- 01. Phẩm Tự
- 02. Phẩm Thuần Đà
- 03. Phẩm Ai Thán
- 04. Phẩm Trường Thọ
- 05. Phẩm Kim Cang Thân
- 06. Phẩm Danh Tự Công Đức
- 07. Phẩm Tứ Tướng
- 08. Phẩm Tứ Y
- 09. Phẩm Tà Chánh
- 10. Phẩm Tứ Đế
- 11. Phẩm Tứ Đảo
- 12. Phẩm Như Lai Tánh
- 13. Phẩm Văn Tự
- 14. Phẩm Điểu Dụ
- 15. Phẩm Nguyệt Dụ
- 16. Phẩm Bồ Tát
- 17. Phẩm Đại Chúng Vấn
- 18. Phẩm Hiện Bịnh
- 19. Phẩm Thánh Hạnh
- 20. Phẩm Phạm Hạnh
- 21. Phẩm Anh Nhi Hạnh
- 22. Phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát
- 23. Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát
- 24. Phẩm Ca Diếp Bồ Tát
- 25. Phẩm Kiều Trần Như
- 26. Phẩm Di Giáo
- 27. Phẩm Ứng Tận Hườn Nguyên
- 28. Phẩm Trà Tỳ
- 29. Phẩm Cúng Dường Xá Lợi
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990
PHẨMCA DIẾP BỒ TÁT
THỨHAI MƯƠI BỐN
Trang02
Trongkhế kinh ta nói thân của Như Lai có hai thứ : Một là sanhthân, hai là pháp thân. Sanh thân là thân phương tiện ứnghóa. Thân nầy có thể nói là sanh già bịnh chết, cao thấpđen trắng, là đây là kia là học là vô học. Các đệ tửcủa ta nghe lời nầy chẳng hiểu được ý của ta bèn chorằng đức Như Lai quyết định nói thân Phật là pháp hữuvi. Pháp thân là thường lạc ngã tịnh, lìa hẳn tất cảsanh già bịnh chết, chẳng phải trắng đen, chẳng phải caothấp, chẳng phải đây kia, chẳng phải học vô học, Phậtra đời hoặc chẳng ra đời vẫn thường trụ chẳng độngkhông biến đổi. Các đệ tử của ta nghe lời nầy chẳnghiểu được ý của ta, bèn cho rằng đức Như lai quyết địnhnói thân Phật là pháp vô vi.
NầyThiện Nam Tử ! Trong khế kinh ta nói mười hai nhơn duyên :Từ vô minh sanh ra hành, từ hành sanh ra thức, từ thức sanhra danh sắc, từ danh sắc sanh ra lục nhập, từ lục nhậpsanh ra xúc, từ xúc sanh ra thọ, từ thọ sanh ra ái, từ áisanh ra thủ, từ thủ sanh ra hữu, từ hữu sanh ra sanh, từsanh thời có già chết buồn khổ. Các đệ tử của ta nghelời nầy chẳng hiểu được ý của ta bèn nói rằng đứcNhư Lai nói mười hai nhơn duyên quyết định là hữuvi.
Lạimột ngày kia ta bảo các Tỳ Kheo rằng mười hai nhơn duyêntánh tướng là thường trụ không luận có Phật hay khôngPhật. Có mười hai duyên chẳng từ duyên sanh, có từ duyênsanh chẳng phải mười hai duyên, có từ duyên sanh cũng làmười hai duyên, có chẳng phải duyên sanh mà cũng chẳng phảilà mười hai duyên.
Cómười hai duyên chẳng phải là duyên sanh, chính là mười haichi đời vị lai. Có từ duyên sanh mà chẳng phải là mườihai chính là thân ngũ ấm của A La Hán. Có từ duyên sanh cũnglà mười hai duyên chính là thân ngũ ấm của phàm phu. Mườihai nhơn duyên chẳng phải là duyên sanh, chẳng phải mườihai duyên chính là hư không Niết Bàn.
Cácđệ tử của ta nghe lời nầy chẳng hiểu được ý của ta,bèn cho rằng đức Như Lai nói mười hai nhơn duyên quyết địnhlà vô vi.
NầyThiện Nam Tử ! Trong khế kinh ta nói tất cả chúng sanh tạonghiệp thiện ác, lúc chết, tứ đại nầy liền hư hoại.Người tạo nghiệp thuần thiện tâm thức liền đi lên, ngườitạo nghiệp thuần ác tâm thức liền đi xuống. Các đệ tửcủa ta nghe lời nầy chẳng hiểuđược ý của ta bèn cho rằng đức Như Lai nói tâm quyếtđịnh là thường trụ.
NầyThiện Nam Tử ! Một thuở kia ta nói với vua Tần Bà Ta La rằng: Nầy Đại vương ! Sắc là vô thường vì từ nhơn vô thườngmà sanh ra sắc. Nếu sắc đã từ nhơn vô thường mà sanh,người trí không bao giờ nói sắc là thường. Nếu sắc làthường lẽ ra chẳng hoại diệt sanh các khổ não. Nay thấysắc hoại diệt nên biết rằng sắc là vô thường. Như sắc,thọ tưởng hành thức cũng như vậy.
Cácđệ tử của ta nghe lời nầy chẳng hiểu được ý của tabèn cho rằng đức Như Lai nói tâm quyết định đoạn diệt.
NầyThiện Nam Tử ! Trong khế kinh ta nói hàng đệ tử lãnh thọnhững hoa hương vàng bạc vật báu vợ con tôi tớ, tám vậtbất tịnh chứng được chánh đạo cũng chẳng rời bỏ nhữngvật ấy. Các đệ tử của ta nghe lời nầy chẳng hiểu đượcý của ta bèn cho rằng đức Như Lai nói hưởng thọ ngũ dụcchẳng chướng ngại thánh đạo.
Lạicó lúc ta nói người tại gia không thể chứng được chánhđạo. Hàng đệ tử của ta nghe lời nầy chẳng hiểu đượcý của ta bèn cho rằng đức Như Lai nói hưởng thọ ngũ dụcquyết định chướng ngại chánh đạo.
Trongkhế kinh ta nói xa lìa phiền não chưa được giải thoát nhưcõi dục tu tập pháp thế đệ nhứt. Các đệ tử của tanghe lời nầy chẳng hiểu được ý của ta bèn cho rằng đứcNhư Lai nói pháp thế đệ nhứt chỉ là cõi dục.
Trongkhế kinh ta lại nói noãn pháp, đảnh pháp, nhẫn pháp, thếđệ nhứt pháp thuộc nơi sơ thiền đến tứ thiền. Vớicác đệ tử của ta nghe lời nầy chẳng hiểu được ý củata bèn cho rằng đức Như Lai nói bốn pháp ấy thuộc nơi cõisắc. Trong khế kinh ta lại nói hàng ngoại đạo đã dứt đượcphiền não cõi tứ thiền tu tập noãn pháp đảnh pháp, nhẫnpháp, thế đệ nhứt pháp, quán tứ đế chứng quả A Na Hàm.Các đệ tử của ta nghe lời nầy chẳng hiểu được ý củata bèn cho rằng đức Như Lai nói thế đệ nhứt pháp thuộcnơi cõi vô sắc.
Trongkhế kinh ta từng nói trong bốn thứ bố thí có ba điều trongsạch : Một là thí chủ tin nhơn tin quả tin bố thí, ngườithọ chẳng tin nhơn, chẳng tin quả cùng bố thí, hai là thíchủ chẳng tin nhơn quả và bố thí, người thọ tin nhơn quảvà bố thí ; ba là thí chỉ và người thọ cả hai đều cólòng tin ; bốn là thí chủ và người thọ cả hai đều chẳngtin. Bốn thứ bố thí trên đây ba hạng ban đầu là trong sạch. Các đệ tử của ta nghe lời nầy chẳng hiểu được ý củata bèn cho rằng đức Như Lai nói bố thí chỉ thuộc nơi ý.
Cómột lúc kia ta lại nói rằng người bố thí lúc bố thí đemnăm việc ra bố thí : Một là bố thí sắc, hai là bố thísức lực, ba là bố thí an ổn, bốn là bố thí mạng sống,năm là bố thí biện tài, do nhơn duyên nầy nên thí chủ trởlại được năm quả báo. Các đệ tử của ta nghe lời nầychẳng hiểu được ý của ta bèn cho rằng đức Phật nóibố thí tức là năm ấm.
Cómột lúc ta nói rằng : Niết Bàn tức là viễn ly, phiền nãodứt hẳn không còn thừa sót, như đèn đã tắt, không cònpháp gì sanh trở lại, Niết Bàn cũng như vậy.
Nóihư không đó tức là không chỗ có, như trong đời gọi chỗkhông có là hư không, chẳng phải do trí dứt mới không chỗcó. Nếu hư không là có lẽ ra phải có nhơn duyên nếu đãcó nhơn duyên lẽ ra phải có dứt diệt, bởi hư không vốnlà không nên không có dứt diệt. Các đệ tử của tanghe lời nầy chẳng hiểu được ý của ta bèn cho rằng đứcPhật nói không có ba pháp vô vi.
Mộtlúc kia ta bảo Mục Kiền Liên rằng luận về Niết Bàn tứclà chương cú, tức là dấu vết, tức là chỗ rốt ráo, làchỗ vô sở úy, là bực đại sư, là đại quả, là trí rốtráo, là đại nhẫn, là vô ngại tam muội, là đại pháp giới,là cam lộ vị, là khó thấy biết. Nầy Mục Kiền Liên ! Nếunói rằng không Niết Bàn, tại sao có người sanh lòng hủybáng Niết Bàn lại phải đọa địa ngục. Các đệ tử củata nghe lời nầy chẳng hiểu được ý của ta bèn cho rằngđức Như Lai nói có Niết Bàn.
Lạimột lúc kia ta bảo Mục Kiền Liên rằng nhãn căn chẳng bềnchắc nhẫn đến thân cũng chẳng bền chắc. Vì chẳng bền chắc nên gọi là hư không. Ăn nuốt xuống rồi xoay chuyểntiêu hóa. Tất cả âm thanh đều gọi là hư không. Các đệtử của ta nghe lời nầy chẳng hiểu ý của ta bèn cho rằngđức Như Lai quyết định nói có hư không vô vi.
Talại bảo Mục Kiền Liên có người chưa được quả Tu ĐàHoàn, lúc trụ nơi nhẫn pháp, dứt vô lượng quả báo trongba đường dữ, nên biết rằng chẳng phải trừ nơi trí màdứt diệt. Các đệ tử của ta nghe lời nầy chẳng hiểuý của ta, bèn cho rằng đức Như Lai quyết định nói có chẳngphải do trí mà dứt diệt. Lại một lúc kia ta nói với TỳKheo Bạt Ba nếu Tỳ Kheo quán nơi sắc : Hoặc quá khứ, vịlai, hiện tại, hoặc gần hoặc xa, hoặc thô hoặc tế, nhữngsắc như vậy chẳng phải là ngã chẳng phải ngã sở : Quánnhư vậy có thể dứt được lòng tham ái nơi sắc, _ BạtBa bạch rằng : Thế nào gọi là sắc ?
_Ta đáp : Tứ đại gọi rằng sắc, thọ tưởng hành thứcbốn ấm nầy gọi là danh. Các đệ tử của ta nghe lời nầychẳng hiểu ý của ta bèn cho rằng đức Như Lai quyết địnhnói sắc là tứ đại.
NầyThiện Nam Tử ! Ta lại nói rằng như nhơn nơi mặt gương màcó bóng hình hiện ra, sắc cũng như vậy nhơn nơi tứ đạitạo thành. Chính là những thứ to, nhỏ, rít, trơn, xanh, vàng,đỏ, trắng, dài, vắn, vuông, tròn, cong , ngay, nhẹ, nặng,lạnh, nóng, đói khát, khói, mây , bụi mù, đây gọilà những sắc do tứ đại tạo thành dường như vang bóng.Các đệ tử của ta nghe lời nầy chẳng hiểu ý của ta bèncho rằng đức Như Lai nói có tứ đại thời có sắc do tứđại tạo thành, hoặc nói có tứ đại mà không có sắc.
NầyThiện Nam Tử ! Trước kia Phương Tử Bồ Đề nói rằng nếucó Tỳ Kheo trì giới lúc phát tâm ác, nên biết rằng lúcđó mất giới Tỳ Kheo. Ta nghe lời nầy bèn bảo rằng : NầyPhương Tử ! Giới có bảy thứ từ nơi thân và miệng màcó vô tác biểu sắc. Do nhơn duyên vô tác biểu sắc nầynên dầu tâm của Tỳ Kheo ở trong ác vô ký nhưng chẳng gọilà mất giới, vẫn còn gọi là trì giới. Các đệ tửcủa ta nghe lời nầy chẳng hiểu ý của ta bèn cho rằng đứcPhật nói có vô tác biểu sắc.
NầyThiện Nam Tử ! Trong các kinh khác ta có nói rằng giới chínhlà ngăn chế pháp ác, nếu chẳng làm ác đây gọi là trìgiới. Các đệ tử của ta nghe lời nầy chẳng hiểu ý củata bèn xướng rằng đức Như Lai quyết định nói không cóvô tác biểu sắc.
NầyThiện Nam Tử ! Trong khế kinh ta từng nói sắc ấm của thánhnhơn nhẫn đến thức ấm đều là do vô minh sanh ra. Tất cảphàm phu cũng như vậy, từ vô minh sanh ra ái, nên biết rằngái nầy chính là vô minh, từ ái sanh ra thủ, nên biết rằngthủ nầy chính là vô minh ái. Tù thủ sanh ra hữu, hữu nầychính là vô minh ái thủ. Từ hữu sanh ra thọ, nên biết rằngthọ nầy chính là hành hữu. Từ nơi thọ sanh ra danh sắc,vô minh ái, thủ, hữu, hành, thọ, xúc, thức, lục, nhập v.v…do đây nên thọ chính là mười hai chi. Các đệ tử của tanghe lời nầy chẳng hiểu ý của ta bèn cho rằng đức NhưLai nói không có tâm sở.
NầyThiện Nam Tử ! Trong khế kinh ta từng nói từ nơi nhãn, sắc,minh và ác dục, do bốn thứ nầy làm nhơn duyên sanh ra nhãnthức. Ác dục trong đây chính là vô minh, lúc dục cầu thờigọi là ái, do ái mà có thủ, thủ đây gọi là nghiệp, nghiệplàm duyên cho thức, thức làm duyên cho danh sắc, danh sắc làmduyên cho lục nhập, lục nhập làm duyên cho xúc, xúc làm duyêncho tưởng thọ ái, tín, tinh tấn định và huệ, những phápnầy nhơn nơi xúc mà sanh nhưng chẳng phải là xúc. Các đệtử của ta nghe lời nầy chẳng hiểu ý của ta bèn cho rằngđức Như Lai nói có tâm sở.
NầyThiện Nam Tử ! Hoặc có lúc ta nói chỉ có một cỏi, hoặcnói hai ba bốn năm sáu mười tám chín nhẫn đến hai mươilăm cõi. Các đệ tử của ta nghe lời nầy chẳng hiểu ýcủa ta bèn cho rằng đức Như Lai nói có năm cõi, hoặc nóicó sáu cõi.
NầyThiện Nam Tử ! Ngày trước lúc ở nơi rừng Ni Câu Đàtại thành Ca Tỳ La Vệ, Thích Ma Nam bạch với ta rằng : ThếTôn sao gọi là Ưu Bà Tắc ? Ta nói : Nếu có Thiện nam tử hoặc Thiện nữ nhơn nào căn thân đầy đủthọ ba pháp quy y thời gọi là Ưu Bà Tắc. Thích Ma Nam lạihỏi : Thế Tôn sao gọi là nhứt phần Ưu Bà Tắc ? Ta nói: Nếu thọ ba pháp quy y và thọ một giới thời gọi là nhứtphần Ưu Bà Tắc. Các đệ tử của ta nghe lời nầy chẳnghiểu ý của ta bèn cho rằng đức Như Lai nói Ưu Bà Tắc đượcthọ từ phần.
Lạimột lúc kia ta ở bên sông Hằng, Ca Chiên Diên đến bạchvới ta rằng : Thế Tôn ! Tôi giáo hoá chúng sanh khiến họthọ pháp bát quan trai : Hoặc một ngày, hoặc một đêm, hoặcmột giờ, hoặc một niệm, những người nầy đượcthành trai pháp chăng ? Ta nói : Này Ca Chiên Diên, những ngườinầy chỉ được điều lành mà chẳng được gọi là đượctrai pháp. Các đệ tử của ta nghe lời nầy chẳng hiểu ýcủa ta bèn nói rằng đức Như Lai nói pháp bát quan trai thọđủ mới được.
Trongkhế kinh ta từng nói rằng nếu có Tỳ Kheo đã phạm bốntội trọng thời chẳng gọi là Tỳ Kheo, gọi là phá Tỳ Kheo,hư mất Tỳ Kheo chẳng còn có thể sanh chủng tử pháp lành,như hột giống đã cháy chẳng còn mọc mầm sanh bông trái, như cây đa la nếu ngọn đã bị đứt thời chẳng còn sanhtrái. Các đệ tử của ta nghe lời nầy chẳng hiểu ý củata bèn cho rằng đức Như Lai nói các Tỳ Kheo phạm giới trọngrồi bèn mất giới Tỳ Kheo.
Trongkhế kinh , ta vì Thuần Đà mà nói bốn hạng Tỳ Kheo : Mộtlà hạng rốt ráo đến chánh đạo, hai là hạng chỉ bày chánhđạo, ba là hạng lãnh thọ chánh đạo, bốn là hạng nhiễmô chánh đạo. Người phạm bốn tội trọng là hạng nhiễmô chánh đạo. Các đệ tử của ta nghe lời nầy chẳng hiểuý của ta bèn cho rằng đức Như Lai nói các Tỳ Kheo đã phạmbốn tội trọng chẳng mất giới.
Trongkhế kinh ta bảo các Tỳ Kheo có nhứt thừa, nhứt đạo, nhứthạnh, nhứt duyên, bốn pháp nầy có thể làm cho chúng sanhđược đại tịch tịnh, dứt hẳn tất cả sự ràng buộcsầu khổ, khổ quả cùng khổ nhơn, làm cho tất cả chúngsanh đến nơi nhứt thừa. Các đệ tử của ta nghe lời nầychẳng hiểu ý của ta bèn cho rằng đức Như Lai nói Tu ĐàHoàn nhẫn đến A La Hán đều được Phật đạo.
NầyThiện Nam Tử ! Trong khế kinh ta nói Tu Đà Hoàn bảy lần sanhqua lại trong nhơn gian cùng cõi trời, bèn chứng A La Hán nhậpNiết Bàn. Tư Đà Hàm một lần sanh trong nhơn gian và cõi trờibèn nhập Niết Bàn. A Na Hàm phàm có năm hạng : Hoặc có trunggian nhập Niết Bàn nhẫn đến thượng lưu nhập Niết bàn.A La Hán phàm có hai hạng : Một là hiện tại, hai là vị lai,hiện tại cũng dứt phiền não ngũ ấm, vị lai cũng dứt phiềnnão ngũ ấm. Các đệ tử của ta nghe lời nầy chẳng hiểuý của ta bèn cho rằng đức Như Lai nói Tu Đà Hoàn đến ALa Hán chẳng được Phật đạo.
Trongkhế kinh ta từng nói Phật tánh đủ có sáu điều : Một làthường, hai là thật, ba là chơn, bốn là thiện, năm là tịnh,sáu là có thể thấy. Các đệ tử của ta nghe lời nầy chẳnghiểu ý của ta bèn cho rằng đức Như Lai nói Phật tánh củachúng sanh rời ngoài chúng sanh mà có.
Talại nói Phật tánh của chúng sanh như hư không. Hư không chẳngphải quá khứ vị lai hiện tại, chẳng phải nội ngoại,chẳng phải sắc thinh hương vị xúc, Phật tánh cũng như vậy.Các đệ tử của ta nghe lời nầy chẳng hiểu ý của ta bèncho rằng đức Như Lai nói Phật tánh của chúng sanh rời ngoàichúng sanh mà có.
Talại nói Phật tánh của chúng sanh dường như kho châu báuẩn kín trong nhà của bần nữ, như Kim Cang bảo châu ẩn trêntrán của lực sĩ, như suối Cam Lộ của Chuyển Luân ThánhVương. Các đệ tử của ta nghe lời nầy chẳng hiểuý của ta bèn cho rằng đức Như Lai nói Phật tánh của chúngsanh rời ngoài chúng sanh mà có.
Talại nói hàng Nhứt Xiển Đề phạm bốn tội trọng, hủybáng kinh điển đại thừa, tạo tội ngũ nghịch đều cóPhật tánh. Những chúng sanh nầy đều không có pháp lành.Phật tánh là lành. Các đệ tử của ta nghe lời nầy chẳnghiểu ý của ta bèn cho rằng đức Như Lai nói Phật tánh củachúng sanh rời ngoài chúng sanh mà có.
Talại nói chúng sanh chính là Phật tánh, vì nếu rời chúngsanh thời chẳng được vô thượng Bồ Đề. Do đây nên tavì vua Ba Tư Nặc mà nói ví dụ rờ voi : Như bọn người mùnói hình dạng của voi, dầu chẳng trúng nhưng đều chẳngrời ngoài voi. Chúng sanh nói sắc, nói thọ tưởng hành thứclà Phật tánh cũng như vậy, dầu chẳng phải là Phật tánh nhưng chẳng phải rời Phật tánh. Như ta vì vua Ba Tư Nặcmà nói ví dụ ống không hầu Phật tánh cũng như vậy. Cácđệ tử của ta nghe lời nầy chẳng hiểu ý của ta bèn lậpra nhiều thuyết khác nhau, như người mù hỏi màu của sữa,Phật tánh cũng như vậy. Do cớ nầy, hoặc có người nóihàng Nhứt Xiển Đề phạm bốn tội trọng hủy báng kinh ĐạiThừa tạo tội ngũ nghịch đều có Phật tánh. Hoặc có ngườinói là không có Phật tánh.
Trongkhế kinh nhiều lần ta nói rằng một người xuất thế thờinhiều người được lợi ích. Trong một cõi nước khôngcó hai vua Chuyển Luân. Trong một thế giới không có hai đứcPhật xuất thế. Một tứ thiên hạ không có tám Tứ ThiênVương, nhẫn đến không có hai Tha Hoá Tự Tại Thiên. Ta nóitừ Diêm Phù Đề, dưới đến địa ngục A Tỳ, trên đếntrời Sắc Cứu cánh. Các đệ tử của ta nghe lời nầy chẳnghiểu ý của ta bèn cho rằng đức Như Lai nói không cóPhật mười phương. Thật ra trong các kinh Đại Thừa ta nóicó thập phương chư Phật.
NầyThiện Nam Tử ! Những điều tránh tụng như vậy là cảnhgiới của chư Phật chẳng phải hàng Thanh Văn Duyên Giác biếtđược. Nếu người nào đối với những việc nầy sanh lòngnghi còn có thể phá hoại được vô lượng phiền não. Nếungười nào ở trong những việc nầy sanh lòng quyết địnhthời gọi là chấp trước.
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật rằng : Thế nào là chấp trước?
_ NầyThiện Nam Tử ! Những người như vậy hoặc do người khácdạy bảo, hoặc nghe người khác nói, hoặc tự tìm kinh điển,với những điều ham thích chẳng thể buông bỏ đây gọilà chấp trước.
_ BạchThế Tôn ! Sự chấp trước nầy là thiện hay là bất thiện?
_ NầyThiện Nam Tử ! Sự chấp trước như vậy chẳng gọi là thiện,vì không thể phá hoại những lưới nghi.
_ BạchThế Tôn ! Những người nầy vốn tự chẳng nghi, sao lạinói rằng chẳng phá hoại lưới nghi ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Luận về người chẳng nghi chính là nghi.
_ BạchThế Tôn ! Nếu có người nói rằng bực Tu Đà Hoàn chẳngđọa ba ác đạo. Người nầy cũng nên gọi là chấp trước,là nghi.
_ NầyThiện Nam Tử ! Nên gọi là quyết định, mà chẳng đượcgọi là nghi. Tại sao vậy ? Nầy Thiện Nam Tử ! Như có ngườitrước kia thấy cây thấy người, về sau đi ban đêm từ xathấy gốc cây trụi, bèn nghi rằng đó là người hay là cây? Như người trước thấy Tỳ Kheo và Phạm Chí, lúc sau điđường từ xa thấy Tỳ Kheo bèn nghi rằng đó là Sa Môn haylà Phạm Chí ? Như người trước thấy bò và trâu, lúc sautừ xa thấy bò, bèn nghi rằng đó là bò hay trâu ?
NầyThiện Nam Tử ! Tấ cả chúng sanh trước thấy hai vật vềsau bèn sanh nghi, vì trong tâm họ chẳng nhận được rõ ràng.
Tacũng chẳng nói rằng bực tu Đà Hoàn có đọa ba đường áchay chẳng đọa ba đường ác, cớ gì người nầy lại sanhlòng nghi !
_ BạchThế Tôn ! Như Phật nói phải trước có thấy rồi sau mớinghi. Nhưng có người lúc chưa thấy hai vật cũng lại sanhnghi. Như đối với Niết Bàn. Như có người đi đường gặpdòng nước đục, trước kia chưa từng thấy mà cũng sanh nghirằng dòng nước nầy sâu hay cạn.
_ NầyThiện Nam Tử ! Luận về Niết Bàn chính là dứt khổ, chẳngphải là Niết Bàn thời chính là khổ. Tất cả chúng sanhthấy có khổ cùng chẳng phải khổ. Như thấy đói khát, lạnh nóng, giận mừng, bịnh gầy, an ổn, trẻ, già, sống chết,trói buộc, cởi mở, ân ái biệt ly, oán thù gặp gỡ, saukhi thấy những việc nầy, chúng sanh bèn nghi rằng sẽ cónhững gì xa lìa vĩnh viễn những sự khổ não nầy chăng ?Do đây nên chúng sanh đối với Niết Bàn mà sanh nghi.
Nếuông cho rằng người đó từ trước đến nay chưa từng thấydòng nước đục nầy sao lại sanh nghi. Lời nói nầy khôngđúng nghĩa, vì người đó ở nơi chỗ khác đã từng thấyrồi, nên ở nơi chỗ mới đến nầy mà sanh nghi.
_ BạchThế Tôn ! Người đó lúc trước thấy nước sâu cạn đãchẳng sanh nghi, nay cớ gì mà sanh nghi?
_ NầyThiện Nam Tử ! Vì trước kia chưa đi nên sanh nghi. Do đâynên ta nói rằng vì trong tâm họ chẳng nhận được rõ ràngnên sanh nghi.
_ BạchThế Tôn ! Như lời Phật nói nghi chính là chấp trước, chấptrước chính là nghi, đây là ngườ nào ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Là người dứt căn lành.
_ BạchThế Tôn ! Những hạng người nào có thể dứt căn lành.
_ NầyThiện Nam Tử ! Người thông minh lanh lợi có thể khéo phânbiệt, nếu xa lìa bạn lành chẳng nghe chánh pháp, chẳng khéotư duy, chẳng thật hành đúng pháp, người nầy có thể dứtcăn lành.
Ngườithông minh nầy vì thiếu bốn điều trên mà tự suy nghĩ rằng: Không có vật bố thí, vì người thí là rời bỏ của cải,nếu bố thí mà có quả báo, thời thí chủ phải thườngnghèo cùng, vì nhơn cùng quả giống nhau. Do suy nghĩ nhữngviệc như vậy nên người nầy nói rằng không nhơn không quả.Nếu nói không nhơn không quả như vậy thời gọi là dứtcăn lành.
Ngườithông minh nầy lại suy nghĩ rằng : Thí chủ, người thọ vàtài vật đều là vô thường biến đổi, nếu không biếnđổi sao lại nói rằng đây là thí chủ, đây là người thọ,đây là của cải, nếu không người thọ sao lại được quảbáo, do nghĩa nầy nên biết rằng không nhơn không quả. Nếunói không nhơn không quả như vậy thời gọi là dứt căn lành.
Ngườithông minh nầy lại suy nghĩ rằng : Lúc thí chủ bố thí cónăm sự bố thí : Người thọ thí khi lãnh được của cảirồi hoặc làm lành, hoặc làm điều chẳng lành, mà thí chủnầy cũng chẳng mắc phải quả báo lành hay chẳng lành, nhưtrong đời từ hột sanh ra trái, rồi từ trái trở lại cóhột. Nhơn chính là thí chủ, quả chính là người thọ, màngười thọ nầy không thể đem điều thiện, điều bất thiệncủa mình đã làm khiến cho thí chủ được quả báo thiệncùng bất thiện, do nghĩa nầy nên không nhơn không quả. Nếunói không nhơn không quả như vậy, nên biết người nầy cóthể dứt căn lành.
Ngườithông minh nầy lại suy nghĩ rằng : Không có vật bố thí,vì vật bố thí là vô ký, đã là vô ký thời đâu có quảbáo lành, không quả báo lành tức là vô ký, của vật nếulà vô ký nên biết rằng không có quả báo thiện ác, nênkhông có sự bố thí không nhơn không quả. Nếu nói rằngkhông nhơn không quả như vậy phải biết người nầy có thểdứt căn lành.
Ngườithông minh nầy lại suy nghĩ rằng : Người bố thí do nơi ý,ý nầy chẳng phải là sắc pháp, không thể thấy không đốitượng, đã chẳng phải là sắc pháp thời đâu có thể bốthí, do đây nên không có sự bố thí không nhơn không quả.Nếu nói không nhơn không quả như vậy, phải biết rằng ngườinầy có thể dứt căn lành.
Ngườithông minh lại suy nghĩ rằng : Nếu thí chủ cúng thí cho tượngPhật, tượng chư Thiên cho cha mẹ đã qua đời, như vậy làcó người thí mà không người thọ, nếu không người thọthời lẽ ra không quả báo, nếu không quả báo thời là khôngnhơn, nếu đã không nhơn thời là không quả. Nếu nói khôngnhơn quả như vậy, phải biết rằng người nầy có thể dứtcăn lành.
Ngườithông minh nầy lại suy nghĩ rằng : Không cha không mẹ. Nếunói cha mẹ là nhơn sanh ra chúng sanh, đúng lý phải thườngsanh không có đoạn tuyệt, vì nhơn là thường có, nhưng chẳngthường sanh, do đây nên biết rằng không có cha mẹ. Ngườinầy lại nghĩ rằng : Không cha không mẹ. Vì nếu thân chúngsanh do cha mẹ mà có, lẽ ra một người phải đủ cả haicăn nam nữ, nhưng sự thật không có đủ, do đây biết rằngchúng sanh chẳng phải do cha mẹ mà có. Người nầy lạinghĩ rằng chẳng phải do cha mẹ mà có ra chúng sanh, vì chínhmắt họ thấy chúng sanh chẳng giống với cha mẹ, nghĩa làthân hình diện mạo tâm tánh đi đứng cử động chẳng giốngvới cha mẹ, nên cha mẹ chẳng phải là nhơn sanh ra chúng sanh.Người nầy lại nghĩ rằng trong đời có bốn thứ không có: Một là chưa sanh gọi là không có, như lúc còn là viên đấtsét thời chưa có công dụng của cái bình ; hai là đã diệtmất gọi là không có, như cái bình đã bể hư thời gọilà không có ; ba là riêng khác nhau nên lẫn không có, như trongbò không có ngựa trong ngựa không có bò ; bốn là rốt ráogọi là không có, như sừng thỏ lông rùa. Cha mẹ cũng đồngnhư bốn thứ không có nầy. Nếu nói cha mẹ là nhơn có rachúng sanh, lúc cha mẹ chết đứa con bất tất cũng chết,do đây nên cha mẹ chẳng phải là nhơn sanh ra chúng sanh. Ngườinầy lại nghĩ rằng : Nếu nói cha mẹ là nhơn sanh ra chúngsanh, lẽ ra nhơn nơi cha mẹ thường sanh ra chúng sanh, nhưnglại có hóa sanh và thấp sanh, do đây nên biết chẳng phảinhơn nơi cha mẹ sanh ra chúng sanh. Người nầy lại nghĩ rằng: Tự có chúng sanh chẳng phải nhơn nơi cha mẹ mà đượcsanh trưởng như chim công nghe tiếng sấm nổ mà có trứng,như chim thanh tước uống nước mắt của chim tước trốngmà có trứng, như chim cộng mạng thấy chim trống múa bèncó trứng. Người nầy lúc suy nghĩ những điều trên đâynếu chẳng gặp được bực thiện tri thức khai thị, phảibiết rằng người nầy có thể dứt căn lành.
Ngườithông minh nầy lại nghĩ rằng : Trong đời không có quả thiệnác, vì có những chúng sanh tu tập đủ mười điều lành,ưa thật hành bố thí siêng làm công đức, mà những ngườinầy cũng lại bị các bịnh tật nhóm trên thân, hoặc chếtyểu, hoặc mất của, hoặc nhiều sự lo khổ. Cũng có nhữngngười tạo đủ mười điều dữ, tham lam bỏn xẻn tật đốgiải đãi, mà lại mạnh khỏe sống lâu, hoặc giàu cókhông sầu khổ, do đây nên biết rằng không có quả thiệnác. Người nầy lại nghĩ rằng : Tôi cũng từng nghe các thánhnhơn nói có người tu tập pháp lành khi chết bị đọa trongba đường dữ. Có người làm điều ác khi chết sanh trongloài người trên trời, do đây nên biết rằng không quả thiệnác. Người nầy lại nghĩ rằng : Các thánh nhơn nói hai thuyết: Hoặc nói sát sanh được quả báo lành, hoặc nói sátsanh mắc quả báo dữ. Thánh nhơn còn nói bất định, tạisao tôi lại nói quyết định, do đây nên biết không có quảthiện ác.
Ngườithông minh nầy lại nghĩ rằng : Trong đời không có thánh nhơn,vì nếu nói là thánh nhơn thời phải chứng được thánh đạo.Tất cả chúng sanh lúc có đủ phiền não tu hành chánh đạo,nên biết rằng người nầy đồng thời đủ có phiền nãovà chánh đạo. Nếu đồng thời có thời chánh đạo chẳng phá được kiết sử. Nếu không phiền não mà tu hành chánhđạo, thời chánh đạo ấy dùng làm gì ? Do đây nên ngườiđủ phiền não thời chánh đạo chẳng thể phá hoại được,người không phiền não thời chánh đạo lại vô dụng. Dođây nên biết trong đời không có bực thánh nhơn.
Ngườithông minh nầy lại nghĩ rằng : Vô minh làm duyên cho hành,nhẫn đến sanh làm duyên cho lão tử, mười hai nhơn duyênnầy tất cả chúng sanh đồng có. Tám thánh đạo tánhnó bình đẳng cũng như vậy, lúc một người được, thờitất cả người lẽ ra cũng được, lúc một người tu hànhlẽ ra tất cả khổ đều diệt, vì phiền não bình đẳng.Mà nay chẳng đồng chứng đặng, do đây nên biết rằng khôngcó chánh đạo.
Ngườithông minh nầy lại nghĩ rằng : Các thánh nhơn đều có nhữngpháp đồng với phàm phu, như là uống ăn, đi đứng ngồinằm, ngủ nghỉ, vui cười, đói khát, lạnh nóng, lo buồnsợ sệt. Nếu đã đồng với phàm phu có những việc nhưvậy, nên biết rằng bực thánh nhơn chẳng chứng được thánhđạo, nếu đã được thánh đạo lẽ ra phải dứt hẳn nhữngviệc như vậy. Những việc như vậy nếu đã chẳng dứt,do đây nên biết rằng không thánh đạo.
Ngườithông minh nầy lại nghĩ rằng : Thánh nhơn có thân thọ vuingũ dục, cũng mắng nhiếc đánh đập người, cũng tật đốkiêu mạn thọ những sự khổ vui, tạo nghiệp thiện ác, dođây nên biết rằng không có thánh nhơn. Nếu có chánh đạolẽ ra đã dứt những việc nầy, nếu những việc nầy chẳngdứt nên biết rằng không chánh đạo.
Ngườithông minh nầy lại nghĩ rằng : Người nhiều lòng từ mẫngọi là thánh nhơn. Do nhơn duyên gì gọi là thánh nhơn ? Nhơnnơi thánh đạo mà gọi là thánh nhơn. Nếu tánh của thánhđạo là từ mẫn, thời nên thương xót tất cả chúng sanh,chẳng cần chờ tu hành rồi mới đặng. Nếu như không từmẫn cớ sao thánh nhơn chứng được thánh đạo lại hay từmẫn, do đây nên biết trong đời không có thánh đạo.
Ngườithông minh nầy lại nghĩ rằng : Tất cả tứ đại chẳng từnhơn duyên sanh. Chúng sanh đồng có tánh tứ đại nầy. Chẳngquán sát chúng sanh đáng đến bờ nầy, chẳng đáng đếnbờ kia, nếu là có thánh đạo, thời tánh của thánh đạolẽ ra cũng như vậy, nhưng nay chẳng phải như vậy, do đâynên biết rằng trong đời không có thánh nhơn.
Ngườithông minh nầy lại nghĩ rằng : Nếu các bực thánh nhơn cómột Niết Bàn thời nên biết rằng không có thánh nhơn. VìNiết Bàn là bất khả đắc. Pháp thường trụ là bất khảđắc chẳng thể lấy chẳng thể bỏ. Nếu các bực thánhnhơn có nhiều Niết Bàn thời là vô thường, vì là pháp cóthể đếm được. Niết Bàn nếu là một, lúc một ngườiđược thời lẽ ra tất cả đều được. Nếu Niết Bàn lànhiều thời là có chừng ngằn, nếu là có chừng ngằnthời đâu được gọi là thường trụ. Nếu nói rằng thểcủa Niết Bàn là một, mà người giải thoát là nhiều, nhưmột cây lọng là một mà cọng cánh lá nhiều, lời nói nầychẳng đúng nghĩa, vì mỗi người chứng đặng chẳng phảitất cả người chứng đặng, bởi có chừng ngằn lẽ ra làvô thường nếu đã là vô thường thời đâu được gọilà Niết Bàn. Nếu không có Niết Bàn thời ai là bực thánhnhơn ? Do đây nên biết rằng không có thánh nhơn.
Ngườithông minh nầy lại nghĩ rằng : Chánh đạo của thánh nhơnchẳng phải do nhơn duyên mà được. Nếu chánh đạo củathánh nhơn đã chẳng phải do nhơn duyên mà được, cớ saotất cả chúng sanh chẳng làm thánh nhơn. Nếu tất cả ngườichẳng phải là thánh nhơn, thời biết rằng không có thánhnhơn và không có thánh đạo.
Ngườithông minh lại nghĩ rằng : Thánh nhơn nói có hai nhơn duyênđược chánh kiến : Một là nghe người khác thuyết pháp,hai là tự mình tư duy. Hai nhơn duyên nầy đã từ duyên sanh,thời duyên nầy lại từ duyên khác mà sanh, xoay vần mãi nhưvậy thành ra có lỗi vô cùng. Nếu hai nhơn duyên nầy chẳngtừ duyên sanh, thời tất cả chúng sanh do cớ gì mà chẳngđều được.
Lúcngười thông minh nầy suy nghĩ những điều như trên thờicó thể dứt mất căn lành.
NầyThiện Nam Tử ! Nếu có chúng sanh nào chấp chặt những điềukhông nhơn không quả như vậy người nầy có thể dứt mấtnăm căn: Tín, tấn, niệm, định và huệ. Người dứt mấtcăn lành chẳng phải là người hạ liệt, ngu độn, cũng chẳngphải chư thiên, chẳng phải ba ác đạo. Người phá Tăng cũngnhư vậy.
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật rằng : Thế Tôn ! Người như vậy,lúc nào sẽ có thể sanh căn lành trở lại.
_ NầyThiện Nam Tử ! Người nầy có hai lúc sanh căn lành trở lại: Lúc mới vào địa ngục và lúc ra khỏi địa ngục.
NầyThiện Nam Tử ! Căn lành có ba thứ : Quá khứ, hiện tại vàvị lai. Nếu là quá khứ thời tánh nó tự diệt, dầu nhơndiệt nhưng quả báo chưa thục nên chẳng gọi là dứt quảquá khứ. Vì dứt nhơn lành ba đời nên gọi là dứtmất.
_ BạchThế Tôn ! Nếu dứt nhơn lành ba đời mà gọi là mất cănlành, người dứt căn lành vẫn có Phật tánh, Phật tánh nầylà quá khứ, là hiện tại, là vị lai, hay là khắp cả bađời ? Nếu là quá khứ thế nào gọi là thường. Phật tánhlà thường trụ nên biết rằng không phải là quá khứ. Nếulà vị lai thế nào gọi là thường ? Cớ sao Phật nói rằngtất cả chúng sanh quyết định sẽ được ? Nếu quyết địnhđược thời sao lại nói rằng dứt mất ? Nếu là hiện tạisao lại là thường ? Cớ sao lại nói rằng quyết định cóthể thấy ?
ĐứcNhư Lai cũng nói rằng Phật tánh cũng có sáu : Một là thường,hai là chơn, ba là thật, bốn là thiện, năm là tịnh, sáulà có thể thấy. Nếu người dứt mất thiện căn mà có Phậttánh thời chẳng được gọi là dứt mất căn lành. Nếu khôngcó Phật tánh sao lại nói rằng tất cả chúng sanh đều cóPhật tánh. Nếu nói rằng Phật tánh cũng có, cũng dứt, thếnào đức Như Lai lại nói Phật tánh là thường trụ ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Đức Như Lai vì chúng sanh nên có ba thứ giảiđáp : Một là đáp quyết định, hai là phân biệt mà đáp,ba là theo lời hỏi mà đáp, bốn là yên lặng mà đáp.
Thếnào là quyết định đáp ? Nếu có ai hỏi rằng nghiệp áccảm quả lành hay quả chẳng lành ? Thời nêu quyết địnhđáp rằng cảm quả chẳng lành. Hỏi thiện nghiệp cũng đápnhư vậy . Nếu hỏi đức Như Lai có phải là bực nhứt thiếttrí chăng ? Thời nên quyết định đáp rằng là bực nhứtthiết trí. Nếu hỏi Phật pháp là thanh tịnh chăng ?Thời nên quyết định đáp rằng là thanh tịnh. Nếu hỏiđệ tử của Phật có ăn ở đúng như pháp chăng ? Thời nênquyết định đáp rằng có đúng như pháp mà ở. Đây gọilà quyết định đáp.
Thếnào là phân biệt mà đáp ? _ Như đức Phật giảng nói bốnchơn đế. _ Thế nào là bốn ? _ Là khổ tập diệt đạo._ Sao gọi rằng khổ đế ? _ Vì có tám điều khổ nên gọilà khổ đế. _ Thế nào là tập đế ? _ Vì là nhơn của ngũấm nên gọi là tập đế. _ Thế nào là diệt đến ? _ Vìđã dứt hẳn tham sân si nên gọi là diệt đế. _ Thế nàolà đạo đế ? _ Ba mươi bảy pháp trợ đạo gọi đó làđạo đế. Đây gọi là phân biệt mà giải đáp.
Thếnào là theo lời hỏi mà đáp ? Hỏi rằng đức Thế Tôn nóinhững pháp gì là vô thường ? _ Đáp rằng đức Như Lai nóipháp hữu vi là vô thường. Vô ngã cũng như vậy. _ Hỏirằng đức Thế Tôn vì những pháp gì mà nói tất cả đốtcháy ? _ Đáp rằng đức Như Lai vì tham, sân, si mà nói tấtcả đốt cháy.
NầyThiện Nam Tử ! Đức Như Lai có mười trí lực, bốn vô sởúy, ba niệm xứ, Đại Từ Đại Bi, Thủ Lăng Nghiêm v.v…támmuôn ức môn Tam Muội, ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp,năm trí ấn v.v… ba muôn năm ngàn môn Tam Muội, Kim Cang địnhv.v…bốn ngàn hai trăm môn Tam Muội, vô lượng vô biên phươngtiện Tam Muội, những công đức trên đây là Phật tánh củaPhật. Phật tánh nầy có bảy điều : Thường, lạc, ngã,tịnh, chơn, thật và thiện. Đây gọi là phân biệt mà giảiđáp.
NầyThiện Nam Tử ! Phật tánh của Bồ Tát thân rốt sau cósáu điều : Thường, tịnh, chơn, thật, thiện và thiểu kiến.Đây gọi là phân biệt mà giải đáp.
Nhưtrước kia ông hỏi : Người dứt mất căn lành có Phật tánh.Người nầy cũng có Phật tánh của Như Lai, cũng có Phậttánh của Bồ Tát thân rốt sau. Hai Phật tánh nầy vì chướngngại vị lai nên được gọi là không, vì rốt ráo sẽ đượcnên gọi là có. Đây gọi là phân biệt mà đáp.
Phậttánh của Như Lai chẳng phải quá khứ, chẳng phải hiện tại,chẳng phải vị lai.
Phậttánh của Bồ Tát thân rốt sau là hiện tại và vị lai : Vìcó thể thấy phần ít nên gọi là hiện tại, vì chưa thấyđầy đủ nên gọi là vị lai.
ĐứcNhư Lai lúc chưa chứng được vô thượng Bồ Đề, về nhơnPhật tánh cũng là quá khứ, hiện tại và vị lai. Về quảPhật tánh thời chẳng như vậy : Có là ba đời, có chẳngphải ba đời.
Phậttánh của Bồ Tát thân rốt sau về nhơn cũng là ba đời, vềquả cũng như vậy. Đây gọi là phân biệt mà đáp.
Phậttánh của Cửu Trụ Bồ Tát có sáu điều : Thường, thiện,chơn, thật, tịnh, khả kiến. Nhơn Phật tánh cũng là ba đời,quả cũng như vậy. Đây gọi là phân biệt mà nói.
BátTrụ Bồ Tát xuống đến bực Lục Trụ, Phật tánh có nămđiều : Chơn, thật, tịnh, thiện và khả kiến. Nhơn Phậttánh cũng là ba đời, quả cũng như vậy. Đây gọi là phânbiệt mà đáp.
NgũTrụ Bồ Tát xuống đến bực Sơ Trụ, Phật tánh có năm điều: Chơn, thật, tịnh, khả kiến và thiện bất thiện.
NầyThiện Nam Tử ! Năm thứ Phật tánh, sáu thứ Phật tánh, bảythứ Phật tánh, người dứt mất căn lành quyết sẽ đượcnên gọi là có, đây gọi là phân biệt mà đáp.
Nếunói rằng người dứt mất căn lành quyết định có Phậttánh quyết định không Phật tánh. Đây gọi là yên lặngmà đáp.
_ BạchThế Tôn ! Tôi nghe rằng chẳng đáp mới gọi là yên lặngmà đáp. Nay cớ gì đức Như Lai đáp mà lại gọi là yênlặng đáp ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Ta cũng chẳng nói ra, để đó chẳng giảiđáp nên gọi là yên lặng mà đáp.
NầyThiện Nam Tử ! Yên lặng đáp như vậy lại có hai thứ : Mộtlà ngăn dứt, hai là chẳng chấp trước. Do nghĩa nầy nênđược gọi là yên lặng đáp.
_ BạchThế Tôn ! Như lời Phật nói, thế nào gọi rằng nhơn Phậttánh cũng là ba đời, quả cũng là ba đời, lại chẳng phảilà ba đời ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Ngũ ấm có hai thứ : Một là nhơn hai là quả.Nhơn ngũ ấm nầy cũng là ba đời, quả ngũ ấm nầy cũnglà ba đời mà cũng chẳng phải là ba đời.
NầyThiện Nam Tử ! Tất cả những kiết sử vô minh phiền nãođều là Phật tánh, vì là nhơn của Phật tánh. Từ vô minh,hành và các phiền não mà được ngũ ấm lành, đây gọi làPhật tánh. Từ ngũ ấm lành nhẫn đến chứng đặng vô thượngBồ Đề. Do đây nên trong kinh ta nói trước rằng Phật tánhcủa chúng sanh như sữa lẫn lộn trong máu. Máu là nói vôminh, hành v.v… tất cả những phiền não. Sữa là nói ngũấm lành. Nên ta nói rằng do từ những phiền não và ngũ ấmlành mà chứng được vô thượng Bồ Đề như thân chúng sanhđều do từ tinh huyết mà được thành, Phật tánh cũng nhưvậy.
BựcTu Đà Hoàn và Tư Đà Hàm dứt phần ít phiền não, Phật tánhcủa những bực nầy như sữa. Bực A Na Hàm Phật tánh nhưlạc. Bực A La Hán Phật tánh như sanh tô. Từ bực Bích ChiPhật đến Thập Trụ Bồ tát, Phật tánh như thục tô. Phậttánh của đức Như Lai như đề hồ.
NầyThiện Nam Tử ! Vì phiền não hiện tại chướng ngăn làm chochúng sanh chẳng thấy được Phật tánh. Như trong núi HươngSơn có cỏ nhẫn nhục chẳng phải tất cả bò đều có thểđược ăn. Phật tánh cũng như vậy. Đây gọi là phân biệtvà giải đáp.
_ BạchThế Tôn ! Năm thứ, sáu thứ, bảy thứ Phật tánh, nếu làđến vị lai sẽ có, tại sao nói rằng người dứt cănlành có Phật tánh ?
_ NầyThiện Nam Tử ! Như các chúng sanh có nghiệp quá khứ, do nghiệpnầy mà chúng sanh thọ lấy quả báo hiện tại. Có nghiệpvị lai vì chưa sanh nên trọn chẳng thành quả. Chúng sanh hiệntại có phiền não, nếu không phiền não thời tất cả chúngsanh lẽ ra phải thấy rõ Phật tánh hiện tại. Do đây nênngười dứt căn lành do phiền não đời hiện tại nên cóthể dứt căn lành, do năng lực Phật tánh đời vị lai nêncăn lành sanh trở lại.
_ BạchThế Tôn ! Đời vị lai thế nào có thể sanh căn lành ?
_NầyThiện Nam Tử ! Như ngọn đèn và mặt trời dầu lại là vịlai mới sáng nhưng cũng phá tối tăm. Tánh vị lai có thểsanh ra chúng sanh, Phật tánh đời vị lai cũng như vậy. Đâygọi là phân biệt mà giải đáp.
_ BạchThế Tôn ! Nếu nói ngũ ấm là Phật tánh tại sao nói rằngPhật tánh của chúng sanh chẳng phải trong chẳng phải ngoài.
NầyThiện Nam Tử ! Cớ sao quên mất như vậy. Trước kia ta chẳngnói rằng Phật tánh của chúng sanh là trung đạo ư ?
_ BạchThế Tôn ! Thiệt ra tôi chẳng quên lời Phật dạy. Chỉ vìchúng sanh chẳng hiểu được trung đạo nầy nên bạch hỏiđức Phật như vậy.
_ NầyThiện Nam Tử ! Chỗ mà chúng sanh chẳng hiểu được chínhđó là trung đạo. Có lúc hoặc có hiểu hoặc có người chẳnghiểu. Ta vì muốn làm cho chúng sanh được hiểu rõ nên nóiPhật tánh của chúng sanh chẳng phải trong chẳng phải ngoài.Vì kẻ phàm phu cho rằng Phật tánh ở trong ngũ ấm, như tráicây đựng trong chậu. Cũng có kẻ cho rằng rời ngoài ngũấm mà có Phật tánh, như hư không. Do đây nên đức Như Lainói nghĩa trung đạo : Phật tánh của chúng sanh chẳng phảilà sáu căn ở trong, chẳng phải là sáu trần ở ngoài. Vìhiệp trong và ngoài nên gọi là trung đạo. Do đây đức NhưLai nói rằng : Phật tánh chẳng phải trong chẳng phải ngoài,nên gọi là trung đạo, đây là phân biệt mà giải đáp.
NầyThiện Nam Tử ! Thế nào gọi là chẳng phải trong chẳng phảingoài ?
NầyThiện Nam Tử ! Có người nói rằng Phật tánh chính là ngoạiđạo, vì các bực đại Bồ Tát trải qua vô lượng kiếpở trong ngoại đạo, mà dứt phiền não điều phục tâm củamình, giáo hoá vô lượng chúng sanh, rồi sau mới được vôthượng Bồ Đề.
Hoặccó người cho rằng Phật tánh chính là nội đạo. Vì đạiBồ Tát dầu trong vô lượng kiếp tập học ngoại đạo, nhưngnếu rời nội đạo thời chẳng thể được vô thượng BồĐề.
ĐứcNhư Lai vì ngăn hai thứ chấp trước nầy nên nói rằng Phậttánh chẳng phải trong chẳng phải ngoài, cũng gọi là trongngoài, đây là trung đạo.
Cóngười nói Phật tánh chính là Kim Cang của Như Lai : Ba mươihai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Có người nói Phật tánhchính là mười trí lực, bốn món vô sở úy, đại từ đạibi, tam niệm xứ, Thủ Lăng Nghiêm v.v… tất cả môn Tam Muội,vì do những Tam Muội nầy mà sanh ra thân Kim Cang ba mươi haitướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Đức Như Lai vì ngăn haisự chấp trước nầy nên nói rằng Phật tánh chẳng phảitrong, chẳng phải ngoài cũng là trong ngoài, đây gọi là trungđạo.
NầyThiện Nam Tử ! Có người cho rằng Phật tánh chính là trongtâm khéo tư duy, vì rời khéo tư duy thời chẳng thể đượcvô thượng Bồ Đề. Có người nói rằng Phật tánh chínhlà do nghe pháp với người khác, vì nghe pháp với người khácthời có thể trong tâm khéo tư duy, nếu chẳng nghe pháp thờikhông tư duy.
Dođây nên Như Lai vì ngăn hai sự chấp trước nầy nên nóiPhật tánh chẳng phải trong chẳng phải ngoài, cũng là trongngoài, đây gọi là trung đạo.
Lạicó người nói Phật tánh là ngoài nghĩa là Đàn Ba La Mật.Từ Đàn Ba La Mật mà chứng được vô thượng Bồ Đề. Cóngười nói Phật tánh là trong nghĩa là năm môn Ba La Mật,vì rời năm môn nầy thời không có nhơn quả Phật tánh.
Dođây nên Như Lai vì ngăn hai thứ chấp trước nầy mà nóiPhật tánh chẳng phải trong chẳng phải ngoài, đây gọi làtrung đạo.
NầyThiện Nam Tử ! Có người nói Phật tánh ở nơi trong, nhưviên bảo châu trtên trán của lực sĩ, vì thường, lạc, ngã,tịnh như bảo châu. Có người nói Phật tánh ở nơi ngoàinhư kho báu của bần nữ, vì do phương tiện mà được thấy.
Vìngăn hai thứ chấp trước nầy nên đức Như Lai nói rằngPhật tánh chẳng phải trong, chẳng phải ngoài cũng là trongngoài, đây gọi là trung đạo.
NầyThiện Nam Tử ! Phật tánh của chúng sanh chẳng phải có chẳngphải không. Vì Phật tánh dầu là có nhưng chẳng phải nhưhư không. Vì hư không của thế gian dầu dùng vô lượng thiệnxảo phương tiện cũng chẳng thể thấy được, còn Phậttánh thời có thể thấy, do đây nên Phật tánh dầu là cónhưng chẳng phải như hư không.
Phậttánh dầu là không nhưng chẳng đồng như sừng thỏ. Vì lôngrùa, sừng thỏ dầu dùng vô lượng thiện xảo phương tiệncũng chẳng thể sanh lên được, còn Phật tánh thời có thểsanh. Do đây nên Phật tánh chẳng phải có, chẳng phải không,cũng là có, cũng là không.
Thếnào gọi là có ? Tất cả chúng sanh đều có chẳng dứt chẳngdiệt, dường như ngọn đèn, mãi đến chứng đặng vô thượngBồ Đề, nên gọi là có Phật tánh.
Thếnào gọi là không ? Tất cả chúng sanh hiện tại chưa có đủtất cả Phật pháp thường, lạc, ngã, tịnh nên gọi là khôngPhật tánh.
Vìcó và không hiệp lại chính là trung đạo, nên đức Như Lainói Phật tánh chúng sanh chẳng phải có, chẳng phải không.
NầyThiện Nam Tử ! Như có người hỏi trong hột giống nầy cótrái hay không ? Tất phải đáp rằng cũng có cũng không. Vìngoài hột giống thời không thể sanh ra trái nên gọi là có,còn hột giống chưa mọc mọng nên gọi rằng không. Do nghĩanầy nên nói cũng có cũng không. Vì thời tiết có khác, nhưngthể chất của hột giống là một. Phật tánh của chúng sanhcũng như vậy. Nếu nói rằng trong chúng sanh riêng có Phậttánh thời không đúng nghĩa. Vì chúng sanh là Phật tánh, Phậttánh là chúng sanh, chỉ do thời gian có tịnh và bất tịnhsai khác.
_ NầyThiện Nam Tử ! Nếu có người hỏi hột nầy có thể sanhtrái chăng, trái nầy có thể sanh hột chăng ? Tất phải đáprằng cũng sanh cũng chẳng sanh.
_ BạchThế Tôn ! Như người đời nói rằng trong sữa có chất lạc,nghĩa nầy như thế
nào?
_ NầyThiện Nam Tử ! Nếu nói trong sữa có chất lạc thờilà chấp trước. Nếu nói trong sữa không chất lạc thờilà hư vọng. Tất phải nói rằng cũng có cũng không. Từ sữasanh ra chất lạc : Nhơn là sữa, quả là lạc, đây gọi làcó. Màu sắc cùng mùi vị đều khác nhau, ăn dùng cũng chẳngđồng : Bịnh nóng thời dùng sữa, bịnh lạnh thời dùng lạc,sữa sanh bịnh lạnh, lạc sanh bịnh nóng.
Nếunói trong sữa có tánh của lạc, sữa là lạc, lạc là sữa,hai thứ đồng một tánh, nhơn duyên gì mà sữa lại có trước,còn lạc chẳng sanh ra trước ? Nếu có nhơn duyên tại saotất cả người đời chẳng nói ? Nếu không nhơn duyên cớsao lạc chẳng sanh ra trước ? Nếu lạc chẳng sanh ra trướcthời ai làmra có thứ tự : Sữa, lạc, sanh, tô, thục tô,đề hồ ? Do đây nên biết rằng chất lạc trước khôngcó nay mới có, nếu là trước không nay có thời là pháp vôthường.
NầyThiện Nam Tử ! Nếu nói rằng trong sữa có chất lạc có thểsanh ra lạc, trong nước không có chất lạc nên chẳng sanh ra lạc, lời nầy không đúng nghĩa. Vì nước cỏ cũngcó tánh chất của sữa và lạc, vì do nước cỏ mà sanh rasữa và lạc. Nếu nói trong sữa quyết định có chất lạc,còn nước cỏ không chất lạc, lời nầy gọi là hưvọng, vì tâm chẳng bình đẳng nên gọi là hư vọng.
NầyThiện nam Tử ! Nếu nói trong sữa quyết định có chất lạc,thời lẽ ra trong chất lạc cũng quyết định có chất sữa.Cớ gì trong sữa sanh ra lạc mà trong lạc chẳng sanh ra sữa? Nếu là không duyên cớ thời nên biết rằng chất lạcnầy trước không mà nay có. Do đây nên người trí phải nóirằng trong sữa chẳng phải có chất lạc chẳng phải khôngchất lạc.
NầyThiện Nam Tử ! Do đây nên đức Như Lai từng nói trong khếkinh rằng :Nếu cho tất cả chúng sanh quyết định có Phậttánh thời gọi là chấp trước, nếu cho không Phật tánh thờigọi là hư vọng. Người trí nên nói rằng : Phật tánh củachúng sanh cũng có cũng không.
NầyThiện Nam Tử ! Do bốn pháp hòa hiệp mà có nhãn thức : Nhãncăn, sắc trần, ánh sáng, tác ý. Tánh nhãn thức nầy chẳngphải là nhãn căn, chẳng phải sắc trần, chẳng phải ánhsáng, chẳng phải tác ý. Do bốn pháp nầy hòa hiệp mà nhãnthức được sanh. Nhãn thức như vậy là trước không mà naycó, đã có trở lại không. Do đây nên biết rằng nhãn thứcvốn không có tánh. Chất lạc ở trong sữa cũng như vậy.
Nếunói rằng trong nước không chất lạc nên chẳng xuất sanhra lạc, còn trong sữa sanh ra lạc, nên trong sữa quyết địnhcó chất lạc. Lời nói trên đây không đúng nghĩa. Vì tấtcả pháp : Nhơn khác, quả khác, cũng chẳng phải một nhơnsanh tất cả quả, chẳng phải tất cả quả từ một nhơnsanh. Như do bốn pháp sanh ra nhãn thức, chẳng nên nói rằngtừ bốn pháp nầy phải sanh ra nhĩ thức hay tỷ thức.
NầyThiện Nam Tử ! Rời các phương tiện thời không thể đượcchất lạc trong sữa, cũng không thể từ chất lạc sanh rachất tô. Do đây nên cần phải có phương tiện. Người tríchẳng nên có quan niệm rằng rời các phương tiện mà đượcchất lạc từ nơi sữa. Được sanh tô cũng như vậy.
Dođó nên trong khế kinh ta từng nói : Vì “nhơn” sanh nên cópháp, vì “ nhơn” diệt nên không pháp.
NầyThiện Nam Tử ! Như muối tánh chất là mặn có thể làm chovật chẳng phải mặn thành mặn. Nếu vật chẳng phải mặnmà trước có tánh chất mặn, cớ sao người đời cho rằngchẳng phải là muối ư ! Nếu trước không mặn thời nênbiết rằng trước không mà nay có, do các duyên khác mà thànhmặn.
Nếunói rằng tất cả vật chẳng mặn đều có tánh chất mặnvì quá ít nên chẳng biết, do tánh chất quá ít nầy nên muốicó thể làm cho vật ấy thành mặn, nếu vốn không tánh chấtmặn thời dầu có muối cũng chẳng thể làm thành mặnđược. Như hột giống tự nó có tứ đại, duyên nhờ tứđại ngoài mà nó được tăng trưởng : Nẩy mầm, lên cây,đâm chồi ra lá, tánh chất của muối cũng vậy. Lời nóitrên đây không đúng nghĩa, vì vật chẳng mặn nếu trướcđã có tánh chất mặn, muối lẽ ra cũng có tánh chất chútít chẳng mặn. Muối nầy nếu có hai tánh chất như vậy,duyên cớ gì rời vật chẳng mặn nó không thể riêng dùng? Do đây nên biết muối vốn không có hai tánh. Như muối khôngcó hai tánh, tất cả vật chẳng mặn cũng không có hai tánhnhư vậy.
Nếunói rằng tứ đại ngoài có năng lực làm tăng trưởng tứđại trong. Lời nói nầy không đúng nghĩa, vì là theo thứtự mà nói chẳng phải từ phương tiện : Trong sữa đượcchất lạc, chất sanh tô, nhẫn đến tất cả pháp đều cũngchẳng phải do phương tiện mà được, tứ đại cũng nhưvậy. Nếu nói từ tứ đại trong tăng trưởng tứ đại ngoài.Như trái Thi lợi sa, từ trước không hình chất, lúc gặpsao Mão mọc thời sanh trái lớn đủ năm tấc. Trái nầy thiệtchẳng do nơi tứ đại ngoài mà tăng trưởng.
NầyThiện Nam Tử ! Như mười hai bộ kinh của ta nói : Hoặc tùytự ý mà nói, hoặc tùy tha ý mà nói, hoặc tùy tự tha ýmà nói.
Thếnào gọi là tùy tự ý mà nói ? Như năm trăm Tỳ Kheo hỏiXá Lợi Phất : Bạch Đại Đức ! Phật nói nhơn của thânlà những gì ? Xá Lợi Phất nói : Chư Đại Đức cũng đềuđược chánh giải thoát tự mình nên biết đó, duyên cớgì mà hỏi như vậy ? Có Tỳ Kheo nói : Bạch Đại Đức !Lúc tôi chưa được chánh giải thoát, cho rằng vô minh lànhơn của thân, lúc quán sát như vậy chứng được quả ALa Hán.
Lạicó Tỳ Kheo nói : Bạch Đại Đức ! Lúc tôi chưa được chánhgiải thoát, cho rằng thọ và vô minh là nhơn của thân, lúcquán sát như vậy đặng quả A La Hán.
Hoặccó Tỳ Kheo nói : Hành, thức, danh, sắc, lục nhập, xúc, thọ,ái, thủ, hữu, sanh, ẩm thực, ngũ dục là nhơn của thân.
Lúcđó năm trăm Tỳ Kheo mỗi người tự nói chỗ hiểu biếtcủa mình rồi, bèn cùng nhau đến đảnh lễ chơn Phật, đinhiễu ba vòng rồi ngồi qua một bên. Mỗi người tự đemchổ hiểu của mình như đã nói ở trên mà bạch với Phật.Xá Lợi Phất bạch rằng : Thế Tôn ! Những Tỳ Kheo nầy ailà chánh thuyết, ai là không chánh thuyết.
Phậtnói : Lành thay ! Lành thay ! Tất cả Tỳ Kheo đây đều làchánh thuyết cả.
XáLợi Phất bạch rằng : Thế Tôn ! Ý của Đức Phậtthế nào ?
_ NầyXá Lợi Phất ! Ta vì chúng sanh trong cõi dục mà nói cha mẹlà nhơn của thân.
Nhữngkinh như vậy gọi là tùy tự ý mà nói.
Thếnào gọi là tùy tha ý mà nói ? Như Bà Tra La Trưởng giả đếnhỏi ta rằng : Thưa Cù Đàm ! Ngài có biết ảo thuậtchăng ? Nếu biết ảo thuật thời ngài là nhà đại ảo thuật,còn nếu không biết thời ngài chẳng phải là nhứt thiếttrí.
Phậtnói : Nầy Trưởng giả ! Người biết ảo thuật có gọi làngười ảo thuật chăng ?
Trưởnggiả nói : Đúng vậy ! Đúng vậy ! Người biết ảo thuậtchính là người ảo thuật.
Phậtnói : Nầy Trưởng giả ! Trong nước Xá Vệ vua Ba Tư Nặc có gã Chiên Đà La tên là Khí Hứ, ông có biết không?
Trưởnggiả thưa rằng : Từ lâu tôi đã biết người ấy.
Phậtnói : Từ lâu ông đã biết người ấy mà ông có thểchính là Chiên Đà La không ?
Trưởnggiả thưa : Tôi dầu biết gã Chiên Đà La ấy, nhưng thân củatôi chẳng phải Chiên Đà La.
Phậtnói : Ông biết được nghĩa ấy : Người biết Chiên Đà Lachẳng phải là Chiên Đà La. Nay cớ sao ta chẳng được biếtảo thuật mà chẳng phải là ảo thuật ? Nầy Trưởng giả,thiệt ra ta biết ảo thuật, biết người ảo thuật, biếtquả báo ảo thuật, biết nghề ảo thuật. Ta biết sát nghiệp,biết người sát nghiệp, biết quả báo sát nghiệp, biếtgiải thoát sát nghiệp, nhẫn đến biết tà kiến, biết ngườità kiến, biết quả báo tà kiến, biết giải thoát tà kiến.
NếuTrưởng giả nói người chẳng phải ảo thuật gọi là ngườiảo thuật, người chẳng phải tà kiến gọi là người tàkiến, thời mắc vô lượng tội.
Trưởnggiả nói : Thưa Cù Đàm ! Cứ như lời của ngài nói thờitôi mắc tội rất lớn. Nay tất cả của cải của tôi, tôiđem dâng cho ngài tất cả. Mong ngài chớ cho vua Ba Tư Nặcbiết việc của tôi.
Phậtnói : Nầy Trưởng giả ! Tội của ông bất tất mất của. Ông sẽ do tội nầy mà phải bị đọa trong ba ác đạo.
Trưởnggiả nghe nói đến ba ác đạo, kinh sợ bạch Phật rằng :Thưa Thánh Nhơn ! Nay tôi vì quên sót mà mắc lấy tội lớn.Thánh nhơn là bực nhứt thiết trí tất là biết rõ con đườnggiải thoát. Nay tôi phải thế nào để thoát khỏi địa ngục,ngạ quỉ và súc sanh ?
Lúcđó đức Phật giảng giải về bốn lý chơn đế. Nghe xongtrưởng giả chứng được quả Tu Đà Hoàn. Trong lòng hổthẹn hướng về đức Phật mà sám hối : Tôi vốn ngu si,đức Phật không phải người ảo mà nói là ảo. Ngày naytôi xin quy y Tam Bảo.
ĐứcPhật nói : Lành thay ! Lành thay !
Đâygọi là tùy tha ý mà nói.
Thếnào gọi là tùy tự tha ý mà nói ? Như ta từng nói : Trongtất cả thế gian, người trí nói có thời ta cũng nói có,người trí nói không thời ta cũng nói không.
Ngườitrí trong đời nói sự vui ngũ dục có vô thường, khổ, vôngã, đáng dứt diệt, thời ta cũng nói là có như vậy.
Ngườitrí trong đời nói không bao giờ có vui ngũ dục, mà có thường,lạc, ngã, tịnh, thời ta cũng nói là không bao giờ có.
Đâygọi là tùy tự tha ý mà nói.
NầyThiện Nam Tử ! Như ta nói bực Thập Trụ Bồ Tát thấy Phậttánh một phần ít. Đây gọi là tùy tha ý mà nói.
Thếnào gọi là thấy phần ít ? Thập Trụ Bồ Tát được ba ngàn môn Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội v.v…nên biết rõ mìnhsẽ được vô thượng Bồ Đề, mà chẳng thấy tất cả chúngsanh quyết định được vô thượng Bồ Đề, do đây nên tanói bực Thập Trụ Bồ Tát thấy Phật tánh phần ít.
NầyThiện Nam Tử ! Ta thường tuyên nói : Tất cả chúng sanh đềucó Phật tánh. Đây gọi là tùy tự ý mà nói.
Tấtcả chúng sanh chẳng đoạn chẳng diệt mãi đến chứng đượcvô thượng Bồ Đề. Đây gọi là tùy tự ý mà nói.
Tấtcả chúng sanh đều có Phật tánh, vì phiền não che ngăn nênchẳng thể thấy được. Ta nói như vậy, ông cũng nói nhưvậy. Đây gọi là tùy tự tha ý mà nói.
NầyThiện Nam Tử ! Đức Như Lai có lúc vì một pháp mà nói vôlượng pháp. Như trong khế kinh nói : Tất cả phạm hạnh nhơnnơi thiện tri thức. Tất cả phạm hạnh dầu có vô lượngnhơn, nhưng nói thiện tri thức thời đã nhiếp hết cả.
Nhưta từng nói : Tất cả ác hạnh nhơn nơi tà kiến. Tất cảác hạnh dầu có vô lượng nhơn nhưng nói tà kiến thời đãnhiếp hết cả.
Hoặcnhư ta nói : Tín tâm là nhơn của vô thượng Bồ Đề, dầuBồ Đề có vô lượng nhơn, nhưng nói tín tâm thời đã nhiếphết cả.
NầyThiện Nam Tử ! Dầu đức Như Lai nói vô lượng pháp là Phậttánh, nhưng chẳng rời ấm, nhập, giới.