Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. "Tại sao bạn không bắt đầu lau chùi bậc thềm cửa trước của nhà bạn, bộ phận thuộc con đường của bạn mà là chính bạn.”

19/07/201114:19(Xem: 6967)
13. "Tại sao bạn không bắt đầu lau chùi bậc thềm cửa trước của nhà bạn, bộ phận thuộc con đường của bạn mà là chính bạn.”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 2

KRISHNAMURTI Ở ẤN ĐỘ

1947 – 1949

CHƯƠNG 13

“Tại sao bạn không bắt đầu lau chùi bậc thềm cửa trước của nhà bạn, bộ phận thuộc con đường của bạn mà là chính bạn.”

T

rong khi ở Delhi, Krishnaji là khách của người anh của Sanjavee Rao, Sir B. N. Rao, một luật sư và một viên chức nổi tiếng, một thành viên của ngành công chức Ấn độ, người đã được yêu cầu bởi Thủ tướng Jawaharlal Nehru để đưa ra những lời khuyên trong việc thực hiện cái khung của hiến pháp Ấn độ. Delhi đang tắm trong ánh mặt trời rực rỡ, chầm chậm nhận biết được những hàm ý của sự tự do và vô vàn những cơ hội đang chờ đợi sẵn trong mọi phương hướng. Hội đồng Lập pháp đã bắt đầu làm việc; những luật sư, những người suy nghĩ về chính trị, và những người đấu tranh cho tự do đã tụ họp để trình bày có hệ thống trong một hiến pháp viết bằng tay về những lý tưởng mà họ đã chiến đấu vì nó. Không tôn giáo, bình đẳng trước luật pháp, tự do ngôn luận, tự do không bị bắt bớ giam cầm độc đoán – tất cả đều đang được đưa ra tranh luận bằng đam mê. Nhưng nằm dưới những bàn luận này là vụ ám sát Ganhdiji và những sự kiện bi thương khi chia cắt đất nước đã phơi bày sự bạo lực và những lực lượng phân chia được chôn giấu thật sâu trong mảnh đất Ấn độ và những gợi ý của hỗn loạn, sợ hãi, và tàn sát trong tương lai.

Sanjeeva Rao, người giáo dục thanh lịch và một trong những người hợp tác lâu nhất của Annie Besant, đã từ Madras đến ở cùng Krishnaji. Theo cùng ông là người vợ Padmabai, một người giáo dục có năng lực cao và một người tiên phong trong sự giáo dục phụ nữ ở Uttar Pradesh. Vào cuối những năm 1920 trong một thời gian ngắn tôi đã học tại Varanasi, ngôi trường nơi Padmabai là hiệu trưởng. Cao cả, luôn luôn bảo vệ, sẵn sàng giúp đỡ, bà chuyển tải sự thương yêu và quan tâm đến những cô gái trẻ tuổi, và cũng được đáp lại bằng tình yêu của các em. Trong những năm 1920 sự giáo dục phụ nữ ở Uttar Pradesh vẫn còn là một đề tài nhạy cảm. Nó yêu cầu sự thông minh và tính trung thực để phổ biến những giá trị đúng đắn cho những cô gái bên trong cái khung bị giới hạn mà môi trường sống đòi hỏi. Nguời em út của Sir B. N. Rao, Shiva Rao, người đại diện địa phương ở Delhi của tờ báo hàng ngày The Hindu, viết bằng ngôn ngữ Anh Ấn và có ảnh hưởng sâu rộng, đang ở chung nhà cùng B. N. Rao. Người vợ của ông Kitty, một người Úc đã đến Ấn độ trong những năm 1920 và dạy học ở Montessori School cho trẻ em tại Varanasi, đảm trách nữ chủ nhà của B. N. Rao.

Vào những buổi chiều sau bữa ăn tối, K nghe anh em Rao bàn luận về Ấn độ và những rắc rối của hiến pháp mới đang được hình thành.

K đang viếng thăm và nói chuyện ở Delhi sau khi vắng mặt nhiều năm, và huyền thoại về những năm đầu đời của anh đã tạo ra sự hiếu kỳ và sự quan tâm vô cùng. Những người khoa học, những người cầm quyền, những người ngoại giao, những giáo sư, và những khất sĩ đến những nói chuyện và những bàn luận của anh, thách thức anh bằng những câu hỏi về những thực tế khắc nghiệt của tình hình Ấn độ. Họ phát hiện trong Krishnaji một người lắng nghe nhiệt thành và yên lặng, và thách thức anh bởi sự không đầy đủ của lời giảng của anh, khẳng định rằng anh không có giải pháp cho những vấn đề của nghèo đói, những người thuộc đẳng cấp ti tiện, hệ thống đẳng cấp. Trả lời của Krishnaji là đặt ra một câu hỏi khác: Liệu họ đã biết bản chất của vấn đề rộng lớn này?

Trong người thầy hiện đại này họ tìm kiếm một Vivekanand, nhưng rời khỏi đầy bối rối – bởi vì họ gặp phải một con người của sự hiện diện siêu đẳng mà không phù hợp vào bất kỳ những bảng phân loại biết trước của họ về những vị thánh và những khất sĩ. Anh trả lời những câu hỏi về nghèo đói bằng cách nói rằng những nhu cầu của con người – lương thực, chỗ ở, quần áo – chỉ có thể được tổ chức hiệu quả khi những nhu cầu không bị lợi dụng cho những mục đích thuộc tâm lý để có được những kết quả tự-loại trừ, nhưng được giải quyết trên mức độ riêng của chúng. Nhận biết được sự tự mãn và thiển cận của những người hỏi, anh khiển trách họ: “Cái trí là chính bạn. Nó không thể yên lặng khi nó đang ngồi trên miệng một núi lửa.” Phủ nhận tất cả những niềm tin, những tín điều huyền bí, và những luyện tập, anh nói cùng những người đã tụ họp, “Cái tôi không là một thực thể vĩnh cửu, nhưng một con suối, nước đang chảy.”

Hầu hết mọi người ở Ấn độ đã chứng kiến sự đấu tranh dành độc lập và sức mạnh của một chuyển động tập thể, và họ cảm thấy rằng để xây dựng một Ấn độ mới mẻ, vô vàn người phải phát động một đấu tranh mới mẻ cho những giá trị. Krishnaji bảo họ, “Để sáng tạo một cấu trúc mới mẻ tôi phải là người kiến trúc, người xây dựng cũng như người công nhân.” Khi được hỏi một con người có thể làm được gì, anh trả lời, “Bạn suy nghĩ dựa vào những chuyển động to lớn, những hành động to lớn, những trách nhiệm to lớn, nhưng bạn không nhận trách nhiệm. Tại sao bạn không bắt đầu lau chùi bậc thềm cửa trước của nhà bạn, bộ phận của con đường của bạn mà là chính bạn?”

Ánh sáng thông minh của anh đang dò dẫm vào suy nghĩ và cái trí. “Chúng ta cảm thấy rằng ‘cái tôi’ khác biệt với suy nghĩ, với cái trí. Liệu ‘cái tôi’, người suy nghĩ tách rời khỏi suy nghĩ? Vậy thì người suy nghĩ có thể vận hành vào suy nghĩ. Liệu ‘cái tôi’ tách rời khỏi những phẩm chất của nó? Xóa sạch suy nghĩ, người suy nghĩ ở đâu? Sau mỗi câu anh ngừng lại, như thể thả cho những từ ngữ chìm sâu vào ý thức của người lắng nghe.

“Chúng ta cảm thấy rằng ‘cái tôi’ là vĩnh cửu, bởi vì tất cả những suy nghĩ khác đến và đi. Nếu người suy nghĩ là vĩnh cửu, vậy thì suy nghĩ có thể được thay đổi, được kiểm soát, được biến đổi bởi người suy nghĩ. Nhưng ‘cái tôi’ không là kết quả của suy nghĩ hay sao? Cái trí của bạn tách rời ‘cái tôi’ khỏi suy nghĩ bởi vì nó không thể chịu nổi tình trạng không-vĩnh cửu. Suy nghĩ không thể chuyển động từ cái đã được biết đến cái không biết được. Làm tự do cái trí khỏi cái đã được biết là tất cả mọi việc mà cái trí phải làm. Muốn tìm ra cái gì vượt khỏi những từ ngữ, những từ ngữ phải ngừng lại. Tôi chỉ có thể sử dụng từ ngữ để đến cái cửa.”

Tháng mười hai, Krishnaji được mời đến Teen Murti House, nơi cư ngụ chính thức của Thủ tướng. Tôi cũng có mặt. Jawaharlal vừa quay lại từ Jaipur Congress và trông rất mệt mỏi và buồn bã. Ông nói với Krishnaji, “Thời gian này tôi rất bận rộn, đang làm việc gì mà tôi không biết.” Ông hỏi Krishnaji làm thế nào những lực lượng không-hòa nhập đang lan tràn mau lẹ có thể được ngăn chặn. Krishnaji trả lời rằng sự hòa nhập chỉ có thể bắt đầu tại mức độ cá thể.

“Đây phải là một tiến hành từ từ, trong khi sự không-hòa nhập đang lan tràn mau lẹ,” Jawaharlal Nehru nói. “Có gì để chứng tỏ rằng những lực lượng không-hòa nhập sẽ không tràn ngập những lực lượng hòa nhập?”

Krishnaji trả lời, “Điều đó có thể được.”

Sau đó họ bàn luận làm thế nào cá thể sẽ tự tái sinh chính anh ấy. Krishnaji nói, “Sự hiểu rõ về cái tôi chỉ sinh ra trong liên hệ, trong nhìn ngắm chính bạn trong liên hệ với con người, những ý tưởng, và những sự vật; với cây cối, quả đất, và thế giới quanh bạn và bên trong bạn. Sự liên hệ là cái gương trong đó cái tôi được phơi bày. Nếu không có hiểu rõ về chính mình không có nền tảng cho suy nghĩ và hành động đúng đắn.”

Jawaharlal Nehru ngắt lời và hỏi, “Làm thế nào người ta bắt đầu?”

K trả lời, “Bắt đầu nơi bạn là. Đọc mỗi từ ngữ, mỗi cụm từ, mỗi đoạn văn của cái trí, khi nó vận hành qua sự suy nghĩ.”

Nehru đang lắng nghe, nhưng người ta có thể thấy sự mệt mỏi trên khuôn mặt của ông. Ông hỏi, “Nhân tố chung trong tất cả con người là gì?”

“Ham muốn lẩn tránh đau khổ và tìm kiếm hạnh phúc,” Krishnaji nói.

Kế tiếp Nehru bàn luận sự sợ hãi mà đang xô đẩy con người đến những hành động của bạo lực. Ông hỏi Krishnaji liệu hành động được sinh ra từ sự hiểu rõ có thể làm tự do con người khỏi sợ hãi, sợ hãi thuộc tâm lý mà là lực lượng thúc đẩy những hành động của con người.

Krishnaji nói, “Tự do khỏi sợ hãi chỉ có thể được sinh ra khi con người nhận biết được chuyển động của sợ hãi bên trong chính anh ấy. Đang thấy nó là đang dập tắt nó.”

Jawaharlal Nehru và Krishnaji dường như thực sự không hiệp thông cùng nhau ngoại trừ một hay hai lần. Thủ tướng có vẻ rất quan tâm, nhưng rất mệt mỏi. Ông giữ cho mình tỉnh táo bằng cách hút thuốc. Cái trí của ông quay lại vấn đề của sự hòa hợp và sự tiếp cận đến hiểu rõ về chính mình. “Làm thế nào con người hiểu rõ về chính anh ấy?” Ông cứ liên tục đang hỏi, đang tìm kiếm một chứng cớ.

“Nhìn ngắm cái gì bên ngoài bạn và bên trong bạn. Nhìn ngắm những suy nghĩ của bạn,” Krishnaji nói. “Ai là người suy nghĩ? Và liệu những suy nghĩ tách khỏi người suy nghĩ?” Anh nói về sự cần thiết phải có một cách mạng sâu thẳm trong ý thức; về sự khẩn cấp phải có một nhận biết của toàn cầu để vận hành, nếu không có nó con người không thể tồn tại. Đây là những từ ngữ tiên tri; chúng sẽ bắt đầu có sự xác nhận quan trọng trong thế giới bạo lực, phân chia của những năm 1980.

Trên đường về nhà sau gặp gỡ, Krishnaji bị bực dọc và buồn bã. Anh bình phẩm rằng cái trí của Nehru là một cái trí nhạy cảm, tốt lành. Nó bị lãng phí trong chính trị. Chính trị gây chết người. Sau đó, tại bữa ăn tối, Krishnaji bàn luận với anh em Rao về vấn đề của không-hoà nhập ở Ấn độ. “Xã hội đang liên tục không-hòa nhập. Vậy thì vị trí của một người đổi mới trong xã hội là gì? Anh ấy không đang thêm vào không-hòa nhập hay sao? Một người đổi mới quan tâm đến những hậu quả và những sắp xếp lại của chúng. Chỉ một người cách mạng đi tới gốc rễ, tới nguyên nhân mà trong đó sự kết thúc được chứa đựng.” Krishnaji đang tự chất vấn chính anh. Anh hỏi liệu Gandhiji là một người cách mạng hay một người đổi mới.

“Gandhiji có tầm nhìn của người cách mạng. Ông có khả năng suy nghĩ bao quát. Suy nghĩ của ông không phải là suy nghĩ của một người đổi mới,” Sir B. N. Rao nói.

“Lúc đó ông là một người cách mạng trong suy nghĩ, nhưng trong thực hiện, tầm nhìn thâu hẹp lại. Bị trói buộc trong chính trị, Gandhiji phải thỏa hiệp, và ý thức cách mạng của ông bị chìm xuống và ông trỗi dậy như một người đổi mới,” Krishnaji trầm ngâm. Sau đó anh hỏi Sir B. N. Rao liệu Ấn độ có những người lãnh đạo có thể định hình những hậu quả.

“Ở Ấn độ, những người lãnh đạo dường như không có quyền hành. Những hậu quả đang cuốn họ đi. Trong sự không-hòa nhập mau lẹ này có cả thất vọng lẫn hy vọng. Có hai con đường trước mặt Ấn độ. Hoặc nó sẽ hoàn toàn bị cuốn đi và không còn có bất kỳ sự quan trọng nào trong thế giới; hoặc, bằng chính sự tiếp xúc những chiều sâu của không-hòa nhập, cá thể sẽ thức dậy trách nhiệm của anh ấy và khước từ bị cuốn đi theo dòng chảy. Một xã hội mới mẻ sẽ trỗi dậy hoàn toàn khác hẳn bất kỳ xã hội nào đã được biết.” Krishnaji nói rằng anh cực kỳ quan tâm để thấy điều gì sẽ xảy ra.

Lại nữa anh nói về gặp gỡ của anh với Jawaharlal Nehru. Anh đã cảm thấy bị xúc động sâu đậm bởi sự tốt lành của cái trí của thủ tướng, và thật buồn cho ông khi một cái trí nhạy cảm như thế phải bị trói buộc trong chính trị. Krishnaji nói, “Chính trị đã làm cằn cỗi cái trí, nó gây hủy hoại cho sự nở hoa của cái trí.”

Anandmai Ma, người nổi tiếng nhất trong những “Người Mẹ” được sùng bái đang sống lúc đó (những phụ nữ mà trong sống của họ đã thăng hoa cái tôi và trở thành những biểu tượng của Sakti, người mẹ chính như năng lượng), có một số người theo sau rất đông ở Bắc Ấn, đến gặp Krishnaji. Họ gặp ngoài vườn, bởi vì Người Mẹ không bao giờ vào nhà của một người. Bà không nói tiếng Anh, và nói chuyện qua một thông ngôn. Bà có một hiện diện tỏa sáng tươi cười. Bà nói rằng bà đã xem một bức ảnh của Krishnaji nhiều năm trước và biết rằng anh là một người rất vĩ đại. Bà hỏi anh, “Tại sao ông phủ nhận những đạo sư? Ông mà là đạo sư của những đạo sư.” (câu này được dịch cho anh).

Anh trả lời, “Con người sử dụng đạo sư như một chiếc nạng.”

“Con người đến nghe ông giảng tới mức độ hàng ngàn,” bà nói. “Điều đó có nghĩa ông là đạo sư.” Ông dịu dàng cầm tay bà và không trả lời.

Nhiều người viếng thăm đến và phủ phục mình tại chân của K và Anandmai Ma. Anandmai Ma chấp thuận sự chào hỏi của họ, nhưng Krishnaji bị bối rối. Như luôn luôn như vậy, anh sẽ không cho phép họ cúi đầu chào, nhưng bật dậy và cúi xuống để sờ hai bàn chân của người tìm kiếm sự ban phước lành.

Sau đó, khi Anandmai Ma ra về, Krishnaji nói về bà bằng sự nồng nhiệt và thương yêu. Đã có sự hiệp thông, mặc dù đa phần không diễn tả bằng từ ngữ. Tuy nhiên, anh kinh hãi bởi quang cảnh những người đàn bà theo sau đầy khích động phủ phục trên mặt đất vây quanh bà.

Trong những ghi lại của tôi tại thời kỳ đó, tôi đã ghi lại sự viếng thăm của một khất sĩ già mù lòa, người chỉ nói được tiếng Hindu. Người khất sĩ hỏi Krishnaji về sự tự do khỏi những ràng buộc của thân thể và cái trí. Người nào đó thông dịch lại. Krishnaji trả lời đầy đam mê và mãnh liệt, và người khất sĩ dường như hiểu rõ. Mặc dù trong những nói chuyện trước công chúng của anh Krishnaji phê bình những người khoác vào chiếc áo choàng, sâu thẳm bên trong anh luôn luôn cảm thấy anh có sự giống nhau rất nhiều về tính chất đối với những người mặc áo choàng. Trong những năm đầu tiên của anh, có chứng cớ rằng thỉnh thoảng anh đã suy nghĩ về việc trở thành nguời khất sĩ. Nhận biết được những hàm ý của nó, anh đã không làm như thế, nhưng một hòa nhã đặc biệt cho những khất sĩ và những thầy tu Phật giáo thực sự vẫn còn y nguyên, và anh không bao giờ từ chối gặp họ, dù mệt nhọc đến chừng nào. Sự phê bình của anh về những nghi lễ, những kỷ luật và những luyện tập, tuy nhiên, lại rất sắc bén.

Có một ngày hai hoàng tử Iran đến gặp Krishnaji. Họ đang viếng thăm Ấn độ và nghe về sự hiện diện trong thành phố của một người thầy tôn giáo vĩ đại. Họ hỏi Krishnaji liệu anh có thể tiên đoán tương lai của họ. Krishnaji trông rất giễu cợt, và đã nói rằng anh không là một người chiêm tinh. Họ bị bối rối, bởi vì họ đã nghĩ rằng Krishnaji là một người tôn giáo nên cũng là một người tiên tri.

Những bàn luận cùng một nhóm nhỏ đã bắt đầu. Achyut Patwardhan ở Delhi và Sunanda cũng vậy, cùng thân thể trẻ trung uyển chuyển và trí năng sắc bén như dao cạo của cô. Sunanda còn rất trẻ, và những giác quan nổ tung của cô khiến cho cô thích thú nhiều lắm. Ngây ngất trong bầu không khí vây quanh Krishnaji và bị rực cháy bởi vẻ đẹp vô cùng của anh, cô sẽ tiếp tục ngồi trên nền nhà sau khi những bàn luận chấm dứt, hai mắt của cô nhắm chặt lại, một lòng bàn tay ép trên má của cô. Sau một vài phút, khi được hỏi chuyện gì xảy ra vậy, cô sẽ mở hai mắt to của cô và nói, “Tôi đang trải nghiệm.”

Những bàn luận rất chính xác, dò dẫm; mỗi chuyển động, mỗi hành động của sống được mang vào ánh sáng của sự chú ý và được hiểu rõ. Thỉnh thoảng sự tiến hành gây đau đớn, và cái trí của thân thể bị co rút lại do bởi phải đương đầu giải quyết. Chúng tôi bàn luận về bạo lực, tức giận, ganh tị, và chết.

Tại một trong những bàn luận buổi chiều K được hỏi, “Làm thế nào người ta có thể thương yêu? Được bao bọc trong trạng thái đó đến độ hành động và phản ứng đều thuộc tình yêu, và thế là được tự do khỏi cái tôi?”

Krishnaji nói, “Liệu bạn có thể biết tình yêu? Chắc chắn, cái mà bạn biết không là tình yêu. Tình yêu là nhạy cảm, mỏng manh đối với mọi thứ. Nó là đạo đức. Liệu đạo đức có thể được học hành? Bất kỳ gắng sức nào để trở thành đạo đức, bất kỳ nỗ lực, là phủ nhận đạo đức.”

Một công chức trẻ đã nói rằng những huyền bí nào đó đã khẳng định rằng bằng sự thừa nhận một Thượng đế con người, đang phú cho Thượng đế đó những chất lượng nào đó và tình yêu bao la, và sau đó giao phó cái tôi cho những chất lượng đó, cái tôi kết thúc.

“Việc này hàm ý sự chiếu rọi của cái tôi trong một ý tưởng đã hình thành sẵn về những chất lượng của tình yêu là gì,” Krishnaji nói. “Tôi nói, muốn biết nó bạn phải ở trong trạng thái của không-biết-gì-cả. Nhưng muốn ở trong một trạng thái của không-biết-gì-cả là ham muốn một kết quả, mà bạn đã chiếu rọi rồi; bởi vì tất cả mọi điều bạn biết là cái đã được biết. Làm thế nào bạn có thể đi từ cái đã được biết đến cái không biết được? Bất kỳ việc gì bạn thực hiện từ cái đã được biết vẫn còn trong cánh đồng của cái đã được biết. Vậy thì điều gì xảy ra?” Những người tham dự được thẩm thấu bởi sự minh bạch và dễ hiểu của những từ ngữ của anh. “Bạn không tìm kiếm một lối ra, bởi vì bạn không biết một lối ra. Khoảnh khắc bạn thực sự thấy điều này, bạn ra khỏi – trong một trạng thái của không-biết, thâu nhận, sẵn sàng để tiếp nhận cái không biết được.”

Chúng tôi cũng bàn luận bản chất của sự nhận biết, rằng qua sự suy nghĩ không có lối thoát khỏi lề thói của cái trí, bởi vì suy nghĩ là ngục tù của nó. Krishnaji hỏi, “Liệu có thể có một cái trí hoàn toàn trống không, được tự do khỏi bất kỳ chuyển động đang trôi chảy nào của cái tôi? Liệu chuyển động tới lui đó có thể kết thúc? Trong việc này liệu không có sự tan biến của cái tôi hay sao?”

Tại khoảnh khắc đó những ngọn đèn bị tắt. Trong bóng tối bầu không khí trở nên bị dồn chặt vào, những cái trí trở thành tối tăm như một trợ giúp cho trống không và không gì cả. Krishnaji bỗng nhiên ngừng nói. Anh nói rằng anh sẽ chờ những ngọn đèn sáng lên. “Trong bóng tối cái trí có thể tự-thôi miên chính nó, tưởng tượng tất cả mọi loại trạng thái. Điều này nguy hiểm. Nó là ảo tưởng.”

Chính là những biến cố nhỏ này mới phơi bày sự hòa hợp và bao la của một cái trí khước từ thỏa hiệp hay cho phép bất kỳ chỗ bám víu cố định nào.

Achyut Patwardhan, người đã ở Delhi, đến gặp Krishnaji đều đặn. Ông đã đến gặp Dr. Gyanchand, một người kinh tế nổi tiếng tại Delhi University, người đã tuyên bố những quan điểm Xã hội. Gyanchand đã tranh luận với Achyut về bản chất và khung cấu trúc được cần đến để thiết lập những nguyên tắc của sự bình đẳng trong hiến pháp. Ông đã nói rằng khả năng tri thức phải là tiêu chuẩn cho tánh lãnh đạo. Achyut hỏi Krishnaji liệu đây là sự tiếp cận đúng đắn. Đối với Achyut, chủ nghĩa xã hội hàm ý sự vắng mặt của thứ bậc giai cấp tại mọi mức độ. Bằng cách tập trung vào hận thù và đau khổ, chủ nghĩa Marxism đã không thấy điều này. Krishnaji hỏi, “Liệu có thể có một tiếp cận mà xóa sạch những khác biệt giữa khả năng hay trí năng?”

Achyut nói, “Chủ nghĩa xã hội không thể chỉ quan tâm đến những nhu cầu thuộc kinh tế của con người. Sự đấu tranh thuộc kinh tế chắc chắn tạo ra những khác biệt về khả năng, nếu nền tảng không là một bình đẳng của tinh thần.”

Người nào đó nêu lên câu chuyện của Krishna thay đổi một người phụ nữ lưng gù trở thành có phẩm giá. “Làm thế nào một thay đổi thuộc tâm lý như thế có thể được tạo ra? Liệu có thể có một thay đổi tại gốc rễ của cái trí, và thế là phía bên ngoài nhìn thấy trước toàn bộ những khác biệt thuộc khả năng?”

Krishnaji hỏi, “Liệu vấn đề không là một vấn đề của khước từ chấp nhận một người lãnh đạo hay sao? Việc này, một mình nó mang lại sự bình đẳng trong những liên hệ thuộc kinh tế và xã hội. Khi bị quăng vào trách nhiệm riêng của anh ấy, chắc chắn con người sẽ tìm hiểu. Và trong tìm hiểu không có cao hơn, không có thấp hơn. Bất kỳ hệ thống nào được đặt nền tảng trên sự chấp thuận của những khác biệt thuộc khả năng để thiết lập địa vị, chắc chắn phải dẫn đến một xã hội thứ bậc, và thế là nuôi dưỡng chiến tranh giai cấp.”

Sau đó Krishnaji hỏi tôi, “Điều gì trao tặng phẩm giá cho con người? Sự hiểu rõ về chính mình – sự hiểu rõ về bạn là gì? Người theo sau là người xấu xa tệ hại nhất.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]