- 01. Phẩm Tự
- 02. Phẩm Thuần Đà
- 03. Phẩm Ai Thán
- 04. Phẩm Trường Thọ
- 05. Phẩm Kim Cang Thân
- 06. Phẩm Danh Tự Công Đức
- 07. Phẩm Tứ Tướng
- 08. Phẩm Tứ Y
- 09. Phẩm Tà Chánh
- 10. Phẩm Tứ Đế
- 11. Phẩm Tứ Đảo
- 12. Phẩm Như Lai Tánh
- 13. Phẩm Văn Tự
- 14. Phẩm Điểu Dụ
- 15. Phẩm Nguyệt Dụ
- 16. Phẩm Bồ Tát
- 17. Phẩm Đại Chúng Vấn
- 18. Phẩm Hiện Bịnh
- 19. Phẩm Thánh Hạnh
- 20. Phẩm Phạm Hạnh
- 21. Phẩm Anh Nhi Hạnh
- 22. Phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát
- 23. Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát
- 24. Phẩm Ca Diếp Bồ Tát
- 25. Phẩm Kiều Trần Như
- 26. Phẩm Di Giáo
- 27. Phẩm Ứng Tận Hườn Nguyên
- 28. Phẩm Trà Tỳ
- 29. Phẩm Cúng Dường Xá Lợi
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990
PHẨMSƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ HAI MƯƠI BA
Bấygiờ Đức Phật bảo tất cả đại chúng : “Nầy các Thiệnnam tử! Các người nếu nghi là có Phật không Phật, có Phápkhông Pháp, có Tăng không Tăng, có khổ không khổ, có tậpkhông tập, có diệt không diệt, có đạo không đạo, có thiệtkhông thiệt, có ngã không ngã, có lạc không lạc, có tịnhkhông tịnh, có thường không thường, có thừa không thừa, có tánh không tánh, có chúng sanh không chúng sanh, có hữukhông hữu, có chơn không chơn, có nhơn không nhơn, có quảkhông quả, có tác không tác, có nghiệp không nghiệp, có báokhông báo, giờ đây tha hồ cho các người hỏi, ta sẽ phânbiệt giải thuyết cho.
Tathiệt chẳng thấy hoặc có Trời, Người, hoặc có Ma, Phạm,hoặc có Sa Môn hay Bà La Môn nào đến hỏi mà ta không giảiđáp được.
Trongpháp hội có Bồ Tát hiệu Sư Tử Hống đứng dậy nghiêmchỉnh y phục đảnh lễ đức Phật chấp tay quì bạch rằng: “ Thế Tôn ! Tôi vừa muốn hỏi, đức Như Lai đại từlại đã hứa cho.
Phậtbảo đại chúng rằng : “ Các người nên cung kính Bồ Tátnầy, cũng nên tôn trọng tán thán cùng đem các thứ hoa hươngkỹ nhạc, anh lạc, phan lọng, y phục, đồ ăn uống, đồnằm , thuốc men, phòng nhà, điện đường để cúng dườngBồ Tát. Vì Bồ Tát nầy từ quá khứ chư Phật đã sâu trồngthiện căn phước đức đã đầy đủ, vì thế nên muốn ởtrước ta mà thưa hỏi :
NhưSư Tử chúa tự biết sức lực nanh răng nhọn bén, bốn chưnchống đất đứng trong hang vẩy đuôi gầm ra tiếng. Nếucó người nào đủ những tướng như vậy phải biết rằngcó thể rống như Sư Tử, thiệt là Sư Tử chúa sáng sớmra khỏi hang vươn vai ngáp nhìn ngó bốn phương, cất tiếngrống to. Làm như thế là vì mười một điều : Một là vìmuốn phá dẹp những loài chẳng phải thiệt Sư Tử mà dốilàm Sư Tử; hai là vì muốn thử sức mình ; ba là vì muốnkhiến chỗ ở thanh tịnh; bốn là vì muốn bầy Sư Tử conbiết chỗ nơi; năm là vì muốn đoàn Sư Tử không tâm kinh sợ ; sáu là vì muốn kẻ ngũ được thức tỉnh; bảy là vì muốn tất cả những thú phóng dật được siêngnăng chẳng phóng dật; tám là vì muốn những thú khác đếnchầu hầu; chín là vì muốn điều phục đại hương tượng; mười là vì muốn dạy bảo các con cái; mười một làvì muốn trang nghiêm quyến thuộc của mình.
Tấtcả loài cầm thú nghe tiếng hống của Sư Tử, loài lội dướinước liền lặn xuống vực sâu, loài chạy trên bờ nép trốntrong hang, loài chim bay thời rơi rớt, các đại hương tượngkinh hãi chạy té phẩn.
Nhưloài chồn cáo kia dầu đi theo Sư Tử trọn trăm năm nhưngchẳng thể rống lên tiếng như Sư Tử. Nếu là con Sư Tử,mới đầy ba năm thời có thể kêu rống như Sư Tử chúa.
NầyThiện nam tử ! Như Lai chánh đẳng giác, trí huệ là nanh vuốt,bốn như ý túc là chơn, đầy đủ sáu môn Ba La Mật là thân,thập trí lực hùng mãnh là sức lực, đại từ bi là đuôian trụ, tứ thiền là hang thanh tịnh, vì chúng sanh mà rốngnhư Sư Tử, dẹp phá quân ma, hiện bày mười trí lực, mởmang chỗ đi của Phật, làm chỗ nương về cho bọn tà kiến,vỗ về những chúng sợ sệt sanh tử, giác ngộ chúng sanhvô minh ngủ nghỉ, làm cho người tạo ác sanh tâm ăn năn,khai thị tà kiến cho tất cả chúng sanh, làm cho họ biếthàng lục sư chẳng phải là tiếng rống của Sư Tử, đểphá lòng kiêu mạn của ngoại đạo Phú Lâu Na v.v… Làm chohàng nhị thừa sanh lòng hối hận, dạy bảo các Bồ Tát bựcngũ trụ cho họ sanh tâm đại lực, làm cho bốn bộ chúngchánh kiến chẳng sợ sệt những đồ chúng tà kiến, nêntừ nơi thánh hạnh, phạm hạnh, thiên hạnh, vươn vai mà ra.Muốn khiến các chúng sanh phá lòng kiêu mạn nên hà ngáp.Vì khiến chúng sanh thêm lớn pháp lành nên đoái ngó bốnphương. Vì khiến chúng sanh đặng tứ vô ngại biện nên bốnchân chấm đất. Vì khiến chúng sanh đầy đủ Thi La Ba LaMật nên rống như Sư Tử .
SưTử rống gọi là quyết định thuyết : “Tất cả chúngsanh đều có Phật tánh, Như Lai thường trụ không có biếnđổi.”
NầyThiện nam tử ! Hàng Thanh Văn Duyên Giác dầu theo đứcNhư Lai trong vô lượng vô số kiếp nhưng trọn không thểlàm Sư Tử rống. Thập trụ Bồ Tát nếu có thể tu hành bahạnh như trên, nên biết rằng đó là Sư Tử rống.
Nầyđại chúng ! Bồ Tát Sư Tử Hống đây, nay muốn làm đạiSư Tử rống, nên đại chúng phải nên thâm tâm cúng dườngcung kính tôn trọng tán thán.
Bâygiờ Thế Tôn bảo Sư Tử Hống Bồ Tát : “Nầy Thiện namtử ! Nếu ông muốn hỏi, giờ đây ông có thể hỏi .”
BạchThế Tôn ! Thế nào là Phật tánh? Do nghĩa gì nên gọi làPhật tánh ? Có gì lại gọi là thường, lạc, ngã, tịnh?Nếu chúng sanh có Phật tánh, tại sao lại chẳng thấy đượcPhật tánh của tất cả chúng sanh ? Thập trụ Bồ Tát trụnhững pháp gì mà chẳng thấy Phật tánh rõ ràng? Phật trụnhững pháp gì mà thấy được rõ ràng? Thập trụ Bồ Tátdùng con mắt gì mà thấy chẳng rõ ràng? Phật dùng con mắtgì mà thấy Phật tánh được rõ ràng ?
Phậtbảo : Nầy Thiện nam tử ! Lành thay ! Lành thay ! Nếu cóai vì pháp mà thưa hỏi thời là đầy đủ hai thứ trang nghiêm: Một là trí huệ, hai là phước đức. Nếu có Bồ Tát đầyđủ hai thứ trang nghiêm như vậy thời biết Phật tánh, cũnglại rõ biết gọi là Phật tánh, nhẫn đến có thể biếtThập trụ Bồ Tát dùng con mắt gì, chư Phật Thế Tôn dùngcon mắt gì .
SưTử Hống Bồ Tát thưa : “ Bạch Thế Tôn ! Thế nào gọilà trí huệ trang nghiêm ? Thế nào gọi là phước đức trangnghiêm ?
_ NầyThiện nam tử ! Trí huệ trang nghiêm chính là từ nhứt địađến thập địa. Phước đức trang nghiêm chính là Đàn BaLa Mật nhẫn đến Bát Nhã, chẳng phải là Bát Nhã Ba La Mật.
Lạinầy Thiện nam tử ! Huệ trang nghiêm là nói chư Phật và BồTát. Phước đức trang nghiêm là nói Thanh Văn Duyên Giác cùngCửu trụ Bồ Tát.
Lạinầy Thiện nam tử ! Phước đức trang nghiêm là hữu vi hữulậu có quả báo, có ngại chẳng phải thường, là pháp phàmphu. Trí huệ trang nghiêm là vô vi vô lậu không quả báo, khôngngại là thường trụ.
NầyThiện nam tử ! Nay ông đầy đủ hai thứ trang nghiêm nầy,nên ông có thể hỏi diệu nghĩa rất sâu Phật cũng đầyđủ hai thứ trang nghiêm nầy nên có thể giải đáp nhữngnghĩa ấy.
BạchThế Tôn ! Nếu có Bồ Tát đầy đủ hai thứ trang nghiêm nhưvậy thời chẳng nên hỏi một thứ hai thứ. Tại sao đứcThế Tôn nói rằng có thể đáp một thứ hai thứ. Vì tấtcả pháp không có một thứ hai thứ. Một thứ hai thứ làtướng phàm phu.
NầyThiện nam tử ! Nếu có Bồ Tát không hai thứ trang nghiêm thờichẳng phải biết một thứ hai thứ. Phải là Bồ Tát đầyđủ hai thứ trang nghiêmmới có thể rõ biết một thứ haithứ. Nếu nói các pháp không một hai đó, thời không đúngnghĩa. Vì nếu không một hai thế nào nói là tất cả phápkhông một không hai.
NầyThiện nam tử ! Nếu nói một hai là tướng phàm phu, đây bèngọi là bực Thập trụ Bồ Tát chẳng phải là phàm phu vậy.Tại sao vậy ? Một đó gọi là Niết Bàn, hai đó gọi làsanh tử .
Tạisao một đó gọi là Niết Bàn ? Vì Niết Bàn là thường. Tạisao hai đó là sanh tử ? Vì là ái và vô minh vậy.
NiếtBàn thường trụ đó chẳng phải là tướng phàm phu. Sanh tửlà hai đó cũng chẳng phải tướng phàm phu. Do nghĩa nầy nênngười đủ hai thứ trang nghiêm thời có thể hỏi có thểđáp.
Ônghỏi thế nào là Phật tánh đó ? Lóng nghe ! Ta sẽ phân biệtgiải thuyết cho ông.
NầyThiện nam tử ! Phật tánh đã gọi là đệ nhứt nghĩa không,đệ nhứt nghĩa không gọi là trí huệ.
Khôngđây là chẳng thấy không cùng bất không. Người trí thấykhông và bất không thường cùng vô thường khổ với lạc,ngã cùng vô ngã. Không là nói tất cả sanh tử. Bất khônglà nói Đại Niết Bàn. Nhẫn đến vô ngã chính là sanh tử.Ngã đó chính là Đại Niết Bàn.
Thấytất cả không mà chẳng thấy bất không thời chẳng gọilà trung đạo. Nhẫn đến thấy tất cả vô ngã mà chẳngthấy ngã thời chẳng gọi là trung đạo. Trung đạo đó gọilà Phật tánh. Do nghĩa nầy nên Phật tánh là thường hằngkhông biến đổi vì vô minh che đậy làm cho chúng sanh chẳngthấy được. Hàng Thanh Văn Duyên Giác thấy tất cả khôngmà chẳng thấy bất không, nhẫn đến thấy tất cả vô ngãmà chẳng thấy ngã, do đây nên chẳng được đệ nhứt nghĩakhông. Vì chẳng đặng đệ nhứt nghĩa không nên chẳngđi được nơi trung đạo. Vì không trung đạo nên chẳng thấyPhật tánh.
NầyThiện nam tử ! Phàm có ba hạng chẳng thấy trung đạo. Mộtlà định lạc hành, hai là định khổ hành, ba là khổ lạchành.
Địnhlạc hành chính là Đại Bồ Tát vì thương xót tất cả chúngsnh, nên dầu ở địa ngục A Tỳ nhưng an vui như đệ tam thiền.
Địnhkhổ hành là nói hàng phàm phu.
Khổlạc hành là nói Thanh Văn Duyên Giác. Thanh Văn Duyên Giác hànhnơi khổ lạc mà tưởng là trung đạo, do đây nên dầucó Phật tánh mà chẳng thấy được.
Nhưông hỏi nghỉa gì gọi là Phật tánh ?
NầyThiện nam tử ! Phật tánh chính là vô thượng Bồ Đề củatất cả chư Phật, là chủng tử của trung đạo.
Lạinầy Thiện nam tử ! Đạo có ba : Thượng, trung, hạ.
Đạobực hạ là Phạm thiên vô thường nhận lầm là thường.Đạo bực thượng là sanh tử vô thườntg nhận lầm là thường.Tam Bảo là thường chấp là vô thường. Cớ gì gọi là bựcthượng ? Vì có thể đặng vô thượng Bồ Đề.
Đạobực trung gọi là đệ nhứt nghĩa không : Vô thường thấylà vô thường, thường thấy là thường. Đệ nhứt nghĩakhông chẳng gọi là hạ, vì tất cả phàm phu không thể được,lại chẳng gọi là bực thượng, vì chính đây là thượng.Đạo của chư Phật Bồ Tát tu hành chẳng phải thượng chẳngphải hạ nên gọi là trung đạo.
NầyThiện nam tử ! Bờ mé sanh tử phàm có hai thứ cội gốc :Một là vô minh, hai là hữu ái. Chặn giữa hai thứ nầy thờicó quả khổ sanh già bịnh chết, đây gọi là trung đạo.Trung đạo như đây có thể phá sanh tử nên gọi là trung.Do nghĩa nầy nên pháp trung đạo gọi là Phật tánh. Vì thếnên Phật tánh là thường lạc ngã tịnh. Bởi chúng sanh chẳngthấy được Phật tánh nên là vô thường vô lạc vô ngãvô tịnh. Phật tánh thiệt chẳng phải là vô thường vô lạcvô ngã vô tịnh.
Vínhư người nghèo trong nhà có kho châu báu vì người nầy chẳngthấy nên không được sung sướng tự tại. Có người trídùng phương tiện chỉ bảo cho được thấy. Nhờ thấy cóchâu báu người nầy hết khổ đặng sung sướng tự tại.
Cũngvậy, vì chúng sanh chẳng thấy Phật tánh nên là vô thườngvô lạc vô ngã vô tịnh. Do thiện tri thức, chư Phật và BồTát dùng nhiều phương tiện dạy bảo mà chúng sanh thấy Phậttánh. Do thấy Phật tánh nên chúng sanh được thường, lạc,ngã, tịnh.
Kiếnchấp của chúng sanh phàm có hai : Thường kiến và đoạn kiến.Hai thứ kiến chấp nầy chẳng gọi là trung đạo. Không thườngkhông đoạn mới gọi là trung đạo, không thường không đoạn,tức là trí quán chiếu mười hai nhơn duyên. Quán trí nầygọi là Phật tánh. Hàng nhị thừa dầu quán nhơn duyên nhưngcòn chẳng được gọi là Phật tánh. Phật tanùh dầu là thườngbởi chúng sanh bị vô minh che đậy nên không thấy được.Lội chưa qua được sông mười hai nhơn duyên, dụ như thỏvà ngựa kia, vì chẳng thấy Phật tánh.
NầyThiện nam tử ! Trí huệ quán chiếu mười hai nhơn duyên đâychính là chủng tử của vô thượng Bồ Đề. Do nghĩa nầynên mười hai nhơn duyên gọi là Phật tánh.
Vínhư dưa hấu gọi là bịnh nhiệt, vì dưa nầy có thểlàm nhơn duyên bịnh nhiệt. Mười hai nhơn duyên cũng như vậy.
NầyThiện nam tử ! Phật tánh có nhơn, có nhơn nhơn, có quả,có quả quả.
Cónhơn đó chính là mười hai nhơn duyên. Nhơn nhơn đó chínhlà trí huệ. Có quả chính là vô thượng Bồ Đề. Quảquả đó chính là vô thượng Đại Niết Bàn.
NầyThiện nam tử ! Như vô minh là nhơn, hành là quả ; hành lànhơn , thức là qủa. Do nghĩa nầy nên thể vô minh kia cũnglà nhơn, cũng là nhơn nhơn. Thức cũng là quả, cũng là quảquả. Phật tánh cũng như vậy.
NầyThiện nam tử ! Do nghĩa nầy nên mười hai nhơn duyên chẳngsanh, chẳng diệt, chẳng thường, chẳng đoạn, chẳng một,chẳng hai, chẳng đến, chẳng đi, chẳng chơn, chẳng quả.
Lànhơn mà chẳng phải quả như Phật tánh.
Làquả mà chẳng phải nhơn như Đại Niết Bàn.
Lànhơn cũng là quả như những pháp do mười hai nhơn duyên sanh.
Chẳngphải nhơn chẳng phải quả gọi là Phật tánh. Vì chẳng phảinhơn quả nên thường hằng không biến đổi.
Donghĩa nầy nên trong kinh Phật nói mười hai nhơn duyên ý nghĩrất sâu không thể biết, không thể thấy, chẳng thể nghĩbàn, là cảnh giới của chư Phật và Bồ Tát, chẳng phảihàng Thanh Văn Duyên Giác đến được.
Donghĩa gì mà là rất sâu ? Nghiệp hạnh của chúng sanh chẳngthường chẳng đoạn mà có quả báo dầu niệm niệm diệtmà không mất, dầu không tác giả mà có tác nghiệp, dầukhông thọ giả mà có quả báo. Thọ giả, dầu diệt mà quảchẳng hư. Không có lự tri nhưng hòa hiệp mà có. Tất cảchúng sanh dầu cùng đi với mười hai nhơn duyên mà chẳngthấy chẳng biết. Vì chẳng thấy biết nên không có chungthỉ. Bực Thập trụ Bồ Tát chỉ thấy chung mà chẳng thấythỉ. Chư Phật thấy thỉ thấy chung. Do nghĩa nầy nên chưPhật thấy Phật tánh được rõ ràng. Tất cả chúng sanh vìchẳng thấy được mười hai nhơn duyên nên phải luân chuyển.
Nhưtằm làm kén tự sống tự chết. Tất cả chúng sanh cũng nhưvậy, vì chẳng thấy Phật tánh nên tự tạo nghiệp mà lưuchuyển sanh tử, dường như đánh trái cầu.
Vìthế nên trong các kinh Phật nói : Nếu có người thấy đượcmười hai nhơn duyên thời là thấy pháp, thấy pháp đó chínhlà thấy Phật. Phật đó chính là Phật tánh, vì tất cảchư Phật dùng đây làm tánh.
NầyThiện nam tử ! Trí quán mười hai nhơn duyên có bốn hạng: Một là hạ, hai là trung, ba là thượng, bốn là thượngthượng.
Quántrí bực hạ chẳng thấy Phật tánh, vì chẳng thấy nên chứngđược đạo Thanh văn. Trí quán bực trung chẳng thấy Phậttánh, vì chẳng thấy nên chứng đặng đạo Duyên Giác. Tríquán bực thượng thấy Phật tánh chẳng rõ ràng, vì thấychẳng rõ ràng nên trụ bực thập trụ. Trí quán bực thượngthượng thấy Phật tánh rõ ràng nên chứng được vô thượngBồ Đề. Do nghĩa đây nên mười hai nhơn duyên gọi là Phậttánh. Phật tánh chính là đệ nhứt nghĩa không. Đệ nhứtnghĩa không gọi là trung đạo. Trung đạo đó gọi là Phật.Phật đây là Niết Bàn.
SưTử Hống Bồ Tát bạch Phật : “ Thế Tôn ! Nếu Phật cùngPhật Tánh không sai khác, thời tất cả chúng sanh cần gìtu hành ?”
Phậtbảo : “ Nầy Thiện nam tử ! Lời ông hỏi không đúng. Phậtcùng Phật tánh dầu không sai khác nhưng chúng sanh đều chưađầy đủ. Ví như có người ác tâm muốn hại mẹ, hại rồisanh lòng ăn năn, ba nghiệp dầu lành, nhưng người nầy vẫngọi là người địa ngục, vì người nầy quyết định sẽđọa địa ngục vậy. Hiện tại người nầy dầu không thânđịa ngục nhưng vẫn gọi là người địa ngục.
Dođây nên trong các kinh Phật nói nếu thấy có người tu hànhhạnh lành thời gọi là thấy người trời. Thấy người tạoác thời gọi là thấy địa ngục. Vì quyết định sẽ thọquả báo.
NầyThiện nam tử ! Vì tất cả chúng sanh quyết định đượcvô thượng Bồ Đề nên Phật nói tất cả chúng sanh đềucó Phật tánh. Nhưng thật ra tất cả chúng sanh chưa có bamươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Do nghĩa đây nênnơi kinh nầy Phật nói kệ
rằng:
Trướccó nay không
Trướckhông nay có
Bađời có pháp
Nghĩanầy không đúng.
NầyThiện nam tử ! Có ba thứ có : Một là vị lai có, hai là hiệntại có, ba là quá khứ có.
Tấtcả chúng sanh vị lai sẽ có vô thượng Bồ Đề , đây gọilà Phật tánh. Tất cả chúng sanh hiện tại điều có phiềnnão, nên hiện tại không có ba mươi hai tướng tốt, tám mươivẻ đẹp. Tất cả chúng sanh quá khứ có dứt phiền não nênhiện tại được thấy Phật tánh. Do nghĩa nầy Phật thườngtuyên nói : Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nhẫn đếnnhứt xiển đề cũng có Phật tánh.
Nhứtxiển đề không có pháp lành. Phật tánh là pháp lành vịlai họ sẽ có. Nhứt xiển đề đều có Phật tánh, vì họquyết định sẽ đặng thành vô thượng Bồ Đề.
Vínhư có người trong nhà có sữa lạc. Có người hỏi : Ôngcó tô không ? Đáp rằng tôi có. Lạc thiệt chẳng phải tô,do phương tiện khéo, chắc sẽ đặng tô, nên đáp rằng cótô.
Chúngsanh cũng như vậy tất cả đều có tâm. Phàm người có tâmsẽ được thành vô thượng Bồ Đề. Do nghĩa đây nên Phậtthường tuyên nói : Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.
NầyThiện nam tử ! Tất cánh có hai thứ : Một là trang nghiêmtất cánh, hai là cứu cánh tất cánh. Và một là thế giantất cánh, hai là xuất thế tất cánh.
Trangnghiêm tất cánh là sáu môn Ba La Mật. Cứu cánh tất cánhlà nhứt thừa của tất cả, chúng sanh chứng được. Nhứtthừa đó gọi là Phật tánh. Do nghĩa đây nên Phật nói tấtcả chúng sanh đều có Phật tánh, tất cả chúng sanh đềucó nhứt thừa, vì vô minh che đậy nên chẳng thấy được.
NhưChâu Uất Đơn Việt, Đao Lợi Thiên, vì quả báo che ngăn nênchúng sanh ở đây chẳng thấy được.
Phậttánh cũng như vậy, do các phiền não kiết sử che ngăn nênchúng sanh chẳng thấy được.
NầyThiện nam tử ! Phật tánh chính là Thủ Lăng Nghiêm Tam Muộitánh như đề hồ, chính là mẹ của tất cả chư Phật. Dosức của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội mà chư Phật được thường,lạc, ngã, tịnh. Tất cả chúng sanh đều có Thủ Lăng NghiêmTam Muội vì chẳng tu hành nên không được thấy, vì thếnên không thể được thành vô thượng Bồ Đề.
NầyThiện nam tử ! Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội có năm tên : Mộtlà Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, hai là Bát Nhã Ba La Mật, ba làKim Cang Tam Muội, bốn là Sư Tử Hống Tam Muội, năm là Phậttánh. Tùy theo năng lực chỗ làm của Tam muội mà có tên khácnhau.
NầyThiện nam tử ! Như một Tam Muội có nhiều tên, như thiềngọi là tứ thiền, căn gọi là định căn, lực gọi là địnhlực, giác gọi là định giác, chánh gọi là chánh định,bát đại nhơn giác gọi là định giác, Thủ Lăng Nghiêm TamMuội cũng như vậy.
NầyThiện nam tử ! tất cả chúng sanh đầy đủ ba môn định: Thượng, Trung và Hạ. Thượng là nói Phật tánh, do đâynên nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Trung là tấtcả chúng sanh đầy đủ sơ thiền, lúc có nhơn duyên thờicó thể tu tập, nếu không nhơn duyên thời chẳng thể tu tập.Nhơn duyên đây có hai thứ : Một là hỏa tai, hai là phá kiếtsử cõi dục, do đây nên nói rằng tất cả chúng sanh đềuđầy đủ định bực Trung.
Hạđịnh là định tâm sở trong mười đại địa, do đây nênnói tất cả chúng sanh đều đầy đủ định bực hạ.
Tấtcả chúng sanh đều có Phật tánh vì phiền não che đậy nênchẳng được thấy. Thập trụ Bồ Tát dầu thấy nhứt thừanhưng chẳng biết Như Lai là pháp thường trụ, do đây nênnói rằng Thập trụ Bồ Tát dầu thấy Phật tánh mà chẳngrõ ràng.
NầyThiện nam tử ! Thủ Lăng gọi là nhứt thiết sự tất cánh,“ Nghiêm” là kiên, nhứt thiết sự tất cánh mà đặng kiêncố gọi là Thủ Lăng Nghiêm. Do đây nên nói rằng Thủ LăngNghiêm định gọi là Phật tánh.
NầyThiện nam tử ! Một lúc nọ ta ở bên sông Ni Liên Thiền,bảo A Nan rằng : Nay ta muốn tắm rửa, ông nên lấy y và đemtháo đậu. Ta vào trong nước, tất cả loài chim cùng nhữngloài ở trên đất, ở dưới nước đều tụ đến xem ngóta. Lúc đó lại có năm trăm vị Phạm Chí đi đến bờ sôngbảo nhau rằng : Thế nào mà được thân Kim Cương ? Nếu giảsử ông Cù Đàm chẳng nói đoạn kiến, ta sẽ theo ông đểthỉnh thọ trai pháp.
NầyThiện nam tử ! Lúc đó ta dùng tha tâm trí biết tâm niệmcủa các Phạm Chí, bèn bảo họ rằng tại sao cho rằng tanói đoạn kiến ? _ Các Phạm Chí đáp : Lúc trước ở trongcác kinh Cù Đàm nói tất cả chúng sanh đều không có ngã,đã nói không ngã sao lại chẳng phải đoạn kiến ? Nếu khôngngã thời ai trì giới ? Ai phá giới ?
_ Nầycác Phạm Chí ! Ta nói tất cả chúng sanh đều không ngã. Tacũng thường tuyên nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.Phật tánh đó há chẳng phải là ngã ư ? Do nghĩa nầy nênta chẳng nói đoạn kiến. Vì tất cả chúng sanh chẳng thấyPhật tánh nên là vô thường, vô ngã, vô lạc, vô tịnh, đâythời gọi là nói đoạn kiến vậy.
Lúcđó các Phạm Chí nghe nói Phật tánh chính là ngã, liền pháttâm vô thượng Bồ Đề, đồng thời xuất gia tu đạo BồĐề. Tất cả những loài chim bay cá lội, thú chạy cũng đềuphát tâm vô thượng Bồ Đề, đã phát tâm rồi chúng nó liềnđược bỏ thân chim thú.
NầyThiện nam tử ! Phật tánh đây thiệt chẳng phải ngã, vìchúng sanh nên nói là ngã. Vì có nhơn duyên nên Như Lai nóivô ngã là ngã, mà thật là vô ngã. Dầu nói như vậy nhưngkhông hư vọng. Vì có nhơn duyên, Như Lai nói ngã là vôngã, mà thiệt là có ngã. Vì thế giới chúng sanh nên dầunói vô ngã mà không hư vọng. Phật tánh vô ngã Như Lai nóilà ngã, vì Phật tánh là thường. Như Lai là ngã mà nói làvô ngã, vì được tự tại.
SưTử Hống Bồ Tát bạch rằng : “ Thế Tôn ! Nếu tất cảchúng sanh đều có Phật tánh như Kim Cang Lực Sĩ, do cớ gìmà tất cả chúng sanh chẳng được thấy.
Phậtnói : “ Nầy Thiện nam tử ! Như sắc pháp dầu có màu xanh,vàng, đỏ, trắng, hình chất dài ngắn, mà kẻ mù chẳng thấy.Dầu chẳng thấy nhưng cũng chẳng thể nói rằng không cóxanh, vàng, đỏ, trắng hình chất dài ngắn. Vì dầu rằngngười mù chẳng thấy, nhưng người mắt sáng thời đượcthấy.
Phậttánh cũng như vậy, tất cả chúng sanh dầu chẳng được thấy,nhưng Thập Trụ Bồ Tát thấy được một ít phần, đứcNhư Lai thời thấy rõ hoàn toàn. Thập Trụ Bồ Tát thấy Phậttánh như đêm tối thấy hình sắc, Đức Như Lai thấy Phậttánh như giữa ban ngày thấy hình sắc.
Nhưngười mắt lòa thấy hình sắc chẳng rõ ràng, lương y điềutrị, do công dụng của thuốc nên được rõ ràng. Thập TrụBồ Tát cũng như vậy, dầu thấy Phật tánh nhưng chẳng đượcrõ ràng, nhờ năng lực của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội mà đượcthấy rõ ràng.
NầyThiện nam tử ! Nếu có người thấy tất cả pháp là vô thường,vô ngã, vô lạc, vô tịnh, thấy chẳng phải tất cả phápcũng là vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh, người nhưvậy thời chẳng thấy Phật tánh.
Trênđây nói tất cả pháp đó là nói sanh tử. Còn chẳng phảitất cả pháp đó là nói Tam Bảo.
HàngThanh Văn Duyên Giác thấy tất cả pháp là vô thường , vôlạc, vô ngã, vô tịnh ; thấy chẳng phải tất cả pháp cũnglà vô thường, vô ngã, vô lạc, vô tịnh, vì thế nên chẳngthấy Phật tánh.
ThậpTrụ Bồ Tát thấy tất cả pháp là vô thường, vô lạc, vôngã, vô tịnh, còn chẳng phải tất cả pháp thời phần ítlà thường, lạc, ngã, tịnh do đây nên trong mười phần thấyđược một phần.
ChưPhật Thế Tôn thấy tất cả pháp là vô thường, vô lạc,vô ngã, vô tịnh, thấy chẳng phải tất cả pháp là thường,lạc, ngã, tịnh. Vì thế nên Như Lai thấy Phật tánh xem nhưtrái A ma lặc trong bàn tay. Do nghĩa nầy nên Thủ Lăng Nghiêmđịnh gọi là tất cánh.
NầyThiện nam tử ! Như đêm mùng một dầu chẳng thấy mặt trăngnhưng chẳng được nói là không. Phật tánh cũng như vậy,tất cả phàm phu dầu chẳng được thấy, cũng chẳng đượcnói rằng không có Phật tánh.
NầyThiện nam tử ! Phật tánh là mười trí lực, bốn vô sởúy, đại bi tam niệm. Tất cả chúng sanh thời có ba thứ ấy,vì sau khi phá trừ phiền não thời được thấy. Hàng nhứtxiển đề sau khi phá trừ nhứt xiển đề thời có thể đượcba thứ ấy. Do nghĩa nầy nên Phật thường tuyên nói tấtcả chúng sanh đều có Phật tánh.
NầyThiện nam tử ! Tất cả chúng sanh đều đồng có mười hainhơn duyên, cũng có nội, cũng có ngoại.
Nhữnggì là mười hai ?
Phiềnnão quá khứ gọi là “Vô minh”, nghiệp quá khứ gọi là“hành”. Trong đời hiện tại, lúc sơ khởi thọ thai gọilà “thức”. Năm phần nhập thai chưa đủ bốn căn gọilà “danh sắc”. Đầy đủ bốn căn gọi là “lục nhập”.Chưa phân biệt khổ vui gọi là “xúc”. Nhiễm tập mộtái gọi là “thọ”. Quen gần ngũ dục thời gọi là “ái”.Tham cầu trong và ngoài thời gọi là “thủ”. Vì sự trongngoài mà khởi nghiệp thân, khẩu, ý đây gọi là “hữu”.Thức đời hiện tại gọi là vị lai “sanh”. Hiện tạidanh sắc, lục, nhập, xúc, thọ thời gọi là vị lai “lão,bịnh, tử” vậy. Đây gọi là mười hai nhơn duyên.
NầyThiện nam tử ! Tất cả chúng sanh dầu có mười hai nhơn duyênnhư vậy, hoặc có kẻ chưa đủ như lúc Ca La Lã chết thờikhông có mười hai. Từ sanh đến lão tử thời đủ mườihai.
Chúngsanh cõi sắc không có ba thứ thọ, ba thứ xúc, ba thứ ái,không có già bịnh, nhưng cũng được gọi là đầy đủ mườihai.
Chúngsanh cõi vô sắc thời không có sắc nhẫn đến không lão bịnh,nhưng cũng được gọi là đủ mười hai, vì quyết địnhđược vậy. Vì thế nên nói rằng chúng sanh đồng đầy đủcó mười hai nhơn duyên.
Phậttánh cũng như vậy, tất cả chúng sanh quyết định sẽ đặngthành vô thượng Bồ Đề. Do đây nên Phật nói tất cả chúngsanh đều có Phật tánh.
NầyThiện nam tử ! Núi Tuyết có thứ cỏ tên nhẫn nhục, nếubò ăn cỏ nầy thời sanh chất đề hồ. Trên núi ấy lạicó thứ cỏ khác, nếu bò ăn thứ cỏ ấy thời không sanhchất đề hồ. Dầu không sanh chất đề hồ nhưng chẳng thểnói rằng trong núi Tuyết không có cỏ nhẫn nhục.
Phậttánh cũng như vậy. Núi Tuyết là nói Như Lai, cỏ nhẫn nhụclà nói Đại Niết Bàn, những cỏ khác là nói mười hai bộkinh. Chúng sanh nếu có thể được nghe, được học hỏi ĐạiNiết Bàn thời thấy được Phật tánh. Trong mười hai bộkinh dầu chẳng nghe có, nhưng chẳng thể nói rằng không cóPhật tánh.
NầyThiện nam tử ! Phật tánh đây cũng là sắc, cũng là chẳngphải sắc, chẳng phải sắc chẳng phải là chẳng phải sắc; cũng là tướng cũng là chẳng phải tướng, chẳng phảitướng chẳng phải là chẳng phải tướng ; cũng là một cũnglà chẳng phải một, chẳng phải một chẳng phải là chẳngphải một ; chẳng phải thường chẳng phải đoạn, chẳngphải chẳng phải thường, chẳng phải chẳng phải đoạn; cũng là có cũng là không, chẳng phải có chẳng phải không; cũng là tận cũng là chẳng phải tận, chẳng phải tận,chẳng phải là chẳng phải tận ; cũng là nhơn cũng là quả,chẳng phải nhơn chẳng phải quả ; cũng là nghĩa cũng làchẳng phải nghĩa, chẳng phải nghĩa chẳng phải là chẳngphải nghĩa ; cũng là danh tự cũng là chẳng phải danh tự,chẳng phải danh tự chẳng phải là chẳng phải danh tự ;cũng là khổ cũng là lạc, chẳng phải khổ chẳng phải lạc; cũng là ngã cũng là chẳng phải ngã, chẳng phải ngã chẳngphải là chẳng phải ngã ; cũng là không cũng là chẳng phảikhông, chẳng phải là không chẳng phải là chẳng phải không.
Thếnào là sắc ? Vì là thân kim cang. Thế nào là phi sắc ? Vìmười tám pháp bất cộng chẳng phải là sắc pháp . Thếnào là chẳng phải sắc chẳng phải là chẳng phải sắc ?Vì sắc cũng chẳng phải sắc không có tướng quyết định.
Thếnào là tướng ? Vì là ba mươi hai tướng. Thế nào là chẳngphải tướng ? Vì tất cả chúng sanh chẳng hiện được tướngtốt. Thế nào là chẳng phải tướng chẳng phải là chẳngphải tướng ? Vì tướng cùng chẳng phải tướng không quyếtđịng vậy.
Thếnào là một ? Vì tất cả chúng sanh đều là nhứt thừa. Thếnào là chẳng phải một ? Vì nói ba thừa vậy . Thế nào làchẳng phải một chẳng phải là chẳng phải một ? Vì vôsố pháp vậy.
Thếnào là chẳng phải thường ? Vì từ nơi duyên mà thấy.
Thếnào là chẳng phải đoạn ? Vì lìa đoạn kiến vậy.
Thếnào chẳng phải là chẳng phải thường, chẳng phải là chẳngphải đoạn ? Vì không chung không thỉ vậy.
Thếnào là có ? Vì tất cả chúng sanh đều có. Thế nào là không? Vì từ phương tiện khéo mà đặng thấy vậy. Thế nào làchẳng phải có, chẳng phải không ? Vì hư không tánh vậy.
Thếnào gọi là tận ? Vì đặng Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Thếnào là chẳng phải tận ? Vì là thường vậy. Thế nào làchẳng phải tận, chẳng phải là chẳng phải tận ? Vì tấtcả tướng tận dứt hết vậy.
Thếnào là nhơn ? Vì liễu nhơn vậy. Thế nào là quả ? Vì quảquyết định vậy. Thế nào là chẳng phải nhơn chẳng phảiquả ? Vì là thường vậy.
Thếnào là nghĩa ? Vì đều có thể nhiếp lấy nghĩa không ngại.Thế nào là chẳng phải nghĩa ? Vì chẳng thể nói vậy. Thếnào là chẳng phải nghĩa chẳng phải là chẳng phải nghĩa? Vì rốt ráo không vậy.
Thếnào là danh tự ? Vì có tên gọi vậy. Thế nào là chẳng phảidanh tự ? Vì có tên mà thiệt không tên vậy. Thế nào làchẳng phải danh tự chẳng phải là chẳng phải danh tự ?Vì dứt tất cả danh tự vậy.
Thếnào là cũng khổ cũng lạc ? Vì các thọ duyên khởi vậy.Thế nào là chẳng phải khổ chẳng phải lạc ? Vì dứt tấtcả thọ vậy.
Thếnào là chẳng phải ngã ? Vì chưa đầy đủ được tám thứtự tại vậy. Thế nào là chẳng phải chẳng phải ngã ? Vìlà thường vậy. Thế nào là chẳng phải ngã chẳng phảilà chẳng phải ngã ? Vì chẳng tạo tác chẳng lãnh thọ vậy.
Thếnào là không ? Vì là đệ nhứt nghĩa không. Thế nào là chẳngphải không ? Vì là thường vậy.Thế nào là chẳng phải khôngchẳng phải là chẳng phải không ? Vì có thể là chủng tửcho pháp lành vậy.
NầyThiện nam tử ! Nếu có người tư duy hiểu rõ được kinhĐại Niết Bàn những nghĩa như vậy, nên biết rằng ngườinầy thấy được Phật tánh. Phật tánh đó chẳng thể nghĩbàn, là cảnh giới của chư Phật, chẳng phải Thanh Văn DuyênGiác biết được.
NầyThiện nam tử ! Phật tánh chẳng phải là ấm, giới, nhập,chẳng phải trước không nay có, chẳng phải đã có rồi trởlại không, từ nơi nhơn duyên lành mà chúng sanh đặng thấy.
Vínhư khối sắt đen để vào lửa đốt thời đỏ, lấy ra nguộithời trở lại đen. Dầu vậy nhưng màu đen nầy chẳng phảitrong chẳng phải ngoài, do nhơn duyên mà có.
Phậttánh cũng như vậy, lửa phiền não tắt dứt thời chúng sanhđược nghe được thấy.
NầyThiện nam tử ! Như hột giống biến diệt thời mầm mộngmọc lên, nhưng tánh mầm mộng nầy chẳng phải trong chẳngphải ngoài. Nhẫn đến bông trái cũng như vậy, đều theonơi duyên mà có.
KinhĐại Niết Bàn vi diệu nầy thành tựu đầy đủ vô lượngcông đức. Phật tánh cũng như vậy đều là vô lượng vôbiên công đức kết hợp mà thành tựu.
SưTử Hống Bồ Tát bạch rằng : “ Thế Tôn ! Bồ Tát thànhtựu đầy đủ bao nhiêu pháp thời đặng thấy Phật tánhmà chẳng rõ ràng ? Chư Phật Thế Tôn thành tựu bao nhiêupháp mà được thấy rõ ràng ?
Phậtbảo : “ Nầy Thiện nam tử ! Bồ Tát thành tựu đầy đủmười pháp dầu được thấy Phật tánh mà chẳng rõ ràng: Một là thiểu dục, hai là tri dục, ba là tịch tịnh,bốn là tinh tấn, năm là chánh niệm, sáu là chánh định,bảy là chánh huệ, tám là giải thoát, chín là tán thán giảithoát, mười là dùng Đại Niết Bàn giáo hóa chúng sanh”.
SưTử Hống Bồ Tát bạch rằng : “ Thế Tôn ! Thiểu dục cùngtri túc có gì sai khác ? “
Phậtbảo : “ Nầy Thiện nam tử ! thiểu dục là chẳng cầu chẳnglấy. Tri túc là lúc đặng ít lòng không hối hận. Thiểudục là ít có mong muốn. Tri túc là chỉ vì pháp sự lòngchẳng sầu não.
NầyThiện nam tử ! Dục đó có ba : Một là ác dục, hai làđại dục, ba là dục dục.
Ácdục là nếu có Tỳ Kheo sanh lòng tham dục muốn làm thượngthủ của tất cả đại chúng, muốn cho tất cả chúng tăngthuận theo phía sau ta, khiến bốn bộ chúng thảy đều cúngdường cung kính tán thán tôn trọng ta. Khiến ta vì chúng thuyếtpháp trước nhứt, đều muốn cho tất cả tin thọ lời củata. Cũng khiến Quốc Vương, quan lớn, trưởng gỉa đều cungkính ta. Khiến ta được nhiều y phục, đồ uống ăn, đồnằm, thuốc men, nhà cửa tốt đẹp. Đây là cầu muốn sanhtử nên gọi là ác dục.
Đạidục là thế nào ? Nếu có Tỳ Kheo sanh lòng cầu muốn làmthế nào cho bốn bộ chúng thảy đều biết ta được bựcsơ trụ những đến thập trụ, được vô thượng Bồ Đề,được quả A La Hán nhẫn đến quả Tu Đà Hoàn, ta đượctứ thiền nhẫn đến bốn trí vô ngại. Đây là vì lợi dưỡngnên gọi là đại dục.
Dụcdục là, nếu có Tỳ Kheo muốn sanh Phạm Thiên, Ma Thiên, TựTại Thiên, Chuyển Luân Thánh Vương, hoặc Sát Đế Lợi, CưSĩ, Bà La Môn, đều được tự tại. Vì lợi dưỡng nên gọilà dục dục.
Nếuchẳng bị ba thứ ác dục nầy làm hại thời gọi là thiểudục.
Dụcđó gọi là hai mươi lăm ái, không có hai mươi lăm ái nhưvậy thời gọi là thiểu dục. Chẳng cần những sự mong muốnvị lai thời gọi là thiểu dục. Được mà chẳng tham đắmthời gọi là tri túc. Chẳng cầu cung kính gọi là thiểu dục,được mà chẳng chứa nhóm gọi là tri túc.
NầyThiện nam tử ! Có lúc thiểu dục chẳng gọi là tri túc, cũngcó tri túc chẳng gọi là thiểu dục, cũng có thiểu dục màcũng tri túc, cũng có chẳng tri túc chẳng thiểu dục.
Thiểudục đó là nói bực Tu Đà Hoàn. Tri túc đó là nói Bích ChiPhật. Thiểu dục tri túc đó là nói A La Hán. Chẳng thiểudục chẳng tri túc đó là nói Bồ Tát.
NầyThiện nam tử ! Thiểu dục tri túc lại có hai thứ : Một làthiện, hai là bất thiện. Bất thiện là nói phàm phu. Thiệnlà nói Thánh nhơn và Bồ Tát. Tất cả Thánh nhơn dầu chứngđược đạo quả mà chẳng tự xưng nói vì chẳng tự xưngnói nên trong lòng chẳng não hận, đây gọi là tri túc.
NầyThiện nam tử ! Đại Bồ Tát tu tập kinh Đại Niết Bàn, vìmuốn thấy Phật tánh nên tu tập thiểu dục tri túc.
Thếnào là tịch tịnh ? Tịch tịnh có hai : Một là tâm tịnh,hai là thân tịnh. Thân tịch tịnh thời trọn chẳng gây tạoba điều ác nơi thân. Tâm tịch tịnh cũng chẳng gây tạoba điều ác nơi ý, đây gọi là thân tâm tịch tịnh.
Thântịch tịnh trọn chẳng gần gũi bốn chúng, chẳng dự việccủa bốn chúng. Tâm tịch tịnh là chẳng quen tập tham dục,sân khuể, ngu si. Đây gọi là thân tâm tịch tịnh. Hoặc cóTỳ Kheo thân dầu tịch tịnh mà tâm chẳng tịch tịnh. CóTỳ Kheo thân chẳng tịch tịnh mà tâm tịch tịnh. Có TỳKheo thân tâm đều tịch tịnh. Lại có Tỳ Kheo thân tâm đềuchẳng tịch tịnh.
Ngườithân tịch tịnh mà tâm chẳng tịch tịnh, như có Tỳ Kheongồi thiền chỗ vắng vẻ xa lìa bốn chúng mà trong lòng luônchứa nhóm tham dục, sân khuể, ngu si.
Ngườitâm tịch tịnh mà thân chẳng tịch tịnh, như có Tỳ Kheogần gũi bốn chúng cùng Quốc Vương, đại thần mà trong lòngdứt tham, sân, si. Người thân tâm đều tịch tịnh, chínhlà chư Phật và Bồ Tát.
Ngườithân tâm đều chẳng tịch tịnh chính là các phàm phu, vìphàm phu thân tâm dầu yên tịnh nhưng không thể quán sát sâuxa lý vô thường vô lạc vô ngả vô tịnh, do đây nên phàmphu không thể tịch tịnh được thân, khẩu, ý ba nghiệp.
Hạngnhứt xiển đề phạm bốn tội nặng, tạo năm tội nghịchcũng chẳng gọi là thân tâm tịch tịnh.
Thếnào là tinh tấn ? Nếu có Tỳ Kheo muốn cho thân, khẩu, ýba nghiệp thanh tịnh nên xa lìa tất cả hạnh nghiệp bấtthiện mà tu tập tất cả nghiệp lành, đây gọi là tinh tấn.
Siêngnăng tinh tấn như đây thời chuyên niệm tưởng nơi sáu chỗ,chính là Phật Pháp Tăng, giới, thí và thiên, đây gọi làchánh niệm.
Ngườicó chánh niệm thời được tam muội, đây gọi là chánh định.
Ngườicó chánh định, quán sát thấy các pháp dường như hư không,đây gọi là chánh huệ. Người có chánh huệ xa lìa tất cảkiết sử phiền não, đây gọi là giải thoát.
Ngườiđược giải thoát vì chúng sanh mà khen ngợi giải thoát, nóirằng giải thoát là thường hằng chẳng biến đổi đây gọilà tán thán giải thoát. Giải thoát chính là vô thượng ĐạiBát Niết Bàn. Niết Bàn chính là lửa phiền não kiết sửđã tắt mất. Lại Niết Bàn gọi là nhà cửa, vì có thểngăn mưa gió phiền não. Lại Niết Bàn gọi là quy y, vì cóthể qua khỏi tất cả những sự bố úy. Lại Niết Bàn gọilà cồn bãi, vì bốn con sông lớn hung bạo chẳng thể chảytrôi. Những gì là bốn ? Một là dục bạo, hai là hữu bạo,ba là kiến bạo, bốn là vô minh bạo. Do đây nên Niết Bàngọi là cồn bãi. Lại Niết Bàn gọi là rốt ráo về, vìcó thể được tất cả sự an lạc rốt ráo.
Nếucó Đại Bồ Tát thành tựu đầy đủ mười pháp nhưvậy, thời dầu được thấy Phật tánh mà chẳng rõ ràng.
Lạinầy Thiện nam tử ! Người xuất gia có bốn thứ bịnh nênchẳng chứng được bốn quả Sa Môn.
Nhữnggì là bốn bịnh ? Chính là bốn ác dục : Một là y phụcdục, hai là thực dục, ba là ngọa cụ dục, bốn là hữudục.
Bịnhxuất gia nầy, có bốn thứ lương dược trị lành được: Phấn tảo y trị được bịnh y dục của Tỳ Kheo ; khấtthực trị được bịnh vì thực dục ; thọ hạ trị đượcbịng ngọa cụ dục ; thân tâm tịch tịnh phá được hữudục của Tỳ Kheo.
Đâygọi là bốn thứ thuốc trị bốn thứ bịnh, gọi đó làthánh hạnh. Thánh hạnh nầy được gọi thiểu dục tri túc.
Ngườitịch tịnh có bốn điều vui : Một là xuất gia vui, hai làtịch tịnh vui, ba là vĩnh việt vui, bốn là tất cánh vui.Được bốn điều vui nầy gọi là tịch tịnh.
Đủbốn hạnh tinh tấn nên gọi là tinh tấn. Đủ tứ niệm xứnên gọi là chánh niệm. Đủ tứ thiền nên gọi là chánhđịnh. Thấy bốn điều chơn thật của Thánh nên gọi làchánh huệ.
Dứthẳn tất cả phiền não kiết sử gọi là giải thoát. Quỡtrách lỗi của tất cả phiền não gọi là tán thán giảithoát.
ĐạiBồ Tát đầy đủ mười pháp như vậy, dầu được thấyPhật tánh mà chẳng rõ ràng.
NầyThiện nam tử ! Đại Bồ Tát nghe kinh nầy rồi gần gũi tutập, xa lìa tất cả việc thế gian, đây gọi là thiểu dục.Đã xuất gia rồi chẳng sanh lòng hối hận, đây gọi là tritúc. Đã tri túc rồi gần ở nơi chỗ vắng vẽ rảnh rangxa lìa chỗ ồn ào thời gọi là tịch tịnh.
Ngườichẳng tri túc chẳng thích chỗ vắng vẻ rảnh rang. Luận vềngười tri túc thời thường thích ở chỗ vắng vẻ. Ở chỗvắng vẽ rồi thường suy nghĩ rằng : Tất cả thế gian đềugọi tôi đặng đạo quả Sa Môn, nhưng thiệt ra tôi chưa đặng,nay tôi sao lại phỉnh gạt mọi người, nghĩ như vậy rồisiêng năng tu tập đạo quả Sa Môn, đây gọi là tinh tấn.
Gầngũi tu tập Đại Niết Bàn, đây gọi là chánh niệm. Tùy thuậnthiên hạnh gọi là chánh định. An trụ trong định nầy cóchánh kiến chánh tri, đây gọi là chánh huệ. Người chánhtri kiến có thể xa lìa được kiết sử phiền não, đây gọilà giải thoát.
Thậptrụ Bồ Tát vì chúng sanh mà khen ngợi Niết Bàn, đây gọilà tán thán giải thoát.
ĐạiBồ Tát đầy đủ mười pháp như vậy, dầu được thấyPhật tánh mà chẳng rõ ràng.
Lạinầy Thiện nam tử ! Luận về người thiểu dục như có TỳKheo ở chỗ vắng vẽ ngồi ngay thẳng chẳng nằm, hoặc ởdưới cội cây, hoặc ở trong gò mã, hoặc ở chỗ trống,tùy chỗ có cỏ mà ngồi trên đó, khất thực mà ăn đặnggì cũng là đủ cả. Hoặc một lần ngồi ăn, chẳng quá mộtlần ăn, chỉ chứa ba y, y phấn tảo, y bố, đây gọi là thiểudục. Đã thật hành việc nầy trong lòng chẳng ăn năn, đâygọi là tri túc. Tu không tam muội, đây gọi là tịch tịnh.Đặng bốn quả Sa Môn rồi đối với vô thượng Bồ Đềtâm chẳng thôi dứt, đây gọi là tinht ấn. Chuyên tâm tưduy tánh Như Lai là thường không có biến đổi đây gọi làchánh niệm. Tu bát giải thoát đây gọi là chánh định. Đặngtứ vô ngại đây gọi là chánh huệ. Xa lìa bảy thứ lậu,đây gọi là giải thoát. Khen ngợi Niết Bàn không có mườitướng, gọi là tán thán giải thoát. Mười tướng là : Sanh,gìa, bịnh, chết
sắc,thinh, hương, vị, xúc và vô thường. Xa lìa mười tướngnầy thời gọi là Đại Niết Bàn. Đây gọi là Đại BồTát đầy đủ mười pháp như vậy dầu được thấy Phậttánh mà chẳng rõ ràng.
NầyThiện nam tử ! Vì đa dục nên gần gũi Quốc Vương, Quan lớn,Trưởng giả, Sát Đế Lợi, Bà La Môn, Tỳ Xá , Thủ Đà,tự xưng là tôi đặng quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến quả A LaHán.
Vìlợi dưỡng nên đi đứng ngồi nằm nhẫn đến đại tiệntiểu tiện, nếu thấy đàn việt vẫn chào hỏi tiếp đãichuyện vãn.
Ngườiphá ác dục gọi là thiểu dục, dầu người nầy chưa cóthể phá hoại phiền não kiết sử, nhưng có thể đồng hànhvi với Như Lai, đây gọi là tri túc.
NầyThiện nam tử ! Hai pháp như vậy bèn là nhơn duyên gần củachánh niệm, chánh định, thường được sư trưởng bạn họckhen ngợi. Trong các kinh Phật cũng thường ngợi khen tán thántôn trọng pháp như vậy. Nếu có thể đầy đủ hai pháp nầythời được gần môn Đại Niết Bàn và năm điều vui, đâygọi là tịch tịnh. Người giữ giới bền chắc gọi là tinhtấn. Người có tàm quí gọi là chánh niệm, chẳng thấy tâmtướng gọi là chánh định, chẳng cầu tánh tướng nhơn duyêncủa các pháp thời gọi là chánh huệ. Vì không có tướngnên phiền não dứt, đây gọi là giải thoát. Khen ngợi kinhĐại Niết Bàn nầy thời gọi là tán thán giải thoát.
Đâygọi là Đại Bồ Tát an trụ mười pháp dầu được thấyPhật tánh mà chẳng rõ ràng.
NầyThiện nam tử ! Như ông hỏi Thập trụ Bồ Tát dùng con mắtgì mà thấy được Phật tánh mà chẳng rõ ràng, chư Phậtdùng con mắt gì mà thấy đuợc Phật tánh rõ ràng ?
NầyThiện nam tử ! Do huệ nhãn mà thấy Phật tánh thời chẳngđược rõ ràng, dùng Phật nhãn mà thấy thời được rõ ràng.Vì hạnh Bồ Đề thời chẳng rõ ràng, nếu vô hành vô tácthời được rõ ràng. Trụ nơi thập trụ thời dầu thấymà chẳng rõ ràng, nếu chẳng trụ chẳng đi thời thấy đượcrõ ràng. Đại Bồ Tát vì nhơn trí huệ nên thấy chẳng rõràng, chư Phật vì dứt nhơn quả nên thấy rõ ràng. Bực nhứtthiết giác gọi là Phật tánh. Thập trụ Bồ Tát chẳng đượcgọi là nhứt thiết giác, nên dầu thấy mà chẳng rõ ràng.
NầyThiện nam tử ! Thấy có hai thứ : Một là con mắt thấy, hailà nghe thấy.
ChưPhật con mắt thấy Phật tánh như xem trái cây trong bàn tay.Thập trụ Bồ Tát nghe thấy Phật tánh nên chẳng rõ ràng. Thập trụ Bồ Tát dầu có thể tự biết quyết định đặngvô thượng Bồ Đề, mà chẳng biết được tất cảchúng sanh đều có Phật tánh.
NầyThiện nam tử ! Lại có con mắt ngó thấy : Như Chư Phật cùng Thập trụ Bồ Tát, con mắt thấy Phật tánh. Lại có nghe thấy: Như tất cả chúng sanh nhẫn đến Cửu trụ Bồ Tát nghethấy Phật tánh.
BồTát nếu nghe tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, chẳngsanh lòng tin thời chẳng gọi là nghe thấy.
Nếucó Thiện nam tử , Thiện nữ nhơn muốn thấy Như Lai, nênphải tu tập mười hai bộ kinh thọ trì đọc tụng biên chépgiải thuyết.
SưTử Hống Bồ Tát bạch rằng : “ Thế Tôn ! Tất cả chúngsanh chẳng biết được tâm tướng của Như Lai, phải quántưởng thế nào để đuợc biết ?”
Phậtbảo : “ Nầy Thiện nam tử ! Tất cả chúng sanh thật ra chẳngbiết được tâm tướng của Như Lai. Nếu muốn quan sát đểđược biết thời có hai nhơn duyên : Một là con mắt thấy,hai là nghe thấy. Nếu thấy thân nghiệp của Như Lai,nên biết rằng đây là Như Lai, đây gọi là con mắt thấy.Nếu xem thấy khẩu nghiệp của Như Lai, nên biết rằng đâylà Như Lai, đây gọi là nghe thấy. Nếu thấy sắc mạo màtất cả chúng sanh không sánh bằng được, nên biết rằngđây là Như Lai, đây là con mắt thấy. Nếu nghe tiếng tâmvi diệu tối thắng chẳng đồng với tiếng tâm của chúngsanh, nên biết rằng đây là Như Lai, đây gọi là nghe thấy.Nếu thấy thần thông của Như Lai hiện, thần thông nầy làvì chúng sanh hay là vì lợi dưỡng ? Nếu là vì chúng sanhmà chẳng vì lợi dưỡng, nên biết rằng đây là Như Lai,đây là con mắt ngó thấy. Nếu xem thấy Như Lai lúc dùng thatâm trí quán sát chúng sanh, vì lợi dưỡng thuyết pháp hayvì chúng sanh thuyết pháp ?
Nếuvì chúng sanh mà chẳng vì lợi dưỡng, nên biết rằng đâylà Như Lai, đây gọi là nghe thấy.
Tạisao Như Lai thọ thân nầy ? Cớ gì thọ thân ? Vì ai mà thọthân ? Đây gọi là con mắt ngó thấy.
Nếuquan sát Như Lai thuyết pháp thế nào ? Cớ gì thuyết pháp? Vì ai mà thuyết
pháp? Đây gọi là nghe thấy. Dùng nghiệp ác nơi thân gia hạiđó mà chẳng sân hận, nên biết rằng đây là Như Lai vậy,đây gọi là con mắt thấy. Dùng nghiệp ác nơi miệng gia hạiđó mà chẳng giận, nên biết rằng đây là Như Lai, đây gọilà nghe thấy.
Nếuthấy Bồ Tát lúc mới sanh, ở bốn phương đều đi bảy bước,các thiên thần cầm phan lọng, chấn động vô lượng vô biênthế giới, ánh sáng vàng chói rực khắp hư không, Long Vươngdùng thần lực phun nước tắm rửa cho Bồ Tát, Chư Thiênhiện hình tiếp đỡ đảnh lễ, tiên A Tư Đà chắp tay cungkính, lớn khôn vất bỏ ngũ dục như bỏ nước miếng nướcmũi, chẳng bị sự vui trong đời cám dỗ, xuất gia tu hành,thích ở chỗ vắng lặng, vì phá tà kiến nên khổ hạnh sáunăm, đối với chúng sanh bình đẳng không sai khác, tâm thườngở trong chánh định không bao giờ tán loạn, tướng hảo trangnghiêm nơi thân, đi đến chỗ nào những gò nỗng đều bằng,y phục cách rời nơi thân bốn tấc chẳng sa xuống, lúc đinhìn thẳng chẳng ngó hai bên, vật thực của Phật ăn khôngcó lỗi chẳng hoàn toàn, chỗ Phật ngồi đứng cỏ chẳngđộng loạn, vì điều phục chúng sanh nên qua thuyết phápmà tâm không kiêu mạn, đây gọi là con mắt thấy.
Nếunghe Bồ Tát đi bảy bước rồi xướng rằng : Nay thân nầycủa ta là thân rốt sau cả. A Tư Đà Tiên chắp tay nói rằng:
_ TâuĐại Vương ! Thái Tử Tất Đạt Đa quyết định sẽ thànhVô thượng Bồ Đề, trọn chẳng ở nhà làm Chuyển Luân Vương,vì Chuyển Luân Vương thân tướng chẳng rõ ràng, còn TháiTử Tất Đại Đa tất cả tướng tốt nơi thân đều sángrở, do đây quyết chắc sẽ được vô thượng Bồ Đề. Lúcthấy người già bịnh chết, Bồ Tát nói rằng : Tất cảchúng sanh thật đáng xót thương, thường ở trong sanh, già,bịnh, chết mà chẳng biết quan sát, ta sẽ dứt trừ sự khổấy. Theo học định vô tưởntg với Ngũ Thông Tiên Nhơn làông A La Lã, đã thành tựu rồi Bồ Tát bèn nói lỗi củamôn định ấy. Lại theo học định phi phi tưởng với TiênNhơn Uất Đà Dà, đã thành tựu rồi bèn nói định nầy chẳngphải Niết Bàn, chính là pháp sanh tử. Sáu năm khổ hạnhkhông có kết quả : Tu khổ hạnh luống vô ích, nếu là haythời ta đã được kết quả tốt, vì là hư vọng nên ta khôngđược gì, đây gọi là tà thuật, chẳng phải là đạo chơnchánh.
Lúcđã thành đạo, Phạm Thiên thỉnh : “ Ngửa mong đức NhưLai vì chúng sanh mà thuyết pháp cam lộ vô thượng”.
Phậtbảo : “ Nầy Phạm Vương ! Tất cả chúng sanh thường bịphiền não che đậy chẳng thể lãnh thọ lời dạy về phápchơn chánh của Phật.”
PhạmVương lại bạch : “ Thế Tôn ! Tất cả chúng sanh phàm cóba hạng : Lợi căn, trung căn và hạ căn. Hạng lợi căn cóthể lãnh thọ chánh pháp. Xin đức Thế Tôn vì họ mà thuyếtpháp” .
Phậtnói : “ Nầy Phạm Vương ! Lóng nghe !Lóng nghe ! Nay Phật sẽvì tất cả chúng sanh mở cửa cam lộ”.
Ởthành Ba La Nại, chuyển chánh pháp luân, tuyên nói trung đạo,vì tất cả chúng sanh chẳng phá trừ các kiết sử, chẳngphải là không thể trừ, chẳng phải phá chẳng phải là chẳngphá, nên gọi là trung đạo.
Chẳngđộ chúng sanh, chẳng phải là không độ được nên gọilà trung đạo.
Chẳngphải tất cả thành tựu, chẳng phải là chẳng thành tựunên gọi là trung đạo.
Phàmcó lời nói dạy ra, chẳng tự nói là thấy, chẳng nói làđệ tử, nên gọi là trung đạo.
Thuyếtpháp chẳng vì lợi, chẳng phải là không được quả lànhnên gọi là trung đạo.
LờiPhật là chánh ngữ, thiệt ngữ, thời ngữ, chơn ngữ, chẳnghư vọng, là vi diệu đệ nhứt.
Đâygọi là nghe thấy.
NầyThiện nam tử ! Tâm tướng của Như Lai thiệt ra không thểthấy. Nếu Thiện nam tử , Thiện nữ nhơn nào muốn đượcthấy Như Lai, phải nên y theo hai nhơn duyên như vậy.
SưTử Hống Bồ Tát bạch rằng : “ Thế Tôn ! Như trước kianói điều dụ trái am ma la bốn hạng người v.v… Có hạngngười việc làm kỹ mà tâm chẳng chánh thiệt. Có hạng ngườitâm kỹ mà việc làm chẳng chánh thiệt. Có hạng người tâmkỹ mà việc làm cũng chánh thiệt. Có hạng người tâm chẳngkỹ việc làm cũng chẳng chánh thiệt.
ThếTôn ! Hai hạng đầu, làm thế nào biết được ? Như lờiPhật nói, dầu y theo hai nhơn duyên ấy, cũng chẳng thể biếtđược.
Phậtnói : “ Lành thay ! Lành thay ! Nầy Thiện nam tử ! Điều dụtrái am ma la, hai hạng người nầy thiệt khó biết được.Vì khó biết, nên trong kinh Phật nói phải cùng họ ở chung.Ở chung nếu chẳng biết được thời phải ở lâu. Ở lâunếu chẳng biết được thời nên dùng trí huệ. Dùng trímà chẳng biết thời nên quán sát suy gẫm kỹ. Do quán sátsuy gẫm thời biết là trì giới cùng phá giới.
NầyThiện nam tử ! Đầy đủ bốn điều : Ở chung, ở lâu, tríhuệ, quán sát rồi sau mới biết là trì giới cùng phá giới.
NầyThiện nam tử ! Giới có hai thứ, trì giới cũng hai :Một là giới cứu cánh, hai là giới chẳng cứu cánh.
Cóngười do nhơn duyên nên thọ trì cấm giới, người trí phảiquán sát người nầy trì giới là vì lợi dưỡng hay là vìcứu cánh.
Giớicủa đức Như Lai không có nhơn duyên, vì thế nên đượcgọi là giới cứu cánh.
Donghĩa nầy nên Bồ Tát dầu bị chúng sanh ác làm tổn hạimà chẳng có lòng giận hờn. Do đây nên Như Lai đặng gọilà thành tựu trì giới cứu cánh.
NầyThiện nam tử ! Xưa kia có một lúc ta cùng Xá Lợi Phất vànăm trăm đệ tử đồng ở nơi nước Ma Dà Đà trong thànhChiêm Bà. Có thợ săn đuổi theo một con bồ câu. Bồ câunầy sợ hải đến nơi bóng của Xá Lợi Phất vẫn còn runsợ, nó chạy đến trong bóng của ta thời thân tâm an ổnhết kinh sợ. Do đây nên biết đức Như Lai trì giớirốt ráo nhẫn đến bóng của thân còn có năng lực như vậy.
NầyThiện nam tử ! Giới chẳng cứu cánh còn chẳng được quảThanh Văn, Duyên Giác, huống là có thể được quả vô thượngBồ Đề.
Lạicó hai thứ : Một là vì lợi dưỡng, hai là vì chánh pháp.Vì lợi dưỡng mà thọ trì cấm giới, nên biết giới nầychẳng thấy được Phật tánh cùng Như Lai. Dầu nghe Phậttánh và danh tự Như Lai nhưng vẫn chẳng được gọi là nghethấy.
Nếuvì chánh pháp mà thọ trì cấm giới, nên biết giới nầycó thể thấy được Phật tánh cùng Như Lai, đây gọi làcon mắt thấy cũng gọi là nghe thấy.
Lạicó hai thứ : Một là căn sâu khó lay khó nhổ, hai là căn cạndễ động. Nếu có thể tu tập không, vô tướng, vô nguyện,đây gọi là căn sâu. Nếu chẳng tu tập ba môn tam muội nầy,hoặc dầu tu tập mà vì hai mươi lăm cõi, đây gọi là căncạn.
Lạicó hai thứ : Một là vì thân mình, hai là vì chúng sanh. Ngườivì chúng sanh thời có thể thấy Phật tánh và Như Lai.
Ngườitrì giới lại có hai hạng, một là tánh tự hay là trì giới,hai là cần phải người khác dạy bảo nếu đã thọ giớitrải qua vô lượng đời không sai phạm hoặc ở nhằm nướcác, gặp bạn ác, thời kỳ ác, đời ác, gặp pháp ác giantà, ở chung với kẻ tà kiến, dầu như vậy, nhưng ngườinầy vẫn giữ gìn giới pháp như cũ không có hủy phạm, đâygọi là tánh tự hay trì giới. Nếu là người gặp Sư TăngBạch Tứ Yết Ma mà đắc giới, thời cần phải nương nhờHòa Thượng, các Sư Tăng, bạn lành dạy bảo, mới biết oainghi cử chỉ đúng pháp, đây gọi là hạng người cần nhờsự dạy bảo.
Ngườitánh tự hay trì giới thời con mắt thấy Phật tánh và thấyNhư Lai, cùng gọi là nghe thấy.
Giớilại có hai : Một là giới Thanh Văn, hai là giới Bồ Tát từsơ phát tâm nhẫn đến đặng vô thượng Bồ Đề, đây gọilà giới Bồ Tát. Nếu quán bạch cốt nhẫn đến chứng quảA La Hán đây gọi là giới Thanh Văn.
Nếucó người trì giới Thanh Văn, nên biết rằng người nầychẳng thấy Phật tánh và Như Lai. Nếu có người trì giớiBồ Tát, nên biết rằng người nầy được vô thượng BồĐề, thấy được Phật tánh và Như Lai Niết Bàn.
SưTử Hống Bồ Tát bạch rằng : “Thế Tôn ! Do nhơn duyên gìmà thọ trì cấm giới ?”
Phậtnói : “ Nầy Thiện nam tử ! Vì tâm chẳng hối hận. Cớgì chẳng hối hận ? Vì hưởng thọ an lạc. Cớ gì hưởngthọ an lạc ? Vì xa lìa. Cớ gì xa lìa ? Vì an ổn. Cớ gìan ổn ? Vì thiền định. Cớ gì thiền định ? Vì tri kiếnchơn thật. Cớ gì tri kiến chơn thật ? Vì thấy những lỗihọa của sanh tử. Cớ gì thấy lỗi sanh tử ? Vì tâm chẳngtham đắm. Cớ gì tâm chẳng tham đắm ? Vì được giải thoát.Cớ gì được giải thoát ? Vì được vô thượng Đại NiếtBàn. Cớ gì được Đại Niết Bàn ? Vì được thường, lạc,ngã, tịnh. Cớ gì được thường, lạc, ngã, tịnh ? Vì đượcbất sanh bất diệt . Cớ gì được bất sanh bất diệt ? Vìthấy Phật tánh. Do đây nên Bồ Tát tánh tự hay trì giớicứu cánh.
NầyThiện nam tử ! Tỳ Kheo trì giới dầu chẳng phát nguyện cầutâm chẳng hối hận, mà tự nhiên được, vì pháp tánh nhưvậy. Dầu chẳng cầu vui, xa lìa , an ổn, tri kiến chơn thật,thấy lỗi sanh tử, tâm chẳng tham đắm, giải thoát, NiếtBàn, thường, lạc, ngã,tịnh, bất sanh, bất diệt, cùng thấyPhật tánh, nhưng tự nhiên được tất cả, vì pháp tánh nhưvậy.
SưTử Hống Bồ Tát bạch rằng : “ Thế` Tôn ! Nếu do trì giớimà đặng quả chẳng ăn năn, nhơn nơi giải thoát mà đặngquả Niết Bàn, thời giới là không nhơn, Niết Bàn là khôngquả. Giới nếu không nhơn thời gọi là thường, Niết Bàncó nhơn thời là vô thườntg. Nếu như vậy, thời Niết Bànlà trước không mà nay có. Nếu trước không mà nay có thờilà vô thường, như thắp ngọn đèn. Niết Bàn nếu như vậythời thế nào được gọi là ngã, lạc, tịnh ư ?
Phậtnói : “ Nầy Thiện nam tử ! Lành thay ! Lành thay ! Ông đãtừng ở nơi vô lượng chư Phật trồng những thiện căn,mới có thể hỏi Như Lai thâm nghĩa như vậy ?
NầyThiện nam tử ! Ông chẳng mất bổn niệm mới hỏi như vậyư ?
Tanhớ thuở xưa, cách đây vô lượng kiếp, nơi thành Ba La Nạicó đức Phật ra đời hiệu là Thiện Đức. Đức Phật đódiễn nói kinh Đại Niết Bàn nầy, trong ba ức năm. Lúc đóta cùng ông đều ở trong pháp hội đó. Ta đem việc nầy đểhỏi đức Phật Thiện Đức. Lúc ấy đức Phật Thiện Đứcvì chúng sanh mà nhập chánh định nên chưa đáp nghĩa nầy.
Lànhthay ! Ông bèn có thể nhớ được việc cũ. Lóng nghe ! Lóngnghe ! Ta sẽ vì ông giải nói.
NầyThiện nam tử ! Giới cũng có nhơn, chính là nghe chánh pháp.Nghe chánh pháp cũng có nhơn, chính là gần bạn lành. Gầnbạn lành cũng có nhơn, chính là tín tâm. Người có tín tâmcũng có nhơn, chính là nghe pháp và tư duy ý nghĩa, Tín tâmnhơn nơi nghe pháp, nghe pháp nhơn nơi tín tâm, hai pháp nầycũng là nhơn mà cũng là nhơn nhơn, cũng là quả, mà cũng làquả quả.Như Ni Kiền Tử dựng ba cây tréo để bình tròn,làm nhơn quả cho nhau chẳng rời được.
NầyThiện nam tử ! Như vô minh, duyên hành, hành duyên vô minh,vô minh và hành nầy cũng là nhơn mà cũng là nhơn nhơn, cũnglà quả mà cũng là quả quả. Sanh duyên lão tử, lão tử duyênsanh, sanh cùng lão tử nầy cũng là nhơn mà cũng là nhơn nhơn,cũng là quả mà cũng là quả quả.
NầyThiện nam tử ! Pháp sanh có thể sanh ra pháp mà chẳng thểtự sanh, vì chẳng tự sanh nên do sanh mà sanh sanh. Sanh sanhchẳng tự sanh lại nhờ sanh mà sanh, vì thế nên hai thứ sanhnầy cũng là nhơn mà cũng là nhơn nhơn, cũng là quả mà cũnglà quả quả.
NầyThiện nam tử ! Tín tâm và nghe pháp cũng như vậy.
Làquả mà chẳng phải nhơn chính là Đại Niết Bàn.
Cớgì gọi là quả ? Vì là quả vô thượng, là quả Sa Môn, làquả Bà La Môn, vì dứt sanh tử, vì phá phiền não, do đâynên gọi là quả. Vì bị các phiền não quở trách nên NiếtBàn gọi là quả. Phiền não gọi là lỗi lầm trên lỗi lầm.
NầyThiện nam tử ! Niết Bàn không có nhơn mà thể của nó làquả. Vì nó không sanh diệt, vì không chỗ tạo tác, vì chẳngphải hữu vi, vì là vô vi, vì thường chẳng biến đổi, vìkhông chỗ nói, vì không thỉ chung.
NầyThiện nam tử ! Nếu Niết Bàn có nhơn thời chẳng đặng gọilà Niết Bàn. Bàn là nói nhơn, Niết là nói không, không cónhơn nên gọi là Niết Bàn.
SưTử Hống Bồ Tát bạch rằng : “ Như lời Phật nói NiếtBàn là không nhơn. Lời nầy không đúng. Nếu nói là khôngthời hiệp sáu nghĩa : Một là tất cánh không nên gọi làkhông, như tất cả pháp không có ngã không có ngã sở. Hailà có lúc không nên gọi là không, như người đời nói sôngao không có nước, không có mặt trời mặt trăng. Ba là vìít nên nói là không, như người đời nói trong đồ ăn ítmặn thời gọi là không mặn, nước ngọt ít ngọt thời gọilà không ngọt. Bốn là không lãnh thọ nên gọi rằng không,như Chiên Đà La không thể thọ trì pháp Bà La Môn, nên gọilà không Bà La Môn. Năm là vì thọ pháp ác nên gọi là không,như người đời nói người thọ pháp ác chẳng gọi là SaMôn, chẳng gọi là Bà La Môn, nên nói không có Sa Môn và BàLa Môn. Sáu là vì đối đãi mà gọi là không, như không trắnggọi đó là đen, không sáng gọi đó là vô minh.
ThếTôn ! Niết Bàn cũng như vậy, có lúc không nhơn nên gọi làNiết Bàn.
Phậtnói : “ Nầy Thiện nam tử Nay ông nói sáu nghĩa nhưvậy, cớ sao ông không dẫn rốt ráo không để dụ cho NiếtBàn, mà ông lại lấy có lúc không, để lệ cho Niết Bànnhư vậy.
NầyThiện nam tử ! Thể của Niết Bàn rốt ráo không nhơn, cũngnhư không ngã và không ngã sở.
NầyThiện nam tử ! Pháp thế gian cùng Niết Bàn trọn chẳng tươngđối nhau, vì thế nên sáu việc của ông dẫn ra chẳng làmví dụ được.
NầyThiện nam tử ! Tất cả pháp đều không có ngã, mà NiếtBàn nầy thiệt không có ngã, do nghĩa nầy nên Niết Bàn khôngnhơn mà thể của nó là quả. Là nhơn mà chẳng phải qủagọi là Phật tánh, vì chẳng phải do nhơn sanh, vì chẳng phảiquả của Sa Môn nên gọi là chẳng phải quả. Cớ gì gọilà nhơn, vì là liễu nhơn vậy.
NầyThiện nam tử ! Nhơn có hai thứ : Một là sanh nhơn, hailà liễu nhơn. Hay sanh ra pháp thời gọi là sanh nhơn. Đènhay chiếu rõ đồ vật, nên gọi là liễu nhơn. Phiền nãokiết sử thời gọi là sanh nhơn. Cha mẹ của chúng sanh thờigọi là liễu nhơn. Như hột lúa v.v… thời gọi là sanh nhơn.Đất nước phân tro v.v… thời gọi là liễu nhơn. Lại cósanh nhơn, chính là sáu môn Ba La Mật, vô thượng Bồ Đề.Lại có liễu nhơn, chính là Phật tánh vô thượng Bồ Đề.Lại có liễu nhơn, chính là sáu môn Ba La Mật, Phật tánh.Lại có sanh nhơn, chính là Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Vô ThượngBồ Đề. Lại có liễu nhơn, chính là Bát Chánh Đạo Vô ThượngBồ Đề. Lại có sanh nhơn, chính là tín tâm sáu môn Ba LaMật.
SưTử Hống Bồ Tát bạch rằng : “ Thế Tôn ! Như Phật nói: Thấy Như Lai và Phật tánh, ý nghĩa đó như thế nào ?
BạchThế Tôn ! Thân Như Lai không có tướng mạo, chẳng phải dàingắn trắng đen, không có phương sở, chẳng ở trong tam giới,chẳng phải tướng hữu vi, chẳng phải nhãn thức thấy được,như thế thời làm sao có thể thấy được, Phật tánh cũngvậy.”
Phậtnói : “ Nầy Thiện nam tử ! Thân của Phật có hai thứ :Một là thường, hai là vô thường. Thân vô thường chínhlà vì muốn độ thoát tất cả chúng sanh nên phương tiệnthị hiện, thân nầy con mắt thấy được. Thân thường trụchính là thân giải thoát của Như Lai, thân nầy cũng gọilà con mắt thấy, cũng gọi là nghe thấy.
Phậttánh cũng có hai thứ : Một là có thể thấy, hai là chẳngthể thấy. Có thể thấy là nói bực Thập trụ Bồ Tát vàchư Phật. Chẳng thể thấy là nói tất cả chúng sanh. Conmắt có thấy, chính là Thập trụ Bồ Tát và chư Phật conmắt ngó thấy Phật tánh của chúng sanh. Có nghe thấy, làtất cả chúng sanh và Cửu Trụ Bồ Tát nghe có Phật tánh.
Thâncủa Phật lại có hai thứ : Một là sắc, hai là chẳng phảisắc. Là sắc chính là thân giải thoát của Như Lai. Là chẳngphải sắc vì đức Như Lai đã dứt hẳn sắc căn.
Phậttánh lại có hai thứ : Một là sắc, hai là chẳng phải sắc.Là sắc chính là vô thượng Bồ Đề. Là chẳng phải sắcchính là phàm phu nhẫn đến Thập Trụ Bồ Tát. Vì Thập TrụBồ Tát chẳng thấy rõ ràng nên gọi là chẳng phải sắc.Phật tánh lại có hai thứ : Một là sắc, hai là chẳng phảisắc. Là sắc chính là chư Phật và Bồ Tát. Là chẳng phảisắc chính là tất cả chúng sanh. Là sắc gọi rằng con mắtthấy. Là phi sắc gọi rằng nghe thấy.
Phậttánh chẳng phải trong chẳng phải ngoài, dầu chẳng phảitrong ngoài nhưng chẳng phải là hư mất, nên gọi rằng chúngsanh đều có Phật tánh.
SưTử Hống Bồ Tát bạch rằng : “ Thế Tôn ! Như Phật nóitất cả chúng sanh đều có Phật tánh như trong sữa cóchất lạc. Kim Cang lực sĩ, chư Phật, Phật tánh như đềhồ trong sạch. Cớ sao đức Như Lai nói rằng Phật tánh chẳngphải trong chẳng phải
ngoài?”
Phậtnói : “ Nầy Thiện nam tử ! Ta cũng chẳng nói rằng trongsữa có chất lạc. Vì chất lạc từ sữa sanh ra nên nói rằngcó chất lạc.
_ ThếTôn ! Tất cả sanh pháp đều có thời tiết.
_ NầyThiện nam tử ! Lúc là sửa thời không có chất lạc, củngkhông có các chất sanh tô, thục tô, đề hồ. Tất cả chúngsanh cũng gọi đó là sửa. Vì thế nên ta nói rằng trong sửakhông có chất lạc. Như trong sửa đồng thời có chất lạc,cớ sao chẳng đồng thời có hai thứ tên. Như người có hainghề thời gọi rằng thợ vàng sắt. Lúc là chất lạc khôngcó sửa cũng như không có sanh tô, thục tô và đề hồ. Chúngsanh cũng gọi là chất lạc chẳng phải sửa, sanh tô thụctô và đề hồ.
NầyThiện nam tử ! Nhơn có hai thứ : Một là chánh nhơn, hai làduyên nhơn. Chánh nhơn là như sửa sanh chất lạc. Duyên nhơnlà như ủ ấm. Vì từ sửa sanh nên gọi là trong sửa có tánhchất lạc.
SưTử Hống Bồ Tát bạch rằng : “ Thế Tôn ! Nếu sửa khôngtánh chất lạc, trong sừng bò cũng không có, cớ sao chẳngtừ trong sừng bò mà sanh ?”
_ NầyThiện nam tử ! Sừng bò cũng sanh chất lạc. Vì ta nói rằngduyên nhơn có hai thứ : Một là ủ, hai là ấm. Tánh sừngbò là ấm nên cũng có thể làm duyên sanh chất lạc.
_ BạchThế Tôn ! Nếu sừng bò có thể sanh chất lạc, người tìmchất lạc cớ sao lại tìm nơi sửa mà chẳng dùng sừng.
_ NầyThiện nam tử ! Do cớ đó nên ta nói có chánh nhơn có duyênnhơn .
_ ThếTôn ! Nếu trong sửa vốn không tánh của chất lạc nay mớicó, trong sửa vốn không tánh cây am ma la, cớ sao chẳng sanhcây am ma la, vì trong sửa cả hai tánh đều không.
_ NầyThiện nam tử ! Sửa cũng có thể sanh cây am ma la, nếu dùngsửa tưới trong nột đêm, cây am ma la cao thêm năm thước.Do nghĩa nầy nên ta nói có hai thứ nhơn.
NầyThiện nam tử ! Nếu tất cả pháp chỉ có một nhơn sanh rathời mới có thể vấn nạn như lời của ông vừa nói.
NầyThiện nam tử ! Như tứ đại làm nhơn duyên có ra tất cảsắc pháp. Nhưng sắc pháp mỗi mỗi riêng khác chẳng đồngnhau, do nghĩa nầy nên trong sửa chẳng sanh cây am ma la.
_ BạchThế Tôn ! Như Phật nói có hai nhơn là chánh nhơn và duyênnhơn, Phật tánh của chúng sanh thuộc về nhơn nào ?
_ NầyThiện nam tử ! Phật tánh của chúng sanh cũng hai thứ nhơn: Một là chánh nhơn, hai là duyên nhơn. Chánh nhơn đó chínhlà các chúng sanh. Duyên nhơn đó chính là sáu môn Ba La Mật.
_ BạchThế Tôn ! Nay tôi quyết định biết rằng trong sửa có tánhchất lạc. Vì tôi thấy trong đời những người tìm chấtlạc chỉ lấy nơi trong sửa mà trọn chẳng lấy trong nhữngvật khác. Do đây nên biết rằng trong sửa có tánh của chấtlạc.
_ NầyThiện nam tử ! Như lời của ông hỏi, theo nghĩa thời chẳngđúng. Ví như có người muốn soi thấy hình bóng của mặtmình bèn lấy con dao sáng.
_ BạchThế Tôn ! Do nghĩa nầy nên trong sửa có tánh của chất lạc,vì nếu trong dao không có hình bóng của gương mặt, cớ gìlại lấy dao.
_ NầyThiện nam tử ! Nếu trong con dao nầy quyết định có hìnhbóng của gương mặt, cớ sao lại điên đảo : Dựng đứngthời thấy hình dài, cầm ngang thời thấy bóng rộng.Nếu là mặt của mình cớ sao lại thấy dài ? Nếu là mặtngười khác thời đâu được gọi rằng là hình bóng củamặt mình. Nếu nhơn mặt mình mà thấy mặt người khác, cớ sao chẳng thấy bóng của lừa của ngựa ?
_ BạchThế Tôn ! Nhãn quang đến nơi kia nên thấy bóng mặt.
_ NầyThiện nam tử ! Thật ra nhãn quang nầy chẳng đến nơi kia,vì xa gần đồng một thời đều được thấy cả, vì chẳngthấy những vật ở chặng giữa vậy.
Nhãnquang nếu đến nơi kia mà được thấy, thời tất cảchúng sanh đều thấy lửa cớ sao chẳng bị cháy ? Như ngườithấy vật trắng ở xa thời chẳng nên nghi rằng đó là chimhạc ? Là phan ? Là người ? Là cây ? Nếu nhãn quang đếnnơi kia thế nào thấy được vật ở trong bình thủy tinh, cá cùng đá ở dưới vực sâu. Nếu nhãn quang chẳng đếnmà thấy cớ sao thấy được vật trong bình thủy tinh, màchẳng thấy được vật ở ngoài vách. Do lẽ nầy nên nếunói rằng nhãn quang đến nơi kia mà được thấy đó là khôngđúng.
NầyThiện nam tử ! Như ông vừa nói trong sửa có tánh của chấtlạc, cớ sao người bán sửa chỉ lấy giá tiền sửa mà chẳngđòi tiền chất lạc. Người bán ngựa cái cớ sao chỉ lấytiền ngựa mà chẳng đòi tiền ngựa con.
NầyThiện nam tử ! Người đời vì không con cái nên cầu cướivợ. Vợ nếu có thai nghén thời chẳng được gọi là congái. Nếu nói là con gái có tánh của con cái nên phải cướihỏi thời không đúng. Vì nếu có tánh của con cái lẻ racũng phải có tánh của cháu. Nếu có tánh của cháu thờithành ra anh em, vì đồng một bụng sanh ra vậy. Do đây nênta nói rằng nơi người con gái không có tánh của con cái.
Nếutrong sửa kia có tánh của chất lạc cớ sao chẳng thấy cảnăm vị đồng một thời. Nếu trong hột cây có tánh chấtcủa cây ni câu đà cao năm trượng, cớ sao chẳng thấy mọngcây, nhánh lá, bông trái, hình sắc sai khác của cây đồngmột thời.
NầyThiện nam tử ! Lúc là sửa thời màu khác, vị khác công dụngkhác, nhẫn đến đề hồ cũng lại như vậy. Làm sao có thểnói được rằng trong sửa có tánh của chất lạc.
NầyThiện nam tử ! Như có người sáng ngày sẽ uống chất tô,giờ đây đã sợ hôi. Nếu nói rằng trong sửa quyết địnhcó chất lạc thời cũng như vậy.
Vínhư có người dùng viết giấy mực hòa hiệp thành chữ, màtrong giấy nầy vốn không có chữ, vì vốn không có nên nhờduyên mà thành có, nếu vốn đã có thời cần gì các duyên.
Nhưxanh vàng hợp lại thành màu lục, nên biết hai màu nầyvốn không có tánh của màu lục, nếu vốn đã có cần gìphải hiệp lại mới thành.
Nhưchúng sanh do ăn mà được sống. Nhưng trong vật thực nầythiệt không có mạng sống. Nếu vốn đã có mạng sống thờilúc chưa ăn lẽ ra vật thực nầy là mạng sống.
NầyThiện nam tử ! Tất cả các pháp vốn không có tánh, do nghĩanầy nên ta nói kệ rằng :
Trướckhông nay có.
Trướccó nay không.
Bađời có pháp.
Khôngcó lẽ đó.
NầyThiện nam tử ! Tất cả pháp do nhơn duyên mà sanh cũng do nhơnduyên mà diệt.
Nếuchúng sanh có Phật tánh, thời tất cả chúng sanh lẽ ra cóthân Phật như ta hôm nay.
Phậttánh của chúng sanh chẳng hư, chẳng hoại, chẳng bị kéo,bị bắt, chẳng bị trói, bị buộc. Như trong chúng sanh cóhư không, vì tất cả chúng sanh đều có hư không chẳng chướngngại, chúng sanh đều chẳng tự thấy mình có hư khôngnầy. Giả sử nếu chúng sanh chẳng có hư không, thời khôngcó những sự đến đi dứng ngồi nằm, chẳng sống chẳnglớn. Do nghĩa nầy nên trong kinh ta nói tất cả chúng sanh đềucó hư không giới, hư không giới đây gọi là hư không. Phậttánh của chúng sanh cũng như vậy. Bực Thập trụ Bồ Tátthấy được phần ít như châu kim cương.
NầyThiện nam tử ! Phật tánh của chúng sanh là cảnh giới củachư Phật , chẳng phải là hàng Thanh Văn , Duyên Giác biếtđược. Tất cả chúng sanh vì chẳng thấy Phật tánh nên thườngbị phiền não trói buộc mà phải lưu chuyển trong sanh tử. Chư Phật vì thấy Phật tánh nên phiền não kiết sử chẳngtrói buộc được, do đây giải thoát sanh tử đặng ĐạiNiết Bàn.
SưTử Hống Bồ Tát bạch rằng : “ Thế Tôn ! Tất cả chúngsanh có tánh của Phật tánh như tánh chất lạc trong sửa.Nếu sửa không tánh chất lạc , tại sao Phật nói có hai thứnhơn : Chánh nhơn và duyên nhơn. Duyên nhơn có hai : Ủ và ấm.Hư không vì là không tánh nên không có duyên nhơn.
NầyThiện nam tử : Giả sử trong sửa quyết định có tánhchất lạc, cần gì đến duyên nhơn ?
_ BạchThế Tôn ! Vì có tánh nên phải cần duyên nhơn. Vì muốn thấyrõ vậy. Duyên nhơn đó chính là liễu nhơn. Như trong nhà tốiđã trước có những đồ vật, vì muốn thấy rõ nên dùngđèn soi sáng. Nếu vốn không đồ vật thời đèn soi sángnhững gì ? Như trong đất sét có bình, nên cần nhân công,nước, vòng dây, gậy v.v… mà làm liễu nhơn. Như hộtni câu đà cần đến nước, đất, phân mà làm liễu nhơn.Trong sửa cũng như vậy, phải nhờ ủ ấm làm liễu nhơn.Vì thế nên dầu trước đã có tánh phải nhờ liễu nhơnrồi sau mới được thấy. Do nghĩa nầy nên quyết định biếttrong sửa trước có tánh của chất lạc.
_ NầyThiện nam tử ! Giả sử nếu trong sửa quyết định có tánhcủa chất lạc thời tánh nầy chính là liễu nhơn. Nếu đãlà liễu nhơn lại cần gì phải dùng liễu.
NầyThiện nam tử ! Nếu liễu nhơn đây tánh nó là liễu thờilẽ ra phải thường tự liễu. Nếu chẳng tự liễu thờiđâu có thể liễu cái khác.
Nếunói liễu nhơn có hai thứ tánh : Một là tự liễu, hai làliễu tha, thời không đúng nghĩa. Vì một pháp liễu nhơn làmsao lại có hai thứ tánh ? Nếu có hai tánh thời sửa lẽ racũng có hai thứ. Giả sử trong sửa không có hai thứ, tạisao liễu nhơn lại riêng có hai tánh ?
_ BạchThế Tôn ! Như người đời nói rằng chúng tôi cộng có támngười : Liễu nhơn cũng như vậy : Tự liễu và liễu tha.
_ NầyThiện nam tử ! Liễu nhơn nếu như vậy thời chẳng phảilà liễu nhơn, vì là số, có thể đếm, sắc của mình, sắccủa người nên được nói là tám, mà sắc tánh nầy tựnó không có liễu tướng, vì không liễu tướng phải nhờtrí tánh mới đếm được tự và tha. Do đây nên liễu nhơnchẳng thể tự liễu cũng chẳng liễu được tha.