Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 6: Tóm tắt Lời giảng 1978-1985

19/07/201114:19(Xem: 4991)
Phần 6: Tóm tắt Lời giảng 1978-1985

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 6

TÓM TẮT LỜI GIẢNG

1978-1985

CHƯƠNG 32

“Liệu bạn có thể từ Hôm nay nhìn Ba mươi năm như Quá khứ?

Không phải từ Ba mươi năm nhìn Hôm nay?”

Đ

ầu mùa hè năm 1978, tôi ở Anh tại Brockwood Park. Trong khi ở đó, tôi thực hiện hai đối thoại cùng Krishnaji. Từ khoảng năm 1970 tôi đã cảm thấy một thay đổi trong lời giảng của Krishnaji. Sự tiếp xúc của anh cùng cộng đồng khoa học, trong những bàn luận và những hội thảo, đã giới thiệu vào từ ngữ của anh một chính xác hơn nhiều. Anh đang thâm nhập nghĩa lý gốc của những từ ngữ; đang cẩn thận định nghĩa sự sử dụng những từ ngữ bộ não, cái trí, ý thức của anh. Anh không còn thâm nhập từng bước một vào sự suy nghĩ hay vào những vấn đề như sự sợ hãi, ghen tuông, tức giận. Những diễn tả anh đã sử dụng trong cuối những năm 1940 và 1950 – “người suy nghĩ và suy nghĩ là một”, hay “sự cần thiết phải quan sát suy nghĩ, thấy nó nảy sinh, thấy nó biến mất, theo sát nó cho đến khi nó kết thúc”; hay “lắng nghe và nhận biết khoảnh khắc quan trọng của nảy sinh suy nghĩ” – không còn rành rành trong những nói chuyện sau giữa những năm 1970. Đến năm 1978 anh đang nói về một tổng thể của thấy, một thấy tổng thể.

Tôi nói với anh rằng tôi đã lắng nghe anh được ba mươi năm, và tôi cảm thấy rằng đã có một thay đổi trong những lời giảng. “Liệu tổng thể có thể nảy sinh mà không cần sự quan sát từng bước một của ý thức?” Tôi hỏi. “Anh đã chuyển động khỏi? Liệu đã có một khai mở hay một thay đổi?”

Krishnaji thâm nhập câu hỏi của tôi, sau đó nói, “Khai mở sẽ là đúng đắn; lời giảng đều trong cùng phương hướng, nó là tổng thể hơn là một tìm hiểu của chi tiết. Nó là trực tiếp, đơn giản, và bao quát.”

Tôi hỏi, liệu sự bất động tổng thể của cái trí mà anh nói, lúc này có thể xảy ra được mà không cần sự quan sát, chất vấn, tìm hiểu? Krishnaji đang lắng nghe cẩn thận, bởi vì anh luôn luôn làm như thế trong đối thoại. Anh nói, “Kết thúc tổng thể của suy nghĩ là bất động, là yên lặng; suy nghĩ như thời gian phải kết thúc.”

Tôi hỏi anh, “Nếu thời gian là chuyển động của trở thành, không cần quan sát chuyển động của trở thành đó trong ý thức, liệu trở thành có thể kết thúc? Không cần ba mươi năm lắng nghe, quan sát phía bên ngoài và phía bên trong, liệu có thể có một kết thúc đối với trở thành? Liệu không có một thay đổi cơ bản trong lời giảng?”

Trả lời của Krishnaji gây giật mình. Anh hỏi, “Liệu bạn có thể từ hôm nay nhìn ba mươi năm như quá khứ? Không phải từ ba mươi năm nhìn hôm nay?”

Trong một khoảnh khắc, tôi bị bối rối bởi sự phân biệt – “Không cần hôm qua, liệu người ta có thể nhìn lại hôm qua?”

“Khi bạn nhìn từ hôm nay sang hôm qua, bạn nhìn từ một cái trí khác hẳn, bằng hai mắt trong đó bạn không bám vào hôm qua,” anh nói.

“Tôi có một hôm qua,” tôi nói, “Vì vậy, từ hôm nay, tôi có thể nhìn lại hôm qua.”

“Làm thế nào bạn nhìn quá khứ từ hôm nay?” Krishnaji hỏi. “Chất lượng cốt lõi vốn có sẵn là thấy tổng thể. Thấy và lắng nghe từ hôm nay sang hôm qua đó là bất động. Hiện tại chứa đựng tổng thể của quá khứ. Đó là như thế sao?” Krishnaji nghi ngờ. “Và bạn có ý gì qua từ ngữ hiện tại? Liệu có thể hiểu rõ, có một thấu triệt vào tổng thể ngay tức khắc?” Krishnaji đang tự-thâm nhập vào chính anh khi những đáp lại của anh nảy ra.

“Không cần tự-hiểu rõ, tìm hiểu, dò dẫm vào ý thức, làm thế nào có thể xảy ra được?” Tôi từ chối chuyển động khỏi vị trí của tôi. Rồi thì, bỗng nhiên, tôi thấy nó. Thấy từ hôm nay sang ba mươi năm là kết thúc những liên tiếp, những ảnh hưởng từ một sự việc qua một sự việc. Nó là thấy bằng chiều sâu vào chiều sâu. Thấy trở lại, hay thấy từ ba mươi năm đến hôm nay, là thấy từng bước một, thấy bằng thời gian như đo lường.

“Lúc này, chúng ta sẽ thâm nhập như thế nào?” Krishnaji hỏi.

“Cách đây ba mươi năm anh nắm tay dắt chúng tôi và thâm nhập vào ý thức; hôm nay, anh đã buông tay anh ra,” tôi nói.

“Chúng ta chín chắn hơn nhiều,” Krishnaji nói.

“Điều gì đã gây ra sự chín chắn đó? Ba mươi năm?” Tôi hỏi.

“Không – không – không.”

Tôi nói tôi thấy ba thời kỳ rõ rệt trong lời giảng. Những ngày đầu tiên, khi Krishnaji nói về hiểu rõ về chính mình, về người suy nghĩ và suy nghĩ là một, về tự do khỏi sự bênh vực và chỉ trích. Trong những năm 1960, anh ấy đã chuyển động sang một phủ nhận của cá thể như tách khỏi dòng chảy của nhân loại; từ sự tiếp cận từng bước một, Krishnaji đã chuyển động sang sự cấp bách phải có một cách mạng trong dòng chảy của nhân loại. Anh ấy đã không còn đề cập đến bất kỳ vấn đề cụ thể nào như tham lam hay hận thù. Trong quá khứ, anh ấy đã sử dụng những từ ngữ như bộ não, cái trí, suy nghĩ, ý thức theo một cách thay thế lẫn nhau, như quá khứ, như ký ức. Trong những năm 1970, những thuật ngữ của anh ấy đã trở nên chính xác hơn nhiều. Anh ấy đang dò dẫm vào bản chất của sự quan sát, và sự ảo tưởng nằm dưới sự phân chia giữa người quan sát và vật được quan sát. Năm 1978, dường như anh ấy lại quan tâm đến vũ trụ, và đến một nhận biết tổng thể.

“Khi Krishnaji nói rằng sự nhận biết tổng thể có thể xảy ra được ngay lúc này, cái gì khởi sự nó? Cái gì cho sự chín chắn đến hai mắt và hai tai để lắng nghe, mà không cần quá khứ của ba mươi năm?” Tôi hỏi.

“Làm thế nào một người mù thấy ánh sáng?” Krishnaji hỏi. “Không cần sự chuẩn bị, liệu có thể có một tầm nhìn tổng thể? Không cần sự tìm hiểu tỉ mỉ, liệu người ta có thể thấy tổng thể của tất cả sự tồn tại? Liệu người ta có thể thấy tổng thể của ý thức? Tôi nói, có, điều này có thể xảy ra được.”

“Vậy là, vị trí của cách đây ba mươi năm là không thực sự?” Tôi hỏi.

“Không, tôi sẽ không nói như thế,” Krishnaji nói. “Lúc đó, vị trí là thực sự.”

“Liệu sự nhận biết của người suy nghĩ và suy nghĩ như một – một nhận biết tổng thể – có thực sự đúng đắn như sự nhận biết này hôm nay?” Tôi hỏi.

“Nhưng tôi nghi ngờ liệu K đã trải qua tất cả việc đó. Điều gì anh ấy đã nói lúc đó đều từ tổng thể như điều gì anh ấy nói lúc này. Sự tìm hiểu tỉ mỉ đó được sinh ra từ một tổng thể của nhận biết,” Krishnaji nói.

Tôi không thỏa mãn, và theo đuổi sự thâm nhập. “Liệu người tiếp cận lời giảng lần đầu tiên hiểu rõ ‘trở thành’, mà không cần thấy trở thành như một chuyển động trong ý thức?’

“Bạn đang hỏi liệu bạn phải đi qua trường học, cao đẳng, trước kỳ thi cuối cùng của bạn?” Krishnaji đáp lại.

“Tôi biết anh sẽ nói tiến trình là thời gian. Nhưng tôi nói, lúc đó nó đã là tổng thể giống như nó là lúc này. Nếu anh nói rằng, lúc đó người ta có thể đi thẳng vào thấy tổng thể như anh đã chỉ bảo cho chúng tôi, liệu anh có thể chỉ bảo cho chúng tôi ngay lúc này?” Tôi thách thức Krishnaji.

Krishnaji hỏi, “Liệu người ta có thể thấy không cần quá khứ? Liệu người ta có thể có thấu triệt không cần gánh nặng của hôm qua? Thấu triệt là tức khắc. Sự nhận biết của tổng thể là một nhận biết tức khắc. Nếu điều đó là như thế, sự cần thiết cho chuẩn bị là gì?” Người ta có thể cảm thấy trạng thái cứng đơ của cái trí bất động. “Thấu triệt có thể xảy ra được chỉ trong tức khắc. Tức khắc không bị kiềm hãm trong thời gian. X không thể thấy điều đó. Anh ấy nói, ‘Chỉ cho tôi phải làm gì?’ K nói, ‘Quan sát người suy nghĩ và suy nghĩ như một.’ Liệu X đang lắng nghe, hay liệu một qui trình của trừu tượng đang xảy ra, mà xô đẩy X ra khỏi sự nhận biết tức khắc?”

“Anh có lẽ phủ nhận ba mươi năm, nhưng nó hiện diện ở đó. Cái trí mà đã lắng nghe suốt ba mươi năm có thể thâu nhận điều gì anh nói ngày hôm nay.”

Krishnaji hỏi, “Lắng nghe là gì? Tại sao người ta đã không thấy khi người này nói, ‘Sự nhận biết tức khắc là tổng thể?’ ”

“Nó giống như đang yêu cầu anh ‘đưa thấu triệt cho tôi,’ ” tôi trả lời.

“Không ai có thể đưa thấu triệt cho một người khác. Bạn hỏi, anh có thể đưa thấu triệt cho tôi? Phản ứng của bạn đến câu nói, ‘Không thời gian nào, không tiến hóa nào có thể đưa nó cho bạn.’ là gì? ”

“Vâng, đó là như thế,” tôi nói.

“Đối với điều đó K nói, ‘Lắng nghe, không ai có thể đưa nó cho bạn.’ Nếu bạn lắng nghe, nó phải có một hiệu quả lạ thường. Toàn chú ý của bạn được gom lại trong lắng nghe. Trong lắng nghe, không có thời gian.”

“Anh nghĩ rằng không-tìm hiểu, không-dò dẫm, có thể lắng nghe như thế?” Tôi hỏi.

Krishnaji đang nói bằng sự khẩn thiết và đam mê vô cùng, “Dò dẫm sẽ không tạo ra lắng nghe. Điều gì xảy đến cho cái trí của bạn khi bạn lắng nghe? Nó có nghĩa tôi phải xóa sạch mọi thứ. Toàn sự lệ thuộc mà tôi đã vun đắp suốt hàng thiên niên kỷ.”

“Liệu anh nói rằng đã không có sự thay đổi trong lời giảng?” Tôi hỏi.

“Không gì cả,” Krishnaji trả lời.

Có sự yên lặng trong phòng. “Liệu đã có một thay đổi phía bên trong ở trong anh suốt những năm này?” Tôi hỏi bằng sự lưỡng lự vô cùng. Có một khoảng ngừng lâu. Dường như Krishnaji đang nhìn phía bên trong, đang thâm nhập thăm thẳm vào chính anh ấy.

“Cho phép tôi nhìn ngắm. Tôi chưa bao giờ được đặt ra câu hỏi này. Liệu từ khởi đầu hay từ ba mươi năm đã có một thay đổi phía bên trong? Không,” Krishnaji nói, “Tôi nghĩ đã không có thay đổi cơ bản nào. Cái đó là bất động.”

Lại có sự yên lặng trong một khoảng thời gian. Sau đó Krishnaji hướng về phía bác sĩ riêng của anh, Dr. Parchure, và Narayan và hỏi họ, “Các bạn nói gì cho câu nói này, rằng sự nhận biết của tổng thể là tức khắc? Rằng thời gian không cần thiết. Sự chuẩn bị không cần thiết. Bạn hỏi, ‘Tôi sẽ làm gì? Lời giảng kế tiếp là gì?’ Đối với nó, trả lời sẽ là ‘lắng nghe.’ Bạn đã lắng nghe câu nói đó một cách chính xác? Thời gian, sự chuẩn bị, toàn qui trình của sự tiến hóa đều không-cần thiết. Nếu bạn lắng nghe như thế, bạn có sự nhận biết tổng thể.”

Anh quay về phía tôi. “Vậy là, Pupulji, sự kiện là, toàn thái độ của chúng ta đều được đặt nền tảng trên sự tiến hóa – trở thành, phát triển, kiếm được, cuối cùng đến được. Tôi nghĩ rằng sự tin tưởng cơ bản đó là tuyệt đối sai lầm.”

“Tôi thấy sự thật của điều đó. Tôi có thể lắng nghe điều đó mà không có một lăn tăn trong ý thức,” tôi nói.

“Nếu bạn lắng nghe như thế, điều gì xảy ra?” Sự yên lặng trôi chảy. Từ chiều sâu vô hạn Krishnaji nói, “Điều gì xảy ra nếu Buddha nói với tôi, ‘sự kết thúc của đau khổ là ân lành của từ bi’? Tôi là một người trong số những người lắng nghe của ông ta. Tôi không tìm hiểu câu khẳng định này. Tôi không diễn giải câu khẳng định này thành cách suy nghĩ của tôi. Tôi chỉ đang ở trong trạng thái của chú ý tổng thể cực nhạy của lắng nghe. Không có gì khác nữa. Bởi vì khẳng định đó có sự thật lạ thường, sự thật vô hạn. Từng đó đủ rồi. Sau đó tôi sẽ hỏi Buddha, ‘Tôi không thể có khả năng mãnh liệt của lắng nghe đó, vì vậy làm ơn hãy giúp tôi,’ và trả lời là, ‘Trước hết lắng nghe điều gì tôi đang nói. Không có tác nhân bên ngoài mà cái trí hay suy nghĩ đã sáng chế.’ Nhưng tôi lại kinh hãi, bởi vì tôi thấy nó có nghĩa từ bỏ mọi thứ mà tôi bám víu. Thế là, tôi hỏi, ‘Làm thế nào tôi sẽ được không-lệ thuộc?’ Khoảnh khắc tôi nói ‘làm thế nào,’ tôi rơi lại rồi. Ông ta nói, ‘Đừng lệ thuộc,’ nhưng tôi không đang lắng nghe. Tôi tôn sùng ông ta, nhưng tôi không đang lắng nghe. Bởi vì sự quyến luyến có một vị trí quan trọng trong sống của tôi. Thế là, ông ta nói, ‘Quẳng nó đi, quẳng nó đi, trong một tích tắc.’ ” Anh ngừng rất lâu. “Khoảnh khắc bạn có sự nhận biết vào sự kiện, bạn được tự do khỏi sự kiện.”

“Liệu nó là một nghi vấn của thấy sự tổng thể của câu khẳng định đó của Buddha, ‘Đừng quyến luyến,’ mà không có những từ ngữ?” Tôi hỏi.

“Dĩ nhiên, từ ngữ không là sự việc. Câu khẳng định, nói nở hoa không là sự việc đó. Phải có tự do khỏi từ ngữ. Sự mãnh liệt của lắng nghe là mấu chốt của nó,” Krishnaji nói.

“Cái gì cho người ta sự mãnh liệt đó?” Tôi khoét sâu.

“Không gì cả.” Câu khẳng định là tuyệt đối. “Toàn cách suy nghĩ của chúng ta đều được đặt nền tảng trên trở thành, tiến hóa. Nó không liên quan gì đến sự khai sáng.

“Cái trí đã bị quy định quá nặng nề. Nó không lắng nghe. K nói điều gì đó tuyệt đối sự thật. Điều gì đó bất di bất dịch, không thể thay đổi, và nó có trọng lượng vô hạn, giống như một con sông cùng những khối lượng khổng lồ của nước đằng sau nó. Nhưng X không lắng nghe câu khẳng định lạ thường đó. Bạn đưa ra một câu hỏi: ‘Liệu đã có một thay đổi cơ bản trong K từ những năm 1930, 1940?’

“Tôi trả lời, không. Đã có thay đổi đáng kể trong sự diễn tả. Lúc này, nếu bạn đang lắng nghe bằng mãnh liệt, vậy thì điều gì xảy ra khi một khẳng định được thực hiện – rằng thời gian, qui trình, tiến hóa, bao gồm hiểu biết – phải được xóa sạch. Liệu bạn sẽ lắng nghe câu khẳng định đó? Nếu bạn có lắng nghe, bạn thực sự đang xóa sạch chúng. Rốt cuộc, lắng nghe, thấy một cách tổng thể, giống hệt như sấm sét mà hủy diệt mọi thứ. Trải qua toàn tiến hành đó không là phủ nhận sự việc khoảnh khắc này.”

“Đó là nó – lúc này anh đã nói nó.”

“Cái gì?” Krishnaji hỏi.

“Nó có nghĩa trải qua toàn sự việc, mà không phủ nhận sự tức khắc,” tôi nói. “Điều đó không có nghĩa thời gian bị dính dáng.”

“Nhưng con người diễn giải nó như thời gian,” Krishnaji nói.

Ngày hôm sau tại Brockwood, chúng tôi bàn luận về khả năng định nghĩa những thuật ngữ của anh để cho sự nhầm lẫn không nảy sinh từ những người lắng nghe của anh. Qua năm tháng phần nhiều trong những từ ngữ của anh đã thay đổi ý nghĩa. Chúng tôi bắt đầu bằng những từ ngữ ý thức, suy nghĩ, bộ não, và cái trí. Chúng tôi bàn luận về từ ngữ ý thức, và anh hỏi, “Bạn định nghĩa nó như thế nào?” Tôi nói rằng ý thức là sự nhận biết của tồn tại, của hiện diện. Sự nhận biết rằng người ta ‘là.’ Tiếp theo chúng tôi tìm hiểu sự liên quan của suy nghĩ với ý thức. “Suy nghĩ không liên quan gì với tổng thể của ý thức, nhưng liên quan với những bộ phận của nó.” Krishnaji nói.

“Nhưng liệu do bởi nhờ vào suy nghĩ mà ý thức tự-phơi bày chính nó? Bộ phận đó được phơi bày trong ‘ngay lúc này’ như mảnh,” tôi trả lời.

“Suy nghĩ phơi bày bộ phận đó hay sao? Suy nghĩ là một mảnh. Liệu suy nghĩ, mà là một mảnh, có thể thấy tổng thể của ý thức? ‘Tôi bị tổn thương’ – cảm giác đó là một bộ phận của ý thức. Suy nghĩ là một mảnh bị vỡ ra trong chuyển động. Mảnh đó, suy nghĩ đó, không thể thấy tổng thể. Suy nghĩ không thấy nó bị tổn thương; nó nói, ‘Tôi bị tổn thương.’ ” Krishnaji đang nói tỉ mỉ thêm.

“Nhưng đó là một hình thành suy nghĩ,” tôi nói.

“Danh tánh – hình dạng – môi trường sống là cấu trúc của ‘cái tôi.’ Suy nghĩ không nói nó bị tổn thương.”

“Ai nói điều đó?” Tôi chất vấn.

“Hãy quan sát nó một cách thực tế,” Krishnaji nói. “Tôi bị tổn thương – trong giải thích sự tổn thương đó, suy nghĩ nghĩ rằng nó khác biệt với cấu trúc mà nó đã dựng lên, mà là sự tổn thương. Suy nghĩ không bao giờ có thể nhận biết được toàn nội dung của ý thức. Nó chỉ có thể nhận biết được mảnh. Nội dung tổng thể của ý thức là gì? Bạn nói ý thức hàm ý sự tồn tại – cái gì sẽ cho ý nghĩa tổng thể đối với ý thức?” Krishnaji hỏi.

“Nó có một ý nghĩa tổng thể sao?”

“Ý thức là tổng thể của sự sống. Không những sống của tôi, sống của bạn, nhưng còn cả sống của thú vật, cái cây; tổng thể của tất cả sự sống,” Krishnaji nói.

“Anh đang sử dụng từ ngữ ý thức rất khác biệt với điều gì anh đã nói vào đầu những năm 1950.”

“Vâng, tôi đang chuyển động khỏi điều gì tôi đã nói lúc ban đầu,” Krishnaji nói.

“Liệu ý thức là tổng thể của sự sống?” Tôi lại thắc mắc.

“Tôi đang cảm thấy quanh quanh. Tôi đang hỏi, liệu ý thức là tổng thể của sự sống? Tôi nghĩ ý thức có thể là toàn cầu, nhưng nó vẫn còn bị giới hạn.” Krishnaji đang khoét sâu.

“Điều gì anh nói rất mới mẻ. Liệu chúng ta có thể theo sát nó? Ý thức là tổng thể của sự sống. Liệu nó khác biệt với trải nghiệm về sống của tôi?”

“Trải nghiệm về sống của bạn là trải nghiệm của mọi con người. Nó có lẽ có những sắc màu khác nhau, nhưng nó có cùng phương hướng. Sống của bạn là sống của con người, của nhân loại, tại cơ bản bạn không khác biệt với nhân loại. Ý thức của bạn là ý thức của nhân loại. Nhân loại trải qua sự khó nhọc – mọi thứ đều trải qua sự khó nhọc – thú vật, tất cả thiên nhiên?”

“Anh muốn nói ý thức là toàn hiện tượng của sự sống – của sự tồn tại?”

“Bạn có ý gì qua từ ngữ hiện tượng?” Krishnaji vẫn còn đang nhìn vào nghi vấn.

“Cái mà có thể nhận biết được bởi những giác quan.”

“Đó chỉ là bộ phận của nó,” Krishnaji nói.

“Bộ phận còn lại là gì?” Tôi hỏi.

“Tất cả trải nghiệm, hiểu biết được tích lũy, những khốn khổ thuộc tâm lý của con người mà bạn không thể tiếp xúc hay nếm trải. Sự rối loạn, sự lo âu thuộc tâm lý có thể gây ảnh hưởng các cơ quan của con người hay cây cối. Đó là tiến trình của nhân loại. Nó là toàn cầu. Nó là số mạng chung của con người.”

“Làm thế nào suy nghĩ có thể nhận biết tổng thể của ý thức?”

Krishnaji ngừng lại để thả cho nghi vấn lắng sâu. “Nếu suy nghĩ không thể nhận biết, vậy thì cái gì nhận biết tổng thể? Phải có một nhân tố vận hành mà thấy tổng thể. Nếu nó không là suy nghĩ – Liệu nó là cái trí? Liệu nó là những tế bào não?”

“Như chúng hiện diện hôm nay, những tế bào não mang ký ức. Bộ não như nó là, không thể nhận biết tổng thể của ý thức,” tôi trả lời.

“Bởi vì suy nghĩ không thể thấy nó. Chuyển động của bộ não không thể hiểu rõ sự tổng thể. Liệu cái trí có thể nhận biết sự tổng thể? Vậy thì cái trí là gì? Pupulji, chúng ta hãy xác thực hơn. Hãy tìm ra liệu có một chuyển động vượt khỏi ý thức. Liệu chúng ta hiểu rõ chuyển động của suy nghĩ như một hoạt động của bộ não? Liệu đó là một bộ phận của suy nghĩ phía bên trong bộ não, giả mạo một nhận biết mà vượt khỏi ý thức này? Tôi không nghĩ nó có thể thấy cái đó như nó là ‘ngay lúc này.’ ” Anh ngừng. “Cái trí là gì? Liệu nó thuộc trí năng? Dĩ nhiên, bộ phận của nó là mảnh trí năng. Liệu mảnh trí năng có thể nhận biết?”

“Trí năng tách khỏi suy nghĩ?” Tôi hỏi.

“Không phải. Trí năng là vật lạ thường nhất mà chúng ta có. Chúng ta tôn thờ mảnh trí năng, nhưng liệu nó có thể nhận biết sự tổng thể của ý thức? Mảnh trí năng là sản phẩm của suy nghĩ. Liệu cái trí có thể nhận biết sự tổng thể?” Krishnaji vẫn còn đang khoét sâu.

“Bạn đang sử dụng cái trí như thể nó là một dụng cụ. Bạn nói nó có thể nhận biết. Cái trí là một dụng cụ hay một cánh đồng?”

“Cái trí là cánh đồng à? Nó là toàn cánh đồng – hay bộ phận của cánh đồng?”

“Cái trí gồm cả trí năng, và những giác quan có vai trò gì?” Tôi hỏi.

“Tôi không nghĩ những cảm xúc – cảm giác – có thể tạo ra một nhận biết của tổng thể.”

“Anh sẽ loại trừ vị trí của những giác quan như loại đó?”

“Không, tôi không loại trừ chúng.”

“Chúng đang được sử dụng sai lầm?” Tôi hỏi.

“Khi suy nghĩ tự đồng hóa chính nó cùng cảm xúc, vậy thì nó trở thành ‘cái tôi,’ ” Krishnaji nói. “Bạn nói cái trí là cánh đồng, ma trận. Một cánh đồng bị giới hạn. Cái trí gồm cả bộ não, suy nghĩ, cảm xúc, trí năng. Liệu thời gian là bộ phận của cánh đồng – bộ phận của cái trí?” Krishnaji đang mở rộng lãnh vực của thâm nhập. “Nếu thời gian không là bộ phận của cái trí, liệu cảm xúc là bộ phận của cái trí?”

“Chúng ta đang bàn luận những giác quan được đồng hóa cùng ham muốn đang xây dựng cấu trúc của cái tôi, hay những giác quan có bất kỳ vai trò nào khác?” Tôi hỏi.

“Vâng. Tôi thấy mầm mống của nó là gì. Quan sát cùng tất cả những giác quan của bạn – trong đó không có sự đồng hóa. Câu hỏi là, liệu bạn có thể quan sát và lắng nghe cùng tất cả những giác quan được thức dậy?”

“Liệu anh có thể quan sát và lắng nghe trong một tích tắc của thời gian?” Tôi hỏi. “Liệu có thể quan sát cùng tất cả những giác quan của anh, và trong trạng thái đó liệu có bất kỳ chuyển động của suy nghĩ?”

Krishnaji tiếp tục thâm nhập khi anh chất vấn. “Khi có chuyển động của suy nghĩ, lúc đó nó là một giác quan riêng biệt đang vận hành. Liệu tôi có thể tìm ra, không hiểu có một kích thước hoàn toàn khác hẳn? Một trạng thái nơi ý thức mà chúng ta biết nó, không còn hiện diện?”

“Anh đã thâm nhập và đã phủ nhận tất cả những dụng cụ đã được biết mà chúng tôi có. Dụng cụ duy nhất mà anh không phủ nhận là sự chuyển động của giác quan.”

“Làm thế nào tôi có thể phủ nhận những giác quan?” Krishnaji nói.

“Nhờ vào những giác quan mà có lẽ có khả năng được tự do khỏi ảo tưởng.”

“Điều này chỉ có thể được khi giác quan như đồng hóa cùng suy nghĩ, được hiểu rõ. Lúc đó, những giác quan không sản sinh cấu trúc thuộc tâm lý, như ‘cái tôi.” Sự chuyển động của suy nghĩ, những cảm xúc, như sợ hãi, hận thù, quyến luyến, đang tiếp diễn không ngừng nghỉ trong bộ não. Chúng ta muốn tạo ra trật tự trong nó. Dụng cụ hay chất lượng nào là cần thiết để chuyển động khỏi vòng tròn mê đắm này của ý thức?” Krishnaji hỏi.

“Nghi vấn cuối cùng rất có giá trị.”

“Tôi đang cố gắng chuyển tải rằng phải có trật tự tổng thể cho cái vũ trụ hiện diện. Tôi thấy rằng có vô trật tự tổng thể trong sống hàng ngày. Trật tự là cần thiết. Cái gì sẽ mang lại trật tự?”

“Chỉ có một dụng cụ mà có khả năng của được tự do khỏi sự bại hoại.”

“Những giác quan?” Krishnaji hỏi.

“Nói cách khác, anh đã khóa chặt mọi dụng cụ mà bộ não có.”

“Chúng ta cũng không khóa chặt những giác quan, hay sao?” Krishnaji hỏi.

Con gái của tôi Radhika đã ra nước ngoài từ năm 1957 – trước hết như một sinh viên và, sau hôn nhân của cháu, như một người cư ngụ ở Mỹ và kế tiếp ở Toronto, Canada. Những gốc rễ của cháu nằm sâu thẳm ở Ấn độ và trong lời giảng của Krishnaji, mà cháu đã lắng nghe từ mười tuổi. Cốt lõi của điều gì anh đã nói đã vững vàng trong cháu qua những năm tháng bằng một đơn giản và một chất lượng giống như trẻ em. Cháu có những gặp gỡ thỉnh thoảng cùng Krishnaji ở Ấn độ và Mỹ, nhưng trong một cử chỉ của tự-phòng vệ cháu đã lẩn tránh anh, để bảo toàn cách sống mà cháu đã cam kết. Kết hôn với một giáo sư, cháu sống trong một thế giới của uyên bác và những quyển sách. Nhưng sâu thẳm bên trong cháu, cháu nhận biết sự tầm thường của sống và những giá trị của cháu; một luyến tiếc vô hạn cho sự khai sáng mà cháu đang buông bỏ nằm sâu thẳm trong cháu.

Tháng 12 năm 1978, cháu cùng hai người con gái của cháu đến ở cùng Krishnaji tại Rishi Valley, và quay về vào mùa đông năm 1979. Cháu gặp Krishnaji nhiều lần; anh lan tỏa sang cháu bằng sự chú ý của anh và cháu bị chuyển động sâu thẳm bởi sự hiện diện của anh.

Năm 1980 và 1981, người chồng của cháu, Hans Herzberger, theo cháu đến Ấn độ, và cháu sống và dạy học ở Rishi Valley. Chính là trong suốt thời kỳ này, cháu đã bàn luận cùng Krishnaji về khả năng quay về Ấn độ và đến Rishi Valley của cháu. Tôi đứng ngoài những nói chuyện, bởi vì tôi không muốn sự quyến luyến cháu của tôi tạo thành một đám mây quanh quyết định của cháu. Người chồng của cháu, hiểu rõ sự tốt lành trong con người Radhika và nhạy cảm đến bầu không khí tỏa ra từ Rishi Valley, đã đồng ý làm việc dựa vào những thể thức cho phép cháu Radhika ở Ấn độ. Krishnaji không gây ảnh hưởng cháu, nhưng nói chuyện với cháu về sống của cháu và lời giảng. Radhika và gia đình cháu đi từ Rishi Valley đến Oxford. Cháu thăm Brockwood Park nhiều lần, gặp Krishnaji. Quyết định quay về Ấn độ của cháu rất chắc chắn. Mùa xuân năm 1982 cháu đã hoàn tất bằng Ph. D. tiếng Phạn và Nghiên cứu Phật giáo, và mùa thu năm 1982 cháu ở Rishi Valley. Người chồng của cháu đã đạt được một sắp xếp với trường đại học của cậu ấy để dạy một học kỳ và trải qua học kỳ thứ hai làm công việc nghiên cứu trong lãnh vực riêng của cậu ấy, triết học.

Trong bốn năm qua, nhiều người trẻ tuổi có năng lực cao đã giúp đỡ những ngôi trường – Rishi Valley; Valley School ở Bangalore; Rajghat, Varanasi; School ở Madras; và Bal Anand, ngôi trường cho trẻ em không quyền lợi ở Bombay, mà Nandini đã điều hành suốt ba mươi năm qua. Một thức dậy mới mẻ là điều rõ ràng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567