồi của Ấn độ, đều là những bản sao nhớ cố hương giống hệt những ngôi nhà người Anh – núp mình trong những cái vườn, đầy hoa thơm và những cây thông nhựa thơm và những cây thông tuyết cao ngất. Mùi hăng của nhựa thông và khói thấm vào cây cối. Những bụi hoa đã được trồng dọc theo vệ đường, và vào mùa hè chúng rực rỡ những bông hoa.

Từ Ranikhet hình thành sẵn lộ trình đến những vị trí thiêng liêng của hành hương, nằm sâu trong những rặng Himalayas – đến Kedarnath và Badrinath, ngôi nhà ở Himalayas của Shiva và Vishnu; đến những nguồn của con sông Ganga và Jamuna; và đến Kailash và Manasarovar ở Tibet. Kailash, ngôi nhà trên núi bao bọc bởi tuyết của Shiva sau khi ông được chấp nhận vào danh sách các vị thần Brahmin, có hình như chóp nón. Ở một phía của hòn núi là Manasarovar, cái hồ nước trong xanh là nơi nghỉ ngơi của những con thiên nga vàng thần thoại, ham sa. Âm thanh của cái tên con thiên nga vang rền cùng những yên lặng của vũ trụ, và cùng hơi thở vào ra của prana sức mạnh của sự sống. Ở phía bên kia của hòn núi là Raksasa Tal, một cái hồ núi lửa có nước màu đen hung tợn. Hai cái hồ này tượng trưng hai khía cạnh của Shiva và của cái trí – sự hỗn loạn và sự yên lặng tuyệt đối.

Từ Ranikhet, vào một ngày quang đãng, người ta có thể thấy một dải rộng của những đỉnh núi Himalayan phủ tuyết. Chúng có những cái tên thiêng liêng – Nandadevi, Neelkanth, Nandakhot, Trisul. Bình minh và hoàng hôn, mặt trời giữa trưa khạc lửa, mặt trăng tròn vào ban đêm – tất cả bộc lộ ánh sáng và những cái bóng trên những khuôn mặt kiên định, đe dọa của chúng. Chúng là những người thấy vĩnh cửu, những người bảo vệ đất đai và nguồn của những con sông ban tặng sự sống.

Achyut đã đi đến Ranikhet và tìm được một ngôi nhà, Ardee, cho Krishnaji sống. Người ta sắp xếp rằng, chồng của tôi lái xe đưa Krishnaji từ Bombay đến Ranikhet. Krishnaji đã ở Bombay tổ chức những nói chuyện và những bàn luận, và họ quyết định anh sẽ rời để đi đến những quả đồi vào ngày 18 tháng ba. Tuy nhiên, ở Bombay anh bị sốt nặng. Krishnaji bị mê sảng; anh không thể chịu được sự ồn ào và giường nằm của anh phải được chuyển sang phòng khách. Dr. Nathubhai, một bác sĩ giỏi, khám cho Krishnaji và khẳng định rằng anh đã có những con giun do bởi ăn thức ăn sống. Thân thể nhạy cảm của K đã phản ứng dữ dội, và bàng quang và đường dẫn nước tiểu bị viêm. Tuy nhiên, với sự điều trị, Krishnaji hồi phục mau chóng. Tuần thứ ba của tháng ba chúng tôi ở Delhi, và vào ngày 28 tháng ba, chúng tôi sẵn sàng rời đó để đi đến những hòn núi.

Kitty Shiva Rao đã sắp xếp một trong những người giúp việc của em, Diwan Singh, và Tanappa từ Rajghat, đi trước đến Ranikhet và chuẩn bị ngôi nhà cho Krishnaji. Chuyến đi khoảng trên hai trăm dặm. Vì Krishnaji không thể chịu được sức nóng, chúng tôi bắt đầu chuyến đi lúc 5 giờ sáng.

Krishnaji ngồi ghế trước cùng người chồng của tôi, đang lái xe, và Madhavachari và tôi ngồi phía sau. Không khí sáng sớm thật mát mẻ, và chúng tôi đi gần đến những chân đồi trước khi mặt trời quá nóng. Trước kia Krishnaji là người lái xe giỏi. Sự cảnh giác cực độ của anh có thể nhận biết được những giây phút trước khi thảm hoạ xảy ra. Nhưng như người lái xe phụ, anh đang gây nhiều bối rối. Suốt chuyến hành trình anh liên tục chỉ bảo Jayakar làm việc này và không làm việc kia; cảnh báo anh ấy về những nguy hiểm đang đến gần. Nhiều lần chúng tôi gợi ý rằng Krishnaji ngồi cùng chúng tôi ở phía sau, nhưng anh quả quyết không chịu chuyển chỗ ngồi.

Madhavachari và tôi bắt đầu bàn luận những vấn đề khác nhau liên quan đến hiểu rõ về chính mình. Chúng tôi đã bền bỉ leo lên núi; quang cảnh những thác nước và những hẻm núi sâu và những sườn đồi dựng đứng phủ đầy cây đỗ quyên. Chúng tôi nhìn ra ngoài cây cối đang thay đổi, những tảng đá và những vách đứng, những con suối ào ào. Chúng tôi đang nói về sự tỉnh thức, và mổ xẻ vấn đề đến từng chi tiết về bản chất của nó, khi bỗng nhiên chúng tôi cảm thấy bị nẩy người lên. Chúng tôi không chú ý và tiếp tục bàn luận của chúng tôi. Một vài giây sau, Krishnaji quay lại và hỏi chúng tôi đang bàn luận điều gì. “Sự tỉnh thức,” chúng tôi nói, và ngay lập tức bắt đầu đặt ra cho anh những câu hỏi về nó. Anh lắng nghe, nhìn chúng tôi đầy giễu cợt, và sau đó hỏi, “Bạn có nhận thấy điều gì vừa xảy ra lúc nãy?”

“Không.”

“Chúng ta vừa tông một con dê, bạn thấy nó?”

“Không.”

Sau đó rất nghiêm nghị anh nói, “Và bạn đang bàn luận sự tỉnh thức.” Không từ ngữ nào cần thiết nữa. Nó gây choáng váng cực độ.

Ngôi nhà ở Ranikhet mọc đầy dây leo, ngôi vườn phủ đầy cỏ dại, nhưng những cây thông tuyết và những cây thông nhựa thơm vây quanh ngôi nhà. Sự tinh khiết nồng nặc của nhựa thông tỏa khắp những căn phòng. Nó là an bình mãnh liệt bởi sự yên lặng được tìm thấy nơi những ngôi nhà cô đơn nằm trong những cánh rừng.

Chồng tôi và tôi quay lại Delhi sau khi ở lại đêm đó. Madhavachari phải đi đến Madras, và anh ấy theo về cùng chúng tôi. Achyut ở cùng Krishnaji một vài ngày.

Krishnaji thực hiện những chuyến dạo bộ rất lâu một mình. Trong những cây thông nhựa thơm và những cánh rừng thông tuyết anh bị lạc, nhưng tìm được lối về theo bản năng.

Cây cối tương phản cái phông của những đỉnh núi Himalayas là một cảnh tuyệt vời. Anh nói về những đỉnh núi này trải dài từ Nepal đến những hang động Badrinath: “Chúng cách chúng tôi khoảng sáu mươi dặm, cùng một thung lũng xanh sậm mênh mông giữa chúng và chúng tôi, trải dài trên hai trăm dặm. Chúng kéo thẳng đường chân trời từ đầu này sang đầu kia. Sáu mươi dặm đang ngăn cản đó dường như biến mất, và chỉ có sức mạnh và sự cô đơn đó. Những đỉnh núi này, một số cao trên 25.000 feet, mang những cái tên thiêng liêng, bởi vì những thần thánh sống ở đó, và con người đến với chúng từ những khoảng cách thật xa xôi để tôn sùng và để chết.

“Cái trí dường như bao phủ không gian mênh mông và khoảng cách vô tận, hay nói khác hơn cái trí dường như lan rộng mà không có một kết thúc, và đằng sau và vượt khỏi cái trí có cái gì đó mà ôm ấp tất cả những sự vật trong nó.”

Sau đó anh chất vấn những nhận biết riêng của anh. “Cái vượt khỏi tất cả ý thức không thể suy nghĩ được hay trải nghiệm được bởi cái trí. Nhưng vậy thì, cái gì mà đã nhận biết và ý thức được cái gì đó hoàn toàn khác hẳn những chiếu rọi của cái trí? Ai trải nghiệm nó? Chắc chắn đó không là cái trí của những ký ức, những phản ứng và những thôi thúc hàng ngày.

“Liệu có một cái trí khác?” anh tự hỏi mình. “Liệu có một bộ phận của cái trí mà ngủ im lìm, chỉ được thức dậy bởi cái đó mà một mình và vượt khỏi tất cả cái trí? Nếu đây là như thế, vậy thì bên trong cái trí luôn luôn có cái đó mà vượt khỏi tất cả suy nghĩ và thời gian. Và tuy nhiên điều đó không thể được, bởi vì nó chỉ là sự suy nghĩ giả thiết và thế là một sáng chế khác của cái trí.

“Bởi vì sự bao la không được sinh ra từ qui trình của cái trí, vậy thì cái gì nhận biết nó? Liệu cái trí như người trải nghiệm nhận biết nó, hay sự bao la tự nhận biết nó bởi vì không có người trải nghiệm? Chỉ có cái đó, và cái đó tự nhận biết nó mà không-đo lường. Nó không khởi đầu và không từ ngữ.”

Vào chiều tối, Krishnaji ngồi trước lò sưởi và nhờ Achyut dạy cho anh một ít tiếng Phạn. Achyut bắt đầu đọc Mandukya Upanishadcùng Krishnaji. Upanishadmà bộc lộ âm thanh của Aum – toàn âm thanh của nguyên âm trong đó không có những phụ âm – âm thanh Aum mà vang vọng trong vũ trụ và trong những cái hang của quả tim khi tất cả những âm thanh phía bên ngoài đã kết thúc.

Achyut hỏi, “Có điều gì sai trái với âm điệu Aum nếu cái trí trở nên yên lặng?”

“Cái trí của bạn trở nên yên lặng?”

“Trong giây phút đó khi chúng ta ngâm âm thanh – ‘cái tôi’ không hiện diện,” Achyut nói.

Trả lời của Krishnaji phủ nhận tất cả những nương tựa và những cái nạng. “Việc gì bạn đang làm bao hàm thời gian. Cái đó không liên quan gì đến thời gian. Thời gian không bao giờ có thể dẫn đến cái khác lạ.”

Achyut quay lại đồng bằng sau một vài ngày và Krishnaji ở một mình tại Ardee. Một loạt những lá thư gửi tới người chồng của tôi tiết lộ sự lưu tâm tỉ mỉ của Krishnaji về quần áo của anh. Anh luôn luôn có một cảm giác say đắm về màu sắc và kết cấu của vải. Những loại vải dệt bằng tay làm say mê anh. Ở Ấn độ anh mặc rất đơn giản nhưng thanh lịch, một kurtadài đến dưới đầu gối và những bộ pyjamarộng. Để cho ấm áp anh mặc một jackethay một choga. Anh có nhiều những loại vải bằng len đẹp này, được cho anh bởi Mrs. Besant, chế từ len tuscủa Kashmir, trong những màu nâu mật đậm.

Trong năm 1948 và vài năm sau, anh chỉ mặc màu trắng. Nhưng sau đó tình yêu những màu đất của người hành khất thịnh hành. Bạn bè mua cho anh những loại vải bông dệt bằng tay và những kurtabằng vải lanh thô dệt bằng tay được chế tạo từ những phế phẩm sau khi lụa đã được quấn thành chỉ, trong những màu sắc từ màu kem đậm đến màu nâu vàng cháy và những màu sắc nhuộm vỏ cây được mặc bởi những thầy tu Phật giáo.

Sống một mình, cùng một người nấu bếp chăm sóc những nhu cầu của anh, Krishnaji đã tự làm mới mẻ chính anh. Anh thực hiện những chuyến dạo bộ thật lâu, nói chuyện cùng những đỉnh tuyết phủ, nhìn ngắm, lắng nghe thế giới bên trong anh và quanh quanh anh. Một lần anh kể cho chúng tôi một câu chuyện về nhiều con khỉ, những con khỉ mặt đen của Châu á thường đu đưa trên những ngọn cây quanh Ardee. Một buổi sáng anh đang viết trong phòng của anh, cửa sổ mở. Bỗng nhiên anh có một cảm giác của đôi mắt đang chú ý nhìn anh. Anh ngước lên và thấy một con khỉ trưởng thành đang ngồi trên bệ cửa sổ và nhìn chằm chằm vào căn phòng. Krishnaji đứng dậy và bước về phía con khỉ. Khi họ đối diện nhau, con khỉ dơ bàn tay của nó ra. Krishnaji cầm nó và con khỉ để cho anh nắm chặt. Có sự tin cậy tuyệt đối. Krishnaji diễn tả sự tiếp xúc lòng bàn tay con khỉ như mạnh mẽ, rất mềm mại, bất kể những vết chai sạn do bởi leo trèo những cành cây. Trong vài phút họ vẫn còn cầm tay nhau, sau đó con khỉ cố gắng vào phòng. Krishnaji đẩy nó ra, nhẹ nhàng nhưng kiên quyết, và đóng cửa sổ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com