Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Phẩm Tứ Đế

07/06/201114:12(Xem: 4139)
10. Phẩm Tứ Đế

KINH ÐẠI BÁTNIẾT BÀN
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990

X
PHẨMTỨ ĐẾ THỨ MƯỜI

(Hánbộ phần giữa quyển thứ bảy)

NầyCa-Diếp ! Nói là “ khổ” đó, chẳng gọi là thánh đế.Tại sao vậy? Vì nếu nói “khổ” là khổ thánh-đế, thờitất cả trâu, dê, lừa, ngựa cùng người địa ngục lẽra có thánh-đế.

NầyCa-Diếp ! Nếu có người nào chẳng biết cảnh giới rấtsâu của Như-Lai với pháp thân vi mật thường trụ không biếnđổi, cho là thực thân không phải pháp thân, chẳng biếtđạo đức oai lực của Như-Lai, đây gọi là “khổ”.

Dovì chẳng biết nên nơi “pháp” thấy là “phi-pháp”,nơi “phi pháp” thấy là “pháp”. Phải biết người nầyắt phải đọa vào ác thú mãi trôi lăn trong vòng sanh tử,thêm lớn nghiệp hoặc chịu nhiều khổ não.

Nếucó người hay biết Như-Lai thường trụ không có biến đổi,hoặc nghe tiếng nói hai chữ “thường trụ” một lần phớtqua tai, bèn được sanh lên cõi trời. Về sau, lúc được giảithoát, mới được chứng biết Như-Lai thường trụ không cóbiến đổi. Khi đã chứng biết bèn tự nói : “ Ngày trước,tôi từng nghe nghĩa thường trụ nầy, nay được giải thoátmới được chứng biết. Đối với bổn tế, vì không rõbiết, nên tôi phải luân hồi sanh tử xoay lăn vô cùng, ngàynay mới bắt đầu đặng chứng biết như thật.”

Nếungười nào biết như vậy, thiệt là tu khổ-đế, được nhiềulợi ích lớn. Nếu người không biết, dầu là siêng tu nhưngkhông được lợi ích, đây gọi là biết : “khổ”, gọilà “khổ thánh-đế”.

Nếungười nào không tu tập được như vậy, thời gọi là “khổ”,chẳng phải “khổ thánh-đế”.

“Khổ-tập-đế”là, nơi trong chơn pháp chẳng sanh chơn trí.Thọ lấy vật bất tịnh, tức là nô tỳ, hay nói phi pháplà chánh pháp, dứt diệt chánh pháp chẳng cho còn lâu. Vìnhơn duyên nầy mà không biết được pháp tánh, vì không biếtmà luân hồi sanh tử chịu nhiều sự khổ não, chẳng đượcsanh cõi trời và chánh giải thoát, Nếu có thâm trí chẳnghoại chánh pháp do nhơn duyên nầy được sanh cõi trời vàchánh giải thoát.

Nếucó người không biết khổ tập đế, mà nói chánh pháp khôngcó thường trụ. Đây đều là diệt pháp. Vì nhơn duyên nầynên trong vô lượng kiếp lưu chuyển sanh tử chịu các sựkhổ não.

Nếucó thể biết pháp thường trụ chẳng khác, đây gọi là biết“tập”, gọi là “tập thánh-đế”. Nếu người khôngthể tu tập được như vậy thời gọi là “tập”, chẳngphải “tập thánh-đế”.

Khổdiệt-đế là, nếu có người tu học nhiều pháp không thờilà chẳng tốt. Bởi vì sao? Vì dứt tất cả pháp, vì hư hoạichơn pháp tạng Như-lai. Tu học như trên đây gọi là tu phápkhông. Người tu khổ diệt-đế thời nghịch lại tất cảpháp tu của ngoại đạo. Nếu nói rằng tu pháp không là diệt-đếđó, thời tất cả ngoại đạo cũng tu pháp không, đáng lẽhọ có diệt-đế, nếu có người tu tập Như-Lai tạng: Vô ngã không-tịch, người nầy nơi vô lượng đời lưuchuyển thọ khổ trong vòng sanh tử. Nếu có người chẳngtu tập như vậy, dầu có phiền não nhưng chóng có thể diệttrừ, vì người nầy biết tạng bí mật Như-Lai.

Nếucó người nói rằng có tạng Như-Lai, dầu chẳng thấy đượcnhưng nếu có thể diệt trừ tất cả phiền não đây thờiđặng chứng nhập. Nếu phát tâm như trên đây, nhơn duyêntrong một niệm, có thể đặng tự tại đối với tất cảpháp.

Nếungười nào có thể tu tập Diệt-đế như vậy chính là đệtử của ta. Bằng không, thời gọi là tu pháp không chẳngphải diệt Thánh-đế vậy.

ĐạoThánh-đế tức là Phật-bảo, Pháp-bảo, Tăng-bảo và chánhgiải thoát.

Cóhạng chúng sanh điên đảo cho rằng không Phật, không Pháp,không Tăng và không chánh giải thoát, sanh tử lưu chuyển dườngnhư huyễn hoá. Do kiến chấp nầy nên lưu chuyển ba cõi chịunhiều khổ não.

Nếungười có thể phát tâm thấy rằng Như Lai thường trụ khôngbiến đổi, Pháp, Tăng giải thoát cũng thường trụ như vậy.Nhờ một niệm nầytrong vô lượng đời tùy ý mà đặng quảbáo tự tại.

Nhưta thuở trước, vì bốn thứ điên đảo, chẳng phải phápchấp là pháp, nên mắc lấy vô lượng nghiệp quả ác. Ngàynay ta đã diệt hết những kiến chấp như vậy, nên đặngthành Phật vô thượng chánh giác. Đây gọi là đạo Thánh-đế.

Nếucó người cho rằng Tam-bảo là vô thường, đây là lối tuhư vọng chẳng phải đạo Thánh-đế.

Nếungười tu tập Tam-bảo là thường trụ, người nầy là đệtử của ta, chơn chánh tu tập thấy bốn pháp Thánh-đế. Trênđây gọi là bốn Thánh đế.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật rằng : “ Thế-tôn ! Nay tôi mới biếttu tập bốn pháp Thánh-đế rất sâu”.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]