- 01. Phẩm Tự
- 02. Phẩm Thuần Đà
- 03. Phẩm Ai Thán
- 04. Phẩm Trường Thọ
- 05. Phẩm Kim Cang Thân
- 06. Phẩm Danh Tự Công Đức
- 07. Phẩm Tứ Tướng
- 08. Phẩm Tứ Y
- 09. Phẩm Tà Chánh
- 10. Phẩm Tứ Đế
- 11. Phẩm Tứ Đảo
- 12. Phẩm Như Lai Tánh
- 13. Phẩm Văn Tự
- 14. Phẩm Điểu Dụ
- 15. Phẩm Nguyệt Dụ
- 16. Phẩm Bồ Tát
- 17. Phẩm Đại Chúng Vấn
- 18. Phẩm Hiện Bịnh
- 19. Phẩm Thánh Hạnh
- 20. Phẩm Phạm Hạnh
- 21. Phẩm Anh Nhi Hạnh
- 22. Phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát
- 23. Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát
- 24. Phẩm Ca Diếp Bồ Tát
- 25. Phẩm Kiều Trần Như
- 26. Phẩm Di Giáo
- 27. Phẩm Ứng Tận Hườn Nguyên
- 28. Phẩm Trà Tỳ
- 29. Phẩm Cúng Dường Xá Lợi
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990
PHẨMKIM CANG THÂN THỨ NĂM
(Hánbộ phần giữa quyển thứ ba)
Bấygiờ đức Phật lại bảo Ca Diếp Bồ Tát: "Nầy Ca Diếp!Thân Như Lai là thân thường trụ, thân bất hoại, thân kimcang chẳng phải là thân tạp thực. Chính là pháp thân".
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch thế tôn! Những thân củaPhật nói đó con đều chẳng thấy, con chỉ thấy những thânvô thường, phá hoại, vi trần, tạp thực thôi, vì rằng đứcNhư Lai sắp nhập niết bàn".
Phậtdạy: "Nầy Ca Diếp! Ông chớ cho rằng thân của Như Lai hưhoại không bền, như thân phàm phu."
"Ôngnên biết rằng thân Như Lai trong vô lượng ức kiếp luônbền chắc không hư hoại, không phải thân người, thân trời,không phải thân sợ sệt, chẳng phải thân tạp thực. Thâncủa Như Lai chẳng phải thân mà là thân, chẳng sanh chẳngdiệt, chẳng tập chẳng tu, vô lượng vô biên, không có dấuvết, vô tri vô hình, rốt ráo thanh tịnh, không có lay động,không phải thọ hành, chẳng trụ chẳng làm, không mùi vịkhông xen tạp, chẳng phải hữu vi, chẳng phải nghiệp, chẳngphải quả, chẳng phải dời chẳng phải diệt, chẳng phảitâm vương tâm sở, chẳng thể nghĩ bàn, thường chẳng thểnghĩ bàn, không thức, rời tâm cũng chẳng rời tâm, tâm đóbình đẳng không có mà cũng có, không đến đi mà cũng đếnđi, chẳng phá hoại, chẳng đoạn tuyệt, chẳng sanh diệt,không chủ mà cũng là chủ, chẳng phải hữu vô, chẳng phảigiác quán, chẳng danh tự chẳng phải không danh tự, chẳngphải định chẳng phải không định, không thể thấy mà cũngthấy rành rành, không nơi chỗ cũng là nơi chỗ, không tốikhông sáng, không tịch tịnh mà cũng tịch tịnh, là vô sởhữu, chẳng nhận lấy chẳng ban cho, trong sạch không nhơ,không tranh đua, dứt tranh đua, trụ nơi vô trụ, chẳng chấplấy chẳng sa mắc, chẳng phải pháp chẳng phải phi pháp,chẳng phải phước điền chẳng phải không phước điền,vô tận bất tận, lìa tất cả tận, là rỗng không rời rỗngkhông, dầu chẳng thường trụ mà cũng thường trụ, chẳngphải niệm niệm diệt, không có cấu trược, không danh tựrời danh tự, chẳng phải tiếng chẳng phải nói, cũng chẳngphải tu tập, chẳng phải cân lường, chẳng phải nhứt dị,chẳng phải hình tượng, chẳng phải tướng mạo mà đủtướng tốt trang nghiêm, chẳng phải dõng mãnh, chẳng phảisợ sệt, không tịch chẳng tịch, không nhiệt chẳng nhiệt,không thể xem thấy không có tướng mạo.
NhưLai độ thoát tất cả chúng sanh vì không ai độ thoát cho.Như Lai có thể làm cho chúng sanh được hiểu biết đượcgiác ngộ, vì không ai giác ngộ cho. Như Lai thuyết pháp đúngnhư thật vì không có hai, chẳng thể nghĩ lường vì khôngsánh bằng, bình đẳng như hư không chẳng có hình mạo, đồngtánh vô sanh chẳng đoạn chẳng thường, thường hành nhứtthừa chúng sanh thấy là ba, chẳng thối chẳng chuyển, dứttất cả kiết sử, chẳng gây chẳng chạm, chẳng phải tánhmà trụ nơi tánh, chẳng phải hiệp chẳng phải tan, chẳngphải dài chẳng phải vắn, chẳng phải tròn chẳng phải vuông,chẳng phải ngũ ấm lục nhập, thập bát giới mà là ấm,nhập, giới, chẳng phải thêm chẳng phải tổn, chẳng phảihơn chẳng phải thua. Thân của Như Lai thành tựu vô lượngcông đức như vậy, không có ai biết không ai chẳng biết,không ai thấy không ai chẳng thấy, chẳng phải hữu vi chẳngphải vô vi, chẳng phải thời gian chẳng phải không thờigian, chẳng phải làm chẳng phải chẳng làm, chẳng phải nươngchẳng phải không nương, chẳng phải tứ đại chẳng phảikhông tứ đại, chẳng phải nhơn chẳng phải chẳng nhơn,chẳng phải chúng sanh chẳng phải chẳng chúng sanh, chẳngphải Sa Môn chẳng phải Bà La Môn, là sư tử là đại sưtử, chẳng phải thân chẳng phải chẳng thân, chẳng thểtuyên thuyết, trừ một pháp tướng không tính đếm được,lúc nhập niết bàn chẳng nhập niết bàn. Pháp thân của NhưLai thảy đều thành tựu vô lượng công đức như vậy.
NầyCa Diếp! Chỉ có Như Lai mới biết tướng ấy, chẳng phảihàng Thanh Văn Duyên Giác biết được. Những công đức nhưvậy thành thân của Như Lai, chẳng phải thân do tạp thựcnuôi lớn.
NầyCa Diếp! Chơn thân của Như Lai có công đức như vậy, đâulại có các bịnh hoạn mỏng manh chẳng bền như đồ gốmchưa hầm kia ư? Sở dĩ Như Lai thị hiện có sự khổ là vìmuốn điều phục các chúng sanh.
Nayông phải biết thân Như Lai là thân kim cang. Từ ngày nay ôngphải chuyên tâm suy nghĩ nghĩa ấy, chớ nghĩ là thân tạpthực. Cũng nên vì người mà giảng nói thân Như Lai tức làpháp thân".
CaDiếp bồ tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Ðức Như Lai thànhtựu công đức như vậy, sao thân Như Lai phải có bịnh khổvô thường phá hoại?
Từngày nay, con phải thường suy nghĩ thân của Như Lai là phápthân thường trụ, là thân an lạc. Con cũng sẽ nói rộng nghĩaấy cho người khác cùng nghe biết.
Kínhbạch Thế Tôn! Pháp thân của Như Lai Kim Cang bất hoại, màcon chưa rỏ nguyên do thế nào."
Phậtdạy: "Nầy Ca Diếp! Vì nhơn duyên hay hộ trì chánh pháp nênđược thành tựu thân Kim Cang này.
NầyCa Diếp! Do vì ngày trước Như Lai hộ pháp nên nay đượcthân Kim cang thường trụ bất hoại này.
NầyCa Diếp! Người hộ trì chánh pháp chẳng thọ năm giới, chẳngtu oai nghi. Phải cầm binh khí hộ trì Tỳ Kheo giữ giới thanhtịnh".
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Nếu có Tỳ Kheorời sự hộ trì, ở riêng nơi vắng vẻ, bên gò, dưới cây,thời nên gọi vị này là chơn Tỳ Kheo. Nếu có người theogiữ gìn, phải biết vị này là cư sĩ trọc."
Phậtbảo Ca Diếp Bồ Tát: "Ông chớ nói là Cư sĩ trọc. Nếu cóTỳ Kheo tùy ở chỗ nào nuôi thân vừa đủ, đọc tụng kinhđiển, tư duy tọa thiền. Có ai đến thưa hỏi đạo pháp,thời giảng nói phước đức trì giới, bố thí, ít muốnbiết đủ. Dầu hay thuyết pháp như vậy mà vẫn không thểtuyên thuyết pháp đại thừa, không có đồ chúng đại thừa,không hàng phục được kẻ ác phi pháp. Tỳ Kheo này khôngcó thể đem lợi ích lại cho chính mình và chúng sanh. Phảibiết Tỳ Kheo này lười nhác biếng trễ. Dầu hay giữ giớigìn hạnh thanh tịnh mà không làm được việc gì.
Nếucó Tỳ Kheo nuôi thân đầy đủ, giữ gìn cấm giới đã thọ,có thể giảng rộng giáo lý vi diệu đại thừa trong chínbộ kinh, để lợi ích an lạc các hạng chúng sanh. Xướnglên rằng: Trong kinh Niết Bàn, đức Phật bảo các Tỳ Kheochẳng được chứa nuôi tôi tớ trâu bò dê lợn, những vậtphi pháp. Nếu có Tỳ Kheo nào chứa nuôi những vật bất tịnhấy thời phải răn trị. Ðức Như Lai ở trong bộ kinh khácđã từng nói có Tỳ Kheo nuôi chứa những vật phi pháp ấy,bị quốc vương y cứ pháp trừng trị bắt phải hoàn tục.
Nếucó Tỳ Kheo lúc tuyên thuyết những lời như trên đây, nhữngkẻ phá giới nghe được rất oán giận bèn hại vị phápsư này. Dầu bị giết chết, nhưng vị pháp sư này vẫn đượcgọi là bực trì giới lợi mình lợi người. Vì do duyên nàynên Như Lai cho phép vua quan, cư sĩ hộ trì người thuyết pháp.Nếu ai muốn được hộ trì chánh pháp phải nên học nhưvậy.
NầyCa Diếp! Người phá giới chẳng hộ trì chánh pháp, gọi làcư sĩ trọc. Chẳng phải người trì giới mang phải danh từấy.
NầyCa Diếp! Về đời quá khứ đã vô lượng vô biên vô sốkiếp, nơi thành Câu Thi Na này có Phật ra đời hiệu Hoan HỉTăng Ích Như Lai đủ cả mười đức hiệu. Lúc ấy cõi nướcrộng lớn tốt đẹp giàu vui, nhơn dân đông đầy ấm no nhưchư Bồ Tát ở cõi An Lạc. Phật Hoan Hỉ Tăng Ích ở đờirất lâu, cơ duyên đã mãn, Ngài nhập Niết Bàn, nơi rừngTa La. Sau khi Phật Hoan Hỉ Tăng Ích nhập Niết Bàn. Chánh phápcòn ở đời vô lượng ức năm, lúc còn lại bốn mươi nămcuối cùng, bấy giờ có một Tỳ Kheo trì giới hiệu là GiácÐức có đông đồ chúng. Tỳ Kheo Giác Ðức hay tuyên thuyếtchín bộ kinh. Cấm các Tỳ Kheo không được chứa nuôi tôitớ trâu bò heo dê, những vật phi pháp. Bấy giờ có các TỳKheo phá giới oán ghét theo làm hại Giác Ðức. Quốc vươngHữu Ðức nghe được việc ấy, vì hộ pháp nên nhà vua liềnvội đến đấu chiến với bọn phá giới, nhờ đó mà phápsư Giác Ðức khỏi nạn. Nhà vua cả mình bị thương rấtnặng. Pháp sư Giác Ðức liền khen vua rằng: "Lành thay! Lànhthay! Nay vua thiệt là người hộ pháp, đời sau, thân vua sẽlà vô lượng pháp khí". Vua nghe lời ấy lòng rất vui mừng,rồi liền chết sanh về cõi Phật A Súc làm vị đệ tử thứnhứt. Quân lính nhơn dân hoặc người theo vua chiến đấu,hoặc tùy hỉ đều được không thối chuyển tâm bồ đề,sau khi chết họ cũng được sanh về nước của Phật A Súc.Pháp sư Giác Ðức khi mãn thọ cũng sanh về cõi ấy làm vịđệ tử thứ hai trong chúng Thanh Văn của Phật A Súc.
NầyCa Diếp! Quốc Vương trước kia là tiền thân của Như Laiđây, Pháp sư Giác Ðức là tiền thân của Phật Ca Diếp.
Nếulúc chánh pháp sắp diệt phải nên hộ trì như vậy. Ngườihộ pháp được vô lượng quả báo, vì thế nên nay Như Laiđược nhiều tướng tốt để tự trang nghiêm, thành tựupháp thân không biến hoại".
CaDiếp Bồ Tát lại bạch Phật rằng: "Bạch Thế Tôn! Thânchơn thường của Như Lai cũng như khắc chạm vào đá".
Phậtbảo Ca Diếp Bồ Tát: "Nầy Ca Diếp! Vì nhơn duyên như vậynên Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di phải siêng nănghộ trì chánh pháp. Hộ pháp được quả báo rộng lớn vôlượng.
NầyCa Diếp! Vì những cớ ấy nên hàng Ưu Bà Tắc v.v... phảicầm binh khí ủng hộ vị Tỳ Kheo trì pháp như Giác Ðứckia. Nếu cứ thọ trì ngũ giới chẳng đặng gọi là ngườiđại thừa. Người hộ trì chánh pháp nên phải cầm binh khíhầu người thuyết pháp."
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Nếu chư Tỳ Kheolàm bạn với hàng Ưu Bà Tắc cầm binh khí như vậy, là cóthầy hay không có thầy? Là trì giới hay phá giới?".
Phậtnói: "Ông chớ nói những người ấy là phá giới.
NầyCa Diếp ! Sau khi ta nhập niết bàn đời trược ác, cõi nướchoang loạn, đánh cướp lẫn nhau, nhơn dân đói khổ. Bấygiờ có người vì đói khổ nên phát tâm xuất gia, ngườinhư vậy gọi là người trọc. Hạng trọc ấy thấy Tỳ Kheothanh tịnh giữ giới oai nghi đầy đủ hộ trì chánh pháp,bèn xua đuổi hoặc giết hại".
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật : "Bạch Thế Tôn ! Nếu như vậythời Tỳ Kheo trì giới hộ trì chánh pháp, làm thế nào vàotụ lạc thành ấp để giáo hóa".
Phậtnói : "Vì vậy nên Như Lai cho phép Tỳ Kheo trì giới cùng làmbạn với hàng cư sĩ cầm khí giới. Trong trường hợp trênđây, các quốc vương, đại thần, trưởng giả, Ưu Bà Tắcv.v... vì hộ pháp mà cầm binh khí. Như Lai gọi họ là ngườitrì giới. Dầu cầm binh khí, nhưng chẳng nên giết chết người,nếu được như vậy thời được gọi là người trì giớibực nhứt.
NầyCa Diếp ! Người đủ chánh kiến có thể giảng rộng kinhđiển đại thừa, trọn nắm cầm tàng lọng của hàng vươnggiả, bình dầu, gạo thóc, các thứ dưa trái. Chẳng vì lợidưỡng mà thân cận vua, quan, trưởng giả. Ðối với cácđàn việt tâm không đua vạy, đầy đủ oai nghi, phục trừhạng ác phá giới, đây gọi là bực thầy trì giới hộ pháp.Người này có thể làm chơn thiện tri thức cho chúng sanh.Tâm người này rộng lớn như biển cả.
NầyCa Diếp ! Nếu có Tỳ Kheo vì cầu lợi mà thuyết pháp chongười. Ðồ chúng quyến thuộc của Tỳ Kheo nầy cũng bắtchước thầy mà cầu lợi, Tỳ Kheo này bèn là tự phá hoạităng chúng.
NầyCa Diếp ! Tăng chúng có ba hạng: một là phạm giới tạp tăng,hai là ngu si tăng, ba là thanh tịnh tăng. Hạng phá giới tạptăng thời d phá hoại. Hạng tăng thanh tịnh trì giới thờilợi danh không làm hư được.
Thếnào là phá giới tạp tăng ? Nếu thầy Tỳ Kheo dầu là giữgìn giới cấm, mà vì cầu lợi nên cùng với người phá giớiở chung, ngồi chung, đi chung, sự nghiệp chung, đây gọi làphá giới cũng gọi là tạp tăng.
Thếnào là ngu si tăng ? Nếu có Tỳ Kheo ở nơi A Lan Nhã, tâm trítối khờ đần độn, thiểu dục đi khất thực. Ðến ngàythuyết giới ngày tự tứ, bảo các đệ tử thanh tịnh sámhối. Thấy người không phải đệ tử phạm giới không cóthể bảo thanh tịnh sám hối, mà bèn chung thuyết giới tựtứ. Ðây gọi là hạng ngu si tăng.
Thếnào là thanh tịnh tăng ? Có Tỳ Kheo Tăng không bị trăm ngànloài ma làm trở hoại. Ðại chúng Bồ Tát nầy bổn tánh thanhtịnh, có thể điều phục được hai bộ chúng trên làm chođều an trụ trong chúng thanh tịnh. Ðây gọi là bực đạisư Hộ Pháp vô thượng.
Ngườikhéo trì luật vì muốn điều phục lợi ích chúng sanh, rõbiết hành tướng hoặc khinh hoặc trọng của giới, khôngphải luật thời không chứng biết, còn phải là luật thờibèn chứng biết.
Thếnào là điều phục lợi ích chúng sanh? Nếu là Bồ Tát vìgiáo hóa chúng sanh mà thường vào xóm làng chẳng chọn thờitiết, hoặc đến nhà của góa phụ, dâm nữ mà cùng ở chungnhiều năm. Ðây gọi là điều phục lợi ích chúng sanh. Nếulà hàng Thanh Văn thời không nên làm như vậy.
Thếnào gọi là giới trọng ? Nếu thấy đức Như Lai nhơn sựchế giới, từ ngày nay ông phải cẩn thận chớ lại phạm,như bốn giới trọng người xuất gia không nên làm mà bèncố ý làm là không phải là Sa Môn, không phải hàng Thíchtử, đây gọi là trọng.
Thếnào là giới khinh? Nếu phạm tội nhẹ, ba lần can gián, nếuhay bỏ được, đây gọi là khinh. Chẳng phải luật khôngchứng biết, là khi có người khen nói những vật không thanhtịnh nên thọ dùng thời không ở chung với người ấy.
Phảilà luật thời chứng biết, là khéo học giới luật, chẳnggần người phá giới, thấy ai thật hành thuận với giớiluật thời lòng vui mừng, khéo hay giải thuyết thế nào làchỗ làm của Phật pháp, đây gọi là luật sư. Khéo hiểunhứt tự, khéo gìn khế kinh cũng lại như vậy.
NầyCa Diếp ! Phật pháp vô lượng chẳng thể nghĩ bàn. Như Laicũng vậy chẳng thể nghĩ bàn".
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn ! Ðúng như lờiđức Phật dạy, Phật pháp vô lượng chẳng thể nghĩ bàn.Như Lai cũng vậy chẳng thể nghĩ bàn. Vì thế nên biết NhưLai thường trụ chẳng biến đổi chẳng hư hoại. Nay con khéohọc và cũng sẽ giảng rộng cho người về nghĩa ấy".
Phậtkhen Ca Diếp Bồ Tát : "Lành thay! Lành thay! Thân Như Lai làthân Kim Cang bất hoại. Bồ Tát phải khéo học như vậy, thấychơn chánh biết chơn chánh như vậy. Nếu có thể thấy biếtrành rẽ như vậy, thời là thấy thân kim cang không hư hoạicủa Phật, như thấy hình sắc trong gương sáng".