KIM CANG NGŨ THẬP TAM GIA
CHƯƠNG MƯỜI CHÍN
123.ÂM:
"Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà? - Nhược hữu nhơn mãn tam thiên đại thiên thế giới thất bảo, dĩ dụng bố thí, thị nhơn dĩ thị nhân duyên, đắc phước đa phủ?".- "Như thị, Thế Tôn! Thử nhơn dĩ thị nhân duyên, đắc phước thậm đa".- "Tu Bồ Đề! Nhược phước đức hữu thiệt, Như Lai bất thuyết đắc phước đức đa; dĩ phước đức vô cố, Như Lai thuyết đắc phước đức đa".
NGHĨA:
"Này Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Nếu có người dùng bảy báu đầy cả tam thiên đại thiên thế giới đem ra mà bố thí, người ấy, dùng nhân duyên như thế, có đặng phước nhiều chăng?". - "Bạch đức Thế Tôn! Thật vậy, người ấy dùng nhân duyên như thế thì đặng phước rất nhiều". - "Tu Bồ Đề! Nếu dùng phước đức có (hữu vi) thì Như Lai chẳng nói là đặng phước đức nhiều. Dùng phước đức không (vô vi), Như Lai mới nói là đặng phước đức nhiều".
Giải : Tự Tại Lực Vươnggiải :Như Lai Tuy bố thí như vậy chỉ đặng cái báu có ngăn ngại, chẳng phải công đức thanh tịnh vô vi. Cho nên Như Lai chẳng nói là nhiều.
Bằng có Bồ Tát dùng bảy báu Bồ đềở trong thân Lô Xá Na(Phật tánh) mà trì trai lễ bái tán thán, theo cái tâm đặng hóa sanh công đức chẳng sanh chẳng diệt, chắc bén nhưKim Cang cỡi mây hương hoa vào cõivô biên giới, khởi tạo ra cái đài sáng suốt, cúng dường chư Phật, cả thảy thập phương. Ấy là công đức vô vi, bố thí kiến tánh, thì sẽ làm Bồ Tát.
Tụng:
Báu châu bố thí cả muôn ngàn.
Phước đức chưa cho đặng vẹn toàn.
Hiện diện tâm đăng dùng cúng dường.
Oai quang rực rỡ khắp mười phương.
Sớ Saogiải: Bằng cứ dùng châu báu đầy cả đại thiên mà bố thí, tuy phước cực nhiều, nhưng còn chấp trước đặng hy cầu phước hữu lậu: hễ có dư thì phải hết. Cho nên nói: "Nếu phước đức có thiệt thì Như Lai chẳng nói đặng phước đức nhiều".
Ấy là giải nghĩa lật trái lại.
Phước đức vô vilà không lòng hy vọng. Đã không hy vọng là bố thí không trụ tướng, ấy là phước vô vi.
Nếu theo cái lý vô trụ vô vi ấy mà bố thí, thì Như Lai mới nói: "Đặng phước đức nhiều".
Tăng Nhược Nộtgiải: Phước có là chấp tướng, phước không là lìa tướng. Lìa tướng nên nói là tánh. Tánh như hư không, nên phước vô lượng.
Nhan Bính giải: Dầu cho bố thí bảy báu đầy cả thế giới, ấy là cái nhân hữu lậu, quả nhỏ của nhơn thiên, rốt lại cũng phải luân hồi, cũng phải đọa lạc, nên không nói là nhiều. Dùng phước đức "không", cho nên mới nói là "nhiều".
Nói về cái không đó, ông Triệu Châudạy người thấy tánh có nói như vầy:
Tự nói : Con chó có tánh Phật chăng ?
Nên đáp : Không.
Rồi đem cái không ấy để trên lỗ mũi, đưa tới đưa lui, lâu lâu rồi tự nhiên có chỗ ngộ nhập. Vậy thì vậy! Nhưng rất không nên dùng cái nghĩa không mà hội ý.
Tăng Vi Sư giải: Thế Tônbảo ông Tu Bồ Đề: Bằng người bố thí lấy sự vọng thức làm gốc, tu hành bố thí chấp trước cái năng sở, cho là phước ấy thiệt có, thì trở nên điên đảo, nên Như Lai chẳng nói phước đức nhiều.
Dĩ phước đức vô cố là bằng người bố thí lấy trí của Phật làm gốc, tu hành bố thí, thảy đều lìa tướng, chẳng chấp phước là thiệt có, thì không phải điên đảo nên Như Lai nói: Người ấy đặng phước rất nhiều.
Trí Giải Thiền sưgiải:
Tụng:
Cả tam thiên thế thế giới, Chứa bảy báu trùng trùng.
Bố thí dùng cầu phước, Thiện duyên ví tợ giông.
Còn hơn người bỏn xẻn, Nào hiểu nghĩa chơn tông.
Tứ Cú ân cần tụng, Mới tường tất lý không.
Lý Văn Hội giải: Phàm phu trụ tướng, bố thí bảy báu đặng hy cầu phước lợi, ấy là vọng tâm, thì đặng phước đức, chưa đủ là nhiều. Chẳng bằng cái phước thanh tịnh không trụ. Cái phước không có chỗ đặng đó, đồng với hư không, không có bờ bực.
Xuyên Thiền sưgiải: Còn hơn là lao tâm về việc khác.
Tụng:
Minh tượng đầy trân bửu,
Đạo nhơn ít cúng dưng,
Dầu cho nhiều trược phú,
Đâu sánh ít thanh bần.
Vọng tượng bởi vô tâm mới đặng.
Ly Châu thất tại dụng tinh thần?