- 01. Phẩm Tự
- 02. Phẩm Thuần Đà
- 03. Phẩm Ai Thán
- 04. Phẩm Trường Thọ
- 05. Phẩm Kim Cang Thân
- 06. Phẩm Danh Tự Công Đức
- 07. Phẩm Tứ Tướng
- 08. Phẩm Tứ Y
- 09. Phẩm Tà Chánh
- 10. Phẩm Tứ Đế
- 11. Phẩm Tứ Đảo
- 12. Phẩm Như Lai Tánh
- 13. Phẩm Văn Tự
- 14. Phẩm Điểu Dụ
- 15. Phẩm Nguyệt Dụ
- 16. Phẩm Bồ Tát
- 17. Phẩm Đại Chúng Vấn
- 18. Phẩm Hiện Bịnh
- 19. Phẩm Thánh Hạnh
- 20. Phẩm Phạm Hạnh
- 21. Phẩm Anh Nhi Hạnh
- 22. Phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát
- 23. Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát
- 24. Phẩm Ca Diếp Bồ Tát
- 25. Phẩm Kiều Trần Như
- 26. Phẩm Di Giáo
- 27. Phẩm Ứng Tận Hườn Nguyên
- 28. Phẩm Trà Tỳ
- 29. Phẩm Cúng Dường Xá Lợi
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990
PHẨMKIỀU TRẦN NHƯ THỨ HAI MƯƠI LĂM
Trang 01
Lúcbấy giờ đức Thế Tôn bảo Kiều Trần Như : “Sắc làvô thường, do dứt sắc nầy được sắc thân thường trụgiải thoát. Thọ, tưởng, hành và thức cũng đều vô thường,do dứt thức ấm nầy mà được thức uẩn giải thoát thườngtrụ.
NầyKiều Trần Như ! Sắc là khổ, dứt sắc ấm nầy mà đượcsắc thân an lạc giải thoát. Thọ, tưởng, hành và thức cũngnhư vậy.
NầyKiều Trần Như ! Sắc là không, do dứt sắc không nầy màđược sắc uẩn giải thoát phi không. Thọ, tưởng, hành vàthức cũng như vậy.
NầyKiều Trần Như ! Sắc là vô ngã, do dứt sắc ấm nầy màđược sắc uẩn giải thoát chơn ngã. Thọ, tưởng, hành vàthức cũng như vậy.
NầyKiều Trần Như ! Sắc ấm là bất tịnh, do dứt sắc ấm nầymà được sắc uẩn giải thoáthanh tịnh. Thọ, tưởng, hànhvà thức cũng như vậy.
NầyKiều Trần Như ! Sắc là tướng của sanh, lão , bịnh, tử,do dứt sắc ấm nầy mà được sắc uẩn giải thoát chẳngphải tướng sanh, lão, bịnh, tử. Thọ, tưởng, hành và thứccũng như vậy.
NầyKiều Trần Như ! Sắc là nhơn của vô minh do dứt sắc ấmnầy mà được sắc uẩn giải thoát chẳng phải nhơn củavô minh. Thọ, tưởng, hành và thức cũng như vậy.
NầyKiều Trần Như ! Nhẫn đến sắc ấm là nhơn của sanh, dodứt sắc ấm nầy mà được sắc uẩn giải thoát chẳng phảinhơn của sanh. Thọ, tưởng, hành và thức cũng như vậy.
NầyKiều Trần Như ! Sắc ấm là nhơn của bốn tưởng điên đảo,do dứt sắc ấm điên đảo nầy mà được sắc uẩn giảithoát chẳng phải nhơn của bốn tưởng điên đảo. Thọ,tưởng, hành và thức cũng như vậy.
NầyKiều Trần Như ! Sắc ấm là nhơn của vô lượng ác pháp: Nào là thân nam , thân nữ v.v…, nào là thực ái, dục ái,tham sân, tật đố, ác tâm, xan tâm, đoàn thực, xúc thực,tư thực, thức thực, noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh,ngũ dục, ngũ cái v.v… : Tất cả ác pháp nầy đều nhơnnơi sắc cả. Do dứt sắc ấm nầy mà được sắc uẩn giảithoát không có vô lượng ác pháp như vậy. Thọ, tưởng, hànhvà thức cũng như vậy.
NầyKiều Trần Như ! Sắc là trói buộc, do dứt sắc nầy mà đượcsắc giải thoát không trói buộc. Thọ, tưởng, hành và thứccũng như vậy.
NầyKiều Trần Như ! Sắc là lưu chuyển, do dứt sắc nầy màđược sắc giải thoát không lưu chuyển. Thọ, tưởng,hành, thức cũng như vậy.
NầyKiều Trần Như ! Sắc chẳng phải chỗ quy y, do dứt sắc nầymà được sắc giải thoát quy y. Thọ, tưởng, hành, thứccũng như vậy.
NầyKiều Trần Như ! Sắc là ghẻ lở, do dứt sắc nầy mà đượcsắc giải thoát không tội lỗi. Thọ, tưởng, hành, thứccũng như vậy.
NầyKiều Trần Như ! Sắc chẳng tịch tịnh, do dứt sắc nầyđược sắc Niết Bàn tịch tịnh. Thọ, tưởng, hành và thứccũng như vậy.
NầyKiều Trần Như ! Người nào rõ biết được như trên đâythời gọi là Sa Môn là Bà La Môn có đủ những phápSa Môn, pháp Bà La Môn.
Nếungoài Phật pháp thời không có Sa Môn, Bà La Môn, cũng khôngcó pháp Sa Môn, pháp Bà La Môn. Tất cả ngoại đạo dốitrá tự xưng, toàn hư giả không có thiệt hạh. Dầu họ tưởngrằng họ có hai bực nầy, nhưng thật ra thời không có. Vìnếu đã không có pháp Sa Môn và Bà La Môn, làm sao có đượchai bực Sa Môn và Bà La Môn.
Tathường ở giữa đại chúng xướng to những lời nầy. Cácông cũng nên xướng to như vậy.
Bấygiờ có số đông ngoại đạo sanh lòng bất bình rằng : CùĐàm nói trong giáo phái của chúng ta không có Sa Môn và BàLa Môn, cũng không có pháp Sa Môn, pháp Bà La Môn. Chúng ta làmthế nào tỏ cho Cù Đàm biết rằng trong giáo phái của chúngta có hai bực và hai pháp như vậy.
Cómột Phạm Chí lên tiếng nói : “ Nầy các ngài ! Lời nóicủa Cù Đàm như điên như cuồng, cần gì kiểm giảo ! Ngườiđiên cuồng trong đời hoặc ca, hoặc múa, hoặc khóc, hoặccười, hoặc mắng , hoặc khen, không phân biệt kẻ thân ngườithù. Sa Môn Cù Đàm cũng như vậy : Có lúc nói ta sanh trongcung vua Tịnh Phạn, có lúc nói là chẳng sanh. Hoặc nói saukhi sanh tự đi bảy bước, lại nói là chẳng đi. Hoặc nóita từ thuở nhỏ học tập văn vỏ, nghề nghiệp thếgian, rồi lại tự nói là bực nhứt thiết trí. Có lúc ở cung hưởng lạc thú sanh con trai, rồi lại nhàm chê là áctiện. Có lúc đích thân tu khổ hạnh sáu năm, lại quở tráchsự khổ hạnh của ngoại đạo. Hoặc nói theo học với ôngUất Đầu Lam Phất, ông A La Lã v.v…, có lúc nói các ôngấy không chỗ hiểu biết. Hoặc nói nơi cội Bồ Đề ta chứngđược đạo vô thượng giác, có lúc lại nói ta không cóđến cây Bồ Đề, không có chứng đắc. Hoặc nói thân tađây chính là Niết Bàn, lại nói thân diệt mới là NiếtBàn.
Lờinói của Cù Đàm như điên cuồng, các ngài lo rầu làm gì?
Cócác Bà La Môn nói : “Trước kia Sa Môn Cù Đàm nói vô thường,khổ, không, vô ngã, bất tịnh. Hàng đệ tử trong giáo pháita nghe lời nầy mà kinh sợ. Nay Cù Đàm đến rừng Ta La nầytuyên bố có thường, lạc, ngã, tịnh. Hàng đệ tử ta nghelời nầy đều bỏ phái ta, hoặc thọ lấy lời của Cù Đàm.Như thế bảo ta không sầu khổ sao được !
Lạicó một Bà La Môn bảo rằng các ngài lóng nghe tôi nói đây: Sa Môn Cù Đàm gọi rằng tu từ bi, xét ra thời lời nóinầy là hư vọng, chẳng phải chơn thật. Vì nếu có từ bisao ông ấy lại giáo hóa hàng đệ tử của chúng ta thọ lấypháp của ông ấy. Lòng từ bi là tùy thuận theo ý của người,nay ông ấy làm trái bổn nguyện của chúng ta thời đâu phảilà từ bi.
Nếunói rằng Sa Môn Cù Đàm chẳng bị tám pháp thế gian làm ônhiễm, lời nầy cũng là hư vọng : Vì nếu Cù Đàm là thiểudục tri túc, hôm nay sao lại cướp lấy lợi dưỡng của chúngta.
Nếunói Cù Đàm thuộc về dòng họ cao thượng, lời nầy cũnghư vọng. Vì từ xưa đến nay chưa từng nghe thấy Sư TửVương tàn hại con chuột bé nhỏ. Nếu Cù Đàm là dòng caothượng ngày nay sao lại não loạn chúng ta.
Nếucho rằng Cù Đàm có thế lực lớn, lời nầy cũng là hư vọng.Vì từ xưa đến nay cũng chẳng từng thấy nghe Kim Súy ĐiểuVương đua tranh cùng các chim. Nếu Cù Đàm thật có thế lựclớn, việc gì lại tranh đấu với chúng ta.
Nếucho rằng Cù Đàm có tha tâm trí, xét ra cũng là hư vọng. Vìnếu có tha tâm trí cớ sao Cù Đàm chẳng rõ biết tâm niệmcủa chúng ta.
Nầycác ngài ! Xưa kia tôi từng nghe bực tôn túc nói rằng sauđây một trăm năm thế gian sẽ có một yêu huyễn ra đời.Yêu huyễn nầy chính là ông Cù Đàm. Ông ấy sắp sẽ diệtmất tại trong rừng Ta La nầy, các ngài chẳng nên sầu não.
Cómột Ni Kiền Tử nói rằng : “ Nay tôi sầu khổ chẳng phảivì đệ tử và sự cúng dường của riêng mình, chỉ vì ngườiđời ngu tối không có con mắt, chẳng thấy biết phước điềncùng chẳng phải phước điền, bỏ bực Bà La Môn niên cao nhiều trí mà cúng dường người tuổi trẻ, do đây nêntôi lo rầu mà thôi.
SaMôn Cù Đàm biết chú thuật, do sức chú thuật mà ông ấycó thể biến một thân thành vô lượng thân, biến vô lượngthân huờn lại một thân, hoặc biến thân làm hình nam, nữ,bò, dê, voi, ngựa. Sức của tôi có thể trừ việc chú thuậtnhư vậy. Chú thuật của Cù Đàm đã mất, các ngài sẽ đượcan vui thọ hưởng nhiều sự cúng dường”.
Lạicó một Bà La Môn nói rằng : Nầy các ngài, Sa Môn Cù Đàmthành tựu đầy đủ vô lượng công đức, các ngài chẳngnên tranh đua.
Chúngngoại đạo phản đối lại : Người ngu si kia ! Sao ông lạinói Sa Môn Cù Đàm có công đức lớn ? Lúc Cù Đàm sanh rabảy ngày thời mẹ của ông ấy chết, như thế có thể đượcgọi là tướng phước đức chăng ?
BàLa Môn đáp rằng : Bị mắng chẳng giận, bị đánh chẳng đánh lại, đây là tướng đại phước đức. Thân của CùĐàm có đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp,lại có vô lượng thần thông, đây là tướng đại phướcđức. Không kiêu mạn thưa hỏi trước, lời nói dịu dàngkhông cộc cằn, lúc trai tráng chí ý hưng hạnh mà tâm chẳngnóng nảy, nước lớn của nhiều mà không tham luyến, bỏcung điện đi xuất gia như nhổ bỏ nước miếng. Do nhữngđiều trên đây nên tôi nói rằng Sa Môn Cù Đàm thành tựuđầy đủ vô lượng công đức.
Chúngngoại đạo nói : “ Sa Môn Cù Đàm thiệt có vô lượng thầnthông biến hoá như lời ông nói, chúng tôi chẳng thử tháchthần thông với Cù Đàm.
CùĐàm bản tánh nhu nhuyến, chẳng kham khổ hạnh, sanh trưởngchốn thâm cung chẳng rõ thấu được việc ngoài. Chỉ đượclời nói dịu dàng mà chẳng biết nghề nghiệp văn hóa luậnnghị. Chúng tôi xin tranh biện pháp yếu với Cù Đàm. Nếuông Cù Đàm hơn, chúng tôi sẽ theo hầu Cù Đàm. Nếu chúngtôi hơn Cù Đàm thời Cù Đàm phải phụng sự chúng tôi.”
Lúcđó một số đông ngoại đạo họp nhau đến ra mắt vua AXà Thế.
Vuahỏi các ngài mỗi phái riêng tu tập theo đạo của mình, đềulà người xuất gia rời bỏ danh lợi, nhơn dân trong nướccủa ta đều kính trọng cúng dường, nay duyên cớ gì họpnhau đến đây ?
Cácngài đều có pháp tu tập khác nhau, giới cấm khác nhau, mỗingười tự theo giáo phái của mình mà xuất gia tu hành, nayduyên cớ gì lại họp nhau một lòng như những lá rụng bịgió trốt thổi gom lại một chỗ.
Tathường ủng hộ người xuất gia nhẫn đến chẳng tiếc thânmạng. Nay duyên cớ gì mà các ngài họp nhau đến đây ?
Chúngngoại đạo đồng thưa : Tâu Đại Vương ! Nay Đại Vươnglà cây cầu đại pháp, có tiếng tăm lớn, có công đức lớn,là căn bổn của các nước, là tấm gương sáng của tấtcả nước, là hình tượng của chư thiên, là cha mẹ củanhơn dân. Nhà vua coi việc nước chẳng riêng rẻ người thânkẻ thù, lòng vua bình đẳntg như đất nước lửa gió, dođây nhà vua đáng gọi là công đức tạng.
TâuĐại Vương ! Dầu chúng sanh hiện tại tuổi đời ngắn ngủi,nhưng công đức của nhà vua như các vua thời kỳ trườngthọ an lạc thuở xưa : Như các vua Đảnh Sanh, Thiện Kiến,Nhẫn Nhục, Na Hầu Sa, Da Da Đế, Thi Tỳ, Nhứt Xoa Câu v.v…Nhờ nhà vua mà trong nước an vui, nhơn dân giàu mạnh. Do đâynên tất cả người xuất gia đều mến nước Ma Dà Đà nầy.
TâuĐại Vương ! Trong kinh của chúng tôi có nói : Nếu ngườixuất gia ở nơi nước nào mà tinh tấn trì giới tu hành, thờivua nước ấy cũng có phần tu công đức lành.
TâuĐại Vương ! Tất cả trộm cướp nhà vua đã dẹp xong, nênngười xuất gia không còn sợ sệt. Hiện nay chỉ còn có mộtngười đại ác là Sa Môn Cù Đàm nhà vua chưa xét đến, chúngtôi rất lo sợ. Cù Đàm tự thị dòng họ cao quý, thân hìngđẹp mạnh, lại do phước bố thí đời trươc mà đượccúng dường nhiều. Cù Đàm cậy những việc nầy mà quá kiêumạn, hoặc cậy chú thuật giỏi mà ngạo nghễ. Cù Đàm khôngthể tu khổ hạnh lãnh và chứa những y phục nệm chăn mịnnhuyễn, nên những người ác trong đời vì tham lợi dưỡngmà theo làm quyến thuộc. Do sức chú thuật, Cù Đàm điềuphục Ca Diếp, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên v.v…
Nayđến chỗ ở của chúng tôi, nơi rừng Ta La, tuyên bố rằngthân nầy là thường, lạc, ngã, tịnh để khuyến dụ hàngđệ tử của chúng tôi.
TâuĐại Vương ! Ngày trước Cù Đàm nói thân người là khôngthường, lạc, ngã, tịnh chúng tôi còn có thể nhẫn được.Nay Cù Đàm tuyên bố thân nầy là thường, lạc, ngã, tịnhchúng tôi thiệt chẳng chịu đựơc.
XinĐại Vương cho phép chúng tôi luận nghị với Cù Đàm.
VuaA Xà Thế nói : Hôm nay các ngài do ai bày vẽ mà tâm trí cuồngloạn chẳng định như vậy ? Khác nào nước nổi sóng,vòng lửa xoay, khỉ vượn leo cây , thật đáng hổ thẹn.
Ngườitrí nghe được việc nầy tất sẽ xót thương cho các ngài.Kẻ ngu nghe biết thời tất chê cười các ngài. Lời nói củacác ngài chẳng phải là lời của người xuất gia. Các ngàinếu mang phải bịnh tật, ta đều có thuốc trị lành được.Nếu như mắc bịng ma quỉ, thời anh ta là Kỳ Bà có thểtrị được.
Naycác ngài muốn lấy móng tay mà chẻ núi Tu Di, muốn dùng răngđể cắn nghiền chất Kim Cang, khác nào người ngu thấy SưTử Vương lúc đói nằm ngủ mà muốn chọc cho thức dậy,như người lấy ngón tay muốn để trong miệng rắn độc,như muốn lấy tay đậy ngọn lửa, như con chồn rừng muốnkêu rống như sư tử, như con muỗi muốn bay đua vớiKim Súy Điểu, như con thỏ lội qua biển muốn chưn đụngđến đáy. Nay các ngài cũng như vậy. Các ngài như chiêm baothấy hơn Sa Môn Cù Đàm, đây là mơ mộng điên cuồng, chẳngnên tin tưởng.
Naycác ngài có quan niệm muốn tranh biện với Sa Môn Cù Đàm,khác nào con phi nga tự đáp vào đống lửa lớn. Các ngàiphải theo lời của ta chẳng cần nói nữa.
Cácngài dầu tán thán ta là bình đẳng như cán cân, nhưng chớđể cho người ngoài nghe được lời nầy.
Cácngoại đạo lại thưa : Tâu Đại Vương ! Sa Môn Cù Đàm cólẽ dùng chú thuật đến bên nhà vua, nên làm cho lòng vua nghimà chẳng tin các vị thánh nhơn nầy. Nhà vua chẳng nên khinhmiệt chúng tôi.
TâuĐại Vương ! Mặt trăng tròn khuyết, nước biển mặn v.v…,những việc như thế ai làm ra ? Há chẳng phải hàng Bà LaMôn chúng tôi ư !
Nhàvua chẳng nghe nước sông Hằng dừng ở trong lỗ tai của AKiệt Đa Tiên trọn mười hai năm ư ? Nhà vua chẳng nghe CùĐàm Tiên nhơn cả hiện thần thông mười hai năm biến làmĐế Thích, rồi biến thân Đế Thích làm thân dê đực, biếnngàn nữ căn ở thân Đế Thích? Nhà vua chẳng nghe Kỳ NâuTiên trong một ngày uống hết nước bốn biển làm cho quảđất khô ?
Nhàvua chẳng nghe bà Tẩu Tiên làm ba con mắt cho Tự Tại Thiênư ? Nhà vua chẳng nghe La Lã Tiên biến thành Ca La Phú làm nướcmọi ư ?
TâuĐại Vương ! Trong phái Bà La Môn có những Tiên nhơn thầnthông như vậy, sao nhà Vua lại khinh miệt ư ?
Vuanói : “ Các ngài nếu chẳng tin theo lời của ta, đứcNhư Lai chánh giác hiện ở trong rừng Ta La, các ngài có thểqua đó tùy ý vấn nạn, Đức Như Lai cũng sẽ giải thíchvừa ý các ngài.”
Liềnđó vua A Xà Thế cùng chúng ngoại đạo đến chỗ Phật. Vuađầu mặt làm lễ đi nhiễu ba vòng ngồi qua một bên bạchPhật rằng : “ Thế Tôn ! Các nhà ngoại đạo nầy muốnđược tùy ý vấn nạn, xin đức Như Lai tùy ý đáp đó.”
Phậtnói : “ Nầy Đại Vương ! Như Lai tự biết phải lúc.”
Trongchúng ngoại đạo có Bà La Môn Xà Đề Thủ Na lên tiếnghỏi :” Nầy Cù Đàm ngài nói Niết Bàn là pháp thường trụphải chăng ?”
_ NầyĐại Bà La Môn ! Đúng như vậy.
_ NếuCù Đàm nói Niết Bàn là thường trụ thời không đúng nghĩa.Vì như những sự vật trong đời, từ hột sanh ra trái nốiluôn chẳng dứt, như từ đất sét làm ra cái bình, từ nhữngsợi chỉ mà có cái áo. Cù Đàm thường nói rằng tu quántưởng vô thường chứng được Niết Bàn. Nhơn là vô thườngsao quả lại thường trụ ?
CùĐàm lại nói giải thoát dục tham chính là Niết Bàn, giảithoát sắc tham và vô sắc tham chính là Niết Bàn. Dứt vôminh v.v… tất cả phiền não thời là Niết Bàn. Từ dục,sắc, nhẫn đến vô minh phiền não đều là vô thường. Nhơnđã vô thường thời quả Niết Bàn cũng phải vô thường.
CùĐàm lại nói từ nghiệp nhơn nên sanh cõi Trời, do nghiệpnhơn nên sanh địa ngục, do nghiệp nhơn mà được giải thoát,nên các pháp đều do nơi nhơn mà sanh. Nếu đã từ nơi nhơn sanh mà được giải thoát, sao lại nói Niết Bàn là thường?
CùĐàm cũng nói rằng sắc theo duyên mà sanh nên gọi là vô thường,thọ tưởng hành thức cũng như vậy. Giải thoát như vậy,nếu là sắc thời là vô thường, nếu là thọ tưởng hànhthức cũng là vô thường. Nếu ngoài năm ấm mà có giảithoát, thời giải thoát nầy chính là hư không. Nếu đã làhư không thời chẳng được nói rằng do nhơn duyên sanh, vìhư không là thường là duy nhứt, là khắp tất cả.
CùĐàm cũng nói rằng : Phàm do nhơn duyên sanh ra thời là khổ,nếu đã là khổ sao lại nói giải thoát là lạc.
CùĐàm lại nói : Vô thường là khổ, khổ là vô ngã. Nếu đãlà vô thường, là khổ, là vô ngã thời là bất tịnh. Tấtcả những pháp do nhơn duyên sanh ra, đều là vô thường, khổ,vô ngã, bất tịnh, sao lại nói Niết Bàn là thường , lạc,ngã tịnh ?
NếuCù Đàm nói rằng cũng là thường cũng vô thườntg, cũng khổcũng vui, cũng là ngã cũng là vô ngã, cũng tịnh cũng bấttịnh, như thế há chẳng phải là hai lời ư ?
Tôicũng từng nghe bực tôn túc nói nếu Phật ra đời thời lờinói không hai. Nay Cù Đàm nói hai lời, lại xưng rằng Phậtchính là thân ta đây. Xin giải thích những điều tôi đãhỏi .
Phậtnói : Nầy bà La Môn ! Cứ theo lời của ông, nay tôi hỏi ôngtùy ý ông đáp.
NầyBà La Môn ! Tánh của ông là thường hay là vô thường ?
_ Tánhcủa tôi là thường.
NầyBà La Môn ! Tánh ấy có thể làm nhơn cho tất cả pháp trongvà ngoài chăng ?
_Chính thế, thưa Cù Đàm.
_ NầyBà La Môn ! Tánh ấy làm nhơn như thế nào ?
_ ThưaCù Đàm ! Từ tánh sanh ra đại, từ đại sanh mạn, từ mạnsanh mười sáu pháp : Năm đại là địa, thủy, hỏa, phong,không, năm tri căn là nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, năm nghiệpcăn là tay , chơn, miệng tiếng, nam căn, nữ căn, cùng tâmbình đẳng căn. Mười sáu pháp nầy do năm pháp : Sắc,thinh, hương, vị, xúc sanh ra. Hai mươi mốt pháp nầy có bapháp căn bổn : Nhiễm, thô và đen. Nhiễm là ái, thô là sân,đen là vô minh. Hai mươi ba pháp nầy, đều nhơn nơi tánh màsanh.
_ NầyBà La Môn ! Những pháp đại, mạn v.v… là thường hay vôthường ?
_ ThưaCù Đàm theo giáo pháp của tôi thời tánh là thường, nhữngpháp đại v.v… đều là vô thường.
_ NầyBà La Môn ! Như trong pháp của ông nhơn là thường còn quảlà vô thường. Trong pháp của ta dầu nhơn là vô thường nhưng quả là thường, thời có lỗi gì ?
NầyBà La Môn ! Trong pháp của các ông có hai nhơn chăng ?
_ ThưaCù Đàm, có.
_ Thếnào là hai ?
_ _Thưa Cù Đàm ! Một là sanh nhơn, hai là liễu nhơn .
_ Thếnào là sanh nhơn ? Thế nào là liễu nhơn ?
_ Sanhnhơn như đất sét làm ra cái bình. Liễu nhơn như đèn soiđồ vật.
_ Hainhơn nầy là một tánh. Đã là một tánh có thể khiến sanhnhơn làm liễu nhơn chăng ? Có thể khiến liễu nhơn làm sanhnhơn chăng ?
_ ThưaCù Đàm ! Không.
_ Nếunhư sanh nhơn chẳng làm liễu nhơn, liễu nhơn chẳng làm sanhnhơn, có thể nói là nhơn tướng chăng ?
_ ThưaCù Đàm ! Dầu hai nhơn chẳng làm thành lẫn nhau, nhưng vẫncó nhơn tướng.
_ NầyBà La Môn ! Vật của liễu nhơn chiếu rõ có đồng với liễunhơn chăng ?
_ ThưaCù Đàm ! Không .
Phậtnói : Trong pháp của ta, dầu do từ vô thường chứng đặngNiết Bàn, nhưng Niết Bàn nầy chẳng phải là vô thường.Do từ liễu nhơn mà được nên là thường, lạc, ngã, tịnh.Do từ sanh nhơn mà được nên là vô thường, vô lạc,vô ngã, vô tịnh. Do đây nên đức Như Lai nói có hai thuyếtthường và vô thường. Hai thuyết nầy không có hai lời, nênPhật gọi là không nói hai lời.
Nhưlời ông nói từng nghe bực tôn túc bảo rằng Phật ra đờikhông có hai lời. Lời nói trên đây rất đúng. Tất cả chưPhật mười phương ba đời không bao giờ có lời nói sai,vì có thời đồng nói có, không thời đồng nói không, nêngọi là đồng một nghĩa, do đây nên gọi Phật không nóihai lời.
NầyBà La Môn ! Đức Như Lai dầu gọi là hai lời, nhưng vì đểhiểu rõ một lời. Thế nào là hai lời để hiểu rõ mộtlời ? Như nhãn căn cùng sắc trần đây là hai lời, sanhra thức đây là một lời. Nhẫn đến ý căn cùng pháp trầnsanh ra thức cũng như vậy.
_ CùĐàm khéo phân biệt được ngữ nghĩa như vậy. Nay tôi chưahiểu dùng hai lời để hiểu rõ một lời.
ĐứcThế Tôn liền vì Bà La Môn mà tuyên nói pháp tứ đế : NầyBà La Môn ! Khổ Đế cũng hai cũng một, nhẫn đến đạo đếcũng hai cũng một.
BàLa Môn thưa : “ Bạch Thế Tôn ! Tôi đã hiểu biết rồi”.
_ NầyThiện Nam Tử ! Ông hiểu biết như thế nào ?
_Bạch Thế Tôn ! Khổ đế , tất cả phàm phu thời hai, cònthánh nhơn thời một. Nhẫn đến đạo đế cũng như vậy.
_ Lànhthay ! Đã hiểu.
_ BạchThế Tôn ! Nay tôi nghe pháp đã được chánh kiến, tôi quyy Phật Pháp Tăng Tam Bảo. Cúi xin Đức Đại Từ cho tôi xuấtgia.
ĐứcPhật bảo Kiều Trần Như : ‘ Ông nên cạo bỏ râu tóc choXà Đề Thủ Na, cho ông xuất gia”.
NgàiKiều Trần Như vâng lời Phật cạo tóc cho Xà Đề Thủ Na.Đương lúc cạo có hai thứ rơi xuống : Một là râu tóc, hailà phiền não. Xà Đề Thủ Na liền ở nơi chỗ ngồi chứngđặng quả A La Hán.
Lạicó Phạm Chí Bà Trư Tra hỏi Phật : “ Cù Đàm nói Niết Bànlà thường trụ phải chăng?”
_ NầyPhạm Chí ! Đúng như vậy.
_ CùĐàm toan chẳng nói rằng không phiền não là Niết Bàn ư ?
_ NầyPhạm Chí ! Đúng như vậy.
_ ThưaCù Đàm ! Ở thế gian có bốn thứ gọi là không : Một lànhững pháp chưa có ra thời gọi là không, như cái bình lúcchưa ra khỏi viên đất thời gọi là không có cái bình. Hailà những pháp đã diệt mất gọi là không, như cái bình đãhư bể thời gọi là không. Ba là lẫn không có tướng loạikhác mà gọi là không, như trong bò không có ngựa, trong ngựakhông có bò. Bốn là rốt ráo không nên gọi là không, nhưlông rùa sừng thỏ.
ThưaCù Đàm ! Nếu vì đã dứt trừ phiền não mà gọi là NiếtBàn, thời Niết Bàn là không có. Nếu đã là không Niết Bàn,sao lại nói có thường, lạc, ngã, tịnh ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Niết Bàn đây chẳng phải là trước khôngcó như cái bình lúc còn là viên đất, cũng chẳng phải dứtmất thành không như cái bình lúc hư bể, cũng chẳngphải rốt ráo không như lông rùa sừng thỏ. Niết Bàn nầyđồng với khác loại mà không.
Nhưlời ông nói, dầu trong bò không có ngựa, nhưng chẳng đượcnói rằng bò cũng là không. Dầu trong ngựa không có bò nhưngcũng chẳng được nói rằng ngựa cũng là không. Niết Bàncũng như vậy : Trong phiền não không Niết Bàn, trong NiếtBàn không phiền não, do đây nên gọi là lẫn không có tướngkhác nhau.
ThưaCù Đàm ! Nếu cho Niết Bàn là lẫn không tướng khác nhau,sự không nầy không có thường, lạc, ngã, tịnh, sao Cù Đàmlại nói Niết Bàn là thường, lạc, ngã, tịnh ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Như không tướng khác nhau của ông nói cóba thứ không : Bò, ngựa đều là trước không sau có, đâygọi là trước không ; đã có trở thành không đây gọi làhư hoại mà không ; không có tướng khác nhau thời như ôngđã nói. Niết bàn không có ba tướng nầy, nên Niết Bàn làthường, lạc, ngã, tịnh.
Nhưba thứ bịnh của người đời ; Bịnh nhiệt, bịnh phong, bịnhhàn. Ba thứ thuốc có thể trị được : Tô trị được bịnhnhiệt, dầu trị được bịnh phong, mật trị được bịnhhàn.
NầyThiện Nam Tử ! Trong bịnh phong không có dầu, trong dầu khôngcó bịnh phong, nên dầu có thể trị được bịnh phong. Haithứ kia cũng như vậy.
Tấtcả chúng sanh có ba thứ bịnh : Tham, sân và si. Có ba thứpháp dược trị được ba bịnh nầy : Bất tịnh quán là thuốctrị được bịnh tham, từ tâm quán là thuốc trị đượcbịnh sân, nhân duyên quán là thuốc trị được bịnh si.
NầyThiện Nam Tử ! Vì trừ tham nên quán pháp chẳng phải tham,vì trừ sân nên quán pháp chẳng phải sân, vì trừ si nênquán pháp chẳng phải si. Trong ba thứ bịnh không ba thứ thuốcpháp, trong ba thứ thuốc pháp không ba thứ bịnh.
NầyThiện Nam Tử ! Vì trong ba thứ bịnh không có ba thứ thuốcpháp, nên là vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh. Trong bathứ thuốc pháp không có ba thứ bịnh nên được gọi làthường, lạc, ngã, tịnh.
_ BạchThế Tôn ! Đức Như Lai vì tôi nói thường là vô thường.Xin giải thích thế nào là thường, thế nào là vô thường?
_ NầyThiện Nam Tử ! Sắc ấm là vô thường, giải thoát sắc ấmlà thường.Nhẫn đến thức ấm là vô thường, giải thoátthức ấm là thường.
Nếucó người nào quán sắc nhẫn đến thức là vô thường, nênbiết rằng người nầy chứng được pháp thường trụ.
_ BạchThế Tôn ! Nay tôi đã biết pháp thường và pháp vô thường.
_ NầyThiện Nam Tử ! Ông rõ biết pháp thường và vô thườngnhư thế nào ?
_ BạchThế Tôn ! Nay tôi biết sắc ấm của tôi là vô thường, đượcgiải thoát là thường, nhẫn đến thức cũng như vậy.
_ Lànhthay ! Nầy Thiện Nam Tử ! Nay ông đã đền xong thân nầy.
ĐứcPhật bảo Kiều Trần Như : Bà Trư Tra đã chứng quả A LaHán, ông nên ban cho Bà Trư Tra ba y và bát.
NgàiKiều Trần Như tuân lời Phật trao y bát cho Bà Trư Tra.
Lãnhy bát xong , Bà Trư Tra thưa rằng : Bạch Đại Đức Kiều TrầnNhư ! Nay tôi do thân tệ ác nầy mà được quả lành. Xin ĐạiĐức vì tôi đến bạch với đức Thế Tôn : Tôi là ngườiác xúc phạm đến họ Cù Đàm của đức Như Lai. Mong ĐạiĐức vì tôi mà sám hối tội nầy. Tôi cũng không thể ởlâu nơi thân ác độc nầy. Nay xin nhập Niết Bàn.
NgàiKiều Trần Như liền đến bạch Phật : Thế Tôn ! Tỳ KheoBà Trư Tra sanh lòng hổ thẹn, tự nói là hung dữ xúc phạmhọ Cù Đàm của đức Như Lai. Nay ông ấy muốn diệt thân,nhờ tôi sám hối.
Phậtnói ; Nầy Kiều Trần Như ! Tỳ Kheo Bà Trư Tra đã thành tựucăn lành nơi vô lượng Phật quá khứ, nay thọ giáo với tamà trụ đúng pháp, vì trụ đúng pháp nên chứng được chánhquả. Các ông phải cúng dường thân của ông ấy.
NgàiKiều Trần Như nghe Phật dạy xong, đến nơi thân của BàTrư Tra mà trần thuyết cúng dường.
Lúcthiêu thân, Bà Trư Tra hiện các thứ thần thông.
Chúngngoại đạo thấy việc nầy đồng to tiếng xướng rằng :Bà Trư Tra đã được chú thuật của Sa Môn Cù Đàm, chẳngbao lâu ông sẽ hơn Sa Môn Cù Đàm.
Lạicó Phạm Chí Tiên Ni hỏi Phật : Thưa Cù Đàm ! Cù Đàm cóngã không ?
ĐứcNhư Lai nín lặng.
TiênNi lại hỏi : Thưa Cù Đàm ! Cù Đàm không có ngã ư ?
ĐứcNhư Lai cũng nín lặng.
TiênNi hỏi luôn mấy lần như vậy, đức Phật đều nín lặng.
TiênNi nói : Thưa Cù Đàm ! Nếu tất cả chúng sanh có ngã khắp tất cả chỗ là một tác giả, cớsao Cù Đàm nín lặng chẳngtrả lời ?
Phậtnói : Nầy Tiên Ni ! Ông nói ngã đó là khắp tất cảchỗ phải chăng ?
_ ThưaCù Đàm ! Chẳng những là tôi nói, mà tất cả người trícũng nói như vậy.
_ NầyThiện Nam Tử ! Nếu ngã đó cùng khắp tất cả chỗ lẽ raphải đồng thời thọ báo trong ngũ đạo. Nếu đồng thờithọ báo nơi ngũ đạo, hàng Phạm Chí các ông duyên cớ gìchẳng gây tạo những điều ác để khỏi địa ngục, màlại tu những pháp lành để được thân Trời ?
_ ThưaCù Đàm ! Ngã trong giáo pháp của chúng tôi có hai thứ : Mộtlà ngã tác thân, hai là ngã thường thân. Vì ngã tác thânmà phải lìa nghiệp ác để khỏi địa ngục, phải tu nhữngpháp lành để được sanh lên Trời.
_ Nầy Thiện Nam Tử ! Như ông đã nói ngã khắp tất cả chỗ. Ngãđó nếu ở trong tác thân thời là vô thường. Nếu trong tácthân không có ngã sao lại nói là khắp ?
_ ThưaCù Đàm ! Ngã của chúng tôi lập cũng ở trong tác thân, màcũng là thường trụ. Như người lúc để lửa cháy nhà, chủnhà chạy ra ngoài, chẳng thể nói rằng nhà cửa bị cháychủ nhà cũng bị cháy. Ngã nầy cũng như vậy, đương lúctác thân vô thường, ngã nầy xuất ra đi, nên ngã nầy cũnglà khắp, cũng là thường.
_ NầyThiện Nam Tử ! Như lời ông nói ngã đó cũng khắp cũng thường,nghĩa nầy không đúng. Vì khắp có hai thứ : Thường và vôthườntg. Lại có hai thứ ; Sắc và vô sắc. Do đây nên nếunói rằng khắp tất cả thời cũng là thườntg cũng là vôthường, cũng là sắc cũng là vô sắc.
Nếunói chủ nhà chạy ra khỏi nên chẳng gọi là vô thường,nghĩa nầy chẳng đúng. Vì nhà chẳng gọi là chủ, chủ chẳnggọi là nhà. Cái bị cháy khác, người chạy ra khác, nên đượcnhư vậy. Ngã nầy thời chẳng như vậy, vì ngã là sắc, sắclà ngã, ngã là vô sắc, vô sắc là ngã, sao lại nói rằngđương lúc sắc thân vô thường ngã xuất ra khỏi.
NầyThiện Nam Tử ! Ý ông nếu cho rằng : Tất cả chúng sanyhđồng một ngã, thời trái với pháp thế gian và xuất thếgian. Vì pháp thế gian có cha mẹ, con trai, con gái. Nếu ngãlà một, thời cha là con trai, con trai là cha, mẹ là con gái,con gái là mẹ, thù là thân , thân là thù, đây là kia, kialà đây. Nên nếu nói rằng tất cả chúng sanh đồng mộtngã thời là trái với pháp thế gian và xuất thế gian.
TiênNi nói : “ Tôi chẳng nói tất cả chúng sanh đồng một ngã.Mà tôi nói mỗi người đều riêng có một ngã”.
_ NầyThiện Nam Tử ! Nếu ông nói một người đều riêng có mộtngã, đây là nhiều ngã, thời không đúng nghĩa. Vì như trướckia ông nói, ngã khắp tất cả chỗ. Nếu đã khắp tất cảthời tất cả chúng sanh lẽ ra phải đồng một nghiệp căn: Lúc được Trời mà thấy thời lúc được Phật cũng thấy,lúc được thân Trời làm, thời lúc được Phật cũng làm,nghe biết và nhẫn đến tất cả pháp cũng như vậy.
Nếuđược thân Trời mà thấy chẳng phải là được Phật màthấy thời chẳng nên nói rằng ngã khắp tất cả chỗ. Nếungã chẳng khắp thời là vô thường.
_ ThưaCù Đàm ! Ngã của tất cả chúng sanh khắp tất cả. Còn phápcùng phi pháp chẳng khắp tất cả. Do nghĩa nầy nên tác dụngcủa Phật khác, tác dụng của Trời khác. Chẳng nên nói rằnglúc Phật thấy lẽ ra Trời cũng thấy, lúc Phật nghe Trờicũng nên nghe.
_ NầyThiện Nam Tử ! Pháp và phi pháp chẳng phải là nghiệp làmra ư ?
_ ThưaCù Đàm ! Là nghiệp làm ra.
_ NầyThiện Nam Tử ! Nếu pháp cùng phi pháp là nghiệp làm ra thờilà đồng pháp, sao nói rằng khác. Vì chỗ nghiệp của Phậtcó ngã của Trời, chỗ ngã của Trời có ngã của Phật, dođây nên lúc Phật tác dụng, Trời cũng tác dụng, pháp vàphi pháp cũng phải như vậy.
NầyThiện Nam Tử ! Nếu tất cả chúng sanh pháp cùng phi pháp lànhư vậy, thời quả báo lẽ ra chẳng khác.
NầyThiện Nam Tử ! Từ nơi nhơn sanh ra quả, nhơn nầy trọn chẳngsuy nghĩ phân biệt ta chỉ nên là quả Bà La Môn, chẳng làmquả cho Sát Lợi, Tỳ Xá, Thủ Đà. Vì từ nhơn sanh ra quảtrọn chẳng trở ngại đối với bốn giòng như vậy.Pháp cùng phi pháp cũng như vậy, không thể phân biệt ta chỉnên làm quả Phật, chẳng làm quả Trời, hoặc ta chỉ làmquả Trời chẳng làm quả Phật. Vì nghiệp bình đẳng vậy.
_ ThưaCù Đàm ! Như trong một nhà có trăm ngàn ngọn đèn, ngọnđèn có khác nhưng ánh sáng thời không khác. Ngọn đèn khácnhau dụ cho pháp cùng phi pháp, ánh sáng không sai khác dụ chongã của chúng sanh.
_ NầyThiện Nam Tử ! Ông đem đèn sáng để dụ cho ngã đó,không được đúng nghĩa. Vì đèn khác nhà khác. Ánh sáng của đèn cũng ở bên ngọn đèn mà cùng khắp trong nhà. Ngãcủa ông nói nếu đồng như vậy thời bên pháp và phi phápđều phải có ngã, trong ngã cũng phải có pháp và phi phápđều phải có ngã, trong ngã cũng phải có pháp và phi pháp.Nếu pháp cùng phi pháp không có ngã, thời chẳng được nóirằng ngã khắp tất cả chỗ. Nếu đều chung có cả, đâuđặng dùng đèn và ánh sáng để làm ví dụ.
NầyThiện Nam Tử ! Nếu ý của ông cho rằng ngọn đèn cùng ánhsáng thiệt khác nhau, duyên cớ gì ngọn đèn thêm thời ánhsáng nhiều, ngọn đèn lụn thời ánh ssáng mất. Do đây chẳngnên đem pháp cùng phi pháp dụ như ngọn đèn, ánh sáng khôngkhác dụ cho ngã. Vì pháp và phi pháp cùng với ngã ba thứlà một.
_ ThưaCù Đàm ! Ngài dẫn ví dụ ngọn đèn, việc đó chẳng tốt.Vì ví dụ ngọn đèn nếu là tốt thời tôi đã dẫn trướcrồi. Như ví dụ đó chẳng tốt cớ sao ngài lại nói ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Ví dụ ta dẫn ra đó đều chẳng làm tốtcùng chẳng tốt, đó là theo ý của ông để nói. Trongví dụ đó cũng trình bày hai nghĩa rời ngoài ngọn đèn cóánh sáng và chính nơi ngọn đèn có ánh sáng, ý ông chẳngbình đẳng nên ông nói ngọn đèn dụ cho pháp cùng phi pháp,ánh sáng thời dụ cho ngã. Do đây nên ta trách ông : Ngọnđèn chính là ánh sáng, rời ngọn đèn có ánh sáng. Trong phápcó ngã, trong ngã có pháp, trong phi pháp có ngã, trong ngã cóphi pháp. Nay cớ gì ông chỉ nhận lấy một bên bỏ một bên.Ví dụ như vậy là chẳng tốt đối với ông, nên nay ta trởlại dẫn ví dụ đó để dạy bảo ông.
NầyThiện Nam Tử ! Ví dụ như vậy thời chẳng thành, vì chẳngthành ví dụ nên với ta thời tốt, mà chẳng tốt đối vớiông.
NầyThiện Nam Tử ! Nếu ý ông cho rằng nếu tôi chẳng tốt thờingài cũng chẳng tốt. Ý nghĩ nầy chẳng đúng, vì thấy ngườiđời dùng sức mình để hại lấy mình, tự mình làm ra màngười khác thọ dụng. Ví dụ của ông dẫn ra đó cũng nhưvậy. Nơi ta thời tốt, nơi ông thời chẳng tốt.
_ ThưaCù Đàm ! Vừa rồi ngài trách tôi tâm chẳng bình đẳng, naylời nói của ngài cũng chẳng bình đẳng. Vì ngài lấy tốtvề mình, mà chẳng tốt lại để cho tôi. Cứ đây mà suythời thật là chẳng bình đẳng.
_ NầyThiện Nam Tử ! Sự bất bình của ta có thể phá được sựbất bình của ông, do đây nên ông được bình, sự bất bìnhcủa ta chính là tốt vậy. Sự bất bình của ta phá sự bấtbình của ông, làm cho ông được bình cũng chính là ta bìnhđẳng, vì đồng được bình đẳng với các thánh nhơn.
_ ThưaCù Đàm ! Ngã thường là bình đẳng, sao ngài lại nói pháhoại sự bất bình của tôi. Tất cả chúng sanh bình đẳngcó ngã sao ngài nói rằng ngã là bất bình ?
_ NầyThiện nam Tử ! Ông cũng có nói rằng : Sẽ thọ quả địangục, sẽ thọ quả ngạ quỉ, sẽ thọ quả súc sanh, sẽthọ quả nhơn, thiên. Nếu ngã đã khắp trong ngũ đạo, saoông lại nói sẽ thọ quả nơi các loài ?
Ôngcũng nói rằng cha mẹ hòa hiệp rồi sau mới sanh con. Nếucon đã có trước, sao ông lại nói hòa hiệp rồi mới có.Nếu một người có thân trong ngũ đạo, đã là trước cóthân trong ngũ đạo, duyên cớ gì lại vì thân mà tạo nghiệp.Do nghĩa trên đây nên là chẳng bình đẳng.
NầyThiện Nam Tử ! Ý của ông nếu cho rằng ngã là tác giả,thời cũng chẳng đúng. Vì nếu ngã là tác giả, duyên cớgì ngã lại tự làm ra sự khổ. Nhưng hiện nay chúng sanh thiệtcó bị khổ nên biết rằng ngã chẳng phải tác giả.
Nếuông nói sự khổ nầy chẳng phải ngã làm ra, chẳng do nơinhơn sanh, thời tất cả pháp cũng phải như vậy, chẳng donhơn sanh, cớ gì lại nói là ngã làm ra .
NầyThiện Nam Tử ! Sự khổ vui của chúng sanh thiệt do nơi nhơnduyên. Sự khổ vui nầy có thể làm chúng sanh lo và mừng.Lúc lo không mừng, lúc mừng không lo, hoặc mừng hoặc lo,người trí đâu nên nói đó là thường trụ.
NầyThiện Nam Tử ! Ông nói ngã là thường. Nếu ngã là thường,sao lại nói có mười thời kỳ sai khác. Đã là thường lẽra chẳng có thời kỳ đậu thai nhẫn đến thời kỳ già.
Phậtpháp thường như hư không còn chẳng có một thời kỳ, huốnglại có cả mười thời kỳ !
Nếungã chẳng phải là thời kỳ đậu thai nhẫn đến chẳng phảithời kỳ già, sao lại nói có mười thời kỳ sai khác.
NầyThiện Nam Tử ! Nếu ngã là tác giả, ngã nầy cũng có lúcthạnh lúc suy, chúng sanh cũng có lúc thạnh lúc suy. Nếu ngãđã như vậy sao lại là thường.
NầyThiện Nam Tử ! Nếu ngã là tác giả, sao một người lạicó khôn lanh, có đần độn ? Nếu ngã là tác giả, ngã nầycó thể làm ra thân nghiệp và khẩu nghiệp. Thân nghiệp vàkhẩu nghiệp nếu là ngã làm ra, sao miệng lại nói rằngkhông có ngã ư ? Sao lại tự nghi có ngã hay không có ngã ?
NầyThiện Nam Tử ! Nếu ý ông cho rằng rời ngoài nhãn căn cósự thấy. Lời nầy không đúng, vì nếu ngoài nhãn căn đãriêng có sự thấy thời cần gì đến nhãn căn nầy ? Nhưnhãn căn, nhĩ căn v.v… cũng như vậy. Nếu ý ông cho rằngdầu ngã có thể thấy nhưng cần phải do nhãn căn mới thấy,nghĩa nầy cũng chẳng đúng. Như có người nói rằng bôngTu mạn na có thể đốt cháy cả thôn xóm lớn, tại sao cóthể cháy ? Vì lửa có thể cháy. Ông lập ngã có thể thấycũng như vậy.
_Thưa Cù Đàm ! Như người cầm liềm thời có thể cắt cỏ.Ngã nhơn nơi năm căn mà có thể thấy nghe nhẫn đến xúccũng như vậy.
_ NầyThiện Nam Tử ! Liềm cùng người đều khác nhau, nên ngườicầm liềm thời cắt được cỏ. Rời ngoài năm căn khôngcó ngã riêng khác, sao lại nói rằng ngã nhơn nơi năm cănmà có công năng ?
NầyThiện Nam Tử ! nếu ý ông cho rằng vì cầm liềm nêncó thể cắt cỏ, ngã cũng như vậy. Như thế thời ngã cótay hay không tay ? Nếu có tay sao ngã chẳng tự cầm ? nếungã không có tay sao lại nói rằng ngã là tác giả ?
NầyThiện Nam Tử ! Có thể cắt cỏ đó chính là cái liềm, chẳngphải ngã cũng chẳng phải người. Nếu ngã và người cóthể cắt cớ sao lại nhơn nơi cái liềm !
NầyThiện Nam Tử ! Người có hai tác động : Một là nắm lấycỏ, hai là cầm cái liềm. Cái liềm nầy thời chỉ có côngnăng xén cắt,
Chúngsanh ngó thấy các pháp cũng như vậy : Nhãn căn có thể thấysắc, từ nhơn duyên hòa hiệp mà có ra sự thấy đó. Nếuđã từ nhơn duyên hòa hiệp, người trí sao lại nói là cóngã?
NầyThiện Nam Tử ! Nếu ý ông cho rằng thân làm mà ngã thọ,cũng không đúng nghĩa. Vì trong đời không bao giờ thấy Trờitạo nghiệp mà Phật thọ quả.
Nếunói rằng chẳng phải là thân làm, ngã chẳng phải thọ, cớsao các ông lại từ nơi nhơn duyên tu hành để cầu giảithoát ?
Thânnầy của ông trước kia chẳng phải nhơn duyên sanh. Khi đượcgiải thoát rồi cũng lẽ ra không do nhơn duyên mà lạisanh ra thân. Như thân, tất cả phiền não cũng như vậy.
_ ThưaCù Đàm ! Ngã có hai thứ : Một là hữu tri, hai là vôtri. Ngã vô tri có thể thọ lấy thân, ngã hữu tri có thểrời bỏ thân. Như cái bình đất, khi đã bị nung rồi thờimất màu sắc đất, chẳng còn sanh trở lại, phiền não củangười trí cũng như vậy, đã dứt, mất rồi thời trọn chẳngcòn sanh.
_ NầyThiện Nam Tử ! Ông nói là hữu tri đó, là trí có thể biếthay ngã có thể biết ? Nếu trí có thể biết sao lại nóirằng ngã là hữu tri ? Nếu ngã có thể biết cớ gì phảidùng phương tiện tu hành để cầu có trí ? Nếu ý ông chorằng ngã nhơn nơi trí mà có biết thời đồng với điềudụ bông đốt cháy trước kia.
NầyThiện Nam Tử ! Như cây gai tánh của nó tự có thể đâm,chẳng được nói rằng cây cầm gai để đâm. Trí cũng nhưvậy : Trí tự có thể hiểu biết. Sao lại nói rằng ngã cầmlấy trí để biết ?
NầyThiện Nam Tử ! Như trong pháp của ông nói ngã đượcgiải thoát, là ngã vô tri được giải thoát, hay là ngã hữutri được ?
Nếulà ngã vô tri được thời phải biết rằng vẫn còn đủphiền não. Nếu là ngã hữu tri được thời nên biết rằngđã có ngũ căn, vì ngoài ngũ căn không còn có sự biết. Nếuđã đủ ngũ căn thời sao lại nói là được giải thoát ?
Nếucho rằng tánh của ngã nầy thanh tịnh rời ngoài ngũ căn,sao lại nói rằng ngã khắp trong ngũ đạo, duyên cớ gì tucác pháp lành để được giải thoát ?
NầyThiện nam Tử ! Như có người nhổ gai hư không. Ông cũng nhưvậy : Nếu ngã đã thanh tịnh sao lại nói rằng dứt các phiềnnão ?
Nếuý ông cho rằng chẳng do nhơn duyên mà được giải thoát,cớ gì tất cả chúng sanh lại chẳng được ?
_ ThưaCù Đàm ! Nếu không có ngã thời cái gì có thể ghi nhớ ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Nếu có ngã cớ gì lại quên ?
NầyThiện Nam Tử ! Nếu nhớ là ngã, cớ gì lại nhớ những niệmác, nhớ chỗ chẳng đáng nhớ, chẳng nhớ chỗ đáng nhớ?
_ ThưaCù Đàm ! Nếu không có ngã thời cái gì thấy, cái gì nghe?
_ NầyThiện Nam Tử ! Trong có sáu căn, ngoài co sáu trần, căn trầnhòa hiệp sanh ra sáu thức . Sáu thức nầy theo nhơn duyên màđược có tên.
Nhưmột thứ lửa do nơi cây mà có lửa thời gọi là lửa cây,nhơn nơi cỏ thời gọi là lửa cỏ, nhơn nơi trấu thời gọilà lửa trấu, nhơn nơi phân bò thời gọi là lửa phân bò.
Ýthức của chúng sanh cũng như vậy : Nhơn nơi nhãn căn, sắctrần, ánh sáng và tác ý thời gọi đó là nhãn thức.Nhãn thức nầy chẳng ở trong nhãn căn nhẫn đến chẳng ởtrong tác ý, do bốn thứ hòa hiệp nên sanh ra thức nầy. Nhẫnđến ý thức cũng lại như vậy.
Nếuđã là nhơn duyên hòa hiệp mà sanh ra, người trí chẳng nênnói rằng sự thấy chính là ngã, sự nghe nhẫn đến chạmxúc chính là ngã.
NầyThiện Nam Tử ! Do nghĩa trên đây nên ta nói rằng nhãn thứcnhẫn đến ý thức, tất cả các pháp đều là như huyễn,
Thếnào là như huyễn ? Vì trước không nay mới có, đã có rồitrở lại không.
Nhưtỏi, bột, mật, gừng, tiêu, tất lăng, nho, hồ đào, thạchlựu , hột quì, các thứ ấy hòa hiệp lại gọi là huờnthuốc hoan hỷ. Rời ngoài sự hòa hiệp nầy thời không cóhuờn hoan hỷ.
Docăn nơi trong, trần nơi ngoài mà gọi là chúng sanh, là ngã,nhơn, sĩ phu. Ngoài căn và trần nầy không riêng có chúng sanh,ngã, nhơn, sĩ phu.
_ ThưaCù Đàm ! Nếu không có ngã, sao lại nói rằng ; ta thấy, tanghe, ta khổ, ta vui, ta lo, ta mừng ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Nếu cho rằng ta thấy, ta nghe v.v… gọi làcó ngã đó, cớ gì người đời, lại nói rằng tội củangười làm ra chẳng thấy nghe ?
Nhưbốn đoàn binh hiệp lại gọi là quân đoàn, bốn đoàn binhchẳng gọi là một, mà cũng nói rằng quân ta mạnh mẽ quânta thắng địch.
Nộicăn ngoại trần hòa hiệp làm ra cũng như vậy, dầu chẳngphải là một, nhưng cũng được nói rằng : Ta làm, ta thọ,ta thấy, ta nghe, ta khổ, ta vui.
_ ThưaCù Đàm ! Cứ như lời ngài : “ Nội căn và ngoại trần hòahiệp”, thời ai ra tiếng nói rằng : Ta làm ta thọ?
_ NầyTiên Ni ! Từ ái vô minh nhơn duyên sanh ra nghiệp, từ nghiệpsanh ra hữu, từ hữu xuất sanh vô lượng tâm sở, tâm sởsanh ra giác quán, giác quán động đến hơi gió, hơi gió theotâm chạm xúc cổ họng lưỡi răng môi , chúng sanh điên đảophát ra tiếng nói rằng ta làm , ta thọ, ta thấy, ta nghe.
NầyThiện Nam Tử ! Như cái linh đầu cột phướn, do gió độngbèn phát ra tiếng, gió lơnù thời tiếng lớn, gió nhỏ thờitiếng nhỏ, không có tác giả.
Lạinhư sắc nóng ném vào trong nước phát ra nhiều tiếng, nơi đây thật ra cũng không có tác giả.
NầyThiện Nam Tử ! Phàm phu không thể tư duy phân biệt việc nhưvậy, nên nói rằng có ngã và ngã sở, ngã tác, ngã thọ.
NhưCù Đàm nói không có ngã và ngã sở, duyên cớ gì ngài lạinói có thường, lạc, ngã, tịnh ?
NầyThiện Nam Tử ! Ta chẳng nói sáu căn sáu trần và sáu thứclà thường, lạc, ngã, tịnh. Mà ta tuyên bố rằng diệt sáuthức do nội căn ngoại trần sanh ra gọi đó là thường, dothường đây mà gọi là ngã, vì có thường ngã nên gọi làlạc, vì có thường lạc ngã nên gọi là tịnh.
NầyThiện Nam Tử ! Chúng sanh nhàm sự khổ mà dứt khổ nhơn nầy,được xa lìa tự tại đây gọi là vô ngã. Do nhơn duyên nầynên nay ta thiết thiệt nói rằng thường, lạc, ngã, tịnh.
TiênNi thưa rằng : Bạch Thế Tôn ! Xin đức Đại Từ dạy bảocho tôi phải làm thế nào để được thường, lạc, ngã,tịnh như vậy.
_ NầyThiện Nam Tử ! Từ trước đến nay tất cả thế giancó đủ sự ngã mạn lớn, lại tăng trưởng ngã mạn, cũnglại làm ra mạn nhơn, mạn nghiệp, nên nay thọ lấy quả báocủa mạn, không thể xa lìa tất cả phiền não để đượcthường, lạc, ngã, tịnh.
Nếuchúng sanh muốn được xa lìa tất cả phiền não, trước hếtphải xa lìa ngã mạn.
_ BạchThế Tôn ! Phải lắm ! Phải lắm ! Đúng như lời Phật dạy.Từ trước tôi có ngã mạn, do ngã mạn nên gọi đức NhưLai là Cù Đàm. Nay tôi đã lìa ngã mạn đó nên thành tâmthỉnh cầu giáo pháp : Làm thế nào sẽ được thường,lạc, ngã, tịnh.
_ NầyThiện Nam Tử ! Lóng nghe ! Lóng nghe ! Ta sẽ giải thuyết choông.
NầyThiện Nam Tử ! Nếu người có thể chẳng phải tự, chẳngphải tha, chẳng phải chúng sanh, xa lìa pháp nầy.
_ BạchThế Tôn ! Tôi đã hiểu rõ đã được chánh pháp nhãn.
_ NầyThiện Nam Tử ! Do đâu mà ông nói rằng đã biết, đãhiểu, đã được chánh pháp nhãn.
_ BạchThế Tôn ! Sắc ấm chẳng phải tự, chẳng phải tha, chẳngphải chúng sanh, thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Tôiquán sát như vậy mà được chánh pháp nhãn.
BạchThế Tôn ! Nay tôi rất muốn xuất gia tu học, xin đức NhưLai nhận cho.
ĐứcPhật gọi : “ Thiện Lai Tỳ Kheo !”
Liềnđó Tiên Ni được đầy đủ phạm hạnh thanh tịnh chứngquả A La Hán.
Trongchúng ngoại đạo lại có Phạm Chí họ Ca Diếp lên tiếngrằng : Thưa Cù Đàm ! Thân tức là mạng, hay là thân khácmạng khác ?
ĐứcNhư Lai nín lặng.
PhạmChí hỏi lần thứ hai lần thứ ba, đức Như Lai vẫnnín lặng.
PhạmChí lại nói : Thưa Cù Đàm ! Như người lúc chết chưa thọlấy thân sau, chặn giữa đó đâu được chẳng gọi rằngthân khác mạng khác. Nếu là khác tại sao Cù Đàm nín lặngchẳng trả lời ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Ta nói thân và mạng đều từ nhơn duyên, chẳngphải là không nhơn duyên. Như thân mạng tất cả pháp cũngnhư vậy.
_ ThưaCù Đàm ! Tôi thấy thế gian cũng có pháp không từ nhơn duyên.
NầyPhạm Chí ! Ông thấy thế gian có pháp chẳng từ nhơn duyênnhư thế nào ?
_ Tôithấy lửa lớn đốt cháy lùm cây, gió thổi bức ngọn lửarớt ở chỗ khác, đây há chẳng gọi là không nhơn duyênư ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Lửa nầy cũng từ nhơn mà sanh, chẳngpải là không nhơn.
ThưaCù Đàm ! Lúc ngọn lửa bức bay đi chẳng nhơn củi than, saolại nói rằng từ nơi nhơn mà sanh.
NầyThiện Nam Tử ! Dầu không củi than nhưng nhơn gió mà đi, dogió nên ngọn lửa đó chẳng tắt.
_ ThưaCù Đàm ! Nếu người chết lúc chưa thọ thân sau, thọ mạngở chặn giữa cái gì làm nhơn duyên ?
_ NầyPhạm Chí ! Chính vô minh cùng ái làm nhơn duyên mà thọ mạngnầy được còn.
NầyThiện Nam Tử ! Vì có nhơn duyên nên thân là mạng, mạnglà thân, vì có nhơn duyên nên thân khác, mạng khác. Ngườitrí chẳng nên một bề nói rằng thân khác mạng khác.
_ BạchThế Tôn ! Xin giải thuyết cho tôi rõ biết được nhơn quả.
_ NầyPhạm Chí ! Nhơn là ngũ ấm, quả cũng là ngũ ấm.
NầyThiện Nam Tử ! Nếu có chúng sanh chẳng đốt lửa thời khôngkhói.
_ BạchThế Tôn ! Tôi đã hiểu rồi.
NầyThiện Nam Tử ! Ông hiểu biết như thế nào ?
_ BạchThế Tôn ! Lửa là nói phiền não có thể đốt cháy nơi địangục, ngạ quỉ, súc sanh, nhơn thiên. Khói là nói quả báophiền não : Vô thường bất tịnh hôi nhơ đáng ghét đángnhàm. Nếu chúng sanh chẳng khởi phiền não thời không cóquả báo của phiền não. Do đây nên đức Như Lai nói khôngđốt lửa thời không có khói.
BạchThế Tôn ! Tôi đã được chánh kiến xin thương xót cho tôixuất gia.
ĐứcPhật bảo Kiều Trần Như cho Phạm Chí nầy xuất gia thọgiới.
NgàiKiều Trần Như tuân lời Phật hòa hiệp chúng Tăng choPhạm Chí xuất gia thọ giới Cụ Túc. Năm ngày sau , PhạmChí nầy chứng được A La Hán.
Trongchúng ngoại đạo lại có Phạm Chí Phú Na lên tiếng rằng: “ Thưa Cù Đàm ! Ngài thấy thế gian là pháp thường trụmà nói là thường phải chăng ?
Nghĩanhư vậy là thiệt hay hư ? Là thường hay vô thường ? Làcũng thường, vô thường ? Là chẳng phải thường, chẳngphải vô thường ? Là hữu biên, là vô biên ? Là cũng hữubiên cũng vô biên ? Là chẳng phải hữu biên, chẳng phảivô biên ? Là thân là mạng ? Thân khác mạng khác ? Như Laisau khi diệt độ, như mà đi hay chẳng như mà đi ? Cũng nhưmà đi cũng chẳng như mà đi ? Chẳng phải như mà đi, chẳngphải chẳng như mà đi ?
_ NầyPhú Na ! Ta chẳng nói thế gian là thường là hư là thiệtlà vô thường v.v… nhẫn đến cũng chẳng nói chẳng phải như mà đi, chẳng phải chẳng như mà đi.
_ ThưaCù Đàm ! Nay thấy tội lỗi gì mà ngài chẳng nói như vậy?
_ NầyPhú Na ! Nếu có người nói rằng thế gian là thường, chỉđây là chơn thật ngoài ra đều là vọng ngữ. Quan niệm nầygọi là kiến, chỗ bị thấy gọi là kiến hành, gọilà kiến nghiệp, gọi là kiến trước, gọi là kiến phược,gọi là kiến khổ, gọi là kiến thủ, gọi là kiến bố,gọi là kiến nhiệt, gọi là kiến triền.
NầyPhú Na ! Phàm phu bị kiến chấp ràng buôc nên không thể xalìa sanh già, bịnh, chết mà lưu chuyển trong sáu đường ,thọ vô lượng sự khổ. Nhẫn đến chẳng phải như mà đi,chẳng phải chẳng như mà đi cũng như vậy.
NầyPhú Na ! Ta thấy kiến chấp nầy có lỗi như vậy, nên ta chấptrước cũng chẳng nói với người.
_ ThưaCù Đàm ! Nếu thấy tội lỗi như vậy mà chẳng chấp trướcchẳng nói. Nay Cù Đàm thấy gì ? Trước gì ? Tuyên thuyếtnhững gì ?
NầyThiện Nam Tử ! Luận về người kiến trước gọi là phápsanh tử . Như Lai đã rời pháp sanh tử nên chẳng kiến trước.Như Lai gọi là năng kiến, năng thuyết , mà chẳng phãi làchấp trước.
_ ThưaCù Đàm ! Thế nào là năng kiến ? Thế nào là năng thuyết?
_ NầyThiện Nam Tử ! Ta có thể thấy rõ khổ tập diệt đạo, taphân biệt tuyên thuyết bốn đế lý nầy như vậy. Vì ta thấynhư vậy nên xa lìa được tất cả kiến chấp, tất cả ái,tất cả lưu, tất cả mạn. Do đây nên ta có đủ phạm hạnhthanh tịnh tịch tịnh vô thượng, được thân thường trụ.Thân đây chẳng phải đông tây nam bắc.
_ ThưaCù Đàm ! Cớ gì thân thường trụ chẳng phải đông tây nambắc ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Nay ta hỏi ông tùy ý ông đáp.
NầyThiện Nam Tử ! Như ở trước ông đốt đống lửa lớn, đươnglúc lửa cháy ông có biết là lửa cháy không ?
_ Tôibiết là lửa cháy.
_ Lúclửa tắt ông có biết là lửa tắt không ?
_ Tôibiết là lửa tắt.
_ NầyPhú Na ! Nếu có người hỏi ông đống lửa trước mặt ôngtừ đâu mà cháy ? Tắt rồi đi về đâu ? Thời ông sẽ đápthế nào ?
_ ThưaCù Đàm ! Tôi sẽ đáp rằng : Lúc lửa nầy có ra lànhờ các duyên. Duyên cũ đã hết, duyên mới chưa đến thờilửa nầy phải tắt.
_ NầyPhú Na ! Nếu họ lại hỏi lửa nầy đã tắt đi đến chỗnào ? Thời ông sẽ đáp ra sao ?
_ ThưaCù Đàm ! Tôi sẽ đáp rằng : Duyên hết nên tắt chẳngđến chỗ nào.
_ NầyThiện Nam Tử ! Như Lai cũng như vậy. Sắc vô thường nhẫnđến thức vô thường do ái mà cháy lên, vì cháy lên mà phảithọ lấy thân trong hai mươi lăm cỏi. Lúc cháy lên đó cóthể nói là Đông, Tây, Nam, Bắc. Hiện tại ái đã diệt,quả báo hai mươi lăm cõi chẳng còn cháy, vì chẳng cháy nênkhông thể nói là có Đông , Tây, Nam, Bắc…
NầyThiện Nam Tử Như Lai đã dứt sắc ấm vô thường nhẫnđến dứt thức ấm vô thường, nên thân của Như Lai là thườngtrụ. Thân đã là thường chẳng nói rằng có Đông TâyNam Bắc.
PhúNa thưa rằng xin trình bày một ví dụ, mong Thế Tôn nghe cho.
_ Lành thay ! Lành thay ! Ông cứ tùy ý mà nói.
_ BạchThế Tôn ! Như ngoài thôn lớn có rừng Ta La, trong rừng cómột cây mọc trước khi thành rừng đủ một trăm năm. Lúcđó chủ rừng lấy nước tưới cây nầy, theo thời tiếtmà săn sóc. Cây nầy già, mục, vỏ, lá, nhánh đều rơi rớtchỉ còn lõi chắc.
ĐứcNhư Lai cũng như vậy : Tất cả những gì có đã cũ hư thảyđều trừ hết, chỉ còn có tất cả pháp chơn thật.
BạchThế Tôn ! Nay tôi rất thích xuất gia tu hành.
Phậtbảo : “ Thiện Lai Tỳ Kheo !”