Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

46. “Dòng dõi của Từ bi"

19/07/201114:19(Xem: 4971)
46. “Dòng dõi của Từ bi"

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 6

TÓM TẮT LỜI GIẢNG

1978-1985

CHƯƠNG 46

“Dòng dõi của Từ bi’

T

háng tư năm 1984, tôi ở Arya Vihara tại Ojai. Quyển hồi ký đang gần hoàn tất, nhưng kết thúc của nó là gì? Con sông đang chảy cuồn cuộn. Liệu có thể tóm tắt bản thể của những lời giảng? Thỉnh thoảng nó có vẻ dễ hiểu, rõ ràng, đơn giản, và tiếp theo lại quá xa vời, mênh mông, vũ trụ, đến độ nó thách thức một nhận biết hợp nhất của nó. Tôi tìm kiếm sự rõ ràng, mấu chốt cho sự kết thúc. Tại Pine Cottage, ngày 18 tháng tư tôi gặp Krishnaji. Mái tóc của anh đã bạc trắng, thời gian đã để lại dấu vết của nó trên khuôn mặt, nhưng hai mắt mà phản ảnh hai mắt của tôi vẫn thuộc về cậu trai Krishnamurti trong bức ảnh được chụp sau khai trí lần đầu tiên của anh; hai mắt mà trong suốt, ban sơ, hai mắt mà không bao giờ nhìn lại trong thời gian.

Tôi hỏi anh, tóm tắt lời giảng của anh là gì? Đối với tôi nó quá mênh mông. Nó hòa hợp và bao gồm lời giảng của Buddha và Vedanta. Anh có thể phủ nhận Đại Ngã, Brahman, nhưng trong chính phủ nhận, anh tỏa ra một năng lượng mà những từ ngữ đó chuyển tải. Điều đó dẫn tôi đến nghi vấn thường xuyên được hỏi, “Krishnamurti là ai? Dòng dõi của anh là gì?” Anh là một đột biến trong sự tiến hóa? Sẽ phải mất hàng thế kỷ để hiểu rõ sự thách thức mà Krishnamurti đã đưa ra cho bộ não con người – cho gốc rễ của cái trí con người.

Bỗng nhiên Krishnaji chộp tay tôi. “Bám chặt nó – bám chặt sự thách thức – vận hành cùng nó – quên con người.” Sự tiếp xúc của anh được nạp đầy sức mạnh của thiên nhiên, như được tìm thấy trong những cơn bão ngoài đại dương. “Hãy quan sát những tôn giáo đã làm gì: tập trung vào người thầy và quên bẵng lời giảng. Tại sao chúng ta lại trao sự quan trọng như thế cho con người của Người Thầy? Người Thầy có lẽ cần thiết để thể hiện lời giảng, nhưng vượt khỏi đó, cái gì? Cái bình chứa đựng nước; bạn phải uống nước, không phải tôn thờ cái bình. Nhân loại tôn thờ cái bình, quên bẵng nước.”

Cái trí, thân thể của tôi phản ứng. “Thậm chí bắt đầu thâm nhập thực sự vào lời giảng là một đột biến trong ý thức.”

“Vâng, đó là như thế,” Krishnaji nói. “Khuynh hướng nhân loại là tập trung mọi thứ quanh con người của người thầy – không phải vào bản thể của điều gì ông ta nói, nhưng con người. Đó là sự thoái hóa vô cùng. Hãy quan sát những người thầy vĩ đại của thế giới – Mohammed, Christ, và cũng cả Buddha. Hãy quan sát những đệ tử của họ đã làm gì từ đó? Những thầy tu Phật giáo đầy bạo lực, họ giết chóc. Đối nghịch với tất cả mọi điều mà Buddha đã nói.

“Sự thể hiện phải xảy ra, qua một thân thể con người, một cách tự nhiên – sự thể hiện không là lời giảng. Chúng ta phải không bị ảnh hưởng quá nhiều về tất cả điều này. Phải thấy rằng chúng ta không chiếu rọi người thầy bởi vì tình yêu và ưa thích của người ta đối với người thầy, và quên bẵng lời giảng. Thấy sự thật trong lời giảng, chiều sâu trong nó, thâm nhập nó, sống cùng nó, đó là điều gì quan trọng. Có đặt thành vấn đề gì đâu?” Krishnaji hỏi, “Nếu thế giới nói về K, ông ta là người kỳ diệu làm sao – ai thèm lưu tâm? Nếu K là một đột biến, từ ngữ không là sự đo lường của ông ta. Từ ngữ không quan trọng. Nếu tôi đang sống trong thời gian của Buddha, tôi có lẽ bị cuốn hút đến ngài như một con người, tôi có lẽ có tình yêu vô cùng đối với ngài như một con người, nhưng tôi sẽ quan tâm nhiều hơn đến điều gì ngài nói. Hãy quan sát Pupulji, những bộ não của chúng ta đã trở nên quá nhỏ nhoi bởi những từ ngữ chúng ta đã sử dụng. Khi người ta nói chuyện với một nhóm những người khoa học, những người chuyên môn trong những lãnh vực khác nhau – người ta thấy rằng những sống của họ đã trở nên quá tầm thường. Họ đang đo lường mọi thứ dựa vào những từ ngữ, những trải nghiệm. Và cái đó lại không là vấn đề của từ ngữ hay trải nghiệm. Những từ ngữ bị giới hạn; tất cả những trải nghiệm bị giới hạn. Chúng bao phủ một khu vực rất nhỏ nhoi.”

Anh do dự. “Chúng ta hãy bắt đầu mới mẻ lại. Cái tôi là một mớ những kỷ niệm. Cái tôi là bản thể của hiểu biết. Hiểu biết luôn luôn trong lãnh vực của thời gian. K đang nói rằng cái tôi là ký ức được tích lũy và được thừa hưởng. Khi cái tôi không còn, thời gian không còn. Năng lượng không có quá khứ. Nhưng con người đã nhấn mạnh vào quá khứ. Khi có năng lượng đó, không bị giới hạn bởi cái tôi, năng lượng không có thời gian. Nó là năng lượng.”

“Nhưng trong tất cả thể hiện, liệu một thời gian không được sinh ra, giới hạn thể hiện đó, hay sao?” Tôi hỏi.

“Vâng. Thể hiện cần thời gian. Vì vậy, khi đã thể hiện như một bông hoa hay một cái cây, như một con người, năng lượng đó bị giới hạn. Khi cái tôi không còn, nó là một trạng thái của hoàn toàn không-thời gian. Tôi đang thâm nhập liệu sự tiến hóa của bộ não là để tiếp tục như nó là hiện nay, đang bổ sung, đang tăng trưởng, đang lượm lặt, nhiều hơn và nhiều hơn sự hiểu biết? Tôi thấy điều gì đó rất lý thú. Thiền định như nó được biết là rèn luyện, kỷ luật, lặp lại những câu kinh kệ. Nó được đặt nền tảng trên sự hiểu biết. Vì vậy nó là một công việc rất nhỏ nhoi. Liệu có một thiền định mà không được đặt nền tảng trên sự hiểu biết, không cố ý? Chừng nào ý thức còn hiện diện, ý thức phải có nghĩa sự thể hiện. Phải có thời gian. Vì vậy thiền định này chỉ có thể hiện diện khi ý thức, như chúng ta biết nó, kết thúc.

“Suốt năm vừa qua, có một trạng thái, không thể đo lường được bởi những từ ngữ, không ở trong lãnh vực của hiểu biết, vô hạn, hoàn toàn vượt khỏi thời gian. Nó hiện diện ở đó, khi tôi nhắm hai mắt của tôi để thực hiện những vận động của tôi, khi tôi dạo bộ. Tôi quan sát, tôi ngờ vực để xem thử liệu nó là ảo tưởng hay thực sự.”

Krishnaji đã chuyển động vượt khỏi và được tự do khỏi bàn luận; một trạng thái mới mẻ là rành rành.

“Cái đó phải hoàn toàn đang thay đổi bản chất của bộ não,” tôi diễn giải.

“Có thể nó đúng vậy.”

“Liệu nó có thể tiếp xúc bộ não của con người?”

“Vâng, vâng.” Giọng nói của Krishnaji đang trôi chảy, thăm thẳm và từ bi. Sau đó bỗng nhiên anh hỏi tôi, “Pupulji, bạn đã đọc những quyển sách cổ xưa, bạn đã bàn luận cùng những học giả, bạn tiếp xúc cái gì?”

Tôi thả cho nghi vấn trôi nổi; sau đó, do dự, tôi nói. “Anh thấy, Krishnaji, tôi đã đọc những quyển sách cổ xưa, nhưng tôi mang đến những quyển sách sự lắng nghe có được qua lắng nghe anh. Tôi lắng nghe những quyển sách như thế, và bởi vì có trạng thái đó, tôi có thể tiếp xúc cái gì đó, gần gũi cùng nó.”

“Tại sao,” Krishnaji nói – nó không là một nghi vấn, nhưng một cách của chuyển động tôi vào chuyến hành trình.

“Bởi vì tiếp xúc ‘cái đó’ không nằm trong từ ngữ. Anh nói và cái trí, bởi vì nó yên lặng, cảm thấy hiệp thông cùng ‘cái đó.’ Bây giờ, khi tôi đọc những quyển sách cổ xưa và cái trí yên lặng, hay tôi ngồi một mình trong vườn và nghe những con chim hót, hay sự ve vuốt của gió, tôi có lẽ cảm thấy một hiệp thông cùng ‘cái đó.’ ”

“Liệu con người của K trở thành quan trọng?”

“Không. Năng lượng đang phát ra, chắc chắn là quan trọng. Anh cuốn hút chúng tôi vào trong, ngay tức khắc cái trí yên lặng. Tôi đang bắt đầu thấy cái gì đó, năng lượng trong cái trí này, như nó là, không thể hiệp thông cùng ‘cái đó.’ Nó có thể thâm nhập thật sâu và không thêm nữa. Điều này tôi cũng hiểu rõ, cho phép cái tôi càng ít không gian bao nhiêu càng tốt.”

“Vâng,” Krishnaji cười. “Cho phép nó càng ít đùa giỡn bao nhiêu càng tốt.”

“Tôi thấy rằng có rất ít của Krishnamurti thuộc cá nhân còn lưu lại.”

“Vâng.”

“Bạn cảm thấy nó, khoảnh khắc bạn tiếp xúc những lối vào của cái trí; nền tảng được thẩm thấu cùng ‘cái đó.’ ”

“Vâng.”

“Trong năm vừa qua hay như thế, anh đã cố gắng – không, ‘đã cố gắng’ không là từ ngữ đúng đắn – mang con người gần gũi hơn và gần gũi hơn cùng ‘cái đó.’ ” Tôi ngừng. “Nhưng sau đó có chướng ngại của sự tiến hóa mà là nghiệp lực.”

“Bởi vì bạn gieo, thế là bạn sẽ gặt,” Krishnaji lại cười.

“Nghiệp lực, mà là bản thể của cái gì bạn đã là, vì vậy bạn là và vì vậy bạn sẽ là. Tôi cũng thấy rằng người ta phải thả cho suy nghĩ trôi chảy, hãy cho phép nó rất di động, không để cho nó cố định. Người ta phải lật tung suy nghĩ, khai quật nó.”

“Lật tung nó, điều đó đúng.”

“Đén độ nó mong manh trong cái trí.”

“Chờ một phút.” K ngắt ngang trôi chảy của tôi. “Làm thế nào bạn sẽ chuyển tải điều gì bạn đang nói sang năm mươi người, hay năm ngàn người?”

“Chìa khóa cho sự chuyển tải là quan sát. Không gì nữa được cần đến.”

“Bạn trả lời như thế nào, ai là người quan sát?”

“Trả lời duy nhất là quan sát. Mở toang, khám phá. Chuyến hành trình của khám phá này quá lạ thường, những thấu triệt vào vô hạn.”

Khi tôi rời căn phòng, nghi vấn lại nảy ra trong cái trí của tôi. Krishnamurti là ai? Gotracủa anh, dòng dõi của anh là gì? Từ nghi vấn, đáp án nảy ra: Tất cả nhân loại. Bởi vì trong mỗi con người là khả năng phá vỡ ngục tù; để ở trong dòng dõi của sự từ bi không-cá nhân.

Sau đó tôi hỏi anh về bản chất của samadhi định. Anh nói, “Bộ não yên lặng suốt ngày, một từ ngữ được nói ra và ngay tức khắc bộ não thấy toàn nội dung của nó. Bộ não không tích lũy. Điều gì nảy sinh là trọn vẹn. Không có chuyển động bên trong bộ não như thời gian, nhưng có một chuyển động vô hạn, nhịp điệu của bộ não. Có một ý thức của sự bảo vệ vĩnh cửu, không-thời gian.”

Ngày 11 tháng năm năm 1985, Kishnaji đã chín mươi tuổi. Ngày hôm đó tôi ở cùng anh tại Arya Vihara ở Ojai, và vào buổi sáng tôi gõ cửa phòng anh nhìn ra cây tiêu, nơi sáu mươi năm trước anh đã trải qua những thay đổi huyền bí của anh. Krishnaji ra mở cửa khi tôi gõ cửa. Tôi gập mình xuống để chạm bàn chân của anh, nhưng thay vì thế anh cười và ôm tôi. Không có gì đặc biệt đã xảy ra ngày hôm đó. Anh đã chín mươi tuổi và một ngày nữa trôi qua.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567