Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trang 03

07/06/201114:12(Xem: 4278)
Trang 03

KINH ÐẠI BÁTNIẾT BÀN
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990

XXIV
PHẨMCA DIẾP BỒ TÁT
THỨHAI MƯƠI BỐN

Trang03

NầyThiện Nam Tử ! Vì chúng sanh nên đức Như Lai thuyết phápcó bảy thứ từ ngữ : Một là từ ngữ về nhơn, hai là từngữ về quả, ba là từ ngữ về nhơn quả, bốn là từ ngữvề ví dụ, năm là từ ngữ bất ưng thuyết, sáu là từ ngữvề thế đế lưu bố, bảy là từ ngữ như ý.

Thếnào gọi là từ ngữ về Nhơn ?

TrngNhơn hiện tại nói quả báo vị lai. Như ta từng bảo TỳKheo : Ông xem chúng sanh ưa sát hại nhẫn đến ưa tà kiến,phải biết đó là người địa ngục vậy. Nếu có ngườichẳng ưa sát hại nhẫn đến chẳng ưa tà kiến, phải biếtđó là người cõi trời. Đây gọi là từ ngữ về Nhơn.

Thếnào là từ ngữ về Quả ?

Trongquả báo hiện tại nói nhơn quá khứ. Như trong khế kinh, tabảo Tỳ Kheo : Như ông thấy mấy người nghèo khó, hình dungxấu xa, không được thong thả, phải biết rằng những ngườiấy quyết định đời trước có phá giới, tật đố, sânhận, không lòng hổ thẹn. Nếu thấy người giàu có, lànhmạnh, có thế lực, phải biết rằng người nầy đời trướcquyết định có trì giới, bố thí, tinh tấn, hổ thẹn, khônglòng tật đố, sân hận. Đây gọi là từ ngữ về Quả.

Thếnào là từ ngữ về Nhơn Quả ?

Nhưtrong khế kinh ta bảo các Tỳ Kheo chúng sanh hiện tạilục nhập, xúc làm nhơn đây gọi là nghiệp quả quá khứ.Đức Như Lai cũng gọi đó là nghiệp, nghiệp nầy làm nhơnduyên sẽ có quả vị lai. Đây gọi là từ ngữ về nhơn quả.

Thếnào là từ ngữ về Ví Dụ ?

Nhưnói rằng Sư Tử Vương dụ cho thân của Phật. Cũng nói nhữngví dụ : Đại Tượng Vương, Đại Long Vương, cây Ba LợiChất Đa La, đấng Thất Bảo, Đại Hải, núi Tu Di, quả đất,mưa to, Thuyền Sư, Đạo Sư, Điều Ngự Trượng Phu, ĐạiLực Sĩ, Ngưu Vương, Bà La Môn, Sa Môn, Đại Thành, cây ĐaLa, đây gọi là từ ngữ về ví dụ.

Thếnào là từ ngữ Bất Ưng Thuyết ? Như trong kinh ta từng nói: Trời đất có thể hiệp, con sông chẳng chảy vào biển.Như ta nói với vua Ba Tư Nặc bốn phía núi đồng đến. Nhưta vì Lộc Mẫu Ưu Bà Di nói nếu cây Ta La có thể thọ giớiBát Quan Trai thời nó được hưởng thọ sự vui sướng cõitrời cõi người. Thà nói Thập Trụ Bồ Tát có tâm thốichuyển chẳng nên nói đức Như Lai nói hai lời. Thà nóibực Tu Đà Hoàn đọa ba ác đạo chẳng nên nói Thập TrụBồ Tát có tâm thối chuyển. Đây gọi là từ ngữ Bất ƯngThuyết.

Thếnào là từ ngữ Thế Đế Lưu Bố ? Như Phật nói : Nam,nữ, lớn, nhỏ, đến, đi, nằm , ngồi, xe cộ, nhà cửa, bình,áo, chúng sanh, thường, lạc, ngã, tịnh, quân, rừng, thành, ấp, tăng, phường, hiệp, tan. Đây gọi là từ ngữ vềThế Đế Lưu Bố.

Thếnào là từ ngữ Như Ý ? Như ta quở trách ngườihủy phạm cấm giới khiến họ tự trách hộ trì cấm giới.Như ta khen ngợi bực Tu Đà Hoàn, khiến hàng phàm phu sanh tâmlành. Ngợi khen Bồ Tát làm cho chúng sanh phát tâm Bồ Đề,nói những sự khổ não của ba ác đạo khiến chúng sanh tutập các pháp lành. Chỉ vì tất cả pháp hữu vi mà nói tấtcả đều đốt cháy, vô ngã cũng như vậy, nói tất cả chúngsanh đều có Phật tánh khiến mọi người chẳng phóng dật.Đây gọi là từ ngữ Như Ý.

NầyThiện Nam Tử ! Đức Như Lai lại có từ ngữ tùy tự ý :Như nói Phật tánh của Như Lai có hai thứ : Một là có, hailà không.

Có,là Như Lai có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp,mười trí lực, bốn vô sở úy, ba niệm xứ, đại từ, đạibi, Thủ Lăng Nghiêm v.v… Vô lượng Tam Muội, Kim Cang v.v…Vôlượng Tam Muội, phương tiện v.v… Vô lượng Tam Muội, nămtrí ấn v.v… vô lượng Tam Muội.

Không,là Như lai không có các điều thiện, bất thiện, vô ký, nghiệpnhơn quả báo, phiền não, ngũ ấm, mười hai nhơn duyên.

NầyThiện Nam Tử ! Như có và không, thiện , bất thiện, hữulậu, vô lậu, thế gian, phi thế gian, thánh, phi thánh, hữuvi, vô vi, thật, bất thật, tịch tịnh, phi tịch tịnh, tránh,phi tránh, giới, phi giới, phiền não, phi phiền não, thủ,phi thủ, thọ ký, phi thọ ký, hưũ, phi hữu, tam thế, phi tamthế, thời, phi thời, thường, vô thường, ngã, vô ngã, lạc,vô lạc, tịnh, vô tịnh, sắc, thọ, tưởng, hành, thức, phisắc thọ tưởng hành thức, nội nhập, phi nội nhập, ngoạinhập, phi ngoại nhập, thập nhị nhơn duyên, phi thập nhịnhơn duyên. Đây là Phật tánh của Như Lai hai thứ có và không,nhẫn đến Nhứt Xiển Đề Phật tánh hai thứ có và khôngcũng như vậy.

NầyThiện Nam Tử ! Dầu ta nói rằng : Tất cả chúng sanh đềucó Phật tánh, nhưng chúng sanh chẳng hiểu những từ ngữtùy tự ý của Phật như vậy. Những lời như vậy bực tốihậu thân Bồ Tát còn chẳng hiểu được huống là nhữngBồ Tát khác và hàng nhị thừa.

NầyThiện Nam Tử ! Trước kia có một lúc tại núi Kỳ Xà Quật,ta cùng Di Lặc Bồ Tát luận về thế đế, mà Xá Lợi Phấtv.v… năm trăm vị Thanh Văn đều chẳng hiểu biết nhữngviệc ấy, huống là việc xuất thế đệ nhứt nghĩa đế.

NầyThiện Nam Tử ! Hoặc có Phật tánh Nhứt Xiển Đề có màngười thiện căn thời không. Hoặc có Phật tánh người thiệncăn thời có còn Nhứt Xiển Đề thời không. Hoặc có Phậttánh cả hai đều có, hoặc cả hai đều không. Nếu hàng đệtử của ta hiểu bốn nghĩa như vậy, chẳng nên gạn rằng: Nhứt Xiển Đề quyết định có Phật tánh hay quyết địnhkhông Phật tánh.

Nhưnói chúng sanh đều có Phật tánh, đây là từ ngữ tùy tựý của Như Lai. Tù ngữ tùy tự ý của Như Lai như vậy,sao chúng sanh lại nhận hiểu quyết định một bề.

NầyThiện Nam Tử ! Như trong sông Hằng có bảy hạng chúng sanh: Một là chìm luôn, hai là tạm nổi lên lại chìm, ba là nổilên rồi thời dừng lại, bốn là nổi lên rồi xem khắp bốnphương, năm là xem khắp rồi thời đi, sáu là đi rồi lạiđứng lại, bảy là dưới nước trên bờ đều đi.

Nóichìm luôn , là cá lớn mang nghiệp ác lớn thân nặng ở sâunên chìm luôn.

Nóitạm thời nổi lên rồi lại chìm, là cá lớn vì nghiệp ácthân nặng ở chỗ cạn tạm thời thấy ánh sáng, do ánh sángtạm thời nổi lên, rồi vì thân nặng mà lại chìm xuống.

Nóinổi lên rồi ở lại, là cá Kỳ Di ở chỗ nước cạn thíchthấy ánh sáng nên nổi lên rồi ở lại.

Nóixem khắp bốn phương, là cá Tích vì kiếm ăn mà xem khắpbốn phương.

Xemkhắp rồi đi, là nói cá Tích ấy thấy vật đằng xa cho làăn được nên mau lội đến.

Đirồi lại đứng lại, là cá nầy đi rồi đã đặng đồ ănbèn dừng lại.

Nóidưới nước trên bờ đều đi tức là linh qui vậy.

NầyThiện Nam Tử ! Con sông Đại Niết Bàn vi diệu nầy, trongđó cũng có bảy hạng chúng sanh : Từ hạng ban đầu thườngchìm, nhẫn đến hạng thứ bảy hoặc xuống nước hoặc lênbờ.

Nóithường chìm, là như có người nghe kinh Đại Niết Bàn, nóirằng đức Như Lai thường trụ không có biến đổi, là thường,lạc, ngã, tịnh, trọn chẳng nhập Niết Bàn, tất cả chúngsanh đều có Phật tánh, đến hạng Nhứt Xiển Đề cũng ắtsẽ thành đạo Bồ Đề, Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm,A La Hán, Bích Chi Phật v.v.. ắt sẽ được thành vô thượngBồ Đề. Người nầy nghe lời trên đây không tin mà nghĩvà nói rằng kinh điển Đại Niết Bàn nầy là sách ngoạiđạo chẳng phải kinh Phật. Lúc bây giờ người nầy xa lìabạn lành, chẳng nghe chánh pháp, dầu có lúc được nghe nhưngchẳng thể tư duy, dầu có tư duy nhưng chẳng tư duy pháp lành,vì chẳng tư duy pháp lành nên trụ nơi pháp ác. Người trụnơi pháp ác có sáu hạng : Một là ác, hai là vô thiện, balà ô pháp, bốn là tăng hữu, năm là não nhiệt, sáu là thọquả ác, do đây nên gọi là chìm.

Cớsao gọi là chìm ? Vì không tâm lành mà thường làm việc ác,vì chẳng tu tập pháp đối trị nên gọi là chìm.

Nóirằng ác là vì thánh nhơn quở trách, vì tâm sợ sệt, vìxa lìa người lành, vì không lợi ích chúngb sanh, nên gọilà ác.

Nóirằng vô thiện là vì có thể sanh vô lượng quả báo ác,vì thường bị vô minh ràng buộc, vì thích cùng người áclàm bạn, vì không tu tập những phương tiện lành, vì tâmhọ điên đảo luôn sai lầm.

Nóirằng ô pháp là vì thân khẩu thường nhiễm ô,vì nhiễm ôchúng sanh thanh tịnh, vì thêm lớn nghiệp chẳng lành, vì xalìa pháp lành, đây gọi là ô pháp.

Nóităng hữu là ba người như trên thật hành những pháp ác,có thể thêm địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, chẳng thể tutập pháp giải thoát, thân, khẩu, ý chẳng nhàm các cõi, đâygọi là tăng hữu.

Nóirằng não nhiệt là những người nầy, làm đủ bốn việcnhư trên có thể khiến thân tâm não nhiệt, xa lìa tịch tịnhthời gọi là nhiệt, bị quả báo địa ngục nên gọi lànhiệt, đốt cháy các chúng sanh nên gọi là nhiệt, đốt cháycác pháp lành nên gọi là nhiệt, người nầy chẳng có tíntâm mát mẻ nên gọi là nhiệt.

Nóirằng thọ lấy quả ác là người nầy làm đủ năm việctrên khi chết đọa địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Có ba việcác nên gọi là quả ác : Một là phiền não ác, hai là nghiệpác, ba là báo ác, đây gọi làthọ lấy quả báo ác. Ngườinầy có đủ sáu việc như trên thời có thể làm dứt mấtcăn lành tạo tội ngũ nghịch, phạm bốn tội trọng, hủybáng Tam bảo, dùng của vật của chúng Tăng, có thể làm nhữngviệc phi pháp, do đây nên chìm đắm ở trong địa ngục ATỳ, thân hình rộng lớn tám muôn bốn ngàn do diên, vì ngườinầy nghiệp ác nơi thân, khẩu, ý quá nặng nên không thểra khỏi được, vì tâm họ chẳng thể sanh pháp lành, dầucó vô lượng chư Phật ra đời cũng chẳng được nghe đượcthấy, đây gọi là thường chìm. Như cá lớn trong sông Hằng.

NầyThiện Nam Tử ! Dầu ta nói Nhứt Xiển Đề gọi là thườngchìm, nhưng lại có hạng thường chìm, mà chẳng phải NhứtXiển Đề : Như người vì cõi hữu lậu mà bố thí trì giớilàm các việc lành, đây cũng gọi là thường chìm.

NầyThiện Nam Tử ! Có bốn việc lành mang lấy quả ác : Mộtlà vì hơn người mà đọc tụng kinh điển, hai là vì lợidưỡng mà thọ trì cấm giới, ba là vì hệ thuộc ngườikhác mà làm việc bố thí, bốn là vì cõi phi tưởng, phi phitưởng mà nhiếp niệm tư duy, đây là bốn điều lành đượcquả báo ác. Nếu người thật hành bốn việc như vậy thờigọi là chìm rồi lại nổi lên, nổi lên rồi lại chìm xuống.Vì ưa thích ba cõi hữu lậu nên gọi là chìm. Vì thấy ánhsáng tức là được nghe pháp trì giới, bố thí, thiền định,đây gọi là nổi lên. Thêm lớn tà kiến, sanh kiêu mạn nêngọi là lại chìm xuống. Do đây nên trong khế kinh ta nói kệrằng :

Nếucó chúng sanh thích các cõi, Vì các cõi mà tạo nghiệpác, Người nầy mê mất đạo Niết Bàn, Đây làtạm nổi lại chìm xuống. Đi nơi biển sanh tử tối tăm,Dầu được giải thoát xem phiền não, Người nầy lạithọ quả báo ác, Đây là tạm ra lại chìm xuống.

NầyThiện Nam Tử ! Như cá lớn kia do thấy ánh sáng tạm thờinổi lên khỏi nước, vì thân nặng nên lại chìm xuống, haihạng người trên đây cũng lại như vậy.

NầyThiện nam Tử ! Hoặc có người tham đắm ba cõi hữu lậuđây gọi là chìm. Được nghe kinh Đại Niết Bàn nầy màsanh lòng tin, đây gọi là nổi lên. Duyên cớ gì gọi đólà nổi lên? Ví nghe kinh nầy rồi xa lìa pháp ác tu tậppháp lành, nên gọi là nổi lên. Người nầy dầu tin nhưngcũng chẳng đầy đủ. Duyên cớ gì tín tâm chẳng đầy đủ? Người nầy dầu tin Đại Niết Bàn thường, lạc, ngã, tịnh,mà nói rằng thân Như Lai là vô thường, vô lạc, vô ngã,vô tịnh. Đức Như Lai có hai thứ Niết Bàn: Một làhữu vi, hai là vô vi. Hữu vi Niết Bàn không có thường lạcngã tịnh. Vô vi Niết Bàn có thường lạc ngã tịnh. Dầutin Phật tánh là chúng sanh có, nhưng bất tất là tất cảđều có. Do đây nên gọi là tín tâm chẳng đầy đủ.

NầyThiện Nam Tử ! Tín tâm có hai thứ : Một là tin, hai là cầu.Người như trên đây dầu có tín tâm, nhưng chẳng thể suycầu, nên gọi là tín tâm chẳng đầy đủ.

Tíntâm lại có hai thứ : Một là từ nghe pháp mà sanh lòng tin,hai là từ tư duy mà sanh lòng tin. Tín tâm của người nầydo nghe pháp mà sanh chẳng phải do tư duy, nên gọi là tín tâmchẳng đầy đủ.

Tíntâm lại có hai thứ : Một là tin có thánh đạo, hai là tinngười đắc đạo. Người nầy dầu tin có thánh đạo, nhưngtrọn chẳng tin có người đắc đạo, nên gọi là tín tâmchẳng đầy đủ.

Tíntâm lại có hai thứ : Một là tin chánh, hai là tin tà. Nóirằng có nhơn quả, có Phật, Pháp, Tăng, đây gọi là tin chánh.Nói rằng không nhơn quả, tánh Tam Bảo khác nhau, tin theo nhữnglời tà của ngoại đạo, đây gọi là tin tà. Người nầydầu tin Phật pháp Tăng Tam Bảo, nhưng chẳng tin Tam Bảo đồngmột tánh tướng, dầu tin nhơn quả nhưng chẳng tin ngườiđắc quả, nên gọi là tín tâm chẳng đầy đủ.

Ngườinầy trọn nên tín tâm chẳng đầy đủ, thọ trì cấm giớicũng chẳng đầy đủ. Vì nhơn chẳng đầy đủ nên chỗ đượccấm giới cũng chẳng đầy đủ. Lại giới có hai thứ : Mộtlà oai nghi, hai là tùng giới. Người nầy dầu đầy đủ nhữnggiới về oai nghi nhưng chẳng đầy đủ những giới về tùnggiới, nên gọi là giới chẳng đầy đủ.

Giớilại có hai thứ : Một là tác giới, hai là vô tác giới. Ngườinầy dầu có tác giới nhưng chẳng đủ vô tác giới, nêngọi là giới chẳng đầy đủ.

Giớilại có hai thứ : Một là từ thân khẩu mà được chánh mạng,hai là từ thân khẩu chẳng được chánh mạng. Người nầydầu từ thân khẩu nhưng chẳng được chánh mạng, nên gọilà giới chẳng đầy đủ.

Giớilại có hai thứ : Một là cầu giới, hai là xả giới. Ngườinầy dầu đủ giới do cầu mà có nhưng chẳng được giớido xả mà có, nên gọi là giới chẳng đầy đủ.

Giớilại có hai thứ : Một là tùy hữu, hai là tùy đạo. Ngườinầy dầu đủ giới tùy hữu nhưng chẳng đủ giới tùy đạo,nên gọi là giới chẳng đầy đủ.

Giớilại có hai thứ : Một là thiện giới, hai là ác giới. Thânkhẩu ý lành gọi là thiện giới. Ngưu giới, Cẩu giới v.v…gọi là ác giới. Người nầy rất tin cả hai thứ giới đâyđều có quả lành, nên gọi là giới chẳng đầy đủ.

Ngườinầy chẳng đầy đủ hai điều : Tín tâm và giới, nên chỗtu tập đa văn cũng chẳng đầy đủ,. Thế nào gọi là đavăn chẳng đầy đủ ? Mười hai bộ kinh của đức Như Lai nói ra người nầy chỉ tin sáu bộ, mà chẳng tin sáu bộ,nên gọi là đa văn chẳng đầy đủ. Người nầy dầu thọtrì sáu bộ kinh đây nhưng không thể đọc tụng cùng giảnggiải cho người, không chỗ lợi ích, nên gọi là đa văn chẳngđầy đủ. Hoặc người nầy thọ trì sáu bộ kinh đây rồimà vì luận nghị, vì hơn người, vì lợi dưỡng, vì cáccõi hữu lậu mà đọc tụng giảng thuyết nên gọi là đavăn chẳng đầy đủ.

NầyThiện Nam Tử ! Ở trong khế kinh ta từng nói đa văn đầyđủ. Thế nào là đầy đủ ?â Nếu có Tỳ Kheo thân khẩuý đều lành, trước có thể cúng dường Hòa Thượng, chưSư, những người có đức. Chư Sư nầy đối với ngườiấy sanh lòng thương mến, nên đem kinh pháp truyền dạy cho.Người nầy chí tâm thọ trì tụng tập, được trí huệ.Được trí huệ rồi có thể khéo tư duy thật hành đúng nhưpháp. Khéo tư duy rồi thời được chánh nghĩa. Được chánh nghĩa rồi thân tâm tịch tịnh. Thân tâm đã tịch tịnhthời sanh hỷ tâm. Do hỷ tâm mà được định. Do được địnhnên được chánh tri kiến. Được chánh tri kiến rồi sanhlòng ăn năn nhàm chán các cõi hữu lậu. Vì nhàm chán cáccõi nên được giải thoát.

Ngườitrên đây không có những việc như vậy nên gọi là đa vănchẳng đầy đủ.

Ngườinầy chẳng đầy đủ ba việc như vậy nên bố thí cũng chẳngđầy đủ.

Bốthí có hai thứ : Một là tài thí, hai là pháp thí, ngườinầy dầu thật hành về tài thí nhưng vì cầu cõi hữu lậu,dầu thật hành pháp thí nhưng cũng chẳng đầy đủ, vì bílẫn chẳng nói hết sợ người hơn mình, nên gọi là bốthí chẳng đầy đủ.

Haithứ tài thí, pháp thí đều riêng có hai : Một là thánh, hailà chẳng phải thánh. Thánh nhơn bố thí rồi chẳng cầu quảbáo. Người chẳng phải thánh bố thí rồi cầu quả báo.Thánh nhơn bố thí pháp để làm cho pháp được tăng trưởng.Người chẳng phải thánh bố thí pháp để tăng trưởng cáccõi hữu lậu.

Ngườinầy vì tăng trưởng của cải mà thật hành tài thí, vì tăngtrưởng cõi hữu lậu mà thật hành pháp thí, nên gọi làbố thí chẳng đầy đủ.

Lạingười nầy lãnh thọ sáu bộ kinh, thấy người thọ phápthời cung cấp cho, gặp người chẳng thọ pháp thời chẳngcung cấp, nên gọi là bố thí chẳng đầy đủ.

Ngườinầy chẳng đủ bốn điều như trên nên chỗ tu trí huệ cũngchẳng đầy đủ. Tánh của trí huệ là hay phân biệt. Ngườinầy chẳng thể phân biệt Như Lai là thường hay vô thường.Trong kinh Đại Niết Bàn nầy đức Phật nói Như Lai chínhlà giải thoát, giải thoát chính là Như lai. Như Lai là Niếtbàn, Niết Bàn là giải thoát. Trong những nghĩa đây ngườinầy chẳng thể phân biệt được.

ĐứcPhật lại nói phạm hạnh là Như Lai, Như Lai là từ, bi, hỷ,xả. Từ, bi, hỷ, xả là giải thoát, giải thoát là NiếtBàn, Niết Bàn là từ, bi, hỷ, xả. Trong những nghĩa đây,người nầy không phân biệt được nên gọi là trí chẳngđầy đủ.

Ngườinầy lại chẳng phân biệt được Phật tánh, Phật tánh làNhư Lai, Như Lai là tất cả pháp bất cộng, pháp bất cộnglà giải thoát, giải thoát là Niết Bàn, Niết Bàn là phápbất cộng. Người nầy lại chẳng phân biệt được bốnđế lý khổ tập diệt đạo, vì không phân biệt được bốnđế lý nên chẳng biết thánh hạnh, vì chẳng biết thánhhạnh nên chẳng biết Như Lai, vì chẳng biết Như Lainên chẳng biết giải thoát, vì chẳng biết giải thoát nênchẳng biết Niết Bàn, do đây nên gọi là trí chẳng đầyđủ.

Ngườinầy chẳng có đủ năm điều như vậy, thời thêm lớn haipháp : Một là thêm pháp lành, hai là thêm pháp ác.

Thếnào gọi là thêm lớn pháp ác ? Người nầy chẳng biết rằngmình không đầy đủ, tự cho rằng đầy đu ûmà sanh tâm thamtrước, đối với người đồng hàng cho mình là hơn, do đâybèn gần gũi những bạn ác đồng với mình đã gần gũi bạnác rồi lại được nghe những pháp chẳng đầy đủ, sanhtâm vui mừng nhiễm trước, kiêu mạn phóng dật, do phóng dậtmà gần gũi người tại gia, thích nghe nói những việc tạigia, xa lìa pháp xuất gia thanh tịnh, do đây nên thêm lớn phápác, vì đã thêm pháp ác nên thân khẩu ý gây nghiệp chẳngthanh tịnh, vì ba nghiệp chẳng thanh tịnh nên thêm lớn địangục, súc sanh, ngạ quỷ. Đây gọi là tạm nổi lên lạichìm xuống.

TrongPhật pháp của ta ai là kẻ tạm nổi lên lại chìm xuống? Chính là Đề Bà Đạt Đa, Cù Hoà Ly Tỳ Kheo, Uyển ThủTỳ Kheo, Thiện Tinh Tỳ Kheo, Tỳ Xá Tỳ Kheo, Mãn Tú Tỳ Kheo,Từ Địa Tỳ Kheo Ni, Khoáng Dã Tỳ Kheo Ni, Phương Tỳ KheoNi, Mạn Tỳ Kheo Ni, Tịnh Khiết Trưởng Giả, Câu Hữu ƯuBà Tắc, Kim Lặc Thích Chủng, Tượng Trưởng Giả, Danh XưngƯu Bà Di, Quang Minh Ưu Bà Di, Nan Đà Ưu Bà Di,
QuânƯu Bà Di, Linh Ưu Bà Di.Như cá lớn thấy ánh sáng nên nổilên, vì thân nặng lại chìm xuống.

Thếnào gọi là thân lớn pháp lành ? Người nầy biết rõ mìnhcông hạnh chẳng đầy đủ, vì tự biết chẳng đầy đủnên cầu gần bạn lành, vì gần bạn lành nên thích nghe hỏichỗ chưa được nghe, nghe rồi thích thọ trì, thọ rồi thíchtư duy, khéo tư duy rồi có thể ở đúng như pháp, vì ở đúngnhư pháp nên thêm lớn pháp lành, vì thêm lớn pháp lành nêntrọn chẳng còn chìm, đây gọi là nổi lên rồi ở lại.

TrongPhật pháp của ta ai là người nổi lên rồi ở lại ? Chínhlà Xá Lợi Phất, Đại Mục Kiền Liên, A Nhã Kiều Trần Nhưv.v… năm vị Tỳ Kheo Da Xá v.v… năm mươi vị Tỳ Kheo, ANâu Lâu Đà, Ma Ha Ca Diếp, Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp v.v… bavị Tỳ Kheo Thập Lực Ca Diếp, Sấu Cù Đàm Di Tỳ Kheo Ni,Ba Tra La Hoa Tỳ Kheo Ni, Thắng Tỳ Kheo Ni, Thiệt Nghĩa Tỳ KheoNi, Hải Ý Tỳ Kheo Ni, Bạt Đà Tỳ Kheo Ni, Tịnh Tỳ Kheo Ni,Bất Thối Chuyển Tỳ Kheo Ni, Tần Bà Ta La Vương, Úc Dà Trưởng Giả, Tu Đạt Đa Trưởng Giả, Thích Ma Ha Nam TrưởngGiả, Bần Tu Đạt ĐaThử Lang Trưởng Giả, Danh Xưng TrưởngGiả, Cụ Túc Trưởng Giả, Sư Tử Tướng Quân, Ưu Bà Ly TrưởngGiả, Đao Trưởng Giả, Vô Úy Ưu Bà Di, Thiện Trụ Ưu BàDi, Ái Pháp Ưu Bà Di, Dũng Kiện Ưu Bà Di, Thiên ĐắcƯu Bà Di, Thiện Sanh Ưu Bà Di, Cụ Thân Ưu Bà Di, Ngưu ĐắcƯu Bà Di, Khoáng Dã Ưu Bà Di, Ma Ha Tư Na Ưu Bà Di v.v…

Thếnào gọi là ở lại ? Vì thường thích xem thấy ánh sáng pháplành. Do nhơn duyên nầy, hoặc Phật xuất thế, hoặc chẳngxuất thế, những người trên đây trọn chẳng tạo nghiệpác nên gọi là ở lại. Như cá Kỳ Di thích thấy ánh sángnên chẳng lặn chẳng chìm. Hạng tứ chúng trên đây cũngnhư vậy. Trong kinh ta từng nói kệ rằng :

Nếungười khéo phân biệt pháp nghĩa, Chí tâm cầu đượcquả Sa Môn, Quở trách tất cả cõi hữu lậu, Ngườinầy gọi là ở đúng pháp. Nếu hay cúng dường vô lượngPhật, Trong vô lượng đời tu thánh đạo, Hưởng thọvui sướng chẳng phóng dật, Người nầy gọi là ở đúngpháp. Gần gũi bạn lành nghe chánh pháp, Tâm khéo tư duyở đúng pháp, Thích thấy ánh sáng tu thánh đạo, Chứngđược giải thoát thường an ổn.

NầyThiện Nam Tử ! Trí chẳng đầy đủ phàm có năm điều , ngườinầy biết rồi cầu gần bạn lành. Bạn lành nầy nên xemxét người trên đây nhiều tham dục hay nhiều sân khuể, ngusi, tư giác, chấp ngã ?

Nếubiết là nhiều tham dục thời nên dạy cho pháp quán bất tịnh: Nhiều sân khuể dạy pháp quán từ bi ; nhiều ngu si dạypháp quán nhơn duyên ; nhiều tư giác dạy pháp quán sổ tức; nhiều chấp ngã nên dạy phân tích thập bát giới v.v…

Ngườinầy nghe rồi chí tâm thọ trì, thọ trì rồi tu hành đúngnhư pháp, thật hành đúng như pháp rồi lần lượt chứngđược tứ niệm xứ quán thân thọ tâm pháp, đặng pháp quánnầy rồi lại quán mười hai nhơn duyên, quán rồi chứng đượcnoãn pháp.

CaDiếp Bồ Tát bạch rằng : Thế Tôn ! Tất cả chúng sanh đềucó noãn pháp. Vì đức Phật nói ba pháp hòa hiệp gọi làchúng sanh : Một là thọ, hai là noãn, ba là thức. Nếu theonghĩa nầy thời tất cả chúng sanh lẽ ra trước đã có noãn.Tại sao đức Như Lai nói rằng noãn pháp do bạn lành mà có?

Phậtnói : “ Nầy Thiện Nam Tử ! Như noãn pháp của ông hỏi thờitất cả chúng sanh đến Nhứt Xiển Đề đều có. Noãn phápcủa ta nói hôm nay phải do phương tiện rồi sau mới được,chẳng phải tất cả chúng sanh đều có trước.

Nayông chẳng nên gạn rằng tất cả chúng sanh đều có noãnpháp.

NầyThiện Nam Tử ! Noãn pháp nầy thuộc về cõi sắc, chẳng phảicõi dục có được. Vì cõi dục không có, nên biết rằngtất cả chúng sanh bất tất đều có.

NầyThiện Nam Tử ! Cõi sắc dầu có noãn pháp nhưng chẳng phảitất cả đều có, vì đệ tử của ta thời có, còn ngoạiđạo thời không.

NầyThiện Nam Tử ! Tất cả ngoại đạo chỉ quán được sáuhạnh. Đệ tử của ta thời quán đủ cả mười sáu hạnh.Mười sáu hạnh nầy tất cả chúng sanh bất tất đều có.

_ BạchThế Tôn ! Thế nào gọi là noãn ? Là tánh nó tự noãn hayvì pháp khác mà noãn ?

_ NầyThiện Nam Tử !Noãn pháp nầy tánh nó là noãn chẳng phảido pháp khác mà noãn.

_ BạchThế Tôn ! Đức Như Lai trước kia nói rằng Mã Sư và MãnTú không có noãn pháp, vì hai người nầy không có tín tâmđối với Tam Bảo. Do đây nên biết rằng tín tâm chính lànoãn pháp.

_ NầyThiện Nam Tử ! Tín tâm chẳng phải là noãn pháp, vìdo tín tâm mà chứng noãn pháp.

NầyThiện Nam Tử ! Luận về noãn pháp chính là trí huệ, vì quántứ đế nên gọi là mười sáu hạnh. Hạnh đây chính làtrí.

NầyThiện Nam Tử ! Như lời ông hỏi duyên cớ gì mà gọi lànoãn ?

NầyThiện Nam Tử ! Luận về noãn pháp chính là tướng lửa củatám thánh đạo.

Nhưcọ lửa : Trước có hơi nóng, kế có lửa, rồi sau có khói,đạo vô lậu nầy cũng như vậy : Hơi nóng là mười sáu hạnh,lửa là quả T u Đà Hoàn, khói là trong vị tu đạo dứt kiết sử.

_ BạchThế Tôn ! Noãn pháp nầy cũng là pháp có, cũng là hữu vi.Noãn pháp nầy được qủa báo thân ngũ ấm cõi sắc nên gọilà có. Vì là nhơn duyên nên lại gọi là hữu vi. Nếu làhữu vi tại sao có thể làm tướng đạo vô lậu ?

_ NầyThiện Nam Tử ! Đúng như vậy ! Noãn pháp nầy dầu là pháphữu vi hữu lậu, nhưng trở lại có thể phá hoại pháp hữuvi hữu lậu, nên có thể làm tướng đạo vô lậu. Như ngườicỡi ngựa cũng thương ngựa nhưng cũng đánh ngựa. Noãn phápcũng vậy : Vì ái mà thọ sanh, vì nhàm mà tu quán hạnh, dođây nên dầu là hữu lậu hữu vi mà có thể làm tướng chochánh đạo kia.

Cóbảy mươi ba hạng người được noãn pháp : Cõi dục mườihạng người. Mười hạng người nầy đầy đủ tất cảphiền não : Từ dứt một phần đến chín phần. Như cõi dục,Sơ thiền nhẫn đến Vô Sở Hữu Xứ cũng như vậy. Đây gọilà bảy mươi ba. Những người nầy được noãn pháp rồithời chẳng còn lại có thể dứt căn lành tạo tội ngũ nghịchphạm bốn tội trọng. Những người nầy có hai hạng : Mộtlà gặp bạn lành, hai là gặp bạn ác.

Ngườigặp bạn ác tạm thời nổi lên rồi chìm trở lại.

Ngườigặp bạn lành thời quan sát khắp bốn phương. Quan sát bốnphương chính là đảnh pháp, đảnh pháp nầy dầu cũng làtánh ngũ ấm, nhưng vẫn duyên nơi bốn đế lý, nên đượcgọi là quan sát khắp bốn phương. Được đảnh pháp rồikế được nhẫn pháp. Nhẫn pháp nầy tánh nó cũng là ngũấm, cũng duyên bốn đế lý. Người nầy kế được thếđệ nhứt pháp, pháp nầy dầu tánh là ngũ ấm nhưng cũngduyên bốn đế lý. Người nầy kế được khổ pháp nhẫn,tánh của nhẫn là huệ duyên nơi một đế lý. Pháp nhẫnnầy duyên một đế lý rồi nhẫn đến kiến đạo dứt phiềnnão đặng quả Tu Đà Hoàn. Đây gọi là quan sát khắp bốnphương, bốn phương chính là bốn đế lý.

BạchThế Tôn ! Trước kia đức Phật nói rằng những phiền nãocủa bực Tu Đà Hoàn dứt, dường như dòng nước rộng bốnmươi dặm, những phiền não còn lại như giọt nước đầusợi lông.

Nơiđây sao lại nói dứt ba món kiết sử gọi là bực TuĐà Hoàn : Một là ngã kiến, hai là chẳng phải nhơn thấylà nhơn, ba là lưới nghi.

BạchThế Tôn ! Nhơn duyên gì gọi là Tu Đà Hoàn xem khắp bốnphương ? Lại do duyên gì mà gọi là Tu Đà Hoàn ? Duyên cớgì đem cá Tích để dụ bực Tu Đà Hoàn ?

_ NầyThiện Nam Tử ! Bực Tu Đà Hoàn dầu có thể dứt vô lượngphiền não, nhưng ba món kiết nầy nặng nhứt và cũng nhiếptất cả những kiết sử của bực Tu Đà Hoàn dứt, nên nóilà dứt ba món kiết sử.

NhưQuốc Vương lúc đi tuần du, dầu có các quan và bốn đạobinh, nhưng người đời chỉ nói rằng nhà vua đến, nhà vuađi. Trong đây nói dứt ba món phiền não nầy cũng như vậy.Duyên cớ gì ba món kiết nầy là nặng? Vì tất cả chúngsanh thường khởi phiền não nầy và vì vi tế khó biết, nêngọi là nặng. Vì ba món kiết nầy khó dứt được, vì nócó thể làm nhơn cho tất cả phiền não, là oán địch bịđối trị của giới, định và huệ.

NầyThiện Nam Tử ! Có những chúng sanh nghe bực Tu Đà Hoàn cóthể dứt vô lượng phiền não như vậy, thời chúng nó sanhlòng thối chuyển mà nói rằng: Chúng ta thế nào có thểdứt vô lượng phiền não như vậy. Do đây nên đức Như Lai phương tiện nói dứt ba kiết sử.

NầyThiện Nam Tử ! Bực Tu Đà Hòan quán tứ đế được bốnđiều : Một là kiên cố trụ chánh đạo, hai là có thể khắpquan sát, ba là có thể thấy đúng như thật, bốn là có thểphá hoại oán địch lớn. Bực Tu Đà Hoàn, thành tựu tínv.v… Ngũ căn không ai có thể lay động, nên gọi là kiêncố trụ nơi chánh đạo. Bực nầy đều có thể quở tráchnhững phiền não trong và ngoài, nên gọi là khắp quan sát.Thấy đúng như thật chính là nhẫn trí. Oán địch lớn lànói bốn thứ điên đảo.

NầyThiện Nam Tử ! Chữ Tu là vô lậu, chữ Đà Hoàn là tu tập,vì tu tập vô lậu nên gọi là Tu Đà Hoàn. Lại có nghĩa chữTu là dòng, vì ngược dòng nên gọi là Tu Đà Hoàn.

_ BạchThế Tôn ! Nếu theo nghĩa nầy, duyên cớ gì những bực Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán chẳng được gọi là Tu ĐàHoàn?

_ NầyThiện Nam Tử ! Từ bực Tu Đà Hoàn nhẫn đến chư Phật cũngđều được gọi là Tu Đà Hoàn cả. Nếu bực Tư Đà Hàmđến chư Phật mà không có danh nghĩa Tu Đà Hoàn, thời đâuđược gọi là Tư Đà Hàm nhẫn đến Phật.

Tấtcả chúng sanh về danh tự có hai thứ : Một là tên cũ, hailà tên mới. Lúc còn phàm phu có danh tự thế tục, lúc đãđắc đạo lại đặt tên gọi là Tu Đà Hoàn. Trước gọilà Tu Đà Hoàn, vì lúc sau đắc quả nên gọi là Tư Đà Hàm.Người nầy cũng gọi là Tu Đà Hoàn, cũng gọi là Tư ĐàHàm, nhẫn đến chư Phật cũng như vậy.

NầyThiện Nam Tử ! Có hai thứ dòng : Một là giải thoát, hai làNiết Bàn. Tất cả Thánh nhơn đều có hai dòng nầy, nên cũngđược gọi là Tu Đà Hoàn cũng gọi là Tư Đà Hàm, nhẫnđến Phật cũng như vậy.

NầyThiện Nam Tử ! Bực Tu Đà Hoàn cũng gọi là Bồ Tát. Vì BồTát chính là tận trí và vô sanh trí. Bực Tu Đà Hoàncũng mong cầu hai trí nầy, nên được gọi là Bồ Tát.

BựcTu Đà Hoàn cũng được gọi là giác. Vì chánh giác kiến đạodứt phiền não, vì chánh giác nhơn quả, vì chánh giác cộngđạo và bất cộng đạo. Bực Tư Đà Hàm nhẫn đến bựcA La Hán cũng như vậy.

NầyThiện Nam Tử ! Có hai hạng Tu Đà Hoàn : Lợi căn và độncăn. Bực độn căn bảy lần sanh cõi người cõi trời, hoặcsáu lần, năm lần, bốn lần, ba lần, hai lần sanh cõi ngườitrời mới chứng quả A La Hán. Bực lợi căn hiện đời chứngquả Tu Đà Hoàn đến quả A La Hán.

NầyThiện Nam Tử ! Cá Tích có bốn điều : Một là xương nhỏnên nhẹ, hai là có cánh nên nhẹ, ba là thích thấy ánh sáng,bốn là ngậm được vật thời giữ chặt.

BựcTu Đà Hoàn cũng có bốn điều : Một là phiền não nhỏ nhẹnhư cá Tích nhỏ xương, hai là có chỉ có quán như cá Tíchcó cánh, ba là kiến đạo, như cá Tích thích thấy ánh sáng,bốn là nghe thấy đức Phật nói nghĩa vô thường khổ vôngã bất tịnh thời kiên trì chẳng bỏ như cá Tích ngậmđược vật thời giữ chặt.

Nhưtrước kia Ma Vương hóa làm thân Phật. Thủ La Trưởng Giảxem thấy trong lòng kinh sợ, Ma thấy tâm Trưởng giả độngbèn bảo Trưởng giả rằng : Trước kia ta nói bốn chơn đế,thuyết đó không chơn thật. Nay ta vì ông mà nói năm đế,sáu ấm , mười ba nhập, mười chín giới. Thủ La TrưởngGiả nghe lời nầy liền quan sát pháp tướng đều không cólý do, nên kiên trì nghĩa cũ, tâm ông chẳng lay động.

_ BạchThế Tôn ! Bực Tu Đà Hoàn nầy vì đắc đạo trướcmà gọi là Tu Đà Hoàn hay là vì chứng sơ quả mà gọilà Tu Đà Hoàn ? Nếu vì đắc đạo trước, thời lúc đượckhổ pháp nhẫn cớ sao chẳng gọi là Tu Đà Hoàn mà gọi làHướng ? Nếu vì được sơ quả, thời người ngoạiđạo trước dứt phiền não đến vô sở hữu xứ tu đạovô lậu được quả A Na Hàm, cớ sao chẳng gọi là Tu ĐàHoàn?

_ NầyThiện Nam Tử ! Vì được sơ quả mà gọi là Tu Đà Hoàn,lúc đó người nầy đầy đủ tám trí và mười sáu hạnh.

BạchThế Tôn ! Người được A Na Hàm cũng đầy đủ tám trí vàmười sáu hạnh. Cớ sao chẳng được gọi là Tu ĐàHoàn ?

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Mười sáu hạnh hữu lậu có hai thứ: Cộng và bất cộng. Mười sáu hạnh vô lậu cũng có hai: Hướng quả và đắc quả. Tám trí cũng có hai, hướng quảvà đắc quả. Bực Tu Đà Hoàn rời bỏ mười sáu hạnh công,chứng được mười sáu hạnh bất công, rời bỏ támtrí hướng quả chứng được tám trí đắc quả. Bực A NaHàm thời chẳng như vậy. Do đây nên sơ quả gọi là Tu ĐàHoàn.

NầyThiện Nam Tử ! Bực Tu Đà Hoàn duyên nơi tứ đế, bực ANa Hàm chỉ duyên nhứt đế, nên sơ quả gọi là Tu Đà Hoàn.

Do nhơn duyên trên đây nên dùng cá Tích để ví dụ, ngó khắpbốn phương rồi bèn đi. Nói đi là chỉ cho bực Tư Đà Hàmnhiếp tâm tu hành để dứt trừ tham, sân, si, mạn.

Nhưcá Tích kia nhìn xem khắp bốn phương rồi vì kiếm ăn nênđi, đi rồi lại đứng lại, đây là dụ bực A Na Hàm đượcmón ăn rồi thời dừng lại. Có hai hạng A Na Hàm : Mộtlà hiện tại được quả A Na Hàm rồi tiến tu được quảA La Hán, hai là hạng tham trước Tam Muội tịch tịnh trongcõi sắc và cõi vô sắc, bực nầy chẳng thọ thân cõi dụcnên gọi là A Na Hàm. Bực A Na Hàm nầy lại có năm hạng :Một là trung bát Niết Bàn, hai là thọ thân bát Niết Bàn,ba là hành bát Niết Bàn, bốn là vô hành bát Niết Bàn, nămlà thượng lưu bát Niết Bàn. Lại có sáu hạng là thân hiệntại bát Niết Bàn. Lại có bảy hạng là thân vô sắc giớibát Niết Bàn.

Hạnghành bát Niết Bàn có hai : Hoặc thọ hai thân, hoặc thọ bốnthân. Nếu thọ hai thân thời gọi là lợi căn, nếu thọ bốnthân thời gọi là độn căn. Lại có hai hạng, một là tinhtấn mà không chánh định tự tại, hai là giải đãi mà cóchánh định tự tại. Lại có hai hạng : Một là có đủ tinhtấn và chánh định tự tại, hai là chẳng có cả hai.

NầyThiện Nam Tử ! Chúng sanh trong cõi dục, cõi sắc có hai thứnghiệp : Tác nghiệp và thọ sanh nghiệp. Bực A Na Hàm trungbát Niết Bàn chỉ có tác nghiệp mà không thọ sanh nghiệp,nên bỏ thân cõi dục lúc chưa đến cõi sắc, vì lợi cănmà bát Niết Bàn. Bực A Na Hàm trung bát Niết Bàn nầycó bốn tâm : Một là phi học, phi vô học, hai là học, balà vô học, bốn là phi học, phi vô học nhập Niết Bàn. Thếnào lại gọi là trung bát Niết Bàn ?

NầyThiện Nam Tử ! Trong bốn thứ tâm của bực A Na Hàm nầy haitâm là Niết Bàn, hai tâm là chẳng phải Niết Bàn, do đâynên gọi là trung bát Niết Bàn.

BựcA Na Hàm thọ thân bát Niết Bàn có hai thứ : Một là tác nghiệp,hai là sanh nghiệp. Bực nầy bỏ thân dục giới thọ thânsắc giới, tinh tấn tu hành mãn thọ mạng thời nhập NiếtBàn.

BạchThế Tôn ! Nếu là thọ mạng hết nhập Niết Bàn, tại saogọi rằng thọ thân Niết Bàn ?

_ NầyThiện Nam Tử ! Bực nầy thọ thân rồi sau mới dứthết phiền não trong tam giới, nên gọi là thọ thân NiếtBàn.

BựcA Na Hàm thường tu hành do sức Tam Muội hữu vi có thể dứtphiền não nhập Niết Bàn, do đây nên gọi là hành bát NiếtBàn.

BựcA Na Hàm rõ biết quyết định sẽ chứng được Niết Bànnên giải đãi, cũng do sức Tam Muội hữu vi mãn thọ mạngthời được nhập Niết Bàn, do đây gọi là vô hành bát NiếtBàn.

Nếubực A Na Hàm được đệ tứ thiền rồi lại sanh lòng mếnsơ thiền do đây sanh xuống trời sơ thiền. Nơi đây có haidòng : Dòng phiền não và dòng đạo mà mến nhị thiền, nênsanh lên trời nhị thiền, lần đến trời tứ thiền cũngnhư vậy.

Bựcnầy trong trời tứ thiền lại có hai hạng : Một là vào cõivô sắc, hai là vào trời Ngũ Tịnh Cư. Hai bực nầy, bựcthích Tam Muội thời vào cõi vô sắc. Bực thích trí huệ thờivào trời Ngũ Tịnh Cư.

Haibực trên đây, một hạng tu đệ tứ thiền có năm từng cấp,một hạng chẳng tu.

Thếnào là năm từng cấp ? Là hạ, trung, thượng, thượng trung,thượng thượng. Bực tu thượng thượng thời ở trời SắcCứu cánh, bực tu trung thượng thời ở trời Thiện Hiện,bực tu thượng phẩm thời ở trời Thiện Kiến, bực tu trungphẩm thời ở trời Vô Nhiệt, bực tu hạ phẩm thời ở trờiVô Phiền.

Haibực nầy, một thời ưa luận nghị ở trời Ngũ Tịnh Cư,một thời ưa tịch tịnh vào cõi Vô Sắc.

Lạicó hai hạng : Một thời tu huân thiền vào trời Ngũ TịnhCư, một thời chẳng tu huân thiền sanh cõi Vô Sắc mãn thọmạng mà nhập Niết Bàn, do đây gọi là thượng lưu bát NiếtBàn. Nếu muốn vào cõi Vô Sắc thời không thể tu năm từngcấp tứ thiền. Nếu tu năm từng cấp nầy thời có thể quởtrách định Vô sắc.

_ BạchThế Tôn ! Bực trung bát Niết Bàn là lợi căn. Nếu là lợicăn cớ sao chẳng hiện tại nhập Niết Bàn ? Cớ sao dụcgiới có hạng trung bát Niết Bàn mà sắc giới thời không.

_ NầyThiện Nam Tử ! Người nầy thân tứ đại hiện tại yếukém không thể hành đạo. Dầu có Tỳ Kheo thân thể trángkiện nhưng những duyên nhà cửa y phục uống ăn thuốc menv.v… chẳng đủ, nên chẳng được hiện tại bát NiếtBàn.

NầyThiện Nam Tử ! Ngày trước có một lúc ta ở nước Xá Vệtại tịnh xá A Na Phân Chỉ, có một Tỳ Kheo đến bạch vớita rằng ông luôn tu hành mà chẳng thể được quả Tu Đà Hoàn đến quả A La Hán. Lúc đó ta liền bảo A Nan rằng: Nay ông nên lo đủ đồ cần dùng cho Tỳ Kheo nầy.

A Nanliền dắt Tỳ Kheo đó đến rừng Kỳ Đà cho ở phòng nhàtốt. Tỳ Kheo đó nói với A Nan rằng : Trông mong ĐạiĐức vì tôi mà trần thiết phòng nhà, dọn dẹp thật sạchsẽ, dùng thất bảo trang nghiêm, treo phan lọng bằng lụa.

A Nannói : Người nghèo trong thế gian mới gọi là Sa Môn, tôi làmsao sắm được những đồ như vậy?

TỳKheo nói : Nếu Đại Đức có thể sắm sửa được cho tôithời tốt lắm, bằng không thời tôi sẽ trở về ra mắtPhật.

A Namliền trở về đem việc ấy bạch với Phật. Đức Phật liềnbảo A Nan sắm sửa tất cả đồ dùng theo ý của Tỳ Kheođó.

TỳKheo đó được những đồ cần dùng theo ý mình muốn, liềnnhiếp niệm tu hành, không bao lâu chứng được quả Tu ĐàHoàn lần đến quả A La Hán.

NầyThiện Nam Tử ! Vô lượng chúng sanh đáng được nhập NiếtBàn, nhưng vì thiếu thốn chướng ngại loạn động tâm niệmcủa họ, nên chẳng chứng được.

NầyThiện Nam Tử ! Lại có chúng sanh thích giáo quá nhiều, tâmhọ bực bội nhiều việc chẳng thể được chánh định nênhiện tại không được bát Niết Bàn.

NầyThiện Nam Tử ! Như lời ông nói, duyên cớ gì bỏ thân dụcgiới có hạng trung bát Niết Bàn, còn sắc giới thời không?

NầyThiện Nam Tử ! Người nầy quán phiền não cõi dục có hainhơn duyên : Nội và ngoại, mà trong cõi sắc thời không ngạinhơn duyên. Cõi dục lại có hai thứ ái tâm : Dục ái và sắcái, quán hai ái tâm nầy rồi hết lòng quở trách, do quởtrách nầy mà được nhập Niết Bàn. Trong cõi dục có thểquở trách được những phiền não thô : Xan tham, sân hận,tật đố, vô tàm, vô quí, do đây nên được nhập Niết Bàn.Lại người trong cõi dục tánh chất dũng kiện, vì đượchưởng quả, nên trong cõi dục có trung bát Niết bàn, trongcõi sắc thời không.

NầyThiện Nam Tử ! Trung bát Niết Bàn có ba hạng : Thượng, trungvà hạ. Hạng thượng lúc bỏ thân chưa rời cõi dục bènđược Niết Bàn. Hạng trung mới rời cõi dục chưa đếncõi sắc bèn được Niết Bàn. Hạng hạ rời khỏi cõi dụcđến ranh cõi sắc bèn được Niết Bàn.

Nhưcá Tích khi đi kiếm được đồ ăn thời dừng lại, hạngnầy cũng vậy, ở nơi cỏi sắc và cõi vô sắc mà đượcthọ thân nên gọi là dừng lại. Và cũng do chẳng còn thọthân nhơn, thiên , địa ngục, súc sanh, ngạ quỉ trong cõidục nên gọi là dừng lại. Vì đã dứt vô lượng phiềnnão kiết sử còn thừa lại chút ít nên gọi là dừng lại.Lại vì vĩnh viễn chẳng gây tạo nghiệp phàm phu nên gọilà dừng lại. Lại vì tự mình chẳng còn sợ sệt , cũngchẳng làm cho người khác sợ sệt nên gọi là dừng lại.Vì xa lìa hai ác tâm : Xan tham, sân hận nên gọi là dừng lại.

NầyThiện Nam Tử ! Bực đến bờ kia là A La Hán, Bích Chi Phật,Bồ Tát, Chư Phật Thế Tôn, dụ như thần qui trên bờ dướinước đều đi tự tại.

Duyêncớ gì dùng thần qui để ví dụ ? Vì thần qui khéo giấunăm chi.

BựcA La Hán nhẫn đến chư Phật cũng khéo giấu che năm căn. Dướinước là dụ thế gian, trên bờ là dụ xuất thế. Các bựcthánh nầy có thể quán sát tất cả ái phiền não lên đếnbờ kia, nên dụ như thần qui dưới nước trên bờ đều đitự tại.

NầyThiện Nam Tử ! Như bảy hạng chúng sanh trong sông Hằng, dầucó tên cá rùa nhưng chẳng rời khỏi nước, kinh Đại NiếtBàn nầy từ Nhứt Xiển Đề lên đến chư Phật, dầu cótên khác nhau nhưng cũng chẳng rời khỏi Phật tánh.

NầyThiện Nam Tử ! Bảy hạng chúng sanh đây, hoặc pháp lành hoặcpháp ác, hoặc đạo phương tiện, hoặc đạo giải thoát,hoặc đạo thứ đệ, hoặc nhơn, hoặc quả, tất cả đềulà Phật tánh. Đây gọi là từ ngữ tùy tự ý của Như Lai.

_ BạchThế Tôn ! Nếu có nhơn thời có quả, không nhơn thời khôngquả. Niết Bàn gọi là quả, là thường trụ nên không nhơn.Nếu đã không nhơn tại sao gọi là quả ? Niết Bàn đây cũnggọi là Sa Môn, cũng gọi là Sa Môn quả. Thế nào là Sa Môn? Thế nào là Sa Môn quả ?

_ NầyThiện Nam Tử ! Trong thế gian có bảy thứ quả : Một là phươngtiện quả, hai là báo ân quả, ba là thân cận quả, bốn làdư tàn quả, năm là bình đẳng quả, sáu là quả báo quả,bảy là viễn ly quả.

Nhưngười đời, mùa thu thâu gặt được nhiều lúa, bảo nhaurằng được phương tiện quả. Phương tiện quả gọi lànghiệp hành quả. Quả nầy có hai nhơn : Cận nhơn và viễnnhơn. Cận nhơn là hột giống, viễn nhơn là nước phânnhơn công. Đây gọi là phương tiện quả.

Nhưngười đời phụng dưỡng cha mẹ. Cha mẹ nói rằng nay chúngtôi đã được quả báo ơn phụng dưỡng. Người con có thểbáo ơn gọi đó là quả. Quả nầy có hai nhơn : Cận nhơnvà viễn nhơn, cận nhơn là nghiệp thuần thiện đời quákhứ của cha mẹ, viễn nhơn là sanh ra người con có hiếu.Đây gọi là báo ân quả.

Nhưcó người gần gũi bạn lành, hoặc được quả Tu Đà Hoànđến quả A La Hán. Người nầy nói rằng nay tôi được quảbáo thân cận. Quả nầy có hai nhơn : Cận nhơn và viễn nhơn.Cận là tín tâm, viễn là bạn lành. Đây gọi là thân cậnquả.

Nhưdo chẳng sát sanh mà được thân thứ ba sống lâu, đây gọilà dư tàn quả. Quả nầy cũng có hai nhơn : Cận nhơn và viễnnhơn. Cận là thân khẩu ý thanh tịnh, viễn là sống lâu.Đây gọi là dư tàn quả.

Bìnhđẳng quả là nói khí thế giới, quả nầy cũng có hai nhơn: Một là cận nhơn, hai là viễn nhơn. Cận nhơn là chúng sanhtu mười nghiệp lành. Viễn nhơn là đại tam tai.

Quảbáo quả là như người chứng đặng thân thanh tịnh rồi tuba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh, người nầy bèn nói tôiđược quả báo. Quả nầy có hai nhơn : Cận nhơn và viễnnhơn Cận nhơn là hiện tại thân, khẩu, ý thanh tịnh.Viễn nhơn là quá khứ thân , khẩu, ý thanh tịnh.

Viễnly quả tức là Niết Bàn lìa các phiền não, tất cả cácnghiệp lành là nhơn Niết Bàn. Nhơn Niết Bàn nầy có hai :Cận nhơn và viễn nhơn. Cận nhơn là ba môn giải thoát, viễnnhơn tức là pháp lành đã tu từ vô lượng đời.

NầyThiện Nam Tử ! Như pháp thế gian hoặc nói sanh nhơn, hoặcnói liễu nhơn. Pháp xuất thế cũng như vậy, cũng nói sanhnhơn cũng nói liễu nhơn. Ba môn giải thoát, ba mươi bảy phẩmtrợ đạo có thể làm cho sanh nhơn củatất cả phiền nãochẳng sanh được, mà cũng làm liễu nhơn cho Niết Bàn. Xalìa phiền não thời đặng thấy rõ Niết Bàn, nên Niết Bànchỉ có liễu nhơn mà không có sanh nhơn.

NầyThiện Nam Tử ! Như lời ông hỏi : Thế nào là Sa Môn ? Thếnào là Sa Môn quả ?

NầyThiện Nam Tử ! Sa Môn Na tức là bát chánh đạo, Sa Môn Quảlà từ nơi đạo rốt ráo xa lìa tất cả tham , sân v.v… đâygọi là Sa Môn Na và Sa Môn Quả.

_ BạchThế Tôn ! Duyên cớ gì bát chánh đạo gọi là Sa Môn Na ?

_ NầyThiện Nam Tử ! Trong đời nói Sa Môn gọi đó là thiếu thốn,Na gọi là đạo. Đạo nầy dứt tất cả thiếu thốn, vàdứt tất cả đạo, do nghĩa nầy gọi bát chánh đạo là SaMôn Na . Từ trong đạo nầy chứng được thánh quả nêngọi là Sa Môn Quả.

LạiSa Môn Na, như người đời có ai thích tịch tịnh cũng gọilà Sa Môn, đạo nầy cũng như vậy, có thể làm cho ngườitu hành xa lìa những sự ác tà mạng v.v… của thân, khẩu,ý đặng vui tịch tịnh nên gọi đó là Sa Môn Na.

Nhưtrong đời người dưới có thể làm người trên, đây gọilà Sa Môn. Đạo nầy cũng như vậy, có thể làm cho ngườidưới thành người trên nên được gọi là Sa Môn Na.

BựcA La Hán tu đạo nầy được quả Sa Môn. Được gọi là đếnnơi bờ kia. Quả A La Hán chính là năm phần pháp thân vô học: Giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến. Do nămphần nầy được đến bờ kia, nên gọi là đến bờ kia.Do đến bờ kia nên tự nói rằng tôi đã hết sanh tử, phạmhạnh đã trọn, chỗ làm đã xong, chẳng thọ thân đời sau.

NầyThiện Nam Tử ! Bực A La Hán dứt hẳn nhơn duyên sanh tử bađời, nên tự nói tôi đã hết sanh tử. Bực nầy cũng dứtthân ngũ ấm trong ba cõi nên lại nói rằng tôi đã hết sanhtử. Chỗ tu phạm hạnh đã rốt ráo, nên xướng rằng phạmhạnh đã trọn, lại vì xả học đạo nên cũng gọi là đãtrọn. Như chỗ mong cầu, lúc trước ngày nay đã được, nênlại xướng rằng chỗ làm đã xong. Hành đạo được quảcũng nói rằng đã xong. Vì được tận trí và vô sanh trínên nói rằng tôi đã hết sanh tử, dứt hết kiết sử hữulậu. Do nghĩa nầy nên gọi bực A La Hán đặng đến bờ kia.

NhưA La Hán, bực Bích Chi Phật cũng lại như vậy.

BồTát và Phật thành tựu đầy đủ sáu môn Ba La Mật gọi làđến bờ kia. Phật và Bồ Tát được vô thượng chánhn giácrồi gọi là đầy đủ sáu môn Ba La Mật, vì được quảcủa sáu môn Ba La Mật như vậy. Do được quả nên gọi làđầy đủ.

NầyThiện Nam Tử ! Bảy chúng sanh đây vì chẳng thể tu tập bốnđiều : Thân, giới tâm và huệ, nên hay gây tạo tội ngũnghịch, dứt căn lành, phạm bốn tội trọng, hủy báng Phật,Pháp, Tăng, do đây nên gọi là thường chìm đắm.

NầyThiện Nam Tử ! Trong bảy hạng chúng sanh nầy ai có thể gầngũi thiện tri thức chí tâm nghe và nhận lấy chánh pháp củaNhư Lai, trong tâm khéo tư duy ở đúng pháp, siêng năng tu tậpthân, giới, tâm và huệ, do đây nên được gọi là qua khỏisông sanh tử đến nơi bờ kia.

Nếucó người nói rằng : Nhứt Xiển Đề được vô thượng chánhgiác, lời nầy gọi là nhiễm trước. Nếu nói rằng chẳngđược, thời gọi là lời hư vọng.

NầyThiện Nam Tử !Bảy hạng nầy, hoặc có một người đủ cảbảy, hoặc mỗi người mỗi hạng.

Nếucó người nào tâm tưởng khác, miệng nói khác, cho rằng NhứtXiển Đề đặng vô thượng chánh giác, phải biết ngườinầy hủy báng Phật, Pháp, Tăng. Nếu nói không được thờicũng gọi là hủy báng Phật, Pháp, Tăng.

Nếunói rằng bát thánh đạo là của phàm phu được, hoặc nóichẳng phải phàm phu được, đều gọi là hủy báng Phật,Pháp, Tăng.

Nếunói rằng tất cả chúng sanh quyết định có Phật tánh, hoặcnói quyết định không Phật tánh, đều gọi là hủy bángPhật, Pháp, Tăng.

NầyThiện Nam Tử ! Do đây nên trong khế kinh ta nói rằntg có haihạng người hủy báng Phật, Pháp, Tăng : Một là người chẳngtin, vì họ giận hờn ; hai là người dầu tin nhưng vìchẳng hiểu nghĩa.

Nếungười tin mà không có trí huệ thời hay thêm lớn vô minh.Nếu người có trí huệ mà không có tín tâm thời hay tăngtrưởng tà kiến.

Ngườichẳng tin vì tâm họ giận hờn nên nói rằng không có Phật,Pháp, Tăng. Người tin mà không trí huệ giải nghĩa điênđảo làm cho người nghe pháp hủy báng Phật, Pháp, Tăng. Dođây nên ta nói người chẳng tin vì lòng hờn giận, ngườitin lại không trí huệ, những người nầy hay hủy báng Phật,Pháp, Tăng.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu nói rằng Nhứt Xiển Đề chưa sanh pháplành bèn được vô thượng chánh giác, người nầy cũng gọilà hủy báng Phật, Pháp, Tăng. Nếu nói Nhứt Xiển Đề rờibỏ Nhứt Xiển Đề ở trong thân khác được vô thượng chánhgiác, người nầy cũng gọi là hủy báng Phật, Pháp, Tăng.

Nếunói rằng Nhứt Xiển Đề có thể sanh căn lành, sanh căn lànhrồi nối luôn chẳng dứt chứng được vô thượng chánh giác, nên gọi rằng Nhứt Xiển Đề được vô thượng Bồ Đề,phải biết rằng người nầy chẳng hủy báng Tam Bảo.

Nếucó người nói rằng tất cả chúng sanh quyết định có Phậttánh thường, lạc, ngã, tịnh, bất tác, bất sanh, do vì phiềnnão nên chẳng thấy được, người nầy là hủy báng Phật,Pháp, Tăng.

Nếunói rằng tất cả chúng sanh đều không có Phật tánh cũngnhư sừng thỏ, do từ phương tiện mà sanh, trước kia khôngnay mới có, có rồi trở lại không, người nầy là hủy bángPhật, Pháp, Tăng.

Nếunói rằng Phật tánh của chúng sanh chẳng phải có như hưkhông, chẳng phải không như sừng thỏ. Vì hư không là thường,sừng thỏ là không, nên được nói là cũng có cũng không.Vì có nên phá sừng thỏ, vì không nên phá hư không. Thuyếttrên đây chẳng hủy báng Tam Bảo.

NầyThiện Nam Tử ! Luận về Phật tánh chẳng gọi là một pháp,chẳng gọi là mười pháp, chẳng gọi là trăm pháp, chẳnggọi là ngàn pháp, chẳng gọi là muôn pháp.

Lúcchưa được vô thượng chánh giác, tất cả thiện , bất thiện,vô ký đều gọi là Phật tánh. Có lúc đức Như Lai trong nhơnnói quả, trong quả nói nhơn, đây gọi là từ ngữ tùy tựý của Như Lai. Vì tùy tự ý mà nói nên gọi làNhư Lai, ứng cúng, chánh đẳng chánh giác.

_ BạchThế Tôn ! Như lời của Phật nói : Phật tánh của chúng sanhdường như hư không. Thế nào gọi là như hư không?

_ NầyThiện Nam Tử ! tánh hư không chẳng phải quá khứ, vịlai, hiện tại.

Phậttánh cũng như vậy.

Hưkhông chẳng phải quá khứ, vì không phải hiện tại. Nếupháp là hiện tại mới có thể nói là quá khứ, vì khônghiện tại nên không quá khứ. Hiện tại cũng không, vì khôngvị lai. Nếu pháp là vị lai mới có thể nói là hiện tại.Vì không vị lai nên không hiện tại. Vị lai cũng không vìkhông hiện tại và quá khứ. Nếu pháp có hiện tại và quákhứ thời có vị lai, vì không quá khứ hiện tại nên khôngvị lai.

Donghĩa trên đây nên tánh của hư không chẳng phải nhiếp trongba đời.

NầyThiện Nam Tử ! Vì hư không là không nên không có ba đời,chẳng phải vì có mà không có ba đời. Như hoa đốm hư khôngvì chẳng phải là có nên không có ba đời. Hư không cũngnhư vậy.

NầyThiện Nam Tử ! Không có vật chính đó là hư không, Phậttánh cũng như vậy. Vì hư không là không nên chẳng nhiếptrong ba đời. Vì Phật tánh là thường nên chẳng nhiếp trongba đời.

NầyThiện Nam Tử ! Đức Như Lai đã được vô thượng Bồ Đề,đức Như Lai chỗ được Phật tánh và tất cả Phậtpháp là thường trụ không biến đổi. Do nghĩa nầy nên khôngcó ba đời dường như hư không.

NầyThiện Nam Tử ! Vì hư không là không nên chẳng phải trongchẳng phải ngoài. Vì Phật tánh là thường trụ nên chẳngphải trong chẳng phải ngoài, do đây nên nói rằng Phật tánhdường như hư không .

NầyThiện Nam Tử ! Nhưng trong đời chỗ không chướng ngại thờigọi là hư không.

ĐứcNhư Lai được vô thượng Bồ Đề rồi, nói tất cả Phậtpháp đều không có chướng ngại, nên nói rằng Phật tánhdường như hư không.

_ BạchThế Tôn ! Phật tánh và Niết bàn của Như Lai chẳng nhiếptrong ba đời mà gọi là có, hư không cũng chẳng nhiếp trongba đời, cớ sao chẳng được gọi là có ư ?

NầyThiện Nam Tử ! Vì chẳng phải Niết Bàn gọi là Niết Bàn,vì chẳng phải Như Lai gọi là Như Lai, vì chẳng phải Phậttánh gọi là Phật tánh.

Thếnào gọi là chẳng phải Niết Bàn ? Nghĩa là tất cảphiền não những pháp hữu vi. Vì phá những phiền não hữuvi nầy mà gọi là Niết Bàn.

Thếnào là chẳng phải Như Lai ? Chính là Nhứt Xiển Đề nhẫnđến bực Bích Chi Phật. Vì phá Nhứt Xiển Đề nhẫn đếnBích Chi Phật nầy mà gọi là Như Lai.

Thếnào là chẳng phải Phật tánh? Chính là tất cả vật vôtình như tường, vách, ngói, đá v.v…lìa những vật vô tìnhnầy gọi là Phật tánh.

NầyThiện Nam Tử ! Tất cả thế gian không gì chẳng phải hưkhông đối với hư không.

_ BạchThế Tôn ! Thế gian cũng không gì chẳng phải là đối vớitứ đại, mà còn được gọi tứ đại là có, hư khôngchẳng có đối cớ sao chẳng được gọi đó là có.

_ NầyThiện nam Tử ! Nếu cho rằng Niết Bàn chẳng nhiếp trong bađời, hư không cũng như vậy. Lời nói nầy chẳng đúng nghĩa.Vì Niết Bàn là có thấy được chứng được, là dấu vếtcủa sắc của sắc pháp, là có chương cú, là tướng, làduyên, là chỗ quy y, là bờ kia, tịch tịnh sáng suốt an ổn,do đây nên được gọi là nhiếp trong ba đời. Tánh hư khôngchẳng có những pháp như vậy, nên gọi là không. Nếu cócái gì lìa những pháp như vậy mà lại là có thời nhiếptrong ba đời. Hư không nếu đồng là pháp có thời chẳngđược chẳng nhiếp trong ba đời.

NầyThiện Nam Tử ! Như người đời cho rằntg hư không là khôngsắc, không đối không thể thấy thời chính là tâm sở pháp.Hư không nếu đồng tâm sở pháp, thời chẳng đượcchẳng nhiếp trong đời. Nếu nhiếp trong ba đời tức là bốnấm. Do đây nên rời bốn ấm thời không có hư không.

NầyThiện Nam Tử ! Những nhà ngoại đạo nói rằng : Hư khôngchính là quang minh. Nếu là quang minh thời là sắc pháp hưkhông, nếu là sắc pháp như vậy bèn là vô thường. Vì làvô thường nên nhiếp trong ba đời. Sao ngoại đạo lại nóilà chẳng phải ba đời. Nếu đã nhiếp trong ba đời thờichẳng phải là hư không. Sao lại nói rằng hư không là thường.

NầyThiện Nam Tử ! Lại có người cho rằng : Hư không là chỗan trụ. Nếu có chỗ an trụ thời là sắc pháp. Tất cả chỗđều là vô thường nhiếp trong ba đời, hư không cũng làthường chẳng phải nhiếp trong ba đời. Nếu nói là chỗthời biết rằng không phải hư không.

Lạicó người nói rằng hư không là thứ đệ. Nếu là thứ đệthời là pháp số. Nếu đã là có thể tính đếm được thờinhiếp trong ba đời, nếu nhiếp trong ba đời sao lại gọirằng thường?

NầyThiện Nam Tử ! Lại có người nói rằng luận về hư khôngthời lìa ba pháp, một là không, hai là thật, ba là không thật.Nếu nói là không thời nên biết rằng hư không là pháp vôthường, vì không có trong phạm vi thật. Nếu nói là thậtthời nên biết hư không cũng là vô thường, vì không có trongphạm vi không. Nếu nói là không thật thời nên biết rằnghư không cũng là vô thường, vì không có trong phạm vi không.Do những nghĩa nầy nên trong phạm vi không là không có.

NầyThiện Nam Tử ! Có người nói hư không là pháp bị làm ra,như nói bỏ cây, bỏ nhà mà làm hư không, san bằng cho trốngkhông, che hư không, lên hư không, cùng tận hư không như nướcbiển cả, đo đây nên hư không là pháp bị làm ra. Tất cảpháp làm ra đều là vô thường, dường như ngói bình v.v…Hư không nếu như vậy thời phải là vô thường.

NầyThiện Nam Tử ! Người đời nói trong tất cả pháp chỗkhôngchướng ngại gọi đó là hư không. Chỗ không chướng ngạinầy nơi tất cả pháp là có tất cả hay có từng phần ?Nếu là có tất cả thời những chỗ khác không có hư không.Nếu có từng phần thời là pháp kia và pháp đây có thểtính đếm. Nếu đã là tính đếm được thời là vô thường.

Cóngười cho rằng hư không gồm hiệp không chướng ngạicùng có chướng ngại. Và lại nói rằng hư không ở nơi sựvật như trái đựng trong bình chậu. Hai thuyết trên đềuchẳng đúng. Nếu nói gồm cả hai thời có ba thứ : Một lànghiệp khác nhau mà cùng hiệp, như chim bay đậu trên cây.Hai là cộng nghiệp cùng hiệp, như hai con dê đụng nhau. Balà đã hiệp rồi lại cùng hiệp như hai đôi ngón tay hiệpở một chỗ.

Nếunói nghiệp khác nhau cùng hiệp, khác nhau đây có hai : Mộtlà nghiệp sự vật, hai là nghiệp hư không. Nếu nghiệp hưkhông hiệp với vật thời hư không là vô thường. Nếu nghiệpsự vật hiệp với hư không, sự vật thời chẳng cùng khắp,đã chẳng cùng khắp thời chẳng là vô thường. Nếu nóihư không là thường, tánh của nó chẳng lay động mà cùngvới động vật hiệp, thời không đúng nghĩa. Vì nếu hưkhông là thường thời vật lẽ ra cũng là thường. Nếu vậtlà vô thường thời hư không cũng là vô thường. Không thểnói rằng hư không cũng là thường cũng là vô thường.

Thuyếtcộng nghiệp hiệp nhau cũng không đúng nghĩa. Vì hư khônggọi là cùng khắp, nếu hiệp với nghiệp thời lẽ ra nghiệpcũng cùng khắp, nếu là cùng khắp thời phải khắp tất cả,nếu khắp tất cả thời lẽ ra hiệp với tất cả, chẳngnên nói rằng có hiệp cùng chẳng hiệp.

Thuyếtđã hiệp rồi lại cùng hiệp như hai đôi ngón tay hiệp nhaucũng không đúng nghĩa. Vì trước không có hiệp về sau mớihiệp, trước không sau có là pháp vô thường. Nên chẳng đượcnói rằng hư không đã hiệp rồi lại cùng hiệp. Như cácpháp trong đời trước không sau có là vô thường, nếu hưkhông như vậy thời cũng phải là vô thường.

Thuyếthư không ở nơi sự vật như trái đựng trong bình chậu cũngkhông đúng nghĩa. Vì lúc chưa có bình chậu hư không kia ởchỗ nào ?â Nếu có chỗ ở thời có nhiều hư không. Đãlà nhiều sao lại nói là thường, là duy nhứt, là cùng khắp.Giả sử hư không rời hư không có chỗ ở, thời sự vậtlẽ ra cũng rời hư không có chỗ ở, do đây nên biết rằngkhông có hư không.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu cho rằng chỗ ngón tay ở gọi là hư không, theo thuyết nầy thời hư không là pháp vô thường, vì ngóntay có bốn phương hướng, hư không cũng phải có bốn phương,tất cả pháp thường trụ đều không có phương sở. Nếucó phương sở thời hư không là vô thường. Nếu là vô thườngthời chẳng rời năm ấm. Nếu muốn rời năm ấm thời thànhra không chỗ có.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu có pháp nào do nhơn duyên mà tồn tạithời pháp đó là vô thường. Như tất cả chúng sanh cùngcây cối do nơi đất mà tồn tại. Vì đất là vô thường,nên những vật trên đây cũng là vô thường. Như đất nhơnnơi nước, vì nước vô thường nên đất cũng vô thường.Như nước nhơn nơi gió vì gió vô thường nên nước cũngvô thường. Gió nương nơi hư không, vì hư không vô thườngnên gió cũng vô thường. Sao lại nói rằng hư không là thườngkhắp tất cả chỗ ?

Vìhư không là không chẳng phải quá khứ vị lai hiện tại,cũng như sừng thỏ là vật không có nên chẳng phải quá khứvị lai hiện tại. Do đây nên ta nói Phật tánh thường trụchẳng nhiếp trong ba đời. Vì hư không là không nên chẳngnhiếp trong ba đời.

NầyThiện Nam Tử ! Ta trọn chẳng trái cãi với thế gian. Vì ngườitrí nói có thời ta cũng nói có, vì người trí nói không thờita cũng nói không.

_ BạchThế Tôn ! Bồ Tát có đủ mấy pháp thời chẳng trái cãivới thế gian, chẳng bị pháp thế gian làm ô nhiễm ?

_ NầyThiện Nam Tử ! Bồ Tát có đủ mười pháp thời được haiđiều trên : Một là tín tâm, hai là có giới, ba là gần gũibạn lành, bốn là trong tâm khéo tư duy, năm là có tinh tấn,sáu là có chánh niệm, bảy là có trí huệ, tám là có chánhngữ, chín là thích chánh pháp, mười là thương xót chúngsanh. Bồ Tát có đủ mười pháp nầy thời chẳng trái cãivới thế gian, chẳng bị pháp thế gian làm ô nhiễm, như hoaƯu Bát La.

_ BạchThế Tôn ! Như lời Phật nói : Người trí trong đời nói cóPhật cũng nói có, người trí trong đời nói không Phật cũngnói không. Những gì là có với không ?

_ NầyThiện Nam Tử ! Người trí trong đời nói sắc là vô thườngkhổ không vô ngã, nhẫn đến thức cũng như vậy. Đây làngười trí trong đời nói có, ta cũng nói có. Ngườitrí nói sắc chẳng có thường, lạc, ngã, tịnh, thọ, tưởng,hành, thức cũng như vậy Đây là người trí trong đời nóikhông ta cũntg nói không.

BạchThế Tôn ! Người trí trong đời chính là Phật và Bồ Táttất cả thánh nhơn. Nếu sắc ấm của các thánh nhơn là vôthường khổ không vô ngã, tại sao đức Như lai nói sắc thâncủa Phật là thường hằng không biến đổi. Người trí trongđời nói chẳng có thường, lạc, ngã, tịnh, tại sao Đưc Như Lai nói là có. Đức Thế Tôn nói những lời nhưvậy sao lại nói rằntg chẳng tranh cải với thế gian, chẳngbị pháp thế gian làm nhiễm ô. Đức Như Lai đã lìa ba thứđiên đảo : Tưởng đảo, tâm đảo, và kiến đảo. Lẽ ranên nói rằng sắc thân của Phật thiệt là vô thường. Naylại nói là thường, thế nào đặng gọi là xa lìa điên đảochẳng tranh cãi với thế gian?

_NầyThiện Nam Tử ! Sắc thân của phàm phu từ phiền não mà sanh,nên người trí nói săc thân là vô thường khổ không vô ngã.Sắc thân của Như Lai xa lìa phiền não, nên nói là thườnghằng không biến đổi.

NầyThiện-nam-tử ! Như nơi ngã tư đường có người đựng đầyđồ ăn thơm ngon trong chậu, trong bát, bày ra để bán. Cóngười khách từ xa đến quá đói, thấy đồ ăn ấy thơmngon, liền hỏi đây là vật gì ? Người bán nói : Đây làđồ ăn thơm ngon, nếu ai ăn thứ nầy, thời đặng sắc tốt,sức mạnh, có thể hết đói, hết khát và đặng thấy chưThiên. Nhưng chỉ có một tai hại là sẽ chết. Ngườikhách nghe xong nghĩ rằng : Nay tôi chẳng dùng sắc đẹp, sứcmạnh, thấy chư Thiên, vì tôi chẳng muốn chết. Nghĩ xonghỏi rằng : Ăn vật thực nầy nếu phải chết sao ông lạiđem bán.

Ngườibán đáp : Những người có trí không ai bằng lòng mua. Chỉcó kẻ ngu, chẳng biết việc nầy, họ tham ăn nên họ trảgiá đắt cho tôi.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát cũng như vậy, chẳng nguyệnsanh cõi trời, đặng sắc đẹp, đặng sức mạnh, thấy chưThiên, vì sanh cõi trời chẳng khỏi những khổ não. Kẻ phàmphu ngu si sanh chỗ nào cũng đều tham luyến vì họ chẳng thấygìa, bệnh, chết.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như cây độc, gốc rễ cũng có thể giếtngười, thân cây, vỏ, bông, trái, hột đều cũng có thểgiết người. Tất cả thân ngũ ấmtrong hai mươi lăm cõi đềucó thể hại chúng sanh cũng như vậy.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như phân nhơ, nhiều hay ít đều hôi cả.Cũng vậy, thọ sanh dầu sống lâu tám muôn tuổi hay mườituổi cũng đều khổ não cả.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như hầm sâu nguy hiểm, lấy cỏ che trênmiệng hầm, bờ bên kia của hầm có mạch cam-lồ, ngườinào được ăn chất cam lồ, sẽ sống lâu ngàn năm không bệnhtật, an ổn , khoan khoái. Kẻ ngu si tham chất cam lồ, chẳngbiết dưới đó có hầm sâu, bèn chạy đến lấy, chẳng ngờtrật chơn té xuống hầm mà chết. Người trí biết sự nguyhiểm, nên không đến lấy chất cam-lồ.

Đại-Bồ-Tátcũng như vậy còn chẳng muốn nhận lấy vật thực thượngdiệu cõi trời huống là tong loài người. Kẻ phàm phu bènở nơi địa ngục nuốt hoàn sắt, huống là thức ăn thượngdiệu cõi trời cõi người mà có thể chẳng ăn.

NầyThiện-nam-tử ! Do những điều thí dụ như vậy, ngoài ra cònvô lượng thí dụ khác, nên biết thọ sanh thiệt là rấtkhổ.

Đâygọi là Đại-Bồ-Tát trụ nơi kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát sanh là khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-tát trụ nơi kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát lão là khổ như thế nào ?

Sựgià yếu hay làm ho hen, ngăn nghẹn hơi, đưa lên, có thể làmmất sức mạnh, trí nhớ kém, sự tráng kiện không còn, mấtsự an vui thơ thới, khoan khoái. Tuổi già hay làm lưng còm,mỏi nhọc, lười biếng, bị người khi dể.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như hoa sen nở tốt đầy trong ao nướcrất đáng ưa thích, gặp trận mưa đá, tất cả đều hưnát. Cũng vậy, tuổi già có thể phá hoại tráng kiện, sắcđẹp.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như quốc vương có một trí thần dùngbinh giỏi. Có vua nước địch chống cự chẳng thuận hảo.Quốc vương sai trí thần đem binh qua đánh, bắt vua nướcnghịch mang về dưng cho quốc vương. Cũng vậy, tuổi già bắtđược tráng kiện, sắc đẹp đem giao cho tử vương.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như trục xe đã gãy, xe đó không còn dùngđược. Cũng vậy, già suy thời không còn dùng được vàoviệc gì.

NầyThiện-nam-tử ! Như nhà giàu to có nhiều của báu : Vàng ,bạc, lưu ly, san hô, hổ phách, xa cừ, mã não. Có bọn cướpnếu vào đặng nhà đó thời có thể cướp giựt hết cả.Cũng vậy, tuổi tráng kiện và sắc đẹp thường bị giặcgià suy cướp giựt.

Nầythiện-nam-tử ! Ví như người nghèo tham thức ăn ngon, y phụcmịn màng, dầu có hy vọng nhưng không thể được. Cũng vậy,tuổi già suy dầu có tâm than, muốn hưởng thọ ngũ dụcsung sướng mà chẳng thể đặng.

NầyThiện-nam-tử ! Như con rùa ở trên đất cao lòng nó thườngnghĩ đến nước. Cũng vậy, người đời đã già suy khô héomà lòng họ thường nhớ tưởng những khoái lạc ngũ dụcthuở tráng kiện.

Nầythiện-nam-tử ! Như mùa thu ai cũng ưa ngắm hoa sen nở, đếnkhi hoa tàn héo, mọi người đều không thích. Cũng vậy, sựtráng kiện, sắc đẹp mọi người đều ưa thích, đến khigià suy ai cũng nhàm ghét.

Nầythiện-nam-tử ! Ví như cây mía, sau khi bị ép, bã xác khôngcòn vị ngọt. Cũng vậy, tráng kiện sắc đẹp đã bị giàép, thời không có ba thứ vị : Một là vị xuất gia, hai làvị đọc tụng, ba là vị tọa thiền.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như mặt trăng tròn ban đêm thời tỏ sáng,ban ngày thời không như vậy. Cũng vậy, tráng kiện thời hìnhmạo nở nang xinh đẹp, già thời suy yếu, thân thể và tinhthần kém suy.

NầyThiện-nam-tử ! ví như có nhà vua thường dùng chánh pháp caitrị nhơn dân, chơn thật, không lừa dối, từ bi ưa bố thí.Thuở đó nhà vua bị nước địch xâm lăng đánh bại, bènlưu vong đến nước khác. Nhơn dân trong nước kia thấy nhàvua đều cảm thương nói rằng : Đại-vương ngày trước dùngchánh pháp trị nước chẳng uổng lạm bá tánh, thế sao naylại lưu vong đến đây. Cũng vậy, loài người đã bị giàsuy làm bại hoại, thời thường tán thán sự nghiệp đã làmthuở tráng kiện.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như tim đèn dầu nhờ mỡ dầu nhưng mỡdầu sẽ hết, thế chẳng lâu dài. Cũng vậy, thân ngườidầu nhờ cậy sự tráng kiện, nhưng tráng kiện phải trảiqua già suy, đâu còn được dùng lâu.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như con sông cạn khô không có thể lợiích cho ngưới, cho phi nhơn, chim thú. Cũng vậy, thân ngườibị già suy khô héo, không còn làm được việc gì, chẳngthể có lợi ích.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như cây cheo leo bờ sông, nếu gặp gióto, ắt sẽ đổ ngã. Như vậy đến tuổi già ắt phải chết,thế chẳng thể còn được.

NầyThiện-nam-tử ! Như trục xe đã gãy, không thể chở chuyên.Cũng vậy, già suy không thể học hỏi tất cả pháp lành.

NầyThiện-nam-tử ! Như trẻ thơ bị người khinh khi. Cũng vậy,già suy thường bị người khinh hủy.

NầyThiện-nam-tử ! Do những điều dụ như vậy cùng vô lượngthí dụ khác nên biết sự già thiệt là rất khổ.

Đâygọi là Đại-Bồ-Tát tu hành kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát già là khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát trụ nơi kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát bịnh khổ như thế nào ?

Vínhư mưa đá làm hại mạ lúa. Cũng vậy, tật bệnh có thểphá hoại tất cả những sự an ổn vui vẻ.

Nhưngười có oán thù , tâm thường lo rầu sợ sệt. Cũng vậy,tất cả chúng sanh thường bị bịnh khổ, lo rầu không yên.

Vínhư có người hình dung xinh đẹp, Vương-phi tâm dục yêu thương,sai sứ đòi đến để cùng giao thông. Vua bắt đặng, liềntruyền lịnh khoét một mắt,cắt một vành tai, chặt mộttay, một chân, bấy giờ người đó hình dung đổi khác bịngười nhờm gớm khinh rẻ. Cũng vậy, thân người trướcthời dung mạo tươi tốt, tai mắt đầy đủ, đã bị bịnhkhổ hành hạ, thời xấu xa bị người nhờm gớm.

Nhưcây chuối, cây tre, cây lau, cây la, hễ có con, có trái thìchết. Cũng vậy, người có bịnh thời chết.

Nhưvua Chuyển-Luân, đại thần, chủ binh thường làm tiền đạođi trước, nhà vua theo sau cũng như chúa cá, chúa kiến, chúaốc, chúa trâu, thương chủ, lúc ở trước chúng mà đi, thờitoàn chúng thảy đều đi theo không rời. Cũng vậy, sựchết thường theo sát bịnh khổ không rời.

NầyThiện-nam-tử ! Nhơn duyên của bịnh làm cho khổ não, rầulo, buồn than, thân tâm không an ổn. Hoặc bị kẻ giặc cướpbức hại, trái nổi bể hư, phá hoại cầu cống, đều cũngcó thể cướp giựt mạng sống. Bịnh lại có thể phá hoạisự tráng kiện, sắc đẹp, thế lực, an vui, mất lòng tàmquý, có thể làm cho thân tâm xót xa bức rức.

Donhững điều dụ đó và vô lượng thí dụ khác, nên biếtbịnh rất là khổ não.

Đâygọi là Đại-Bồ-Tát tu hành kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát bịnh khổ.

Nầythiện-nam-tử ! Thế nào là Đại-Bồ-Tát tu hành kinh Đại-thừaĐại- Niết-Bàn quán sát tử khổ ? Sự chết có thể đốtcháy tiêu diệt. Như hỏa tai khởi lên có thể đốt cháy tấtcả, chỉ trừ cõi trời nhị thiền trở lên, vì thế lựccủa hỏa tai chẳng đến được. Cũng vậy, sự chết có thểtiêu diệt tất cả, chỉ trừ Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừaĐại-Niết-bàn vì thế lực của sự chết không đến được.

Nhưlúc thủy tai khởi lên, tất cả đều trôi, đều ngập,chỉ trừ cõi tam-thiền trở lên, vì thế lực của thủy taichẳng đến được. Cũng vậy, sự chết làm chìm mất tấtcả, chỉ trừ Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Nhưlúc phong tai khởi lên, có thể thổi tan tất cả, chỉ trừcõi tứ thiền, vì thế lực của phong tai chẳng đến được.Cũng vậy, sự chết có thể tiêu diệt tất cả, chỉ trừBồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Ca-Diếp-Bồ-Tátbạch Phật : “ Thế-Tôn ! Cõi Tứ-thiền kia do cớ gì màgió không thổi đến, nước chẳng ngập đến, lửa chẳngcháy đến ?”

_ NầyThiện-nam-tử ! Cõi Tứ-Thiền kia không có tất cả quá hoạntrong thân và ngoại cảnh.

CõiSơ- Thiền có quá hoạn : Trong có giác quán, ngoài có hỏatai.

CõiNhị-Thiền có quá hoạn : Trong có vui mừng, ngoài có thủytai.

CõiTam-Thiên có quá hoạn : Trong có hơi thở, ngoài có phong tai.

CõiTứ-Thiền trong ngoài đều không quá hoạn, nên ba thứ taihọa lớn chẳng thể đến được.

Đại-Bồ-Tátcũng như vậy, an trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn, trongngoài đều không tất cả quá hoạn, nên sự chết chẳng đếnđược.

Lạinầy Thiện-nam-tử : Như Kim-Súy-Điểu có thể nuốt, có thểtiêu tất cả loài rồng, cá và châu báu, vàng, bạc vân vân,chỉ trừ chất kim cương không tiêu được. Cũng vậy, sựchết có thể nuốt, có thể tiêu tất cả chúng sanh, chỉkhông tiêu được Đại-Bồ-tát trụ nơi Đại-Thừa Đại-Niết-Bàn.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Ví như những cỏ cây ở bờ sông, nướclụt dưng lên đều trôi theo dòng vào biển lớn, chỉ trừcây dương liễu, vì thứ cây nầy mềm dẽo. Cũng vậy, tấtcả chúng sanh đều trôi lăn vào biển chết, chỉ trừ Bồ-Táttrụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Như thần Na-La-Diên có thể hàng phụctất cả lực sĩ, chỉ trừ gió to, vì gió to vô ngại. Cũngvậy, sự chết có thể hàng phục tất cả chúng sanh, chỉtrừ Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn, vì bậcnầy vô ngại.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Ví như có người đối với kẻ thù giảlàm thân thiện, theo sát bên như bóng theo hình, chờ khi thuậntiện mà giết đó, nếu phòng bị chặt chẽ, thời ngườikia không hại được. Cũng vậy, sự chết luôn theo rình chúngsanh chờ dịp làm hại, chỉ không thể hại được bậc Đại-Bồ-Táttrụ nơi Đại-thừa Đại- niết-bàn, vì bậc Bồ-Tát nầychẳng phóng dật.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Ví như trời bỗng mưa kim cương xốixuống tất cả cỏ cây, núi rừng, đất cát, ngói, đá, vàng,bạc, lưu ly, cùng tất cả vật đều bị hư nát, chỉ kimcương chơn bảo không bị hư. Cũng vậy, sự chết đều cóthể phá hoại tất cả chúng sanh, chỉ trừ kim cương Bồ-Táttrụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Như Kim-súy-điểu có thể nuốt các loàirồng, chỉ không nuốt được rồng thọ Tam-quy-y. Cũng vậy,sự chết có thể nuốt tất cả chúng sanh, chỉ trừ Bồ-Táttrụ ba môn chánh định : Không, vô tướng vô nguyện.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Như độc rắn ma-la, khi rắn nầy cắnnhằm người, những chú hay, thuốc tốt đều không cứu được,chỉ có chú A-Kiệt Đa-Tinh là có thể chữa lành. Cũng vậy,sự chết tất cả phương thuốc đều không cứu được, chỉtrừ Bồ- Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Như có người bị nhà vua giận, có thểdùng lời dịu dàng khéo léo, dâng của cải châu báu mà đặngkhỏi tội. Sự chết không như vậy, dầu dùng lời nói dịudàng, tiền của châu báu để cống dưng cũng chẳng thoátkhỏi.

NầyThiện-nam-tử ! Luận về sự chết là chỗ hiểm nạn, khônggì giúp đỡ, đi đường xa xôi mà không bạn bè, ngày đêmđi luôn chẳng biết bờ mé, sâu thẳm tối tăm, không có đènđuốc, nó vào không có cửa nẻo mà có chỗ nơi, dầu khôngchỗ đau đớn nhưng chẳng thể chữa lành, nó qua không aingăn được, nó đến không thể thoát được, không phá pháchgì mà người thấy sầu khổ, nó không phải màu sắc xấuxa mà làm cho người kinh sợ. Nó ở bên thân người mà chẳnghay biết được.

NầyCa-Diếp Bồ-Tát, do những điều dụ đó cùng vô lượng thídụ khác, nên biết sự chết thật là rất khổ.

Đâygọi là Đại-Bồ-Tát tu hành kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát tử khổ.

NầyThiện-nam-tử! Thế nào là Đại-Bồ-Tát trụ nơi kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bàn quán sát ái-biệt-ly khổ ? Ái biệt-ly nầy có thể làmcội gốc cho tất cả sự khổ. Như nói bài kệ rằng :

Nhơnái sanh lo, Nhơn ái sanh sợ, Nếu lìa sự ái, Nào lo nào sợ.

Vìái nên sanh sự lo khổ, vì lo khổ nên làm cho chúng sanh cógià suy. Ái- biệt-ly khổ là nói sự chết. Vì biệt-ly haysanh những sự khổ vi-tế, nay sẽ vì ông mà phân biệt rõràng.

NầyThiện-nam-tử ! Thuở quá khứ người sống vô lượng tuổi,có quốc vương tên là Thiện-Trụ nhà vua trị nước tám muônbốn ngàn năm. Trên đỉnh đầu của vua mọc lên một bứuthịt mềm nhuyễn như bông. Bứu ấy lần lần to lớn, khônglàm đau nhức. Mãn mười tháng, bứu ấy nứt ra, sanh mộtđồng tử hình dung đẹp lạ. Nhà vua vui mừng đặt tên làĐãnh-Sanh.

Thờigian sau vua Thiện-Trụ đem việc nước giao cho Thái-tử Đảnh-Sanh,tồi rời bỏ cung điện quyến thuộc vào núi tu hành. Ngàyrằm Thái-Tử Đảnh-Sanh lên ngôi, đương ở trên lầu caotắm gội trai giới, phương Đông liền có báu kim- luân, bánhxe vàng đủ một ngàn cây căm tự nhiên bay đến. Vua Đảnh-Sanhnghĩ rằng : Từng nghe Ngũ-Thông tiên nhơn nói : Nếu dòng vuaSát-Đế-Lợi ngày rằm ở trên lầu cao tắm gội trai giới,có báu kim luân đủ ngàn cây căm tự nhiên bay đến, thời nhà vua đó sẽ đặng làm Chuyển-Luân Thánh-Vương. Nay ta nênthí nghiệm. Nghĩ xong, vua Đảnh-Sanh tay tả bưng báu kim-luân,tay hửu cầm lư hương, qùy gối bên mặt mà phát thệ rằng: Nếu đây thiệt là báu kim-luân, thời nên bay đi như vuaChuyển-Luân Thánh-Vương thuở quá khứ. Nhà vua phát thệ vừaxong, thời báu kim-luân bay lên hư không, bay khắp mười phương,rồi trở về dừng lại trên tay tả vua Đảnh-Sanh. Nhàvua vui mừng biết chắc mình sẽ là Chuyển-Luân Thánh-Vương.

Sauđó không bao lâu, có tượng bảo xuất hiện, mình trắng nhưbạch liên-hoa, xinh đẹp, mạnh mẽ đôi ngà chấm đất. Vìmuốn thí nghiệm vua Đảnh-Sanh liền bưng lư hương quì gốibên hữu mà phát thệ rằng : Nếu thật là báu bạch tượngnên bay đi như thuở vua Chuyển-Luân Thánh-Vương quá khứ.Phát thệ xong, bạch tượng liền từ sáng đến chiều bayđi khắp tám phương, tột đến mé biển, rồi trở về cungvua. Kế đó lại có Mã-bửu xuất hiện, lông màu xanh biếcmướt đẹp, lông đuôi cùng gáy màu vàng ròng. Vì muốn thínghiệm vua Đảnh-Sanh tay bưng lư hương quì gối bên hữu phátthệ rằng : Nếu thiệt là Mã-bảo thời phải như củavua Chuyển-Luân Tánh-Vương thuở quá khứ. Phát thệ xong, từsáng đến chiều, Mã-bảo ấy đi khắp tám phương, đến mébiển rồi trở về cung vua.

Kếđó lại có Nữ-bảo xuất hiện xinh đẹp đệ nhứt, chơnlông thoảng mùi chiên đàn, hơi miệng thơm sạch như hoa senxanh, mắt sáng nhìn xa một do tuần, tai nghe, mũi ngữicũng xa như mắt, lưỡi rộng lớn le ra có thể trùm cả mặt,da mịn láng như lá đồng đỏ, rất thông minh có trí huệ,lời nói dịu dàng đối với tất cả mọi người. Tay ngườiấy lúc chạm đến áo của vua, liền biết thân vua khỏe mạnhhay bịnh hoạn, cũng biết những ý nghĩ của vua.

Kếđó trong cung vua tự nhiên có Ma-ni bảo châu lớn bằng bắpvế của người, màu thuần xanh, trong suốt, trong chỗ tốicó thể chiếu sáng một do tuần. Nếu trời mưa giọt lớnnhư trục xe, thế lực của bảo châu nầy có thể che mộtdo tuần, giọt mưa không rơi xuống được.

Sauđó, lại có Chủ- tạng thần hiện ra, cặp mắt có thể thấythấu những kho châu báu ở trong lòng đất, tùy ý vua muốnđều có thể dưng đủ. Vua Đảnh-Sanh muốn thí nghiệm bèncùng Chủ-tạng thần ngồi thuyền ra biển, vua bảo chủ-tạngthần : Nay ta muốn đặng châu báu. Chủ-tạng thần liền lấyhai tay quậy nước biển, đầu mười ngón tay liền hiện ramười kho châu báu lấy dưng cho vua tâu rằng : “Tùy ý nhàvua chọn dùng, còn thừa lại nên ném trả xuống biển.”

Kếđó lại có chủ-binh thần xuất hiện, thao lược đệ nhứt,điều khiển bốn binh chủng rất giỏi. Lúc vua cần binh thờihiện quân lính ra để dùng. Lúc chẳng dùng binh, thời quânlính ẩn mất. Xứ nào chưa hàng phục chủ binh thần nầycó thể làm cho hàng phục. Xứ nào đã hàng phục, thời đủsức giữ gìn.

Lúcđó vua Đảnh-Sanh tự biết là Chuyển-Luân -Vương, bèn bảocác quan :
“Cõi Diêm-Phù-Đề nầy an ổn giàu vui, nay bảy báu đã đủ,cả ngàn vương tử cũng đủ, giờ đây nên làm việc gì ?”

Cácquan tâu : “ Châu Phất-Bà-Đề phương Dông còn chưa qui thuận,đại vương nên đem binh qua chinh phục.”

VuaĐảnh-Sanh bèn cùng thất-bảo bay qua châu Phất-Bà-Đề, nhơndân trong châu đó đều vui mừng qui thuận.

Cácquan lại tâu nên chinh phục châu Cù-Đà-Ni ở phương Tây. Kế đó lại đến chinh phục châu Uất-Đơn-Việt. Sau khi chinhphục ba châu xong. Vua Đảnh-Sanh bảo các quan : “ Châu Nam-Diêm-Phù-Đềnày cùng ba châu đều an onå giàu vui, tất cả đều qui thuậnta, nay đây lại nên làm việc gì ?”

Cácquan tâu : “ Cõi trời Đao-Lợi tuổi thọ dài lâu , an ổn,khoái lạc, thân chư Thiên xinh đẹp hơn nhơn gian, cung điệnnhẫn đến giường ghế toàn bằng bảy báu, cậy phước trờichưa chịu đến qui phục, nay nên đem binh đánh dẹp.”

VuaĐảnh-Sanh lại cùng thất bảo bay lên cõi trời Đao-Lợi,trông thấy một cây màu xanh đậm bèn hỏi đại thần : Đólà cây gì ?

Đại-thầntâu : Cây ấy tên là Ba-Lợi-Chất-Đa-La, chư Thiên cõi Đao-Lợinầy đến ngày mùa hạ thường tựu hợp vui chơi dưới câyđó.

Lạitrông thấy màu trắng như bạch vân, vua Đảnh-Sanh hỏiđại thần chỗ đó là gì ? Đại-thần tâu đó là thiện-pháp-đường,chư thiên cõi Đao-Lợi thường nhóm nơi đó để bàn luậnnhững việc cõi trời cõi người.

Thiên-ChúaThích-Đề-Hoàn-Nhơn biết vua Đảnh-Sanh đã đến, liền ratiếp rước, cầm tay vào thiện-pháp-đường lên tòa mà ngồi.Hai vua hình dung tướng mạo giống nhau, chỉ có đôi mắt nhìnnháy là khác nhau.

Lúcđó vua Đảnh-Sanh nghĩ rằng : nay ta có thể đuổi thiên-chúanầy để ta ở đây làm thiên-vương.

Thiên-Đế-Thíchvốn thọ trì đọc tụng kinh điển Đại-thừa, thường vìchư Thiên giảng thuyết, chỉ chưa thông đạt hết thâm nghĩacủa kinh. Do thọ trì giảng thuyết Đại-thừa nên Thiên-Đếcó oai đức hơn.

Khivua Đảnh-Sanh khởi ác tâm đối với Thiên-Đế, tổn phướcliền tự rớt xuống Diêm-Phù-Đề, nhớ tiếc cõi trời lòngrất khổ não. Không bao lâu vua Đảnh-Sanh phải bịnhchết.

NầyThiện-nam-tử ! Thiên-Đế thuở đó chính là Phật Ca-Diếp,vua Đảnh-Sanh thời là tiền thân của ta.

NầyThiện-nam-tử ! Phải biết ái-biệt-ly như vậy rất là khổnão.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát còn nhớ những trường hợpái-biệt-ly khổ thuở quá khứ, huống là Bồ-Tát trụ nơikinh Đại-Thừa Đại-Niết-Bàn mà nên chẳng quán sát sựái-biệt-ly khổ trong đời hiện tại !

NầyThiện-nam-tử ! Thế nào là Đại Bồ-Tát tu hành kinhĐại-thừa Đại- Niết-Bàn quán sát oán-tằng-hội khổ ?

Đại-Bồ-Tátnầy quán sát địa ngục, súc sanh, ngạ quỉ, loài người,trên trời đều có sự oán-tằng-hội-khổ như vậy.

Vínhư có người quán sát lao ngục giam nhốt, gông xiềng làrất khổ. Cũng vậy, Đại-Bồ-Tát quán sát năm loài chúngsanh đều là oán-tằng-hội-hiệp rất khổ sở.

Vínhư có người thường sợ kẻ oán thù, gông cùm, xiềng xích,nên bỏ cha mẹ, vợ con, quyến thuộc, cùng của báu sản nghiệpmà trốn lánh đi xa. Cũng vậy, Đại-Bồ-Tát sợ sanh tử,nên tu hành sáu môn Ba-La-Mật, chứng nhập Niết- Bàn. Đâygọi là Bồ-Tát tu hành Đại-thừa Đại-Niết-Bàn quán sátoán-tằng-hội khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Thế nào là Đại-Bồ-Tát tu hành Đại-thừaĐại-Niết- Bàn quán sát cầu-bất-đắc khổ ?

Cầulà mong cầu tất cả , có hai thứ : Một là cầu pháp lành,hai là cầu pháp chẳng lành. Cầu pháp lành mà chưa đặngthời khổ, pháp ác muốn rời mà chưa rời được thời khổ.

Đâylà lược nói ngũ- ấm-thạnh khổ. Đây gọi là khổ đế.

Ca-diếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Như lời Phật nói, ngũấm thạnh khổ nghĩa đó chẳng phải. Vì như ngày trướcPhật bảo Thích-Ma-Nam : Nếu sắc là khổ, tất cả chúng sanhlẻ ra chẳng nên cầu sắc, nếu có người cầu thời chẳnggọi là khổ. Lại như Phật bảo các Tỳ-kheo thọ có ba thứ: Khổ thọ, lạc thọ, bất khổ bất lạc thọ. Lại như lúctrước đức Phật nói với các Tỳ-kheo : Nếu người nàocó thể tu hành pháp lành thời đặng thọ lạc. Lại như đứcPhật nói : Ở trong đường lành sáu căn lãnh thọ sáu cảnhvui : Mắt thấy sắc đẹp là vui, tai, mũi, lưỡi, thân nhẫnđến ý suy nghĩ pháp lành cũng như vậy.

NhưPhật từng nói kệ :

Trìgiới thời là vui, Thân chẳng thọ sự khổ. Ngủnghỉ đặng an ổn, Thức dậy lòng vui vẻ. Lúc nhậnlấy y thực, Đọc tụng và kinh hành, Ở riêng nơinúi rừng, Như vậy là rất vui. Nếu đối với chúngsanh, Ngày đêm tu lòng từ, Nhơn đây được thườngvui, Vì chẳng hại người khác. Ít muốn biết đủ vui, Học rộng biết nhiều vui, A-La-Hán không chấp, Cũnggọi là thọ vui, Các vị Đại Bồ-Tát, rốt ráođến bờ kia. Những việc làm đã xong, Đây gọilà rất vui.

Thế-Tôn! Trong các bộ kinh nói về tướng vui ý nghĩa như vậy. Thếnào tương ứng với nghĩa của Phật nói hôm nay ?

Phậtbảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Lành thay ! Lành thay ! Ông khéocó thề thưa hỏi đức Như-Lai những nghĩa như vậy.

NầyThiện-nam-tử ! Tất cả chúng sanh đối với sự khổ hạnghạ tưởng lầm là vui. Vì thế nên nay ta nói tướng khổkhông khác với ngày trước đã nói.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Như lời Phật hỏi : Đối vớisự khổ hạng hạ tưởng cho là vui, thời sanh, lão, bệnh,tử hạng hạ cùng ái-biệt-ly, cầu-bất-đắc, oán- tằng-hội,ngũ-ấm-thạnh hạng hạ, những sự khổ như vậy lẽ ra cũngnên có vui.

Thế-Tôn! Sanh hạng hạ là ba ác thú, sanh hạng trung là loài người,sanh hạng thượng là trên trời.

Nếulại có người hỏi rằng : Nếu ở nơi sự vui hạng hạ tưởngcho là khổ, trong sự vui hạng trung tưởng cho là không khổkhông vui. Trong sự vui hạng thượng tưởng cho là vui, thờiphải trả lời thế nào ?

Thế-Tôn! Nếu trong sự khổ hạng hạ tưởng cho là vui, chưa thấycó người nào sẽ bị phạt đánh ngàn trượng, lúc mới đánhmột trượng đầu mà đã tưởng là vui. Nếu lúc đánhtrượng đầu chẳng tưởng là vui, thế sao nói rằng : Nơitrong sự khổ hạng hạ mà tưởng cho là vui ?”

Phậtbảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Phải lắm ! Phải lắm ! Đúng nhưlời ông nói. Do nghĩa nầy nên không có tưởng là vui, vìnhư người tội kia sẽ bị phạt đánh ngàn trượng, khi bịđánh một trượng rồi liền đặng tha. Người nầy bèn sanhlòng vui. Vì thế nên biết rằng trong sự không vui lầm tưởnglà vui.”

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : Thế-Tôn ! Người đó chẳng vì bị đánhmột trượng mà sanh vui. Chính vì đặng tha mà sanh lòngvui.

_ NầyThiện-nam-tử ! Vì thế nên ta ngày trước nói với Thích-Ma-Namtrong ngũ ấm có vui, lời đó là đúng, thiệt chẳng phảimâu thuẩn vậy.

NầyThiện-nam-tử ! Có ba thọ và ba khổ. Ba thọ là : Lạc thọ,khổ thọ và bất khổ bất lạc thọ. Ba khổ là : Khổ-khổ,hành khổ, hoại khổ.

NầyT.hiện-nam-tử ! Khổ thọ chính là cả ba món khổ : Khổ-khổ,hành khổ và hoại khổ. Hai món thọ kia chính là hành khổvà hoại khổ. Do đây nên trong sanh tử thiệt có lạc thọ.Đại-Bồ-Tát thấy tánh khổ cùng tánh lạc chẳng rời lìanhau nên nói rằng tất cả đều khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Trong sanh tử thiệt không có vui, vì chư Phật Bồ-Tát tùy thuận thế gian nên nói là có vui.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Chư Phật và Bồ-Tát nếutùy theo thế tục mà nói, thời là có hư vọng chăng ? NhưPhật thường nói, người tu hành pháp lành thời thọ quảbáo vui. Trì giới an vui thân chẳng thọ khổ, nhẫn đến việclàm đã xong đây là rất vui. Lời nói thọ vui trong các kinhnhư vậy, chừng có hư vọng chăng . Nếu là hư vọng, thờichư Phật Thế-tôn trong vô lượng trăm ngàn muôn ức a-tăng-kỳ-kiếptu hành đạo bồ-đề đã lìa vọng ngữ. Nay Phật nói nhưvậy ý nghĩa thế nào ?

_ NầyThiện-nam-tử ! Như bài kệ nói về những sự thọ lạc trướckia chính là cội gốc của đạo Bồ-Đề, cũng có thể trưởng-dưỡngvô thượng bồ-đề. Do nghĩa đó nên trong những kinh trướcnói tướng vui như vậy.

Vínhư trong thế gian những đồ cần dùng cho đời sống, cóthể làm nhơn cho sự vui, nên gọi là vui. Như nữ sắc, rượuuống, đồ ăn ngon, lúc khát được nước, lúc lạnh đượclửa, y phục, chuỗi ngọc, voi ngựa, xe cộ, tôi tớ, vàng,bạc, lưu ly, san hô, chơn châu, kho đựng lúa gạo, những vậtnhư vậy người đời cần dùng có thể làm nhơn cho sự vuinên gọi là vui.

NầyThiện-nam-tử ! Những vật như vậy cũng có thể sanh sự khổ.Nhơn nơi nữ sắc sanh sự khổ, lo, rầu, buồn, khóc nhẫnđến phải chết cho người nam. Nhơn nơi rượu, đồ ăn ngon,nhẫn đến lúa gạo cũng có thể làm cho người phải lo khổnhiều. Do nghĩa đó nên tất cả đều khổ không có tướngrốt ráo vui.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát nơi tám điều khổ nầy, hiểurỏ là khổ nên không bị khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Tất cả hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác chẳng biếtnhơn của sự vui, nên Phật vì họ ở trong sự khổ hạnghạ nói có tướng vui. Chỉ có Bồ- Tát trụ nơi Đại-ThừaĐại-Niết-Bàn bèn có thể biết nhơn của sự khổ sự vuinầy.

NầyThiện-nam-tử ! Thế nào là Đại-Bồ-Tát trụ nơi Đại-ThừaĐại-Niết- Bàn quán sát tập đế ? Đại-Bồ-Tát quán sáttập đế là nhơn duyên ngũ ấm. Tập nghĩa là trở lại ái-luyếnnơi hữu. Ái có hai thứ : Một là ái thân mình, hai là áiđồ cần dùng. Lại có hai thứ : Năm thứ dục lạc, lúc chưađặng tâm luôn tìm cầu, đã tìm cầu đặng rồi luôn đắmtrước. Lại có ba thứ : dục ái, sắc ái, vô sắc ái. Lạicó ba thứ : Nghiệp nhơn duyên ái, phiền não nhơn duyên ái,khổ nhơn duyên ái. Người xuất gia có bốn thứ ái : Y phục,đồ ăn uống, đồ nằm, thuốc thang. Lại có năm thứ : Thamlam nơi ngũ ấm, tùy chỗ cần dùng tất cả đều tham ái toantính phân biệt vô-lượng vô-biên.

NầyThiện-nam-tử ! Ái có hai thứ : Một là thiện ái, hai là bấtthiện ái. Chỉ người ngu tìm cầu bất thiện ái. Cácvị Bồ-Tát cầu nơi thiện-ái. Thiện ái lại có hai thứ: Bất thiện và thiện. Cầu pháp Nhị-thừa gọi là bất thiện.Cầu pháp Đại- thừa gọi là thiện.

NầyThiện-nam-tử ! Kẻ phàm phu tham ái gọi là “ tập” chẳnggọi là “đế”. Sự ái của Bồ-Tát thời gọi là thậtđế chẳng gọi là tập, vì Bồ-Tát muốn độ chúng sanh nênthị hiện thọ sanh, chẳng phải vì tham ái mà thọ sanh.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : Thế-Tôn ! Như trong các kinh khác đứcPhật vì chúng sanh mà nói nghiệp làm nhơn duyên, hoặc nóikiêu mạn, hoặc nói lục xúc, hoặc nói vô minh làm nhơn duyênmà có ngũ ấm xí-thạnh. Hôm nay do nghĩa gì đức Phậtnói bốn Thánh-Đế riêng lấy ái làm nhơn cho ngũ ấm.

Phậtkhen Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Lành thay ! Lành thay ! Đúng như lờiông vừa nói, các nhơn duyên chẳng phải làm cũng chẳng phảinhơn, chỉ vì năm ấm cần phải nhơn nơi ái.

Vínhư quốc vương lúc đi tuần du các quan quyến thuộc thảyđều theo hầu. Cũng vậy, ái đi đến chỗ nào thời các kiếtsử cũng đi theo.

Vínhư y phục thấm mồ hôi, bụi bay đến liền bám dính. Cũngvậy, chỗ nào có ái những nghiệp kiết cũng ở nơi đó.

Vínhư đất ướt thời có thể mọc mầm. Cũng vậy, ái có thểsanh tất cả mầm nghiệp phiền não.

NầyThiện-nam-tử ! Đại Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát kỹ ái nầy có chín thứ : Một là như thiếu nợ,hai là như vợ La-Sát, ba là như trong cọng hoa đẹp có rắnđộc vấn , bốn là như vật thực độc mà cố ăn đó, nămlà như dâm nữ, sáu là như hột ma-lâu-ca, bảy là như thịtthúi trong mụn nhọt, tám là như gió bão, chín là như sao chổi.

Nhưthiếu nợ là thế nào ! Ví như người nghèo cùng thiếu tiềncủa người khác, dầu đã trả nợ mà vẫn còn thiếu, nênbị giam nhốt chưa ra khỏi ngục. Hàng Thanh-Văn Duyên-Giácvì còn tập khí thừa của ái nên chẳng chứng đặng vô thượngbồ-đề.

Nhưvợ La-Sát là thế nào ? Ví như có người lấy gái La-Sátlàm vợ, gái La- Sát nầy hễ sanh con liền ăn thịt, ăn thịtcon đẻ hết lại ăn luôn thịt chồng. Ái cũng vậy, tùy ngườisanh thiện căn nó liền ăn, ăn hết thiện căn nó lại ănluôn cả người làm cho phải đọa địa ngục, súc sanh ngãquỉ. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Nhưcọng hoa đẹp có rắn độc vấn là thế nào ? Như có ngườithích hoa đẹp mà chẳng thấy cọng hoa có rắn độc, liềnđến ngắt hoa bị rắn cắn chết. Tất cả phàm phu tham đắmngũ dục mà chẳng thấy độc hại của ái, nên bị ái làmhại, sau khi chết đọa trong ba đường ác. Chỉ trừ các vịBồ-Tát.

Vậtthực độc mà cố ăn là thế nào ? Như có người cố ănvật thực độc, ăn xong đau bụng thổ tả mà chết. Chúngsanh trong ngũ đạo vì tham ái mà phải bị đọa trong ba đườngác. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Nhưdâm nữ là thế nào ? Ngư người ngu tư thông với dâm nữ,dâm nữ nầy thường dối phĩnh gạt đoạt hết tiền củarồi xua đuổi người ấy. Người ngu không có trí tuệ bịtham ái đoạt tất cả pháp lành rồi xua đuổi vào trong bađường ác. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Nhưhột ma-lâu-ca là thế nào ? Nếu chim ăn hột ma-lâu-ca, phẩnchim do gió thổi rớt dưới cây liền mọc lên đeo vấn câyto làm cho khô chết, tham ái ràng buộc phàm phu làm cho pháplành không tăng trưởng nhẫn đến khô diệt, sau khi chếtđọa vào ba đường ác. Chỉ trừ các vị đại Bồ-Tát.

Thịtthúi trong mụn nhọt như thế nào ? Như người bị ung nhọt,trong nhọt sanh thịt thúi, người bịnh nầy phải chuyên tâmchạy chữa, nếu chểnh mãng thời thịt thúi sanh trùng cóthể phải chết, ngũ ấm của phàm phu cũng như vậy, ái sanhtrong đó, phải nên siêng năng điều trị tham ái, nếu khôngđiều trị sẽ phải đọa trong ba đường ác. Chỉ trừ cácvị Bồ-Tát.

Nhưgió bão là thế nào ? Gió bão có thể làm lở núi ngãcây. Cũng vậy, tham ái sanh tâm ác đối với cha mẹ,có thể làm ngã trốc cội cây vô thượng Bồ- Đề của cácông Đại-Trí Xa-Lợi-Phất vân vân. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Nhưsao chổi là thế nào ? Như sao chổi mọc thời trong thiênhạ phải bịnh tật, đói kém, họa tai khổ sở. Cũng vậy,ái có thể dứt tất cả căn lành làm cho phàm phu cơ cùngthiếu thốn sanh bịnh phiền não lưu chuyển trong sanh tử mangnhiều sự khổ. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát Đại-Thừa trụ nơi Đại-Niết-Bànquán sát tham ái có chín thứ như vậy.

Donghĩa trên đây, hàng phàm phu có khổ, không đế. Hàng Thanh-VănDuyên- Giác có khổ đế mà không chơn thật. Các vị Bồ-Táthiểu khổ không có khổ mà có chơn đế. Hàng phàm phu cótập không có đế. Hàng Thanh-Văn Duyên- Giác có tập có tậpđế. Các vị Bồ-Tát hiểu tập không có tập mà có chơnđế. Hàng Thanh- Văn Duyên-Giác có diệt mà chẳng phải chơn.Đại-Bồ-Tát có diệt có chơn đế. Hàng Thanh-Văn Duyên-Giáccó đạo mà chẳng phải chơn. Đại Bồ-Tát có đạo có chơnđế.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]