Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

38. “Liệu có thể giữ cho bộ não rất tươi trẻ?”

19/07/201114:19(Xem: 5643)
38. “Liệu có thể giữ cho bộ não rất tươi trẻ?”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 6

TÓM TẮT LỜI GIẢNG

1978-1985

CHƯƠNG 38

“Liệu có thể giữ cho bộ não rất tươi trẻ?”

V

ào ngày 14 tháng giêng năm 1981, Krishnaji thực hiện một nói chuyện trước công chúng ở Vasant Vihar, Madras. Khi nói về bộ não anh hỏi, “Liệu có thể giữ cho bộ não rất tươi trẻ? Liệu bộ não có thể tự-tươi trẻ lại? Bộ não này mà quá già nua, cùng những khả năng vô hạn của nó; một bộ não mà đã tiến hóa trong thời gian qua những áp lực thuộc kinh tế, xã hội; bộ não mà là một dụng cụ lạ thường, mà kiểm soát tất cả suy nghĩ, tất cả những hoạt động, tất cả vận hành thuộc giác quan của chúng ta; liệu bộ não đó có thể hoàn toàn được vô nhiễm? Tôi sử dụng từ ngữ ‘vô nhiễm’ trong ý nghĩa rằng nó không thể bị tổn thương.” Anh yêu cầu mỗi người trong số khán giả đừng đồng ý, nhưng hãy quan sát cái trí riêng của họ, bộ não, mà rất tinh tế. Anh hỏi, “Liệu chúng ta có thể thách thức chính bộ não để tìm được liệu nó có khả năng, năng lượng, thúc đẩy, mãnh liệt để phá vỡ sự tiếp tục này của quá khứ để cho trong ngay sự kết thúc, chính những tế bào não trải qua một thay đổi, một đột biến?” Anh đang dò dẫm sâu thẳm.

“Suy nghĩ là một qui trình vật chất; suy nghĩ là kết quả của ký ức, trải nghiệm, hiểu biết, được lưu trữ trong những tế bào não, trong chính qui trình suy nghĩ. Và nó đã vận hành trong một phương hướng đặc biệt, liên tục đang phát triển. Suy nghĩ, ký ức là một bộ phận của bộ não. Bộ não là vật chất; bộ não này chứa đựng ký ức, trải nghiệm hiểu biết, từ đó suy nghĩ hiện diện. Vì vậy suy nghĩ có sự tiếp tục của nó, được đặt nền tảng trên hiểu biết, mà là quá khứ; và quá khứ đó luôn luôn đang vận hành, đang tự-bổ sung chính nó trong hiện tại và đang tiếp tục. Trong tiếp tục này, nó đã tìm được sự an toàn vô cùng qua những niềm tin, ảo tưởng, hiểu biết. Trong sự trung thành này, có một ý thức của đang được bảo vệ, của đang ‘trong tử cung của Thượng đế.’ Đây làm một ảo tưởng. Bất kỳ quấy rầy nào trong tiếp tục đó là sự thách thức; và khi nó không thể đáp lại phù hợp, nó phát giác rằng sự an toàn của nó bị quấy rầy.” Anh ngừng lại và yên lặng, đang tự-lắng nghe chính anh.

Quan sát điều này trong chính bạn, quan sát cẩn thận. Chúng ta đang hỏi liệu bộ não – mà là bộ não của tất cả những con người, đã tiến hóa qua những thời gian xa xưa, đã bị quy định bởi những văn hóa, những tôn giáo, bởi những áp lực thuộc kinh tế, thuộc xã hội – liệu bộ não đó, mà đã có một tiếp tục vô hạn cho đến lúc này, có thể khám phá một kết thúc của tiếp tục như thời gian?” Anh yêu cầu những người lắng nghe không bị khích động bởi người nói, bởi vì như thế người lắng nghe bị phụ thuộc vào anh. “Vậy thì người nói trở thành uy quyền của bạn, đạo sư của bạn. Sự đòi hỏi là rằng bạn là một ngọn đèn cho chính bạn, không chấp nhận ngọn đèn của một người khác.”

Anh bàn luận về chết như một kết thúc trọn vẹn và sự hủy diệt của bộ não, một kết thúc đến một tiếp tục của sống. “Để hiểu rõ điều này,” anh nói, “liệu chúng ta có thể thâm nhập ‘cái gì là’? ‘Cái gì là’ của sống của bạn, sống hàng ngày của bạn? Xuyên suốt thời gian chúng ta đã bám vào một tiếp tục của sống. Chúng ta không bao giờ hỏi ý nghĩa của chết là gì. Chúng ta đã đặt chết đối nghịch với sống. Nhưng sự tiếp tục hàm ý thời gian. Chuyển động của suy nghĩ. Thời gian có nghĩa chuyển động. Từ đây đến đó – thuộc tâm lý để chuyển từ cái không đẹp đẽ đến cái đẹp đẽ.

“Để tìm được chết là gì, liệu sự tiếp tục đó có thể kết thúc?” Liệu ý thức của khoảng thời gian kéo dài có thể kết thúc?” Anh ngừng lại.

“Chết nói với bạn, ‘kết thúc nó,’ kết thúc hoàn toàn những quyến luyến của bạn, bởi vì đó là việc gì sẽ xảy ra khi bạn ngừng thở. Bạn sẽ để mọi thứ lại đằng sau.

“Vì vậy chết hàm ý sự kết thúc của quyến luyến. Chỉ trong kết thúc mới có một khởi đầu.

“Chỉ đến lúc đó bộ não mới có thể tự-khám phá cho chính nó một chất lượng của chuyển động mà hoàn toàn được tự do khỏi quá khứ.”

Krishnaji đặt ra cho những người lắng nghe anh một nghi vấn. “Nếu không có kết thúc, điều gì xảy ra cho cái trí, cho toàn chuyển động của ý thức, ý thức của bạn hay ý thức của tôi, cho ý thức của con người? Việc gì xảy ra cho sống hàng ngày của chúng ta? Sống giống như một con sông mênh mông trong đó có đau khổ, phiền muôn, lo âu. Khi bộ phận chết đi, dòng chảy tiếp tục. Thể hiện của dòng chảy là bạn, cùng danh tánh của bạn, và vân vân. Nhưng bạn vẫn còn là bộ phận của dòng chảy này. Và chúng ta đang hỏi, liệu bạn có thể kết thúc dòng chảy đó? Bạn theo kịp chứ? Bởi vì ‘cái tôi’ là sự tiếp tục. ‘Cái tôi’ là sự khởi đầu không chỉ khía cạnh di truyền, nhưng còn của cái mà được truyền xuống thế hệ sang thế hệ từ hàng thiên niên kỷ. Nó là một tiếp tục, và cái mà tiếp tục là một bộ máy. Bạn quan sát một người chỉ trích hay khen ngợi bạn. Bộ não ghi lại. Thế là bạn thực sự không bao giờ thấy. Ghi lại này là điều gì cho sự tiếp tục.

“Chúng ta đang đặt những nền tảng để tìm ra thiền định là gì. Hiểu rõ về chính chúng ta là bộ phận của thiền định này. Trong hiểu rõ về phiền muộn, đau khổ, sợ hãi, lo âu, bạn thấy rằng ý thức là nội dung của nó, như truyền thống, lo âu, danh tánh, chức vụ. Liệu ý thức này mà trong nó là bộ não, mà là bộ phận của cái trí, bộ phận của ý thức có thể – liệu ý thức này có thể nhận ra nội dung của nó, nhận ra ý nghĩa của sự kéo dài thời gian của nó, và đang sử dụng một mảnh của ý thức đó như quyến luyến, có thể kết thúc nó một cách tự nguyện? Điều đó có nghĩa, liệu bạn có thể phá vỡ sự tiếp tục? Mà có nghĩa, liệu có thể chỉ ghi lại điều gì cần thiết và không thêm nữa?

“Hiểu biết luôn luôn bị giới hạn. Vì vậy bộ não, đã tìm được sự an toàn trong chuyển động của bộ não, bám vào nó và diễn giải mọi biến cố, tùy theo quá khứ. Trong chuyển động của kết thúc sự tiếp tục là trật tự hoàn toàn. Thấu triệt này là sự cách mạng trong cấu trúc của bộ não.”

Những từ ngữ của Krishnaji trôi chảy. “Chính là bộ não mà sắp xếp mọi thứ trong vị trí đúng đắn của nó. Sau đó, trong thấu triệt tổng thể vào toàn chuyển động của ý thức, hoạt động và những cấu trúc của bộ não trải qua một thay đổi. Khi bạn thấy cái gì đó lần đầu tiên, một chức năng mới mẻ bắt đầu vận hành. Cánh tay của bạn, cánh tay này được phát triển bởi vì chức năng. Vì vậy khi bộ não khám phá cái gì đó mới mẻ, một chức năng mới mẻ được sinh ra, một cơ quan mới mẻ hiện diện. Một cái trí, một bộ não rất cần thiết phải trở nên tươi trẻ, trong sáng, hồn nhiên, sinh động, mới mẻ. Điều này chỉ có thể xảy ra được khi không có sự ghi lại thuộc tâm lý,” Krishnaji nói.

Tiếp theo anh nói về tình yêu và thiền định. “Liệu tình yêu có một tiếp tục? Liệu tình yêu là ham muốn? Liệu tình yêu có thể hiện diện giống như sương mai trong lành? Nó không thể. Liệu tình yêu có một tiếp tục, làm ơn hãy thâm nhập nó. Tình yêu không hiện diện trong quả tim của bạn, đó là lý do tại sao thế giới ở trong một hỗn độn như thế.

“Muốn bắt gặp tình yêu, toàn dòng chảy của ý thức phải kết thúc. Ý thức là ganh tị của bạn, hận thù của bạn, tham vọng của bạn, ham muốn của bạn để trở nên quan trọng hơn, ham muốn của bạn trong tìm kiếm quyền hành. Nơi nào có bất kỳ ý thức nào của cái tôi, tình yêu không hiện diện. Và bản thể của cái tôi là qui trình ghi lại. Sự kết thúc của đau khổ là sự khởi đầu của từ bi.

“Lúc này, liệu chúng ta có thể nói về thiền định? Có nhiều vấn đề được hàm ý trong thiền định. Phải có không gian; không phải không gian vật chất, nhưng không gian phía bên trong cái trí. Tất cả những cái trí của chúng ta đều bị bận tâm. Sự bận tâm này giống như một người nội trợ với công việc nấu nướng của bà ấy, với con cái của bà ấy, giống như một người hiến dâng với thượng đế của anh ấy, một người với nghề nghiệp của anh ấy, với tình dục của anh ấy, với công việc của anh ấy. Trong đó cái trí hoàn toàn bị bận tâm, vì vậy không có không gian trong nó. Nếu không có trật tự trong sự liên hệ của bạn với người vợ của bạn, với con cái của bạn, hãy quên thiền định đi. Nhưng trật tự tuyệt đối có thể tương tự trật tự vũ trụ. Trật tự đó có liên quan đến trật tự vũ trụ. Trật tự vũ trụ có nghĩa sự tuần hoàn của mặt trời và mặt trăng, bầu trời lạ thường của chiều tối cùng tất cả vẻ đẹp của nó. Nhưng chỉ tìm hiểu giải ngân hà, vũ trụ qua một kính viễn vọng không là trật tự. Trật tự hiện diện ở đây, trong sống của chúng ta. Vậy là trật tự đó có một hiệp thông lạ thường cùng vũ trụ.”

Một buổi chiều một sadhu chân trần có râu quai nón mặc một áo choàng màu đất và một miếng vải quấn quanh đầu của ông ấy, nói chuyện với Achyut và sau đó trong tuần ông ấy gặp Krishnaji. Ông ấy thuộc một giáo phái Siddha cổ xưa và sống cùng một đạo sư ở Anantpur District. Vị đạo sư của ông ấy đã già lắm rồi và bảo với môn đệ rằng ông cảm thấy một hiện diện huyền bí của một đấng vĩ đại đang giảng dạy trong thế giới. “Ta sắp chết,” vị đạo sư nói, “vì vậy ông ta sẽ là đạo sư của người, đi tìm ông ta đi.” Người môn đệ đã lang thang khắp mọi nơi, đang tìm kiếm người thầy thực sự đó. Ông ấy đã đến mọi ashram thiền viện, nhưng không được thỏa mãn. Sau đó ở Madras ông ấy đã nghe nói về Krishnaji và đến nghe những nói chuyện. Cảm thấy rằng ông ấy đã tìm được cái gì ông ấy đã tìm kiếm, ông ấy quay lại vị đạo sư và diễn tả điều gì ông ấy đã thấy. Vị đạo sư khẳng định thấu triệt của môn đệ và yêu cầu quay lại Madras với Krishnaji. Sau đó, ở Madras, sadhunghe rằng vị đạo sư của ông ấy đã chết.

Người khất sĩ này có sự hiểu biết bí mật của chế biến thảo mộc và sự sử dụng dược thảo trong những phương pháp bào chế thuốc. Ông ấy biết thời gian ngày hay đêm khi những thảo mộc phải được hái, cách bảo quản, và những câu thần chú phải theo cùng sự chế biến thuốc. Một yếu tố ma thuật có trong điều gì ông ấy nói: cây cối có sự thông minh và nhận biết. Chúng chỉ bộc lộ đối với những người tiếp cận chúng đúng đắn. Ông ấy bảo Achyut, “Một dược thảo bị tiếp xúc sai lầm, bằng tham lam hay ham muốn, lẩn trốn và không thể tìm ra. Sự cho phép của chúng phải được nhận biết trước khi tiếp xúc, chúng phải được nói chuyện bằng sự khiêm tốn – ‘Bạn cho phép tôi chạm vào bạn nhé, hay bạn muốn tôi chờ?’ Chúng trao ánh sáng và hương thơm cho những người hiệp thông cùng chúng.” Những từ ngữ của ông ấy nhắc nhở về sự thiêng liêng huyền bí và điều kỳ diệu cho cây cối như vật trao sự sống, vật bảo vệ, vật nắm giữ năng lượng được ca ngợi trong những bài thánh ca của Atharva Veda. Krishnaji rất chú ý đến ông ấy và sự nhạy cảm cũng như sự hiệp thông cùng cây cối của ông ấy.

Achyut nhờ ông ấy đi chuyển tải những lời giảng của Krishnaji trong những Siddhavà những giáo phái lang thang của sadhu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567