- 01. Phẩm Tự
- 02. Phẩm Thuần Đà
- 03. Phẩm Ai Thán
- 04. Phẩm Trường Thọ
- 05. Phẩm Kim Cang Thân
- 06. Phẩm Danh Tự Công Đức
- 07. Phẩm Tứ Tướng
- 08. Phẩm Tứ Y
- 09. Phẩm Tà Chánh
- 10. Phẩm Tứ Đế
- 11. Phẩm Tứ Đảo
- 12. Phẩm Như Lai Tánh
- 13. Phẩm Văn Tự
- 14. Phẩm Điểu Dụ
- 15. Phẩm Nguyệt Dụ
- 16. Phẩm Bồ Tát
- 17. Phẩm Đại Chúng Vấn
- 18. Phẩm Hiện Bịnh
- 19. Phẩm Thánh Hạnh
- 20. Phẩm Phạm Hạnh
- 21. Phẩm Anh Nhi Hạnh
- 22. Phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát
- 23. Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát
- 24. Phẩm Ca Diếp Bồ Tát
- 25. Phẩm Kiều Trần Như
- 26. Phẩm Di Giáo
- 27. Phẩm Ứng Tận Hườn Nguyên
- 28. Phẩm Trà Tỳ
- 29. Phẩm Cúng Dường Xá Lợi
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990
PHẨMCA DIẾP BỒ TÁT
THỨHAI MƯƠI BỐN
Trang04
_ BạchThế Tôn ! Sắc ấm do phiền não sanh ra như thế nào ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Phiền não có ba thứ : Dục lậu, hữu lậuvà vô minh lậu. Người trí phải quán sát tội lỗi của bathứ lậu nầy. Vì có biết tội thời có thể xa lìa. Nhưy sư coi mạch biết bịnh rồi mới cho thuốc.
Nhưdắt người mù đến trong rừng gai rồi bỏ đó mà về, ngườimù nầy rất khó ra khỏi rừng dầu được ra khỏi nhưng thânthể phải bị trầy trụa.
Phàmphu trong đời cũng như vậy, vì không biết được tội lỗicủa ba món lậu nên đi theo nó. Nếu người nào thấy đượctội lỗi của ba món lậu thời có thể xa lìa. Người đãbiết tội lỗi dầu có thọ quả báo nhưng quả báo cũng nhẹnhàng.
NầyThiện Nam Tử ! Có bốn hạng người : Một là lúc tạo nghiệpthời nặng, lúc thọ báo thời nhẹ, hai là lúc tạo nghiệpthời nhẹ, lúc thọ báo thời nặng, ba là lúc tạo nghiệpthời nặng, lúc thọ báo cũng nặng, bốn là lúc tạo nghiệpthời nhẹ, lúc thọ báo cũng nhẹ.
NầyThiện Nam Tử ! Nếu người có thể quán sát tội lỗi củaphiền não thời tạo nghiệp cùng thọ báo đều nhẹ.
NầyThiện Nam Tử ! Người có trí nghĩ rằng : Ta nên xa lìa bathứ lậu như vậy, chẳng nên gây tạo những nghiệp xấuxa như vậy, vì ngày nay ta chưa được giải thoát lục đạo.Nếu ta tu hành phải nương sức nầy để phá hoại các sựkhổ. Suy nghĩ như vậy rồi thời tham sân si của người nầykém yếu. Người nầy thấy phiền não của mình nhẹ nên lònghọ vui mừng, lại nghĩ rằng ta được như vầy đều do côngđức tu hành, làm cho ta lìa đặng pháp ác, gần gũi pháp lành,nên hiện tại ta được thấy thánh đạo, vậy ta phải nênsiêng năng tu tập thêm. Do công đức siêng năng tu hành, ngườinầy xa lìa vô lượng phiền não và thoát khỏi lục đạoluân hồi.
Dođây nên trong khế kinh Phật nói phải quán sát tất cả phiềnnão hữu lậu và nhơn của hữu lậu. Vì người trí nếu chỉquán hữu lậu mà chẳng quán nhơn của hữu lậu thời khôngthể dứt các phiền não. Vì người trí quán sát hữu lậudo nhơn nầy mà sanh, nay ta dứt nhơn nầy thời lậu chẳngcòn sanh. Như y sư trước từ nhơn của bịnh thời bịnh chẳngcòn. Do đây nên người trí phải trước quán sát nhơn, kếđó quán sát quả báo, biết rằng từ nhơn lành sanh ra quảlành, từ nhơn ác sanh quả ác. Khi rõ biết quả báo rồi thời xa lìa nhơn ác. Lại phải quán phiền não nhẹ hay nặng,trước lìa phiền não nặng thời phiền não nhẹ tự mất.
NầyThiện Nam tử ! Người trí nếu biết phiền não, biếtnhơn của phiền não, biết quả báo của phiền não, biếtphiền não nhẹ hay nặng, bấy giờ người nầy siêng năngtu hành chẳng ngừng nghỉ, chẳng hối tiếc, thường gầngũi bạn lành chí tâm nghe pháp để dứt trừ những phiềnnão như vậy.
Nhưngười bịnh tự biết bịnh nhẹ có thể trị lành, nên dầuuống thuốc đắng vẫn không ăn năn. Người trí siêng tu thánhđạo thường vui mừng chẳng sầu, chẳng nghĩ, chẳng ăn năn.
NầyThiện Nam Tử ! Nếu người biết được phiền não, nhơn củaphiền não, quả báo của phiền não, biết phiền não nhẹnặng, vì trừ phiền não mà tu thánh đạo, người nầy chẳngdo phiền não sanh sắc thân, cũng chẳng do phiền não sanh thọ,tưởng, hành, thức. Nếu chẳng biết được phiền não v.v…chẳng siêng tu tập, người nầy từ phiền não sanh thân ngũấm.
NầyThiện Nam Tử ! Người rõ biết phiền não v.v…vì dứt trừphiền não mà tu hành thánh đạo, đây chính là đức Như Laido nhơn duyên nầy nên sắc thân của Như Lai cùng thọ, tưởng,hành, thức, đều là thường trụ.
Kếchẳng biết phiền não v.v…, chẳng tu hành thánh đạo, đâylà phàm phu. Do nhơn duyên nầy nên sắc, thọ, tưởng, hành,thức của phàm phu đều là vô thường.
NầyThiện Nam Tử ! Người trí trong đời : Tất cả Thánhnhơn, Bồ Tát, chư Phật đều nói hai nghĩa trên đây, ta cũngnói hai nghĩa như vậy, do đây nên ta nói rằng chẳng tranhcãi với người trí trong đời, chẳng bị thế pháp làm nhiễmô.
_ BạchThế Tôn ! Thế nào gọi là dục lậu, hữu lậu và vô minhlậu ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Do trong tâm có giác quán chẳng lành, nhơn nơiduyên ngoài mà sanh ra dục lậu.
Ngàytrước lúc ở thành Vương Xá, ta bảo A Nan rằng : Nay ôngthọ lấy bài kệ tụng của cô gái nầy nói. Bài kệ đâylà lời của chư Phật quá khứ. Do đây nên tất cả giácquán chẳng lành trong tâm cùng những nhơn duyên ngoài gọiđó là dục, đây là dục lậu.
Trừdục lậu ở cõi dục, những á pháp nơi trong cùng các nhơnduyên nơi ngoài của cõi sắc và vô sắc gọi là hữu lậu.
Chẳngthể rõ biết ngã cùng ngã sở, chẳng biện biệt được trongcùng ngoài, đây gọi là vô minh lậu.
NầyThiện Nam Tử ! Vô minh là cội gốc của tất cả các lậu,vì tất cả chúng sanh do vô minh nên ức tưởng chấp trướcnơi ngũ ấm, thập nhị nhập, thập bát giới, đây gọi làchúng sanh, cũng gọi là tưởng đảo, tâm đảo, kiến đảo.Do nhơn duyên nầy sanh ra tất cả các lậu. Vì thế nên trongmười hai bộ kinh, ta nói vô minh là nhơn của tham sân si.
_ BạchThế Tôn ! Trước kia đức Như Lai nói rằng do chẳng khéotư duy mà có tham, sân, si. Nay duyên cớ gì mà nói do vô minh?
_ NầyThiện Nam Tử ! Hai pháp đây làm nhơn quả lẫn nhau, tăng trưởnglẫn nhau : Chẳng khéo tư duy sanh vô minh, do vô minh nên chẳngkhéo tư duy.
NầyThiện nam Tử ! Những gì có thể sanh trưởng các phiền nãothời đều gọi là nhơn duyên của phiền não. Gần gũi nhữngnhơn duyên của phiền não như vậy thời gọi là vô minh. Chẳngkhéo tư duy dụ như hột giống lên mọng : Hột giống là cậnnhơn, nước đất là viễn nhơn. Phiền não cũng như vậy.
_ BạchThế Tôn ! Như lời Phật nói vô minh tức là lậu, sao lạinói rằng nhơn nơi vô minh mà sanh các lậu ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Vô minh lậu là nội vô minh. Nhơn nơi vô minhsanh ra các lậu là nội ngoại nhơn. Nếu nói vô minh lậu thờigọi là nội đảo : Chẳng biết vô thường, khổ, không vàvô ngã. Nếu nói nhơn duyên của tất cả phiền não, đâygọi là chẳng rõ biết ngoài ngã và ngã sở. Nếu nói vôminh lậu, đây gọi là vô thỉ vô chung : Từ nơi vô minh sanhra ấm nhập giới v.v…
_ BạchThế Tôn ! Thế nào gọi là biết nhơn của các lậu ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Người trí nên quán sát rằng : Nhơn duyêngì sanh ra phiền não nầy ? Làm hạnh nghiệp gì sanh ra phiềnnão nầy ? _ Lúc ở chung với ai sanh ra phiền não nầy ? _ Ởchỗ nào sanh ra phiền não nầy ? Quán sát việc gì sanh ra phiềnnão nầy ? _ Thọ lãnh đồ ăn đồ dùng của ai sanh ra phiềnnão nầy ? Duyên cớ gì chuyển hạ làm trung, chuyển trung làmthượng ? _ Hạ nghiệp làm trung, trung nghiệp làm thượng ?
BồTát lúc quán sát như vậy thời xa lìa được nhơn duyên sanhra các lậu. Lúc quán sát như vậy những phiền não chưa sanhngăn ngừa làm cho chẳng sanh, nhữngphiền não đã sanh thờitrừ diệt được. Do đây nên trong khế kinh ta nói rằng ngườitrí phải quán sát nhơn duyên sanh ra phiền não.
_ BạchThế Tôn ! Chúng sanh có một thân làm sao có thể khởi ra cácthứ phiền não ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Như trong một cái chậu đựng nhiều thứ hộtgiống, lúc có nước mưa thời mỗi hột giống đều tự mọclên. Chúng sanh cũng như vậy, thân dầu chỉ có một, do nhơnduyên tham ái mà có thể sanh trưởng các thứ phiền não.
_ BạchThế Tôn ! Người trí quán sát quả báo như thế nào ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Người trí nên quán sát nhơn duyên của cáclậu có thể sanh thân tam đồ, nhơn duyên của các lậu đượcthân nhơn thiên, đều là vô thường, khổ, không, vô ngã.Trong thân nầy có ba thứ khổ, ba thứ vô thường. Nhơn duyêncủa các lậu nầy có thể làm cho chúng sanh tạo tội ngũnghịch thọ lấy ác báo, có thể dứt mất căn lành,phạm bốn tội trọng, hủy báng Tam Bảo.
Ngườitrí lại nên quán sát ngày nay ta đã có thân như vầy, chẳngnên sanh khởi những phiền não như vậy để khỏi mang lấynhững ác quả.
_ BạchThế Tôn ! Có quả vô lậu. Lúc người trí dứt những quảbáo, quả báo vô lậu nầy có ở trong số bị dứt đây chăng?
Nhữngngười đắc đạo có quả vô lậu. Người trí kia cầu quảvô lậu. Tại sao đức Phật nói rằng tất cả người trínên dứt quả báo. Nếu dứt quả báo thời ngày nay làm saocó các bực thánh nhơn ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Có lúc đức Như Lai trong nhơn mà nóiquả, có lúc trong quả mà nói nhơn.
Nhưngười đời nói đất sét, chính là cái bình, những sợichỉ chính là cái áo, đây gọi là trong nhơn mà nói quả.
Nhưngười đời nói con bò chính là nước và cỏ, người chínhlà đồ ăn, đây là trong quả mà nói nhơn. Ta cũng ở trongnhơn mà nói quả như vậy. Như trong khế kinh trước kia tatừng nói rằng : Ta từ nơi tâm mà thân đến cõi Phạm Thiên,đây gọi là trong nhơn mà nói quả. Lục nhập nầy là nghiệpquá khứ, đây gọi là trong quả mà nói nhơn.
NầyThiện Nam Tử ! Thật ra tất cả thánh nhơn không có quả báovô lậu. Tất cả thánh nhơn tu hành thánh đạo được quảbáo chẳng còn sanh các lậu do đây nên gọi là quả báo vôlậu.
NầyThiện Nam Tử ! Người trí lúc quán sát như vậy liền dứthẳn được quả báo của phiền não. Vì dứt quả báo phiềnnão nầy mà tu tập thánh đạo : Không vô tướng và vô nguyện.Tu tập thánh đạo nầy có thể dứt tất cả quả báo củaphiền não.
_ BạchThế Tôn ! Tất cả chúng sanh đều do phiền não mà có quảbáo. Phiền não chính là ác. Từ phiền não ác sanh ra phiềnnão cũng gọi là ác. Phiền não như vậy có hai thứ : Nhơnvà quả. Vì nhơn ác nên quả ác, vì quả ác nên nhơn ác.
Nhưtrái nhâm bà vì hột nó đắng, nên bông trái cây lá tấtcả đều đắng. Như cây độc vì hột nó độc nên trái cũngđộc.
Nhơnlà chúng sanh quả cũng chúng sanh. Nhơn là phiền não quả cũngphiền não. Nhơn quả phiền não chính là chúng sanh. Chúngsanh chính là nhơn quả phiền não.
Nếucứ theo nghĩa nầy, cớ sao đức Như Lai trước kia nói dụnúi Tuyết cũng có cỏ độc, cũng có cây thuốc hay ?
Nếunói phiền não là chúng sanh, chúng sanh là phiền não, sao Phậtlại nói trong thân chúng sanh có thuốc hay ?
Lànhthay ! Lành thay ! Nầy Thiện Nam Tử ! Vô lượng chúng sanh đềuđồng nghi như vậy. Nay ông vì chúng sanh mà thưa hỏi. Ta cũngcó thể giải thích để trừ nghi.
Ôngnên lóng nghe khéo suy nghĩ và ghi nhớ đó.
NầyThiện Nam Tử ! Núi Tuyết kia dụ cho chúng sanh, cỏ độc lànói phiền não, cây thuốc hay là chỉ cho phạm hạnh thanh tịnh.
NầyThiện Nam Tử ! Nếu có chúng sanh tu tập phạm hạnh thanh tịnhnhư vậy, thời gọi là trong thân có thuốc hay.
_ Bạch Thế Tôn ! Thế nào chúng sanh có phạm hạnh thanh tịnh.
_ NầyThiện Nam Tử ! Như trong đời, từ hột sanh ra trái. Trái nầycó thứ sanh ra hột, có thứ chẳng sanh. Thứ có thể sanh hộtthời gọi là quả tử. Thứ không thể sanh chỉ được gọilà quả chẳng đượcgọi là tử.
Tấtcả chúng sanh cũng như vậy, có hai hạng : Một là có quảphiền não là nhơn phiền não, hai là có quả phiền não chẳngphải nhơn phiền não. Hạng sau đây gọi là phạm hạnh thanhtịnh.
NầyThiện Nam Tử ! Chúng sanh quán sát thọ ấm, biết nó là cậnnhơn của tất cả lậu. Vì thọ ấm làm nhơn duyên nên khôngthể dứt tuyệt tất cả các lậu, cũng không thể ra khỏingục tam giới. Nhơn nơi thọ mà chúng sanh chấp ngã và ngãsở, sanh ra tâm đảo, tưởng đảo và kiến đảo. Do đâynên chúng sanh trước phải quán sát thọ ấm, thọ nầy làcận nhơn của tất cả ái. Do đây nên người trí muốn dứttham ái, trước phải quán sát thọ.
NầyThiện Nam Tử ! Tất cả chúng sanh, mười hai nhơn duyên chỗ gây tạo nghiệp thiện ác đều nhơn nơi thọ. Do đây nênta từng bảo A Nan rằng : Tất cả chúng sanh tạo nghiệp thiệnác đều do nơi thọ. Nên người trí trước phải quán sátthọ.
Đãquán sát thọ rồi lại phải quán sát thọ nầy do nhơn duyêngì mà sanh ? Nếu do nhơn duyên sanh, thời nhơn duyên đó lạitừ đâu mà sanh? Nếu không nhơn duyên mà sanh, thời khôngnhơn kia cớ sao chẳng sanh không thọ ?
Lạiquán sát thọ nầy chẳng phải do Tư Tại Thiên sanh, chẳngdo sĩ phu sanh, chẳng do vi trần sanh, chẳng phải thời tiếtsanh, chẳng do tưởng sanh, chẳng do tánh sanh, chẳng phải tựsanh, chẳng phải tha sanh, chẳng phải vô nhơn sanh. Thọ nầytừ các duyên hòa hiệp mà sanh, duyên đây chính là ái. Trongsự hòa hiệp nầy chẳng phải có thọ chẳng phải không thọ.Do đây nên ta phải dứt sự hòa hiệp nầy. Vì dứt hòa hiệpnên chẳng sanh ra thọ.
NầyThiện Nam Tử ! Người trí quán sát nhơn rồi kế quán sátquả báo : Chúng sanh do nơi thọ mà thọ báo địa ngục, ngạquỉ, súc sanh, nhẫn đến thọ vô lượng sự khổ não trongtam giới. Do nơi thọ mà thọ lấy sự vui hư huyễn vô thường.Do nơi thọ mà dứt căn lành. Do nơi thọ mà được giải thoát.Lúc quán sát như vậy thời chẳng làm nhơn cho thọ.
Thếnào gọi là chẳng làm nhơn cho thọ ? Chính là phân biệt thọ: Những thọ gì có thể làm nhơn cho ái ? Những ái gì cóthể làm nhơn cho thọ?
NầyThiện Nam Tử ! Nếu chúng sanh có thể quán sát rành rẽ áinhơn và thọ nhơn như vậy, thời có thể dứt ngã và ngãsở.
NầyThiện Nam Tử ! Nếu người nào có thể quán sát những điềunhư vậy, thời nên biện biệt ái cùng thọ dứt tại chỗnào? Bèn thấy ái và thọ có chỗ diệt phần ít, do đâynên biết rằng cũng phải có diệt hoàn toàn. Bấy giờ ởnơi giải thoát người nầy sanh tín tâm, quán sát chỗ giảithoát nầy do đâu mà được. Quán sát rồi biết rõ từ bátchánh đạo nên liền tu tập.
Thếnào gọi là bát chánh đạo ? Đạo nầy quán sát thọ có batướng : Một là khổ, hai là lạc, ba là bất khổ bất lạc.Ba tướng nầy đều có thể làm cho thân tâm tăng trưởng.
Nhơnduyên gì mà có thể tăng trưởng ? Vì xúc làm nhơn duyên.Xúc nầy có ba : Một là vô minh xúc, hai là minh xúc, ba làphi minh phi vô minh xúc. Minh xúc đây chính là bát chánh đạo.Hai xúc kia thời tăng trưởng thân tâm và ba món thọ. Do đâynên phải dứt hai món xúc nầy. Xúc đã dứt nên chẳng sanhba món thọ.
NầyThiện Nam Tử ! Thọ nầy cũng gọi là nhơn cũng gọi là quả.Người trí phải quán sát cũng nhơn cũng quả nầy : Nhơn thọsanh ra ái gọi đó là nhơn. Thọ nhơn nơi xúc mà sanh đâygọi là quả.
Ngườitrí quán sát thọ như vậy rồi, kế lại quán sát ái. Quảbáo của thọ gọi là ái. Quán sát ái có hai thứ Mộtlà tạp thực, hai là vô thực.
Tạpthực ái làm nhơn sanh ra già bịnh chết tất cả những cõihữu lậu. Vô thực ái thời dứt sanh gìa bịnh chết tấtcả các cõi mà tham ưa đạo vô lậu.
Lạinên nghĩ rằng : Nếu ta sanh tạp thực ái nầy thời khôngthể dứt được sanh lão bịnh tử . nay dầu ta tham đạo vôlậu, nếu chẳng dứt thọ nhơn, thời không thể được đạoquả vô lậu. Do đây nên phải dứt xúc nầy trước. Xúc đãdứt thời thọ tự diệt. Thọ đã diệt thời ái cũng mấttheo. Đây gọi là bát chánh đạo.
NầyThiện Nam Tử ! Nếu có chúng sanh nào quán sát như vậy, dầuhiện tại có thân ác độc, nhưng trong đó cũng có cây thuốchay. Như trong núi Tuyết dầu có cỏ độc nhưng cũng có câythuốc tốt.
Nhữngchúng sanh nầy dầu do phiền não mà có quả báo, những quảbáo nầy chẳng còn lại sanh phiền não, đây gọi là phạmhạnh thanh tịnh.
NầyThiện Nam Tử ! Người trí phải quán sát hai thứ thọ vàái do nhơn duyên gì sanh ra ? Biết do nơi tưởng mà sanh. Vìchúng sanh lúc thấy sắc cũng chẳng sanh tham. Đến lúc quánthọ cũng chẳng sanh tham. Nếu ở trong sắc mà sanh tưởngđiên đảo, cho rằng sắc là thường, lạc, ngã , tịnh. Thọlà thường hằng không biến đổi. Do tưởng điên đảo nầymà sanh tham, sân, si. Do đây nên người trí phải quán sát.
Vàphải suy nghĩ rằng : Tất cả chúng sanh lúc chưa được chánhđạo đều có tưởng điên đảo : Ở trong chẳng phảithường, lạc, ngã, tịnh mà nhận là thường, lạc, ngã, tịnh.Nơi pháp chẳng phải nam, nữ, lớn, nhỏ, ngày, đêm, năm,tháng, y phục, nhà cửa v.v… mà tưởng là nam, là nữ v.v…
Tưởngnầy có ba thứ : Tiểu, đại và vô lượng. Vì nhơn duyênnhỏ nên sanh tưởng nhỏ. Vì nhơn duyên lớn nên sanh tưởnglớn. Vì vô lượng duyên nên sanh tưởng vô lượng.
Lạicó tưởng nhỏ chính là chưa nhập định, tưởng lớn lànói đã nhập định, vô lượng tưởng là nói mười nhứtthiết nhập.
Lạicó tưởng nhỏ là tất cả tưởng ở cõi dục, tưởng lớnlà tất cả tưởng ở cõi sắc, vô lượng tưởng là tấtcả tưởng ở cõi vô sắc.
Vìba thứ tưởng nầy diệt nên thọ cũng tự diệt. Vì tưởngthọ diệt nên gọi là giải thoát.
_ BạchThế Tôn ! Diệt tất cả pháp gọi là giải thoát, sao đứcNhư Lai nói tưởng thọ diệt gọi là giải thoát ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Như Lai có lúc nhơn chúng sanh mà thuyết pháp,người nghe hiểu được pháp.
Nhưtrước kia ta bảo Đại Ca Diếp : Lúc chúng sanh diệt thờipháp lành diệt. Hoặc có lúc ta nhơn nơi pháp mà nói chúngsanh, người nghe cũng hiểu là nói chúng sanh. Như trước kiata bảo A Nan rằng : Đức Phật cũng chẳng nói gần gũi tấtcả pháp, lại cũng chẳng nói chẳng gần gũi tất cả pháp.Nếu đã gần nơi pháp mà pháp lành kém suy, pháp ác lừngthạnh, thời chẳng nên gần pháp đó. Nếu đã gần nơi phápnào mà điều ác suy diệt, điều lành thêm lớn, thời nêngần gũi pháp đó.
NầyThiện Nam Tử ! Dầu đức Như Lai nói tưởng thọ diệt, nhưngđã tổng nói dứt tất cả pháp nên dứt.
Ngườitrí đã quán tưởng như vậy rồi, kế lại quán nhơn củatưởng : Vô lượng tưởng nầy nhơn đâu mà sanh ? Biết rằngnhơn xúc mà sanh. Xúc nầy có hai : Một là do phiền não màcó xúc, hai là do giải thoát mà có xúc. Do vô minh sanh gọilà phiền não xúc, do minh sanh gọi là giải thoát xúc. Nhơnnơi phiền não xúc sanh ra đảo tưởng. Nhơn nơi giải thoátxúc sanh ra bất đảo tưởng. Quán sát nhơn của tưởng rồikế lại quán sát quả báo.
_ BạchThế Tôn ! Nếu vì nhơn nơi tưởng phiền não nầy mà sanhđảo tưởng, thời tất cả thánh nhơn thiệt có đảo tưởngmà không phiền não.
_ NầyThiện Nam Tử ! Thế nào là Thánh nhơn mà có đảo tưởng?
_ BạchThế Tôn ! Tất cả Thánh nhơn đối với con bò con ngựa tưởnglà bò là ngựa rồi cũng nói là bò là ngựa. Đối với namnữ lớn nhỏ nhà cửa v.v… cũng như vậy, do đây nên gọilà đảo tưởng.
_ NầyThiện Nam Tử ! Tất cả phàm phu có hai thứ tưởng : Mộtlà thế lưu bố tưởng, hai là chấp trước tưởng. Tất cảThánh nhơn chỉ có thế lưu bố tưởng, không có chấp trướctưởng. Tất cả phàm phu vì ác giác quán nên đối với thếlưu bố sanh ra chấp trước tưởng. Tất cả Thánh nhơn vìthiện gíac quán nên đối với thế lưu bố chẳng sanh tưởngchấp trước. Do đây nên phàm phu gọi là đảo tưởng. Thánhnhơn dầu biết các pháp mà chẳng gọi là đảo tưởng.
Ngườitrí quán sát nhơn của tưởng rồi kế lại quán quả báo: Ác trưởng nầy thọ quả nơi địa ngục, ngạ quỉ, súcsanh, nhơn và thiên. Như ta do vì dứt ác giác quán nênvô minh xúc dứt, do đây mà tưởng dứt, vì tưởng dứt nênquả báo cũng dứt. Người trí vì dứt nhơn của tưởng nêntu bát chánh đạo.
Nếucó người quán sát được như vậy, thời gọi là phạm hạnhthanh tịnh.
NầyThiện Nam Tử ! Như trên đây gọi là trong thân ác độc củachúng sanh mà có thuốc hay. Như trong núi Tuyết dầu có cỏđộc nhưng cũng có cây thuốc hay.
NầyThiện nam Tử ! Người trí kế lại quán sát dục, tức làsắc, thinh, hương, vị, xúc. Đây là đức Như Lai ở trongnhơn mà nói quả, vì từ năm trần nầy mà sanh ra dục, thiệt ra năm trần chẳng phải dục.
NầyThiện Nam Tử ! Người ngu si vì tham cầu thọ lấy nên đốivới sắc sanh ra tưởng điên đảo, đối với thanh, hương,vị, xúc cũng sanh ra tưởng điên đảo. Do đảo tưởng làmnhơn duyên mà sanh ra thọ. Do đây nên trong đời nói rằngnhơn đảo tưởng sanh ra mười món tưởng.
Dodục làm nhơn duyên mà thọ lấy quả báo ác nơi thế gian.Đem sự ác làm hại cha mẹ, Sa Môn, Bà La Môn v.v…, chỗ chẳngnên làm ác mà cố làm chẳng tiếc thân mạng. Người tríquán sát ác tưởng nầy làm nhơn duyên mà sanh ra dục tâm.
Quánsát nhơn duyên của dục rồi kế lại quán quả báo :Dục nầy có nhiều quả báo ác : Địa ngục, ngạ quỉ, súcsanh, nhơn và thiên.
Nếunhững ác tưởng nầy đã trừ diệt được, thời vĩnh viễnchẳng sanh dục tâm nầy, vì không dục tâm nên chẳng sanhác thọ, đã không ác thọ thời không ác quả, do đây nênphải dứt ác tưởng trước. Ác tưởng đã dứt thời nhữngpháp ác khác tự nhiên đều dứt. Do cớ trên đây nên ngườitrí vì dứt ác tưởng mà tu bát chánh đạo, đây gọi làphạm hạnh thanh tịnh, cũng gọi là trong thân độc của chúngsanh có vị thuốc hay. Như trong núi Tuyết dầu có cỏ độcnhưng cũng có cây thuốc hay.
NầyThiện Nam Tử ! Người trí quán dục như vậy rồi kế nênquán nghiệp. Phải suy nghĩ rằng : Bốn thứ thọ, tưởng,xúc và dục chính là phiền não. Phiền não nầy có thể làmsanh nghiệp mà chẳng làm thọ nghiệp. Phiền não nầy cùngđi với nghiệp có hai thứ : Một là làm sanh nghiệp, hai làlàm tác nghiệp.
Dođây nên người trí phải quán sát nơi nghiệp. Nghiệp nầycó ba : Thân, khẩu và ý. Hai nghiệp thân, khẩu tên là nghiệpmà cũng gọi là nghiệp quả, ý chỉ gọi là nghiệp, vì lànhơn của nghiệp nên gọi là nghiệp. Hai nghiệp thân, khẩu là nghiệp ngoài, ý gọi là nghiệp trong. Ba thứ nghiệp nầyđi cùng với phiền não làm thành hai thứ nghiệp : Một làsanh nghiệp, hai là thọ nghiệp.
NầyThiện Nam Tử ! Chánh nghiệp tức là ý, kỳ nghiệp tức làthân khẩu. Phát sanh trước gọi là ý nghiệp, từ ý nghiệpsanh ra gọi là thân khẩu nghiệp. Do đây nên ý nghiệp đượcgọi là chánh.
Ngườitrí đã quán nghiệp rồi kế lại quán nghiệp nhơn. Nghiệpnhơn đây là vô minh xúc. Do nơi vô minh xúc mà chúng sanh cầulấy có. Nhơn duyên cầu lấy có tức là ái. Nhơn nơi ái màgây tạo ba thứ nghiệp, thân, khẩu, ý.
Ngườitrí quán nghiệp nhơn rồi kế lại quán quả báo. Quả báođây có bốn : Một là hắc hắc quả báo, hai là bạch bạchquả báo, ba là tạp tạp quả báo, bốn là bất hắc bấtbạch quả báo.
Hắchắc quả báo là lúc tạo nghiệp nhơ đục quả báo cũng nhơđục. Bạch bạch quả báo là lúc tạo nghiệp thanh tịnh quảbáo cũng thanh tịnh.
Tạptạp quả báo là lúc tạo nghiệp tạp quả báo cũng tạp.Bất bạch bất hắc quả báo là nói vô lậu nghiệp.
_ BạchThế Tôn Trước kia đức Như Lai nói vô lậu không cóquả báo, cớ sao nay lại nói vô lậu là bất bạch bất hắcquả báo.
_ NầyThiện Nam Tử ! Nghĩa nầy có hai : Một là cũng quả cũng báo,hai là chỉ quả chẳng phải báo. Hắc hắc quả báo là quảcũng là báo : Do nghiệp nhơn hắc mà sanh ra nên gọi làquả, nó lại có thể làm nhơn nên lại gọi là báo. Bạchbạch và tạp tạp cũng như vậy. Quả vô lậu nhơn nơi hữulậu mà sanh nên gọi là quả, nó chẳng làm nhơn cho pháp khácnên chẳng gọi là báo. Do đây nên vô lậu gọi là quả màchẳng gọi là báo.
_ BạchThế Tôn ! Nghiệp vô lậu nầy chẳng phải là hắc pháp, duyêncớ gì chẳng gọi nó là bạch ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Vì vô lậu không có báo nên chẳng gọi làbạch. Vì đối trị hắc nên gọi là bạch. Nay ta nói thọquả báo gọi là hắc bạch. Vì nghiệp vô lậu nầy chẳngthọ báo nên chẳng gọi là bạch mà gọi là tịch tịnh.
Nghiệpnhư vậy có chỗ định thọ báo, như mười pháp ác quyếtđịnh ở địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, mười nghiệp lànhquyết định ở nhơn, thiên.
Mườipháp ác có thượng, trung và hạ : Nghiệp thượng thọ thânđịa ngục, nghiệp trung thọ thân súc sanh, nghiệp hạ thọthân ngạ quỉ.
Mườinghiệp lành về nhơn đạo có bốn hạng : Nghiệp hạsanh Bắc Câu Lô Châu, nghiệp trung sanh Tây Ngưu Hóa Châu,nghiệp thượng sanh Đông Thắng Thần Châu, nghiệp thượngthượng sanh Diêm Phù Đề.
Ngườitrí quán sát như vậy rồi liền nghĩ rằng : Ta phải làm thếnào dứt những quả báo ấy ? Lại nghĩ rằng nhơn duyên củanhững nghiệp nầy do vô minh xúc sanh ra, nếu ta dứt trừ vôminh cùng xúc, thời nghiệp quả nầy dứt mất chẳng còn sanh.Vì dứt trừ vô minh và xúc nên người trí tu bát chánh đạo,đây gọi là phạm hạnh thanh tịnh. Cũng gọi là trong thânđộc của chúng sanh có vị thuốc hay, như trong núi Tuyếtdầu có cỏ độc nhưng cũng có cây thuốc.
NầyThiện Nam Tử ! Người trí quán sát nghiệp và quán sát phiềnnão rồi, kế lại quán sát quả báo của hai thứ nầy : Tứclà khổ. Đã biết là khổ thời có thể xa lìa tất cả sựthọ sanh.
Ngườitrí lại quán sát phiền não làm nhơn duyên sanh ra phiền não,nghiệp cũng làm nhơn duyên sanh ra phiền não. Phiền não lạilàm nhơn duyên sanh ra nghiệp, nghiệp làm nhơn duyên sanh rakhổ, khổ làm nhơn duyên sanh ra phiền não, phiền não làmnhơn duyên sanh ra hữu, hữu làm nhơn duyên sanh ra khổ, khổlàm nhơn duyên sanh ra hữu, hữu làm nhơn duyên sanh ra nghiệp,nghiệp làm nhơn duyên sanh ra phiền não, phiền não làm nhơnduyên sanh ra khổ, khổ làm nhơn duyên sanh ra nghiệp.
NầyThiện Nam Tử ! Nếu ai có thể quán sát như vậy, nên biếtrằng người nầy có thể quán sát nghiệp khổ, vì nhữngđiều quán sát như vậy chính là mười hai nhơn duyên sanhtử, người nầy chẳng gây tạo nghiệp mới, có thể pháhoại nghiệp cũ.
NầyThiện Nam Tử ! Người trí quán sát sự khổ nơi địa ngục.Quán sát nơi địa ngục nhẫn đến ba trăm ba mươi sáu sở.Mỗi địa ngục đều có các sự khổ, đều do phiền nãovà nghiệp sanh ra. Quán sát địa ngục rồi kế lại quán sátnhững sự khổ của ngạ quỉ và súc sanh. Kế lại quán sátnhững sự khổ của nhơn gian và của chư thiên. Những sựkhổ như vậy đều do nơi phiền não và nghiệp sanh ra.
NầyThiện Nam Tử ! Trên các cõi Trời dầu không những sự khổnão lớn, nhưng thân thể của chư thiên mềm dịu mịn trơn,lúc năm tướng suy hiện ra họ cũng thọ lấy sự khổ lớn,như sự khổ của địa ngục.
NầyThiện Nam Tử ! Người trí quán sát những sự khổ của tamgiới đều do nơi phiền não và nghiệp mà sanh. Như đồ bằngđất chưa hầm thời dể bể hư. Thân thể của chúng sanhcũng như vậy, là những đồ đầy sự khổ. Như cây to bôngtrái sum sê bầy chim có thể làm hư hại. Như nhiều cỏ khôchút lửa cũng có thể cháy hết. Thân thể của chúng sanhbị những sự khổ làm hư hoại cũng như vậy. Người trínếu có thể quán sát tám thứ khổ, người nầy có thể dứtđược những sự khổ.
NầyThiện NamTử ! Đã quán sát tám sự khổ rồi kế lại quánsát khổ nhơn.
Khổnhơn đây là ái cùng vô minh. Có hai thứ : Một là cầu thânthể, hai là cầu của cải, hai thứ nầy đều là khổ, dođây nên biết ái cùng vô minh là khổ nhơn. Lại có hai thứ: Một là nội, hai là ngoại. Nội có thể gây nghiệp, ngoạicó thể làm tăng trưởng. Nội lại có thể gây nghiệp, ngoạilàm thành nghiệp quả.
Đãdứt nội ái thời nghiệp cũng dứt, dứt được ngoại áithời qủa cũng dứt. Nội ái có thể sanh khổ đời vị lai,ngoại ái có thể sanh khổ đời hiện tại. Do đây nên áilà khổ nhơn.
Đãquán khổ nhơn rồi kế lại quán sát quả báo. Quả báo củakhổ chính là thủ, ái quả gọi là thủ. Nhơn duyên của thủnầy tức là nội ái và ngoại ái do đây có ái khổ.
Nguờitrí phải quán sát ái làm nhơn duyên cho thủ, thủ nhơn duyênnơi ái, nếu có thể dứt ái và thủ thời chẳng tạo nghiệpthọ khổ. Do đây nên người trí vì dứt trừ ái khổ màtu bát chánh đạo. Đây gọi là phạm hạnh thanh tịnh, cũnggọi là trong thân độc của chúng sanh có vị thuốc hay. Nhưtrong núi Tuyết dầu có cỏ độc nhưng cũng có cây thuốc.
_ BạchThế Tôn ! Thế nào gọi là phạm hạnh thanh tịnh ?
NầyThiện Nam Tử ! Chính là tất cả pháp.
_ BạchThế Tôn ! Nghĩa của tất cả pháp chẳng nhứt định. Vìđức Như Lai có lúc nói là thiện, bất thiện. Có lúc nóilà tứ niệm xứ quán. Hoặc nói là thập nhị nhập. Hoặcnói là thiện tri thức. Hoặc nói là thập nhị nhơn duyên.Hoặc nói là chúng sanh. Hoặc nói là chánh kiến, tà kiến.Hoặc nói là mười hai bộ kinh. Hoặc nói là nhị đế.
Hômnay đức Như Lai lại nói tất cả pháp là phạm hạnh thanhtịnh, đó là những tất cả pháp gì ?
NầyThiện Nam Tử ! Kinh Đại Niết Bàn vi diệu nầy là bảo tạngtrong tất cả pháp.
Nhưbiển cả là kho chứa những châu báu, kinh Đại Niết bànnầy cũng như vậy, là bí tạng của tất cả chữ nghĩa.
Nhưnúi Tu Di là cội gốc của các vị thuốc, kinh nầy cũng làcội gốc của giới Bồ Tát.
Như hư không là chỗ ở củatất cả vật, kinh nầycũng là chỗở của tất cả pháp lành.
Nhưluồng gió mạnh không gì trói buộc được. Tất cả Bồ Tátthật hành kinh nầy cũng chẳng bị tất cả phiền não tróibuộc.
Nhưchất kim cương không gì phá hoại được, kinh nầy dầu cóngoại đạo ác tà cũng chẳng phá hoại được.
Nhưcát sông Hằng không ai đếm được, ý nghĩa của kinh nầycũng không ai đếm được.
Kinhnầy là pháp tràng của Bồ Tát, như bảo tràng của ThiênĐế Thích.
Kinhnầy là vị thương chủ thẳng đến thành Niết Bàn, như bựcđạo sư dẫn các thương nhơn thẳng đến biển cả.
Kinhnầy có thể làm ánh sáng pháp cho Bồ tát, như mặt trờimặt trăng có thể phá tối tăm ở thế gian.
Kinhnầy có thể làm vị thuốc hay cho chúng sanh mang bịnh khổ,như trong núi Tuyết có cây thuốc hay trị được các thứbịnh. Kinh nầy có thể làm gậy cho Nhứt Xiển Đề, như ngườiquá yếu nhờ gậy mà đứng dậy được.
Kinhnầy có thể làm cầu đò cho tất cả người ác, như câycầu là chỗ tất cả người đi qua.
Kinhnầy làm bóng mát cho những ai bị nóng phiền não tronghai mươi lăm cõi, như cây lọng che nắng nóng.
Kinhnầy là vua đại vô úy có thể phá hoại tất cả ác ma phiềnnão, như Sư Tử Vương hàng phục bầy thú.
Kinhnầy là đại thần chú có thể phá hoại tất cả ác quỉphiền não, như chú sư trong đời có thể đuổi trừ quỉvọng lượng.
Kinhnầy là mưa đá vô thượng có thể phá hoại tất cả quảbáo sanh tử.
Kinhnầy có thể làm vị thuốc hay cho người hư con mắt giới,như thuốc An Xà Na trị lành con mắt đau.
Kinhnầy có thể làm chổ ở cho tất cả pháp lành, như mặt đấtlàm chỗ ỡ cho muôn vật.
Kinhnầy là gương sáng của chúng sanh phá giới,như gương sángsoi các hình tượng.
Kinhnầy có thể làm y phục cho người không tàm quí, như áo xiêmche đậy thân thể của người đời.
Kinhnầy làm của báu lớn cho người nghèo pháp lành, như CôngĐức Thiên lợi ích ban sự lợi ích cho người nghèo.
Kinhnầy làm nước cam lộ cho chúng sanh khát ngưỡng chánh pháp,như nước bát công đức làm no đủ cho người khát nước.
Kinhnầy làm giường pháp cho người phiền não, như người đờigặp được giừơng nằm an ổn.
Kinhnầy là cổ xe trân bảo, chuổi ngọc hoa hương trang nghiêmthanh tịnh của bực sơ địa Bồ Tát nhẫn đến bực ThậpĐịa Bồ Tát, hơn tất cả chỗ vui vi diệu của sáu môn BaLa Mật, như cây Ba Lợi Chất Đa La trên cung Trời Đao Lợi.
Kinhnầy là cây buá trí huệ cứng bén có thể chặt tất cảcây to phiền não, là dao bén có thể cắt đứt tập khí, làlực sị dũng kiện có thể trừ dẹp ma tà oán địch, làngọn lửa trí huệ đốt củi phiền não, là tạng nhơn duyênxuất sanh Bích Chi Phật, là tạng Thanh Văn sanh ra bực ThanhVăn, là con mắt của tất cả chư Thiên, là con đườngchánh của mỗi người là chỗ nương của tất cả loài súcsanh, là chỗ giải thoát của ngạ quỉ, là đấng vô thượngtôn của địa ngục, là chỗ vô thượng của tất cảchúng sanh trong mười phương, là phụ mẫu của chư Phật.
Dođây nên kinh nầy nhiếp tất cả pháp.
NầyThiện Nam Tử ! Trước kia ta nói kinh nầy dầu nhiếp tấtcả pháp, nhưng ta nói phạm hạnh là ba mươi bảy phẩm trợđạo. Nếu rời ba mươi bảy phẩm nầy thời trọn chẳngđược quả Thanh Văn nhẫn đến quả vô thượng Bồ Đề,cũng chẳng thấy Phật tánh cùng quả Phật tánh. Do đây nênphạm hạnh là ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
Vìba mươi bảy phẩm nầy tánh của nó chẳng phải điên đảo,nó có thể phá hoại điên đảo ; tánh của nó chẳng phảiác kiến, nó có thể phá hoại ác kiến ; tánh của nó chẳngphải bố úy, nó có thể phá hoại bố úy ; tánh củanó là phạm hạnh, nó có thể làm cho chúng sanh rốt ráo thậthành phạm hạnh thanh tịnh.
_ BạchThế Tôn ! Pháp hữu lậu cũng có thể làm nhơn cho pháp vôlậu, cớ sao đức Như Lai chẳng nói pháp hữu lậu là phạmhạnh thanh tịnh ?
_ NầyThiện Nam Tử !Tất cả pháp hữu lậu là điên đảo, nêntất cả pháp hữu lậu chẳng được gọi là phạm hạnh thanhtịnh.
_ BạchThế Tôn ! Pháp thế đệ nhứt là hữu lậu hay là vô lậu.
_ NầyThiện Nam Tử ! Là hữu lậu.
_ BạchThế Tôn ! Pháp thế đệ nhứt dầu là hữu lậu nhưng tánhnó chẳng phải điên đảo, cớ sao chẳng gọi nó là phạmhạnh thanh tịnh ?
NầyThiện Nam Tử ! Pháp thế đệ nhứt là nhơn của pháp vô lậu,vì giống với vô lậu và hướng về vô lậu nên chẳng gọilà điên đảo. Phạm hạnh thanh tịnh phát tâm tương tụcmãi đến rốt ráo. Còn pháp thế đệ nhứt chỉ là một niệm,nên chẳng được gọi là phạm hạnh thanh tịnh.
_ BạchThế Tôn !Năm thức của chúng sanh cũng là hữu lậu nhưngchẳng phải là điên đảo, lại chẳng phải là một niệm,cớ sao chẳng gọi là phạm hạnh thanh tịnh ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Năm thức của chúng sanh dầu chẳng phải mộtniệm nhưng là hữu lậu lại là điên đảo. Vì thêm các lậunên gọi là hữu lậu, thể của nó chẳng phải chơn thậtvì là tưởng chấp trước nên là điên đảo.
Thếnào gọi là thể của nó chẳng phải chơn thật vì tưởngchấp trước nên điên đảo ? Vì trong vật chẳng phải namnữ nó sanh tưởng nam nữ, nhẫn đến nhà cửa xe cộ v.v…cũng như vậy, nên gọi là điên đảo.
NầyThiện Nam Tử ! Ba mươi bảy phẩm trợ đạo tánh của nókhông điên đảo nên được gọi là phạm hạnh thanh tịnh.
NầyThiện Nam Tử ! Nếu có Bồ Tát đối với ba mươi bảy phẩmnầy mà biết căn, biết nhơn, biết nhiếp, biết tăng, biếtchủ, biết đạo, biết thắng, biết thật và biết rốt ráo,Bồ Tát nầy được gọi là phạm hạnh thanh tịnh.
_ BạchThế Tôn ! Thế nào gọi là biết căn, nhẫn đến biết rốtráo ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Bồ Tát thưa hỏi thường vì hai điều : Mộtlà vì mình, hai là vì người. Nay ông đã biết mà vìvô lượng chúng sanh nên thưa hỏi những việc như vậy. Lànhthay ! Lành thay !
NầyThiện Nam tử ! Căn bổn của ba mươi bảy phẩm trợ đạolà dục, nhơn là minh xúc, nhiếp thủ là thọ, tăng trưởnglà thiện tư duy, chủ là niệm, đạo dẫn là định, thắnglà trí huệ, thật là giải thoát, rốt ráo là Đại Bát NiếtBàn.
NầyThiện Nam Tử ! Thiện dục là căn bổn của sơ phát tâm nhẫnđến vô thượng Bồ Đề, do đây nên ta nói dục là căn bổn.
Nhưngười đời nói tất cả khổ não do ái làm căn bổn,. Tấtcả bịnh tật do ăn cách đêm làm căn bổn. Tất cả sự phánđoán do đấu tranh làm căn bổn. Tất cả việc ác do hư vọnglàm căn bổn.
_ BạchThế Tôn ! Trong kinh nầy trước kia đức Như Lai nói rằngtất cả pháp lành do bất phóng dật làm căn bổn. Sao nay đứcPhật lại nói rằng dục là căn bổn ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Nếu luận về sanh nhơn thời là thiện dục,còn liễu nhơn thời là bất phóng dật. Như người đời nóirằng tất cả trái cây do hột làm nhơn, hoặc có người nóihột là sanh nhơn, đất là liễu nhơn.
_ BạchThế Tôn ! Trong những kinh khác đức Phật từng nói rằngPhật là cội gốc của ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Nghĩanầy như thế nào ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Đức Như Lai ngày trước nói rằng chúng sanhmới biết ba mươi bảy phẩm trợ đạo thời Phật là cănbổn. Nếu tự chứng đặng thời dục là căn bổn.
_ BạchThế Tôn ! Sao minh xúc gọi là nhơn ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Có lúc đức Như Lai nói minh là huệ, hoặcnói minh là tín. Do tín tâm mà gần gũi bạn lành đây gọilà xúc. Do gần gũi bạn lành được nghe chánh pháp, đây gọilà xúc. Do nghe chánh pháp mà thân, khẩu, ý thanh tịnh, đâygọi là xúc. Do ba nghiệp thanh tịnh mà được chánh mạng,đây gọi là xúc. Do chánh mạng được giới căn thanh tịnh,do giới căn thanh tịnh mà thích nơi tịch tịnh, do thích tịchtịnh nên có thể tư duy hiểu biết do thiện tư duy mà đượcan trụ đúng pháp, do an trụ đúng pháp mà được ba mươibảy phẩm trợ đạo, do đây có thể phá hoại vô lượngphiền não ác, đây gọi là xúc.
NầyThiện Nam Tử ! Thọ gọi là nhiếp thủ, vì lúc chúng sanhcảm thọ có thể làm việc lành việc ác. Do nơi thọ mà sanhcác phiền não. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo có thể phá hoạinhững phiền não nầy, nên dùng thọ làm nhiếp thủ.
Dothiện tư duy có thể phá phiền não, nên gọi là tăng trưởng.Vì siêng năng tu tập nên được ba mươi phẩm trợ đạo nhưvậy.
Nếuquán lực có thể phá những phiền não ác cần phải nhờchuyên niệm, do đây nên dùng niệm làm chủ. Như trong đờitất cả binh chủng đều theo ý của chủ tướng. Ba mươiphẩm trợ đạo cũng đều theo nơi niệm chủ.
NầyThiện Nam Tử ! Đã nhập chánh định rồi thời ba mươi bảyphẩm trợ đạo có thể khéo phân biệt tất cả pháp tướng,nên dùng làm dẫn đạo.
Phânbiệt pháp tướng nầy do trí huệ là tối thắng, nên dùnghuệ làm thắng.
Tríhuệ nầy rõ biết phiền não, vì năng lực của trí huệ vàphiền não tiêu diệt. Như trong đời bốn binh cbhủng phá hoạióan địch, hoặc một hoặc hai người dũng kiện có công năngphá địch. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo cũng như vậy, donăng lực của trí huệ có thể phá hoại phiền não, nên lấytrí huệ làm thắng.
NầyThiện Nam Tử ! Dầu do tu tập ba mươi phẩm trợ đạo màchứng được tứ thiền thần thông an lạc nhưng cũng chẳnggọi là thật. Nếu phá hoại phiền não lúc chứng đượcgiải thoát mới gọi là thật.
Bamươi phẩm trợ đạo nầy từ khi phát tâm tu hành, dầu đượcthế lạc và xuất thế lạc, chứng bốn quả Sa Môn đượcgiải thoát, cũng chẳng gọi là rốt ráo. Nếu có thể dứttrừ được những công hạnh do ba mươi bảy phẩm trợ đạonầy thật hành, đây gọi là Niết Bàn, nên ta nói rốt ráolà Đại Niết Bàn.
NầyThiện Nam Tử ! Lại tâm thiện ái niệm chính là dục. Do thiệnái niệm mà gần gũi bạn lành nên gọi là xúc, đây là nhơn.Do gần gũi bạn lành nên gọi là thọ, đây là nhiếp thủ.Do gần bạn lành mà có thể thiện tư duy nên gọi là tăngtrưởng. Do bốn pháp nầy có thể sanh trưởng chánh đạo,dục, niệm, định và trí, đây gọi là chủ, là dẫn đạo,là tối thắng vậy.
Doba pháp nầy mà được hai thứ giải thoát, do dứt trừ áinên tâm được giải thoát, do dứt trừ vô minh nên huệ đượcgiải thoát, đây gọi là thật.
Tâmpháp như vậy rốt ráo được quả gọi là Niết Bàn, nênĐại Niết Bàn gọi là rốt ráo.
NầyThiện Nam Tử ! Lại dục chính là phát tâm xuất gia, xúc làbạch tứ yết ma, đây gọi là nhơn. Nhiếp thủ chính là thọhai thứ giới : Một là Ba La Đề Mộc Xoa giới, hai là tịnhcăn giới, đây gọi là thọ, đây gọi là nhiếp thủ.
Tăngtrưởng là tu tập tứ thiền. Chủ là quả Tu Đà Hoàn vàquả Tư Đà Hàm. Dẵn đạo là quả A Na Hàm. Tối thắnglà quả A La Hán, thật là quả Bích Chi Phật. Rốt ráo làquả vô thượng Bồ Đề.
NầyThiện Nam Tử ! Lại dục gọi là thức, xúc gọi là lục nhập,nhiếp gọi là thọ, tăng trưởng gọi là vô minh, chủ gọilà danh sắc, dẫn đạo gọi là ái, thắng gọi là thủ, thậtgọi là hữu, rốt ráo gọi là sanh, lão, bịnh, tử.
_ BạchThế Tôn ! Căn bổn cùng nhơn với Tăng, ba pháp nầy khác nhauthế nào ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Căn bổn tức là sơ phát tâm. Nhơn là tươngtợ chẳng dứt. Tăng trưởng là tương tợ dứt rồi có thểsanh tương tợ.
Lạicăn là tạo tác. Nhơn chính là quả. Tăng trưởng là có thểdùng.
NầyThiện Nam Tử ! Đời vị lai dầu có quả báo, nhưng vì chưathọ nên gọi là nhơn. Đến khi thọ thời gọi là tăng trưởng.
Lạicăn là mong cầu. Được tức là nhơn. Dùng được tức làtăng trưởng.
NầyThiện Nam Tử ! Trong kinh nầy, căn là kiến đạo, nhơn làtu đạo, tăng là vô học đạo. Lại căn là chánh nhơn, phươngtiện gọi là nhơn, từ chánh nhơn nầy chứng được quảbáo gọi là tăng trưởng.
_ BạchThế Tôn ! Như đức Phật nói rốt ráo là Đại Niết Bàn,Đại Niết Bàn nầy làm thế nào chứng được ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Hoặc Bồ Tát hoặc Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, hoặcƯu Bà Tắc, Ưu Bà Di có thể tu tập mười quán tưởng, thờingười nầy có thể được Niết bàn : Một là vô thườngtưởng, hai là khổ tưởng, ba là vô ngã tưởng, bốn là yểmly thuật tưởng, năm là nhứt thiết thế gian bất khả lạctưởng, sáu là tư tưởng, bảy là đa tội quá tưởng, támlà lý tưởng, chín là diệt tưởng, mười là vô ái tưởng.Người nào tu tập mười thứ quán tưởng như vậy thời rốtráo quyết định được Niết Bàn. Chẳng do nơi người, tựmình có thể phân biệt thiện bất thiện v.v…, đây gọilà thật xứng nghĩa Tỳ Kheo, nhẫn đến xứng nghĩa Ưu BàDi.
_ BạchThế Tôn ! Thế nào gọi là Bồ Tát nhẫn đến Ưu BàDi tu tập vô thường tưởng ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Có hai hạng Bồ Tát : Một là sơ phát tâm,hai là đã hành đạo.
Vôthường tưởng cũng có hai thứ : Thô và tế. Bồ Tát sơ pháttâm lúc quán vô thường tưởng, suy nghĩ rằng : Vạn vậttrong đời phàm có hai loại : Nội và ngoại. Những loại thuộcvề nội vật đều vô thường biến đổi. Tôi thấy lúc sanh,lúc nhỏ, lúc lớn, lúc mạnh, lúc già, lúc chết đều khácnhau, do đây nên biết những loại thuộc về nội vật đềuvô thường. Lại suy nghĩ rằng tôi thấy chúng sanh hoặc cókẻ mập mạnh tươi tốt, hoặc có kẻ bịnh hoạn héo gầy,hoặc có người giàu có dư giả, hoặc thấy người nghèocùng thiếu thốn, hoặc thấy người có vô lượng công đức,hoặc thấy người tạo vô lượng tội lỗi, do đây nên quyếtđịnh biết rằng những loại thuộc về nội vật là vô thường.
Lạisuy nghĩ rằng, những vật ngoài thời kỳ hột, thời kỳ mọcmộng, lên cây ra lá trổ bông, kết trái đều chẳng đồng,lại có thứ đầy đủ, có thứ chẳng đầy đủ, do đâynên biết rằng tất cả vật ngoài quyết định là vô thường.
Đãquán sát những vật bị thấy là vô thường, kế lại làquán sát những pháp bị nghe : Tôi từng nghe chư thiên có thần thông tự tại hưởng sự vui rất vi diệu nhưng cũngcó năm tướng suy, do đây nên biết rằng là vô thường. Tôilại từng nghe thuở kiếp sơ có các chúng sanh đầy đủ côngđức, thân thể sáng chói chẳng cầu mặt trời mặt trăng,vì vô thường biến đổi mà công đức hao tổn, ánh sángtắt mất. Tôi lại nghe thuở xưa có Chuyển Luân Thánh Vươngthống lãnh bốn châu thiên hạ, có đủ thất bảo thế lựctự tại dầu vậy nhưng cũng không thể tránh khỏi vô thường.Lại quán quả địa cầu, ngày xưa người ở đông đảo,có đủ cây thuốc hay, rừng cây bông trái sum sê. Ngày nayvì chúng sanh phước bạc, nên những sanh vật trên mặt đấtthành hư hao. Do đây nên biết rằng tất cả vật trong thânngoài cảnh đều vô thường. Đây gọi là tướng vô thườngthô.
Đãquán tưởng tướng thô rồi, kế lại quán sát tướng vôthường tế.
BồTát quán sát tất cả vật trong ngoài, nhẫn đến vi trần,tại thời kỳ vị lai đã là vô thường, vì tất cả đềucó đủ tướng phá hoại vậy. Nếu sắc uẩn vị lai chẳngphải là vô thường, thời chẳng nên nói sắc uẩn có mườithời kỳ sai biệt : Thời kỳ đông lại, thời kỳ nổi bóng,thời kỳ ung nhọt, thời kỳ khối thịt, thời kỳ mọc đầuvà tứ chi, thời kỳ bé thơ, thời kỳ trẻ, thời kỳ thiếuniên thời kỳ tráng niên, thời kỳ già suy. Nếu không phảilà vô thường thời đông váng không thành bóng, nhọt nhẫnđến không có già suy. Nếu những thời kỳ chẳng phải niệmniệm hoại diệt, thời trọn chẳng có lần lần lớn lên,đáng lẽ phải đồng thời trưởng thành tất cả. Dođây biết rằng quyết định có niệm niệm vi tế vô thường.
Lạithấy có người thân thể toàn vẹn, nhan sắc tươi đẹp,lúc sau lại thấy người ấy gầy gò tiều tụy. Do đây biếtrằng người nầy quyết địnyh có niệm niệm vô thường.
Lạiquán sát tứ đại và bốn oai nghi, trong ngoài đều có haikhổ nhơn : Đói khát và lạnh nóng. Nếu không có niệm niệmvi tế vô thường, thời cũng lẽ ra không có bốn điều khổấy.
Suyxét như trên đây gọi là quán tưởng vô thường tế.
Nhưtrong thân và ngoại cảnh tâm pháp cũng như vậy, vì tâm duyêntheo sáu trần hoặc sanh lòng mừng, lòng giận, lòng yêu, v.v… lần lượt thay đổi khác, không trụ một niệm. Do đây nênbiết rằng tất cả sắc pháp và tâm pháp đều vô thườngcả.
NếuBồ Tát có thể ở trong một niệm thấy rõ tất cả phápđều sanh diệt vô thường, đây gọi là Bồ Tát có đủ vôthường tưởng.
NầyThiện Nam Tử ! Người trí tu tập vô thường tưởng rồithời xa lìa quan niệm điên đảo chấp thường.
Kếlại tu tập khổ tưởng. Duyên cớ gì có sự khổ như vậy? Biết rõ rằng sự khổ nầy do nơi vô thường. Do vô thườngmà có sanh, già , bịnh, chết. Vì có sanh già bịnh chết nêngọi là vô thường. Vì vô thường mà chịu lấy những sựkhổ : Đói, khát, lạnh, nóng v.v…
Lạiquán sát thân thể nầy chính là khí cụ vô thường, là khổ.Vì là khí cụ khổ nên bao nhiêu sự nhận lấy của thân đềulà khổ cả.
Lạiquán sát sanh là khổ, diệt là khổ. Sanh diệt chính là vôthường, chẳng phải ngã, chẳng phải ngã sở, nên tu vô ngãtưởng.
Lạiquán sát khổ là vô thường, vô thường tức là khổ. Nếuđã là khổ vô thường, người trí đâu nên cho rằng có ngã! Khổ không phải là ngã, vô thường cũng vậy.Cả năm ấmđều là khổ là vô thường, sao chúng sanh lại cho là có ngã!
Lạiquán sát tất cả pháp có nhiều thứ hòa hiệp sai khác.Chẳngphải từ một hòa hiệp sanh tất cả pháp. Lại một phápchẳng phải là quả của tất cả hòa hiệp. Tất cả hòahiệp đều không tự tánh, cũng không một tánh, cũng khôngtánh sai khác, cũng không vật tánh, cũng không tự tại. Cácpháp đã có những tướng như vậy, người trí đâu nên nóilà có ngã.
Lạisuy nghĩ rằng : Trong tất cả pháp không có một pháp nào làtác giả. Một pháp đã không phải tác giả. Tánh của cácpháp hòa hiệp cũng không thể là tác giả. Tánh của các phápkhông thể tự sanh tự diệt, do hòa hiệp mà diệt, do hòahiệp mà sanh. Khi pháp đã sanh, chúng sanh điên đảo tưởngrằng là hòa hiệp, từ hòa hiệp sanh. Chúng sanh điên đảotưởng niệm không có chơn thật. Như thế thời đâu có thậtngã ! Do đây nên người trí quán sát vô ngã.
Lạiquán sát duyên cớ gì mà chúng sanh nói là ngã ? Ngã nầy nếulà có, thời là một hay nhiều. Nếu ngã chỉ có một, thờisao lại có Sát Đế Lợi, Bà La Môn v.v…nhẫn đến nhơn,thiên, quỉ, súc?â Nếu ngã là nhiều, sao lại nói rằng ngãcủa chúng sanh là duy nhứt, là khắp, là không biến tế. Cholà một hay là nhiều, cả hai đều không có ngã cả.
Ngườitrí đã quán vô ngã rồi, kế lại quán tưởng yểm ly thực.
Nênsuy nghĩ rằng : Nếu tất cả pháp là vô thường, khổ, vôngã, sao lại vì sự ăn mà thân, khẩu, ý gây tạo ác nghiệp! Nếu có chúng sanh nào vì tham ăn mà thân, khẩu, ý gây tạonghiệp ác, bao nhiêu của cải có ra, mọi người đều cùnghưởng dụng, về sau lúc mất quả khổ, không một ai cùngchia.
Lạiquán sát tất cả chúng sanh vì ăn uống mà thân tâm chịukhổ. Nếu từ các sự khổ mà được ăn uống, sao talại đối với sự ăn uống mà sanh lòng tham đắm.
Kếlại nên quán sát thân nhơn. Do nơi uống ăn mà thân thể tăngtrưởng. Nay ta xuất gia vì muốn xả thân nên thọ giới tuhành, nếu tham đắm ăn uống thời sao gọi là xả thân ! Quánsát như vậy rồi, dầu có ăn uống, nhưng coi như quỉ KhóangDã ăn thịt con của nó, trong lòng nhàm ghét không biết ngonngọt.
Quánsát rõ món ăn uống có lỗi như vậy rồi, kế lại quán xúcthực : Như con bò bị lột da, có vô số kiến ruồi bu cắn.Kế quán tư thực như đống lửa lớn. Quán thức thực nhưba trăm mâu nhọn.
Ngườitrí quán sát bốn thứ thực nầy rồi thời không còn có quanniệm tham ưa. Nếu còn tham ưa thời nên quán bất tịnh đểlìa hẳn sự ái nhiễm đối với tứ thực. Phải khéo phânbiệt sự bất tịnh của tất cả thứ uống ăn. Lúc thọăn món ngon món dở, xem như thuốc thoa ghẻ, trọn không sanhlòng tham ái. Nếu có thể quán sát như trên đây thời gọilà người trí trọn nên quán tưởng yểm ly thực.
_ BạchThế Tôn ! Người trí quán sát món ăn là bất tịnh , đólà thật quán hay hư quán ? Nếu là thật quán thời thức ănđương quán thật chẳng phải bất tịnh. Nếu là hư quán,thời sao lại gọi là thiện tưởng ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Quán tưởng như vậy, cũng là thật cũng làhư : Vì có thể trừ quan niệm tham ăn nên gọi là thật ;vì không phải trùng dòi mà thấy là trùng dòi nên gọi làhư.
NầyThiện Nam Tử ! Tất cả pháp hữu lậu đều gọi là hư, màcũng có thể được thật.
Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu có Tỳ Kheo lúc muốn đi khất thực, tựnghĩ rằng :Tôi sẽ đi khất thực, mong được món ăn ngon,nhiều và mau được, đừng được món ăn dở, ít và chậmlâu. Tỳ Kheo nầy chẳng được gọi là có yểm ly tưởngđối với sự ăn uống, pháp lành sẽ suy hao lần, pháp chẳnglành sẽ càng ngày càng tăng trưởng.
NầyThiện Nam Tử ! Nếu có Tỳ Kheo lúc muốn đi khất thực, phảinguyện trước rằng : Cầu mong cho những người khất thựcđều được no đủ, người bố thí vô lượng phước. Nếutôi được món ăn, cũng chỉ là dùng để chữa bịnh cho thânthể ác độc nầy, để tu tập pháp lành, cho thí chủ đượclợi ích. Tỳ Kheo lúc phát nguyện thời pháp lành lần tăngtrưởng, pháp chẳng lành tiêu diệt lần. Tỳ Kheo nầy chẳngluống ăn của tín thí.
NầyThiện Nam Tử ! Người trí có đủ bốn pháp quán tưởng nhưvậy thời có thể tu pháp quán tưởng “ Thế gian không đángưa thích”. Suy nghĩ rằng : Tất cả thế gian không chỗ nàochẳng có sự sanh, già, bịnh, chết, mà thân của tôi khôngchỗ nào chẳng sanh. Thế gian đã không có một chỗ nào lìađược sự sanh, già, bịnh, chết, như vậy tại sao tôi lạiưa thích thế gian ! Tất cả thế gian không có gì tiến đắcmà chẳng phải thối thất, nên thế gian quyết định là vôthường. Đã là vô thường, người trí đâu nên ưa thíchthế gian.
Mỗichúng sanh trải qua khắp tất cả thế gian, hưởng thọ đủcả sự khổ vui, đều được thân Phạm Thiên cho đến TrờiPhi Phi Tưởng, lúc mạng chung cũng lại phải sa vào ba ác đạo.Dầu được thân Trời Tứ Thiên Vương cho đến Trời Tha HóaTự Tại, lúc mạng chung hoặc phải sanh trong loài súc sanhlàm thân sư tử, cọp, sói, voi, ngựa, bò, lừa v.v…
Kếlại suy nghĩ : Chuyển Luân Thánh Vương thống lãnh bốn châuthiên hạ, sang giàu tự tại, lúc hết phước phải nghèo khốnăn mặc không đủ.
Ngườitrí quán tưởng như trên đây rồi, thời có quan niệm thếgian không đáng ưa thích.
Ngườitrí lại quán sát tất cả tài vật, châu báu, nhà cửa , hươnghoa v.v… ở thế gian dầu dùng để đỡ khổ, nhưng nhữngvật ấy chính nó là khổ, sao lại dùng khổ để lìa khổ.
NầyThiện Nam Tử ! Người trí quán sát như vậy rồi thời chẳngcòn ưa thích tài vật ở thế gian. Như có người thân mangbịnh nặng, dầu có những thứ âm nhạc ca hát hoa hương chuỗingọc, nhưng trọn chẳng sanh lòng ưa thích. Người trí quánsát những điều trên đây không tham ưa tài vật châu báuở thế gian cũng như vậy.
NầyThiện Nam Tử ! Người trí quán sát tất cả thế gian đềuchẳng phải chỗ quy y, chẳng phải chỗ giải thoát, chẳngphải chỗ tịch tịnh, chẳng phải chỗ đáng ưa, chẳng phảibờ kia, chẳng phải thường , lạc, ngã, tịnh. Nếu tôi thamưa nơi thế gian thời tôi làm thế nào lìa được thế gian,như người chẳng thích ở trong tối muốn tìm ánh sáng màlại trở về trong tối. Trong tối là thế gian, ánh sáng làxuất thế. Nếu tôi ưa thích thế gian thời là thêm lớn sựđen tối mà muốn xa lìa đen tối.
Đentối là vô minh, ánh sáng là trí minh. Chính quan niệm chẳngưa thích thế gian là nhơn của trí minh. Tất cả kiết sửtham ưa dầu hay trói buộc, nhưng nay tôi tham ưa trí minh màchẳng tham ưa thế gian.
Ngườitrí quán sát rõ những sự trên đây rồi thời có đủ quanniệm rằng thế gian là chẳng đáng ưa thích.
NầyThiện Nam Tử ! Người trí kế lại tu tập tư tưởng : Quánsát thọ mạng nầy thường bị vô lượng oán thù vây quanh,niệm niệm tổn diệt không có tăng trưởng, như nướcdốc trên núi không thể đứng dừng, cũng như sương móc banmai thế chẳng còn lâu, như người tù bị dắt ra chợ mỗibước gần đến chỗ chết, như dắt bò dê đến chỗ hàngthịt.
_ BạchThế Tôn ! Người trí quán sát niệm niệm diệt như thế nào?
NầyThiện Nam Tử ! Như bốn người đều có tài bắn giỏi họpnhau ở một chỗ, mỗi người riêng bắn qua một hướng đồngnghĩ rằng bốn mũi tên của chúng tôi đồng thời bắn rađồng thời rơi xuống. Lại có một người nghĩ rằng lúcbốn mũi tên nầy chưa rơi xuống, trong một lúc tôi có thểdùng tay bắt lấy.
NầyThiện Nam Tử ! Đáng gọi người nầy là mau lẹ chăng ?
_ BạchThế Tôn ! Người nầy thật mau lẹ.
_ NầyThiện Nam Tử ! Địa Hành quỉ còn lẹ hơn người nầy. PhiHành quỉ lại mau hơn Địa Hành quỉ. Tứ Thiên Vương mauhơn Phi Hành quỉ. Nhựt Nguyệt Thần Thiên mau hơn TứThiên Vương. Hành Kiên Tật Thiên mau hơn Nhựt Nguyệt Thiên.Thọ mạng của chúng sanh lại mau hơn Kiên Tật Thiên.
NầyThiện Nam Tử ! Một hơi thở một nháy mắt, thọ mạng củachúng sanh có bốn trăm lần sanh diệt. Nếu có thể quán sátthọ mạng như vậy thời gọi là có thể quán niệm niệmdiệt.
NầyThiện Nam Tử ! Người trí quán sát thọ mạng thuộc nơi vuachết, nếu tôi lìa được vua chết nầy thời dứt hẳn đượcthọ mạng vô thường. Lại nên quán sát thọ mạng nầy nhưcây to bên bờ sông lở, như người phạm tội lúc bị xửtử không ai xót thương, như lúc Sư Tử Vương quá đói, nhưlúc rắn độc hớp gió to, như lúc ngựa khát nươc nó giữgìn nước, như lúc đại ác quỉ phát sân, vua chết của chúngsanh cũng dữ độc như vậy.
Ngườitrí nếu có thể quán sát như vậy thời gọi là tu tập tưtưởng.
NầyThiện Nam Tử ! Người trí lại nên quán sát rằng naytôi xuất gia dầu thọ mạng chỉ có bảy ngày bảy đêm, trongthời gian ấy tôi sẽ tinh tấn tu hành giữ gìn cấm giới,thuyết pháp giáo hóa lợi ích chúng sanh, đây là người trítu tập tư tưởng.
Lạivì bảy ngày bảy đêm còn là nhiều, nếu được sáu ngày,hoặc năm ngày, bốn ngày, ba ngày, hai ngày, một ngày, mộtgiờ, nhẫn đến trong khoảng một hơi thở ra vào, trong thờigian nầy tôi sẽ tinh tấn tu hành, giữ gìn cấm giới, thuyếtpháp giáo hóa lợi ích chúng sanh. Đây gọi là người tríkhéo tu tập tư tưởng.
Ngườitrí có đủ sáu pháp quán tưởng trên đây có thể làm nhơncho bảy pháp quán tưởng. Đây là bảy pháp quán tưởng :Một là quán tưởng thường tu tập, hai là quán tưởng thíchtu tập, ba là quán tưởng không sân hận, bốn là quán tưởngkhông tật đố, năm là quán tưởng phát nguyện lành, sáulà quán tưởng không kiêu mạn, bảy là quán tưởng tam muộitự tại.
NầyThiện Nam Tử ! Nếu có Tỳ Kheo nào có đủ bảy pháp quántưởng nầy, thời gọi là Sa Môn, là Bà La Môn, là tịch tịnh,là tịnh khiết, là giải thoát, là người trí, là chánh kiến,là đáo bĩ ngạn, là đại Y Vương, là đại thương chủ,là hiểu rõ pháp bí mật của Như Lai, là biết bảy thứ lờinói của chư Phật , là tri kiến chơn chánh, dứt được nhữnglưới nghi trong bảy thứ lời nói của chư Phật.
NầyThiện Nam Tử ! Nếu người nào có đủ sáu pháp quán tưởngnhư trên, nên biết rằng người đó có thể quở trách bacõi, xa lìa ba cõi, dứt trừ ba cõi, chẳng ưa đắm ba cõi.Đây gọi là người trí có đủ mười pháp quán tưởng.
NếuTỳ Kheo nào có đủ mười pháp quán tưởng nầy thời đángđược gọi là tướng Sa Môn.
Lúcđó Ca Diếp Bồ Tát liền ở trước Phật nói kệ tán thán:
ĐấngĐại Y Vương thương thế gian, Thân và trí huệ đều tịchtịnh, Trong pháp vô ngã có chơn ngã, Nên tôi kỉnh lễ VôThượng Tôn. Phát tâm và rốt ráo không sai khác, Hai tâmnầy tâm trước khó hơn, Mình chưa được độ, độ ngườitrước, Nên tôi kỉnh lễ sơ phát tâm. Sơ tâm đã là ThầyTrời, người, Hơn bực Thanh Văn và Duyên Giác,
Pháttâm như vậy hơn ba cõi, Nên được gọi là Tối Vô Thượng.Trong đời phải cầu rồi mới được, Phật không chờ thỉnhmà làm Thầy, Phật theo thế gian như nghé con, Nên được gọilà đấng đại bi. Công đức của Phật khắp mười phương,Phàm phu vô trí chẳng thể khen, Nay tôi tán thán tâm từ bi,Để báo đáp hai nghiệp thân khẩu. Thế gian thường ưa tựlợi ích, Đức Phật trọn chẳng có như vậy, Dứt báo thếgian cho chúng sanh, Nên tôi kỉnh lễ Tự Tha Lợi, Người đờilàm lợi cho thân nhơn, Đức Phật lợi ích không thânthù, Phật không riêng biệt như người đời, Do đâytâm Phật thường bình đẳng . Người đời nói khác việclàm khác, Nói làm của Phật đều không sai, Phàm chỗtu hành xả các hạnh, Do đây được gọi là Như Lai. Trướcđã rõ biết lỗi phiền não, Thị hiện ở đó vì chúng sanh,Từ lâu đã giải thoát thế gian, Vì từ bi mà ở sanh tử.
Dầuhiện thân trời cùng thân người, Từ bi theo dõi như nghécon, Đức Phật là mẹ của chúng sanh, Từ tâm chính là nghécon nhỏ. Tự chịu khổ não vì chúng sanh. Do xót thương nênlòng chẳng hối. Quá xót thương mà chẳng biết khổ, nêntôi cúi lạy đấng cứu khổ. Đức Phật dầu làm vô lượngphước, Nhưng thân khẩu ý thường thanh tịnh, Thường vìchúng sanh chẳng vì mình, Nên tôi kỉnh lễ nghiệp thanh tịnh.Đức Phật chịu khổ chẳng biết khổ, Thấy người chịukhổ như mình khổ, Dầu vì chúng sanh ở địa ngục, Chẳngcó niệm khổ và ăn năn. Chúng sanh chịu khổ đều khác nhau,Mà Như Lai một mình chịu khổ, Biết rồi tâm Phật càng kiêncố, Do đây siêng tu đạo vô thượng. Phật đủ tâm đạitừ duy nhứt, Thương xót chúng sanh xem như con, Chúng sanh chẳngbiết Phật cứu mình, Nên hủy báng Phật cùng Pháp, Tăng.Thế gian có đủ những phiền não, Cũng có vô lượng nhữnglỗi ác, Phiền não và tội lỗi như vậy, Lúc sơ phát tâmđã dứt trừ. Chư Phật mới tán thán được Phật, NgoàiPhật không ai tán thán được, Nay tôi chỉ tán thán một điều,Là tâm đại từ thương thế gian. Từ tâm của Phật là pháplớn, Từ tâm nầy độ được chúng sanh, Chính đây là vôthượng giải thoát, Giải thoát nầy là Đại Niết Bàn.