Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trang 04

07/06/201114:12(Xem: 3859)
Trang 04

KINH ÐẠI BÁTNIẾT BÀN
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990

XXIII
PHẨMSƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ HAI MƯƠI BA

Trang04

NầyThiện Nam Tử ! Ta nhớ thuở xưa cùng Đề Bà Đạt Đa đồnglàm chủ đoàn con buôn, mỗi người đều có năm trăm kháchbuôn, đem nhau đến trong biển lớn để tìm lấy châu báu.Vì nghiệp duyên ác nên dọc đường gặp gió to ghe thuyềnhư bể, khách buôn đều chết cả. Lúc đó ta cùng Đề BàĐạt Đa nhờ nghiệp duyên bất sát được quả báo trườngthọ, nên gió thổi tắp vào đất liền. Đề Bà Đạt Đavì tham tiếc của cải châu báu, nên quá sầu khổ mà khóclóc. Ta bảo Đề Bà Đạt Đa chẳng nên kêu khóc. Đề BàĐạt Đa liền nói với ta rằng : Như có người nghèo cùngkhốn khổ, đến trong gò mã tay nắm tử thi mà nói rằng trôngmong người bố thí sự chết vui cho ta, ta sẽ bố thí đờisống nghèo cùng nầy cho người. Lúc đó tử thi liền ngồidậy bảo người nghèo cùng rằng : Đời sống nghèo cùng ngườitự thọ lấy, nay ta rất thích sự chết vui nầy thiệt chẳngham đời sống nghèo cùng của người.

ĐềBà Đạt Đa nói tiếp: Nhưng ngày nay tôi đã không đượcchết vui mà lại gồm cả sự nghèo cùng, bảo tôi chẳng khócsao được.

Lúcđó ta lại an ủi rằng : Ông chớ sầu khổ, hiện nay tôicòn được hai viên bảo châu giá trị vô lượng, tôi sẽchia cho ông. Ta liền chia một viên bảo châu cho Đề Bà ĐạtĐa, rồi đến nằm ngũ dưới một cội cây.

Vìquá tham lam nên Đề Bà Đạt Đa sanh ác tâm đâm đui hai mắtcủa ta để cướp lấy viên bảo châu còn lại rồi bỏ đi.

Lúcđó vì quá đau đớn nên ta rên rỉ. Có một cô gái nghetiếng rên đến gạn hỏi ta. Ta liền đem tất cả việc trướcthuật lại. Cô gái nghe rồi lại hỏi ta : “ Ông danh hiệulà gì ? ta đáp rằng : Tôi tên là Thật Ngữ. Cô gái nói :Làm thế nào biết được ông là Thật Ngữ. Ta liền phátthệ rằng : Nếu hiện nay tôi có lòng quấy nói vu cho ĐềBà Đạt Đà, thời cặp mắt tôi phải mù lòa vĩnh viễn,nếu tôi không hư dối thời xin đôi mắt sáng lại như cũ.Ta phát thệ vừa xong thời đôi mắt ta bình phục như cũ.

NầyThiện Nam Tử ! Đây gọi là Đại Bồ Tát nói về quả báođời hiện tại.

NầyThiện Nam Tử ! Ta nhớ thuở xưa ta sanh trong nhà Bà La Mônnơi thành Phú Đơn Na ở Nam Thiên Trúc. Thuở đó có QuốcVương tên Ca La Phú tánh tình hung dữ tự cao tự mạn, tuổitrẻ say đắm sắc đẹp ngũ dục.

Vìmuốn độ chúng sanh, nên ta ở ngoài thành ngồi yên lặngtham thiền. Lúc đó Quốc Vương cùng với cung nhơn thể nữra ngoài thành dạo chơi, dừng ở dưới rừng nầy. Cácthể nữ nhơn đi chơi giỡn bỏ Quốc Vương mà đến chỗta ngồi thiền. Ta liền vì các thể nữ thuyết pháp cho họbỏ lòng tham dục.

QuốcVương đi tìm các thể nữ, thấy họ đang ngồi quì xung quanhta. Quốc Vương giận dữ hỏi ta rằng : Nay nhà ngươi đãchứng quả A La Hán chưa ? Ta nói chưa chứng. Quốc Vương lạihỏi nhà ngươi đã được qủa A Na Hàm chưa ? Ta đáp chưađược. Quốc Vương lại nói : “Nay nhà ngươi chưa đượchai quả ấy thời là người còn đầy đủ tham dục, tạisao nhà ngươi dám buông lung nhìn ngó các thể nữ của ta ?”

Taliền thưa rằng : “ Đại Vương nên biết cho, nay tôi dầuchưa dứt phiền não tham dục, nhưng trong tâm tôi thiệt khôngcó niệm tham đắm.”

QuốcVương nói : “ Ngưới ngu si ! Trong đời có các tiênnhơn khổ hạnh thấy sắc đẹp còn tham, huống là nhà ngươituổi còn trai trẻ, chưa dứt tham dục, làm sao thấy sắc đẹpmà chẳng tham đắm ?”

_ TâuĐại Vương ! Người thấy sắc đẹp chẳng tham đắm, thiệtchẳng phải do khổ
hạnh, mà do nhiếp tâm quán vô thường bất tịnh.

QuốcVương nói : “ Nếu khinh khi người khác mà phỉ báng, thờithế nào đặng gọi là tu trì tịnh giới ?

_ TâuĐại Vương ! Nếu có tâm đố kỵ thời có phỉ báng, tôikhông tâm đố kỵ thời đâu có phỉ báng.

QuốcVương nói : “Nầy Đại Đức ! Thế nào gọi là giới ?”

_ TâuĐại Vương ! Nhẫn nhục gọi là giới.

QuốcVương nói nếu nhẫn nhục là giới, ta sẽ cắt lỗ tai củanhà ngươi ; nếu nhà ngươi nhẫn chịu được thời biếtlà nhà ngươi trì giới.

QuốcVương liền cắt hai tai. Ta dầu bị cắt tai, nhưng nhan sắcchẳng biến đổi. Các quan theo vua thấy việc như vậy liềncan gián rằng : Bực đại sĩ như vậy, Đại Vương chẳngnên làm hại.

QuốcVương càng thêm giận bảo các quan : Tại sao các khanh biếtlà bực đại sĩ ?

_ TâuĐại Vương ! Vì lúc bị cắt hai tai, chúng tôi thấy dung sắcchẳng biến đổi.

QuốcVương nói : Ta sẽ thí nghiệm coi dung sắc biến đổihay chẳng biến đổi. Nói xong , Quốc Vương liền thẻo mũichặt tay, chặt chưn của ta.

VìBồ Tát đã trải qua vô lượng vô biên đời tu tập từ bithương xót chúng sanh, nên không khổ cũng không giận.

Lúcđó Tứ Thiên Vương bất bình liền làm mưa cát mưa đá. QuốcVương sợ hãi quì trước ta mà thưa rằng : Ngưỡng mong xótthương cho tôi sám hối.

Tanói : ‘ Đại Vương ! Trong lòng của rôi không sân hận cũngnhư không tham đắm.”

QuốcVương nói : Nầy Đại Đức ! Làm thế nào biết được rằngtâm Đại Đức không sân hận ?

Taliền phát thệ : “ Nếu tôi thiệt không sân hận nguyệncho thân của tôi bình phục như cũ. Phát nguyện vừaxong thân thể của ta liền bình phục.

Đâygọi là Đại Bồ Tát nói quả báo đời hiện tại.

NầyThiện Nam Tử ! Nghiệp lành có quả báo đời kế, quả báođời sau, nghiệp chẳng lành cũng như vậy.

ĐạiBồ Tát lúc được vô thượng Bồ Đề, tất cả các nghiệpđều được quả báo hiện tại.

Nghiệpác chẳng lành mắc lấy quả báo hiện tại như Quốc Vươnglàm ác bị trời mưa cát mưa đá. Cũng như có người chỉchỗ ở của gấu và nai bảo sắc, tay người chỉ liền rụngrớt. Đây gọi là nghiệp ác thọ lấy quả báo trong hiệntại.

Đờikế thọ quả báo, như Nhứt Xiển Đề phạm bốn tội trọngvà tội ngũ ngghịch.

Quảbáo đời sau, như người trì giới phát nguyện lớn : Nguyệnđời vị lai thường được giới thân thanh tịnh như vậy.Như có chúng sanh lúc tuổi thọ trăm năm, tám chục năm, trongthời kỳ sẽ làm Chuyển Luân Thánh Vương giáo hóa chúng sanh.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu là nghiệp quyết định được quả báotrong hiện đời, thời không thể được quả báo đời kếcùng đời sau.

ĐạiBồ Tát tu nghiệp nhơn ba mươi hai tướng tốt, thời khôngthể được quả báo trong đời hiện tại. Nếu là nghiệpchẳng thọ lấy ba thứ quả báo như vậy thời gọi là nghiệpbất định.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu cho rằng những nghiệp nhơn quyết địnhcó quả báo, thời chẳng được có sự tu tập phạm hạnh,giải thoát Niết Bàn. Nên biết rằng người nói lời nầychẳng phải là đệ tử của Phật mà chính là quyến thuộccủa ma.

Nếunói rằng các nghiệp có định nghiệp và bất định nghiệp.Định nghiệp thời có quả báo hiện tại, quả báo đờikế, quả báo đời sau. Bất định nghiệp thời lúc nhơn duyên hội hiệp bèn thọ báo, chẳng hội hiệp thời chẳng thọbáo. Do đây nên có tu phạm hạnh, giải thoát Niết Bàn. Nênbiết rằng người nói lời nầy thiệt là đệ tử Phật.

NầyThiện Nam Tử ! Tất cả chúng sanh gây tạo nghiệp bất địnhthời nhiều, tạo định nghiệp thời ít. Vì thế nên có tutập đạo hạnh. Do tu tập đạo hạnh nên định nghiệp trọngcó thể làm cho thọ báo nhẹ, những nghiệp bất định chẳngthọ quả báo đời kế.

NầyThiện Nam Tử ! Có hai hạng người : Một là hạng ngườivới nghiệp bất định làm thành quả báo quyết định, quảbáo hiện đời làm thành quả báo đời kế, quả báo nhẹlàm thành quả báo nặng, đáng lẽ thọ báo trong loài ngườimà lại thọ báo ở địa ngục. Hai là hạng người với địnhnghiệp làm thành bất định nghiệp, đáng lẽ thọ báo đờikế làm cho thọ báo đời hiện tại, báo nặng làm thànhbáo nhẹ, đáng thọ báo địa ngục làm cho thọ báo nhẹ trongloài người. Hai hạng nầy : Một là kẻ ngu, một là ngườitrí. Người trí làm thành nhẹ. Người ngu khiến cho nặng.

NầyThiện Nam Tử ! Ví như hai người mắc tội với nhà vua, ngườicó quyến thuộc đông đảo thời tội tất sẽ nhẹ, ngườiquyến thuộc ít tội nhẹ trở thành nặng. Người trí kẻngu si cũng như vậy : Người trí nhờ nghiệp lành nhiều nêntội trọng mà thọ quả báo nhẹ. Người ngu vì nghiệp lànhít nên tội nhẹ mà thọ quả báo nặng.

NầyThiện Nam Tử ! Ví như hai người một thời mập mạnh, mộtthời gầy yếu. Hai người nầy đều té xuống bùn sâu. Ngườimập mạnh lên được, người gầy yếu thời lún mất.

NầyThiện Nam Tử ! Ví như hai người đồng uống thuốc độc.Một người có thần chú và thuốc a dà đa. Một người khôngcó. Người có thần chú và thuốc thời độc chẳng làm hạiđược. Người không có bị chất độc hại chết.

NầyThiện Nam Tử ! Ví như hai người đồng uống nước trái câyép : Một người nhiệt lực thạnh, một người suy yếu. Ngườinhiệt lực nhiều thời tiêu hóa được. Người suy yếu thờibị nước ấy làm thành bịnh.

NầyThiện Nam Tử ! Ví như hai người bị nhà vua bắt trói : Mộtngười có trí huệ, một người thời ngu si. Người có tríthời có thể được thoát khỏi. Người ngu si thời khôngcó thời kỳ thoát khỏi.

NầyThiện Nam Tử ! Ví như hai người đồng đi trên đường hiểmtrở. Một thời mắt sáng. Một thời mù lòa. Người mắtsáng đi thẳng qua không hại gì. Người mù bị sụp té xuốnghố sâu.

NầyThiện Nam Tử ! Ví như hai người đồng uống rượu. Mộtthời ăn nhiều. Một thời ăn ít. Người ăn nhiều uống rượukhông bị hại. Người ăn ít uống rượu thời thành bịnh.

NầyThiện Nam Tử ! Ví như hai người đều đối địch với giặcthù. Một người thời võ trang đầy đủ, một người thờitay không. Người có võ trang ắt phá được kẻ thù. Ngườitay không tất chẳng khỏi bị hại.

NầyThiện Nam Tử ! Ví như hai người bị phẩn nhơ vấy vào yphục. Một người vừa biết liền giặt y phục. Mộtngười biết mà chẳng chịu giặt. Người giặt liền đóthời y phục sạch sẽ. Người chẳng chịu giặt thời nhơuế càng tăng thêm.

NầyThiện Nam Tử ! Lại có hai người đều ngồi xe. Một xe cótrục có căm, một xe thời không trục không căm. Người ngồixe có trục có căm thời tùy ý mà đi. Người ngồi xe khôngtrục không căm thời không đi đâu được.

Lạicó hai người đều đi trên đường hoang vắng. Một ngườicó mang lương thực, một người thời đi không. Người cómang lương thời qua khỏi được con đường hiểm. Ngườiđi không ắt chẳng qua được.

Lạicó hai người bị kẻ cướp giựt. Một người có khobáu kín, một người thời không. Người có kho báu kín thờikhông lo rầu. Người không có kho báu thời sầu khổ.

Kẻngu người trí cũng như vậy : Người trí có kho báu lành nênnghiệp nặng mà thọ báo nhẹ. Người không có báu lành thờinghiệp nhẹ phải thọ báo nặng.

SưTử Hống Bồ Tát bạch rằng : “ Thế Tôn ! Như lời Phậtnói chẳng phải là tất cả nghiệp đều thành quả nhứtđịnh cũng chẳng phải tất cả chúng sanh quyết địnhthọ báo. Bạch Thế Tôn ! Chúng sanh làm thế bào khiến quảbáo nhẹ hiện tại phải thọ báo nặng ở địa ngục ? Làmthế nào khiến quả báo nặng địa ngục trở thành báo nhẹtrong đời hiện tại ?”

Phậtnói : “ Có hai hạng chúng sanh : Một là trí hai là ngu. Nếucó thể tu tập thân, giới, tâm, huệ, nơi tâm thời gọi làngười trí. Nếu chẳng thể tu tập thời gọi là kẻ ngu.

Nếuchẳng thể điều nhiếp năm căn thời gọi là chẳng tu thân.Nếu chẳng thể thọ trì bảy thứ tịnh giới thời gọi làchẳng tu giới. Vì chẳng điều tâm nên gọi là chẳng tu tâm.Chẳng tu tập thánh hạnh thời gọi là chẳng tu huệ.

Lạingười chẳng tu thân thời không thể đầy đủ giới thểthanh tịnh. Người chẳng tu giới thời nhận chứa tám thứvật bất tịnh. Người chẳng tu tâm thời chẳng thể tu tậpba thứ tướng. Người chẳng tu huệ thời chẳng tu tập phạmhạnh.

Lạingười chẳng tu thân thời chẳng thể quán thân, quán sắc,và quán sắc tướng, chẳng quán thân tướng, chẳng biếtthân số, chẳng biết thân nầy từ đây đến kia, ở trongchẳng phải thân mà tưởng là thân, ở trong chẳng phải sắcmà tưởng là sắc, do đây nên tham đắm thân và thân số,đây gọi là chẳng tu thân.

Ngườichẳng tu giới nếu thọ hạ giới thời chẳng gọilà tu giới, thọ trì biên giới, giới gì tự lợi, giới gìtự điều phục, chẳng thể làm cho khắp chúng sanh đượcan vui, chẳng phải vì hộ trì chánh pháp vô thượng, vì sanhlên cõi trời hưởng thọ ngũ dục, đây chẳng gọi là tugiới.

Ngườichẳng tu tâm thời tâm tán loạn không thể chuyên nhứt duyênnơi tự cảnh. Tự cảnh chính là tứ niệm xứ. Cảnh kháclà nói ngũ dục. Nếu không thể tu tập tứ niệm xứ thờigọi là chẳng tu tâm.

Ởtrong nghiệp ác nếu chẳng khéo giữ gìn tâm niệm thời gọilà chẳng tu huệ.

Lạingười chẳng tu thân thời không thể quan sát thấu đáo thânnầy là vô thường, là vô trụ, là mỏng manh, là niệm niệmdiệt hoại, là cảnh giới của ma.

Ngườichẳng thể tu giới thời không thể đầy đủ Thi La Ba La Mật.Người chẳng tu tâm thời không thể đầy đủ Thiền Na BaLa Mật. Người chẳng tu huệ thời không thể đầy đủ BátNhã Ba La Mật.

Lạingười chẳng tu thân thời tham đắm thân ta và thân sở hữucủa ta, cho rằng thân ta thường hằng không có biến đổi.Người chẳng tu giới thời vì tự thân mà tạo mười nghiệpác. Người chẳng tu tâm thời ở trong nghiệpo ác không thểnhiếp tâm. Người chẳng tu huệ do vì không nhiếp tâm nênkhông phân biệt được những pháp thiện ác.

Lạingười chẳng tu thân thời chẳng dứt ngã kiến. Người chẳngtu giới thời không dứt được giới thủ. Người chẳngtu tâm thời tạo nghiệp tham sân mà phải đọa địa ngục.Người chẳng tu huệ thời không dứt được tâm si.

Lạingười chẳng tu thân thời không thể quán thân, dầu thânkhông lỗi lầm nhưng nó luôn là kẻ oán thù. Ví như có ngườibị kẻ thù theo dỏi, nếu người nầy có trí thời cẩn thậngiữ gìn, nếu không thận trọng ắt bị kẻ thù làm hại,thân của tất cả chúng sanh cũng như vậy, thường phải dùngđồ uống món ăn, đồ lạnh đồ ấm để nuôi dưỡng, nếuchẳng khéo giữ gìn nuôi dưỡng thời nó sẽ tan rả.

NhưBà La Môn kính thờ Lửa, họ thường dưng hương hoa tán thánlễ bái, hạn kỳ phải đủ trăm năm, nếu lúc chạm đếnliền đốt cháy tay người. Dầu lửa nầy được cung kínhcúng dường như vậy, nhưng trọn không một niệm báo ân chongười phụng sự. Thân của tất cả chúng sanh cũng như vậy,dầu trong nhiều năm dùng hương hoa châu ngọc y phục đồuống ăn đồ nằm, thuốc men tẩm bổ mà cung cấp đó, nếugặp những duyên xấu hoặc trong hoặc ngoài thời liền hoạidiệt, nó trọn chẳng nhớ tưởng đến ơn cung cấp ngày trước.

Vínhư có Quốc Vương nuôi bốn con rắn độc trong một cái rương,giao phó cho một người bảo phải nuôi nấng săn sóc. Trongbốn con rắn nầy, nếu một con nổi giận thời có thể giếthại chết người. Người có phận sự săn sóc rắn luôn luônlo sợ thường tìm món ăn thức uống giữ gìn nuôi nấng.Thân tứ đại của tất cả chúng sanh cũng như vậy, nếumột đại nổi giận thời có thể làm cho thân phải hư hoại.

Nhưngười mang bịnh lâu phải nên hết lòng tìm y sĩ chữa trị,nếu chẳng siêng lo điều trị ắt phải chết. Thân của tấtcả chúng sanh cũng như vậy, thường phải nhứt tâm chẳngnên buông lung, nếu buông lung thời hoại diệt.

Vínhư bình đất chưa hầm thời không chịu được gió mưa đậpném dằn đè. Thân của tất cả chúng sanh cũng như vậy, chẳngchịu được đói khát lạnh cóng, gió mưa đánh đập mắngnhiếc.

Nhưmụn nhọt chưa muồi phải thường giữ gìn chớ cho ngườichạm đến, nếu để đụng chạm thời đau đớn lắm. Thâncủa tất cả chúng sanh cũng như vậy.

Vínhư con la mang thai nghén thời tự hại lấy thân nó. Thân củatất cả chúng sanh cũng như vậy, nếu trong thân có phong lãnhthời thân phải bị hại.

Vínhư cây chuối trổ buồng thời phải khô chết. Thân củatất cả chúng sanh cũng như vậy.

Nhưcây chuối không có lõi cứng. Thân của tất cả chúng sanhcũng như vậy.

Nhưrắn, chuột, chó sói, mỗi con thường sanh lòng oán hại lẫnnhau. Tứ đại của chúng sanh cũng như vậy.

Vínhư con ngỗng chúa chẳng thích gò mả. Bồ Tát cũng như vậy,đối với thân thể cũng chẳng ưa thích.

Nhưgiòng Chiên Đà La bảy đời nối nhau chẳng bỏ nghiệp hèn,đo đây nên bị người khinh tiện. Chủng tử của thân nầycũng như vậy, tinh huyết hôi tanh hoàn toàn bất tịnh. Vìbất tịnh nên chư Phật và Bồ Tát quở khinh. Thân nầy chẳngphải như núi Ma La Da mọc cây Chiên đàn, cũng chẳng thểsanh hoa Ưu Bát La, hoa Phân Đà Lợi, hoa Chiêm Bà, hoa Ma LợiCa, hoa Bà Sư Ca. Chín lỗ của nó thường chảy ra máu mủbất tịnh, chỗ nó sanh hôi dơ xấu xa đáng gớm, nó thườngcùng các loài trùng đồng ở một chỗ.

Vínhư trong đời dầu có vườn rừng thanh tịnh xinh đẹp, nhưngtrong nhà chứa tử thi thời là bất tịnh, mọi người đềulìa bỏ chẳng ưa thích. Cõi sắc cũng như vậy, dầu là thanhtịnh tốt đẹp, nhưng vì có thân nên bị chư Phật cùng BồTát lìa bỏ đó.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu người chẳng thể quan sát như vậy thờichẳng thể gọi là tu thân.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu chẳng thể quan sát giới luật là thầnthang của tất cả pháp lành, cũng là cội gốc của tất cảpháp lành, như mặt đất là chỗ dựa nương của tất cảcây cối, là đạo thủ của các thiện căn, như thương chủdẫn dắt đoàn người buôn. Giới là thắng tràng của tấtcả pháp lành như thắng tràng của Thiên Đế Thích dựng.Giới có thể dứt hẳn tất cả nghiệp ác và ba ác đạo,có thể trị lành những bịnh dữ như dược thọ. Giới làtư lương trên con đường hiểm sanh tử. Giới là giáp trượngđánh dẹp những giặc phiền não hung ác. Giới là thần chúhay diệt rắn độc kiết sử. Giới là cây cầu đi qua khỏinghiệp ác. Nếu chẳng thể quan sát như vậy thời gọi làchẳng tu giới.

Nếukhông thể quan sát tâm niệm động chuyển lăng xăng, khó nắmlấy khó điều phục, lung chạy như voi dữ, nệm niệm mauchóng như chớp nháng, nhảy nhót chẳng dừng như khỉ vượn,như huyễn, như dương diệm, tâm niệm nầy là cội gốc củatất cả điều ác, ngũ dục khó vừa lòng như lửa thêm củi,như biển cả nuốt hết các giòng sông, như núi Mạn Đà cỏcây quá nhiều, chẳng thể thấy biết sanh tử hư vọng,mê lầm say đắm đến nỗi thành bịnh, như cá nuốt lưỡicâu. Thường đi trước dẫn theo những tội nghiệp như conbối mẫu dắt đàn con. Tham đắm ngũ dục chẳng thích NiếtBàn, như lạc đà ăn mật nhẫn đến chết chẳng đoái cỏnon. Quá tham đắm sự vui hiện tại chẳng nhìn đến lỗilầm ngày sau, như bò tham ăn lúa mạ chẳng sợ roi gậy. Chạykhắp hai mươi lăm cõi, như giùo mạnh thổi bông nâu la. Chỗchẳng đáng tìm cầu mà cầu đó không nhàm đủ như ngườivô trí cầu lửa không nóng. Thường thích sanh tử chẳng ưagiải thoát, như trùng nhiệm bà thích cây nhiệm bà. Mê lầmtham đắm sanh tử hôi nhơ, như kẻ ngục tù thích gái ngụctốt, cũng như heo trong chuồng ưa chỗ bất tịnh. Nếu cóngười không thể quan sát như vậy thời gọi là chẳng tutâm.

Ngườichẳng tu huệ, chẳng quan sát trí huệ có thế lực lớn, nhưkim sí điểu có thể hoại nghiệp ác, như ánh sáng mặt trờiphá tan tối tăm, trí huệ có thể nhổ cây ngũ ấm như nướcđẩy trôi đồ vật, đốt cháy tà kiến như lửa hừng tríhuệ là cội gốc của tất cả pháp lành, là chủng tử củaPhật và Bồ Tát. Nếu không thể quan sát như vậy thời gọilà chẳng tu trí huệ.

NầyThiện Nam Tử ! Trong đệ nhứt nghĩa, nếu thấy thân, thântướng, thân nhơn, thân quả, nhiều thân, thân một, thân hai,thân đây, thân kia, thân diệt, thân bình đẳng, thân tu, ngườitu, nếu có thấy như vậy thời gọi là chẳng tu thân.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu thấy giới, giới tướng, giới nhơn,giới quả, giới thượng, giới hạ, giới tụ, giới một,giới hai, giới đây, giới kia, giới diệt, giới bình đẳng,giới tu, người tu, giới Ba La Mật, nếu có thấy như vậythời gọi là chẳng tu giới.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu thấy tâm, tâm tướng, tâm nhơn, tâm quả,tâm tu, tâm vương, tâm sở, tâm một, tâm hai, tâm đây, tâmkia, tâm diệt, tâm bình đẳng, tâm tu, người tu, tâmthượng trung hạ, tâm thiện, tâm ác, nếu có thấy như vậythời gọi là chẳng tu tâm.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu thấy huệ, huệ tướng, huệ nhơn, huệquả, huệ tu, huệ một, huệ hai, huệ đây, huệ kia, huệdiệt, huệ bình đẳng, huệ thượng trung hạ, huệ lợi, huệđộn, huệ tu, người tu, nếu có thấy như vậy thời gọilà chẳng tu huệ.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu chẳng tu thân giới tâm huệ, những ngườinhư vậy ở nơi nghiệp ác nhỏ mà mắc phải quả báo lớn.Do vì khủng bố nên thường nghĩ rằng : Tôi thuộc ngườiđịa ngục làm hạnh địa ngục. Dầu nghe người trí nóikhổ, địa ngục, thường nghĩ rằng như sắt đập sắt, nhưđá trở lại đập đá, như gỗ tự đập gỗ, như vi trùnglửa thích lửa, thân địa ngục trở lại giống địa ngục,nếu giống địa ngục thời có gì là khổ.

Vínhư con lằn xanh bị dính nơi nước miếng chẳng thể bay được,người nầy cũng vậy ở trong tội nhỏ không thể thoát khỏi,trọn không lòng ăn năn, chẳng thể tu pháp lành, che giấutội lỗi, dầu có tất cả nghiệp lành thuở quá khứ, nhưngđều bị tội nầy làm cấu nhơ, người nầy có báo nhẹđáng lẽ hiện đời thọ lấy mà trở lại thành quả báorất nặng nơi địa ngục.

Nhưtrong chậu nước nhỏ để vào một thăng muối, nước đómặn, chát khó uống được, tội nghiệp của người nầycũng như vậy.

Vínhư có người mắc nợ một tiền chẳng trả được nên thânbị trói buộc chịu nhiều sự khổ, tội nghiệp của ngườinầy cũng như vậy.

SưTử Hống Bồ Tát bạch rằng : “ Thế Tôn ! Cớ gì ngườinầy làm cho quả báo nhẹ hiện đời trở thành quả địangục ?

Phậtnói : “ Nầy Thiện Nam Tử ! Tất cả chúng sanh nếu đủnăm việc thời làm cho quả báo nhẹ hiện đời trở thànhquả địa ngục : Một là vì ngu si, hai là vì căn lành kémít, ba là vì ác nghiệp sâu nặng, bốn là vì chẳng sám hối,năm là vì chẳng tu nghiệp lành hiện đang tu tập.

Lạicó năm việc : Một là vì tu tập nghiệp ác, hai là vì khônggiới đức, ba là vì xa lìa căn lành, bốn là vì chẳng tuthân giới tâm huệ, năm là vì gần gũi bạn ác.

NầyThiện nam Tử ! Do vì đủ những việc trên đây, nênchúng sanh làm cho quả báo nhẹ hiện đời thành quả báo địangục.

_ BạchThế Tôn ! Những người nào có thể chuyển báo địa ngụcthành quả báo nhẹ hiện đời ?

_ NầyThiện Nam Tử ! Nếu có người tu tập thân giới tâm huệnhư đã nói ở trên, có thể thấy các pháp đồng với hưkhông, chẳng thấy trí huệ cũng như chẳng thấy người trí,chẳng thấy ngu si cũng như chẳng thấy kẻ ngu, chẳng thấytu tập và người tu tập, đây gọi là người trí. Ngườinầy có thể tu tập thân giới tâm huệ. Người nầy có thểlàm cho báo địa ngục trở thành quả nhẹ hiện đời: Giả sử người nầy gây tạo ác nghiệp rất nặng, nhờtư duy quan sát có thể làm cho nghiệp nặng thành nhẹ. Ngườinầy nghĩ rằng : Nghiệp của ta dầu nặng nhưng chẳng bằngnghiệp lành. Như bông vải dầu nhiều nặng cả trăm cân,nhưng chẳng thể sánh bằng một lượng vàng ròng. Như đemmột thăng muối ném vào trong sông hằng, nước sông khôngvị mặn người uống chẳng biết. Như người giàu to dầuthiếu người ngàn muôn vật báu cũng không ai bắt bớ làmkhổ được. Như đại hương tượng có thể bức dây xíchsắt mà đi tự tại. Người trí huệ cũng như vậy, thườngsuy nghĩ rằng công đức lành của tôi nhiều, nghiệp ác yếukém, tôi có thể phát lồ sám hối trừ hết tội ác, tôicó thể tu tập trí huệ làm cho sức trí huệ nhiều, sứcvô minh ít.

Nghĩnhư vậy rồi, gần gũi bạn lành tu tập chánh kiến, thọtrì đọc tụng biên chép giải thuyết mười hai bộ kinh. Sanhlòng cung kính đối với những người trì tụng biên chépgiải thuyết mười hai bộ kinh, và đem những y phục, đồuống ăn, phòng nhà , giường nệm, thuốc men, hoa hương màcúng dường, thường tôn trọng tán thán, đi đến đâu cũngđều khen ngợi hạnh lành của người đó, chẳng nói đếnviệc kém dở của người đó. Thường cúng dường Tam bảokính tin pháp Đại Thừa kinh Đại Niết Bàn. Tin đức NhưLai thường hằng không có biến đổi. Tin tất cả chúng sanhđều có Phật tánh. Người nầy có thể làm cho báo nặngđịa ngục trở thành quả nhẹ hiện đời.ï

NầyThiện Nam Tử ! Do những nghĩa trên đây nên chẳng phải tấtcả nghiệp đều quyết định có quả, cũng chẳng phải tấtcả chúng sanh đều quyết định thọ báo.

BạchThế Tôn ! Nếu tất cả nghiệp chẳng quyết định có quả,tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, lẽ ra phải tu tậptám thánh đạo, cớ gì tất cả chúng sanh đều chẳng đượcĐại Niết Bàn nầy?

BạchThế Tôn ! Nếu tất cả chúng sanh đều có Phật tánh thờisẽ quyết định được vô thượng Bồ Đề, cần gì phảitu tập tám thánh đạo?

BạchThế Tôn ! Như trong kinh nầy nói người có bịnh nếu gặpđặng thuốc hay và người khám bịnh tùy theo bịnh mà choăn uống, hoặc chẳng được như vậy tất cả cũng đềuđược lành mạnh. Tất cả chúng sanh cũng như vậy, nếu gặpThanh Văn, Bích Chi Phật, Chư Phật, Bồ Tát những bực thiệntri thức, nghe chánh pháp, tu tập thánh đạo hoặc chẳng đượcgặp được nghe, được tu tập, cũng đều sẽ đượcthành vô thượng Bồ Đề. Tại sao vậy ? Vì do Phật tánhvậy .

BạchThế Tôn ! Ví như không ai có thể ngăn mặt trời, mặt trăngđi vòng khắp bốn châu thiên hạ, tất cả chúng sanh cũngnhư vậy, không ai có thể ngăn trở làm cho có thể đượcđến vô thượng Bồ Đề. Tại sao vậy ? Vì do Phật tánhvậy.

BạchThế Tôn ! Cứ theo nghĩa nầy thời tất cả chúng sanhchẳng cần tu hành, do năng lực của Phật tánh đều đángđược vô thượng Bồ Đề.

BạchThế Tôn ! Nếu Nhứt Xiển Đề phạm bốn tội trọng nămtội nghịch chẳng được vô thượng Bồ Đề lẽ ra cầnphải tu tập, vì do Phật tánh quyết định sẽ được, chẳngphải do tu tập rồi sau mới được.

BạchThế Tôn ! Ví như đá nam châm dầu cách xa sắt, nhưng do sứccủa nó mà sắt bị hút dính. Phật tánh của chúng sanh cũngnhư vậy, nên chẳng cần siêng năng tu tập thánh đạo.

Phậtnói : “ Lành thay ! Lành thay ! Nầy Thiện Nam Tử ! Như bênsông Hằng có bảy hạng người hoặc vì tắm rửa, hoặcvì sợ giặc cướp, hoặc vì hái hoa mà vào trong sông :

Ngườithứ nhứt vào nước thời chìm, vì yếu đuối lại chẳngbiết lội.

Ngườithứ hai dầu bị chìm lại nổi lên nổi rồi lại chìm, vìngười nầy có sức mạnh nên có thể nổi lên, vì chẳngbiết lội nên lại chìm.

Ngườithứ ba chìm rồi liền nổi lên, nổi lên chẳng chìm nữa,vì người nầy thân nặng nên chìm, do sức mạnh nên nổilên, vì biết lội nên không bị chìm nữa.

Ngườithứ tư vào nước bèn chìm, chìm rồi lại nổi lên, nổilên rồi bèn chẳng chìm nữa mà ngó khắp bốn phương, vìngười nầy thân nặng nên chìm, sức mạnh lại nổi lên,biết lội nên không chìm nữa, chẳng biết lên phía nào nênngó khắp bốn phương.

Ngườithứ năm vào nước liền chìm, lại nổi lên rồi không chìmnữa, nhìn ngó phương hướng mà lội đi, vì có lòng sợ sệt.

Ngườithứ sáu vào nước liền lội đi, đến chỗ cạn thời đứnglại, vì để xem giặc cướp gần hay xa.

Ngườithứ bảy đã qua đến bờ kia leo lên núi lớn không còn sợsệt, thoát khỏi giặc cướp lòng rất vui sướng .”

NầyThiện Nam Tử ! Sông lớn sanh tử cũng như vậy, có bảy hạngngười vì sợ giặc phiền não mà muốn lội qua sông sanh tử,nên xuất gia cạo tóc thân mặc pháp phục. Đã xuất gia rồigần gũi bạn ác nghe theo lời của họ mà lãnh thọ tà pháp.Họ bảo rằng thân chúng sanh tức là năm ấm, năm ấm gọilà năm đại, chúng sanh nếu chết thời năm đại dứt hẳn,đã dứt hẳn cần gì tu tập những hạnh nghiệp lành dữ,do đây nên biết rằng không có lành dữ cũng như không cóquả báo lành dữ. Hạng ngừoi nầy gọi là Nhứt Xiển Đề,gọi là dứt căn lành, vì căn lành đã dứt nên chìm trongsông sanh tử không thể ra được, vì nghiệp ác của họ quánặng, vì họ không có đức tin, như người thứ nhứt bênbờ sông Hằng.

NầyThiện Nam Tử ! Nhứt Xiển Đề có sáu nhơn duyên phải chìmtrong ba đường ác không thể thoát được : Một là vì tâmác quá thạnh, hai là vì chẳng thấy đời sau, ba là vì ưahuân tập phiền não, bốn là vì xa lìa căn lành, năm là vìnghiệp ác ngăn cách, sáu là vì gần gũi bạn ác. Lại cónăm điều khiến họ chìm trong ba đường ác : Một là làmviệc phi pháp đối với các Tỳ Kheo, hai là làm việc phi phápđối với các Tỳ Kheo Ni, ba là tự do dùng của vật củachúng Tăng, bốn là làm việc phi pháp với mẹ, năm là sanhsự thị phi đối với năm bộ tăng. Lại có năm điều làmcho họ chìm trong ba đường ác : Một là nói không quả báothiện ác, hai là giết chúng sanh phá Bồ Đề tâm, ba là ưanói lỗi lầm của pháp sư, bốn là chánh pháp nói là phi pháp,còn phi pháp nói là chánh pháp, năm là vì tìm lỗi của chánhpháp mà đến nghe học. Lại có ba điều làm cho họ chìm trongba đường ác : Một là nói Đức Như Lai vô thường nhậpdiệt vĩnh viễn, hai là nói chánh pháp vô thường dời đổi,ba là nói chúng tăng thiệt có thể hoại diệt.

Ngườithứ hai muốn qua khỏi sông lớn sanh tử, vì dứt mất cănlành nên chìm không thoát được. Nói rằng thoát khỏi tứclà gần gũi bạn lành thời được tín tâm, chính lá tin bốthí và quả bố thí, tin nghiệp lành và quả lành, tin nghiệpác và quả ác, tin sanh tử là khổ, là vô thường hư hoại.Do được tín tâm nên tu tập tịnh giới, trì tụng, biên chépgiải thuyết mười hai bộ kinh, thường thích bố thí, khéotu trí huệ. Vì độn căn nên lại gặp bạn ác, do đâynên không thể tu tập thân giới tâm huệ, trở lại thọ lấytà pháp, hoặc gặp thời kỳ ác ở nơi cõi nước ác, nêndứt mất những căn lành mà phải chìm luôn trong sanh tử,như người thứ hai bên sông Hằng.

Ngườithứ ba muốn qua khỏi sông sanh tử, vì dứt mất căn lànhnên chìm đắm ở trong sông. Người nầy gần gũi bạn lànhnên được nổi lâu, tin Đức Như lai là bực nhứt thiếttrí thường hằng không biến đổi, vì chúng sanh mà nói đạovô thượng, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, Như laichẳng phải diệt độ, Pháp và Tăng cũng không hoại diệt.Nhứt Xiển Đề nếu chẳng dứt ác pháp của họ thời trọnkhông thể được vô thượng Bồ Đề. Phải biết rằng cầnphải xa lìa rồi sau mới đặng. Do tín tâm nên tu tịnh giới,tu tịnh giới rồi thọ trì đọc tụng biên chép giải thuyếtmười hai bộ kinh, vì chúng sanh mà rộng tuyên dương lưu bố,ưa bố thí, tu tập trí huệ, do căn trí lanh lợi nên trụvững nơi tín huệ không thối chuyển, như người thứ ba bênsông Hằng.

Ngườithứ tư muốn qua khỏi sông sanh tử, vì dứt căn ành nên chìmtrong sông, vì gần gũi bạn lành nên được tín tâm đây gọilà nổi lên. Vì được tín tâm nên được thọ trì đọctụng biên chép giải thuyết mười hai bộ kinh, rồi vì chúngsanh mà rộng tuyên dương lưu bố, ưa bố thí, tu tập tríhuệ, do lợi căn nên đứng vững nơi tín huệ tâm không thốichuyển, quán sát khắp bốn phương, quán sát bốn phương đâylà nói bốn quả Sa Môn, như người thứ tư bên sông Hằng.

Ngườithứ năm muốn lội qua sông sanh tử, vì dứt mất căn lànhnên phải chìm trong sông, nhờ gần gũi bạn lành nên đượctín tâm đây gọi là nổi lên, do tín tâm nên thọ trì đọctụng biên chép giải thuyết mười hai bộ kinh, rồi vì chúngsanh mà rộng tuyên dương lưu bố, ưa bố thí, tu tập tríhuệ vì lợi căn nên đứng vững nơi tín huệ không thốichuyển, không thối chuyển rồi bèn thẳng đến trước, thẳngđến trước, đây là nói quả Bích Chi Phật, dầu có thểtự độ nhưng chẳng độ đến chúng sanh, đây gọi là đi,như người thứ năm bên sông Hằng.

Ngườithứ sáu muốn qua khỏi sông sanh tử, vì mất thiện căn nênchìm trong sông, nhờ gần gũi bạn lành mà được tín tâm,đây gọi là nổi lên, do tín tâm nên thọ trì đọc tụngbiên chép giải thuyết mười hai bộ kinh, rồi vì chúng sanhmà rộng tuyên dương lưu bố, ưa bố thí, tu tập trí huệcho lợi căn nên đứng vững nơi tín huệ không thối chuyển,rồi bèn thẳng đến trước gặp chỗ cạn đứng lại chẳngđi nữa. Đứng lại chẳng đi là nói Bồ Tát vì muốn độchúng sanh nên trụ lại quán sát phiền não, như người thứsáu bên sông Hằng.

Ngườithứ bảy muốn thoát khỏi sông sanh tử vì mất căn lành nênchìm trong sông, nhờ gần gũi bạn lành mà được tín tâmđây gọi là nổi lên, do tín tâm nên thọ trì đọc tụngbiên chép giải thuyết mười hai bộ kinh, rồi vì chúngsanh mà rộng tuyên dương lưu bố, ưa bố thí , tu tập tríhuệ, do lợi căn nên đứng vững nơi tín huệ không thốichuyển, liền thẳng đến bờ kia, leo lên núi cao, lìa khỏinhững sự khủng bố, hưởng nhiều sự an vui.

NầyThiện Nam Tử ! Núi cao bên bờ kia dụ cho đức Như Lai, hưởngsự an vui dụ cho Phật thường trụ, núi cao lớn dụ cho ĐạiNiết Bàn.

NầyThiện Nam Tử ! Những người ở bên bờ sông Hằng kia đềucó đủ tay chân mà không thể qua được. Tất cả chúng sanhcũng như vậy, thiệt có Phật, Pháp, Tăng, Tam Bảo, đức NhưLai thường nói pháp yếu, có tám thánh đạo, có Đại NiếtBàn, mà chúng sanh đều chẳng thể được, đây chẳng phảilỗi của Như Lai cũng chẳng phải lỗi của thánh đạo vàchúng sanh, nên biết rằng đều là lỗi ác của phiền não,do đây nên tất cả chúng sanh chẳng được Đại Niết Bàn.

NầyThiện Nam Tử ! Như lương y biết rõ bịnh nói phương thuốc,người bịnh chẳng chịu uống, đây chẳng phải là lỗi củaLương Y.

NầyThiện Nam Tử ! Như có thí chủ đem tiền của bố thí chomọi người, có người chẳng chịu nhận lấy, đây chẳngphải là lỗi của thí chủ.

NầyThiện Nam Tử ! Như mặt trời mọc lên những chỗ tốităm đều tỏ sáng, mà người mù lòa kia chẳng thấy đườngsá, đây chẳng phải là lỗi của mặt trời.

NầyThiệnNam Tử ! Như nước sông Hằng có thể giải trừ sựkhát nước, có kẻ khát nước chẳng chịu uống, đây chẳngphải là lỗi của nước.

NầyThiện Nam Tử ! Như mặt đất bình đẳng nuôi sống tất cảcây cỏ, có nông phu kia chẳng chịu gieo trồng, đây chẳngphải là lỗi của mặt đất.

NầyThiện Nam Tử ! Đức Như Lai khắp vì tất cả chúng sanh màrộng mở bày phân biệt mười hai bộ kinh, chúng sanh chẳngchịu tin thọ, đây chẳng phải là lỗi của Như Lai.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu người tu tập thánh đạo thời đượcvô thượng Bồ Đề.

NầyThiện nam Tử ! Vừa rồi ông nói tất cả chúng sanh đềucó Phật tánh đáng được vô thượng Bồ Đề , như đá namchâm hút sắt.

Lànhthay ! Lành thay ! Do có năng lực nhơn duyên của Phật tánhnên chúng sanh được vô thượng Bồ Đề.

Nhưngnếu nói rằng chẳng cần tu tập thánh đạo thời không đúng.

NầyThiện Nam Tử ! Như có người đi trong đồng hoang vắng khátnước gặp giếng, giếng nầy sâu thẳm tối đen, người nầydầu chẳng thấy nước nhưng biết rằng chắc có nước, ngườinầy tìm dây gầu múc lên thời thấy nước. Phật tánh cũngvậy, tất cả chúng sanh mặc dầu đều có, nhưng cần phảitu tập vô lậu thánh đạo rồi sau mới đặng thấy.

NầyThiện Nam Tử ! Như người có hột mè thời tất được thấydầu, nhưng rời bỏ phương tiện thời chẳng thấy được.Nơi mía thấy đường cũng như vậy.

NầyThiện Nam Tử ! Như cung trời Đao Lợi và Bắc Cu Lô Châu dầulà có, nhưng nếu không nghiệp lành, hoặc thần thông, hoặcđạo lực, thời chẳng thấy được.

Nhưrễ cỏ trong đất, như mạch nước dưới đất, vì đấtche nên chúng sanh chẳng thấy. Phật tánh cũng vậy, vì chẳngtu tập thánh đạo nên chẳng thấy được.

NầyThiện Nam Tử ! Như vừa rồi ông nói trong đời có ngườibịnh nếu gặp được lương y, thuốc hay, người khám bịnhgiỏi, ăn uống phải cách, hoặc chẳng gặp, đều đượclành mạnh.

NầyThiện Nam Tử 1 Đó là ta vì bực lục trụ Bồ Tát mà nóinghĩa ấy.

NầyThiện Nam Tử ! Như hư không đối với chúng sanh, nó chẳngphải trong, chẳng phải ngoài, vì không phải trong ngoài nêncũng không trở ngại. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy.

NầyThiện Nam Tử ! Như có người để tài sản ở xứ khác, dầucủa cải không hiện có, nhưng người nầy vẫn được tùyý thọ dụng. Có người hỏi đến tiền của, người nầyđáp rằng tôi hứa cho. Tại sao vậy ? Vì người nầy quyếtđịnh có của. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, chẳngphải đây chẳng phải kia, vì quyết định được nên ta nóitất cả chúng sanh đều có.

NầyThiện Nam Tử ! Như chúng sanh gây tạo các nghiệp, hoặc nghiệplành, hoặc nghiệp ác, chẳng phải trong chẳng phải ngoài,nghiệp tánh nầy chẳng phải có chẳng phải không, lại cũngchẳng phải là trước không mà nay có, cũng chẳng phải khôngnhơn mà có ra, chẳng phải đây làm rồi đây thọ, chẳngphải đây làm mà kia thọ, chẳng phải kia làm mà kia thọ,nghiệp tánh nầy không tác giả không thọ giả, lúc thờitiết hòa hiệp thời có quả báo. Phật tánh của chúng sanhcũng như vậy, chẳng phải là trước không mà nay có, chẳngphải trong chẳng phải ngoài, chẳng phải có chẳng phải không,chẳng phải đây chẳng phải kia, chẳng phải chỗ khác đến,chẳng phải không nhơn duyên, cũng chẳng phải là tất cảchúng sanh chẳng thấy, có những Bồ Tát lúc thời tiết nhơnduyên hòa hiệp mà được thấy. Thời tiết đây là nói bựcThập Trụ Bồ Tát tu tám thánh đạo được tâm bình đẳngđối với chúng sanh, lúc bấy giờ được thấy Phậttánh, chẳng gọi là tạo tác.

NầyThiện Nam Tử ! Ông nói rằng như đá nam châm hút sắt, cứnơi nghĩa thời chẳng đúng. Tại sao vậy ? Vì đá ấy chẳnghút sắt, bởi đá ấy không tâm nghiệp. Nầy Thiện Nam Tử! Do pháp kia có nên pháp nầy sanh ra, do pháp kia không nên phápnầy diệt hoại không có tác giả cũng không có hoại giả.

NầyThiện Nam Tử ! Như ngọn lửa mạnh chẳng thể đốt cháycủi, lửa ra củi hư gọi đó là cháy củi.

Nhưbông quì xoay theo mặt trời, dầu vậy nhưng bông quì nầykhông có tâm cung kính, không thức cũng không nghiệp, vì tánhchất riêng của nó mà tự xoay chuyển.

Nhưcây chuối nhơn tiếng sấm mà được tăng trưởng, cây nầykhông lỗ tai, không có tâm ý thức, do vì có pháp kia nên phápnầy tăng trưởng, vì không pháp kia nên pháp nầy hư hoại.

Nhưcây a thúc ca, người nữ rờ đụng đến thời cây nầy trổbông, cây nầy không tâm ý, cũng không giác xúc, do vì có phápkia nên pháp nầy sanh ra, vì không pháp kia nên pháp nầy hưhoại.

Nhưcây quít được tử thi thời trái thêm nhiều, cây quít nầykhông tâm ý cũng không giác xúc, vì có pháp kia nên pháp nầythêm nhiều, vì không pháp kia nên pháp nầy hư hoại.

Nhưcây an thạch lựu do phân gạch xương thời trái thêm nhiều,cây an thạch lựu nầy cũng không tâm ý không giác xúc, vìcó pháp khác nên pháp nầy thêm nhiều, vì pháp khác khôngnên pháp nầy hư hoại.

Nhưđá nam châm hút sắt cũng như vậy, do pháp nầy có nên phápkia sanh, vì pháp nầy không nên pháp kia hư hoại.

Phậttánh của chúng sanh cũng như vậy, chẳng thể đến đượcvô thượng Bồ Đề.

NầyThiện Nam Tử ! Vô minh chẳng thể hút lấy hành nghiệp, hànhcũng chẳng thể hút lấy thức, dầu vậy nhưng cũng gọi làvô minh duyên hành, hành duyên thức.

Hoặccó Phật hay không Phật, pháp giới vẫn thường trụ. Nếunói rằng Phật tánh ở trong chúng sanh, nên biết rằng phápthường hằng thời vô trụ, nếu có chỗ ở thời là vô thường.Như mười hai nhơn duyên không chỗ ở nhứt định, nếu cóchỗ ở thời mười hai nhơn duyên chẳng được gọi là thường.Pháp thân của Như lai cũng không chỗ ở. Pháp giới, phápnhập, pháp ấm, hư không đều không chỗ ở. Phật tánh cũngkhông chỗ ở như vậy.

NầyThiện Nam Tử ! Như tứ đại dầu thế lực đồng nhau, nhưngcó cứng, có nóng, có ướt, có động, có nặng, có nhẹ,có đỏ, có trắng, có vàng, có đen, mà tứ đại nầy cũngkhông có nghiệp, vì pháp giới khác nên đều chẳng giốngnhau. Phật tánh cũng như vậy vì pháp giới khác đến thờikỳ thời hiện.

NầyThiện Nam Tử ! Vì tất cả chúng sanh chẳng thối mất Phậttánh nên gọi là có, vì bất thối chuyển, vì sẽ có, vìquyết định được, vì quyết địnhh sẽ thấy, nên gọilà tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

Vínhư có Quốc Vương bảo một đại thần dắt một convoi đem chỉ cho người mù. Đại thần được lịnh Quốc Vươngliền họp bọn người mù đến bên con voi. Lúc đó bọn ngườimù đều lấy tay rờ voi. Đại thần trở về tâu với QuốcVương đã đem voi chỉ cho bọn người mù rồi. Quốc Vươngliền kêu bọn người mù đến hỏi riêng từng người. Convoi hình dạng như thế nào? Trong bọn người mù kia, kẻ rờngà bèn nói voi hình như củ cải ; kẻ rờ tai nói rằng voigiống như cái ki ; kẻ rờ đầu nói rằng voi giống như khốiđá, kẻ rờ vòi nói rằng voi giống như cái chày ; kẻ rờchân nói rằng voi giống như cái cối gỗ ; kẻ rờ lưng nóirằng voi như cái giường; kẻ rờ bụng nói rằng voi nhưcái lu ; kẻ rờ đuôi nói voi như sợi dây.

NầyThiện Nam Tử ! Bọn người mù kia chẳng nói trúng thân hìnhcủa voi, nhưng cũng chẳng phải là chẳng nói, các hình tướngđó đều chẳng phải hình voi, nhưng rời ngoài nhữnghình nầy lại không có voi.

NầyThiện Nam Tử ! Quốc Vương là dụ cho Như Lai đấng chánhbiến tri vậy. Đại thần dụ cho kinh Đại Thừa Đại Niếtbàn. Voi dụ cho Phật tánh. Bọn mù dụ cho tất cả chúng sanhvô minh.

Nhữngchúng sanh nầy cho rằng Phật đã nói xong, hoặc có kẻ nóisắc là Phật tánh, vì sắc nầy dầu diệt, nhưng tuần tựnối luôn do đây được ba mươi hai tướng tốt vô thượngcủa Như Lai, sắc tướng Như Lai là thường, vì sắctướng Như Lai thường hằng chẳng dứt, do đây nên nói sắclà Phật tánh, như vàng thật, chất vàng dầu thay đổi nhưngmàu sắc vẫn thường chẳng đổi khác, hoặc làm vòng, làmroi, làm mâm, màu vàng vẫn không đổi khác. Phật tánh củachúng sanh cũng như vậy, tánh chất dầu vô thường mà sắclà thường, do đây nên nói sắc là Phật tánh.

Hoặccó kẻ nói thọ là Phật tánh, vì do thọ mà được chơn lạccủa Như Lai, thọ của Như Lai là thọ rốt ráo, là thọ đệnhứt nghĩa. Tánh thọ của chúng sanh dầu là vô thường nhưngnó tuần tự nối nhau chẳng dứt, nên được lạc thọ chơnthường của Như Lai. Như người họ Kiều Thi Ca thân ngườidầu vô thường mà họ vẫn thường, trãi qua ngàn muônđời không đổi khác. Phật tánh chúng sanh cũng như vậy.Do đây nên nói thọ ấm là Phật tánh.

Lạicó kẻ nói tưởng ấm là Phật tánh, vì do tưởng mà đượcchơn thật tưởng của Như Lai. Tưởng của Như Lai gọi làtưởng mà không tưởng chẳng phải tưởng của chúng sanh,chẳng phải tưởng của nam của nữ, chẳng phải tưởng trongsắc thọ tưởng hành thức, chẳng phải tâm tưởng dứt tưởngnhư tưởng của chúng sanh. Dầu tưởng nầy vô thường nhưngdo tuần tự nối nhau chẳng dứt, nên được tưởng thườnghằng của Như Lai. Như mười hai nhơn duyên của chúng sanh,dầu chúng sanh diệt mất mà nhơn duyên vẫn rthường. Phậttánh của chúng sanh cũng như vậy, do đây nên nói tưởng làPhật tánh.

Lạicó kẻ nói hành ấm là Phật tánh, vì hành gọi là thọ mạng.Thọ mạng làm nhơn duyên nên được thọ mạng thường trụcủa Như Lai. Thọ mạng của chúng sanh dầu là vô thường,nhưng vì tuần tự nối nhau chẳng dứt, nên được thọ mạngchơn thường của Như Lai. Như mười bộ kinh, người nói ngườinghe dầu là vô thường, nhưng kinh điển nầy thường cònchẳng biến đổi. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy.Do đây nên nói hành là Phật tánh.

Lạicó kẻ nói thức ấm là Phật tánh. Do thức làm nhơn duyênmà được tâm bình đẳng của Như Lai. Ý thức của chúngsanh dầu là vô thường, nhưng thức tuần tự nối nhau chẳngdứt, nên được tâm chơn thường của Như Lai. Như lửa tánhnóng dầu ngọn lửa vô thường, nhưng tánh nóng chẳng phảivô thường. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy. Do đâynên nói thức là Phật tánh.

Lạicó kẻ nói rời năm ấm có ngã, ngã nầy là Phật tánh, vìngã làm nhơn duyên mà được ngã tự tại của Như Lai. Có các nhà ngoại đạo nói rằng : Đứng đi thấy nghe buồnvui nói năng chính đó là ngã, ngã tướng ấy dầu vô thườngnhưng ngã của Như Lai chơn thiệt thường trụ. Như ấm nhậpgiới dầu là vô thường nhưng vẫn gọi là thường. Phậttánh của chúng sanh cũng vậy.

NầyThiện Nam Tử !Như bọn mù kia mỗi người tự nói hình tướngcủa voi, dầu chẳng được đúng, nhưng chẳng phải là chẳngnói tướng của voi.

Nhữngngười nói Phật tánh cũng như vậy, Phật tánh chẳng phảitức sáu pháp, nhưng cũng chẳng ly sáu pháp. Vì thế nên tanói Phật tánh của chúng sanh chẳng phải sắc chẳng phảily sắc, nhẫn đến chẳng phải ngã, chẳng phải ly ngã.

Cócác nhà ngoại đạo dầu nói có ngã, nhưng thiệt ra khôngcó ngã. Ngã của chúng sanh chính là ngũ ấm, rời ngoài ngũấm không có ngã riêng biệt.

Vínhư cọng, cánh, tua, gương hiệp lại làm hoa sen, lìa ngoàinhững thứ nầy thời không có hoa sen riêng biệt. Ngã củachúng sanh cũng như vậy.

Nhưtường, vách, gỗ, tranh hoà hiệp gọi đó là nhà, lìa ngoàinhững thứ nầy thời không có nhà riêng biệt.

Nhưcây Khư đà la, cây Ba la xa, cây Ni câu đà, cây Uất đàm báthiệp lại thành rừng, rời ngoài những thứ nầy thời khôngcó rừng riêng biệt.

Nhưchiến xa, voi, ngựa, bộ binh hiệp lại thành quân đội, rờingoài những thứ nầy thời không có quân đội riêng biệt.

Nhưnhững chỉ năm màu hiệp lại dệt thành vải ngũ sắc, rờingoài những chỉ nầy thời không có vải ngũ sắc riêng biệt.

Nhưbốn họ hiệp lại gọi là đại chúng, rời ngoài những ngườinầy thời không có đại chúng riêng biệt.

Ngãcủa chúng sanh cũng như vậy, rời ngoài năm ấm thời khôngcó ngã riêng biệt.

NầyThiện Nam Tử ! Như Lai thường trụ thời gọi là ngã. Phápthân của Như Lai là vô biên vô ngại, là chẳng sanh chẳngdiệt, được đủ tám tự tại nên gọi là ngã.

Thiệtra chúng sanh không có ngã như vậy, chỉ vì quyết định sẽđược rốt ráo đệ nhứt nghĩa không, nên gọi là Phật tánh.

NầyThiện Nam Tử ! Đại từ đại bi gọi là Phật tánh, vì đại từ đại bi thường theo dõi Bồ Tát như bóng theohình.Tất cả chúng sanh quyết định sẽ được đại từđại bi, do đây nên nói rằng tất cả chúng sanh đều cóPhật tánh. Đại từ đại bi gọi là Phật tánh, Phậttánh gọi là Như Lai.

Đạihỷ đại xả gọi là Phật tánh, vì Đại Bồ Tát nếu chẳngxả được hai mươi lăm cõi, thời không thể được vô thượngBồ Đề. Bởi chúng sanh quyết định sẽ được, do đây nênnói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Đại hỷ đạixả chính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai.

Phậttánh gọi là đại tín tâm. Vì do tín tâm mà đại Bồ Tátđược đầy đủ Đàn Ba La Mật nhẫn đến Bát Nhã Ba La Mật.Tất cả chúng sanh quyết định sẽ được đại tín tâm,do đây nên nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Đạitín tâm chính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai.

Phậttánh gọi là nhứt tử địa. Vì do nhứt tử địa nên BồTát được tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sanh. Tấtcả chúng sanh quyết định sẽ được nhứt tử địa, do đâynên nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Nhứt tử địachính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai.

Phậttánh gọi là trí lực thứ tư. Vì do trí lực thứ tư, nênBồ Tát có thể giáo hóa chúng sanh. Tất cả chúng sanh quyếtđịnh sẽ được trí lực thứ tư, do đây nên nói tất cảchúng sanh đều có Phật tánh. Trí lực thứ tư chính là Phậttánh, Phật tánh chính là như Lai.

Phậttánh gọi là mười hai nhơn duyên. Vì do nhơn duyên nên đứcNhư Lai được thường trụ. Tất cả chúng sanh quyết địnhcó mười hai nhơn duyên như vậy, do đây nên nói rằng tấtcả chúng sanh đều có Phật tánh. Mười hai nhơn duyên chínhlà Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai.

Phậttánh gọi là bốn trí vô ngại. Do bốn trí vô ngại nên giảngthuyết chữ nghĩa vô ngại. Do chữ nghĩa vô ngại nên có thểgiáo hóa chúng sanh. Bốn trí vô ngại chính là Phật tánh,Phật tánh chính là Như Lai.

Phậttánh gọi là đảnh tam muội.Vì do tu đảnh tam muội nầy nêncó thể tổng nhiếp tất cả Phật pháp, do đây nên nói đảnhtam muội gọi là Phật tánh. Thập Trụ Bồ Tát tu tam muộinầy chưa được đầy đủ, nên dầu thấy Phật tánh mà chẳngrõ ràng. Vì tất cả chúng sanh quyết định được, nên nóirằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

NầyThiện Nam Tử ! Như các thứ pháp đã nói ở trên, vì tấtcả chúng sanh quyết định sẽ được, nên nói rằng tấtcả chúng sanh đều có Phật tánh.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu ta nói sắc là Phật tánh, chúng sanh nghelời nầy tất sanh tà kiến điên đảo, do tà kiến điên đảotất sẽ phải đọa A Tỳ địa ngục. Đức Như Lai thuyếtpháp để dứt địa ngục nên chẳng nói sắc là Phật tángh,nhẫn đến chẳng nói thức là Phật tánh cũng như vậy.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu chúng sanh thấy rõ Phật tánh thời chẳngcần tu tập thánh đạo. Thập Trụ Bồ Tát tu tám thánh đạocòn thấy Phật tánh một phần ít, huống là người chẳngtu mà được thấy ư !

NầyThiện Nam Tử ! Các vị Đại Bồ Tát như Văn Thù Sư Lợitu tập thánh đạo đã trải qua vô lượng đời nên thấyrõ Phật tánh. Hàng Thanh Văn Duyên Giác làm thế nào biếtPhật tánh được !

Nếuchúng sanh muốn biết rõ Phật tánh, thời phải nhứt tâm thọtrì đọc tụng biên chép giải thuyết cúng dường cung kínhtôn trọng tán thán kinh Đại Niết Bàn nầy. Thấy ngườinào trì tụng nhẫn đến tán thán kinh Đại Niết Bàn nầythời phải đem bốn thứ cúng dường thật tốt mà cung cấpcho người ấy, cùng tán thán lễ bái hỏi thăm.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu có người nào đã trải qua vô lượngvô biên đời gần gũi cúng dường vô lượng chư Phật trồngsâu các căn lành, rồi sau mới đặng nghe tên của kinh nầy.

NầyThiện Nam Tử ! Phật tánh chẳng thể nghĩ bàn. Phật, Pháp,Tăng, Tam Bảo cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Tấtcả chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng chẳng biết đượcdầu vậy mà cũng chẳng thể nghĩ bàn.

NhưLai thường lạc ngã tịnh cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Tấtcả chúng sanh nếu ai tin được kinh Đại Niết bàn nầy, kẻấy chẳng thể nghĩ bàn.

SưTử Hống Bồ Tát bạch rằng : “ Bạch Thế Tôn ! Như lờiđức Phật nói tất cả chúng sanh có thể tin kinh Đại NiếtBàn chẳng thể nghĩ bàn như đây. Bạch Thế Tôn ! Trong đạichúng nầy có tám muôn năm ngàn ức người không có lòng tinđối với kinh nầy, do đây nên người nào tin kinh nầy thờigọi người đó chẳng thể nghĩ bàn.

_ NầyThiện Nam Tử ! Số người trên đây đến đời vị lai cũngsẽ quyết định tin được kinh điển nầy, được thấy Phậttánh và được vô thượng Bồ Đề.

_ BạchThế Tôn ! Thế nào Bất Thối Bồ Tát tự biết quyết địnhcó tâm bất thối.

_ NầyThiện Nam Tử ! Đại Bồ Tát sẽ dùng khổ hạnh để thínghiệm lấy tâm của mình : Mỗi ngày ăn một hột mè trọnbảy ngày ; gạo trằng, đậu xanh đậu trắng v.v… mỗi thứbảy ngày, mỗi ngày một hột cũng như vậy.

Lúcăn một hột mè, Bồ Tát nghĩ rằng : Khổ hạnh như vậy đềukhông lợi ích, việc không lợi ích còn làm được huốngviệc lợi ích mà lại không làm.

Đốivới việc không lợi ích, trong lòng có thể nhẫn được sựkhổ chẳng thối chẳng chuyển, do đây nên quyết đặng vôthượng Bồ Đề.

Trongnhững ngày tu khổ hạnh như vậy, da thịt ốm khô lần lần,như cắt trái bầu tươi phơi trong nắng. Mắt của Bồ Tátthụt sâu vào như đáy giếng. Hết thịt lòi gân như nhà tranhhư mục, xương sống lộ lên như dây thừng, chỗ Bồ Tátngồi như dấu chân ngựa. Muốn ngồi thời mọp xuống, muốnđứng thời ngã nghiêng. Dầu chịu lấy sự khổ, khônglợi ích như vậy, nhưng chẳng thối chuyển tâm Bồ Đề.

NầyThiện Nam Tử ! Đại Bồ Tát vì phá các sự khổ, ban sựan vui cho chúng sanh, nên có thể xả thí của, vật, ngoài thântrong thân đến thân mạng của mình như bỏ cỏ khô.

Nếucó thể chẳng tiếc thân mạng như vậy, Bồ Tát nầy tựbiết quyết định có tâm bất thối, tự biết tôi quyếtđịnh sẽ được vô thượng Bồ Đề.

ĐạiBồ Tát vì pháp mà khoét thân làm đèn lấy tô vu đổ vàođặt tim để đốt.

LúcBồ Tát thọ sự khổ lớn như vậy tự trách tâm mình rằng: Sự khổ nầy đối với sự khổ ở địa ngục trăm ngànmuôn phần chưa bằng một phần. Ở trong vô lượng trăm ngànkiếp, ta chịu nhiều sự khổ não đều không đem lại mảymay lợi ích, nếu ta không chịu được sự khổ nhẹ nầy,thời làm sao có thể ở nơi trong địa ngục để có thểcứu khổ chúng sanh.

LúcBồ Tát suy nghĩ như vậy thời thân chẳng biết khổ, tâmchẳng thối chuyển, do đây Bồ Tát tự biết chắc rằng tôiquyết định sẽ được vô thượng Bồ Đề.

NầyThiện Nam Tử! Lúc đó Bồ Tát còn đầy đủ phiền não,vì chánh pháp mà có thể đem đầu mắt óc tủy tay chưn máuthịt bố thí cho người, lấy đinh đóng trên thân, nhảy từgộp đá cao xuống, nhảy vào lửa. Dầu chịu lấy vô lượngsự khổ như vậy, nhưng nếu trong lòng chẳng có niệm thốichuyển, Bồ Tát nầy nên biết rằng nay tôi quyết định cótâm bất thối, sẽ được vô thượng Bồ Đề.

NầyThiện Nam Tử ! Đại Bồ Tát vì phá trừ khổ não cho tấtcả chúng sanh, nên nguyện làm thân súc sanh to lớn, đem máuthịt bố thí cho chúng sanh.

Lúcchúng sanh đến lấy máu ăn, Bồ Tát lại sanh lòng thươngxót, lúc đó Bồ Tát nín hơi chẳng thở làm như chết, đểcho những kẻ đến lấy thịt chẳng có quan niệm giết hại.

DầuBồTát thọ thân súc sanh nhưng trọn chẳng tạo nghiệp súcsanh. Vì Bồ Tát đã được tâm bất thối chuyển, thời trọnchẳng gây tạo ác nghiệp. Nếu đời vị lai Bồ Tát có nghiệpquả ác nhỏ nhặt bất định, do sức nguyện lớn vì độchúng sanh nên đều thọ lấy đó. Như người bịnh bịquỉ dựa ở ẩn trong thân, do oai lực của chú thuật, nênliền hiện tướng quỉ : Hoặc nói hoặc cười, hoặc mừnghoặc giận, hoặc mắng hoặc khóc. Đại Bồ Tát thọ lấynghiệp quả đời vị lai cũng như vậy.

LúcBồ Tát thọ lấy thân gấu, thường vì chúng sanh mà diễnnói chánh pháp. Hoặc lúc thọ thân chim Ca Tân Xà La, lúc thọthân Cù Đà thân nai, thân thỏ, thân voi, thân dê núi, thânkhỉ vượn, thân bồ câu trắng, thân kim súy điểu, thân rồng,thân rắn, lúc thọ những thân súc sanh như vậy, nhưng trọnchẳng gây tạo nghiệp ác súc sanh, mà thường vì những súcsanh khác diễn thuyết chánh pháp, làm cho những súc sanh kianhờ nghe pháp mà được mau khỏi thân súc sanh.

LúcBồ Tát thọ thân súc sanh mà chẳng gây tạo nghiệp ác nênbiết rằng quyết định có tâm bất thối.

ĐạiBồ Tát ở đời đói khát, thấy chúng sanh đói khát, nênnguyện làm thân cá lớn dài nhiều do diên, lại nguyện nhữngchúng sanh nào lấy thịt của tôi, lấy rồi liền sanh trởlại, ai ăn thịt của tôi thời được khỏi đói khỏi khát,tất cả đều phát tâm vô thượng Bồ Đề, do nơi tôi màkẻ nào được khỏi đói khát, thời đời vị lai họ sẽmau được xa lìa khổ hoạn đói khát trong hai mươi lăm cõi.

LúcĐại Bồ Tát chịu sự khổ như vậy mà tâm chẳng thối chuyển,thời nên biết quyết định sẽ được vô thượng BồĐề.

Nhằmđời tật dịch, Bồ Tát thấy nhiều người phải bịnh khổ,bèn suy nghĩ rằng như cây
Dượcthọ, nếu người bịnh lấy rễ lấy cây, lấy nhánh, lấylá, lấy bông, lấy trái, lấy vỏ đều trị được lành bịnh.Nguyện thân của tôi đây cũng như vậy, nếu người bịnhnghe tiếng chạm đến thân ăn thịt uống máu, nhẫn đếnxương tủy đều trị lành bịnh. Nguyện chúng sanh lúc ănthịt tôi chẳng sanh lòng ác, đều có quan niệm như ăn thịtcon. Tôi trị cho họ được lành bịnh rồi sẽ thường vìhọ mà thuyết pháp. Nguyện họ nghe pháp kính tin lãnh thọsuy gẫm rồi đem dạy lại người khác.

BồTát đầy đủ phiền não lúc chịu sự khổ nơi thân như vậyvẫn chẳng thối cghuyển tâm Bồ Đề, nên biết quyết địnhđược tâm bất thối, sẽ thành vô thượng Bồ Đề

Nếucó chúng sanh bị quỉ làm bịnh, Bồ Tát thấy việc nầy liềnphát nguyện làm thân quỉ to lớn mạnh mẽ, quyến thuộc đông,khiến người bịnh kia nghe thấy liền hết bịnh quỉ.

ĐạiBồ Tát vì độ chúng sanh nên siêng tu khổ hạnh, dầu cóphiền não nhưng tâm chẳng nhiễm ô.

NầyThiện Nam Tử ! Đại Bồ Tát dầu tu hành Lục Ba La Mật, cũng chẳng cầu quả Lục Ba La Mật.

Lúctu hành Lục Ba La Mật vô thượng, Bồ Tát nguyện rằng : Naytôi đem Lục Ba La Mật nầy bố thí cho tất cả chúng sanh,mỗi chúng sanh nhận lấy sự bố thí của tôi rồi thời đềusẽ được thành vô thượng Bồ Đề. Tôi cũng tự vì LụcBa La Mật mà siêng tu khổ hạnh chịu những sự khổ não.Lúc đương chịu khổ nguyện tôi chẳng thối tâm Bồ Đề.

NầyThiện Nam Tử ! Đại Bồ Tát lúc suy gẫm phát nguyện nhưvậy thời gọi là tướng chẳng thối chuyển tâm Bồ Đề.

NầyThiện Nam Tử ! Đại Bồ Tát chẳng thể nghĩ bàn, vì biếtrõ sanh tử, có nhiều tội lỗi, quan sát Đại Niết Bàn cócông đức lớn, vì chúng sanh mà ở nơi sanh tử chịu nhữngsự khổ tâm chẳng thối chuyển, do đây nên gọi là Bồ Tátchẳng thể nghĩ bàn.

NầyThiện Nam Tử ! Đại Bồ Tát không có nhơn duyên mà vẫn sanhlòng thương xót tất cả chúng sanh, thiệt chẳng thọ ơn màcòn ghi ơn. Dầu thi ơn mà chẳng cần đền trả, do đây nênlại gọi Đại Bồ Tát là chẳng thể nghĩ bàn.

NầyThiện Nam Tử ! Hoặc có chúng sanh vì lợi ích cho mình màtu các khổ hạnh. Đại Bồ Tát vì lợi ích cho người chochúng sanh mà tu khổ hạnh, dầu vậy nhưng vẫn gọi là lợiích cho mình, do đây nên Đại Bồ Tát lại gọi là chẳngthể nghĩ bàn.

BồTát đầy đủ phiền não, vì phá hoại quan niệm kẻ oán ngườithân nên thọ những sự khổ để tu tâm bình đẳng, do đâynên Bồ Tát lại gọi là chẳng thể nghĩ bàn.

BồTát nếu thấy những chúng sanh hung ác thời hoặc quở trách,hoặc nói dịu ngọt, hoặc đuổi, hoặc bỏ.

Vớinhững kẻ tánh ác, Bồ Tát thị hiện nói lời dịu dàng.

Vớikẻ kiêu mạn, Bồ Tát thị hiện làm ngã mạn lớn, nhưngtrong tâm của Bồ Tát thiệt không kiêu mạn. Đây gọi làphương tiện của Bồ Tát chẳng thể nghĩ bàn.

BồTát đầy đủ phiền não, lúc của cải ít mà người cầuxin nhiều, lòng Bồ Tát trọn chẳng hẹp nhỏ. Đây gọi làBồ Tát chẳng thể nghĩ bàn.

LúcĐức Phật ra đời, Bồ Tát biết công đức của Phật, nhưngvì chúng sanh mà thọ thân biên địa nơi chỗ không Phật,như đui, như điếc, như què, như thọt. Đây gọi là Bồ Tátchẳng thể nghĩ bàn.

BồTát biết rõ chúng sanh có những tội lỗi, vì muốn độ họnên Bồ Tát thường cùng đi chung với họ, dầu làm theo ýcủa họ nhưng vẫn không nhiễm lấy tội lỗi. Do đây nênlại gọi Bồ Tát là chẳng thể nghĩ bàn.

BồTát thấy biết rõ ràng không tướng chúng sanh, không phiềnnão nhiễm ô, không người tu tập thánh đạo xa lìa phiềnnão. Dầu vì Bồ Đề nhưng không hạnh Bồ Đề, cũng khôngcó người thành tựu hạnh Bồ Đề, không người thọ khổvà người phá khổ mà cũng có thể vì chúng sanh phá hoạisự khổ thật hành hạnh Bồ Đề. Do đây nên gọi Bồ Tátlà chẳng thể nghĩ bàn.

BồTát thọ thân rốt sau ở cung trời Đâu Suất, đây cũng gọilà chẳng thể nghĩ bàn. Vì trời Đâu Suất là hơn tất cảtrong cõi dục, cõi trời dưới thời tâm phóng dật, cõi trờitrên thời căn tánh ám độn, do đây nên trời Đâu Suất gọilà hơn. Tu thí, tu giới thời được thân trời cõi trên vàcõi dưới. Tu thí, tu giới và tu định thời được thân trờiĐâu Suất.

Tấtcả Bồ Tát đã tự phá hoại tất cả cõi, trọn chẳng tạonghiệp trời Đâu Suất để thọ thân nơi cõi trời đó. VìBồ Tát nếu ở nơi các cõi khác, cũng đều có thể giáohóa thành tựu chúng sanh, thiệt không có dục tâm mà lạisanh vào cõi dục, do đây nên lại gọi là chẳng thể nghĩbàn.

ĐạiBồ Tát sanh ở trời Đâu Suất có ba việc thù thắng : Một là mạng, hai là sắc, ba là danh.

ĐạiBồ Tát thiệt chẳng cầu mạng, sắc và danh, dầu không cótâm mong cầu mà chỗ được lại thù thắng. Đại Bồ Tátrất ưa thích Niết Bàn, nhưng có nhơn duyên nên mạng, sắcvà danh cũng thù thắng. Do đây nên lại gọi chẳng thể nghĩbàn.

ĐạiBồ Tát mạng, sắc, và danh dầu hơn Chư Thiên, nhưng Chư Thiênđối với Bồ Tát chẳng có lòng giận, lòng ganh ghét, lòngkiêu mạn, thường có lòng hoan hỷ. Bồ Tát đối với ChưThiên cũng chẳng kiêu mạn, nên lại gọi là chẳng thể nghĩbàn.

ĐạiBồ Tát chẳng tạo nghiệp nhơn thọ mạng, mà ở nơi trờiĐâu Suất kia, Bồ Tát được thọ mạng rốt ráo, đây gọilà mạng thù thắng.

BồTát không tạo nghiệp nhơn sắc đẹp, mà thân sắc của BồTát xinh đẹp đầy đủ ánh sáng, đây gọi là sắc thù thắng.

BồTát ở cung trời Đâu Suất chẳng ưa ngũ dục chỉ làm phápsự, nên tiếng đồn khắp cả mười phương, đây gọi làdanh thù thắng. Do đây nên lại gọi Bồ Tát là chẳng thểnghĩ bàn.

LúcĐại Bồ Tát từ trời Đâu Suất giáng sanh, cả đại địasáu thứ chấn động, nên lại gọi là chẳng thể nghĩ bàn.Vì lúc Bồ Tát giáng sanh, chư Thiên cõi dục và cõi sắc đềuđến hầu hạ đưa đi, lớn tiếng tán thán Bồ Tát, do hơigió nơi miệng chư Thiên làm cho đại địa chấn động. Lạilúc Bồ Tát mới nhập thai, có các Long Vương ở dưới đạiđịa nầy hoặc khủng bố, hoặc hoan hỷ, nên đại địachấn động. Do đây nên lại gọi Bồ Tát là chẳng thể nghĩbàn.

ĐạiBồ Tát biết rõ lúc nhập thai, lúc trụ thai, lúc xuất thai,biết cha, biết mẹ, chẳng nhiễm ô bất tịnh, như bảo châumàu xanh trên búi tóc của Đế Thích nên lại gọi là chẳngthể nghĩ bàn.

NầyThiện Nam Tử ! Kinh Đại Niết Bàn cũng chẳng thể nghĩ bànnhư vậy.

NầyThiện Nam Tử ! Như biển cả có tám điều chẳng thể nghĩbàn : Một là lần lần càng sâu, hai là sâu khó đến đáy,ba là đồng một vị mặn, bốn là thủy triều chẳng quáhạn, năm là có nhiều thứ kho báu, sáu là những chúng sanhthân to lớn ở trong đó, bảy là chẳng chứa tử thi, támlà tất cả muôn dòng đổ về cùng mưa to xối xuống mà biểnvẫn chẳng thêm chẳng bớt.

NầyThiện Nam Tử ! Biển lần lần càng sâu là vì có ba điều: Một là phước lực của chúng sanh, hai là thuận theo giómà chảy, ba là vì nước trong sông đổ ra. Nhẫn đến chẳngthêm chẳng bớt cũng đều có ba việc.

KinhĐại Niết Bàn nầy cũng có tám điều chẳng thể nghĩ bànnhư vậy : Một là lần lần càng sâu, nghĩa là từ giới ƯuBà Tắc, giới Sa Di, giới Tỳ Kheo, giới Bồ Tát, quảTu Đà Hoàn, quả Tư Đà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La hán, quảBích Chi Phật, quả Bồ Tát, quả Vô Thượng Bồ Đề. KinhĐại Niết Bàn nầy thuyết minh những pháp như vậy, đâygọi là lần lần càng sâu.

Hailà sâu khó đến đáy : Đức Như Lai Thế Tôn bất sanhbất diệt, chẳng được vô thượng Bồ Đề, chẳng chuyểnpháp luân, chẳng ăn chẳng thọ, chẳng thật hành bốthí, do đây nên đặng thường lạc ngã tịnh.

Tấtcả chúng sanh đều có Phật tánh, Phật tánh nầy chẳng phảisắc thọ tưởng hành thức, chẳng rời sắc thọ tưởng hànhthức, là thường trụ có thể thấy : Là liễu nhơn chẳngphải tác nhơn. Tu Đà Hoàn nhẫn đến Bích Chi Phật sẽ đượcvô thượng Bồ Đề, cũng không phiền não, cũng không trụxứ, dầu không phiền não nhưng chẳng gọi là thường, dođây nên nói là sâu.

Trongkinh nầy hoặc có lúc nói là ngã, hoặc có lúc nói vô ngã,hoặc có lúc nói là thường, hoặc có lúc nói là vô thường,hoặc có lúc nói là tịnh, hoặc có lúc nói là bất tịnh,hoặc có lúc nói là lạc, hoặc có lúc nói là khổ, hoặccó lúc nói là không, hoặc có lúc nói là bất không, hoặccó lúc nói tất cả đều có, hoặc có lúc nói tất cả đềukhông, hoặc nói nhị thừa hoặc nói nhứt thừa, hoặc nóingũ ấm tức là Phật tánh, là Kim Cang Tam Muội, là Trung Đạo,Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, mười hai nhơn duyên , đệ nhứtnghĩa không, từ bi bình đẳng đối với chúng sanh, đảnhtrí, tín tâm, trí lực biết các căn , trí không chướng ngạiđối với tất cả pháp, dầu có Phật tánh nhưng chẳng nóiquyết định. Do đây nên gọi là rất sâu.

Balà đồng một vị : Tất cả chúng sanh đồng có Phật tánh,đều đồng nhứt thừa, đồng một giải thoát một nhơn mộtquả, đồng một cam lộ, tất cả đều sẽ được thườnglạc ngã tịnh, đây gọi là đồng một vị.

Bốnlà thủy triều chẳng quá hạn : Như trong kinh nầy chế cácTỳ Kheo chẳng được lẫn chứa tám vật bất tịnh. Nếuđệ tử của ta có thể thọ trì đọc tụng biên chép giảithuyết phân biệt kinh Đại Niết Bàn nầy, thà chết chớtrọn chẳng hủy phạm, đây gọi là thủy triều chẳng quáhạn.

Nămlà có nhiều thứ kho báu : Kinh nầy tức là kho báu vô lượng,nghĩa là Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Thánh Đạo, AnhNhi Hạnh, Thánh Hạnh, Phạm Hạnh, Thiên Hạnh, những thiệnphương tiện, Phật tánh của chúng sanh, công đức của BồTát, công đức của Như Lai, công đức của Thanh Văn, côngđức của Duyên Giác, Lục Ba La Mật, vô lượng Tam Muội,vô lượng Trí Huệ, đây gọi là những kho báu.

Sáulà chúng sanh thân to lớn ở trong đó : Vì chư Phật và BồTát có trí huệ lớn nên gọi là chúng sanh lớn, vì thân lớn,vì tâm lớn, vì trang nghiêm lớn, vì điều phục lớn, vìphương tiện lớn, vì thuyết pháp lớn, vì thế lực lớn,vì đồ chúng lớn, vì thần thông lớn, vì từ bi lớn, vìthường chẳng biến đổi, vì tất cả chúng sanh thân khôngchướng ngại, vì dung thọ tất cả chúng sanh. Đây gọi làchỗ ở của những chúng sanh thân to lớn.

Bảylà chẳng chứa tử thi, tử thi là nói Nhứt Xiển Đề phạmbốn tội trọng năm tội vô gián, phỉ báng Đại Thừa, tàpháp nói là chánh pháp, chánh pháp nói là tà pháp, nhận chứatám thứ vật bất tịnh, tùy ý dùng vật của Phật, vậtcủa Tăng, đối với Tỳ Kheo, với Tỳ Kheo Ni làm việc phipháp, đây gọi là tử thi, kinh Đại Niết Bàn nầy lìa nhữngviệc như vậy nên gọi rằng chẳng chứa tử thi.

Támlà chẳng thêm chẳng bớt, vì không ngằn mé, vì không thỉchung, vì chẳng phải sắc, vì chẳng phải tạo tác, vì làthường trụ, vì chẳng sanh diệt, vì đều bình đẳng vớitất cả chúng sanh, vì tất cả đồng một tánh Phật tánh,đây gọi là không thêm không bớt. Do đây nên kinh Đại NiếtBàn nầy có tám điều chẳng thể nghĩ bàn như biển cả kia.

SưTử Hống Bồ Tát bạch rằng : “ Thế Tôn ! nếu cho rằngNhư Lai bất sanh bất diệt là thậm thâm đó, thời tất cảchúng sanh có bốn loài sanh : Noãn, thai, thấp, hóa. Trong bốnloài sanh nầy thời loài người có đủ, như Tỳ Kheo Thi BàLa, Tỳ Kheo Ưu Bà Thi Bà La, mẹ của Trưởng giả Di Ca La,mẹ của Trưởng giả Ni Câu Đà, mẹ của Trưởng giả BánXà La, mỗi người đều sanh năm trăm con trai đồng là noãnsanh. Do đây nên biết rằng trong loài người cũng có noãnsanh.

Trongloài người mà thấp sanh, như Phật từng nói rằng : Thuởtrước lúc ta tu hạnh Bồ Tát làm Đảnh Sanh Vương và ThủSanh Vương, và như nay cô gái Am La, cô gái Ca Bất Ba, nên biếtrằng trong loài người cũng có thấp sanh.

Thuởkiếp sơ tất cả chúng sanh đều là hóa sanh.

ĐứcThế Tôn đã được tám thứ tự tại, do nhơn duyên gì màchẳng hóa sanh ?

Phậtnói : “ Nầy Thiện Nam Tử ! Tất cả chúng sanh từ nơi bốnloài sanh mà sanh ra, khi đã được thánh pháp thời chẳng đượcnoãn sanh và thấp sanh như trước.

NầyThiện Nam Tử ! Chúng sanh thuở kiếp sơ, thảy đều hoá sanh,trong thời kỳ đó, không có Phật ra đời.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu có chúng sanh lúc mang bịnh khổ thờicần thầy, cần thuốc, thuở kiếp sơ chúng sanh đều hoásanh dầu có phiền não nhưng bịnh phiền não chưa phát, dođây nên đức Như lai chẳng hiện ra đời. Lại chúng sanhthuở kiếp sơ, thân tâm của họ chẳng phải pháp khí, nênđức Như Lai chẳng hiện ra trong thời kỳ đó.

NầyThiện Nam Tử ! Phàm tất cả sự nghiệp của đức Như Laiđều hơn chúng sanh, như giòng họ, quyến thuộc, cha mẹ. Dohơn chúng sanh, nên chỗ thuyết pháp của Như Lai mọi ngườiđều tin thọ. Do đây nên đức Như Lai chẳng hóa sanh.

NầyThiện Nam Tử ! Tất cả chúng sanh, hoặc là cha làm theo nghềnghiệp của con, hoặc là con làm theo nghề nghiệp của cha.Đức Như Lai nếu hóa sanh thời không có cha mẹ, nếu khôngcó cha mẹ thời làm sao khiến tất cả chúng thật hành nhữngnghiệp lành. Do đây đức Như Lai chẳng hóa sanh.

NầyThiện Nam Tử ! Trong chánh pháp của Phật có hai thứ hộ trì: Một là nội hai là ngoại. Nội hộ là giới cấm. Ngoạihộ là thân tộc, quyến thuộc. Nếu đức Như Lai hóa sanhthời không ngoại hộ. Do đây nên đức Như Lai chẳng hóasanh.

NầyThiện Nam Tử ! Có người ỷ dòng họ mà sanh kiêu mạn. Vìphá sự kiêu mạn như vậy, nên đức Như Lai giáng sanh trongdòng họ cao sang, mà chẳng hóa sanh.

NầyThiện Nam Tử ! Đức Như Lai có cha mẹ thật, cha là Vua TịnhPhạn, mẹ là Hoàng Hậu Ma Da, mà còn có chúng sanh nói rằngNhư Lai là người huyễn hóa, như thế thời đâu nên hóa sanh.

NầyThiện Nam Tử ! nếu Như Lai hóa sanh, thời làm thế nào cóthân thể nát ra thành Xá Lợi. Đức Như Lai vì muốncho chúng sanh tăng trưởng phước đức, nên nát rã thân thểmình thành Xá Lợi để cho chúng sanh cúng dường. Do đây nênđức Như Lai chẳng hóa sanh.

NầyThiện Nam Tử ! Tất cả chư Phật đều không hóa sanh, thờilàm sao ta lại riêng mình hóa sanh.”

SưTử Hống Bồ Tát liền qùy chắp tay nói kệ tán thán Phật:

NhưLai có vô lượng công đức, Tôi chẳng thể trình bàyđủ hết, Nay vì chúng sanh
nóimột phần, Xin Phật xót thương cho tôi nói : Chúngsanh đi trong tối vô minh,
Chịuđủ vô biên trăm thứ khổ, Phật có thể khiến họxa lìa, Nên đời gọi Phật là đại bi. Chúng sanh đitrên dây sanh tử, Phóng dật mê hoan không an vui. Phật có thể ban cho an vui, Do đây dứt hẳn dây sanh tử. Vì Phật cho chúng sanh an vui, Nên chẳng tham đắm vui củamình, Phật vì chúng sanh tu khổ hạnh, Nên trong đờiđều cúng dường Phật. Thấy người chịu khổ thânrun rẩy, Nên ở địa ngục chẳng biết đau, Phậtvì chúng sanh chịu khổ nhiều, Nên là vô lượng khôngai hơn. Phật vì chúng sanh tu khổ hạnh, Đầy đủ sáumôn Ba La Mật, Ở trong gió tà tâm chẳng động, Nên hơn được đại sĩ trong đời. Chúng sanh thườngmuốn được an vui, Mà chẳng biết tu nhơn an vui, Phật có thể dạy bảo tu tập, Dường như cha lành thươngcon một, Phật thấy chúng sanh khổ phiền não, Lòng khổnhư mẹ lo con bịnh, Thường nghĩ những phương tiệnlìa bịnh, Nên thân Phật hệ thuộc nơi người. Tất cả chúng sanh làm điều khổ, Lòng họ điên đảocho là vui, Phật diễn nói khổ vui chơn thật, Nênđời gọi Phật là đại bi. Đời đều ở trong vỏ vôminh, Không có mỏ trí mổ lủng được, Mỏ trícủa Phật mổ lủng được, Nên gọi Phật là mẹ lớnnhứt. Chẳng bị nhiếp trì trong ba đời, Không códanh tự và hiệu giả, Hiểu biết nghĩa sâu của NiếtBàn, Nên gọi Phật là bực Đại Giác. Ba cõi xoay chuyểnnhận chúng sanh, Vô minh mù lòa chẳng biết ra, Phật tựđộ mình độ được người, Nên gọi Phật là đạithuyền sư. Biết rõ được tất cả nhơn quả, Cũng lạithông đạt đạo tịch diệt, Thường ban pháp dược chochúng sanh, Nên đời gọi Phật là Y Vương. Ngoại đạotà kiến nói khổ hạnh, Nhơn hạnh nầy được vui vôthượng, Đức Phật diễn nói hạnh chơn lạc, Làmcho chúng sanh hưởng an vui, Như Lai Thế Tôn phá đạotà, Chỉ dạy chúng sanh đường chơn chánh, Ai điđường nầy được an vui, Nên đời gọi Phật là ĐạoSư. Chẳng phải mình và người làm ra, Chẳng phảichung làm vô nhơn làm, Đức Phật giảng nói những sựkhổ, Đúng thật không như các ngoại đạo. Thànhtựu đầy đủ giới định huệ, Cũng đem pháp nầy dạychúng sanh, Đem pháp bố thí không lẫn tiếc, Phậthiệu là Đấng Vô Duyên Từ. Không tạo tác cũng khôngnhơn duyên, Chứng đặng báo không nhơn không quả, Dođây tất cả bực trí giả, Khen nói đức Phật chẳngcầu báo. Thường cùng thế gian hành phóng dật,
Màthân chẳng làm phóng dật hạnh, Nên gọi Phật là Bất TưNghì. Tám pháp thế gian chẳng nhiễm ô. Như Lai ThếTôn không thân thù, Nên tâm của Phật thường bình đẳng, Tôi Sư Tử Hống, tán thán Phật, Rống như vô lượngsư tử rống.

NầyThiện-nam-tử ! Như nơi ngã tư đường có người đựng đầyđồ ăn thơm ngon trong chậu, trong bát, bày ra để bán. Cóngười khách từ xa đến quá đói, thấy đồ ăn ấy thơmngon, liền hỏi đây là vật gì ? Người bán nói : Đây làđồ ăn thơm ngon, nếu ai ăn thứ nầy, thời đặng sắc tốt,sức mạnh, có thể hết đói, hết khát và đặng thấy chưThiên. Nhưng chỉ có một tai hại là sẽ chết. Ngườikhách nghe xong nghĩ rằng : Nay tôi chẳng dùng sắc đẹp, sứcmạnh, thấy chư Thiên, vì tôi chẳng muốn chết. Nghĩ xonghỏi rằng : Ăn vật thực nầy nếu phải chết sao ông lạiđem bán.

Ngườibán đáp : Những người có trí không ai bằng lòng mua. Chỉcó kẻ ngu, chẳng biết việc nầy, họ tham ăn nên họ trảgiá đắt cho tôi.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát cũng như vậy, chẳng nguyệnsanh cõi trời, đặng sắc đẹp, đặng sức mạnh, thấy chưThiên, vì sanh cõi trời chẳng khỏi những khổ não. Kẻ phàmphu ngu si sanh chỗ nào cũng đều tham luyến vì họ chẳng thấygìa, bệnh, chết.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như cây độc, gốc rễ cũng có thể giếtngười, thân cây, vỏ, bông, trái, hột đều cũng có thểgiết người. Tất cả thân ngũ ấmtrong hai mươi lăm cõi đềucó thể hại chúng sanh cũng như vậy.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như phân nhơ, nhiều hay ít đều hôi cả.Cũng vậy, thọ sanh dầu sống lâu tám muôn tuổi hay mườituổi cũng đều khổ não cả.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như hầm sâu nguy hiểm, lấy cỏ che trênmiệng hầm, bờ bên kia của hầm có mạch cam-lồ, ngườinào được ăn chất cam lồ, sẽ sống lâu ngàn năm không bệnhtật, an ổn , khoan khoái. Kẻ ngu si tham chất cam lồ, chẳngbiết dưới đó có hầm sâu, bèn chạy đến lấy, chẳng ngờtrật chơn té xuống hầm mà chết. Người trí biết sự nguyhiểm, nên không đến lấy chất cam-lồ.

Đại-Bồ-Tátcũng như vậy còn chẳng muốn nhận lấy vật thực thượngdiệu cõi trời huống là tong loài người. Kẻ phàm phu bènở nơi địa ngục nuốt hoàn sắt, huống là thức ăn thượngdiệu cõi trời cõi người mà có thể chẳng ăn.

NầyThiện-nam-tử ! Do những điều thí dụ như vậy, ngoài ra cònvô lượng thí dụ khác, nên biết thọ sanh thiệt là rấtkhổ.

Đâygọi là Đại-Bồ-Tát trụ nơi kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát sanh là khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-tát trụ nơi kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát lão là khổ như thế nào ?

Sựgià yếu hay làm ho hen, ngăn nghẹn hơi, đưa lên, có thể làmmất sức mạnh, trí nhớ kém, sự tráng kiện không còn, mấtsự an vui thơ thới, khoan khoái. Tuổi già hay làm lưng còm,mỏi nhọc, lười biếng, bị người khi dể.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như hoa sen nở tốt đầy trong ao nướcrất đáng ưa thích, gặp trận mưa đá, tất cả đều hưnát. Cũng vậy, tuổi già có thể phá hoại tráng kiện, sắcđẹp.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như quốc vương có một trí thần dùngbinh giỏi. Có vua nước địch chống cự chẳng thuận hảo.Quốc vương sai trí thần đem binh qua đánh, bắt vua nướcnghịch mang về dưng cho quốc vương. Cũng vậy, tuổi già bắtđược tráng kiện, sắc đẹp đem giao cho tử vương.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như trục xe đã gãy, xe đó không còn dùngđược. Cũng vậy, già suy thời không còn dùng được vàoviệc gì.

NầyThiện-nam-tử ! Như nhà giàu to có nhiều của báu : Vàng ,bạc, lưu ly, san hô, hổ phách, xa cừ, mã não. Có bọn cướpnếu vào đặng nhà đó thời có thể cướp giựt hết cả.Cũng vậy, tuổi tráng kiện và sắc đẹp thường bị giặcgià suy cướp giựt.

Nầythiện-nam-tử ! Ví như người nghèo tham thức ăn ngon, y phụcmịn màng, dầu có hy vọng nhưng không thể được. Cũng vậy,tuổi già suy dầu có tâm than, muốn hưởng thọ ngũ dụcsung sướng mà chẳng thể đặng.

NầyThiện-nam-tử ! Như con rùa ở trên đất cao lòng nó thườngnghĩ đến nước. Cũng vậy, người đời đã già suy khô héomà lòng họ thường nhớ tưởng những khoái lạc ngũ dụcthuở tráng kiện.

Nầythiện-nam-tử ! Như mùa thu ai cũng ưa ngắm hoa sen nở, đếnkhi hoa tàn héo, mọi người đều không thích. Cũng vậy, sựtráng kiện, sắc đẹp mọi người đều ưa thích, đến khigià suy ai cũng nhàm ghét.

Nầythiện-nam-tử ! Ví như cây mía, sau khi bị ép, bã xác khôngcòn vị ngọt. Cũng vậy, tráng kiện sắc đẹp đã bị giàép, thời không có ba thứ vị : Một là vị xuất gia, hai làvị đọc tụng, ba là vị tọa thiền.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như mặt trăng tròn ban đêm thời tỏ sáng,ban ngày thời không như vậy. Cũng vậy, tráng kiện thời hìnhmạo nở nang xinh đẹp, già thời suy yếu, thân thể và tinhthần kém suy.

NầyThiện-nam-tử ! ví như có nhà vua thường dùng chánh pháp caitrị nhơn dân, chơn thật, không lừa dối, từ bi ưa bố thí.Thuở đó nhà vua bị nước địch xâm lăng đánh bại, bènlưu vong đến nước khác. Nhơn dân trong nước kia thấy nhàvua đều cảm thương nói rằng : Đại-vương ngày trước dùngchánh pháp trị nước chẳng uổng lạm bá tánh, thế sao naylại lưu vong đến đây. Cũng vậy, loài người đã bị giàsuy làm bại hoại, thời thường tán thán sự nghiệp đã làmthuở tráng kiện.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như tim đèn dầu nhờ mỡ dầu nhưng mỡdầu sẽ hết, thế chẳng lâu dài. Cũng vậy, thân ngườidầu nhờ cậy sự tráng kiện, nhưng tráng kiện phải trảiqua già suy, đâu còn được dùng lâu.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như con sông cạn khô không có thể lợiích cho ngưới, cho phi nhơn, chim thú. Cũng vậy, thân ngườibị già suy khô héo, không còn làm được việc gì, chẳngthể có lợi ích.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như cây cheo leo bờ sông, nếu gặp gióto, ắt sẽ đổ ngã. Như vậy đến tuổi già ắt phải chết,thế chẳng thể còn được.

NầyThiện-nam-tử ! Như trục xe đã gãy, không thể chở chuyên.Cũng vậy, già suy không thể học hỏi tất cả pháp lành.

NầyThiện-nam-tử ! Như trẻ thơ bị người khinh khi. Cũng vậy,già suy thường bị người khinh hủy.

NầyThiện-nam-tử ! Do những điều dụ như vậy cùng vô lượngthí dụ khác nên biết sự già thiệt là rất khổ.

Đâygọi là Đại-Bồ-Tát tu hành kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát già là khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát trụ nơi kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát bịnh khổ như thế nào ?

Vínhư mưa đá làm hại mạ lúa. Cũng vậy, tật bệnh có thểphá hoại tất cả những sự an ổn vui vẻ.

Nhưngười có oán thù , tâm thường lo rầu sợ sệt. Cũng vậy,tất cả chúng sanh thường bị bịnh khổ, lo rầu không yên.

Vínhư có người hình dung xinh đẹp, Vương-phi tâm dục yêu thương,sai sứ đòi đến để cùng giao thông. Vua bắt đặng, liềntruyền lịnh khoét một mắt,cắt một vành tai, chặt mộttay, một chân, bấy giờ người đó hình dung đổi khác bịngười nhờm gớm khinh rẻ. Cũng vậy, thân người trướcthời dung mạo tươi tốt, tai mắt đầy đủ, đã bị bịnhkhổ hành hạ, thời xấu xa bị người nhờm gớm.

Nhưcây chuối, cây tre, cây lau, cây la, hễ có con, có trái thìchết. Cũng vậy, người có bịnh thời chết.

Nhưvua Chuyển-Luân, đại thần, chủ binh thường làm tiền đạođi trước, nhà vua theo sau cũng như chúa cá, chúa kiến, chúaốc, chúa trâu, thương chủ, lúc ở trước chúng mà đi, thờitoàn chúng thảy đều đi theo không rời. Cũng vậy, sựchết thường theo sát bịnh khổ không rời.

NầyThiện-nam-tử ! Nhơn duyên của bịnh làm cho khổ não, rầulo, buồn than, thân tâm không an ổn. Hoặc bị kẻ giặc cướpbức hại, trái nổi bể hư, phá hoại cầu cống, đều cũngcó thể cướp giựt mạng sống. Bịnh lại có thể phá hoạisự tráng kiện, sắc đẹp, thế lực, an vui, mất lòng tàmquý, có thể làm cho thân tâm xót xa bức rức.

Donhững điều dụ đó và vô lượng thí dụ khác, nên biếtbịnh rất là khổ não.

Đâygọi là Đại-Bồ-Tát tu hành kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát bịnh khổ.

Nầythiện-nam-tử ! Thế nào là Đại-Bồ-Tát tu hành kinh Đại-thừaĐại- Niết-Bàn quán sát tử khổ ? Sự chết có thể đốtcháy tiêu diệt. Như hỏa tai khởi lên có thể đốt cháy tấtcả, chỉ trừ cõi trời nhị thiền trở lên, vì thế lựccủa hỏa tai chẳng đến được. Cũng vậy, sự chết có thểtiêu diệt tất cả, chỉ trừ Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừaĐại-Niết-bàn vì thế lực của sự chết không đến được.

Nhưlúc thủy tai khởi lên, tất cả đều trôi, đều ngập,chỉ trừ cõi tam-thiền trở lên, vì thế lực của thủy taichẳng đến được. Cũng vậy, sự chết làm chìm mất tấtcả, chỉ trừ Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Nhưlúc phong tai khởi lên, có thể thổi tan tất cả, chỉ trừcõi tứ thiền, vì thế lực của phong tai chẳng đến được.Cũng vậy, sự chết có thể tiêu diệt tất cả, chỉ trừBồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Ca-Diếp-Bồ-Tátbạch Phật : “ Thế-Tôn ! Cõi Tứ-thiền kia do cớ gì màgió không thổi đến, nước chẳng ngập đến, lửa chẳngcháy đến ?”

_ NầyThiện-nam-tử ! Cõi Tứ-Thiền kia không có tất cả quá hoạntrong thân và ngoại cảnh.

CõiSơ- Thiền có quá hoạn : Trong có giác quán, ngoài có hỏatai.

CõiNhị-Thiền có quá hoạn : Trong có vui mừng, ngoài có thủytai.

CõiTam-Thiên có quá hoạn : Trong có hơi thở, ngoài có phong tai.

CõiTứ-Thiền trong ngoài đều không quá hoạn, nên ba thứ taihọa lớn chẳng thể đến được.

Đại-Bồ-Tátcũng như vậy, an trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn, trongngoài đều không tất cả quá hoạn, nên sự chết chẳng đếnđược.

Lạinầy Thiện-nam-tử : Như Kim-Súy-Điểu có thể nuốt, có thểtiêu tất cả loài rồng, cá và châu báu, vàng, bạc vân vân,chỉ trừ chất kim cương không tiêu được. Cũng vậy, sựchết có thể nuốt, có thể tiêu tất cả chúng sanh, chỉkhông tiêu được Đại-Bồ-tát trụ nơi Đại-Thừa Đại-Niết-Bàn.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Ví như những cỏ cây ở bờ sông, nướclụt dưng lên đều trôi theo dòng vào biển lớn, chỉ trừcây dương liễu, vì thứ cây nầy mềm dẽo. Cũng vậy, tấtcả chúng sanh đều trôi lăn vào biển chết, chỉ trừ Bồ-Táttrụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Như thần Na-La-Diên có thể hàng phụctất cả lực sĩ, chỉ trừ gió to, vì gió to vô ngại. Cũngvậy, sự chết có thể hàng phục tất cả chúng sanh, chỉtrừ Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn, vì bậcnầy vô ngại.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Ví như có người đối với kẻ thù giảlàm thân thiện, theo sát bên như bóng theo hình, chờ khi thuậntiện mà giết đó, nếu phòng bị chặt chẽ, thời ngườikia không hại được. Cũng vậy, sự chết luôn theo rình chúngsanh chờ dịp làm hại, chỉ không thể hại được bậc Đại-Bồ-Táttrụ nơi Đại-thừa Đại- niết-bàn, vì bậc Bồ-Tát nầychẳng phóng dật.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Ví như trời bỗng mưa kim cương xốixuống tất cả cỏ cây, núi rừng, đất cát, ngói, đá, vàng,bạc, lưu ly, cùng tất cả vật đều bị hư nát, chỉ kimcương chơn bảo không bị hư. Cũng vậy, sự chết đều cóthể phá hoại tất cả chúng sanh, chỉ trừ kim cương Bồ-Táttrụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Như Kim-súy-điểu có thể nuốt các loàirồng, chỉ không nuốt được rồng thọ Tam-quy-y. Cũng vậy,sự chết có thể nuốt tất cả chúng sanh, chỉ trừ Bồ-Táttrụ ba môn chánh định : Không, vô tướng vô nguyện.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Như độc rắn ma-la, khi rắn nầy cắnnhằm người, những chú hay, thuốc tốt đều không cứu được,chỉ có chú A-Kiệt Đa-Tinh là có thể chữa lành. Cũng vậy,sự chết tất cả phương thuốc đều không cứu được, chỉtrừ Bồ- Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Như có người bị nhà vua giận, có thểdùng lời dịu dàng khéo léo, dâng của cải châu báu mà đặngkhỏi tội. Sự chết không như vậy, dầu dùng lời nói dịudàng, tiền của châu báu để cống dưng cũng chẳng thoátkhỏi.

NầyThiện-nam-tử ! Luận về sự chết là chỗ hiểm nạn, khônggì giúp đỡ, đi đường xa xôi mà không bạn bè, ngày đêmđi luôn chẳng biết bờ mé, sâu thẳm tối tăm, không có đènđuốc, nó vào không có cửa nẻo mà có chỗ nơi, dầu khôngchỗ đau đớn nhưng chẳng thể chữa lành, nó qua không aingăn được, nó đến không thể thoát được, không phá pháchgì mà người thấy sầu khổ, nó không phải màu sắc xấuxa mà làm cho người kinh sợ. Nó ở bên thân người mà chẳnghay biết được.

NầyCa-Diếp Bồ-Tát, do những điều dụ đó cùng vô lượng thídụ khác, nên biết sự chết thật là rất khổ.

Đâygọi là Đại-Bồ-Tát tu hành kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát tử khổ.

NầyThiện-nam-tử! Thế nào là Đại-Bồ-Tát trụ nơi kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bàn quán sát ái-biệt-ly khổ ? Ái biệt-ly nầy có thể làmcội gốc cho tất cả sự khổ. Như nói bài kệ rằng :

Nhơnái sanh lo, Nhơn ái sanh sợ, Nếu lìa sự ái, Nào lo nào sợ.

Vìái nên sanh sự lo khổ, vì lo khổ nên làm cho chúng sanh cógià suy. Ái- biệt-ly khổ là nói sự chết. Vì biệt-ly haysanh những sự khổ vi-tế, nay sẽ vì ông mà phân biệt rõràng.

NầyThiện-nam-tử ! Thuở quá khứ người sống vô lượng tuổi,có quốc vương tên là Thiện-Trụ nhà vua trị nước tám muônbốn ngàn năm. Trên đỉnh đầu của vua mọc lên một bứuthịt mềm nhuyễn như bông. Bứu ấy lần lần to lớn, khônglàm đau nhức. Mãn mười tháng, bứu ấy nứt ra, sanh mộtđồng tử hình dung đẹp lạ. Nhà vua vui mừng đặt tên làĐãnh-Sanh.

Thờigian sau vua Thiện-Trụ đem việc nước giao cho Thái-tử Đảnh-Sanh,tồi rời bỏ cung điện quyến thuộc vào núi tu hành. Ngàyrằm Thái-Tử Đảnh-Sanh lên ngôi, đương ở trên lầu caotắm gội trai giới, phương Đông liền có báu kim- luân, bánhxe vàng đủ một ngàn cây căm tự nhiên bay đến. Vua Đảnh-Sanhnghĩ rằng : Từng nghe Ngũ-Thông tiên nhơn nói : Nếu dòng vuaSát-Đế-Lợi ngày rằm ở trên lầu cao tắm gội trai giới,có báu kim luân đủ ngàn cây căm tự nhiên bay đến, thời nhà vua đó sẽ đặng làm Chuyển-Luân Thánh-Vương. Nay ta nênthí nghiệm. Nghĩ xong, vua Đảnh-Sanh tay tả bưng báu kim-luân,tay hửu cầm lư hương, qùy gối bên mặt mà phát thệ rằng: Nếu đây thiệt là báu kim-luân, thời nên bay đi như vuaChuyển-Luân Thánh-Vương thuở quá khứ. Nhà vua phát thệ vừaxong, thời báu kim-luân bay lên hư không, bay khắp mười phương,rồi trở về dừng lại trên tay tả vua Đảnh-Sanh. Nhàvua vui mừng biết chắc mình sẽ là Chuyển-Luân Thánh-Vương.

Sauđó không bao lâu, có tượng bảo xuất hiện, mình trắng nhưbạch liên-hoa, xinh đẹp, mạnh mẽ đôi ngà chấm đất. Vìmuốn thí nghiệm vua Đảnh-Sanh liền bưng lư hương quì gốibên hữu mà phát thệ rằng : Nếu thật là báu bạch tượngnên bay đi như thuở vua Chuyển-Luân Thánh-Vương quá khứ.Phát thệ xong, bạch tượng liền từ sáng đến chiều bayđi khắp tám phương, tột đến mé biển, rồi trở về cungvua. Kế đó lại có Mã-bửu xuất hiện, lông màu xanh biếcmướt đẹp, lông đuôi cùng gáy màu vàng ròng. Vì muốn thínghiệm vua Đảnh-Sanh tay bưng lư hương quì gối bên hữu phátthệ rằng : Nếu thiệt là Mã-bảo thời phải như củavua Chuyển-Luân Tánh-Vương thuở quá khứ. Phát thệ xong, từsáng đến chiều, Mã-bảo ấy đi khắp tám phương, đến mébiển rồi trở về cung vua.

Kếđó lại có Nữ-bảo xuất hiện xinh đẹp đệ nhứt, chơnlông thoảng mùi chiên đàn, hơi miệng thơm sạch như hoa senxanh, mắt sáng nhìn xa một do tuần, tai nghe, mũi ngữicũng xa như mắt, lưỡi rộng lớn le ra có thể trùm cả mặt,da mịn láng như lá đồng đỏ, rất thông minh có trí huệ,lời nói dịu dàng đối với tất cả mọi người. Tay ngườiấy lúc chạm đến áo của vua, liền biết thân vua khỏe mạnhhay bịnh hoạn, cũng biết những ý nghĩ của vua.

Kếđó trong cung vua tự nhiên có Ma-ni bảo châu lớn bằng bắpvế của người, màu thuần xanh, trong suốt, trong chỗ tốicó thể chiếu sáng một do tuần. Nếu trời mưa giọt lớnnhư trục xe, thế lực của bảo châu nầy có thể che mộtdo tuần, giọt mưa không rơi xuống được.

Sauđó, lại có Chủ- tạng thần hiện ra, cặp mắt có thể thấythấu những kho châu báu ở trong lòng đất, tùy ý vua muốnđều có thể dưng đủ. Vua Đảnh-Sanh muốn thí nghiệm bèncùng Chủ-tạng thần ngồi thuyền ra biển, vua bảo chủ-tạngthần : Nay ta muốn đặng châu báu. Chủ-tạng thần liền lấyhai tay quậy nước biển, đầu mười ngón tay liền hiện ramười kho châu báu lấy dưng cho vua tâu rằng : “Tùy ý nhàvua chọn dùng, còn thừa lại nên ném trả xuống biển.”

Kếđó lại có chủ-binh thần xuất hiện, thao lược đệ nhứt,điều khiển bốn binh chủng rất giỏi. Lúc vua cần binh thờihiện quân lính ra để dùng. Lúc chẳng dùng binh, thời quânlính ẩn mất. Xứ nào chưa hàng phục chủ binh thần nầycó thể làm cho hàng phục. Xứ nào đã hàng phục, thời đủsức giữ gìn.

Lúcđó vua Đảnh-Sanh tự biết là Chuyển-Luân -Vương, bèn bảocác quan :
“Cõi Diêm-Phù-Đề nầy an ổn giàu vui, nay bảy báu đã đủ,cả ngàn vương tử cũng đủ, giờ đây nên làm việc gì ?”

Cácquan tâu : “ Châu Phất-Bà-Đề phương Dông còn chưa qui thuận,đại vương nên đem binh qua chinh phục.”

VuaĐảnh-Sanh bèn cùng thất-bảo bay qua châu Phất-Bà-Đề, nhơndân trong châu đó đều vui mừng qui thuận.

Cácquan lại tâu nên chinh phục châu Cù-Đà-Ni ở phương Tây. Kế đó lại đến chinh phục châu Uất-Đơn-Việt. Sau khi chinhphục ba châu xong. Vua Đảnh-Sanh bảo các quan : “ Châu Nam-Diêm-Phù-Đềnày cùng ba châu đều an onå giàu vui, tất cả đều qui thuậnta, nay đây lại nên làm việc gì ?”

Cácquan tâu : “ Cõi trời Đao-Lợi tuổi thọ dài lâu , an ổn,khoái lạc, thân chư Thiên xinh đẹp hơn nhơn gian, cung điệnnhẫn đến giường ghế toàn bằng bảy báu, cậy phước trờichưa chịu đến qui phục, nay nên đem binh đánh dẹp.”

VuaĐảnh-Sanh lại cùng thất bảo bay lên cõi trời Đao-Lợi,trông thấy một cây màu xanh đậm bèn hỏi đại thần : Đólà cây gì ?

Đại-thầntâu : Cây ấy tên là Ba-Lợi-Chất-Đa-La, chư Thiên cõi Đao-Lợinầy đến ngày mùa hạ thường tựu hợp vui chơi dưới câyđó.

Lạitrông thấy màu trắng như bạch vân, vua Đảnh-Sanh hỏiđại thần chỗ đó là gì ? Đại-thần tâu đó là thiện-pháp-đường,chư thiên cõi Đao-Lợi thường nhóm nơi đó để bàn luậnnhững việc cõi trời cõi người.

Thiên-ChúaThích-Đề-Hoàn-Nhơn biết vua Đảnh-Sanh đã đến, liền ratiếp rước, cầm tay vào thiện-pháp-đường lên tòa mà ngồi.Hai vua hình dung tướng mạo giống nhau, chỉ có đôi mắt nhìnnháy là khác nhau.

Lúcđó vua Đảnh-Sanh nghĩ rằng : nay ta có thể đuổi thiên-chúanầy để ta ở đây làm thiên-vương.

Thiên-Đế-Thíchvốn thọ trì đọc tụng kinh điển Đại-thừa, thường vìchư Thiên giảng thuyết, chỉ chưa thông đạt hết thâm nghĩacủa kinh. Do thọ trì giảng thuyết Đại-thừa nên Thiên-Đếcó oai đức hơn.

Khivua Đảnh-Sanh khởi ác tâm đối với Thiên-Đế, tổn phướcliền tự rớt xuống Diêm-Phù-Đề, nhớ tiếc cõi trời lòngrất khổ não. Không bao lâu vua Đảnh-Sanh phải bịnhchết.

NầyThiện-nam-tử ! Thiên-Đế thuở đó chính là Phật Ca-Diếp,vua Đảnh-Sanh thời là tiền thân của ta.

NầyThiện-nam-tử ! Phải biết ái-biệt-ly như vậy rất là khổnão.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát còn nhớ những trường hợpái-biệt-ly khổ thuở quá khứ, huống là Bồ-Tát trụ nơikinh Đại-Thừa Đại-Niết-Bàn mà nên chẳng quán sát sựái-biệt-ly khổ trong đời hiện tại !

NầyThiện-nam-tử ! Thế nào là Đại Bồ-Tát tu hành kinhĐại-thừa Đại- Niết-Bàn quán sát oán-tằng-hội khổ ?

Đại-Bồ-Tátnầy quán sát địa ngục, súc sanh, ngạ quỉ, loài người,trên trời đều có sự oán-tằng-hội-khổ như vậy.

Vínhư có người quán sát lao ngục giam nhốt, gông xiềng làrất khổ. Cũng vậy, Đại-Bồ-Tát quán sát năm loài chúngsanh đều là oán-tằng-hội-hiệp rất khổ sở.

Vínhư có người thường sợ kẻ oán thù, gông cùm, xiềng xích,nên bỏ cha mẹ, vợ con, quyến thuộc, cùng của báu sản nghiệpmà trốn lánh đi xa. Cũng vậy, Đại-Bồ-Tát sợ sanh tử,nên tu hành sáu môn Ba-La-Mật, chứng nhập Niết- Bàn. Đâygọi là Bồ-Tát tu hành Đại-thừa Đại-Niết-Bàn quán sátoán-tằng-hội khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Thế nào là Đại-Bồ-Tát tu hành Đại-thừaĐại-Niết- Bàn quán sát cầu-bất-đắc khổ ?

Cầulà mong cầu tất cả , có hai thứ : Một là cầu pháp lành,hai là cầu pháp chẳng lành. Cầu pháp lành mà chưa đặngthời khổ, pháp ác muốn rời mà chưa rời được thời khổ.

Đâylà lược nói ngũ- ấm-thạnh khổ. Đây gọi là khổ đế.

Ca-diếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Như lời Phật nói, ngũấm thạnh khổ nghĩa đó chẳng phải. Vì như ngày trướcPhật bảo Thích-Ma-Nam : Nếu sắc là khổ, tất cả chúng sanhlẻ ra chẳng nên cầu sắc, nếu có người cầu thời chẳnggọi là khổ. Lại như Phật bảo các Tỳ-kheo thọ có ba thứ: Khổ thọ, lạc thọ, bất khổ bất lạc thọ. Lại như lúctrước đức Phật nói với các Tỳ-kheo : Nếu người nàocó thể tu hành pháp lành thời đặng thọ lạc. Lại như đứcPhật nói : Ở trong đường lành sáu căn lãnh thọ sáu cảnhvui : Mắt thấy sắc đẹp là vui, tai, mũi, lưỡi, thân nhẫnđến ý suy nghĩ pháp lành cũng như vậy.

NhưPhật từng nói kệ :

Trìgiới thời là vui, Thân chẳng thọ sự khổ. Ngủnghỉ đặng an ổn, Thức dậy lòng vui vẻ. Lúc nhậnlấy y thực, Đọc tụng và kinh hành, Ở riêng nơinúi rừng, Như vậy là rất vui. Nếu đối với chúngsanh, Ngày đêm tu lòng từ, Nhơn đây được thườngvui, Vì chẳng hại người khác. Ít muốn biết đủ vui, Học rộng biết nhiều vui, A-La-Hán không chấp, Cũnggọi là thọ vui, Các vị Đại Bồ-Tát, rốt ráođến bờ kia. Những việc làm đã xong, Đây gọilà rất vui.

Thế-Tôn! Trong các bộ kinh nói về tướng vui ý nghĩa như vậy. Thếnào tương ứng với nghĩa của Phật nói hôm nay ?

Phậtbảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Lành thay ! Lành thay ! Ông khéocó thề thưa hỏi đức Như-Lai những nghĩa như vậy.

NầyThiện-nam-tử ! Tất cả chúng sanh đối với sự khổ hạnghạ tưởng lầm là vui. Vì thế nên nay ta nói tướng khổkhông khác với ngày trước đã nói.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Như lời Phật hỏi : Đối vớisự khổ hạng hạ tưởng cho là vui, thời sanh, lão, bệnh,tử hạng hạ cùng ái-biệt-ly, cầu-bất-đắc, oán- tằng-hội,ngũ-ấm-thạnh hạng hạ, những sự khổ như vậy lẽ ra cũngnên có vui.

Thế-Tôn! Sanh hạng hạ là ba ác thú, sanh hạng trung là loài người,sanh hạng thượng là trên trời.

Nếulại có người hỏi rằng : Nếu ở nơi sự vui hạng hạ tưởngcho là khổ, trong sự vui hạng trung tưởng cho là không khổkhông vui. Trong sự vui hạng thượng tưởng cho là vui, thờiphải trả lời thế nào ?

Thế-Tôn! Nếu trong sự khổ hạng hạ tưởng cho là vui, chưa thấycó người nào sẽ bị phạt đánh ngàn trượng, lúc mới đánhmột trượng đầu mà đã tưởng là vui. Nếu lúc đánhtrượng đầu chẳng tưởng là vui, thế sao nói rằng : Nơitrong sự khổ hạng hạ mà tưởng cho là vui ?”

Phậtbảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Phải lắm ! Phải lắm ! Đúng nhưlời ông nói. Do nghĩa nầy nên không có tưởng là vui, vìnhư người tội kia sẽ bị phạt đánh ngàn trượng, khi bịđánh một trượng rồi liền đặng tha. Người nầy bèn sanhlòng vui. Vì thế nên biết rằng trong sự không vui lầm tưởnglà vui.”

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : Thế-Tôn ! Người đó chẳng vì bị đánhmột trượng mà sanh vui. Chính vì đặng tha mà sanh lòngvui.

_ NầyThiện-nam-tử ! Vì thế nên ta ngày trước nói với Thích-Ma-Namtrong ngũ ấm có vui, lời đó là đúng, thiệt chẳng phảimâu thuẩn vậy.

NầyThiện-nam-tử ! Có ba thọ và ba khổ. Ba thọ là : Lạc thọ,khổ thọ và bất khổ bất lạc thọ. Ba khổ là : Khổ-khổ,hành khổ, hoại khổ.

NầyT.hiện-nam-tử ! Khổ thọ chính là cả ba món khổ : Khổ-khổ,hành khổ và hoại khổ. Hai món thọ kia chính là hành khổvà hoại khổ. Do đây nên trong sanh tử thiệt có lạc thọ.Đại-Bồ-Tát thấy tánh khổ cùng tánh lạc chẳng rời lìanhau nên nói rằng tất cả đều khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Trong sanh tử thiệt không có vui, vì chư Phật Bồ-Tát tùy thuận thế gian nên nói là có vui.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Chư Phật và Bồ-Tát nếutùy theo thế tục mà nói, thời là có hư vọng chăng ? NhưPhật thường nói, người tu hành pháp lành thời thọ quảbáo vui. Trì giới an vui thân chẳng thọ khổ, nhẫn đến việclàm đã xong đây là rất vui. Lời nói thọ vui trong các kinhnhư vậy, chừng có hư vọng chăng . Nếu là hư vọng, thờichư Phật Thế-tôn trong vô lượng trăm ngàn muôn ức a-tăng-kỳ-kiếptu hành đạo bồ-đề đã lìa vọng ngữ. Nay Phật nói nhưvậy ý nghĩa thế nào ?

_ NầyThiện-nam-tử ! Như bài kệ nói về những sự thọ lạc trướckia chính là cội gốc của đạo Bồ-Đề, cũng có thể trưởng-dưỡngvô thượng bồ-đề. Do nghĩa đó nên trong những kinh trướcnói tướng vui như vậy.

Vínhư trong thế gian những đồ cần dùng cho đời sống, cóthể làm nhơn cho sự vui, nên gọi là vui. Như nữ sắc, rượuuống, đồ ăn ngon, lúc khát được nước, lúc lạnh đượclửa, y phục, chuỗi ngọc, voi ngựa, xe cộ, tôi tớ, vàng,bạc, lưu ly, san hô, chơn châu, kho đựng lúa gạo, những vậtnhư vậy người đời cần dùng có thể làm nhơn cho sự vuinên gọi là vui.

NầyThiện-nam-tử ! Những vật như vậy cũng có thể sanh sự khổ.Nhơn nơi nữ sắc sanh sự khổ, lo, rầu, buồn, khóc nhẫnđến phải chết cho người nam. Nhơn nơi rượu, đồ ăn ngon,nhẫn đến lúa gạo cũng có thể làm cho người phải lo khổnhiều. Do nghĩa đó nên tất cả đều khổ không có tướngrốt ráo vui.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát nơi tám điều khổ nầy, hiểurỏ là khổ nên không bị khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Tất cả hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác chẳng biếtnhơn của sự vui, nên Phật vì họ ở trong sự khổ hạnghạ nói có tướng vui. Chỉ có Bồ- Tát trụ nơi Đại-ThừaĐại-Niết-Bàn bèn có thể biết nhơn của sự khổ sự vuinầy.

NầyThiện-nam-tử ! Thế nào là Đại-Bồ-Tát trụ nơi Đại-ThừaĐại-Niết- Bàn quán sát tập đế ? Đại-Bồ-Tát quán sáttập đế là nhơn duyên ngũ ấm. Tập nghĩa là trở lại ái-luyếnnơi hữu. Ái có hai thứ : Một là ái thân mình, hai là áiđồ cần dùng. Lại có hai thứ : Năm thứ dục lạc, lúc chưađặng tâm luôn tìm cầu, đã tìm cầu đặng rồi luôn đắmtrước. Lại có ba thứ : dục ái, sắc ái, vô sắc ái. Lạicó ba thứ : Nghiệp nhơn duyên ái, phiền não nhơn duyên ái,khổ nhơn duyên ái. Người xuất gia có bốn thứ ái : Y phục,đồ ăn uống, đồ nằm, thuốc thang. Lại có năm thứ : Thamlam nơi ngũ ấm, tùy chỗ cần dùng tất cả đều tham ái toantính phân biệt vô-lượng vô-biên.

NầyThiện-nam-tử ! Ái có hai thứ : Một là thiện ái, hai là bấtthiện ái. Chỉ người ngu tìm cầu bất thiện ái. Cácvị Bồ-Tát cầu nơi thiện-ái. Thiện ái lại có hai thứ: Bất thiện và thiện. Cầu pháp Nhị-thừa gọi là bất thiện.Cầu pháp Đại- thừa gọi là thiện.

NầyThiện-nam-tử ! Kẻ phàm phu tham ái gọi là “ tập” chẳnggọi là “đế”. Sự ái của Bồ-Tát thời gọi là thậtđế chẳng gọi là tập, vì Bồ-Tát muốn độ chúng sanh nênthị hiện thọ sanh, chẳng phải vì tham ái mà thọ sanh.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : Thế-Tôn ! Như trong các kinh khác đứcPhật vì chúng sanh mà nói nghiệp làm nhơn duyên, hoặc nóikiêu mạn, hoặc nói lục xúc, hoặc nói vô minh làm nhơn duyênmà có ngũ ấm xí-thạnh. Hôm nay do nghĩa gì đức Phậtnói bốn Thánh-Đế riêng lấy ái làm nhơn cho ngũ ấm.

Phậtkhen Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Lành thay ! Lành thay ! Đúng như lờiông vừa nói, các nhơn duyên chẳng phải làm cũng chẳng phảinhơn, chỉ vì năm ấm cần phải nhơn nơi ái.

Vínhư quốc vương lúc đi tuần du các quan quyến thuộc thảyđều theo hầu. Cũng vậy, ái đi đến chỗ nào thời các kiếtsử cũng đi theo.

Vínhư y phục thấm mồ hôi, bụi bay đến liền bám dính. Cũngvậy, chỗ nào có ái những nghiệp kiết cũng ở nơi đó.

Vínhư đất ướt thời có thể mọc mầm. Cũng vậy, ái có thểsanh tất cả mầm nghiệp phiền não.

NầyThiện-nam-tử ! Đại Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát kỹ ái nầy có chín thứ : Một là như thiếu nợ,hai là như vợ La-Sát, ba là như trong cọng hoa đẹp có rắnđộc vấn , bốn là như vật thực độc mà cố ăn đó, nămlà như dâm nữ, sáu là như hột ma-lâu-ca, bảy là như thịtthúi trong mụn nhọt, tám là như gió bão, chín là như sao chổi.

Nhưthiếu nợ là thế nào ! Ví như người nghèo cùng thiếu tiềncủa người khác, dầu đã trả nợ mà vẫn còn thiếu, nênbị giam nhốt chưa ra khỏi ngục. Hàng Thanh-Văn Duyên-Giácvì còn tập khí thừa của ái nên chẳng chứng đặng vô thượngbồ-đề.

Nhưvợ La-Sát là thế nào ? Ví như có người lấy gái La-Sátlàm vợ, gái La- Sát nầy hễ sanh con liền ăn thịt, ăn thịtcon đẻ hết lại ăn luôn thịt chồng. Ái cũng vậy, tùy ngườisanh thiện căn nó liền ăn, ăn hết thiện căn nó lại ănluôn cả người làm cho phải đọa địa ngục, súc sanh ngãquỉ. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Nhưcọng hoa đẹp có rắn độc vấn là thế nào ? Như có ngườithích hoa đẹp mà chẳng thấy cọng hoa có rắn độc, liềnđến ngắt hoa bị rắn cắn chết. Tất cả phàm phu tham đắmngũ dục mà chẳng thấy độc hại của ái, nên bị ái làmhại, sau khi chết đọa trong ba đường ác. Chỉ trừ các vịBồ-Tát.

Vậtthực độc mà cố ăn là thế nào ? Như có người cố ănvật thực độc, ăn xong đau bụng thổ tả mà chết. Chúngsanh trong ngũ đạo vì tham ái mà phải bị đọa trong ba đườngác. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Nhưdâm nữ là thế nào ? Ngư người ngu tư thông với dâm nữ,dâm nữ nầy thường dối phĩnh gạt đoạt hết tiền củarồi xua đuổi người ấy. Người ngu không có trí tuệ bịtham ái đoạt tất cả pháp lành rồi xua đuổi vào trong bađường ác. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Nhưhột ma-lâu-ca là thế nào ? Nếu chim ăn hột ma-lâu-ca, phẩnchim do gió thổi rớt dưới cây liền mọc lên đeo vấn câyto làm cho khô chết, tham ái ràng buộc phàm phu làm cho pháplành không tăng trưởng nhẫn đến khô diệt, sau khi chếtđọa vào ba đường ác. Chỉ trừ các vị đại Bồ-Tát.

Thịtthúi trong mụn nhọt như thế nào ? Như người bị ung nhọt,trong nhọt sanh thịt thúi, người bịnh nầy phải chuyên tâmchạy chữa, nếu chểnh mãng thời thịt thúi sanh trùng cóthể phải chết, ngũ ấm của phàm phu cũng như vậy, ái sanhtrong đó, phải nên siêng năng điều trị tham ái, nếu khôngđiều trị sẽ phải đọa trong ba đường ác. Chỉ trừ cácvị Bồ-Tát.

Nhưgió bão là thế nào ? Gió bão có thể làm lở núi ngãcây. Cũng vậy, tham ái sanh tâm ác đối với cha mẹ,có thể làm ngã trốc cội cây vô thượng Bồ- Đề của cácông Đại-Trí Xa-Lợi-Phất vân vân. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Nhưsao chổi là thế nào ? Như sao chổi mọc thời trong thiênhạ phải bịnh tật, đói kém, họa tai khổ sở. Cũng vậy,ái có thể dứt tất cả căn lành làm cho phàm phu cơ cùngthiếu thốn sanh bịnh phiền não lưu chuyển trong sanh tử mangnhiều sự khổ. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát Đại-Thừa trụ nơi Đại-Niết-Bànquán sát tham ái có chín thứ như vậy.

Donghĩa trên đây, hàng phàm phu có khổ, không đế. Hàng Thanh-VănDuyên- Giác có khổ đế mà không chơn thật. Các vị Bồ-Táthiểu khổ không có khổ mà có chơn đế. Hàng phàm phu cótập không có đế. Hàng Thanh-Văn Duyên- Giác có tập có tậpđế. Các vị Bồ-Tát hiểu tập không có tập mà có chơnđế. Hàng Thanh- Văn Duyên-Giác có diệt mà chẳng phải chơn.Đại-Bồ-Tát có diệt có chơn đế. Hàng Thanh-Văn Duyên-Giáccó đạo mà chẳng phải chơn. Đại Bồ-Tát có đạo có chơnđế.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com